Luận án Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay

Những chuẩn mực cơ bản của đạo đức nhưnhân, nghĩa, trung, hiếu,

những nguyên tắc tu dưỡng đạo đức nhưtu thân, sửa đức, làm gương. đã

được các ông vua ở các triều đại đề cao. Họ đã coi việc nhà vua noi gương

sáng về đạo đức là điều kiện để nước thịnh, dân an. Đồng thời, họ quan tâm

đến việc thực hành đường lối đức trị. Bản thân các ông vua là người thực

hành đạo đức vàcũng là người đề ra các chiếu, chỉ,dụ, huấn, v.v. về đạo

đức để mọi người thực hiện. Nhưvậy, sự ảnh hưởng của Nho giáo nói

chung và đạo đức Nho giáo nói riêng đối với con người và xã hội Việt Nam

trong lịch sử vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Sự tác động, ảnh

hưởng của đạo đức Nho giáo, cùng với Phật giáo, Đạo giáo đối với con

người và xã hội phong kiến Việt Nam đã tạo nên tính phong phú của tư

tưởng đạo đức truyền thống dân tộc. Nho giáo nói chung và đạo đức Nho

giáo nói riêng đã hoà quyện vào suy nghĩ, vào tác phong, lối sống, nếp sống

của người Việt Nam trong lịch sử. Đạo đức, tác phong, lối sống của Nho

học đã và đang còn tác động ảnh hưởng tới người Việt Nam hiện nay trong

đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

pdf195 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5%. [28, tr. 40]. ở cấp cơ sở: 22,79% (sơ cấp); 27,4% (trung cấp); 1,69% (cao cấp); 48,1% ch−a qua đào tạo. Trình độ về quản lý nhà 91 n−ớc: 58,1% ch−a qua đào tạo; 7,44% đã qua lớp ngắn hạn [Nguồn: Theo thống kê của Bộ Nội vụ năm 2000]. Có thể đánh giá khái quát đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay nh− sau: Về −u điểm, mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn và sự tác động mạnh mẽ mặt trái của cơ chế thị tr−ờng, nh−ng số đông cán bộ giữ đ−ợc phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, quan tâm chăm lo đến sự nghiệp chung của Đảng và đất n−ớc... Qua số liệu điều tra về phẩm chất đạo đức cần có của cán bộ lãnh đạo chính trị cấp tỉnh đã có 94,8% lựa chọn phẩm chất trung thành với lý t−ởng của Đảng, điều này chứng tỏ họ đã ý thức đ−ợc tầm quan trọng về c−ơng vị lãnh đạo của mình; 88,9% đề cao tinh thần dân chủ; 83,7% nhấn mạnh lòng yêu n−ớc; 82,9% phải có tính nguyên tắc; 78,2% quan tâm đến lòng dũng cảm; 76,6% cho rằng cần có lòng nhân ái và 73,5% nói về tính khiêm tốn. [58, tr.185]. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn còn một số mặt hạn chế nh− trình độ và năng lực quản lý còn bất cập, ch−a ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ. Một bộ phận không nhỏ do trình độ hoặc do tuổi tác mà không có ý chí v−ơn lên để tự hoàn thiện mình. Một số do thiếu ý thức tu d−ỡng đạo đức cá nhân nên đã bị thoái hoá về đạo đức, lối sống, vi phạm chính sách của Đảng và Nhà n−ớc. Đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Đội ngũ cán bộ tuy đông nh−ng không đồng bộ, vẫn còn tình trạng “vừa thừa vừa thiếu”. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là về quản lý kinh tế thị tr−ờng, quản lý xã hội, luật pháp… Nhiều cán bộ l−ời học, l−ời nghiên cứu, một số học l−ớt chỉ cốt để lấy đ−ợc bằng cấp” [25, tr. 68] Cụ thể, mặt yếu kém về đạo đức: Theo con số thống kê về xử lý tội phạm từ năm 1995 đến tháng7/2001có 5.387 cán bộ, đảng viên trong đó 356 ng−ời giữ c−ơng vị lãnh đạo từ cấp phòng và cấp t−ơng đ−ơng quận, huyện trở 92 lên...