Lập dự án kinh doanh Phòng trà sinh viên

Hiện nay, chúng ta cũng đã biết lọai hình kinh doanh quán cà phê phục vụ cho nhu cầu giải trí_ giải khát tại thành phố Hồ Chí Minh đang rất hot, trở thành một phần không thể thiếu đối với mọi người và mọc lên như nấm, nhằm phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Mô hình kinh doanh “phòng trà” tọa lạc tại quận Phú Nhuận theo tôi đối thủ cạnh tranh trực tiếp sẽ là các quán cà phê sau: vườn nhà ai, hi_tea, vườn cảnh, mộc đồng.

Phần lớn các quán cà phê này thường thì đã ra đời từ rất lâu nên cơ sở hạ tầng đã xuống thấp, cách bày trí thì không quá độc đáo, nhân viên phục vụ không chuyên nghiệp gây cảm giác không thoải mái cho khách hàng khi tới quán. Cũng có những quán cà phê hiện đại, với không gian rộng rãi, thoáng mát, cách bày trí vô cùng độc đáo, mới lạ toát lên vẻ sang trọng, đẳng cấp. Đối tượng mà các quán cà phê này nhắm đến lại là những khách hàng có mức thu nhập cao, gia đình khá giả. Do đó, mức giá của các lọai sản phẩm, dịch vụ thường có sự chênh lệch rất cao so với các quán khác.

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12195 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập dự án kinh doanh Phòng trà sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị 10 dàn máy vi tính và 1 thư viên sách giúp sinh viên có thể tìm kiếm tham khảo tài liệu, nâng cao và đạt được hiệu quả học tập tốt hơn. C.Phân tích thị trường: 1/ Các lọai hình cà phê và nhu cầu của khách hàng hiện nay. Tại thành phố Hồ Chí Minh mọi người có thể uống cà phê mọi nơi vào mọi khoảng thời gian trong ngày, nên giữa phố xá, ở mỗi con đường, trong từng góc phố, nơi nào ta cũng dễ dàng tìm gặp đủ loại hàng quán cà phê khác nhau. Vào mỗi buổi sáng, đã có người ghé quán uống nhanh ly cà phê rồi vội vàng đến công sở cho kịp giờ nhưng cũng có không ít người lại la cà suốt ngày ở quán vì một lý do nào đó. Quán xá có khi trở nên địa điểm thuận tiện cho việc bàn thảo, ký kết hợp đồng của những người làm ăn nhưng cũng có lúc là chỗ lý tưởng cho việc hẹn hò của các đôi lứa đang yêu hoặc là nơi hàn huyên tâm sự của bạn bè lâu ngày gặp lại. Có người tìm đến quán để thư giãn tâm hồn bằng tiếng nhạc dịu êm, tiếng suối (nhân tạo) róc rách, nhưng cũng có người tìm đến quán để khỏa lấp nỗi trống vắng trong lòng của họ bằng những âm thanh sôi động, náo nhiệt và cũng có không ít người đến đây mỗi ngày như một thói quen khó bỏ. Để phục vụ cho những nhu cầu thưởng thức cà phê khác nhau ấy, các loại hình quán xá cà phê tại thành phố Hồ Chí Minh cũng phát triển khá phong phú và đa dạng. Trước tiên phải kể đến những quán cóc, cà phê vỉa hè có mặt khắp mọi nơi. Chỉ cần vài bộ bàn ghế nhựa kê sát lối đi, bày ra cũng nhanh, dẹp vào cũng lẹ mỗi khi trật tự đô thị rảo qua. Đơn giản hơn có các quán cà phê di động thường xuất hiện nơi các bến xe, công viên, chợ búa, người bán cho mọi thứ vào chiếc giỏ xách một tay, tay kia là thùng đá đập sẵn. Người mua, khi trả tiền xong thì tự tìm chỗ mà thưởng thức. Ngoài cà phê sân vườn, cà phê bờ sông quen thuộc nay còn có cà phê bờ kè, là các quán nằm dọc theo bờ kênh Nhiêu Lộc trải dài qua các quận: 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình. Cà phê truyền hình cáp phục vụ các phim nước ngoài phụ đề tiếng Việt nhưng âm thanh luôn là các ca khúc thuộc hàng top ten của