Luận án Ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ . viii

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ. ix

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 9

1.1. Ảnh hưởng từ sự rõ ràng của mục tiêu dự toán . 9

1.2. Ảnh hưởng từ mức độ khó trong mục tiêu dự toán . 12

1.3. Ảnh hưởng từ sự phản hồi thông tin dự toán . 14

1.4. Ảnh hưởng từ phạm vi sử dụng và tần suất sử dụng dự toán . 17

1.5. Ảnh hưởng từ sự tinh vi của dự toán . 19

1.6. Ảnh hưởng từ sự tham gia của nhà quản lý vào dự toán . 21

1.7. Vai trò của đặc điểm doanh nghiệp đối với mối quan hệ giữa dự toán sản

xuất kinh doanh và kết quả hoạt động. . 26

1.8. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo được thực hiện

trong luận án . 27

1.8.1. Khoảng trống nghiên cứu . 27

1.8.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo được thực hiện trong luận án . 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 30

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 31

2.1. Một số vấn đề về dự toán sản xuất kinh doanh . 31

2.1.1. Khái niệm dự toán sản xuất kinh doanh . 31

2.1.2. Các chức năng của dự toán sản xuất kinh doanh . 33

2.1.3. Các khía cạnh đặc trưng của dự toán sản xuất kinh doanh . 37

2.2. Một số vấn đề về kết quả hoạt động của doanh nghiệp . 39

2.2.1. Kết quả hoạt động của nhà quản lý . 40

2.2.2. Kết quả tài chính .40

pdf185 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc Toàn (2010). Để đo lường phạm vi và tần suất sử dụng dự toán, tác giả phát triển trên cơ sở thang đo gốc của củaWijewardena and De Zoysa (2001). Trong đó thang đo gốc tập trong đo lường mức độ thường xuyên của việc lập dự toán và kiểm soát bằng chênh lệch giữa dự toán và thực tế. Tác giả bổ sung thêm các chỉ tiêu đo lường phạm vi lập dự toán và phạm vi sử dụng chênh lệch giữa dự toán và thực tế trong kiểm soát. Thang đo được biểu thị bằng những câu hỏi về nhận định của nhà quản lý với 04 vấn đề trên: - Nhận định của nhà quản lý về mức độ thường xuyên lập dự toán tại doanh nghiệp - Nhận định của nhà quản lý về phạm vi lập dự toán tại doanh nghiệp - Nhận định của nhà quản lý về mức độ thường xuyên so sánh thực tế với dự toán tại doanh nghiệp - Nhận định của nhà quản lý về phạm vi sử dụng kết quả so sánh thực tế với dự toán tại doanh nghiệp Tương tự như thang đo đối với các biến đã trình bày trước đó, những nhận định này được đánh giá bằng thang đo Likert 5 mức độ (từ rất ít tới rất thường xuyên và rất ít hoạt động tới rất nhiều hoạt động). 64 3.2.4.7. Đo lường kết quả hoạt động của nhà quản lý Kết quả hoạt động của nhà quản lý là một thang đo được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thang đo được xây dựng từ nghiên cứu của Mahoney (1963) và được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu như Brownell (1982), Dunk (1990), Kren (1992), Chong and Chong (2002), Karsam (2015). Trong luận án, tác giả cũng kế thừa trọn vẹn thang đo của Mahoney (1963). Trong đó kết quả hoạt động của nhà quản lý được phản ánh thông qua nhận định của nhà quản lý về 8 chức năng chính trong quản lý là: Lập kế hoạch, Phối hợp hoạt động, Kiểm tra, Đánh giá, Chỉ đạo, Nhân sự, Đàm phán và Đại diện. Nhận định của các nhà quản lý cũng sẽ được đo lường trên thang đo Likert 5 mức độ: Kém, Yếu, Trung bình, Khá, Tốt. 