I. GIỚI THIỆU VỂ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHTM CP KT VIỆT NAM - TECHCOMBANK 1
1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển Techcombank 1
1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển Techcombank chi nhánh Thăng Long 6
II. GIỚI THIỆU VỀ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA TECHCOMBANK 7
2.1. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ 7
2.1.1. Dịch vụ tài khoản 7
2.1.2. Sản phẩm tiết kiệm 9
2.1.3. Sản phẩm dịch vụ thẻ 9
2.1.4. Sản phẩm tín dụng 10
2.1.5. Dịch vụ cá nhân 11
2.1.6. Dịch vụ bán lẻ doanh nghiệp 11
2.1.7. Sản phẩm dịch vụ cá nhân khác 12
2.2. Các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp 12
2.2.1. Dịch vụ tài khoản 12
2.2.2. Tín dụng doanh nghiệp 13
2.2.3. Dịch vụ bảo lãnh và đồng bảo lãnh 13
2.2.4. Dịch vụ thanh toán trong nước 14
2.2.5. Dịch vụ thanh toán quốc tế 14
2.2.6. Các nghiệp vụ ngoại hối và quản trị rủi ro 15
2.2.7. Các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp khác 16
2.3. Dịch vụ dành cho các định chế tài chính 17
2.4. Dịch vụ ngân hàng đầu tư 17
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG TẠI TECHCOMBANK 18
3.1. Sơ đồ tổ chức chi nhánh Thăng Long: (trang bên) 18
3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 19
3.2.1. Ban Giám đốc 19
3.2.2. Phòng kinh doanh 19
3.2.3. Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng 20
3.2.4. Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh 20
3.2.5. Kế toán, kho quỹ 21
3.2.6. Bộ phận kiểm soát nội bộ (kiểm toán nội bộ) 21
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CƠ BẢN TẠI TECHCOMBANK THĂNG LONG 22
4.1. Huy động vốn và nghiệp vụ ngân quỹ 22
4.2. Hoạt động cho vay 23
4.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 23
4.4. Nghiệp vụ bảo lãnh 24
V. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI 25
5.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh 25
5.2. Đánh giá những thành tựu và tồn tại 41
5.3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới 42
5.3.1. Mục tiêu đến năm 2010 42
5.3.2. Phương hướng hành động trong những năm tới 44
48 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hách hàng doanh nghiệp đa dạng các sản phẩm tín dụng, đáp ứng tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp về thời gian, lãi suất và hình thức trả nợ vay.
Tài trợ vốn lưu động: Các khoản vay được sử dụng làm vốn lưu động, có thời hạn dưới 1 năm, các hình thức vay theo món hoặc vay theo hạn mức tín dụng.
Cho vay đầu tư trung, dài hạn: Các khoản vay được sử dụng cho mục đích trung, dài hạn như đầu tư theo dự án, có thời hạn từ 1 đến 10 năm, hình thức vay theo món hoặc theo hạn mức dự án đầu tư.
Thấu chi doanh nghiệp: Sản phẩm thấu chi tài khoản tiền gửi cho doanh nghiệp, rất phù hợp cho các mục đích chi tiêu thời vụ hoặc đột xuất.
Bao thanh toán: Cấp tín dụng cho khách hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được khách hàng và bên mua thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng. Qua đó tạo điều kiện cho khách hàng có nguồn vốn để nhanh chóng tái sử dụng, cũng như đảm nhận các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thanh toán.
2.2.3. Dịch vụ bảo lãnh và đồng bảo lãnh
Techcombank cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ bảo lãnh với các điều kiện linh hoạt, giúp khách hàng đáp ứng được yêu cầu của đối tác, nhà mời thầu với quy trình nhanh gọn, mức phí cạnh tranh.
Các hình thức như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, bảo lãnh hoàn thanh toán, đồng bảo lãnh.