giới trẻ. Cà phê bóng đá thu hút các phan hâm mộ với những đêm cuối tuần cùng giải ngoại hạng Anh, và đương nhiên mỗi mùa SEA Games, Euro, World Cup cũng là dịp doanh thu các quán này tăng đáng kể. Cà phê võng (có lẽ xuất xứ từ miền tây) tập trung nhiều ở các cửa ngõ ra vào thành phố. Có nơi các quán cà phê trải dọc theo suốt cả đoạn đường theo kiểu "buôn có bạn, bán có phường" như: đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn Lý Chính Thắng), đường Nguyễn Văn Trỗi (gần sân bay), đường Hoàng Hoa Thám (Q. Bình Thạnh), đường Trần Cao Vân (gần hồ Con Rùa)… thậm chí nhiều nơi quán xá tập hợp thành cả… làng như: cư xá Bắc Hải (Q.10), làng đại học Thủ Đức, bán đảo Thanh Đa, khu Miếu Nổi (Bình Thạnh)… Đã có quán xá bình dân thì dĩ nhiên cũng có không ít các quán cà phê sang trọng với giá cả hơn gấp nhiều lần lúc nào cũng tấp nập khách khứa với đủ loại xe tay ga, xế hộp… Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi khởi xướng các loại hình cà phê khá mới mẻ và độc đáo như cà phê Internet xuất hiện đầu tiên vào cuối thập niên 90 trên đường Trần Quang Khải, sau được phổ biến ở nhiều nơi khác. Cà phê BCS trong khuôn viên Nhà văn hóa Thanh niên là một mô hình khá thành công với mục tiêu tuyên truyền, tư vấn về căn bệnh AIDS; Cà phê Con Đóm đường Vũ Tùng (Q.Bình Thạnh) còn có cả phòng tư vấn, xét nghiệm HIV. Trên đường Nguyễn Đình Chiểu, bên hông Trường ĐH Kiến trúc có một quán cà phê cũng khá ấn tượng: cà phê được đựng trong các ly nhựa, uống bằng ống hút, chỗ ngồi là mấy tấm các-tông mỏng lót dưới đất, các kiến trúc sư tương lai ngồi dựa lưng vào tường vừa nhâm nhi ly cà phê vừa ngắm nhìn dòng xe cộ trên đường. Cà phê nhạc thì có đủ loại: cà phê compact disc, cà phê với ban nhạc - ca sĩ, cà phê piano, cà phê nhạc hòa tấu… Có quán chỉ phục vụ độc nhất một thể loại âm nhạc: nhạc tiền chiến, nhạc Trịnh, nhạc Jazz, Discotheque… hoặc duy nhất một giọng hát cũng là tên của quán như: Tuấn Ngọc, Khánh Hà… Bên cạnh đó, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin cũng góp phần sản sinh hàng loạt quán cà phê wifi (truy cập internet không dây), có quán còn có dịch vụ cho thuê cả laptop, ipod. Cà phê sách trên đường Ngô Đức Kế (Q.1) lại là điểm hẹn lý tưởng cho những ai thích tĩnh lặng bên tách cà phê cùng quyển sách trên tay. Trong khi đó, cà phê Le Ga (ngã sáu Gò Vấp) nằm trên sân thượng của tòa nhà 3 tầng lại là đài quan sát lý thú cho những ai thích ngắm nhìn sân bay Tân Sơn Nhất từ trên cao. Ngồi nơi đây ta có thể quan sát những chiếc máy bay cất cánh hoặc đáp xuống đường băng với một cự ly khá gần. Cùng với nhịp sống ngày càng phát triển, cà phê tại thành phố Hồ Chí Minh cũng phát triển phong phú thêm về nội dung và đa dạng hơn về hình thức. Các loại hình cà phê có thể sẽ ngày càng mới mẻ như cà phê địa ốc, cà phê chứng khoán… thậm chí có cả cà phê… ảo! Và một điều không thay đổi theo thời gian: đó là cà phê tại thành phố Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ luôn là một nét văn hóa hết sức độc đáo không thể thiếu được của nhịp sống tại thành phố Hồ Chí Minh. 2/ Xu hướng nghành. Thành phố Hồ Chí Minh có dân số hơn 6.650.942 người(năm 2007), bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km2, mật độ dân số trung bình 3.175 người/km². Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là thành phố có mức dân cư đông nhất Việt Nam. Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, có số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu. Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành. Tại thành phố Hồ Chí Minh, ước tính có gần 1.000 quán cà phê, tập trung chủ yếu ở các quận 1, 3 và Phú nhuận. Tuy nhiên, vào những ngày cuối tuần, con số gần 1.000 này vẫn là chưa đủ để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn. Ngày nay, mọi người đến quán cà phê không đơn thuần chỉ để uống mà là để thưởng thức không gian, phong cách ấn tượng của quán. Thành phố có gần 1.000 quán cà phê nhưng không phải quán cà phê nào cũng tạo được sức hút đối với mọi người. Những quán cà phê được yêu thích nhất đều là những quán có phong cách và thuộc đẳng cấp kinh doanh chuyên nghiệp. Điều đó cho thấy cơ hội kinh doanh loại hình này một cách chuyên nghiệp vẫn còn rất lớn, đây cũng chính là cơ hội cho các nhà đầu tư. 3/ Phân khúc thị trường: 3.1 Mô tả thị trường của ngành: Đối với người Việt Nam hiện nay cà phê đã trở nên một loại nước uống tinh thần giúp họ có thể giảm tress sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng hay một tinh thần thoải mái cho một ngày làm việc mới. Chúng ta vẫn thừơng thấy bên góc nhỏ những vỉa hè cảnh những người ngồi quanh nhau để uống trò chuyện bên những giọt cà phê, những quán gần công ty, văn phòng từ bình dân cho tới cao cấp… Cà phê gần như đã trở thành một thói quen thường thức của người dân Việt Nam. Theo viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn vào năm 2002, Tổng cục Thống kê thông qua số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam, cho biết bình quân người dân Việt Nam tiêu thụ 1,25 ki lô gam cà phê mỗi năm và số tiền người dân trong nước bỏ ra cho ly cà phê khoảng 9.000 đồng/người/năm, tức chỉ nhỉnh hơn 0,5 đô la Mỹ và chỉ có 19,2% người dân uống cà phê vào ngày thường, còn ngày lễ Tết thì tăng lên 23%. Điều dễ dàng nhận thấy là người dân thành thị mua cà phê uống tới 2,4 ki lô gam/năm, nhiều gấp 2,72 lần so với người dân nông thôn và số tiền mà cư dân đô thị bỏ ra cho ly cà phê mỗi sáng tới 20.280 đồng/năm, cao gấp 3,5 lần so với nông thôn. Nếu chia các hộ ra thành năm nhóm dựa vào thu nhập thì nhóm thứ năm có thu nhập cao nhất uống cà phê nhiều gấp 18 lần so với nhóm hộ gia đình có thu nhập thấp nhất. Thành phố Hồ Chí Minh là mảnh đất tụ họp của dân tứ xứ, chính bởi vậy nếp sống, văn hóa của người sài Gòn là sự tổng hợp của rất nhiều vùng miền khác nhau từ Bắc vào Nam. Uống cà phê là thói quen của rất nhiều người, và văn hóa cà phê nơi đây cũng thật muôn hình muôn vẻ với nhiều loại hình như: cà phê hẻm, cà phê sách, cà phê rock, cà phê Trịnh, cà phê góc phố, cà phê hi_end, Gloria Jeans Coffee… Theo VLSS 2004, lượng tiêu thụ trong gia đình các loại cà phê đã chế biến chiếm khoảng 2% tổng lượng xuất khẩu. Theo điều tra của WB, tiêu thụ cà phê trong nước của VN chiếm khoảng 10% tổng sản lượng Theo cuộc điều tra của IPSARD cách đây 4 năm tại hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với 700 hộ dân được lấy mẫu điều tra. Điều đáng chú ý ở cả hai thành phố là người có thói quen uống cà phê nằm trong độ tuổi dưới 40, như Hà Nội tuổi trung bình là 36,3, thành phố Hồ Chí Minh tương đối thấp hơn. Không chỉ vậy, nói chung phần lớn người uống cà phê ở Hà Nội là những