3.2.4.8. Đo lường kết quả tài chính Kết quả tài chính là thước đo thường xuyên được sử dụng để đánh giá các doanh nghiệp nhưng trong mối quan hệ với dự toán sản xuất kinh doanh lại chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ này. Trước tiên tác giả tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính thường được sử dụng trong những nghiên cứu đi trước về dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động trong các DNNVV như Wijewardena and Dezoysa (2001, 2004), Yusuf (2005), Qi (2010), Dorion (2012), Silva (2012), Kotane (2015) và Jamil (2015). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các chỉ tiêu thường được sử dụng bao gồm 08 chỉ tiêu: mức tăng của doanh thu, mức tăng của lợi nhuận, mức tăng tổng tài sản, ROA, ROE, ROS, khả năng thanh toán tổng quát, khả năng cắt giảm chi phí như bảng tổng hợp 3.1. Theo đó nhà quản lý sẽ so sánh về tình hình thực hiện các chỉ tiêu trên so với số liệu trung bình của tổng thể các doanh nghiệp trong 3 năm gần đây. Kết quả so sánh được phản ánh trên thang đo Likert 5 mức độ từ thấp hơn rất nhiều đến cao hơn rất nhiều. Việc sử dụng thang đo Likert 5 mức độ tiền ẩn nhiều rủi ro liên quan tới tính tin cậy của kết quả nghiên cứu khi phụ thuộc vào quan điểm và hiểu biết của đối tượng được phỏng vấn. Tuy nhiên tổng quan nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thang đo này khá phổ biến trong những nghiên cứu về ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như Wijewardena and Dezoysa (2001, 2004), Qi (2010) hay Kotane (2015). Thêm vào đó việc công bố thông tin BCTC tại các DNNVV Việt Nam không mang tính bắt buộc làm gia tăng rào cản về việc bảo mật thông tin. Cùng với đó thời gian tiếp xúc đối với các nhà quản lý DNNVV được khảo sát tại các diễn đàn, hội nghị rất ngắn không cho phép nhà quản lý trả lời được những câu 65 hỏi mang tính chi tiết như vậy. Do đó tác giả quyết định sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đối với biến kết quả tài chính như những nghiên cứu tiền nhiệm của Wijewardena and Dezoysa (2001, 2004) và Qi (2010). Bảng 3.1. Những chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng trong các nghiên cứu tiền nhiệm STT Chỉ tiêu Tác giả 1 Doanh thu và Tỷ lệ tăng doanh thu Wijewardena and Dezoysa (2001), Yusuf (2005), Qi (2010), Dunk (2011), Abbadi (2013), Faith (2013), Mbugua (2013), Jamil (2015), Kotane (2015) 2 Lợi nhuận và Tỷ lệ tăng lợi nhuận Wijewardena and Dezoysa (2001), Qi (2010), Dunk (2011), Abdirisaq (2013), Jamil (2015), Kotane (2015), Popesko (2017) 3 Tổng tài sản và Tỷ lệ tăng tài sản Kotane (2015), Agbenyo (2018), Wonder et al (2018) 4 Các chỉ số sinh lời: ROA, ROI, ROE, ROS Wijewardena and Dezoysa (2001), Silva (2012), Onduso (2013), Faith (2013), Markus (2015), Kotane (2015) 5 Khả năng thanh toán Dunk (2011), Abdirisaq (2013), Faith (2013), Kotane (2015) 6 Khả năng giảm chi phí Kenis (1979), Lu (2011), Dunk (2011), Kotane (2015) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.2.4.9. Đo lường kết quả phi tài chính Tương tự với đo lường kết quả tài chính, kết quả phi tài chính cũng được tác giả đề xuất thang đo dự kiến trên cơ sở tổng hợp những chỉ tiêu phổ biến trong các nghiên cứu tiền nhiệm như Fitzgerald et al. (1991); Kaplan, Atkinson (1998); Evans and Lindsay (1999) và