I.1. Thông tin chủ đầu tư.4
I.2. Mô tả sơ bộ dự án.4
III.2. Sự cần thiết phải đầu tư.10
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN.12
IV.1. Vị trí địa lý dự án.12
IV.2. Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án.13
IV.2.1. Địa hình.13
IV.2.2. Khí hậu .13
Lớp 1: Bùn sét xám xanh, mềm nhão có lẫn xác thực vật có chiều dày bình quân 18 -20
mét, phân bố đều khắp.14
Lớp 2: Sét màu xám xanh loang trắng ở trạng thái dẻo cứng có chiều dày bình quân 15
mét. .14
Lớp 3: Sét pha màu vàng ở trạng thái dẻo nhão.14
IV.3. Hiện trạng công trình và hạ tầng kỹ thuật.14
IV.3.1. Hiện trạng sử dụng đất.14
IV.3.2. Đường giao thông.14
IV.4. Nhận xét chung .14
VI.1. Phương án quy hoạch tổng mặt bằng.18
VI.1.1. Nguyên tắc thiết kế.18
VI.2. Phương án thiết kế khối nhà chính.20
VI.2.1. Nguyên tắc và định hướng thiết kế.20
CHƯƠNG VIII: QUY MÔ BỆNH VIỆN, BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC NHÂN
SỰ.39
VIII.1. Quy mô bệnh viện.39
VIII.2. Bộ máy quản lý bệnh viện.39
VIII.2.1. Bộ phận quản lý.39
VIII.2.2. Bộ phận chuyên môn.39
VIII.3. Tổ chức nhân sự, cán bộ.41
CHƯƠNG IX: PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
. 42
IX.1.2. Khoa ngoại.45
IX.1.4. Khoa nhi.46
IX1.5. Khoa hồi sức cấp cứu.47
IX.1.6. Khoa săn sóc đặc biệt.47
X.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư .57
X.2. Nội dung tổng mức đầu tư.57
XII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán.65
XII.2. Doanh thu từ dự án.65
XII.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án.66
70 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập dự án đầu tư Bệnh viện đa khoa quốc tế Phúc An Khang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
03;
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
- Nghị định số 59/2007/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 09/04/2007 về
Quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/02/2008 về Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
09/08/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
Môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành ngày
14/04/2011 – Thông tư quy định về Quản lý Chất thải nguy hại;
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định
29/2011/NĐ-CP ngày 18/045/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường..
Việc xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Phúc An Khang đóng góp một phần vào
việc thay đổi cảnh quan đô thị Tp.HCM, đồng thời cũng có những yếu tố ảnh hưởng tích
cực và tiêu cực đến môi trường cần phải được xử lý nhằm bảo vệ môi trường.
VII.2. Đánh giá tác động tích cực đến môi trường của dự án
Việc xây dựng Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Phúc An Khang hiện đại với đầy đủ cơ
sở hạ tầng gồm: đường và sân bãi, hệ thống điện, hệ thống cấp và thoát nước. sẽ góp
phần tạo ra bộ mặt đô thị mới cho Tp.HCM và vùng phụ cận trong các mặt:
- Bệnh viện nói riêng và hạ tầng đô thị nói chung được nâng cấp góp phần cải
thiện điều kiện sống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tạo nên vẻ đẹp cảnh quan đô thị thành
phố, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
- Bệnh viện được xây dựng mới có hạ tầng kỹ thuật hiện đại sẽ cải thiện tốt hơn
điều kiện vệ sinh môi trường tại khu vực, hạn chế ô nhiễm môi trường đất và không khí,
nâng cao chất lượng cuộc sống và điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc An Khang
-------------------------------------------------------------------------------------------------
VII.3. Đánh giá tác động tiêu cực và biện pháp xử lý
Khi bệnh viện được xây dựng hoàn chỉnh, bắt đầu hoạt động với quy mô lớn hơn
trước nên càng phải quan tâm đến các ô nhiễm sinh ra từ quá trình hoạt động khám chữa
bệnh và sinh hoạt trong phạm vi bệnh viện, cần phải được phân loại và xử lý để đảm bảo vệ
sinh môi trường.