người có trình độ đại học hay thấp nhất tương đối cũng là trình độ đã tốt nghiệp cấp 3. Riêng thành phố Hồ Chí Minh thì dường như cà phê đã là thói quen hằng ngày của mọi lứa tuổi và trình độ. Thói quen uống cà phê cũng liên quan mật thiết tới nghề nghiệp, chẳng hạn ở Hà Nội thì tầng lớp người về hưu uống cà phê nhiều nhất tới 19,8%, còn sinh viên thì ít nhất chỉ có 8% người uống. Thế nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh thì ngược lại, dân kinh doanh uống nhiều nhất với 26,3%, kế đến là sinh viên học sinh, người về hưu uống ít nhất. Điều tra này cho biết mỗi người dân Hà Nội bỏ ra 48.000 đồng mỗi năm để mua lượng cà phê 0,752 kilôgam, trong khi người dân thành phố Hồ Chí Minh bỏ ra tới 121.000 đồng, cao gấp ba lần so với Hà Nội để mua 1,65 kilôgam cà phê. Một số biểu đồ về mức tiêu thụ của người dân Việt Nam hiện nay. Tình hình tiêu thụ cà phê tại Việt Nam (0,2kg/người/năm) Chi tiêu của hộ tiêu thụ cà phê (‘000 vnđ) Lượng cà phê bình quân đầu người trong gia đình tiêu thụ kg/người/năm TỔNG MỨC TIÊU THỤ CÀ PHÊ SO SÁNH 2002-2004 (gr/người/năm) SỐ HỘ THAY ĐỔI TIÊU THỤ NĂM 2002 Nguyên nhân thay đổi: Hà Nội: Tăng do nhận thức tốt hơn về dinh dưỡng cà phê và tác dụng đối với sức khoẻ, được tặng nhiều hơn. HCM: Tăng do chất lượng tốt hơn, nhận thức tốt hơn về tác dụng đối với sức khoẻ, được tặng ít hơn. TÌNH HÌNH MUA CÀ PHÊ CHO TIÊU THỤ GIA ĐÌNH 2004 (%) 2002(%) TÌNH HÌNH MUA CÀ PHÊ CHO TIÊU THỤ GIA ĐÌNH Tổng lượng & giá trị mua cà phê 2004 CÀ PHÊ ĐƯỢC TẶNG 2004 Lượng cà phê được tặng đầu người. TIÊU THỤ CÁ NHÂN TRONG GIA ĐÌNH 2004 Tần suất tiêu thụ (số người) TIÊU THỤ CÁ NHÂN NGOÀI GIA ĐÌNH 2004 Thời gian uống cà phê chính (số người) TIÊU THỤ CÁ NHÂN NGOÀI GIA ĐÌNH 2004 Nơi uống cà phê chính (số người) TIÊU THỤ CÁ NHÂN NGOÀI GIA ĐÌNH 2004 Giá trị tiêu thụ đầu người (000 đ) Từ những yếu tố trên cũng đã cho chúng ta thấy được một cái nhìn toàn diện, bao quát về mức tiêu thụ cà phê của người Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Nắm bắt được cơ hội đó, quy mô phòng trà với mong muốn ra đời nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng mà đối tượng phòng trà muốn nhắm đến là sinh viên, học sinh cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh vì đây sẽ là nơi giúp sinh viên, học sinh có thể vừa thư giản, giải trí, vừa học tập có hiệu quả. www.ipsard.gov.vn/OUTLOOK2009/OutlookCD/.../IV-5_VN.ppt 3.2 Chọn tiêu chí để phân khúc: Vị trí địa lý: Thành phố Hồ Chí Minh có dân số hơn 6.650.942 người(năm 2007), bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km2, mật độ dân số trung bình 3.175 người/km². Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là thành phố có mức dân cư đông nhất Việt Nam. Thành phố là nơi có số lượng các doanh nghiệp, công ty, văn phòng đại diện, các trường cao đẳng, đại học, quốc tế khá đông tập trung hết tại nơi đây. Thị trường mà phòng trà muốn nhắm đến là quận Phú Nhuận, quận 1, 3 và Gò Vấp vì nơi đây tập trung nhiều trường học ở các cấp, nhiều công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ, có mức dân cư đông đúc. Nhân khẩu học: Thành phố Hồ Chí Minh có dân số hơn 6.650.942 người(năm 2007), mật độ dân số trung bình 3.175 người/km². Mức thu nhập bình quân của người lao động từ 2,5 triệu đến 6 triệu, thu nhập bình quân của hộ gia đình từ 8 đến 15 triệu