2.2.4. Dịch vụ thanh toán trong nước
Với mạng lưới được nối mạng trực tuyến trên toàn quốc, là thành viên của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng CITAD và E-bank của Vietcombank, Techcombank sẵn sàng tư vấn và thực hiện các giao dịch thanh toán đi và đến như: chuyển tiền mặt, uỷ nhiệm chi, séc cho khách hàng với thời gian nhanh chóng và chi phí tiết kiệm nhất. Đặc biệt Techcombank còn có phần mềm giao dịch trực tuyến Telebank tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện lệnh thanh toán ngay tại công ty.
2.2.5. Dịch vụ thanh toán quốc tế
Techcombank là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam về khối lượng giao dịch và chất lượng của dịch vụ thanh toán quốc tế. Liên tục được các ngân hàng hàng đầu thế giới như Bank of New York, Citibank và Standard Chartered Bank trao chứng chỉ xuất sắc về tỷ lệ điện chuẩn trong các năm 2002, 2003, 2004. Khách hàng của Techcombank cũng có thể được ADB bảo lãnh thanh toán. Ngoài ra, với mạng lưới hơn 8427 ngân hàng đại lý tại 88 quốc gia trên thế giới, Techcombank đảm bảo hồ sơ thanh toán của khách hàng sẽ được chuyển trực tiếp đến đối tác ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Thanh toán chuyển tiền bằng điện: Chuyển tiền bằng điện đi nước ngoài để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu theo hình thức ứng trước hoặc trả sau.
Thanh toán nhờ thu chứng từ: Thanh toán theo bộ chứng từ nhờ thu của người bán hàng theo phương phức nhờ thu trả ngay (D/P) hoặc nhờ thu trả chậm (D/A).
Thanh toán thư tín dụng chứng từ: Thanh toán theo hình thức tín dụng không huỷ ngang xác nhận/ không xác nhận, theo phương thức trả ngay hay trả chậm. Ngoài ra, Techcombank cũng cung cấp các loại hình L/C đặc biệt theo yêu cầu như L/C dự phòng, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng.
2.2.6. Các nghiệp vụ ngoại hối và quản trị rủi ro
Techcombank sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu mua/ bán ngoại tệ khác nhau với tất cả các ngoại tệ mạnh như: EUR, USD, CAD,GBP, JPY,SGD, HKD, CND… và các ngoại tệ chuyển đổi khác theo nhu cầu khách hàng với giá cả cạnh tranh và theo sát với thay đổi tỷ giá trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, Techcombank cũng sẵn sàng tư vấn về quản lý tài sản, phòng ngừa rủi ro và lựa chọn các hình thức kinh doanh ngoại hối có lợi nhất cho khách hàng.
Mua bán ngoại tệ: Dịch vụ mua/ bán tất cả các loại ngoại tệ mạnh cho các mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng theo các hình thức giao ngay (spots), kỳ hạn (forward) với tỷ giá hấp dẫn, thủ tục mua bán nhanh gọn, đảm bảo an toàn, chính xác, hiệu quả.
Hoán đổi ngoại tệ: Dịch vụ chuyển một lượng ngoại tệ thành một loại ngoại tệ khác và mua lại lượng ngoại tệ ban đầu tại một thời điểm trong tương lai với các tỷ giá mua bán được xác định tại thời điểm giao dịch.
Quyền chọn ngoại tệ: Dịch vụ cung cấp quyền (nhưng không kèm theo nghiã vụ) mua hoặc bán một loại ngoại tệ nhất định tại mức giá được ấn định trước vào một ngày xác định.
Hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hoá: Dịch vụ chốt giá hoặc cung cấp quyền lựa chọn giá giao dịch mua/ bán hàng hoá cho các thời điểm trong tương lai, giảm thiểu các rủi ro biến động giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
2.2.7. Các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp khác
Ngoài các dịch vụ trên, Techcombank còn cung cấp các dịch vụ khác nhằm tăng thêm tính hiệu quả và an toàn cho hoạt động của khách hàng:
Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn: Dịch vụ nhận tiền gửi từ các nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp theo cac kỳ hạn khác nhau với mức lãi suất hấp dẫn.
Bảo quản tài sản: Dịch vụ lưu trữ và bảo quản tài sản của mọi đối tượng khách hàng với các loại như: tiền không đếm, giấy tờ có giá hoặc các giấy tờ quan trọng, các loại tài sản, trang sức quý...