- Đối với nước thải từ quá trình khám chữa bệnh, sẽ được thu gom và có hệ thống
đường ống dẫn riêng vào khu xử lý nước thải được kiểm soát theo QCVN
28:2010/BTNMT – Tiêu chuẩn nước thải y tế trước khi được xả vào hệ thống nước thải.
- Đối với nước thải vệ sinh, phải qua xử lý tại các bể tự hoại trước khi được xả vào
hệ thống nước thải.
- Đối với rác thải là các bệnh phẩm, dụng cụ y khoa, tại mỗi phòng nghiệp vụ đều
có các thùng rác sinh hoạt, thùng rác thải và các vật nhọn và các túi nilon để chứa riêng các
loại bệnh phẩm để đưa đến trạm đốt rác theo thiết kế kỹ thuật.
- Trong quá trình làm việc, bệnh viện có quy định cụ thể về phòng chống nhiễm
khuẩn để bảo vệ sức khỏe cho CBCNV, tránh việc lây lan bệnh truyền nhiễm.
VII.4. Mục đích của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau diễn ra thường xuyên xung quanh loài người, nó ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Phúc An Khang với công suất 200
giường tại Quận 2, Tp.HCM có nhiều hoạt động có thể gây tác động đến môi trường xung
quanh ngay cả trong giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành
Đánh giá tác động môi trường cho dự án này nhằm đạt được các mục đích:
Thứ nhất xác định được đầy đủ các tác động tiêu cực dự án đến môi trường từ
giai đọan xây dựng tới khi đi vào giai đoạn vận hành.
Thứ hai nghiên cứu đưa ra các biện pháp, giải pháp khắc phục những mặt hạn
chế và phát huy các mặt tích cực của dự án.
VII.5. Tác động môi trường của dự án
VII.5.1. Tác động trong giai đoạn xây dựng
Các tác động tiêu cực của dự án xảy ra trong giai đoạn đầu cho đến khi hoàn thành
công trình, đó là:
- Ô nhiễm bụi do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng: Trong quá trình san lấp mặt
bằng và trong khi xây dựng công trình; Ô nhiễm bụi phát sinh nhiều trong quá trình vận
chuyển cát, đá, đất, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí, ngoài ra bụi
còn có thể phát tán từ các đống vật liệu, băi cát v.v, bụi phát sinh từ các hoạt động này sẽ
tác động đến người dân xung quanh khu vực công trình.
- Bụi từ quá trình chà nhám sau khi sơn tường: Bụi sơn sẽ phát sinh trong quá trình chà
nhám bề mặt sau khi sơn và sẽ được khuếch tán vào gió gây ô nhiễm môi trường. Tuy
nhiên, công đoạn chà nhám bề mặt tường đă sơn chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và quá
trình được che chắn nên tác động này không đáng kể, chỉ tác động cục bộ trực tiếp đến sức
khỏe công nhân lao động tại công trường.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc An Khang
-------------------------------------------------------------------------------------------------
- Ô nhiễm nước thải xây dựng và nước thải sinh hoạt:
Trong công tác đào khoan móng, đóng cọc tạo ra bùn cát và đặc biệt là dầu
mỡ rò rỉ từ các máy thi công gây ô nhiễm nguồn nước ở một mức độ nhất định;
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của các công nhân xây dựng trên công
trườngThành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm:
+ Chất rắn lơ lửng (SS);
+ Các chất hữu cơ (COD, BOD);
+ Dinh dưỡng (N, P);
+ Vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm).
