MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 01
NỘI DUNG 06
Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 06
1.1.Các công trình liên quan đến Đông Nam Á trong chiến lược của
Mỹ và Trung Quốc 06
1.2. Các công trình liên quan đến ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược
Mỹ - Trung tại Đông Nam Á tới các nước trong khu vực 9
1.3.Các công trình liên quan đến đối sách của các nước Đông Nam
Á trước ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung 19
Chương 2 : NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HưỞNG CẠNH TRANH
CHIẾN LưỢC MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2001ĐẾN NĂM 201524
2.1. Một số quan niệm về cạnh tranh chiến lược và độc lập dân tộc 24
2.2. Nhân tố quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 32
2.3. Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc 39
2.4. Diễn biến quan hệ Mỹ - Trung 45
Chương 3 : THỰC TRẠNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC NưỚC
ĐÔNG NAM Á TRONG CẠNH TRANH CHIẾN LưỢC MỸ -
TRUNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 201551
3.1. Diễn biến cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á 51
3.2. Ảnh hưởng đến độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á 69
3.3. Ảnh hưởng đến độc lập dân tộc của Việt Nam 97
Chương 4 : NHẬN XÉT VỀ ẢNH HưỞNG CẠNH TRANH CHIẾN
LưỢC MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2001 ĐẾN
NĂM 2015 VÀ ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NưỚC KHU VỰC NHẰM
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
1094.1. Nhận xét về ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đối
với độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á 109
4.2. Đối sách của ASEAN và các nước Đông Nam Á trước ảnh
hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến độc lập dân tộc của
các nước trong khu vực113
4.3. Kinh nghiệm về đối sách của các nước Đông Nam Á và đề xuất
đối sách với Việt Nam trước ảnh hưởng từ cạnh tranh chiến lược
Mỹ - Trung tại Đông Nam Á nhằm bảo vệ độc lập dân tộc hiện nay137
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
PHẦN PHỤ LỤC 183
202 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc của các nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đã giúp ASEAN phát triển kinh tế, biến
85
khu vực này trở thành thị trường hấp dẫn, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đồng
thời phối hợp chống nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực.
Để kêu gọi được các nhà đầu tư nước ngoài buộc các nhà lãnh đạo quốc gia phải cải
thiện môi trường hòa bình, an ninh được bảo đảm; môi trường đầu tư thông thoáng,
tránh sách nhiễu, gây cản trở khó khăn cho doanh nghiệp buộc phải cải cách thể chế
pháp lý, tạo thuận lợi cho trao đổi kinh tế... Các nước ĐNA đã có sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Học tập cải cách kinh tế,
các nước ĐNA có xu hướng chủ đạo chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế là: (i) so
với Đông Á mặc dù vai trò của Nhà nước có thể vẫn cao hơn, song chắc chắn dẽ
giảm dần (dù chậm), trở nên gián tiếp và mang nặng tính hướng dẫn hơn là bắt buộc
và can thiệp trực tiếp kiểu hành chính; (ii) Nền kinh tế sẽ được thị trường hóa hơn,
dân chủ hơn, các doanh nghiệp tư nhân sẽ được chú ý hơn và có vai trò ngày càng
bình đẳng hơn [202, tr.63].
Ngoài ra, việc đổi mới thể chế kinh tế buộc các nhà hoạch định chính sách
phải thúc đẩy hoàn thiện bộ máy Nhà nước tinh gọn, trong sạch vững mạnh, tăng
cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan
liêu, rà soát lại các văn bản pháp lý để hoàn thiện hệ thống luật đảm bảo tính đồng
bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch; cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các
nguồn vốn FDI, ODA...; cải tiến phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng
và có kế hoạch trả nợ đúng hạn, duy trì tỷ lệ vay nợ nước ngoài hợp lý, an toàn.
Trong chiến lược phát triển kinh tế, nhờ mở rộng hợp tác với nước ngoài, các
nước trong khu vực đã xây dựng kế hoạch phát triển đất nước dài hạn dựa trên luật
pháp quốc tế mà không theo cảm hứng ngắn hạn, manh múm, nhỏ lẻ như trước.
Chất lượng sản phẩm được chú trọng, nâng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, tránh
những chất độc hại tồn dư trong sản phẩm.
