Luận án Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và quản lý tinh gọn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN .ii

DANH MỤC HÌNH . viii

DANH MỤC BẢNG .ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .xi

TÓM TẮT LUẬN ÁN . xiii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .1

Giới thiệu .1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu .1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu .1

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .3

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu.4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .4

1.4.2 Đối tượng khảo sát.4

1.4.3 Phạm vi nghiên cứu .5

1.5 Phương pháp nghiên cứu .6

1.5.1 Phương pháp định tính.8

1.5.2 Phương pháp định lượng .8

1.6 Đóng góp của nghiên cứu.9

1.6.1 Đóng góp lý luận của nghiên cứu.9

1.6.2 Đóng góp thực tiễn của nghiên cứu.13

1.7 Kết cấu của luận án .14

Tóm tắt chương 1.14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .15

Giới thiệu .15

2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước.15

pdf300 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và quản lý tinh gọn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt Stt Thước đo Nguồn Kết luận 1 Hệ số tải chuẩn hóa (Standardized loading estimates) >= 0,05 phù hợp; >= 0,7 lý tưởng Hair và ctg (2010) Mô hình đo lường đáng tin cậy, đạt giá trị phân biệt và hội tụ 2 Độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability - CR) >= 0,7 Hair và ctg (2010) 3 Phương sai trích trung bình (Average Varian Exttracted – AVE) >= 0,5 Hair và ctg (2010) 4 Phương sai chung lớn nhất (Maximum Shared Variance – MSV) < AVE Hair và ctg (2010) 5 Square Root of AVE (QRTAVE) > Inter-Construct Correlations Hair và ctg (2010) (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 3.4.5.5 Phân tích cấu trúc tuyến tính Khi mô hình được đánh giá phù hợp với dữ liệu thực tiễn, tác giả tiến hành sắp xếp lại các biến theo mô hình lý thuyết ban đầu để thực hiện bước ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến tiềm ẩn. Các hệ số kiểm định dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thực tế gồm: Do những lợi thế của SEM như: có thể tính được sai số đo lường; đồng thời thực hiện cùng lúc nhiều phương trình hồi quy; cho phép kết hợp nhiều biến tiềm ẩn (thành phần) và biến quan sát (nhân tố) để thực hiện trong cùng nghiên cứu. Ưu điểm này là yếu tố cần thiết đối với nghiên cứu này. Do mô hình của nghiên cứu bao gồm 7 nhân tố. Mỗi nhân tố cũng được đo lường bằng nhiều thành phần. Trong 7 nhân tố chỉ có Kết quả hoạt động kinh doanh là biến phụ thuộc chính, nhân tố công nghệ thông tin và quản lý tinh gọn vừa đóng vai trò là biến nguyên nhân của kết quả hoạt động kinh doanh, vừa đóng vai trò là kết quả của các nhân tố điều kiện thuận lợi, kỳ vọng kết quả, kỳ vọng nỗ lực và ảnh hưởng xã hôi. Vì mức độ phức tạp của mô hình nghiên cứu này, SEM được lực chọn là phương pháp phân tích trong nghiên cứu này. 105 Bảng 3.11: Các hệ số kiểm định sử dụng trong phân tích SEM STT Phân tích cấu trúc tuyến tính Nguồn Kết luận 1 Kiểm định phù hợp mô hình tích hợp Chi bình phương/bậc tự do 1< (Cmin/df) < 3 Hair và ctg (1998) Mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu Chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative Fit Index) CFI > 0,90; 0 < CFI < 1, càng tiến về 1 càng phù hợp Bentler và Bonett (1980) GFI (goodness of fix index) 0 0,90. Segar và Grover (1993) Chỉ số TLI (Tucker-Lewis Index) TLI > 0,90 Garver và Mentzer (1999) Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). RMSEA < 0,05: Mô hình phù hợp tốt; RMSEA <0,08: Chấp nhận; Càng nhỏ: Chỉ số tốt. Schumacker và Lomax (2004); Hair và ctg (2006) 2 Kiểm định quan hệ tương tác của các nhân tố Mức ý nghĩa của các hệ số: - The Critical Ratio (CR) >1,96; Nếu CR > 2,58 là lý tưởng; Hoặc P-value ≤ 0,05; Nếu P- value ≤ 0,01 là lý tưởng. Garver và Mentzer (1999) (1) Tương quan các nhân tố có ý nghĩa thống kê. (2) Khẳng định các giả thuyết. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) SEM gồm có hai thành phần: mô hình đo lường (Measurement Model) và mô hình cấu trúc (Structural Model). Trong đó, mô hình đo lường liên quan đến quan hệ giữa biến quan sát và biến tiềm ẩn; mô hình cấu trúc thì chỉ liên quan đến các mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau. Nghiên cứu này sử dụng mô hình cấu trúc (structural model) để kiểm định mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn thuộc phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức. Đồng thời, mô hình đo lường (measurement model) 106 dùng để đo lường mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với những biến quan sát trong mô hình nghiên cứu. Tóm tắt chương 3 Chương 3 của luận án tập trung giải thích và biện luận cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp để giải thích mục tiêu đã đề ra. Thiết kế nghiên cứu được hình thành nhằm mô hình hóa quy trình nghiên cứu, chi tiết mục tiêu, cách thức và kết quả dự kiến của từng bước. Chương 3 trình bày rõ quy trình và kết quả của quá trình định tính để xác định mô hình nghiên cứu, thang đo cho từng nhân tố. Đặc biệt, quá trình này cũng đã xác định được các thành phần thang đo đặc thù với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, được sử dụng trong nghiên cứu. Từ đó, nghiên cứu xây dựng bảng hỏi phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức. Các tiêu chuẩn kiểm định và phân tích dữ liệu cũng được trình bày trong nội dung chương 3 nhằm làm cơ sở để kết luận cho các kết quả phân tích số liệu ở chương 4 tiếp theo. 107 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Giới thiệu Kết quả nghiên cứu chính thức bao gồm kiểm định thang đo chính thức được đánh giá thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và được kiểm định tiếp bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA. Kết quả mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết đưa ra trong mô hình thông qua kỹ thuật SEM dưới sự hỗ trợ phần mềm AMOS. Các bàn luận về kết quả nghiên cứu cũng được đưa ra từ kết quả nghiên cứu chính thức. 4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát 4.