đặc biệt là nhưng nghiên cứu có liên quan tới dự toán như Qi (2010), Silva (2012), Dorion (2012), Lau (2015) Kotane (2015). Các chỉ tiêu trong thang đo phi tài chính cũng được đo lường dựa trên đánh giá trên thang đo Likert 5 mức độ tương ứng với nội dung từng chỉ tiêu. Cụ thể các chỉ tiêu phi tài chính được tác giả đề xuất tương tự như kết quả tổng hợp trong bảng 3.2, bao gồm: 66 - Nhận định của nhà quản lý về sự hài lòng của khách hàng - Nhận định của nhà quản lý về sự hài lòng với công việc - Nhận định của nhà quản lý về chất lượng sản phẩm dịch vụ - Bảng 2.2 dưới đây sẽ trình bày tổng hợp những chỉ tiêu phi tài chính thường xuyên được sử dụng trong các nghiên cứu về dự toán sản xuất kinh doanh và đo lường kết quả hoạt động tại các DNNVV. Bảng 3.2. Những chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng trong các nghiên cứu tiền nhiệm STT Chỉ tiêu Tác giả 1 Chất lượng sản phẩm dịch vụ Dunk (2011), Dorion (2012), Fagbemi (2013), Kotane (2015) 2 Sự hài lòng của khách hàng Dorion (2012), Silva (2012), Kotane (2015) 3 Sự hài lòng với công việc Kenis (1979), McKiernan and Morris (1994), Qi (2010), Silva (2012), Kotane (2015) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.2.4.10. Đo lường đặc điểm quy mô Các đặc điểm của doanh nghiêp là những nhân tố bất định nằm bên ngoài dự toán nhưng có tác động tới mối quan hệ giữa dự toán và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của mình về hệ thống kế toán quản trị trong các DNNVV Việt Nam, Phạm Ngọc Toàn (2010) đã khuyến nghị rằng quy mô sẽ có ảnh hưởng tới việc lập và sử dụng dự toán sản xuất kinh doanh trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Cụ thể, Phạm Ngọc Toàn (2010) cho rằng việc sử dụng dự toán trong các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là siêu nhỏ sẽ mang lại lợi ích nhỏ hơn so với việc đầu tư cho hệ thống dự toán. Trên thực tế có nhiều nghiên cứu đi trước đã kiểm định vai trò kiểm soát của các đặc điểm doanh nghiệp đối với mối quan hệ giữa dự toán và kết quả hoạt động như Tsui (2001), Qi (2010) và Jamil (2015). Điển hình như Qi (2010) đặc điểm quy mô của doanh nghiệp được phân chia dựa trên doanh thu theo quy định của Trung Quốc, đó là: doanh nghiệp vừa có quy mô dưới 0,3 tỷ nhân dân tệ, doanh nghiệp nhỏ có quy mô dưới 5 triệu nhân dân tệ. Đồng thời Qi (2010) cũng xem xét vai trò của đặc điểm hình thức sở hữu Nhà Nước và sở hữu tư nhân của các công ty trong mối quan hệ giữa quy trình dự toán và kết quả hoạt động của các DNNVV Trung Quốc. Trên cơ sở kế thừa cách tiếp cận từ những nghiên cứu đi trước, luận án sẽ tiếp tục xem xét vai trò kiểm soát của đặc điểm doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu về 67 ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của DNNVV Việt Nam. Tuy nhiên tác giả chỉ xem xét đặc điểm theo quy mô vì tỷ lệ các DNNVV Việt Nam thuộc hình thức sở hữu tư nhân chiếm tỷ trọng rất lớn trên 90% nên việc phân tích đặc điểm về hình thức sở hữu là không phù hợp trong nghiên cứu. Để đo lường đặc điểm quy mô doanh nghiệp tác giả sử dụng biến nhị phân với mốc phân chia là quy mô vốn 10 tỷ đồng. Những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng sẽ nhận giá trị 0 và nhóm doanh nghiệp có quy mô vốn trên 10 tỷ đồng sẽ nhận giá trị 1. Việc lựa chọn mốc quy mô vốn 