Dịch vụ trả lương: chi trả lương cho nhân viên của doanh nghiệp bằng tiền mặt hoặc vào tài khoản cá nhân theo danh sách được cung cấp, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Thu chi tiền mặt tại chỗ: Dịch vụ thu hoặc chi tiền mặt tại chỗ, tại bất kỳ địa điểm nào do khách hàng chỉ định.
Chiết khấu chứng từ có giá: Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu kho bạc, công trái quốc gia, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm với lãi suất chiết khấu hấp dẫn, thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
Dịch vụ ngân quỹ: Dịch vụ kiểm đếm, phân loại, đóng gói các loại tiền mặt VND, tiền mặt ngoại tệ, ngân phiếu thanh toán, công trái, giấy tờ có giá khác. Kiểm định ngoại tệ và cấp giấy chứng nhận, giấy phép mang ngoại tệ. Thu đổi các loại ngoại tệ mặt.
2.3. Dịch vụ dành cho các định chế tài chính
Techcombank là một trong các ngân hàng năng động nhất trên thị trường ngoại hối và tiền tệ Việt Nam cũng như quốc tê. Giao dịch thông qua hệ thống Reuters tại Singapore, London, Tokyo, Frankfurt, Sydney… Đội ngũ cán bộ được đào tạo có kinh nghiệm trong công việc.
Thông qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng, Techcombank thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ thông qua các hình thức: Giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay, Giao dịch mua bán kỳ hạn, Giao dịch hoán đổi, Giao dịch trên thị trường tiền tệ, Các giao dịch khác theo yêu cầu của khách hàng…
Techcombank luôn sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu của các tổ chức đồng nghiệp theo từng hợp đồng cụ thể giữa hai bên như: đồng tài trợ, tư vấn… Với ưu thế về chất lượng dịch vụ, quan hệ đại lý rộng khắp và ngày càng phát triển của mình, Techcombank luôn sẵn sàng thực hiện các vai trò của một ngân hàng đại lý.
2.4. Dịch vụ ngân hàng đầu tư
Techcombank cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư với phạm vi rộng lớn cho các cá nhân, doanh nghiệp cũng như các định chế tài chính.
Dịch vụ tư vấn đầu tư: Tư vấn thẩm định và phân tích dự án đầu tư, Tư vấn quản lý tài chính doanh nghiệp, Tư vấn phát hành chứng từ có giá, Tư vấn quản lý danh mục đầu tư tài chính,…
Dịch vụ uỷ thác: uỷ thác đầu tư vào trái phiếu, các công cụ tài chính hoặc tài sản với mức sinh lợi cố định.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG TẠI TECHCOMBANK
Tổ chức bộ máy hoạt động của Techcombank phản ánh chiến lược, phương châm và chính sách hoạt động của Ngân hàng. Cấu trúc tổ chức của bộ máy tín dụng thể hiện quan điểm của Ngân hàng đối với các nguyên tắc về quản trị rủi ro có tính hệ thống nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu lâu dài của Ngân hàng.
Bộ máy hoạt động tại Techcombank được xây dựng trên cơ sở bảo đảm hai mục tiêu cơ bản là: đảm bảo kinh doanh hiệu quả và đảm bảo tuân thủ các chủ trương, định hướng và chính sách tín dụng của Ngân hàng.
3.1. Sơ đồ tổ chức chi nhánh Thăng Long: (trang bên)
Ngoài ra, Techcombank Thăng Long còn có 10 Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh:
Techcombank Đông Đô
Techcombank Đống Đa
Techcombank Ba Đình
Techcombank Khâm Thiên
Techcombank Ngọc Khánh
Techcombank Trung Tự
Techcombank Giáp Bát
Techcombank Thanh Xuân
Techcombank Cầu Giấy
Techcombank Giảng Võ
3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
3.2.1. Ban Giám đốc
Ban Giám đốc chi nhánh thực hiện vai trò lãnh đạo và thực hiện chức năng phê duyệt tín dụng theo uỷ quyền của Tổng giám đốc. Ngoài ra, để tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng, đồng thời nâng cao khả năng chủ động trong kinh doanh tại chi nhánh, Hội đồng tín dụng tại được thiết lập với các thành viên và có mức thẩm quyền phê duyệt tín dụng do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ.