đều là tham nhũng, lợi dụng chức quyền, hối lộ...[58, tr.187]. Điều tra về sự nhìn nhận về những biểu hiện của suy thoái đạo đức, kết quả là: Tham nhũng: 98,6%; chạy chức, chạy quyền, chạy tội là 90%; trù úm ng−ời phê bình mình là72,9%; coi th−ờng pháp luật là 68,6%; bè cánh, địa ph−ơng chủ nghĩa là 68,6%; phai nhạt mục tiêu, lý t−ởng của Đảng là 65,7%; coi khinh quần chúng là 57,1%; chạy theo hình thức phô tr−ơng chủ nghĩa là 45,7% [58, tr.188]. Trong bài “Đơn vị chủ công đấu tranh phòng, chống tham nhũng” đăng trên báo Nhân dân, riêng trong năm 2005 (P10 - Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Bộ Công an) đã điều tra hàng chục vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng nh− vụ án tham ô trong thi công đ−ờng Hồ Chí Minh; vụ án chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty xuất nhập khẩu Lạng Sơn; buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo xảy ra ở Công ty xuất nhập khẩu đ−ờng biển; vụ Nguyễn Lâm Thái, Nguyễn Đức Chi...đã thu giữ 16,5 tỷ đồng, 135.700 USD, kê biên tài sản của các bị can giá 50 tỷ đồng. Cụ thể là vụ tham ô tài sản xảy ra tại Công ty 621 và một số đơn vị liên quan, gây thiệt hại 4,3 tỷ đồng, khởi tố 13 bị can, thu hồi 430 triệu đồng. Vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty hợp tác lao động n−ớc ngoài (Tổng Công ty dệt - may Việt Nam) khởi tố 5 bị can, thiệt hại 400.000 USD. Vụ cố ý làm trái, buôn bán hàng giả, xảy ra tại Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh khởi tố 16 bị can trong đó có bị can là đại biểu Quốc hội, vụ lợi dụng đối với ng−ời có chức vụ quyền hạn xảy ra tại B−u điện Nghệ An, Hà Tây,...(Báo Nhân dân số ra ngày 6/2/2006, tr.3). Mới đây, vụ PMU 18, vụ cảng Hải phòng, Hàng không v.v..đã gây xôn xao d− luận. Những vụ án trên không những gây thiệt hại lớn về kinh tế, mà còn gây bức xúc trong d− luận quần chúng nhân dân, đặc biệt nhiều vụ có liên quan đến cán bộ có chức, quyền. Qua các con số “biết nói” trên đây đã chứng tỏ rằng sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là rất 93 nghiêm trọng. Những số liệu chúng tôi nêu trên chỉ là một phần nhỏ về những hiện t−ợng tiêu cực đã xảy ra ở n−ớc ta trong những năm gần đây. Theo nhận định của các văn kiện Đại hội IX, X và các Hội nghị Trung −ơng, hiện t−ợng thoái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức có quyền không giảm, mà có chiều h−ớng gia tăng và nghiêm trọng hơn. Qua đó cho thấy, cũng nh− những công trình kiến trúc phức tạp, xây dựng nên lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng của ng−ời cán bộ lãnh đạo, quản lý quả là lâu dài và khó khăn. Hiện nay, ở n−ớc ta đang có sự xuống cấp về đạo đức xã hội. Sự suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý do nhiều nguyên nhân. Một trong số nguyên nhân đó là do sự ảnh h−ởng của tàn d− t− t−ởng đạo đức cũ trong đó có đạo đức Nho giáo. Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng đ−ợc du nhập vào n−ớc ta và đã tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến. Mặc dù trong khoảng thời gian không ngắn đó, lịch sử t− t−ởng Việt Nam đã tiếp thu nhiều t− t−ởng khác nh− Phật giáo, Đạo giáo và cũng có thời kỳ Phật giáo trở thành hệ t− t−ởng chính thống (thời đại Lý - Trần), nh−ng nhìn chung, càng về sau Nho giáo càng chiếm −u thế và đã trở thành công cụ t− t−ởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Do có thời gian tồn tại lâu dài và do đ−ợc các triều đại phong kiến tiếp thu và sử dụng có mục đích, cho nên Nho giáo có ảnh h−ởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, nó gần nh− đã trở thành máu thịt của nhiều thế hệ ng−ời Việt Nam. Đặc biệt, đạo đức Nho giáo đã trở thành một trong những yếu tố cấu thành nên đạo đức thời phong kiến ở Việt Nam. Điều này đ−ợc GS. TS Nguyễn Tài Th− khẳng định: “T− t−ởng đạo đức phong kiến Việt Nam đ−ợc thể hiện qua hệ thống, khái niệm, phạm trù, quy tắc, quy phạm của đạo đức phong kiến Trung Quốc, đạo đức phong kiến ph−ơng Đông nói chung” [51, tr.38]. Sự ảnh h−ởng của đạo đức Nho giáo đ−ợc thể hiện rõ nhất trong đạo đức của ng−ời cầm quyền. 94 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc. Từ một n−ớc thuộc địa nửa phong kiến, n−ớc ta đã trở thành một n−ớc độc lập tự chủ. Cách mạng tháng Tám đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị, văn hoá và t− t−ởng. Qua hơn 60 năm xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, xã hội cũ đã bị xoá bỏ cùng với nó là ý thức hệ phong kiến, nh−ng những tàn d− của nó vẫn còn bám rễ và còn ảnh h−ởng nhiều trong xã hội hiện tại. Những phạm trù đạo đức của Nho giáo, đạo “c−ơng - th−ờng” cùng với nội dung có tính hai mặt của các t− t−ởng này đã hằn sâu trong suy nghĩ, đạo đức, lối sống của ng−ời Việt Nam. Trong suốt thời gian dài, từ tầng lớp quý tộc đến những ng−ời dân bình th−ờng đã tiếp thu và kế thừa các luân lý của Nho giáo cả mặt tích cực lẫn những t− t−ởng giáo điều, cứng nhắc. Ng−ời dân Việt Nam tr−ớc đây dù không biết chữ Hán, dù không đ−ợc đi học cũng vẫn thuộc lòng những lời răn dạy về đạo đức của Nho giáo. Chẳng hạn, nói về quan hệ cha con thì: “Niệm chữ hiếu cho tròn một tiết. Thời suy ra trăm nết đều nên” (Sách nhị thập tứ hiếu). Theo chúng tôi, không phải chỉ khi Nho giáo đ−ợc truyền vào n−ớc ta thì ng−ời dân Việt Nam mới có các phẩm chất đạo đức nh− lòng nhân ái, nghĩa, hiếu, trung, tín. Không phải khi có Nho giáo với các t− t−ởng lễ, chính danh, c−ơng th−ờng, thì ng−ời dân Việt Nam mới biết sống có trên, có d−ới, biết tuân theo những quy tắc nhất định. Tất cả những điều nói trên đều là những khía cạnh khác nhau của đạo đức truyền thống dân tộc. Công lao của Nho gia là đã xây dựng nên một hệ thống phạm trù nh− nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, hiếu, trung; xác định vai trò của đạo đức; đề ra nguyên tắc giáo dục đạo đức. Vai trò và sự ảnh h−ởng của Nho giáo đối với t− t−ởng truyền thống là ở chỗ, các t− t−ởng truyền thống của dân tộc ta đ−ợc bổ sung và trở nên phong phú hơn không chỉ nhờ sự tiếp thu những nội dung t− t−ởng đạo đức của Nho giáo từ bên ngoài vào, mà thông qua lăng kính của Nho giáo để chọn lọc các chuẩn mực đạo đức của các học thuyết khác nữa. 95 Về đức Nhân, nghĩa. Có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng đạo đức th−ơng ng−ời (nhân ái, nhân nghĩa) vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nó đã tồn tại trong tâm thức của ng−ời Việt tr−ớc khi t− t−ởng nhân, nghĩa của Nho giáo Trung Quốc truyền bá vào. Nho giáo đã có công trong