đồng. Chia theo độ tuổi: Độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi, hoc sinh, có phụ cấp từ 400 đến 600 ngàn. Đây là lứa tuổi học sinh cấp II, là lứa tuổi phụ thuộc vào gia đình rất lớn, được gia đình chu cấp về tài chính. Độ tuổi từ 17 đến 22 tuổi, hoc sinh cấp III, sinh viên có phụ cấp hoặc thu nhập từ 900 ngàn đến 1 triệu 2. Ở lứa tuổi học sinh việc chi tiêu vẫn còn phụ thuộc ở gia đình, tuy nhiên ở lứa tuổi sinh viên có một số đã đi làm việc ngoài giờ, có thu nhập khá thấp. Mặc khác, cũng có nhiều sinh viên vẫn được gia đình chu cấp để đi học. Độ tuổi từ 23 đến 35 tuổi, có thu nhập ổn định từ 2,5 triệu đến 5 triệu. Đây là độ tuổi đã và đang đi làm có mức thu nhập ổn định, là đối tượng thường xuyên đến quán uống cà phê cùng với bạn bè. Độ tuổi từ 36 đến 49 tuổi, có thu nhập ổn định từ 5 triệu đến 10 triệu. Đây là đối tượng có nhu cầu thư giản, giải trí ở cấp độ cao hơn, đòi hỏi sự chất lượng trong sản phẩm cũng như dịch vụ. Xã hội học: Hồ Chí Minh là thành phố có nền kinh tế phát triển mạnh, thu nhập của người dân ngày càng cao. Do đó, họ thường có tâm lý phóng khoáng, nhu cầu về việc mua sắm, làm đẹp, các lọai hình thư giản, giải trí… cũng trở nên cần thiết và quan trọng hơn, là món ăn tinh thần của họ. Qua đó, cũng ảnh hưởng rất lớn tới tầng lớp giới trẻ và sinh viên ngày nay. Hành vi: Hành vi mua hàng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của đề án chủ yếu vào giá cả và phong cách phục vụ, bộ mặt của quán, với giá cả hợp lí phù hợp với túi tiền không cao so với đối thủ cạnh tranh và mang phong cách mới, mang nét đặc trưng riêng. Chọn tiêu chí: Từ các tiêu chí đã nêu trên đồ án phòng trà của tôi đã quyết định chọn tiêu chí “nhân khẩu học” gồm các yếu tố sau: Dân số. Mức thu nhập bình quân ở từng độ tuổi. Nghề nghiệp. Tình trạng gia cảnh. Qua đó, ta có thể dễ dàng lựa chọn phân khúc, thông qua phân tích ở từng độ tuổi có sở thích và hành vi khác nhau, điều kiện thu nhập và nghề nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng sản phẩm của đề án. 4/ Phân tích SWOT 4.1 Điểm mạnh. Vị trí thuận lợi, nằm gần các trường đại học, cao đẳng và quốc tế. Mô hình kinh doanh mới mẻ. Không gian rộng rãi, thóang mát, cách bày trí phòng trà độc đáo tạo cảm giác gần gũi giúp sinh viên học tập một cách thoải mái. Có đội ngũ nhân viên, bảo vệ phục vụ ân cần, chu đáo và lịch sự bởi họ cũng chính là sinh viên. Trang bị cho sinh viên 10 dàn máy tính và 1 thư viện sách giúp sinh viên có thể học tập tốt hơn, đạt hiệu quả cao. Giá cả phải chăng, phù hợp với mức sống của sinh viên. Vào cuối tuần sinh viên sẽ được giao lưu, học hỏi và trao đổi với những giảng viên ở những trường cao đẳng, đại học, quốc tế danh tiếng, những doanh nhân thành đạt tại các công ty, doanh nghiệp lớn. 4.2 Điểm yếu. Doanh nghiệp mới thành lập chưa có nhiều kinh nghiệm. Chưa tạo được uy tín so với đối thủ cạnh tranh. Chưa được khách hàng biết đến nên tốn khá nhiều chi phí Marketing cho doanh nghiệp. Nguồn vốn còn eo hẹp để nâng cấp và mở rộng mô hình. Phương pháp khắc phục. Tìm hiểu và khảo sát những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tương tự qua đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn cho doanh nghiệp. Tìm kiếm thông tin trên báo trí, truyền thông, internet nhằm nắm bắt được những khó khăn của đối thủ cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Lập kế hoạch kinh doanh, marketing cụ thể. Tìm hiểu thông tin từ nhiều hướng để có thể nhận biết được khuyết điểm của doanh nghiệp, từ đó sẽ đưa ra những hướng giải quyết kịp thời nhằm khắc phục một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. 