10 tỷ đồng là cơ sở để chia nhóm doanh nghiệp được tác giả vận dụng khái niệm và đặc điểm của các DNNVV Việt Nam theo Nghị định 56/2006/NĐ-CP và các báo cáo thường niên về doanh nghiệp Việt Nam của VCCI, Bộ Kế hoạch và đầu tư. Dựa trên các nội dung đã trình bày trong mục 3.2.4, hệ thống thang đo nháp mà tác giả đề xuất có thể tổng hợp theo bảng sau: Bảng 3.3. Hệ thống thang đo nháp STT Các biến nghiên cứu Số chỉ tiêu Cơ sở xây dựng 1 Sự rõ ràng của mục tiêu dự toán 3 Kenis (1979) 2 Mức độ khó của mục tiêu dự toán 5 Kenis (1979) 3 Sự tinh vi của quy trình dự toán 3 Qi (2010) 4 Sự phản hồi thông tin từ dự toán 3 Kenis (1979) 5 Phạm vi và tần suất sử dụng dự toán 4 Wijewardena and De Zoysa (2001) 6 Sự tham gia của nhà quản lý vào dự toán 6 Milani (1975) 7 Kết quả hoạt động của nhà quản lý 8 Mahoney (1963) 8 Kết quả tài chính 8 Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu ở bảng 3.1 9 Kết quả phi tài chính 3 Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu ở bảng 3.2 10 Đặc điểm quy mô doanh nghiệp 1 Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Qi (2010) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 68 3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu Kết thúc giai đoạn nghiên cứu thứ hai, bằng nghiên cứu định tính tác giả đã chuấn hóa lại nội dung của hệ thống thang đo nháp và xây dựng bảng hỏi ban đầu. Trên cơ sở đó nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện trong giai đoạn tiếp theo nhằm đánh giá độ tin cậy của hệ thống thang đo nháp trước khi đưa ra thang đo và bảng hỏi chính thức. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 4/2019 tới tháng tháng 05/2019 bằng bảng hỏi tạm thời đối với mẫu nghiên cứu thử là 122 giám đốc và kế toán trưởng đến từ các DNNVV Việt Nam. Trong đó 100 phiếu trả đạt yêu cầu được đưa vào phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu của hai giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức và nghiên cứu định lượng sơ bộ là tương tự nhau và sẽ được tác giả trình bày trong mục 3.4 của chương. 3.3.2. Phân tích dữ liệu Kỹ thuật phân tích sẽ được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ là phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Trong đó phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha phản ánh mức độ tương quan của các chỉ tiêu trong thang đo của một biến nghiên cứu. Theo Nunnaly (1978) một thang đó đảm bảo độ tin cậy nếu như hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.4 và hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên thì biến có thể sử dụng trong nghiên cứu. Tuy nhiên nghiên cứu gần đây của Nunnally and Bernstein (1994) thì một chỉ tiêu có thể được chấp nhận nếu hệ số tương quan biến tổng lớn 0.3. Căn cứ trên kết quả phân tích Cronbach’s Alpha, tác giả sẽ xem xét loại bỏ hay giữa lại những chỉ tiêu không đảm bảo trong thang đo của từng biến nghiên cứu. 3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức Nghiên cứu định lượng chính chức được thực hiện trong giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu với mục đích kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện thông qua khảo sát bằng bảng hỏi chính thức đã được điều chỉnh từ nghiên cứu định lượng sơ bộ. Giai đoạn nghiên cứu này được chia thành hai nội dung cụ thể là: Chọn mẫu và Xử lý dữ liệu 3.4.1. Chọn mẫu 3.4.1.1. Cơ sở chọn mẫu Xuất phát từ bối cảnh thực hiện nghiên cứu là các DNNVV Việt Nam, việc chọn mẫu cần dựa trên những quy định cụ thể về khái niệm và đặc điểm của nhóm 69 doanh nghiệp này. Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 40/06/2009 và nghị định 49/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì các doanh nghiệp thuộc nhóm DNNVV là những doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện về số lượng lao động và quy mô vốn theo từng nhóm ngành nghề như sau: Bảng 3.4: Tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Lĩnh vực hoạt động DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 đến 200 người từ trên 20 đến 100 tỷ đồng từ trên 200 đến 400 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 đến 200 người từ trên 20 đến 100 tỷ đồng từ trên 200 đến 400 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 đến 50 người từ trên 10 đến 50 tỷ đồng từ trên 50 đến 100 người Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP Do đó luận án xác định các đối tượng trả lời bẳng hỏi là các nhà quản lý doanh nghiệp có quy mô vốn và quy mô lao động nằm trong phạm vi quy định tại hai hai văn bản quy định trên. 3.4.1.2. Phương pháp chọn mẫu Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu ảnh hưởng của dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam nên đối tượng được khảo sát sẽ là nhà quản lý của những doanh nghiệp thuộc nhóm này. Do số lượng các DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam là rất lớn với xấp xỉ 500.000 doanh nghiệp theo số liệu thống kê từ VCCI (2018) nên nghiên cứu chỉ được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu. Trong đó phương pháp chọn mẫu được tác giả sử dụng là chọn mẫu thuận tiện. Chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, trong đó mẫu được chọn từ nhóm đối tượng mà tác giả có thể dễ dàng liên hệ và thu thập dữ liệu. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được tác giả sử dụng trong luận án do dễ tiếp cận thông tin khi tổng thể nghiên cứu lớn và khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng khảo sát. Cụ thể, các doanh nghiệp được lựa chọn chủ yếu tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Phiếu khảo sát sẽ được tác giả phát gián tiếp cho nhà quản lý các DNNVV Việt Nam thông qua một số cơ quan trung gian là Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), Chi cục thuế và kho bạc các quận của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, một phần phiếu khảo sát sẽ 70 được tác giả phát trực tiếp cho nhà quản lý doanh nghiệp tham gia các cuộc hội thảo được tổ chức bởi VINASME. 3.4.1.3. Kích cỡ mẫu Chọn mẫu được thực hiện trong cả hai giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Trong đó kích cỡ mẫu phải tuân thủ những quy định của từng phương pháp thống kê được sử dụng trong mỗi giai đoạn nghiên cứu. Đối với nghiên cứu định lượng sơ bộ, mục tiêu nghiên cứu để kiểm định độ tin cậy của các thang đo nên kích cỡ mẫu nghiên cứu chỉ cần đảm bảo cho kiểm định Cronbach’s Alpha là N ≥ 30 (Hair et al, 2006). Đối với nghiên cứu định lượng chính thức, kích cỡ mẫu phải đảm bảo đồng thời quy định của thủ tục đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và kiểm định bằng phương trình cấu trúc SEM. Theo Hair