việc khái quát những phẩm chất đạo đức của con ng−ời và xây dựng lên thành một hệ thống lý luận chặt chẽ. Trong đạo đức Nho giáo, chữ “nhân”, chữ “nghĩa” đ−ợc đề cao và đ−ợc coi là nguồn gốc của mọi đức khác. Việc tiếp nhận nội dung t− t−ởng nhân (yêu ng−ời) kết hợp với truyền thống t−ơng thân, t−ơng ái vốn có của dân tộc, đức nhân ái, khoan dung ấy đã trở thành giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nh− chúng ta đã biết, giá trị đạo đức có quan hệ trực tiếp với những lợi ích xã hội, là cơ sở của các chuẩn mực để điều tiết hành vi của con ng−ời. Giá trị đạo đức đ−ợc thể hiện rõ trong các chuẩn mực đạo đức. Đức Nhân, nghĩa đã thành chuẩn mực đạo đức của dân tộc Việt Nam. Giá trị này đ−ợc truyền từ đời này qua đời khác, nó có ý nghĩa tích cực không những chỉ trong quá khứ mà còn cho đến hôm nay. Khi nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, các nhà nghiên cứu th−ờng khẳng định đức “yêu ng−ời, vì nghĩa” là một trong các giá trị đạo đức truyền thống. Gs Trần Văn Giàu cho rằng: “Truyền thống cao đẹp của dân tộc bao gồm yêu n−ớc, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, yêu ng−ời, vì nghĩa” [32, tr.94]. Gs. Vũ Khiêu cũng khẳng định: truyền thống cao đẹp của dân tộc: lòng yêu n−ớc, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu th−ơng và quý trọng con ng−ời trong đó yêu n−ớc là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc [48, tr.74 - 86). Đề tài khoa học cấp nhà n−ớc KX 07 “Con ng−ời Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” cũng đã nêu lên đạo đức truyền thống của ng−ời Việt Nam, đó là: tinh thần yêu n−ớc, vì nghĩa, th−ơng ng−ời. [27, tr.32 - 34]. Những phẩm chất đạo đức trên đây là kết quả của quá trình dựng n−ớc và 96 giữ n−ớc của dân tộc ta, đồng thời cũng là kết quả của quá trình tiếp thu sáng tạo tinh hoa của nhiều trào l−u t− t−ởng, văn hoá lớn của thế giới, trong đó có t− t−ởng đạo đức nhân, nghĩa của Nho giáo. Lấy tình th−ơng yêu làm cơ sở cho cách xử thế ở đời là triết lý sống của ng−ời Việt Nam. Ng−ời Việt Nam th−ờng khen ngợi và đề cao những tấm g−ơng vì nghĩa cả, lên án những kẻ ác nhân, ác đức, không tha thứ cho những kẻ bạc tình, bạc nghĩa. Lòng th−ơng ng−ời đã trở thành nếp nghĩ, hành động phổ biến trong nhân dân. Đức nhân của Nho giáo đã đ−ợc ng−ời Việt Nam hiểu đó là lòng th−ơng ng−ời (th−ơng n−ớc, th−ơng nhà, th−ơng ng−ời, th−ơng mình). Theo quan niệm của ông cha ta thì ng−ời làm quan là phải th−ơng dân nh− con, lời nói và việc làm phải hợp lòng dân. Ng−ời làm quan có đức nhân là phải biết sống thanh liêm, đức độ, chăm lo đến cuộc sống của dân, phải thấy rõ đối t−ợng của nhân là dân. Ng−ời bình dân có nhân là ng−ời sẵn sàng c−u mang ng−ời khác khi gặp hoạn nạn. Đạo đức nhân ái truyền thống của dân tộc đã đ−ợc Đảng và Bác Hồ kế thừa trong giáo dục đạo đức cách mạng cho con ng−ời nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn là đã đào tạo nên đội ngũ cán bộ có đạo đức nhân ái - phẩm chất đạo đức này đ−ợc thể hiện trong quan hệ của cán bộ với nhân dân hay với những ng−ời cấp d−ới. Tiêu chuẩn để xác định ng−ời cán bộ có đức nhân chính là hoạt động thực tiễn của họ, dựa vào suy nghĩ và hành động của họ để xét xem họ có vì con ng−ời, quan tâm đến cuộc sống và sự phát triển của con ng−ời hay