4.3 Cơ hội. Hồ Chí Minh là thành phố tập chung nhiều trường đại học, cao đẳng và quốc tế, số lượng sinh viên đông, hằng năm tỉ lệ sinh viên đổ dồn về thành phố học cao. Lọai hình kinh doanh mới mẽ tạo sự tò mò cho sinh viên. Nhu cầu của thị trường ngày càng cao đối với khách hàng mục tiêu. 4.4 Đe dọa. Trong tương lai sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Sức ép về giá của các đối thủ cạnh tranh. Nhân viên làm việc thiếu trách nhiệm có thể làm mất uy tín của doanh nghiệp Phương pháp khắc phục. Tạo dựng thương hiệu, xây dựng được chữ tín trong lòng khách hàng một cách nhanh chóng thông qua cung cách phục vụ và kế hoạch marketing cụ thể. Ban hành nội quy đối với nhân viên. Có chế độ thưởng phạt thích hợp đối với những nhân viên có thành tích tốt cũng như những nhân viên vi phạm nội quy một cách công khai. Bảng giá thực đơn sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với túi tiền của khách hàng. 5/ Lựa chọn thị trường mục tiêu. Dựa vào bảng phân tích SWOT, các tiêu chí và mô tả thị trường mục tiêu qua khảo sát mà đồ án phòng trà của tôi đã có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng qua từng độ tuổi, mức thu nhập bình quân của họ phù hợp với mục tiêu kinh doanh cũng như tính khả thi của đồ án. Phòng trà tọa lạc tại quận Phú Nhuận, tiếp giáp và gần với các quận khác như quận 1, 3, Gò Vấp. Đây cũng là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, nhiều trường học, cao đẳng, đại học, quốc tế. Với mức dân số đông theo thống kê vào năm 2004 mức dân số ở quận Phú nhuận là 183.763 người, quận 1 là 226.736 người , quận 3 là 222.446 người , quận Gò Vấp là 308.816 người tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh tại phòng trà. 6/ Đối thủ cạnh tranh. Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh có hàng ngàn quán cà phê, phòng trà với quy mô lớn, nhỏ khác nhau với cách bài trí vô cùng độc đáo tạo sự lôi cuốn cho khách hàng. Chỉ tính riêng tại quận 1, 3, gò vấp và phú nhuận đã không dưới 1000 quán cà phê nhưng vẫn chưa đủ để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ cũng như thư giản, giải trí của khách hàng. Về mặt ý tưởng, địa điểm kinh doanh cũng như quy mô của “phòng trà” theo tôi để cạnh tranh, chiếm dữ thị trường với các đối thủ khác thì không quá khó. Qua khảo sát thực tế thị trường thì mức tiêu thụ của các quán khác như sau: Tại quán cà phê máy lạnh hi_tea có: 14 bộ bàn ghế. Buổi sáng: 27 lượt khách Buổi chiều: 45 lượt khách Buổi tối: 93 lượt khách Tổng sản lượng bán ra: 125 sản phẩm. Tại quán cà phê sân vườn Lan Cảnh có: 25 bộ bàn ghế. Buổi sáng: 34 lượt khách Buổi chiều: 48 lượt khách Buổi tối: 37 lượt khách Tổng sản lượng bán ra: 119 sản phẩm. Quán trà sữa Hoa Hướng Dương có: 48 bộ bàn ghế. Buổi sáng: 53 lượt khách Buổi chiều: 87 lượt khách Buổi tối: 189 lượt khách Tổng sản lượng bán ra: 329 sản phẩm. Quán alo trà có: 17 bộ bàn ghế. Buổi sáng: 18 lượt khách. Buổi chiều: 22 lượt khách Buổi tối: 41 lượt khách Tổng sản lượng bán ra: 81 sản phẩm. Đối thủ cạnh tranh về lĩnh vực