Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Vai trò của miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ

 

Các văn kiện Đảng, Nhà nước và sách báo đã đề cập nhiều đến vai trò quyết định của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Năm tháng trôi qua, kể từ ngày chiến tranh kết thúc đến nay, hiện thực đó càng chứng tỏ đó là một chân lý lịch sử.

 

Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (tháng 7/1954), Trung ương Đảng ta đã sớm xác định nhiệm vụ xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960) của Đảng khẳng định: “.Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà”. Do đất nước tạm bị chia hai miền, mỗi miền thực hiện một chiến lược cách mạng trong những điều kiện không giống nhau, nên khi phân tích vị trí và mối quan hệ giữa hai miền, Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng (khóa III) đã xác định: “Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà; miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”.

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự, chính trị, binh vận; kết hợp ba thứ quân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ; thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ mở những trận tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch để giành thắng lợi cuối cùng. Tất cả những hình thức, phương pháp đấu tranh nói trên là một thể thống nhất, có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo nên chiến lược tổng hợp và nghệ thuật quân sự của chiến tranh cách mạng Việt Nam. Đó là kết quả rực rỡ của sự vận dụng sáng tạo lý luận về bạo lực cách mạng và khoa học quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, phát triển lên một trình độ mới những kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như của toàn bộ cuộc đấu tranh cách mạng từ khi Đảng ta ra đời. Đường lối chính trị, quân sự, phương pháp tiến hành cách mạng và chiến tranh cách mạng nói trên đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cực kỳ to lớn để nhân dân ta đánh thắng lực lượng khổng lồ và những cố gắng chiến tranh rất cao của tên đế quốc giàu mạnh nhất, hung bạo nhất trong thời đại ngày nay. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng miền Nam và chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, Trung ương Đảng đã nhận rõ âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ, đánh giá đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch và đề ra những chủ trương chiến lược chính xác, sắc bén và linh hoạt để đánh bại những âm mưu và hành động chiến tranh của Mỹ - nguỵ trong từng thời kỳ, đi đến chiến thắng hoàn toàn chiến tranh xâm lược của chúng. Đó là thành công nổi bật về chỉ đạo chiến lược của Trung ương Đảng. Đó cũng là thành công của công tác tổ chức chiến đấu của các cấp bộ Đảng và các cấp chỉ huy quân đội. Song, trong một cuộc chiến tranh mà đế quốc Mỹ vừa đánh vừa dò, vừa đánh vừa thí nghiệm các chiến lược, chiến thuật của chúng, một cuộc chiến tranh leo thang từng bước, không có tiền lệ trong lịch sử, thì việc hiểu địch, hiểu ta là một quá trình nhận thức ngày càng sâu hơn, sát hơn, rõ ràng hơn, chắc chắn hơn, thông qua thực tế chiến đấu và những diễn biến cụ thể của cuộc đọ sức trên chiến trường. Trên cơ sở phương hướng chiến lược đúng, hãy làm đi rồi thực tiễn sẽ cho phép ta hiểu rõ sự vật hơn nữa. Đó là một trong những bài học quan trọng của chúng ta. Cuộc kháng chiến chống Mỹ là một kho kinh nghiệm rất phong phú và quý báu. Sau này, cần tổ chức tốt việc tổng kết cuộc chiến tranh yêu nước của chúng ta để phát triển và hoàn chỉnh lý luận và khoa học quân sự Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới. Thắng lợi của chúng ta chứng minh rằng trong thời đại ngày nay, khi các lực lượng cách mạng thế giới đang ở thế tiến công, một dân tộc nước không rộng, người không đông, song đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một đảng Mác - Lênin có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lại được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới, thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực đế quốc xâm lược, dù đó là tên đế quốc đầu sỏ. Thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của cả hai chiến lược cách mạng được tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, trong