Thứ ba, thúc đẩy tăng trưởng hoạt động đầu tư, tạo ra thị trường rộng lớn và
trở thành thị trường hấp dẫn của các nước lớn. Mỹ và Trung Quốc đều là những
cường quốc có ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới, nhờ vào quan hệ kinh tế với Mỹ và
Trung Quốc, một số nền kinh tế đã có được điều kiện thuận lợi để phát triển như
Singapore... Các nước trong khu vực có thể hợp tác với hai nước này, tạo ra một thị
86
trường rộng lớn, sức tiêu thụ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh về hàng hóa và chất
lượng sản phẩm. Việc ĐNA tham gia vào các hiệp định thương mại do Mỹ, Trung
Quốc là chủ đạo đã giúp các nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng việc làm và
tăng lương, đẩy mạnh cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế, tạo cơ hội để các nước
ĐNA tăng cường phát triển kinh tế, tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thu
hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, hiện đại hóa thủ tục hải quan, áp dụng
các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao hơn, thúc đẩy quá trình cải cách
doanh nghiệp nhà nước và mở cửa thị trường mua sắm công, mở ra cách tiếp cận tối
đa thị trường hấp dẫn của Mỹ và Trung Quốc. ĐNA ngày càng nhận được nhiều
tiền từ đầu tư, tiền viện trợ của Mỹ và Trung Quốc, do đó cơ sở hạ tầng của các
nước được phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân cũng như các công trình dân
sinh khác. Các nguồn tiền này đóng góp không nhỏ đến việc phục hồi kinh tế và
thúc đẩy kinh tế ĐNA có những bước phát triển vượt bậc.
ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ, ngược lại các công
ty Mỹ là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất ở khu vực này. Các
công ty Mỹ đầu tư vào ĐNA nhiều hơn so với vào Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn
Độ cộng lại. FDI của Mỹ vào ASEAN đạt 226 tỷ USD (năm 2014), đưa Mỹ vào
nhóm các nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN [142].
Quan hệ thương mại hai chiều ASEAN và Trung Quốc giai đoạn 2001-2015
liên tục tăng cả về giá trị lẫn tỉ trọng. Nếu như năm 2005, Trung Quốc chỉ là đối
tác thương mại lớn thứ năm của ASEAN thì nay đã trở thành đối tác thương mại
lớn nhất của ASEAN. Kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc - ASEAN
năm 2014, đạt 480 tỷ USD và Khu vực thương mại Tự do Trung Quốc - ASEAN
có tổng GDP là 13.000 tỷ USD [25, tr.19].
Trung Quốc chiếm ưu thế về thương mại khi đang giữ vị trí đối tác thương
mại lớn nhất với các nước ASEAN, trong khi đó Mỹ chỉ đứng thứ tư. Tuy nhiên Mỹ
lại chiếm ưu thế tuyệt đối về đầu tư, khi ASEAN là khu vực nhận được nhiều đầu tư
nhất của các tập đoàn và doanh nghiệp Mỹ trên khắp thế giới, với tổng giá trị
khoảng 226 tỉ USD (năm 2015). So sánh về mức độ đầu tư có quy mô lớn, bài bản
87
và lâu dài tại các nước ASEAN, thì Trung Quốc không thể so sánh với Mỹ. Dù ở
thời điểm hiện tại ASEAN mới chỉ là đối tác thương mại lớn thứ tư với Mỹ, khi kim
ngạch mậu dịch hai chiều trong năm 2015 mới chỉ đạt khoảng 254 tỉ USD [36].
Thứ tư, tạo cơ hội cho Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và các nhà đầu tư
phương Tây chuyển hướng đầu tư sang ĐNA giúp kinh tế khu vực phát triển. Việc
Trung Quốc có những hành động ngang nhiên độc chiếm Biển Đông và biển Hoa
Đông bất chấp luật pháp quốc tế và phản đối của các nước đã làm uy tín, vị thế của
Trung Quốc giảm sút, làm xói mòn lòng tin của các nhà đầu tư, đẩy Nhật Bản, Hàn
Quốc và các công ty của phương Tây tăng cường bắt tay hợp tác làm ăn với
ASEAN để chống lại một Trung Quốc bá quyền. Năm 2012, căng thẳng tranh chấp
đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông dâng cao khi các cuộc biểu tình chống
Nhật tại Trung Quốc diễn ra dữ dội. Một số người dân Trung Quốc đã hô hào mọi
người đập phá tất cả vật dụng, tài sản mang thương hiệu Nhật Bản, chính sự quá
khích này đã tàn phá cơ hội công ăn việc làm của người Nhật, phá hủy tài sản xuất
xứ từ Nhật Bản nhưng là mồ hôi công sức của chính người Trung Quốc làm ra.