3.2.2. Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh bao gồm: các chuyên viên khách hàng và lãnh đạo phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh bao gồm: Phòng doanh nghiệp (phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp) và Phòng bán lẻ (phục vụ khách hàng cá nhân), đều trực thuộc sự lãnh đạo của Ban giám đốc.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh là:
- Thực hiện công tác marketing, tiếp thị khách hàng, bán sản phẩm tín dụng và các sản phẩm ngân hàng khác của Techcombank.
- Thực hiện việc tiếp xúc khách hàng, tập hợp hồ sơ, thẩm định tín dụng.
- Thực hiện một số công việc trong quá trình làm các thủ tục để giải ngân các khoản tín dụng đã được phê duyệt cho khách hàng.
- Theo dõi hoạt động của khách hàng, đôn đốc, thu hồi nợ.
Tại Techcombank Thăng Long, hoạt động cơ bản của Phòng kinh doanh là hoạt động tín dụng. Trong đó chiếm doanh số lớn nhất vẫn là hoạt động cho vay khách hàng, khách hàng là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn khách hàng cá nhân. Kế sau đó là đến hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động bảo lãnh, hai hoạt động này phát triển rất mạnh tại Techcombank Thăng Long, thể hiện ở số lượng khách hàng lớn và mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh.
3.2.3. Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng
Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng được thiết lập trực thuộc sự lãnh đạo của Ban Giám đốc.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thăng Long là:
- Theo dõi, giám sát, kiểm tra rủi ro tín dụng tại chi nhánh: thực hiện đánh giá thường xuyên chất lượng danh mục tín dụng tại chi nhánh, thực hiện các báo cáo, phân tích liên quan về tín dụng tại chi nhánh.
- Tái thẩm định các hồ sơ tín dụng của Phòng kinh doanh, theo yêu cầu của Tồng giám đốc, Ban Giám đốc chi nhánh Thăng Long.
- Hướng dẫn triển khai và kiểm soát việc thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động tín dụng tại Techcombank Thăng Long.
3.2.4. Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh
Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh được thiết lập tại chi nhánh Thăng Long trực thuộc sự lãnh đạo của Ban giám đốc Techcombank Thăng Long.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh là:
- Thực hiện các công việc trong quá trình làm các thủ tục để giải ngân các khoản tín dụng đã được phê duyệt cho khách hàng, bao gồm cả việc tham gia định giá tài sản đảm bảo.
- Hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh (giải ngân, thu nợ gốc, lãi, hạch toán tài sản đảm bảo, khai báo hạn mức,…)
- Kiểm soát hồ sơ tín dụng trước khi hạch toán giải ngân, lưu trữ hồ sơ tín dụng.
3.2.5. Kế toán, kho quỹ
Phòng kế toán giao dịch và kho quỹ có chức năng nhiệm vụ:
- Tiếp xúc khách hàng, thực hiện các giao dịch gửi, rút mà khách hàng yêu cầu. Thực hiện thủ tục mở tài khoản, cấp ID cho khách hàng.
- Giới thiệu với khách hàng sử dụng thêm nhiều dịch vụ khác của Ngân hàng.
- Hạch toán, lưu giữ một phần hồ sơ tín dụng của khách hàng.
- Thực hiện thanh toán trong nội bộ hệ thống Techcombank và thanh toán liên ngân hàng.
3.2.6. Bộ phận kiểm soát nội bộ (kiểm toán nội bộ)
Bộ phận kiểm soát nội bộ có các chức năng sau:
- Kiểm soát rủi ro sau khi cho vay thông qua hoạt động kiểm tra, rà soát lại tính đầy đủ, tính chính xác và tính tuân thủ của các hồ sơ đã được phê duyệt và giải ngân.
- Phát hiện rủi ro tiềm ẩn của các khoản vay trong trường hợp rủi ro đó chưa được phát hiện trong quá trình thẩm định và phê duyệt tín dụng.