et al (2006), kích cỡ mẫu tối thiểu để có thể sử dụng EFA là 50 và tốt hơn sẽ là 100 quan sát hợp lệ. Tác giả cũng đưa ra công thức để xác định số quan sát tối thiểu cho phân tích nhân tố là: N = 5*m với m là số câu hỏi liên quan hoặc số chỉ tiêu đại diện cho các biến nghiên cứu trong mô hình. Theo đó với tổng số 44 câu hỏi theo thang đo tác giả đề xuất thì số quan sát cần đảm bào là 220 quan sát. Bên cạnh đó để thực hiện thủ tục phân tích nhân tố khẳng định CFA và kiểm định bằng phương trình cấu trúc SEM, Hair et al (2014) cũng đề xuất kích cỡ mẫu tối thiểu là 200 quan sát. Như vậy để đảm bảo tuân thủ quy định của các thủ tục phân tích, kích cỡ mẫu tối thiểu đối với nghiên cứu định lượng sơ bộ là 30 quan sát và kích cỡ mẫu tối thiểu đối với nghiên cứu định lượng chính thức là 220 quan sát. 3.4.1.4. Thu thập dữ liệu Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập từ phiếu trả lời khảo sát của nhà quản lý các DNNVV Việt Nam. Như đã trình bày trong phương pháp chọn mẫu, trước tiên phiếu khảo sát sẽ được đưa tới cho các nhà quản lý theo cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. Đối với hình thức trực tiếp, phiếu khảo sát sẽ được chuyển tới tay những nhà quản lý tham gia các cuộc hội thảo do VINASME tổ chức trong năm 2019. Đối với hình thức gián tiếp, phiếu khảo sát sẽ được chuyển qua đường bưu điện hoặc qua email cá nhân của nhà quản lý DNNVV có tham gia VINASME. Tương tự như vậy dữ liệu gián tiếp thu thập được thông qua kênh chi cục thuế và kho bạc các quận cũng được thực hiện trên email. 71 Biểu đồ 3.1: Kết quả thu thập phiếu khảo sát Tổng số phiếu khảo sát được phát ra bằng cả hai hình thức trực tiếp và gửi qua email là 812 phiếu. Có 427 phiếu khảo sát được thu về và trong đó chỉ có 266 phiếu trả lời hợp lệ được đưa vào phân tích. Các phiếu khảo sát không hợp lệ bị loại bỏ chủ yếu do hai nguyên nhân chính là đối tượng khảo sát không trả lời đầy đủ các câu hỏi mang tính chất bắt buộc và sự không hợp lý trong kết quả trả lời đối với những câu hỏi nghịch đảo về “sự rõ ràng của mục tiêu dự toán” và “mức độ khó của mục tiêu dự toán”. Như vậy tỷ lệ trả lời phiếu khảo sát là 52% so với tổng số phiếu phát ra. Tỷ lệ số phiếu trả lời có thể đưa vào phân tích chiếm tỷ trọng 62% so với số phiếu thu về. Phần lớn các phiếu thu về bị loại do đối tượng khảo sát khẳng định rằng dự toán sản xuất kinh doanh không được lập tại doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên với 266 phiếu trả lời hợp lệ, kích cỡ mẫu đã đảm bảo điều kiện thực hiện các thủ tục phân tích EFA, CFA và SEM trong nghiên cứu định lượng chính thức. 3.4.2. Xử lý dữ liệu Sau khi thu thập, phân loại và chọn lọc được những phiếu khảo sát hợp lệ, tác giả tiến hành mã hóa dữ liệu, cập nhật và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 25.0 tích hợp Amos 21.0 theo tuần tự các bước như sau: 3.4.2.1. Mã hóa dữ liệu nghiên cứu Trong giai đoạn nghiên cứu định tính, hệ thống thang đo tác giả dự kiến với 44 chỉ tiêu sẽ được thu gọn còn 38 chỉ tiêu thông qua phỏng vấn sâu đối với 08 nhà quản lý DNNVV. Các chỉ tiêu bị loại bỏ bao gồm 05 chỉ tiêu thuộc thang đo kết quả tài chính và 01 chỉ tiêu thuộc thang đo kết quả phi tài chính. Trên cơ sở đó, tác giả đặt ra hệ thống mã hóa cho từng chỉ tiêu tương ứng từng biến nghiên cứu. Quy