Không chỉ Nhật Bản, các nhà đầu tư phương Tây và nhiều nước khác đã tháo
chạy khỏi Trung Quốc, chuyển hướng sang Việt Nam và các nước ĐNA. Hàng loạt
tập đoàn quốc tế như Samsung, Nokia, Nike, Tập đoàn Microsoft, Panasonic, LG,
Intel đã rời bỏ Trung Quốc và đầu tư hàng tỷ USD vào ĐNA, kỳ vọng đưa các nước
ĐNA thành “công xưởng thế giới mới”, thay thế cho Trung Quốc. Năm 2013, các
khoản đầu tư hợp tác của Nhật Bản trong khu vực đã cao gấp 3 lần so với ở Trung
Quốc [183]. Nhật Bản cam kết sẽ cung cấp một khoản viện trợ mới trị giá 750 tỉ
Yên (tức khoảng 6,1 tỉ USD) dưới dạng viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho 5
nước ĐNA thuộc tiểu vùng sông Mekong. Sự chuyển hướng đầu tư của doanh
nghiệp Nhật Bản đã giúp các nước ĐNA lục địa giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Các nước ĐNA đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này mở rộng chính sách ưu
đãi, kêu gọi các nhà đầu tư vào nước mình. Philippines đã nhanh tay nhắm tới 15
doanh nghiệp lớn của Nhật Bản có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc. Nước này cam kết
có những ưu đãi thuế dành cho các doanh nghiệp Nhật Bản rời Trung Quốc sang
Philippines. Tại Myanmar, Nhật Bản còn tuyên bố xóa nợ khoảng 190 tỷ Yên và cam
88
kết đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Đặc khu kinh tế Thilawa Yangon trị giá 12,6 tỷ
USD và cùng Thái Lan xây dựng Đặc khu kinh tế Dawei trị giá 11 tỷ USD [214].
Thứ năm tăng cường hội nhập làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một nội dung, một yêu cầu đặc biệt
quan trọng của phát triển đất nước và bảo vệ ĐLDT trong thời đại ngày nay. Tính
dân tộc không chỉ là đặc trưng cơ bản của một nền văn hóa, mà nó còn là nội hàm
cốt lõi sức sống của nền văn hóa ấy. Giữ gìn tính dân tộc của văn hóa là điều kiện
cơ bản để phát triển văn hóa dân tộc, đồng thời là động lực nội tại sự sinh tồn và
phát triển đất nước, dân tộc.
Các quốc gia dân tộc đều có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới, có
bản sắc văn hóa riêng. Một nền văn hóa đặc sắc lâu đời của Trung Quốc và nền văn
hóa hiện đại của Mỹ cùng với “quyền lực mềm” của mình đang trở thành công cụ
để hai cường quốc này tăng cường sự hiểu biết và kết nối giữa các quốc gia, dân
tộc, tăng cường và củng cố các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước từ đó tranh thủ
sự ủng hộ, lôi kéo, tập hợp lực lượng về phía mình. Hội nhập thế giới, tăng cường
hợp tác giáo dục với các nước, đặc biệt là với các nước lớn đã giúp giáo dục phát
triển, dân trí được mở mang nhất là vấn đề ngoại ngữ và tiếp thu khoa học kỹ thuật
tiên tiến của Mỹ. Với chính sách tạo điều kiện, cấp học bổng, khuyến khích người
dân tại khu vực ĐNA đi du học, học nghề của Mỹ và Trung Quốc đã giúp các nước
này có được những chuyên gia đầu ngành có triển vọng, đội ngũ trí thức được tăng
lên, trình độ của người lao động có thêm nhiều kiến thức, học hỏi được nhiều kinh
nghiệm trong việc vận hành máy móc hiện đại, áp dụng được những khoa học, kỹ
thuật tiên tiến bậc nhất của thế giới, lĩnh vực giáo dục đào tạo và phát triển khoa học
kỹ thuật được nâng cao, giúp các nước tại khu vực tiếp thu được những tinh hoa văn
hóa, văn minh của thế giới để đẩy mạnh cải cách chính trị trong nước theo hướng
ngày càng tiếp cận với những giá trị chung của nhân loại.