- Phát hiện và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong quy trình nghiệp vụ ( rủi ro hệ thống) liên quan đến hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp để khắc phục và kiểm soát hiệu quả các rủi ro hệ thống đó.
- Tham gia vào hệ thống theo dõi sau khi cho vay.
3.2.7. Bộ phận văn phòng
Bộ phận văn phòng thực hiện chức năng quản lý hành chính và công tác nhân sự tại chi nhánh.
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CƠ BẢN TẠI TECHCOMBANK THĂNG LONG
Từ các sản phẩm dịch vụ trên, có thể tóm lược các hoạt động kinh doanh cơ bản tại Techcombank Thăng Long
4.1. Huy động vốn và nghiệp vụ ngân quỹ
Techcombank huy động vốn từ các nguồn chính như: nguồn tiền gửi (tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm), nguồn tiền vay và nguồn vốn nhận uỷ thác. Trong đó, nguồn lớn nhất là từ tiền gửi.
Quy trình thực hiện: Khách hàng đến đề nghị gửi tiền, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp giấy tờ cần thiết và điền các thông tin vào mẫu in sẵn. Giao dịch viên mở tài khoản hoặc phát hành Sổ tiết kiệm cho khách hàng. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch nộp, rút tiền, thanh toán, chuyển khoản… qua kế toán và bộ phận kho quỹ.
Nghiệp vụ này tại Techcombank giống như tại hầu hết các ngân hàng khác. Nhưng với công nghệ hiện đại, và mạng lưới phòng giao dịch lớn Techcombank Thăng Long thu hút được một lượng lớn nguồn tiền gửi thanh toán.
4.2. Hoạt động cho vay
Techcombank cấp tín dụng cho khách hàng có thể theo món, theo hạn mức, theo dự án…
Quy trình thực hiện:
- Tiếp thị, tiếp xúc khách hàng; thu nhận hồ sơ, thẩm định, phân tích hồ sơ.
Kiểm tra, định giá tài sản đảm bảo, thẩm định tài sản đảm bảo.
Kiểm soát, tái thẩm định.
Phê duyệt.
Lập thông báo tín dụng, thoả thuận khách hàng
Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản bảo đảm
Soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụng
Giải ngân và hạch toán giải ngân
Theo dõi và quản lý khoản vay và khách hang
Phân loại nợ, theo dõi và xử lý nợ.
Quy trình cho vay tại Techcombank Thăng Long gồm đầy đủ các bước của quy trình cho vay cơ bản, nhưng việc tiến hành cho một khoản vay là rất nhanh chóng, khách hang có thể nhanh chóng được đáp ứng nhu cầu tín dụng với các điều kiện rộng mở nhưng vẫn đảm bảo an toàn khoản vay cho ngân hàng.
4.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank Thăng Long rất phát triển với các loại hình dịch vụ như: chuyển tiền bằng điện (trả trước, trả sau), thanh toán nhờ thu chứng từ, thanh toán thư tín dụng chứng từ, các loại hình L/C…
Với mỗi loại sản phẩm có quy trình thực hiện khác nhau, nhưng tựu chung lại ngân hàng phải hiểu rõ về tình hình hoạt động, khả năng tài chính của khách hàng, hiểu rõ về khách hàng, đối tác của khách hàng và phải có hồ sơ pháp lý đầy đủ…
Do có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng lớn, Techcombank tập trung vào phát triển công nghệ hiện đại, cùng với đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế giỏi nên hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank được đánh giá rất cao và nổi bật hơn nhiều ngân hàng khác.
4.4. Nghiệp vụ bảo lãnh
Tại Techcombank Thăng Long có đa dạng các loại hình dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, Bảo lãnh hoàn thanh toán, Đồng bảo lãnh.
Quy trình chung của nghiệp vụ bảo lãnh giữa Techcombank và khách hàng là:
Khách hàng đến yêu cầu Techcombank phát hành thư bảo lãnh
Ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp thêm thông tin, giấy tờ cần thiết và tiến hành thẩm định, đánh giá nhu cầu.