kinh doanh giải trí_ giải khát của “phòng trà” gồm có đối thủ trực tiếp và đối thủ gián tiếp. Đối thủ gián tiếp: Là những quán bán trà sữa với nhiều lọai sản phẩm làm từ sữa, trân trâu, thạch trái cây và các lọai nước ép mang hương vị hoa quả. Tại thành phố Hồ Chí Minh số lượng các quán này lên đến hàng trăm quán, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy trên tất cả mọi con đường. Mô hình kinh doanh này đang được sự quan tâm lớn của lứa tuổi học sinh, sinh viên đặc biệt là lứa tuổi teen ngày nay. Đối thủ trực tiếp: Hiện nay, chúng ta cũng đã biết lọai hình kinh doanh quán cà phê phục vụ cho nhu cầu giải trí_ giải khát tại thành phố Hồ Chí Minh đang rất hot, trở thành một phần không thể thiếu đối với mọi người và mọc lên như nấm, nhằm phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Mô hình kinh doanh “phòng trà” tọa lạc tại quận Phú Nhuận theo tôi đối thủ cạnh tranh trực tiếp sẽ là các quán cà phê sau: vườn nhà ai, hi_tea, vườn cảnh, mộc đồng. Phần lớn các quán cà phê này thường thì đã ra đời từ rất lâu nên cơ sở hạ tầng đã xuống thấp, cách bày trí thì không quá độc đáo, nhân viên phục vụ không chuyên nghiệp gây cảm giác không thoải mái cho khách hàng khi tới quán. Cũng có những quán cà phê hiện đại, với không gian rộng rãi, thoáng mát, cách bày trí vô cùng độc đáo, mới lạ toát lên vẻ sang trọng, đẳng cấp. Đối tượng mà các quán cà phê này nhắm đến lại là những khách hàng có mức thu nhập cao, gia đình khá giả. Do đó, mức giá của các lọai sản phẩm, dịch vụ thường có sự chênh lệch rất cao so với các quán khác. Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ: Điểm mạnh Có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh trong ngành Có lượng khách hàng có sẵn (khách hàng quen) Nằm tại các vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh Điểm yếu Cung cách phục vụ của nhân viên chưa chuyên nghiệp Cơ sở hạ tầng quán bị xuống cấp Các yếu tố cạnh tranh Các yếu tố để cạnh tranh với các đối thủ đã phát triển và có thị trường là: yếu tố về giá, sử dụng giá ngang bằng các đối thủ cạnh tranh, phù hợp với túi tiền của họ nhưng kèm theo đó là các dịch vụ chuyên nghiệp mà đồi thủ không có như: cung cách phục vụ của nhân viên, không gian quán với phong cách bày trí mới lạ, độc đáo. Có chiến lược Marketing cụ thể, mang lại cảm giác thoải mái, các lọai hình sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Các đối thủ cạnh tranh lớn hơn so với phòng trà có những điểm mạnh sau đây: Có mặt bằng rộng lớn, tạo không gian thoáng mát Nằm tại vị trí mặt tiền lớn, thuận lợi cho việc kinh doanh Có lượng khách hàng quen đông, tạo rào cản cho việc thâm nhập thị trường Mặt khác, đối thủ cạnh tranh cũng có những điểm yếu mà ta có thể dễ dàng nhận thấy: Đội ngũ nhân viên phục vụ không chuyên, tạo cảm giác không thoải mái cho khách hàng. Đối tượng của đối thủ cạnh tranh nhắm đến phần lớn là những khách hàng có mức thu nhập cao, gia đình khá giả mà không chú ý tới những khách hàng có mức thu nhập thấp hơn. Giá thành sản phẩm, cũng như dịch vụ cao. Dựa vào các yếu tố trên, mà đế án đã hoặch định ra các chiến lược, mục tiêu kinh doanh phù hợp để nhanh chóng xâm nhập vào thị trường, mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. 