3.2.2.2. Tạo khó khăn:
Thứ nhất, lợi ích kinh tế của ASEAN ảnh hưởng do phải hình thành cộng
đồng sớm hơn dự kiến. Cộng đồng ASEAN dự kiến thành lập năm 2020 nhưng
89
trước cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, nhất là do ý đồ của Trung Quốc với
vấn đề Biển Đông đã buộc phải hình thành sớm trước 5 năm (năm 2015). Tuy
nhiên, do thời gian thành lập gấp rút nên cộng đồng ASEAN gặp không ít khó
khăn. Thứ nhất, thực lực ASEAN có hạn, quan hệ hợp tác với các nước lớn bên
ngoài nhiều hơn là trong khu vực. Từ 1991 đến nay, thương mại nội khối chỉ ở
mức khoảng 25%, cơ cấu ngành nghề sản xuất - kinh doanh tương đối giống nhau,
tính bổ sung ít, tính cạnh tranh nhiều, vì vậy xây dựng cộng đồng tập trung vào
bên trong, không mở ra bên ngoài, nên nguy cơ không thực chất là có. Thứ hai,
khu vực ĐNA gắn chặt với lợi ích nước lớn, trong quá trình xây dựng cộng đồng
nếu không xử lý khéo sẽ bị lái theo hướng các nước lớn mong muốn, do vậy ảnh
hưởng nhiều đến việc bảo vệ ĐLDT trong khu vực, lợi ích của ASEAN và người
dân bị ảnh hưởng, mà Biển Đông là ví dụ rất rõ [61]. Với việc khởi xướng Cộng
đồng vận mệnh, Cộng đồng lợi ích và Cộng đồng trách nhiệm của Trung Quốc với
ASEAN có thể sẽ làm cho AEC, APSC, ASCC của Cộng đồng ASEAN rơi vào
quỹ đạo do Trung Quốc chi phối.
Thứ hai, kinh tế yếu kém, lạm phát tăng cao do đầu tư nhiều vào quân sự.
Các nước ở ĐNA hầu hết là những nước vừa và nhỏ, có tiềm lực kinh tế thấp kém.
Mặc dù vậy, do đứng trước những ảnh hưởng tiêu cực của cạnh tranh chiến lược
Mỹ - Trung và vấn đề Biển Đông, một số quốc gia trong khu vực buộc phải cắt
giảm ngân sách đầu tư cho việc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước để dùng vào
việc mua sắm vũ khí và xây dựng lực lượng quân sự cùng với những cuộc tập trận
quy mô lớn nhằm bảo vệ và củng cố ĐLDT đã tạo nên sức mạnh quân sự hùng hậu.
Tuy nhiên, nó gây nên sự thâm hụt về ngân sách và cuộc sống hòa bình, ấm no,
hạnh phúc của nhân dân bị ảnh hưởng nặng nề. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình
Quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 5/4/2016 cho biết, tổng chi tiêu ngân sách quốc
phòng thế giới năm 2015 chiếm 2,3% tổng giá trị sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu
và chỉ cần 10% tổng chi tiêu quốc phòng thế giới là đủ gây quỹ cho những chương
trình của Liên Hiệp Quốc để từ nay đến năm 2030 có thể chấm dứt nghèo đói [33].
90
Năm 2016, 3 nước trong khu vực được xếp hạng đứng trong top 20 về lực
lượng vũ trang mạnh nhất thế giới: Indonesia xếp thứ hạng 14, Việt Nam xếp thứ
17 và top 20 là quân đội Thái Lan [77]. Kim ngạch mua sắm vũ khí của các nước
ĐNA trong năm 2015 đạt 35,5 tỷ USD, lần đầu vượt qua EU, năm 2016 sẽ vượt
quá con số 40 tỷ USD [136] (xem thêm phụ lục 4). Việc bỏ ra khoản tiền khổng lồ
để xây dựng quân đội hùng mạnh với các nước còn nghèo nàn, lạc hậu như ĐNA đã
làm ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước, an ninh kinh tế, ngân sách quốc gia...