đó, như Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng đã chỉ rõ và ngày nay được toàn bộ thực tiễn chứng minh, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, còn cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Thật vậy, không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, suốt mười sáu năm qua, luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt từ năm 1965, khi Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thì miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước, xứng đáng là pháo đài vô địch của chủ nghĩa xã hội. Trên mặt trận cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền kinh tế quốc dân, miền Bắc đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Thành tựu to lớn nhất là đã thủ tiêu chế độ người bóc lột người; chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức toàn dân và tập thể đã được xác lập một cách phổ biến. Đến năm 1975 trong khu vực sản xuất vật chất, 99,7% tài sản cố định đã thuộc về kinh tế xã hội chủ nghĩa; phần lớn thu nhập quốc dân cũng như sản lượng công nghiệp, nông nghiệp là do kinh tế xã hội chủ nghĩa tạo ra. Các giai cấp bóc lột đã bị xoá bỏ. Giai cấp công nhân, giai cấp lãnh đạo cách mạng, đã lớn lên cả về số lượng và chất lượng. Nông dân đã trở thành một giai cấp mới, giai cấp nông dân tập thể. Khối liên minh công nông do đó được củng cố trên một cơ sở mới, cao hơn trước. Tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa mà hầu hết được đào tạo dưới chế độ mới ngày càng phát triển. Xã hội miền Bắc đã trở thành xã hội của những người lao động. Sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân ngày một tăng thêm. Các thành phần dân tộc sống bình đẳng, đoàn kết, hoà hợp theo tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Phụ nữ bình đẳng với nam giới, đảm đương mọi nhiệm vụ xã hội. Dưới ánh sáng đường lối của Đại hội lần thứ III của Đảng, thực hiện Nghị quyết của các Hội nghị lần thứ năm, thứ bảy, thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương, chúng ta đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội, theo hướng tiến lên một nền sản xuất lớn hiện đại và một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Trong những năm 1961-1964, vốn đầu tư xây dựng kinh tế gấp 4,5 lần thời kỳ 1955-1957. Đến năm 1964, miền Bắc đã tự bảo đảm được lương thực về cơ bản, tự giải quyết được 90% hàng tiêu dùng, đồng thời đã bắt đầu tạo được nguồn tích luỹ từ trong nước. Nhưng từ năm 1965, miền Bắc phải chuyển hướng kinh tế từ thời bình sang thời chiến, và từ đó đến năm 1975 là thời kỳ chống chiến tranh phá hoại xen kẽ với những thời kỳ ngắn khôi phục kinh tế. Mặc dù vậy, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành quả đáng kể. Đến năm 1975, tài sản cố định trong khu vực sản xuất vật chất đã tăng lên gấp 5,1 lần so với năm 1960; số xí nghiệp công nghiệp gấp 16,5 lần số xí nghiệp năm 1955. Nhiều khu công nghiệp lớn đã và đang hình thành. Trong cơ cấu công nghiệp đã có những cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng: điện, than, cơ khí, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng; đồng thời một số ngành công nghiệp nhẹ cũng được xây dựng; mạng lưới giao thông phát triển. Trong nông nghiệp, kết hợp với phong trào hợp tác hoá và nhờ thắng lợi của hợp tác hoá, hàng loạt công trình thủy lợi đã được xây dựng, bảo đảm tưới, tiêu nước cho hàng chục vạn hécta. Quá nửa số hợp tác xã nông nghiệp đã được trang bị máy móc nhỏ. Sản lượng điện phục vụ nông nghiệp, số máy bơm, máy kéo đều tăng lên gấp nhiều lần so với năm 1955. Nông nghiệp đã có những cố gắng lớn trong việc áp dụng một số thành tựu và tiến bộ mới về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, đã đạt được thành tích quan trọng về tăng năng suất lúa và tăng vụ, nhất là đã biến vụ đông - xuân thành một vụ sản xuất ổn định, có năng suất cao. Một mặt tiêu biểu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế phát triển với tốc độ cao, ngay cả những năm có chiến tranh. Hệ thống trường học được mở rộng khắp thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi. Xã có trường cấp II, huyện có trường cấp III. Trên miền Bắc hiện nay cứ ba người dân có một người đi học. Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và cán bộ quản lý có trình độ trên đại học, đại học và trung học chuyên nghiệp hơn 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960. Năm 1975, cứ một vạn người lao động có 1.040 lao động kỹ thuật (gồm 660 công nhân kỹ thuật, 260 cán bộ trung cấp, 120 cán bộ đại học và trên đại học). Mạng lưới y tế trải ra rộng khắp; công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em được đẩy mạnh; số bác sĩ, y sĩ tăng gấp 13,4 lần, số giường bệnh tăng 2,3 lần so với năm 1960. Hoạt động văn hoá, nghệ thuật cũng phát triển trên nhiều mặt với nội dung lành mạnh, đã cổ vũ quần chúng đấu tranh và sản xuất vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, và góp phần xây dựng cuộc sống mới, con người mới, mà hàng nghìn anh hùng, chiến sĩ thi đua trong chiến đấu và lao động sản xuất là những tấm gương đẹp đẽ nhất. Nhìn chung, sau hai mươi năm cải tạo và xây dựng, miền Bắc đã bước đầu kiến lập được một hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và những cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội, với một Nhà nước chuyên chính vô sản được củng cố, cùng với hệ tư tưởng và nền văn hoá xã hội chủ nghĩa được đặt trên những nền móng vững chắc, đem lại những thay đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực. Ngày nay trên miền Bắc, người lao động không còn bị bóc lột và khinh rẻ nữa. Tuy số dân tăng gần gấp đôi so với hai mươi năm trước, nhưng mọi người đều có ăn, có mặc, con cái mọi nhà đều được đi học, trình độ văn hoá chung của xã hội đã được nâng lên một mức đáng kể. Lối sống mới đã trở thành phổ biến, người với người sống có tình có nghĩa, đoàn kết, thương yêu nhau. Trong những năm chiến tranh, sản xuất vẫn được duy trì, và có ngành, có mặt tiếp tục phát triển. Những nhu cầu thiết yếu về đời sống của nhân dân được bảo đảm. Đói rét, dịch tễ không xảy ra. An ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững. Mức sống tuy chưa cao và còn nhiều khó khăn, nhưng mọi người đều hiểu nguyên nhân của những khó khăn đó và vững lòng tin tưởng ở tương lai. Những thành tựu và biến đổi ấy còn thấp so với những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Song, trong hoàn cảnh miền Bắc vừa phải đương đầu với hàng triệu tấn bom đạn của đế quốc Mỹ, vừa không ngừng cung cấp sức người, sức của cùng đồng bào miền Nam đánh giặc, cứu nước, đồng thời gánh vác nghĩa vụ quốc tế, thì những thành tựu đã đạt được là những kỳ tích mà người ta không thể nào tưởng tượng bên ngoài quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Thử thách cực kỳ nghiêm trọng của chiến tranh đã làm ngời sáng tính ưu việt và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội. Đó là cái bảo đảm cho miền Bắc không ngừng phát huy vai trò quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của cả nước trong thời gian qua. Tình hình thực tế của công cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế, văn hoá ở miền Bắc cho phép khẳng định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đại hội lần thứ III của Đảng đề ra và được các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương phát triển thêm là đúng đắn. Chúng ta đã chuyển miền Bắc từ chế độ thuộc địa và nửa phong kiến với một nền kinh tế nông nghiệp hết sức lạc hậu sang chế độ xã hội chủ nghĩa một cách nhanh gọn. Chúng ta đã kết hợp thành công hai loại quy luật: quy luật của chiến tranh cách mạng với quy luật cách mạng xã hội chủ nghĩa, do đó đã phát huy được sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm phục vụ chiến tranh cứu nước và giữ nước, đồng thời vẫn tiếp tục phát triển công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên một số mặt. Trong khi khẳng định thành tích là to lớn, chúng ta không xem nhẹ những mặt yếu kém và những khó khăn trong nền kinh tế miền Bắc. Tuy đã đi được một chặng trên con đường tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nhưng nhìn chung, nền kinh tế miền Bắc còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn thấp kém. Những ngành công nghiệp then chốt còn bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân. Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới bắt đầu phát triển; hợp tác xã chưa được củng cố thật vững chắc; cấp huyện chậm được tăng cường. Nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản cho xuất khẩu. 80% lực lượng lao động còn là lao động thủ công, năng suất lao động xã hội rất thấp. Lực lượng lao động xã hội còn rất lớn, nhưng chưa được dùng hết trong khi tài nguyên, đất đai, rừng, biển chưa được khai thác tốt. Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được các nhu cầu cơ bản của đời sống nhân dân và nhu cầu tích luỹ để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật mới. Tình hình đó cộng thêm tốc độ dân số tăng nhanh đã gây ra căng thẳng trong đời sống kinh tế và xã hội. Với tinh thần nghiêm túc tự phê bình, các cuộc hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng gần đây(1) đã vạch ra một cách cặn kẽ và toàn diện những thiếu sót, khuyết điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý kinh tế. Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng đề ra về cơ bản là đúng. Tuy nhiên, về nhiều mặt đường lối của Đảng chưa được kịp thời cụ thể hoá và vận dụng thật tốt vào các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, vào phương hướng, nhiệm vụ và bước đi của từng ngành, từng địa phương và cơ sở. Những nguyên tắc cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là những vấn đề có tính quy luật của quá trình tiến từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nói chung chưa được nhận thức một cách sâu sắc. Do chưa hiểu rõ sự gắn bó chặt chẽ giữa cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất trong điều kiện đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, cho nên đã chậm đề ra hướng đi lên của hợp tác xã nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Quan điểm “công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ”, “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”, chưa được thấu suốt và cụ thể hoá, để từng bước tạo ra một cơ cấu kinh tế kết hợp chặt chẽ công nghiệp với nông nghiệp. Nông nghiệp và công nghiệp nhẹ chưa được coi trọng đúng mức, nhiều phương hướng và biện pháp lớn đề ra để phát triển nông nghiệp chưa được thi hành tích cực, khẩn trương. Năng lực công nghiệp nặng hiện có chưa phục vụ tốt cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Mối quan hệ giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương chưa được giải quyết đúng đắn; kinh tế địa phương chưa được chú ý đúng mức. Hệ thống quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất chưa phát huy đầy đủ vai trò của ngành và chưa kết hợp đúng đắn quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ. Kế hoạch hoá, một nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý kinh tế, làm chưa tốt; các cơ quan kế hoạch chưa nắm chắc khả năng và chưa hiểu hết nhu cầu. Cần nhấn mạnh một khuyết điểm nặng trong quản lý kinh tế là lối quản lý quan liêu, hành chính, xem nhẹ hiệu quả, năng suất và chất lượng; là cách tổ chức thủ công, phân tán, chia cắt; là cách làm việc chưa sát thực tế, chưa sát quần chúng, còn hình thức, giấy tờ, có nơi, có lúc thiếu tính chiến đấu cách mạng, thiếu tinh thần trách nhiệm. Trên các vấn đề về lưu thông, phân phối như tài chính, ngân hàng, giá cả, tiền lương... còn có những nhận thức không đúng, những quan điểm kinh doanh, thu chi, lời lỗ đơn thuần, do đó trong thực tế đã có những khuyết điểm làm trở ngại cho việc đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân, nhất là cho việc sử dụng hợp lý lực lượng lao động xã hội. Một khuyết điểm đồng thời cũng là một nguyên nhân của tình trạng nói trên là bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện kém hiệu lực. Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ở từng cấp, từng đơn vị chưa được xác định rõ; mỗi bộ phận, mỗi tổ chức trong hệ thống chuyên chính vô sản chưa làm tốt chức năng của mình. Chế độ trách nhiệm không nghiêm; pháp chế xã hội chủ nghĩa còn nhiều thiếu sót. Công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, công tác tư tưởng chưa gắn chặt với công tác kinh tế và chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng. Tổ chức của Đảng còn những mặt chưa hợp lý và thiếu năng động. Phương pháp lãnh đạo, phương pháp công tác ít được cải tiến. Công tác tư tưởng thiếu sắc bén, chưa phê phán kịp thời những biểu hiện tiêu cực. Công tác của các đoàn thể quần chúng chưa thật sát với sản xuất và đời sống. Tất nhiên sẽ không thực tế nếu nghĩ rằng những khó khăn trong kinh tế và đời sống hiện nay ở miền Bắc có