Chấp nhận yêu cầu của khách hàng, ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng.
Khách hàng chuyển thư bảo lãnh cho bên đối tác, và Techcombank theo dõi việc thực hiện hợp đồng giữa các bên.
Nghiệp vụ bảo lãnh cũng rất phát triển tại Techcombank Thăng Long, đặc biệt là nhiều khách hàng đến vay tiền và sử dụng luôn dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng.
Trên đây là các hoạt động kinh doanh cơ bản, phát triển nhất tại Techcombank Thăng Long, ngoài ra tại ngân hàng còn có những hoạt động kinh doanh khác như: kinh doanh ngoại tệ, tư vấn và thu xếp tài chính, chiết khấu chứng từ có giá,…
V. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI
5.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh
12 năm sau khi thành lập, Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Techcombank đã vươn lên đứng thứ 3 trong số các Ngân hàng thương mại cổ phần trên cả nước, là một trong hai ngân hàng cổ phần có tỷ lệ cổ tức cao nhất, tạo được sự tin cậy thân thiện đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như khách hàng dân cư tại các đô thị lớn của Việt Nam. Có thể thấy được điều đó thông qua các bảng báo cáo sau về tình hình hoạt động của Techcombank:
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 12 năm 2004
TÀI SẢN
Năm 2003
Triệu VND
Năm 2004
Triệu VND
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại quỹ
114.278
148.056
Tiền gửi tại NHNN Việt Nam
74.385
198.998
Tiền gửi thanh toán tại các NH khác
49.549
77.430
Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các TCTD
2.208.317
2.996.150
Đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu và công trái
744.626
724.289
Cho vay và tạm ứng cho khách hàng
2.296.506
3.465.540
Dự phòng nợ khó đòi
(83.168)
(95.449)
Đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết
8.015
7.965
Tài sản cố định hữu hình
38.353
46.002
Xây dựng dở dang
7.428
4.846
Tài sản cố định vô hình
13.087
17.385
Lãi dự thu
29.800
42.529
Các tài sản khác
9.254
33.720
Tổng tài sản
5.510.430
7.667.461
NGUỒN VỐN
Nợ phải trả
5.301.555
7.152.354
Tiền gửi thanh toán của các NH khác
82.297
877
Tiền gửi và vay từ các TCTD
2.496.689
2.385.949
Tiền gửi của khách hàng
2.619.620
4.600.097
Chi phí lãi tiền gửi, tiền vay trích trước
53.217
62.246
Vốn góp chờ được phê duyệt
14.400
551
Thuế và các khoản phải thu khác
35.332
102.634
Vốn cổ đông
208.875
515.107
Vốn điều lệ
180.000
412.700
Vốn khác
4
371
Các quỹ dự trữ
9.252
62.309
Lợi nhuận để lại
19.619
39.727
Tổng nguồn vốn
5.510.430
7.667.461
Báo cáo kết quả kinh doanh
Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2004
THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2003
Triệu VND
Năm 2004
Triệu VND
Thu lãi tiền gửi và cho vay
347.096
442.263
Chi phí trả lãi tiền vay và huy động vốn
(236.120)
(264.929)
Thu nhập từ lãi tiền gửi và cho vay
110.976
177.334
Thu từ các khoản phí và dịch vụ
31.682
44.112
Chi trả phí và dịch vụ
(6.691)
(9.353)
Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ
1.902
4.227
Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ
(729)
(2.165)
Lãi thuần từ hoạt động đầu tư
157
500
Thu nhập khác
5.394
5.528
Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh
142.691
220.183
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
Chi phí nhân viên
(24.421)
(36.267)
Chi phí khấu hao
(2.946)
(5.102)
Các chi phí hoạt động khác
(25.253)
(48.496)
(52.620)
(89.865)
Dự phòng nợ khó đòi
(47.899)
(23.306)
Lợi nhuận thuần trước thuế
42.172
107.012
Thuế thu nhập doanh nghiệp
(11.743)
(29.778)
Lợi nhuận thuần trong năm
30.438
77.234
Lợi nhuận để lại đầu năm
5.342
19.619
Lợi nhuận để lại trước khi phân bổ
35.780
96.853
Cộng: điều chỉnh năm trước theo quyết toán thuế
-
3.447
Trừ: thuế TNDN theo quyết toán thuế
(3.238)
(1.103)
Trừ: trích lập các quỹ theo quy định