Theo đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock trên trang Economist.com), lúc
8h30 ngày 24/4/2016, tổng nợ công của Việt Nam là 94,854 tỷ USD, Indonesia-
308,680 tỷ USD, Campuchia-200,642 tỷ USD, Thái Lan-269,276 tỷ USD,
Philippines-164,459 tỷ USD [236] (xem thêm phụ lục 5). Nguyên nhân của việc nợ
công tăng cao có một phần không nhỏ trong việc đầu tư quá nhiều trong lĩnh vực an
ninh - quốc phòng đã làm cho kinh tế các nước chao đảo, thâm hụt ngân sách do sự
mất cân bằng giữa thu và chi của ngân sách quốc gia, lạm phát, thất nghiệp tăng
cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế và phát triển của đất nước.
Thứ ba, lệ thuộc kinh tế kéo theo lệ thuộc chính trị vào Trung Quốc và Mỹ.
Sự gắn kết của Trung Quốc với ASEAN chặt chẽ đến mức nhiều nước trong khu
vực phải nhập siêu từ Trung Quốc tới hàng chục tỷ USD hàng năm. Thậm chí có
quốc gia đã phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc tới 90%. Ngoài
ra, xuất khẩu của Trung Quốc tới ASEAN năm 2014 đạt mức 272 tỷ USD, trong
khi đó nước này nhập khẩu từ ASEAN đạt 208 tỷ USD [69, tr.23]. Điều này đã
dẫn đến sự phát triển kinh tế của ASEAN lệ thuộc vào Trung Quốc.
Trung Quốc không ngần ngại mạnh tay chi trả cho các khoản đầu tư và viện
trợ lớn vào ĐNA; sử dụng các quan hệ kinh tế, cho vay vốn với lãi xuất thấp để tạo
sức ép kinh tế, chính trị và ngược lại, sử dụng mối quan hệ chính trị để gặt hái về
kinh tế. Trung Quốc luôn đề nghị các nước nhận viện trợ dành các dự án cho các
công ty của Trung Quốc. Những khoản cho vay ưu đãi, bằng mọi cách để thắng
thầu trong các dự án đầu tư tại các nước ASEAN, nhất là các nước thành viên kém
phát triển hơn như Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam nhằm thao túng, chiếm
91
lĩnh thị trường kinh tế, từng bước đẩy lùi các đối tác lớn khác ở khu vực, trước hết
là Mỹ và Nhật Bản [47, tr.112] đã tạo ra không ít phức tạp mới cho các nước này.
Nhiều nước ASEAN muốn gia tăng ảnh hưởng kinh tế, an ninh - quốc phòng từ Mỹ,
Nhật Bản và các nước phương Tây nhằm cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc.
Hiện nay, dự án đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tỏa khắp ở các nước tại
khu vực ĐNA, trong đó 3 nước đứng đầu là Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Trung Quốc sử dụng “ngoại giao tiền bạc” để giành thiện cảm của các nước
ASEAN, đặc biệt với các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Ngoài ra, Trung
Quốc tăng cường kiểm soát, đòi thanh toán trực tiếp và đang từng bước quốc tế hóa
đồng Nhân dân tệ (NDT) tạo ra không ít phức tạp mới cho các nước khu vực.
Việc cả Mỹ và Trung Quốc rót vốn và đầu tư vào ĐNA đã làm tăng tính lệ
thuộc của các nước trong khu vực về kinh tế vào hai nước này, kéo theo nó là chính
trị bất ổn. Sự lệ thuộc gây ra những ảnh hưởng xấu, thậm chí khủng hoảng liên tiếp
cho nền kinh tế ASEAN nếu như kinh tế của 2 cường quốc này giảm sút.