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả mẫu khảo sát bằng phần mềm SPSS sau khi mã hóa dữ liệu. Kết quả thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu STT Đặc điểm doanh nghiệp Số lượng Phần trăm 1 Loại hình doanh nghiệp Tư nhân 287 51,6 Nhà nước 16 2,9 Trách nhiệm hữu hạn 209 37,6 Cổ phần 44 7,9 2 Quy mô doanh nghiệp <10 nhân lực 213 38,3 10 -49 nhân lực 147 26,4 50 – 99 nhân lực 77 13,8 >=100 nhân lực 119 21,4 3 Số năm hoạt động < 5 năm 211 37,9 5 - 10 năm 44 7,9 10 - 15 năm 219 39,4 > 15 năm 82 14,7 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra) Kết quả khảo sát thu được từ quản lý tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh thu được 556 phiếu khảo sát hợp lệ. Qua thống kê mô tả đặc điểm mẫu 108 nghiên cứu, có thể nhận thấy mẫu thu thập được mang những đặc điểm tương đối tương đồng với tổng thể. Điều này giúp cho kết quả nghiên cứu có thể đạt được độ chính xác cao hơn và đáng tin cậy hơn. Cụ thể, về loại hình doanh nghiệp, có đến 287 doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, chiếm đến 51,6% tổng cỡ mẫu. Tương tự với nhóm doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, nhóm này chiếm đến 37,6% với 209 doanh nghiệp. Đặc điểm cỡ mẫu như trên là tương đối phù hợp với số liệu thực tế. Theo Tổng cục thống kê (2019), so với 2.486 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, thì khu vực ngoài nhà nước có đến 541.753 doanh nghiệp. Về quy mô doanh nghiệp, có đến 330 doanh nghiệp có số lượng nhân lực dưới 50 người, chiếm đến 64,7% cỡ mẫu. Trong khi nhóm doanh nghiệp có từ 50 lao động trở lên chỉ có 196 và chiếm 35,2% của mẫu khảo sát. Điều này phản ảnh đúng tình hình thực tế là đại đa số doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ, số lượng lao động ít. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong cả nước, số lượng doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ đang chiếm tỷ lệ cao nhất (62,6% tổng số doanh nghiệp trong cả nước), lên đến 382.444 (tính đến thời điểm 31/12/2018), chiếm 62,6%. Đồng thời số lượng doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng lên đến 189.879 và chiếm đến 31,1% cùng thời điểm. Về số năm hoạt động của doanh nghiệp, thống kê mẫu đang thể hiện cơ cấu khá cân bằng giữa số lượng doanh nghiệp hoạt động dưới 10 năm và từ 10 năm trở lên, cụ thể là tổng số doanh nghiệp hoạt động dưới 10 năm chiếm 45,8% trong khi số lượng doanh nghiệp hoạt động 10 năm trở lên chiếm đến 54,2%. Cơ cấu này có thể không phản ánh đúng cơ cấu tuổi doanh nghiệp trong thực tế, khi đa số danh nghiệp ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, mới thành lập. Tuy nhiên đây là cơ cấu mẫu phù hợp cho nghiên cứu hiện tại, khi mà các vấn đề áp dụng công nghệ thông tin và quản lý tinh gọn vào hệ thống khó có thể được triển khai hoặc nhận được sự quan tâm ở các doanh nghiệp với thành lập. Với những doanh nghiệp có tuổi doanh nghiệp cao sẽ có sự phát triển tương đối ổn định, có định hướng phát triển và đầu tư rõ ràng, trong đó có định hướng và đầu tư cho công nghệ. Nhìn chung, cơ cấu mẫu là phù hợp với nghiên cứu, giúp đảm bảo được tính đại diện, tính chính xác và phổ quát của kết quả nghiên cứu. Mặt khác, với hướng tiếp 109 cận khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh thông qua cảm nhận của quản lý cấp trung về các tiêu chí tài chính và phi tài chính, tiếp cận khái niệm quản lý tinh gọn ở các góc độ tinh gọn sản xuất và dịch vụ, tiếp cận khái niệm công nghệ thông tin ở mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tổng quát, kết quả của nghiên cứu có thể mang ý nghĩa thực tiễn ứng dụng trong nhiều bối cảnh lĩnh vực hoạt động, quy mô và loại hình doanh nghiệp. 