không. Ng−ời cán bộ có phẩm chất đạo đức cách mạng biết đặt mục tiêu quan tâm đến con ng−ời là trên hết, nên họ đã sẵn sàng đấu tranh xả thân vì nghĩa cả, không nề hà khó khăn gian khổ mà đấu tranh không khoan nh−ợng đối với những hiện t−ợng tiêu cực, những biểu hiện đồi bại trong cuộc sống của một số ng−ời. Trong lịch sử Việt Nam, có thể kể ra những tấm g−ơng ng−ời có đức nhân nh− Lý Công Uẩn đã có suy nghĩ: “Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, m−u toan 97 nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời d−ới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi” [116, tr.164]. Đến Lê Lợi, Nguyễn Trãi, mọi suy nghĩ và hành động của các ông đều vì “yên dân”. Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ lỗi lạc của dân tộc là một g−ơng sáng về ng−ời có đức nhân. Đức nhân ái của Hồ Chí Minh đ−ợc thể hiện ở lòng yêu th−ơng con ng−ời vô hạn. Sinh ra trong một gia đình Nho học nghèo, lại gặp cảnh n−ớc mất nhà tan, Ng−ời đã trải qua và chứng kiến tận mắt nỗi đau của ng−ời dân mất n−ớc, của thân phận làm nô lệ. Tuổi thơ của Ng−ời đ−ợc sống trong tình yêu th−ơng của bà ngoại, của mẹ, của anh chị em trong gia đình, nhận đ−ợc sự c−u mang chia sẻ của đồng bào. Chính nỗi đau và tình th−ơng ấy đã vun đắp thêm tâm hồn nhân hậu của Hồ Chí Minh. ở Ng−ời vừa có tình th−ơng của một lãnh tụ đối với nhân dân: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho n−ớc ta đ−ợc hoàn toàn độc lập, dân ta đ−ợc hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đ−ợc học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh n−ớc biếc, để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi” [83, tr.34], vừa có tình cảm nhân ái của một ng−ời bình th−ờng nh− bao ng−ời dân Việt Nam khác. Lời bức th− Ng−ời viết ngày 9 tháng 11 năm 1950 khi không về dự tang lễ của anh trai mình thật cảm động biết bao: “Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc n−ớc nặng nhiều, đ−ờng sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi xin chịu tội bất đệ tr−ớc linh hồn anh và xin bà con nguyên l−ợng cho một ng−ời con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc n−ớc” [79, tr.114]. Đức nhân trong đạo đức của những ng−ời cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam đã khắc phục đ−ợc nh−ợc điểm của đạo đức Nho giáo Trung Quốc vốn xa rời hiện thực, lý t−ởng hoá hình mẫu đạo đức tới mức không 98 t−ởng. Khi nói về mẫu ng−ời đức nhân, Nho giáo Trung Quốc th−ờng lấy hình mẫu của các vị vua thánh thời Nghiêu, Thuấn. Nếu so sánh rộng hơn nữa chúng ta cũng thấy nội dung đức nhân ái Việt Nam cũng khác với quan niệm đạo đức của ph−ơng Tây cho rằng lòng th−ơng yêu giữa ng−ời với ng−ời chỉ có ở “chân lý vĩnh hằng”, ở những mơ −ớc tốt đẹp nh−ng không bao giờ thành hiện thực. Nó cũng khác với quan niệm đạo đức của các tôn giáo khác nh− Phật giáo cho rằng lòng từ bi, hỷ xả, nhẫn nhục, cứu vớt ng−ời là đức của đấng siêu nhiên là Trời, Phật. Khác với Đạo Thiên chúa cho rằng, lòng bác ái là của Chúa trời, nội dung đạo đức chỉ thể hiện trong các cuốn kinh thánh, đức nhân theo quan niệm của ng−ời Việt Nam là đức của con ng−ời thực tế, đ−ợc thể hiện trong hành vi cụ thể ở các mối quan hệ xã hội hay trong các hành vi rất th−ờng ngày. Không ng−ời Việt Nam nào có thể quên đ−ợc hình