Thứ tư, rơi vào bẫy thu nhập trung bình và ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống người dân. Trong lĩnh vực thương mại, các nước ĐNA chỉ đóng vai trò
là nơi cung cấp nguyên liệu thô, tài nguyên, năng lượng giá trị thấp cho Trung
Quốc nhưng lại nhập về thiết bị, máy móc, đồ gia dụng với giá trị cao gây nên hệ
quả không những làm cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường mà còn đẩy
các nước trong khu vực rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Hàng hóa Trung Quốc
với giá rẻ, chất lượng thấp, thậm chí còn gây độc hại sức khỏe đã tràn ngập thị
trường, tác động tiêu cực đến sản xuất nội địa, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống
của nhân dân và làm gia tăng nạn thất nghiệp ở nhiều nước; gây lo lắng bất bình
trong nhân dân, làm mất ổn định chính trị.
Trong hợp tác đầu tư, Trung Quốc chủ yếu quan tâm đến bất động sản và
các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước ĐNA; đồng thời lợi dụng các dự án
để đưa hàng loạt lao động phổ thông, trình độ thấp tới làm việc tại các nước này.
Trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc dành nhiều ưu đãi đặc biệt, rót tiền vào
các dự án hạ tầng cơ sở, đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, điều
92
này khiến cho các nước ĐNA lo lắng, bởi hệ lụy không chỉ là mất đất, cạn kiệt tài
nguyên, ô nhiễm môi trường, lợi ích của đất nước bị tổn hại, dân chúng mất việc
làm và cơ hội, mà còn gây ra nhiều yếu tố đe dọa an ninh quốc gia. Ngoài ra, việc
các công ty Mỹ và Trung Quốc ồ ạt đầu tư trọng dụng, thu hút nhân tài bằng việc
trả lương hậu hĩnh cùng với trợ cấp học bổng cho người tài đi du học đã làm nên
tình trạng chảy máu chất xám gây thiệt hại nặng nề trong việc phát triển đất nước
do mất đi nguồn nguyên khí của quốc gia.
Thứ năm, buộc các quốc gia ĐNA lựa chọn cơ chế và luật chơi trong hợp tác
kinh tế do Mỹ hoặc Trung Quốc làm chủ đạo. Hiện nay, ở Đông Á tồn tại nhiều hệp
định thương mại do Mỹ và Trung Quốc khởi xướng trong đó có TPP và RCEP. TPP
có 12 quốc gia thành viên bao gồm nhóm bốn nước ban đầu (Brunei, Singapore,
New Zealand, Chile) cùng với Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Australia, Nhật Bản,
Malaysia và Việt Nam; Hàn Quốc và Đài Loan đã chính thức công bố mong muốn
tham gia. RCEP tập hợp mười nước thành viên ASEAN, cộng với Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ. trong đó đáng chú ý là
TPP không bao gồm Trung Quốc, trong khi RCEP do ASEAN lãnh đạo với sự hỗ
trợ tích cực của Trung Quốc, không bao gồm Mỹ. Đây cũng là hai Hiệp định đối
trọng nhau trên bàn cờ địa chính trị. Sự hấp dẫn và lôi kéo của hai Hiệp định này đã
tác động khá mạnh mẽ đến bức tranh chính trị tại khu vực. Nó có thể là nguy cơ tiềm
ẩn gây phân hóa khu vực, chia rẽ sự đoàn kết của ASEAN, làm mờ nhạt các cơ chế
do ASEAN làm trung tâm như ASEAN+1, ASEAN+3 làm khó cho các nước trong
việc lựa chọn đối sách, thiếu tự chủ trong việc hoạch định chính sách phát triển của
quốc gia. Các nước nhỏ ở ĐNA có thể chọn cả hai TPP hay RCEP nhưng hai hiệp
định này có những quy định trái ngược nhau buộc các nước tham gia phải đối mặt với
sự lựa chọn TPP hay RCEP gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế, phát triển của
đất nước. Theo đánh giá của các nhà kinh tế thì RCEP có tiêu chuẩn thấp hơn về các
vấn đề thực phẩm, an toàn, lao động và tiền tệ; không có các hạn chế đối với các tập
đoàn nhà nước của Trung Quốc và không bao gồm Mỹ [179, tr.17].
Thứ sáu, ảnh hưởng đến cạnh tranh thị trường tại khu vực. Nếu như các
mặt hàng xuất khẩu giữa Mỹ và các nước ĐNA khác nhau và bổ trợ được cho
93
nhau thì giữa Trung Quốc và ĐNA là giống nhau và cạnh tranh gay gắt tại thị
trường Mỹ. Nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang Trung Quốc do môi trường của nước
này ngày càng cải thiệu khi thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với Mỹ lâu năm.