- từ lợi nhuận của năm trước
- từ lợi nhuận của năm nay
(1.980)
(1.495)
(6.491)
(13.959)
Trừ: chia lãi cồ tức
(9.212)
(39.228)
Các khoản khác
(236)
208
LỢI NHUẬN ĐỂ LẠI CUỐI NĂM
19.619
39.727
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2004
LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2003
Triệu VND
Năm 2004
Triệu VND
Lợi nhuận thuần trước thuế
42.172
107.012
Điều chỉnh cho các khoản:
- Chi phí khấu hao
- Dự phòng nợ khó đòi
- Quỹ trợ cấp mất việc làm
- Cổ tức nhận được trong năm
2.946
47.899
-
(157)
5.102
23.306
567
(226)
Lợi nhuận hoạt động trước khi thay đổi vốn lưu động
92.860
135.721
(Tăng)/Giảm tài sản hoạt động:
- Dự trữ bắt buộc tại NHNN Việt Nam
- Tiền gửi và cho vay các TCTD
- Đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu và công trái
- Nợ khó đòi được xoá trong năm
- Cho vay và tạm ứng khách hàng
- Lãi dự thu
- Các tài sản khác
-
(27.606)
(636.912)
(2.558)
(400.189)
(11.673)
4.575
(124.406)
253.979
20.337
(11.025)
(1.169.034)
(12.728)
(24.466)
Tăng/(Giảm) công nợ hoạt động:
- Tiền gửi và vay từ các TCTD
- Tiền gửi của khách hàng
- Chi phí lãi dự chi
- Thuế và các khoản phải trả khác
- Điều chỉnh năm trước
217.878
595.056
7.599
(12.780)
(236)
(870.526)
1.980.478
9.029
53.296
2.550
(374.016)
243.205
Thuế TNDN trong cả năm
(5.752)
(15.772)
Lưu chuyển tiền tệ thuần từ các hoạt động kinh doanh
(379.768)
227.433
LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Chi xây dựng dở dang và mua sắm TSCĐ
(15.938)
(14.467)
Thu do thanh lý TSCĐ
37
-
Cổ tức nhận được trong năm
157
266
Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư
(15.744)
(14.201)
LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Vốn góp tăng trong năm
60.795
218.300
Vốn đăng ký mới chưa được duyệt
14.400
551
Sử dụng các quỹ
(1.160)
(2.192)
Trả cổ tức
(9.212)
(39.228)
Thặng dư phát hành cổ phiếu
510
34.648
Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động tài chính
65.33
212.079
Tăng/(Giảm) thuần của tiền và các khoản tương đương
(330.179)
425.311
Số dư đầu năm của tiền và các khoản tương đương
167.786
(162.393)
SỐ DƯ CUỐI NĂM CỦA TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG
(162.393)
262.918
Từ các bảng báo cáo quan trọng trên, ta có thể rút ta một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu:
Trong năm
2003
2004
Tổng doanh thu (tỷ VND)
386,43
496,63
Tổng tài sản (tỷ VND)
5.510,43
7.667,46
Vốn điều lệ (tỷ VND)
180,00
412,70
Tổng nguồn vốn huy động (tỷ VND)
5.150,00
7.048,3
Dư nợ tín dụng (tỷ VND)
2.296,51
3.465,54
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
3,81
3,35
Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro (tỷ VND)
90,07
130,32
Lợi nhuận trước thuế, sau dự phòng rủi ro (tỷ VND)
42,17
107,01
Lợi nhuận sau thuế (tỷ VND)
29,34
77,23
Chỉ số LNTT, trước dự phòng rủi ro trên tài sản có (%)
1,64
1,70
Tỷ lệ LNST/Vốn chủ sở hữu ROE (%)
15,52
26,06
Chỉ số cổ tức (%)
15,93
23,35
Trong năm 2004, Techcombank tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng, khẳng định vị thế của một ngân hàng cổ phần năng động, an toàn và hiệu quả. Mọi mặt hoạt động đều có sự tăng trưởng thể hiện ở những kết quả kinh doanh hết sức thuyết phục: LNTT đạt 130,32 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2003; Tổng tài sản đạt 7.667,46 tỷ đồng, tăng 129%; Vốn điều lệ tăng lên 412,7 tỷ đồng, tăng 129%; Tỷ lệ LNST/ VCSH (ROE) đạt 26,06%, tức là cứ bỏ ra 100 đồng vốn thì Techcombank thu được về thêm 26,06 đồng; tỷ lệ cổ tức chia cho cổ đông năm 2004 là 23,35%, đây là những con số rất đáng nể của Techcombank, cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Techcombank. Trong năm 2004, Techcombank đã mở thêm 10 điểm giao dịch mới trên toàn quốc, nâng tổng số điểm giao dịch vào cuối năm 2004 lên 25 điểm trên toàn quốc.