7/ Chiến lược tiếp thị tổng hợp. Đồ án “phòng trà” của tôi là một lọai hình kinh doanh tương tự các quán cà phê cũng như phòng trà khác trong thành phố Hồ Chí Minh nhưng mang một nét riêng biệt, mới lạ từ phong cách cho tới lọai hình dịch vụ. Do đó, việc khẳng định thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm_dịch vụ là điều quan trọng nhất của phòng trà hiện nay. Để có thể làm được điều đó, ta phải hoặch định chiến lược cụ thể, rõ ràng, bên cạnh đó chiến lược Marketing cho phòng trà là một phần rất quan trọng không thể thiếu được, nó quyết định tới doanh thu, yếu tố cạnh tranh cũng như họat động kinh doanh. Chiến lược Marketing được phân tích dựa trên 7P của Marketing tổng hợp. (sản phẩm, Giá, phân phối, chiêu thị, con người,quy trình, dẫn chứng thực tế). Sản phẩm. Đồ án phòng trà của tôi mang lại cho khách hàng những sản phẩm về giải khát, điểm tâm nhẹ, do phòng trà trực tiếp chế biến và cung cấp thông qua các lọai hình dịch vụ của quán: nhân viên phục vụ ân cần chu đáo, phòng trà mang một phong cách mới lạ, không gian rộng rãi, thoáng mát, có hệ thống internet không dây đường truyền chất lượng cao thuận tiện cho việc tìm kiếm tài liệu bổ sung cho công việc, học tập. Vệ sinh an toàn thực phẩm là một điều rất quan trọng, nguồn nguyên vật liệu mà quán nhập về cho đến chế biến đã được thông qua kiểm định, mang lại cho khách hàng những món nước, điểm tâm ngon miệng. Phân phối. Phòng trà tọa lạc tại quận Phú Nhuận nằm ngay mặt tiền gần trung tâm thành phố, cách công viên Gia Định 500m, với cách bày trí mới lạ, độc đáo không quá sang trọng, tạo cảm giác gần gũi dễ làm gây sự chú ý, quan tâm của khách hàng. Đây là địa điểm thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu, cũng như họat động kinh doanh của phòng trà. Mô hình phân phối: phân phối tại chổ. Trực tiếp phân phối đến tay khách hàng. Giá. Việc định giá của từng loại sản phẩm được dựa trên những yếu tố, chi phí sản xuất cộng chi phí khấu hao và chi phi giá vốn hàng bán, từ đó sẽ đưa ra một mức giá phù hợp cho từng loại sản phẩm. Ngoài ra, việc định giá sản phẩm còn phải dựa trên giá bán của đối thủ cạnh tranh. Phương thức định giá: Doanh nghiệp sử dụng phương thức cạnh tranh theo theo chi phí. Giá bán của từng loại sản phẩm: Cà phê từ: 15000/sp cho đến 25000/sp. Nước ép trái cây từ: 17000/sp cho đến 25000/sp. Sinh tố từ: 18000/sp cho đến 27000/sp. Điểm tâm nhẹ từ: 20000/sp cho đến 30000/sp. Chiêu thị. Quảng cáo: Sử dụng những phương pháp tối ưu nhất trong quảng cáo để chiếm giữ được thị phần kinh doanh như: Phát tờ rơi tại các ngã tư của những trục đường chính, trường học, cao đẳng, đại học. Đồng phục của nhân viên phải được in logo cũng như tên, địa chỉ của quán. Mục tiêu: Thông báo về sự thành lập của doanh nghiệp. Quảng bá hình ảnh của phòng trà tới khách hàng. Tiêu chí (slogan): Làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Khuyến mãi: Nhân dịp khai trương, trong vòng 1 tháng đầu tiên khách hàng tới phòng trà sẽ được giảm giá 10% trên tổng hóa đơn thanh toán, và được phát áo thun miễn phí. Mục tiêu: Tạo được lòng tin cho khách hàng, ra mắt các lọai hình sản phẩm_ dịch vụ của phòng trà, thu hút số lượng lớn khách hàng. Con người. Con người là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới doanh thu cũng như họat động kinh doanh củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLập dự án kinh doanh Phòng trà sinh viên.doc
Tài liệu liên quan