Điều này đã làm giảm sức hấp dẫn hàng hóa của ĐNA, nhất là trong việc xâm
nhập vào thị trường Trung Quốc. Nhiều nước ASEAN lo ngại rằng, hàng hóa rẻ,
đa dạng nhiều chủng loại của Trung Quốc đang bóp chết nhiều ngành công nghiệp
truyền thống, ASEAN có thể trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp
của Trung Quốc và là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho nước này. Điều
này có thể dẫn đến quan hệ phụ thuộc kiểu “thuộc địa và chính quốc” như dưới
thời thực dân và hệ quả trái chiều có thể diễn ra bằng sự hạn chế xâm nhập kinh tế
từ phía Trung Quốc [94, tr.101]. Bất cứ nước nào có cơ cấu sản xuất và xuất khẩu
giống như Trung Quốc cũng có thể mất thị trường vào tay Trung Quốc và tăng
trưởng của các nước sẽ giảm [252, tr.48].
3.2.3. Ản ƣởn đến vị thế quốc tế và tập hợp lực lƣợng ở khu vực
3.2.3.1. Ảnh hưởng thuận lợi:
Thứ nhất, tạo điều kiện nâng cao vai trò, vị thế, uy tín, ảnh hưởng tại khu vực
và quốc tế. Việc Mỹ và Trung Quốc cùng ra sức nâng tầm ảnh hưởng của mình tại
ĐNA kéo theo nó là các nước lớn cũng tới khu vực này để tìm kiếm lợi ích cho
mình vì vậy ĐNA trở nên quan trọng hơn trong bàn cờ chiến lược giữa các nước
lớn, vị thế của ĐNA cũng ngày càng được đề cao, góp phần vào việc củng cố và
bảo vệ ĐLDT của các nước trong khu vực. ASEAN từ một hiệp hội nhỏ bé, không
có vị thế thì nay đã có tiếng nói trọng lượng, chủ động hơn trong bàn cờ địa chính
trị. Vì lợi ích của mình trong khu vực, Mỹ và Trung Quốc sẽ dễ dàng chấp nhận
các cơ chế hợp tác, đối thoại đa phương của ASEAN. Ủy viên Quốc vụ Trung
Quốc Đới Bỉnh Quốc đã phát biểu: “ASEAN đã trở nên ảnh hưởng nhiều hơn về
chính trị, cạnh tranh hơn về kinh tế” và đóng “vai trò quan trọng và duy nhất trong
việc bảo vệ và thúc đẩy sự ổn định khu vực, phát triển và hợp tác”... Trong khi đó,
Ngoại trưởng Hilary Clinton tuyên bố “trong quá trình phát triển của EAS, Mỹ tin
tưởng rằng ASEAN cần đóng vai trò trung tâm. Vai trò lãnh đạo của Hiệp hội là
cần thiết cho sự phát triển lớn hơn tại khu vực” và đánh giá “là đòn bẩy cho một
94
cấu trúc khu vực đang hình thành” [53, tr.56]. Qua đó, các nước ĐNA có điều kiện
thuận lợi tham gia vào quá trình hợp tác khu vực, bảo vệ nền ĐLDT trước cạnh
tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp.
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, đã tạo điều kiện cho các nước ĐNA
tranh thủ điều kiện cải thiện quan hệ với các nước lớn. Việc Mỹ công nhận
ASEAN, ủng hộ việc giải quyết vấn đề Biển Đông không dùng bạo lực, tuân theo
luật pháp quốc tế, giải quyết đa phương đã đóng góp vai trò quan trọng phần nào
giúp nâng cao vai trò, uy tín ASEAN, từ đó góp phần vào hòa bình, an ninh, ổn
định ở khu vực.
Trước những thách thức mà cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gây ra,
ASEAN đã chủ động đề xuất sáng kiến, giải pháp, hợp tác để giải quyết, bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và ĐLDT. Điều này đã tạo cho ASEAN
tính độc lập, tự chủ quyết định các vấn đề của Hiệp hội một cách quyết đoán hơn;
nêu cao tinh thần cảnh giác và ý thức sẵn sàng đối phó trước những ý đồ của Mỹ
và Trung Quốc.
