Quá xem trọng bằng cấp: Nhiều doanh nghiệp quen đánh giá
ứng viên bằng cách đếm số lượng bằng cấp mà họ đính kèm
theo trong hồ sơ. Những ứng viên có “bề dày” bằng cấp thường
là những ứng viên thiếu kinh nghiệm vì họ dành phần lớn thời
gian cho việc học hành hơn là va chạm với thực tế.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lỗi thường gặp trong tuyển dụng nhân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lỗi thường gặp trong tuyển dụng
nhân sự
Tuyển dụng nhân sự là một việc rất quan trọng góp phần vào sự
thành bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp
chưa thật sự nhận biết được tầm quan trọng của công việc tuyển
dụng và thường mắc những lỗi rất đáng tiếc.
Sau đây là những lỗi thường thấy trong khi tuyển dụng.
Không nghiên cứu hồ sơ ứng viên cẩn thận: Khi xem xét hồ
sơ các ứng viên, không nên cho rằng tất cả những gì họ liệt kê
đều là sự thật. Để tuyển được một nhân viên tốt, hãy kiểm tra sự
trung thực của họ trước khi gọi phỏng vấn bằng cách điện thoại
cho ít nhất một hoặc hai người từng quản lý ứng viên (những
người này đã được ứng viên giới thiệu theo yêu cầu của nhà
tuyển dụng) để được nghe đánh giá sơ bộ về năng lực chuyên
môn, sự chuyên cần, tính cách nổi trội… Tất cả những thông tin
này sẽ giúp bạn đánh giá ứng viên một cách dễ dàng, nhanh
chóng hơn.
Quá xem trọng bằng cấp: Nhiều doanh nghiệp quen đánh giá
ứng viên bằng cách đếm số lượng bằng cấp mà họ đính kèm
theo trong hồ sơ. Những ứng viên có “bề dày” bằng cấp thường
là những ứng viên thiếu kinh nghiệm vì họ dành phần lớn thời
gian cho việc học hành hơn là va chạm với thực tế.
Các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp thường nhìn vào thành tích
cá nhân, những lợi ích mà ứng viên mang về cho công ty trước
đây để đánh giá, cân nhắc hơn là bỏ thời gian xem họ đạt bao
nhiêu chứng chỉ. Tuy nhiên, với một số lĩnh vực đòi hỏi chuyên
môn cao thì bằng cấp có vai trò rất quan trọng, chứng tỏ ứng viên
đủ trình độ để đảm nhiệm yêu cầu công việc.
Tuyển dụng kiểu “lấp chỗ trống”: Một nhân viên bất ngờ nghỉ
việc cũng giống như sự thiếu hụt một mắt xích trong dây chuyền,
ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng
không nên vì thế mà nhà quản lý hấp tấp tìm ngay một nhân viên
mới thế chỗ. Những nhân viên được tuyển gấp có thể chưa hội
đủ kỹ năng mà doanh nghiệp đang thật sự rất cần. Hãy dành thời
gian tìm càng nhiều các ứng viên phù hợp với công việc càng tốt
và chủ động lựa chọn một ứng viên giỏi nhất cho vị trí vừa bị bỏ
trống.
Hứa suông: Thật sai lầm nếu doanh nghiệp hứa hẹn quá nhiều
với ứng viên lúc tuyển dụng mà sau này không thực hiện được.
Điều đó không chỉ gây ra thái độ bất mãn ở cấp dưới mà còn ảnh
hưởng đến uy tín của chủ doanh nghiệp. Đặc biệt, những tin xấu
về thực tế ấy sẽ lan đi rất nhanh, theo cấp số nhân. Vì vậy, hãy
thận trọng khi đưa ra lời hứa, trả lời dứt khoát những gì bạn có
thể và không thể đáp ứng đối với yêu cầu của ứng viên.
Thiếu kỹ năng phỏng vấn: Việc đặt ra những câu hỏi và ra
quyết định tuyển chọn một ứng viên thích hợp là kỹ năng không
phải nhà tuyển dụng nào cũng thực hiện được. Để ứng viên bộc
lộ tính cách, khả năng, sự hiểu biết của mình thông qua việc trả
lời câu hỏi, nhà tuyển dụng phải khéo léo sao cho cuộc phỏng
vấn là cuộc đối thoại hai chiều, qua đó tìm hiểu và đánh giá được
năng lực thật sự của ứng viên.
Không cho ứng viên đề xuất: Đừng áp đặt những qui định sẵn
có của công ty lên các ứng viên mà hãy để họ tự do đưa ra
những đề xuất quan trọng về lương khởi điểm, thưởng, ngày bắt
đầu làm việc, ngày nghỉ phép, làm ngoài giờ… Việc làm này vừa
thể hiện sự tôn trọng họ, vừa giúp nhà tuyển dụng nắm được ứng
viên nào có những mong muốn phù hợp với doanh nghiệp mình.
Tuyển người quen biết: Để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhà
quản lý thường sử dụng những mối quan hệ riêng hoặc tuyển
dụng thông qua mối quan hệ của các nhân viên hiện tại. Đấy là
sai lầm phổ biến nhất. Hãy nhớ rằng nhiệm vụ của nhà tuyển
dụng là tìm những ứng viên thích hợp nhất với công việc.
Tuyển nhân viên không phù hợp: Nếu công việc cần tinh thần
đồng đội thì không thể tuyển ứng viên có khả năng làm việc độc
lập, tính tự chủ cao. Thiết lập ra những yêu cầu riêng ứng với
từng công việc sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chọn ra ứng viên
sáng giá. Ví dụ cần tuyển một nhân viên PR thì ứng viên không
thể là một người khép kín, rụt rè, còn tuyển nhân viên bán hàng
thì cần người linh lợi, hoạt bát.
Không chuẩn bị đầy đủ thông tin: Việc cung cấp thông tin
không đầy đủ về công ty cũng như trách nhiệm công việc trong
tương lai cho các ứng viên sẽ làm cho họ lúng túng, không tự tin
trước đòi hỏi của công việc. Hơn nữa, sự thiếu chuyên nghiệp
trong phỏng vấn sẽ làm cho các ứng viên giỏi thất vọng và rút lui
vì không được thể hiện mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- loi_thuong_gap_trong_tuyen_dung_nhan_su_8054.pdf