Tuy các chỉ tiêu số liệu năm 2005 chưa được cập nhật thông báo, nhưng nhìn chung có thể đánh giá được một số chỉ tiêu cơ bản quan trọng sau:
Tổng tài sản: 10.504,42 tỷ VND
Vốn điều lệ: 617,66 tỷ VND, Vốn tự có 831,33 tỷ VND
Vốn huy động từ khu vực dân cư đạt 3.874,78 tỷ VND
Dư nợ tín dụng đạt 5.277,32 tỷ VND
Lợi nhuận trước thuế, sau dự phòng rủi ro đạt 286 tỷ VND
Doanh thu từ khu vực dịch vụ đạt gần 90 tỷ VND
50 điểm giao dịch trải dài trên 10 tỉnh, thành phố lớn
50.556 thẻ
Năm 2005 là năm Techcombank hoàn thành kế hoạch 5 năm 2001-2005 và bắt đầu thực hiện những chỉ tiêu đầu tiên của kế hoạch 5 năm tới với thế và lực mới. Tính đến thời điểm 31.12.2005, tổng vốn điều lệ của ngân hàng, sau 5 lần tăng trong năm đã đạt 617,66 tỷ đồng. Vốn tự có đạt 831,33 tỷ đồng.
Tổng tài sản của Techcombank đã tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái, trở thành 1 trong 3-4 ngân hàng cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất. Vốn huy động từ khu vực dân cư tăng 82% so với cả năm 2004.
Dư nợ tín dụng cả năm 2005 tăng 52,28% so với mức dư nợ tín dụng cuối năm 2004.
Lợi nhuận trước thuế của Techcombank sau khi đã trích đủ dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đạt 286 tỷ đồng, tăng 170% so với mức lợi nhuận của năm 2004, trở thành một trong ba ngân hàng cổ phần có mức lợi nhuận cao nhất.
Năm 2005 cũng là năm thành công của Techcombank trong lĩnh vực dịch vụ, với doanh thu từ khu vực này tăng 63,83% so với năm 2004, đạt gần 90 tỷ đồng, đưa Techcombank trở thành một trong hai ngân hàng cổ phần có mức thu dịch vụ tốt nhất trên thị trường.
Năm 2005, công tác mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của Techcombank có những bước tiến đáng kể. Với tổng số hơn 20 điểm giao dịch mở mới trong năm 2005, Techcombank đã tăng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lên 50 điểm trải rộng trên 10 tỉnh thành phố lớn, gấp đôi năm 2004, nó vừa thể hiện và hứa hẹn một sự tăng trưởng mạnh mẽ của Techcombank.
Công tác phát hành và thanh toán thẻ cũng đạt được những thành công nhất định. Sản phẩm thẻ F@stAccess, với các tính năng hiện đại, đã được bình chọn là sản phẩm Sao Vàng Đất Việt năm 2005 như một sự công nhận của người tiêu dùng về chất lượng và thương hiệu. Tính đến thời điểm 31.12.2005, số lượng thẻ phát hành đã đạt 50.556 thẻ, là bước đi khá vững
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC344.doc