ảnh một vị lãnh tụ - ng−ời đứng đầu một quốc gia đã cho từng nắm gạo trong tiêu chuẩn ăn hàng ngày của mình vào hũ gạo tiết kiệm để cứu đói cho nhân dân. Đó là hình t−ợng và là sự thể hiện cụ thể nhất của lòng nhân ái. Những tấm g−ơng của các cán bộ lãnh đạo cao cấp ngày đêm trăn trở tìm tòi những giải pháp, kế sách để cho n−ớc thịnh dân an, của những cán bộ lãnh đạo, quản lý ở từng ngành, ở từng địa ph−ơng đã vì ngành mình, địa ph−ơng mình mà suy nghĩ, tìm ra các giải pháp để cho ngành và địa ph−ơng phát triển, đều là sự biểu hiện của đức nhân tr−ớc đất n−ớc, con ng−ời Việt Nam. Bên cạnh ảnh h−ởng tích cực nh− đã nêu trên đây, đức Nhân, Nghĩa của đạo đức Nho giáo cũng có ảnh h−ởng tiêu cực đến một số cán bộ lãnh đạo, quản lý bởi họ đã quá coi trọng nội dung đạo đức đó trong khi xử lý công việc và các mối quan hệ xã hội, dẫn đến sự buông lỏng kỷ c−ơng phép n−ớc và vi phạm pháp luật. Coi trọng yếu tố tích cực của đạo đức Nho giáo trong xã hội là cần thiết, nh−ng tuyệt đối hoá đạo đức dẫn đến phủ nhận các yếu tố mang tính luật pháp là sai lầm. Tiếp thu truyền thống trọng đức của 99 ph−ơng Đông, nhấn mạnh quan hệ đạo đức “thân thân”, “thân hiền” của Nho giáo, nhiều cán bộ khi đã nắm giữ một chức quyền nào đó đã kéo bè, kéo cánh, đ−a những ng−ời thân, anh em họ hàng vào công tác nơi mình đang quản lý. Sắp xếp và bố trí cán bộ không dựa theo trình độ, năng lực và đòi hỏi của công việc, mà dựa trên cơ sở của mức độ thân thuộc, sự gần gũi trong quan hệ tông tộc, dòng họ là vô cùng nguy hiểm. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với nhận định của G.S Trần Đình H−ợu cho rằng, “Nhân nghĩa theo Nho giáo là một chủ nghĩa nhân đạo chủ tr−ơng yêu th−ơng con ng−ời, nh−ng con ng−ời không phải là con ng−ời bình đẳng nh− nhau, mà là con ng−ời nằm trong quan hệ cha con, anh em, vua tôi, bè bạn - tức là quan hệ luân th−ờng . Vì quan niệm con ng−ời không đúng nên lòng th−ơng không phát triển đ−ợc, chủ nghĩa nhân đạo không phát triển đ−ợc”, thậm chí “đi vào ngõ cụt” [43, tr. 213- 214]. Trong công tác tổ chức - cán bộ, nhiều tr−ờng hợp vì đề cao quan hệ thân thích đã dẫn đến t− t−ởng cục bộ địa ph−ơng, kéo bè kéo cánh. Nhiều cán bộ lãnh đạo chỉ vì quan hệ thân thuộc mà không dám đấu tranh phê bình đối với những hành vi sai trái của ng−ời khác. Cũng do quan niệm sai lệch về đạo đức nhân nghĩa với nội dung đền ơn trả nghĩa mà trong thực tế không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý đã có thái độ ban ơn khi giải quyết những vấn đề phức tạp, cố tình lợi dụng kẽ hở của chính sách và luật pháp để làm sai pháp luật với mục đích trục lợi, móc ngoặc, hối lộ, cửa quyền. Thậm chí, có cán bộ còn tuyệt đối hoá t− t−ởng gia tr−ởng đến mức cho rằng, mình là ng−ời duy nhất quyết định, lấy quyền gia tr−ởng để giải quyết các công việc chung. Chúng ta biết rằng, một trong những phẩm chất của cán bộ lãnh đạo là phải có tính quyết đoán, nh−ng quyết đoán theo kiểu độc đoán, chuyên quyền, chỉ dựa theo cá nhân mình mà bất chấp lợi ích của tập thể, của cộng đồng là biểu hiện của thói gia tr−ởng... Những biểu hiện tiêu cực này vô hình chung đã trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội. 100 Về lễ: Lễ giáo của Nho giáo đã đ−ợc xây dựng thành một hệ thống chặt chẽ, tỉ mỉ trên cơ sở chế độ tông pháp để quy định thái độ và hành vi ứng xử giữa ng−ời với ng−ời trong xã hội, đồng thời nó cũng là chuẩn mực để phân biệt kẻ sang ng−ời hèn, là công cụ để sắp xếp các trật tự đẳng cấp khác nhau. Lễ theo quan niệm của Nho giáo rất quan trọng: Đạo đức nhân nghĩa không có lễ không thành; dạy bảo sửa đổi phong tục không có lễ không đủ; xử việc phân tranh, kiện tụng không có lễ không quyết; vua tôi, trên d−ới, cha con, anh em không có lễ không định; học làm quan thờ thày không có lễ không thân; xếp đặt thứ vị trong triều, cai trị quân lính, đi làm quan thi hành pháp lệnh không có lễ không uy nghiêm; cầu khẩn, tế tự, cúng cấp quỷ thần không có lễ không thành kính, không trang kính. Bởi thế cho nên quân tử dung mạo phải c−ơng, trong bụng phải kính, giữ gìn pháp độ, thoái nh−ợng để làm rõ lễ (Lễ ký - Khúc lỗ th−ợng). Xét ở một góc độ nhất định trên ph−ơng diện pháp luật thì lễ của Nho giáo đã có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự kỷ c−ơng của xã hội phong kiến tr−ớc đây và ngày nay chúng ta có thể kế thừa. Bởi lẽ, bất kỳ xã hội nào cũng cần phải tuân thủ theo những quy định nhất định thì mới có ổn định trật tự. Nho giáo quan niệm rằng trong n−ớc cần phải có pháp lễ (luật pháp) thì n−ớc mới nghiêm, trong gia đình phải có gia pháp (quy định của gia đình) thì mới có trên có d−ới, mới trên thuận d−ới hoà. Lễ là những quy phạm ràng buộc con ng−ời với con ng−ời từ trong gia đình đến ngoài xã hội, đồng thời, lễ cũng là một đức của con ng−ời sống đúng theo lễ giáo, kỷ c−ơng. T− t−ởng lễ của Nho giáo với việc đề cao tôn ti trật tự đã tạo cho con ng−ời nếp sống trên kính d−ới nh−ờng, trong gia đình có trên có d−ới, xã hội có ổn định trật tự theo quy định, phép tắc nhất định. T− t−ởng chính danh của Nho giáo có ý nghĩa tác động mọi ng−ời cố gắng làm theo bổn phận, trách nhiệm của mình. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý thì tinh thần trách nhiệm cần phải cao hơn. Trong điều kiện thực tiễn n−ớc ta hiện nay, khi nếp sống 101 mới đã đ−ợc xây dựng nh−ng ch−a phát triển, nhiều hiện t−ợng tiêu cực đang nảy sinh, quan hệ giữa ng−ời với ng−ời trong các mối quan hệ xã hội vẫn còn tuỳ tiện thì t− t−ởng lễ, chính danh và việc yêu cầu con ng−ời phải làm đúng lễ, đúng danh của Nho giáo cũng có ý nghĩa tích cực nhất định. Tuy nhiên, việc coi trọng lễ và bản thân t− t−ởng lễ cũng nh− cách giáo dục con ng−ời theo lễ một cách cứng nhắc, bảo thủ cũng có mặt trái của nó. Cách giáo dục con ng−ời tuân theo lễ một cách khắt khe đã tạo nên một lớp ng−ời chỉ biết phục tùng trong xã hội phong kiến. Nó là cơ sở cho các quan niệm về tôn ti trật tự nặng nề, tệ gia tr−ởng, bè phái cục bộ, đề cao địa vị, coi th−ờng lớp trẻ, trọng nam khinh nữ tr−ớc đây và hiện nay tàn d− của nó vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hành động của không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý ở n−ớc ta. Những tiêu cực về đạo đức nói trên, một mặt, là sản phẩm của chế độ phong kiến với những đặc tr−ng: về mặt kinh tế là nền sản xuất nhỏ manh mún, lạc hậu; về mặt xã hội là sự phân biệt đẳng cấp nặng nề nhất, trong đó vua quan và tầng lớp quý tộc là những ng−ời đ−ợc h−ởng những đặc quyền đặc lợi nhiều nhất và có quyền uy cao. T− t−ởng lễ của Nho giáo là sự phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội phong kiến phụ quyền gia tr−ởng. Từ quan hệ gia đình, Nho giáo bàn rộng ra đến các quan hệ làng, n−ớc. Đứng đầu gia đình là ng−ời cha, ng−ời chồng đ−ợc gọi là gia tr−ởng. Đứng đầu từng chi trong họ là chi tộc tr−ởng; đứng đầu cả dòng họ là tr−ởng họ; đại diện cho cả làng là ông lý, cả tổng là ông chánh, hệ thống các cấp bậc quan lại đều đ−ợc gọi chung là “phụ mẫu” (tức là cha mẹ dân) và cao nhất là thiên tử (thiên tử chính là gia tr−ởng của gia đình lớn - quốc gia, n−ớc). Vì vậy, mọi ng−ời đều có nghĩa vụ tuân theo và lệ thuộc vào gia tr−ởng. Tệ gia tr−ởng có ảnh h−ởng đến đạo đức cán bộ lãnh đạo, quản lý cụ thể là tạo ra một số cán bộ coi mình là nhất, coi th−ờng quần chúng, độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ. Tệ gia tr−ởng là một tệ hại trong phong cách làm việc của cán 102 bộ lãnh đạo, quản lý. Nó làm cho quan hệ thủ tr−ởng - nhân viên không phải là quan hệ đồng chí, đồng nghiệp mà trở thành quan hệ cha - con, chú - cháu. Về đạo c−ơng - th−ờng: Trong đạo “c−ơng - th−ờng”, Nho giáo đã đặt ông vua ở ngôi vị cao nhất, sau đó là đến ng−ời cha và ng−ời chồng. Việc Nho giáo nhấn mạnh quyền lực của quân - phu - phụ, về thực chất là để bắt bề tôi phải tuyệt đối phục tùng nhà vua, con phải phục tùng cha, vợ phải phục tùng chồng. Nho giáo do đề cao địa vị của nhà vua, của ng−ời cha, ng−ời chồng, đã tạo nên tệ gia tr−ởng. Tệ gia tr−ởng đ−ợc biểu hiện trong mọi mối quan hệ xã hội (ở trong gia đình, ở tổ chức nhà n−ớc, ở cơ quan...). Trong gia đình, thói gia tr−ởng đ−ợc thể hiện ở quyền quyết định của ng−ời cha, ng−ời chồng từ việc tổ chức cuộc sống gia đình đến việc dựng vợ gả chồng cho con cái cũng theo nguyên tắc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”; “phu x−ớng, phụ tòng” (chồng khởi x−ớng, vợ tuân theo). T− t−ởng “c−ơng - th−ờng” với nội dung bề d−ới phải phục tùng bề trên đã có ảnh h−ởng tiêu cực là tạo nên thói gia tr−ởng của không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong cơ quan quyền gia tr−ởng thuộc về ng−ời lãnh đạo (giám đốc, thủ tr−ởng...). Chừng nào vẫn còn có những cán bộ mang nặng đầu óc gia tr−ởng, t− t−ởng bè phái, thì ở bất kỳ nơi nào, thời nào quần chúng nhân dân sẽ không thể phát huy đ−ợc khả năng sáng tạo, tích cực và chủ động của mình đ−ợc. Thói gia tr−ởng là một trở ngại lớn đối với công tác tổ chức và lãnh đạo. Nho giáo đặt ra yêu cầu muốn đánh giá phẩm chất của một con ng−ời ở ngoài xã hội tr−ớc hết cần xem xét đạo đức, t− cách, hành vi của ng−ời ấy từ trong gia đình. Bệnh gia tr−ởng với sự độc tôn quyền uy độc đoán của ng−ời chồng, ng−ời cha là phổ biến trong xã hội phong kiến tr−ớc đây, mặc dù nay đã giảm nhiều nh−ng tàn d− của nó vẫn còn, tác hại của nó vẫn ch−a hết. Cũng từ việc coi trọng lễ giáo, coi trọng quan hệ gia đình của Nho giáo đã tạo nên hiện t−ợng không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý đã đ−a quan hệ gia đình vào cơ quan làm hình thành nên các quan hệ “chú cháu”, “bác cháu”, 103 “anh em”. Vì quan hệ này không ít cán bộ cấp d−ới khi thấy bậc cha chú mình có thiếu sót đã không dám góp ý đấu tranh vì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7842nh h4327903ng c7911a 2737841o 2737913c Nho gio 2737889i .pdf
Tài liệu liên quan