thể hoàn toàn tránh khỏi nếu ta không phạm khuyết điểm. Bởi vì, ngoài những nguyên nhân chủ quan, những khó khăn nói trên còn bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa, đó là tình trạng nền kinh tế vốn là sản xuất nhỏ, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề. Miền Bắc bước vào cách mạng xã hội chủ nghĩa tuy đã hơn hai mươi năm, song thời gian thật sự xây dựng chỉ có bảy năm . Sau khi hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa một thời gian ngắn, miền Bắc phải trực tiếp đánh trả chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, và đặt lên hàng đầu nghĩa vụ đánh giặc, cứu nước ở miền Nam, thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”, đồng thời ra sức làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Hơn nữa, chiến tranh đã phá huỷ hầu hết những cái mà nhân dân đã tốn biết bao công sức để xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm và làm đảo lộn cả nền nếp quản lý kinh tế(2). Vì vậy, mặc dù chúng ta đã đạt được những thành tựu trên nhiều mặt, nền sản xuất xã hội vẫn chưa ra khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, và chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc vẫn chưa được xây dựng trên cơ sở đại công nghiệp. Vấn đề mấu chốt hiện nay là phải mau chóng tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và tổ chức lại sản xuất xã hội theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1958 đến cuối năm 1964. Gần như toàn bộ các thành phố, thị xã đều bị đánh phá, trong đó 12 thị xã, 51 thị trấn bị phá hủy hoàn toàn; 4.000 trong tổng số 5.788 xã bị đánh phá, trong đó 30 xã bị phá hủy hoàn toàn. Tất cả các khu công nghiệp bị đánh phá, nhiều khu bị đánh phá với mức độ hủy diệt. Các nhà máy điện đều bị đánh hỏng nặng, 5 triệu mét vuông nhà ở (chưa kể ở nông thôn) bị phá hủy. Tất cả các tuyến đường sắt, 100% cầu, toàn bộ hệ thống bến cảng, đường biển, đường sông và kho tàng đều bị đánh phá. Địch gây tổn thất cho 1.600 công trình thủy lợi, hầu hết các nông trường và hàng trăm nghìn héc ta ruộng vườn, giết hại 40.000 trâu bò. Đế quốc Mỹ đã đánh phá 3.000 trường học, 350 bệnh viện, trong đó có 10 bệnh viện bị san phẳng. “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một!” Lịch sử Việt Nam mấy nghìn năm nay là lịch sử của một nước thống nhất, một đại gia đình dân tộc thống nhất, là lịch sử không ngừng đấu tranh đánh bại mọi thế lực xâm lược và chia cắt. Từ ngày đế quốc Mỹ áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, độc lập và thống nhất trở thành ý chí sắt đá, thành nguyện vọng thiêng liêng của đồng bào và chiến sĩ ta trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975 giành lại độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc cũng đương nhiên khôi phục lại sự thống nhất nước nhà. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không thể tách rời nhau, và ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản. Bước ngoặt lịch sử ấy đã diễn ra trên miền Bắc cách đây hơn hai mươi năm và từ sau ngày 30 tháng 4 năm ngoái, diễn ra trong phạm vi cả nước. Như vậy, độc lập và thống nhất không những gắn liền với nhau, mà còn tạo tiền đề cho chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi hoàn toàn và triệt để của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất làm nhiệm vụ chiến lược duy nhất là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là mục đích trước mắt của cách mạng Việt Nam, đồng thời là con đường tiến hoá tất yếu của xã hội Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người đang ở trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Hồ Chủ tịch, tinh hoa của dân tộc, do ý thức được tính chất của thời đại, đã kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội. Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”(1); “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ"(2). Thấm nhuần tư tưởng vĩ đại ấy, Đảng ta đã vạch rõ trong Cương lĩnh đầu tiên rằng cách mạng Việt Nam là một quá trình cách mạng không ngừng từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và trong quá trình cách mạng, khi cả nước làm một nhiệm vụ chiến lược hoặc làm hai nhiệm vụ chiến lược, Đảng ta, từ khi ra đời đến nay, vẫn luôn luôn giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là đường lối, là sức mạnh, là nguồn gốc thắng lợi của cách mạng nước ta. Ngày nay, Tổ quốc ta đã hoàn toàn độc lập thì dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực hiện được ước mơ lâu đời của nhân dân lao động là vĩnh viễn thoát khỏi cảnh bị áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, để sống một cuộc đời no cơm, ấm áo, ngày mai được bảo đảm, một cuộc đời văn minh, hạnh phúc. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân dân lao động quyền làm chủ đầy đủ, mới trả lại giá trị chân chính cho con người, khiến cho con người thật sự làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên và làm chủ bản thân. Có chủ nghĩa xã hội, Tổ quốc ta mới có kinh tế hiện đại, văn hoá, khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh; do đó bảo đảm cho đất nước ta vĩnh viễn độc lập, tự do và ngày càng phát triển phồn vinh. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới làm cho Tổ quốc ta thống nhất ở trình độ cao nhất và đầy đủ nhất, thống nhất về lãnh thổ, về chính trị và tinh thần, về kinh tế, văn hoá, xã hội, thống nhất về quyền lợi và nghĩa vụ, mọi người đoàn kết, thương yêu nhau một cách chân thành và thắm thiết. Nhận thức được sâu sắc nhiệm vụ chính trị của giai đoạn mới và đại biểu đầy đủ tình cảm, ý chí và nguyện vọng của toàn dân từ Nam đến Bắc, từ cuối năm 1975, Đảng và Nhà nước ta đã khẩn trương thực hiện những hoạt động cần thiết để hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước. Cuộc tổng tuyển cử tiến hành ngày 25 tháng 4 năm 1976 là sự biểu thị hùng hồn ý chí của toàn dân ta đối với việc xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa. Và kỳ họp lịch sử của Quốc hội chung của cả nước, Quốc hội khoá VI, đã long trọng tuyên bố thống nhất nước nhà và lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, trên đất nước ta đã diễn ra một cuộc phấn đấu mới rất khẩn trương của toàn dân nhằm hàn gắn các vết thương chiến tranh và tạo ra những biến đổi cách mạng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1976, năm đầu tiên của thời kỳ phát triển kinh tế và văn hoá sau chiến tranh, đã thu được những thành tựu đáng phấn khởi ở cả hai miền của đất nước. Phong trào lực lượng vũ trang nhân dân làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế đã được triển khai mạnh mẽ, rộng khắp. Trên miền Bắc, công cuộc khôi phục kinh tế đã hoàn thành về cơ bản. Hầu hết các nhà máy, công trình bị đánh phá đã được xây dựng lại; nhiều cái được cải tạo và mở rộng. Năng lực của các ngành công nghiệp, nông nghiệp tăng lên đáng kể. Nhiều sản phẩm quan trọng đã đạt và vượt mức trước chiến tranh. ở miền Nam, chính quyền cách mạng được xây dựng ở tất cả các cấp và đang được củng cố. Mặc dù bọn phản động còn hoạt động phá hoại, trật tự trị an vẫn được giữ vững. Các tầng lớp nhân dân đông đảo được giáo dục, giác ngộ về chính trị, bước đầu thấy được vai trò làm chủ của mình trong chế độ mới, đang phát huy tinh thần đoàn kết, yêu nước, dấy lên những phong trào cách mạng sôi nổi cả ở thành thị và nông thôn, nhất là trên mặt trận thuỷ lợi, trong công tác phục hoá, khai hoang, thâm canh, tăng vụ. Công tác giáo dục, văn hoá phát triển nhanh. Đời sống tuy còn khó khăn, song đang được ổn định từng bước. Đi đôi với việc hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ, sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh và đã thu được những kết quả đáng kể trong lĩnh vực quan hệ sản xuất cũng như trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Mấy tháng nay, phong trào thi đua lao động, sản xuất chào mừng Đại hội lần thứ IV của Đảng đã được phát động rầm rộ trong cả nước. Nhiều công trình xây dựng về công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, văn hoá, nhiều chỉ tiêu kế hoạch của các ngành, đã được hoàn thành trước thời hạn. Một trong những bông hoa dâng lên Đại hội chúng ta là đường sắt Thống nhất từ Thủ đô Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh hơn ba mươi năm bị gián đoạn, nay đã khôi phục xong sớm hơn kế hoạch dự kiến. Những nhân tố mới nói trên chắc chắn sẽ dẫn tới những biến đổi sâu sắc hơn, những thắng lợi to lớn hơn trong thời gian sắp tới. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành quả vĩ đại của cu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTu tuong HCM.doc
Tài liệu liên quan