Thứ hai, tạo cơ hội cho ASEAN trở thành trung tâm trong việc liên kết, hợp
tác và xu thế tập hợp lực lượng mới trong khu vực và quốc tế. Cạnh tranh giữa Mỹ
với Trung Quốc cùng sự tham gia của các cường quốc lớn tại khu vực đã nâng cao
vai trò chủ đạo của ASEAN trong các thể chế, hiệp định hợp tác tại khu vực với
các nước lớn. Việc Mỹ và một số nước lớn ủng hộ các nước ASEAN trong vấn đề
Biển Đông đã giúp cho ĐNA có sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tạo cơ hội thúc
đẩy hợp tác, thắt chặt thêm các mối quan hệ đồng minh của Mỹ đã thiết lập trong
khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc..., cải thiện mối quan hệ với Mỹ .
Ảnh hưởng của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại khu vực buộc các nước
ĐNA phải đoàn kết, liên kết lại, hình thành xu thế tập hợp lực lượng mới ở khu vực.
Xu hướng hợp tác quốc phòng được cụ thể hóa, những biện pháp xây dựng lòng tin,
như: lập đường dây liên lạc, đường dây nóng, cam kết không sử dụng vũ lực giữa các
quốc gia ASEAN; mở rộng quan hệ với các nước lớn ngoài khu vực như: Hoa Kỳ,
Nga, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ... để bảo vệ ĐLDT, tìm kiếm giải pháp nhằm đảm bảo
môi trường an ninh hòa bình, ổn định cho khu vực, tránh lệ thuộc quá nhiều vào
95
Trung Quốc. Chiến lược ngoại giao và quan điểm của Mỹ trong vấn đề Biển Đông đã
được nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và coi đó là hướng đi trong việc giải
quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông, phần nào giúp cho một số nước có chỗ dựa
để đoàn kết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo với Trung Quốc và có thể yêu cầu
Trung Quốc ngồi lại đàm phán, giải quyết đa phương trong vấn đề Biển Đông.
3.2.3.2.Ảnh hưởng nghịch:
Thứ nhất, gây chia rẽ nội bộ ASEAN, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông khiến
cho việc tập hợp lực lượng trở nên phức tạp. Việc Mỹ và Trung Quốc đề ra những
sân chơi và luật chơi mới tại khu vực đã làm tăng nguy cơ cạnh tranh giữa các thể
chế hợp tác của khu vực. Trước kia, ĐNA tồn tại nhiều thể chế hợp tác chồng chéo
nhưng chưa mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, hiện nay cạnh tranh Mỹ - Trung tại
khu vực tăng lên có thể khiến các thể chế này được sử dụng để cạnh tranh ảnh
hưởng nhau. Thậm chí hoàn toàn có thể xuất hiện các thể chế mới để cô lập nhau
như: ASEAN+3, RCEP (không có Mỹ) và TPP (không có Trung Quốc). Điều này
khiến hợp tác khu vực ngày càng phức tạp, cạnh tranh thêm gay gắt, nhân tố chính
trị chi phối hợp tác kinh tế gây khó khăn cho các nước ĐNA trong việc cân bằng
quan hệ với các nước lớn với việc duy trì và củng cố, liên kết khu vực. Ngoài ra,
cùng với sự hiện diện của nước lớn, một vấn đề thường trực đặt ra là làm sao bảo
đảm vai trò chủ đạo của ASEAN trong các cấu trúc khu vực đang định hình.
ASEAN luôn mong muốn thấy một mối quan hệ ổn định giữa Mỹ và Trung Quốc
và không muốn ảnh hưởng vượt trội của bất kỳ nước nào tại khu vực [246, tr.57].
Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ - Trung đã làm cho
các nước ĐNA bị cuốn theo tập hợp lực lượng của các nước lớn; nội bộ ASEAN
mất đoàn kết, phân hoá thiếu lòng tin lẫn nhau và khiến cho việc tập hợp lực
lượng trở nên phức tạp. Trung Quốc dùng lợi ích kinh tế, tài chính để lôi kéo
Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Campuchi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_anh_huong_canh_tranh_chien_luoc_my_trung_tai_dong_nam_a_den_doc_lap_dan_toc_cua_cac_nuoc_trong_kh.pdf