Dự kiến số lượng công nhân làm việc tại công trường tối đa khoảng 150
người. Nếu công nhân xây dựng được phép tắm tại công trường và mức dùng nước tối đa là
80 lít/người/ngày thì lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 12 m3/ngày. Nếu
không có biện pháp khống chế ô nhiễm thì tải lượng ô nhiễm phát sinh khoảng 12
kgCOD/ngày (tính tải lượng phát thải tối đa khoảng 80 gCOD/người/ngày).
Trường hợp công trường xây dựng 1.5 – 2.0 năm, phần bố trí nhà vệ sinh có
bể tự hoại, nhà vệ sinh cho phụ nữ, nhà tắm để hạn chế tải lượng ô nhiễm được giảm thiểu
2 lần.
- Chất thải rắn xây dựng và sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt
Nếu công nhân xây dựng được phép tổ chức ăn uống tại công trường và với mức
thải tối đa là 0,20 kg/người/ngày thì tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tối đa tại khu
vực dự án trong giai đoạn xây dựng là 30 kg/ngày. Trong đó, thành phần hữu cơ (tính riêng
cho rác thải thực phẩm) chiếm từ 60 – 70 % tổng khối lượng chất thải, tức khoảng 18 - 21
kg/ngày. Các thành phần còn lại chủ yếu là vỏ hộp, bao bì đựng thức ăn tất cả rác thải sẽ
được thu gọn về hàng ngày giao cho công ty vệ sinh môi trường thành phố mang đi xử lý.
Chất thải xây dựng
Chất thải xây dựng bao gồm bao bì xi măng, sắt thép vụn, gạch đá Nếu không
được thu gom thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường và vẻ mỹ quan đô thị. Chất thải xây dựng
sẽ được thường xuyên thu gọn sạch trong công tác vệ sinh công nghiệp tại công trình.
Dầu mỡ thải
+ Dầu mỡ thải theo qui chế quản lý chất thải nguy hại được phân loại là chất thải
nguy hại (mă số: A3020; mă Basel: Y8).
+ Dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thi
công trong khu vực dự án là không thể tránh khỏi.
+ Lượng dầu mỡ thải phát sinh tại khu vực dự án tùy thuộc vào các yếu tố sau:
o Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường;
o Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc.
o Lượng dầu nhớt thải ra trong một lần thay nhớt/bảo dưỡng.
+ Kết quả điều tra khảo sát dầu nhớt thải trên địa bàn TP.HCM cho thấy:
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc An Khang
-------------------------------------------------------------------------------------------------
o Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới
trung bình 7 lít/lần thay
o Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc: trung bình từ 3 - 6 tháng thay nhớt
1 lần tùy thuộc vào cường độ hoạt động của phương tiện.
+ Dựa trên cơ sở này, ước tính lượng dầu mỡ phát sinh tại công trường trung bình
khoảng 12 - 23 lít/ngày.
- Tiếng ồn
Tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận
chuyển và thi công như máy ủi, xe lu, máy kéo, máy cạp đất Mức ồn sẽ giảm dần theo
khoảng cách, mức ồn cách nguồn 1 m và dự báo mức ồn tối đa của các phương tiện vận
chuyển và thi công được trình bày trong Bảng sau:
TT Các phương tiện
Mức ồn cách nguồn 1m
(dBA)
Mức ồn cách
nguồn 20 m
(dBA)
Mức ồn cách
nguồn 50 m
(dBA)Khoảng Trung bình
1 Máy ủi 93,0 67,0 59,0
2 Xe lu 72,0 ÷ 74,0 73,0 47,0 39,0
3 Máy kéo 77,0 ÷ 96,0 86,5 60,5 52,5
4 Máy cạp đất 80,0 ÷ 93,0 86,5 60,5 52,5
5 Xe tải 82,0 ÷ 94,0 88,0 62,0 54,0
6 Máy trộn bê tông 75,0 ÷ 88,0 81,5 55,5 47,5
7 Máy nén khí 75,0 ÷ 87,0 81,0 55,0 47,0
TCVN 5949-1998 (6 ÷ 18h) 50 ÷ 75 dBA
Mức ồn tối đa do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công tại vị trí cách
nguồn 20 m nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn TCVN 5949-1998. Tuy nhiên,
tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khu vực dân cư xung quanh nếu các hoạt động này triển
khai sau 22 giờ.