4.1.2 Thống kê mô tả biến quan sát Ngoài việc thống kê đánh giá đặc điểm mẫu nghiên cứu để xác định tính phù hợp và đại diện của mẫu nghiên cứu, các đánh giá của đối tượng khảo sát cũng đồng thời được nghiên cứu thực hiện để xem xét quan điểm của đối tượng khảo sát về các vấn đề, tình hình thực tế của các doanh nghiệp. Với cỡ mẫu gồm 556 quan sát và không có mục hỏi nào để trống Bảng 4.2: Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh và các biến tác động KQHD1 KQHD2 KQHD3 KQHD4 KQHD5 Trung bình 3,51 3,33 3,46 3,31 3,51 Trung vị 4,00 3,00 4,00 3,00 4,00 Mode 4 3 4 4 4 Độ lệch chuẩn 1,041 1,097 1,055 1,062 1,046 Phương sai 1,083 1,203 1,114 1,127 1,094 CNTT1 CNTT2 CNTT3 CNTT4 CNTT5 Trung bình 2,98 2,48 2,45 2,87 2,88 Trung vị 3,00 3,00 2,00 3,00 3,00 Mode 3 3 2 3 3 Độ lệch chuẩn 0,837 0,883 0,861 0,888 0,822 Phương sai 0,701 0,780 0,741 0,789 0,675 QLTG1 QLTG2 QLTG3 QLTG4 QLTG5 Trung bình 3,30 2,96 2,70 3,24 3,60 Trung vị 3,00 3,00 3,00 3,00 4,00 Mode 4 3 3 3 4 Độ lệch chuẩn 0,977 0,986 10,002 0,974 0,982 Phương sai 0,954 0,973 10,003 0,949 0,964 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra) 110 Thống kê mô tả các biến quan sát đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến nhân tố này cho thấy một số khía cạnh tổng quan về các vấn đề này trong thực tế doanh nghiệp. Trong khi các đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tương đối tốt (trung bình các biến quan sát lớn hơn 3) thì đánh giá về công nghệ thông tin và quản lý tinh gọn trong doanh nghiệp lại chưa được đánh giá cao. Đa số các mục hỏi về công nghệ thông tin đều có giá trị trung bình nhỏ hơn ba, tương tự đối với các mục hỏi liên quan đến quản lý tinh gọn cũng chưa thể hiện sự đánh giá cao của đối tượng khảo sát (với 2 mục hỏi có giá trị trung bình nhỏ hơn 3). Bảng 4.3: Thống kê biến tác động của công nghệ thông tin DKTL1 DKTL2 DKTL3 DKTL4 DKTL5 Trung bình 2,75 2,66 2,72 2,76 2,44 Trung vị 3,00 3,00 3,00 3,00 2,00 Mode 3 3 3 3 2 Độ lệch chuẩn 0,789 0,808 0,779 0,792 0,854 Phương sai 0,623 0,652 0,607 0,626 0,730 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra) Kết quả tổng hợp cho thấy đối với nhân tố điều kiện thuận lợi, hiện tại các nhà quản lý trong doanh nghiệp thực sự chưa đánh giá cao. Tất cả các mục hỏi đều có giá trị trung bình bình thấp (chỉ từ 2,44 đến cao nhất là 2,76) điều này cho thấy thực tế rằng đa số doanh nghiệp đang gặp những khó khăn trong việc triển khai các ứng dụng hệ thống công nghệ này, các điều kiện bên trong và bên ngoài đang không thực sự hỗ trợ cho sự phát triển của loại hình công nghệ này. Thành phần thang đo DKTL5 (Quản lý cấp cao cam kết thực hiện mục tiêu tin học hóa tổ chức) có giá trị trung vị bằng 2, điều này chứng tỏ với mục hỏi này, có đến 50% các phản hồi đánh giá về vấn đề ở mức độ không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Rõ ràng, hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn do sự cam kết ủng hộ của quản lý cấp cao. Điều này thể hiện thực trạng các điều kiện để các doanh nghiệp ứng 111 dụng công nghệ thông tin đang thực sự gặp những trở ngại. Đây là 1 trong 2 thành phần thang đo mới được nghiên cứu đề xuất và đưa vào bộ thang đo thông qua kết quả