VII.5.2. Các tác động chính trong giai đoạn vận hành
Tác động do chất thải y tế
Theo qui định, chất thải tại các bệnh viện, trung tâm y tế sẽ bao gồm các loại như sau:
Chất thải lây nhiễm:
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng,
có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ,
đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các
hoạt động y tế.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch
sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng
xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau
thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc An Khang
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Chất thải hoá học nguy hại:
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
- Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế
- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây
độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị vỡ,
chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc
vật liệu tráng chỉ sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
Chất thải phóng xạ:
- Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các
hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
- Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị
ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế.
Bình chứa áp suất:
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy,
gây nổ khi thiêu đốt.
Chất thải thông thường:
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy
hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh,
chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải
này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng
gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
Tác động do nước thải y tế
Trung bình, mỗi ngày, lượng nước thải phát sinh tính trên một giường bệnh là 750
lít. Nước thải bệnh viện có đầu ra gồm các vi sinh vật gây bệnh, các loại thuốc, các nguyên
tố phóng xạ, và các hóa chất độc hại khác. Các chất ô nhiễm phát sinh từ bệnh viện chủ yếu
là các hóa chất chữa trị ung thư, chất kháng sinh, các hợp chất halogen, . Cùng với các
chất ô nhiễm này, vi sinh vật gây bệnh trong NTBV gây ra ô nhiễm nặng nề cho môi
trường tự nhiên, đặc biệt là cho các loài sinh vật và nguồn tiếp nhận. Tính chất nước thải 1
số bệnh viện như trong Bảng sau:
CHỈ TIÊU Trung bình TCVN
1 pH (mg/l) a- Trung ương 6,1 6,5-8,5** b- Tỉnh 7,2
3 H2S (mg/l) a- Trung ương 4,5 ≤ 1,0** b- Tỉnh 8,1
4 BOD5 (mg/l) a- Trung ương 89,7 ≤ 30**b- Tỉnh 169,1
5 COD (mg/l) a- Trung ương 130,0 ≤ 80*
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc An Khang
-------------------------------------------------------------------------------------------------
b- Tỉnh 222,8
6 Tổng nitơ (mg/l) a- Trung ương 13,4 ≤ 40*b- Tỉnh 18,6
7 Chất rắn lơ lửng (SS) (mg/l)
a- Trung ương 21,6 ≤
100**b- Tỉnh 35,0
8 Tổng phốtpho (mg/l) a- Trung ương 2,0 ≤ 6**b- Tỉnh 1,4
* QCVN 24:2009/BTNMT loại B, **TCVN 7382:2004 mức II
VII.6. Biện pháp giảm thiểu và các tác động đến môi trường
VII.6.1. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn thi công
1/- Giảm thiểu ô nhiễm do bụi
Kiểm soát khí thải đối với bụi phát sinh do quá trình đốt nhiên liệu của động
cơ đốt trong từ các phương tiện thi công vận chuyển:
+ Tất cả các phương tiện và thiết bị phải được kiểm tra và đăng ký tại Cục Đăng
kiểm chất lượng theo đúng quy định hiện hành.
+ Chủ thầu xây dựng được yêu cầu phải cung cấp danh sách thiết bị đã được kiểm
tra và đăng ký cho chủ Dự án.
+ Định kỳ bảo dưỡng các phương tiện và thiết bị xây dựng.
Kiểm soát bụi khuếch tán từ các hoạt động xây dựng: Hoạt động thu gom,
chuyên chở vật liệu san ủi: áp dụng biện pháp cản gió bằng tường rào hoặc t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lap_du_an_dau_tu_benh_vien_da_khoa_quoc_te_phuc_an_khang.pdf