thảo luận, phản ánh đặc thù đối với việc áp dụng công nghệ thông tin ở bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp ở Việt Nam. Thành phần thứ 2 liên quan đến mục DKTL4 (CBNV sẵn lòng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin cho công việc) cũng đang không được đánh giá cao khi giá trị trung bình của đánh giá chỉ đạt 2,76. Điều này cũng chứng tỏ người lao động tại các doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng đối với việc thay đổi quy trình công việc, cách thức làm việc liên quan đến công nghệ này. Bảng 4.4: Thống kê các biến tác động của quản lý tinh gọn AHXH1 AHXH2 AHXH3 AHXH4 AHXH5 Trung bình 2,81 2,83 2,64 2,48 2,28 Trung vị 3,00 3,00 3,00 2,00 2,00 Mode 3 3 3 2 2 Độ lệch chuẩn 0,769 0,709 0,705 0,721 0,745 Phương sai 0,592 0,502 0,497 0,520 0,555 KVKQ1 KVKQ2 KVKQ3 KVKQ4 KVKQ5 Trung bình 2,51 2,53 2,51 2,58 2,56 Trung vị 3,00 3,00 2,50 3,00 3,00 Mode 3 3 2 3 3 Độ lệch chuẩn 0,873 0,852 0,844 0,852 0,858 Phương sai 0,762 0,725 0,712 0,726 0,736 KVNL1 KVNL2 KVNL3 KVNL4 KVNL5 Trung bình 2,60 2,83 2,66 2,94 2,46 Trung vị 3,00 3,00 3,00 3,00 2,00 Mode 3 3 3 3 3 Độ lệch chuẩn 0,843 0,758 0,861 0,726 0,888 Phương sai 0,710 0,574 0,741 0,528 0,789 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra) Đối với các tiền tố của quản lý tinh gọn, thống kê mô tả cũng cho thấy các tiền tố này cũng cần được cải thiện để nâng cao quản lý tinh gọn trong doanh nghiệp. Nhân tố ảnh hưởng xã hội đang được đánh giá rất thấp, trong đó có đến 2 thành phần có trung vị nằm ở giá trị 2 bao gồm AHXH4 (Truyền thông đại chúng đang khuyến 112 khích tôi nên áp dụng quản lý tinh gọn) và AHXH5 (Đồng nghiệp khuyên tôi nên áp dụng quản lý tinh gọn). Điều này phần nào phản ánh thực tế rằng các phương pháp tinh gọn thực sự chưa được xã hội quan tâm, do đó các thành phần xã hội ít có tác động đến các nhà quản lý, ý có những khuyến khích thúc đẩy họ thực hiện quản lý tinh gọn. Tương tự với hai nhân tố kỳ vọng nỗ lực và kỳ vọng kết quả, các đánh giá của quán lý doanh nghiệp đối với các thành phần này cũng không đạt ở mức cao. Bằng chứng là tất cả các giá trị trung bình của các thang đo thành phần của hai nhân tố này đều nhỏ hơn 3. Đặc biệt là nhân tố kỳ vọng kết quả, hầu hết các thành phần thang đo đều nhận giá trị trung bình giao động xung quanh giá trị 2,5. Đây là một mức tương đối thấp. Nhìn chung, thống kê mô tả các biến tiền tố của quản lý tinh gọn cho thấy cần có những giải pháp tác động vào các nhân tố này để cải thiện giá trị của các nhân tố, tạo ra tiền đề để ảnh hưởng đến quản lý tinh gọn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả thống kê mô tả mẫu chưa trả lời được cho câu hỏi rằng các nhân tố trên có mối quan hệ với nhau hay không, mức độ ảnh hưởng giữa các nhân tố như thế nào. Các kiểm định cần thiết vẫn cần được thực hiện để trả lời cho các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra. 4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo chính thức bằng công cụ Cronbach’s Alpha Với số cỡ mẫu khảo sát là 556 và số lượng biến quan sát là 35, các thang đo trong nghiên cứu này được đưa vào kiểm định bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Tất cả thang đo đều được kiểm định trước khi thực hiện EFA. Căn cứ vào hệ số Cronbach’s Alpha, nghiên cứu sẽ xem xét, đánh giá bộ thang đo để loại các mục hỏi không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 và thang đo có hệ số Croncbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6 được xem xét loại bỏ. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo được tổng hợp trong Bảng 4.5. 113 Bảng 4.5: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến Cronbach's Alpha nếu loại biến Điều kiện thuận lợi: Cronbach's Alpha = 0,912 DKTL1 10,58 7,927 0,775 0,893 DKTL2 10,67 7,750 0,799 0,888 DKTL3 10,62 7,974 0,776 0,893 DKTL4 10,57 7,841 0,796 0,889 DKTL5 10,89 7,734 0,743 0,901 Kỳ vọng kết quả: Cronbach's Alpha =0,887 KVKQ1 10,19 8,367 0,692 0,871 KVKQ2 10,17 8,262 0,743 0,859 KVKQ3 10,18 8,336 0,734 0,861 KVKQ4 10,11 8,280 0,738 0,861 KVKQ5 10,13 8,288 0,729 0,863 Kỳ vọng nỗ lực: Cronbach's Alpha = 0,879 KVNL1 10,88 7,181 0,746 0,845 KVNL2 10,65 7,461 0,779 0,839 KVNL3 10,82 7,365 0,675 0,862 KVNL4 10,54 7,651 0,767 0,843 KVNL5 11,02 7,463 0,619 0,877 Ảnh hưởng xã hội: Cronbach's Alpha = 0,901 AHXH1 10,24 6,278 0,699 0,893 AHXH2 10,21 6,310 0,772 0,876 AHXH3 10,40 6,270 0,791 0,872 AHXH4 10,56 6,246 0,775 0,875 AHXH5 10,76 6,250 0,740 0,883 Công nghệ thông tin: Cronbach's Alpha =0,905 CNTT1 10,69 8,752 0,788 0,879 CNTT2 11,19 8,760 0,730 0,891 CNTT3 11,22 8,860 0,733 0,890 CNTT4 10,79 8,578 0,767 0,883 CNTT5 10,78 8,808 0,794 0,878 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra ) 114 Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến Cronbach's Alpha nếu loại biến Quản lý tinh gọn: Cronbach's Alpha =0,882 QLTG1 12,49 10,708 0,749 0,849 QLTG2 12,84 10,849 0,713 0,858 QLTG3 13,10 10,868 0,694 0,862 QLTG4 12,56 10,708 0,752 0,848 QLTG5 12,20 11,070 0,676 0,866 Kết quả hoạt động kinh doanh: Cronbach's Alpha =0,883 KQHD1 13,62 12,762 0,711 0,859 KQHD2 13,79 12,392 0,717 0,858 KQHD3 13,66 12,544 0,732 0,854 KQHD4 13,81 12,498 0,733 0,854 KQHD5 13,62 12,813 0,698 0,862 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra) Thông qua kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, nghiên cứu đã xác nhận tính phù hợp của bộ công cụ đo lường của từng nhân tố. Kết quả chi tiết cho thấy các thang đo đều yêu cầu. Trong đó các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3; tất cả thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và nếu loại bất kỳ biến nào đều làm giảm giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha. Qua đó, nghiên cứu kết luận các biến đo lường đều đạt yêu cầu và có thể sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA. 4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Bảng 4.6: Kết quả KMO và Bartlett Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,902 Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi-Square 12101,889 Bậc tự do 595 Sig (giá trị P – Value) 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra ) 115 Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Nhân tố Biến quan sát Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 Điều kiện thuận lợi DKTL4 0,882 DKTL1 0,834 DKTL3 0,830 DKTL2 0,770 DKTL5 0,642 Kết quả hoạt động kinh doanh KQHD3 0,794 KQHD1 0,790 KQHD4 0,751 KQHD2 0,723 KQHD5 0,721 Ảnh hưởng xã hội AHXH2 0,856 AHXH3 0,833 AHXH4 0,782 AHXH1 0,761 AHXH5 0,682 Kỳ vọng nỗ lực KVNL1 0,898 KVNL2 0,840 KVNL4 0,788 KVNL3 0,664 KVNL5 0,564 Công nghệ thông tin CNTT1 0,907 CNTT4 0,767 CNTT5 0,749 CNTT3 0,698 CNTT2 0,689 Kỳ vọng kết quả KVKQ2 0,814 KVKQ4 0,776 KVKQ5 0,774 KVKQ3 0,772 KVKQ1 0,769 Quản lý tinh gọn QLTG2 0,676 QLTG4 0,634 QLTG1 0,631 QLTG3 0,629 QLTG5 0,611 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra ) 116 Dựa vào kết quả sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, các thang đo đạt tiêu chuẩn được sự dụng để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Từ kết quả kiểm định thang đo, tổng 35 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá kết quả thu được 7 nhân tố. Nhân tố QLTG gồm 5 biến quan sát, CNTT gồm 5 biến quan sát, điều kiện thuận lợi gồm 5 biến quan sát, kỳ vọng nỗ lực gồm 5 biến quan sát, kỳ vọng kết quả gồm 5 biến quan sát và tác động xã hội gồm 5 biến quan sát. Kỹ thuật EFA được sử dụng để khám phá các cấu trúc và khái niệm nghiên cứu. Đồng thời, kết quả EFA cũng là cơ sở để loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu cầu (loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5). Sử dụng công cụ SPSS, kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA được tổng hợp thông qua bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett và bảng tổng hợp kết quả EFA. Qua bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho thấy:  Hệ số KMO đạt 0,902 cho thấy hệ số này đang nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 (0,5 < KMO < 1). Điều này khẳng định kết quả phân tích nhân tố được chấp nhận với bộ dữ liệu nghiên cứu thu thập được.  Mức ý nghĩa (Sig) của kiểm định Bartlett đạt 0,000 < 0,05 (sig < 0,5). Điều này cho thấy kết quả phân tích nhân tố là phù hợp với độ tin cậy 95%. Việc kết quả phân tích thể hiện các chỉ số đạt tiêu chuẩn đối với kiểm định KMO và Bartlett đã khẳng định kết quả EFA là đáng tin cậy và có thể sử dụng để thực hiện bước tiếp theo của quy trình nghiên cứu. Sau khi phân tích, kết quả EFA cho thấy, từ dữ liệu thu thập được, nghiên cứu đã trích được 7 nhân tố tương ứng. Do không có biến nào bị loại, thành phần của các thang đo không thay đổi, các nhân tố dự kiến trong mô hình nghiên cứu được giữ nguyên và không thay đổi tên. Theo đó, các nhân tố trích được bao gồm: Điều kiện thuận lợi, Kết quả hoạt động kinh doanh, Ảnh hưởng xã hội, Kỳ vọng nỗ lực, Công nghệ thông tin, Kỳ vọng kết quả, Quản lý tinh gọn. Như vậy, các thang đo được xác định đều đạt độ tin cậy, độ phân biệt và hội tụ. Không có sự thay đổi trong các nhân tố trích được so với dự kiến nên mô hình nghiên cứu cũng được giữ nguyên không thay đổi. Dựa trên kết quả này, nghiên cứu thực hiện CFA. 117 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 4.4.1 Kiểm định mô hình đo lường Từ kết quả EFA, 35 biến quan sát với 7 nhân tố được đưa vào mô hình CFA. Quá trình khảo sát đã thu được tổng cỡ mẫu là 556 quan sát. Phân tích CFA cho thấy kết quả đánh giá các chỉ số đo độ phù hợp của mô hình chi tiết như sau: Bảng 4.8: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định CFA Chỉ số Ngưỡng chấp nhận Kết quả nghiên cứu Kết luận Chi-square/df 1-3 1,743 Chấp nhận CFI > 0,9 0,966 Chấp nhận GFI > 0,9 0,960 Chấp nhận TLI > 0,9 0,962 Chấp nhận RMSEA < 0,05 0,037 Chấp nhận (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra ) Trị số Chi bình phương trên bậc tự do (Chi-square/df) đạt 1,743. Theo Hair và ctg (1998) thì trị số Chi bình phương trên bậc tự do nằm trong khoảng từ 1 đến 3 (1 < Chi-square/df < 3) là đạt tiêu chuẩn để minh chứng cho sự phù hợp của mô hình. Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá độ phù hợp của mô hình thông qua chỉ số CFI. Chỉ số này đánh giá độ phù hợp của mô hình theo nguyên lý sử dụng chung bộ dữ liệu thu thập được và so sánh sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với một mô hình nghiên cứu khác. Chỉ số CFI sẽ nằm trong khoảng giá trị từ 0 đến 1 và theo Bentler và Bonett (1980) thì CFI lớn hơn 0,9 thì mô hình nghiên cứu phù hợp. Kết quả kiểm định cho thấy CFI đạt 0,966 > 0,9 như vậy mô hình đạt tiêu chuẩn phù hợp đối với tiêu chí đánh giá này. Chỉ số GFI được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình khi so sánh với mô hình null (mô hình có các tham số đã được điều chỉnh về giá trị 0) bằng cách đo lượng quan hệ của phương sai và hiệp phương sai trong ma trận hiệp phương sai. Theo Segar và Grover (1993) thì GFI lớn hơn 0,9 là mô hình đạt được mức độ phù hợp cần thiết. Kết quả đánh giá mô hình của nghiên cứu có thấy GFI đạt 0,960 (lớn hơn 0,9). Như vậy mô hình phù hợp khi xem xét ở tiêu chí này. 118 Hình 4.1: Mô hình đo lường tới hạn chuẩn hóa (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra ) TLI được sử dụng như một chỉ tiêu bổ sung để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Chỉ tiêu TLI được thiết lập để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình mà không quan tâm đến cỡ mẫu. Theo Garver và Mentzer (1999) thì TLI đạt giá trị lớn hơn 0,9 là phù hợp. Với tiêu chí này, kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình của nghiên cứu cho thấy TLI đạt 0,992 (lớn hơn 0,9), như vậy mô hình là phù hợp. Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình khi sử dụng bộ dữ liệu thu thập được so với tổng thể nghiên cứu, chỉ tiêu RMSEA được sử dụng. Chỉ tiêu này có giá trị càng nhỏ thì càng tốt và phải đạt giá trị nhỏ hơn 0,08 để mô hình phù hợp và nhỏ 119 hơn 0,05 thì mô hình đạt mức độ phù hợp tốt (Schumacker và Lomax, 2004; Hair và ctg, 2006). Kết quả phân tích cho thấy RMSEA đạt 0,037 (nhỏ hơn 0,05). Điều này cho thấy mô hình phù hợp tốt. Như vậy ta có thể kết luận mô hình thang đo chung là phù hợp và có thể thực hiện bước phân tích tiếp theo. Nghiên cứu tiếp tục thực hiện các kiểm định liên quan nhằm đảm bảo độ tin cậy, độ hội tụ và tính phân biệt để đảm bảo sự chính xác của kết quả phân tích, tránh gây ra các sai lệch về kết quả phân tích và đảm bảo thể hiện được ý nghĩa của dữ liệu đối với thực tế. 4.4.2 Kiểm định độ tin cậy, độ hội tụ và giá trị phân biệt Kiểm định độ tin cậy, độ hội tụ và giá trị phân biệt là bước kiểm định cần thiết để đảm bảo các số liệu thống kê sẽ đảm bảo được phân tích đúng, thể hiện được đúng ý nghĩa của dữ liệu và thực tế. Để thực hiện kiểm định này, nghiên cứu sử dụng các chỉ số kèm chỉ tiêu liên quan như sau: Để kiểm định độ tin cậy, nghiên cứu đánh giá hệ số tải chuẩn hóa (Standardized loa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_cua_moi_quan_he_giua_cong_nghe_thong_tin_v.pdf
Tài liệu liên quan