tắc 33% 20% 47% Số phiếu hợp lệ Số phiếu bị loại Số phiếu không có phản hồi 72 mã hóa là các chữ cái đầu trong tên của các biến nghiên cứu theo tiếng anh và số thứ tự các chỉ tiêu trong thang đo. Ngoài ra, dữ liệu liên quan tới các câu hỏi nghịch đảo trong phiếu khảo sát sẽ được chuyển đổi khi mã hóa và cập nhật vào phần mềm Excel trước khi thực hiện các kiểm định thống kê. Theo đó công thức chuyển đổi dữ liệu đối với các câu hỏi số 02 của biến sự rõ ràng của mục tiêu dự toán và câu hỏi số 01 của biến mức độ khó của mục tiêu dự toán như sau: Biến quan sát chính thức (Reversed item) = 6 - Biến quan sát trong phiếu khảo sát Kết quả mã hóa dữ liệu nghiên cứu theo các biến được trình bày chi tiết trong bảng 3.5. Bảng 3.5: Bảng mã hóa dữ liệu nghiên cứu Biến nghiên cứu Các chỉ tiêu Mã hóa Sự rõ ràng của mục tiêu dự toán (BC) Tôi biết rất rõ ràng và cụ thể về mục tiêu dự toán được giao. BC1 Tôi nghĩ mục tiêu dự toán của tôi là mơ hồ và không rõ ràng. BC2 (Reversed item) Tôi nhận thức được rõ ràng về mức độ quan trọng và thứ tự ưu tiên từng mục tiêu. BC3 Mức độ khó của mục tiêu dự toán (BD) Tôi dễ dàng đạt được các mục tiêu dự toán được giao BD1 (Reversed item) Những mục tiêu dự toán của tôi khá khó để đạt được BD2 Các mục tiêu dự toán mà tôi được giao cần nhiều bí quyết và kỹ năng cao để đạt được BD3 Tôi phải nỗ lực nhiều để đạt được các mục tiêu dự toán được giao BD4 Nhìn chung, anh/chị đánh giá thế nào về mức độ khó của mục tiêu dự toán mình được giao? BD5 Sự tinh vi của quy trình dự Mức độ áp dụng công nghệ thông tin vào dự toán tại công ty anh/chị như thế nào? BS1 73 Biến nghiên cứu Các chỉ tiêu Mã hóa toán (BS) Mức độ sử dụng chuyên gia lập dự toán tại công ty của anh/chị? BS2 Mức độ sử dụng các mô hình tài chính khi lập dự toán tại công ty của anh/chị như thế nào? BS3 Sự phản hồi thông tin từ dự toán (BF) Tôi nhận được đầy đủ thông tin về chênh lệch giữa thực tế và mục tiêu dự toán được giao BF1 Tôi nhận được đầy đủ hướng dẫn điều chỉnh chênh lệch giữa thực tế và mục tiêu dự toán. BF2 Cấp trên biết rõ về kết quả thực hiện các mục tiêu dự toán mà tôi được giao BF3 Phạm vi và tần suất sử dụng dự toán (FB) Công ty của anh/chị có thường xuyên lập dự toán không? FB1 Phạm vi lập dự toán tại công ty anh/chị như thế nào? FB2 Công ty của anh/chị có thường xuyên so sánh chênh lệch giữa thức tế với dự toán không? FB3 So sánh chênh lệch giữa thực tế và dự toán tại công ty của anh/chị được thực hiện ở phạm vi nào? FB4 Sự tham gia của nhà quản lý trong dự toán (PB) Mức độ tham gia của anh/chị vào việc thiết lập dự toán như thế nào? PB1 Anh/chị có ảnh hưởng như thế nào tới bản dự toán cuối cùng? PB2 Anh/chị đánh giá mức độ quan trọng từ những đóng góp của mình tới dự toán như thế nào? PB3 Mức độ hợp lý của lý do mà cấp trên đưa ra khi dự toán của anh/chị được điều chỉnh? PB4 74 Biến nghiên cứu Các chỉ tiêu Mã hóa Cấp trên có chủ động thảo luận với anh chị khi dự toán được lập hay không? PB5 Anh/chị có thường xuyên chủ động đưa ra ý kiến về dự toán với cấp trên không? PB6 Kết quả hoạt động của nhà quản lý (MP) Công tác lập kế hoạch MP1 Công tác kiểm tra MP2 Công tác phối hợp MP3 Công tác đánh giá MP4 Công tác chỉ đạo, hướng dẫn MP5 Công tác nhân sự MP6 Công tác đối ngoại MP7 Công tác đại diện MP8 Kết quả tài chính (FP) Tỷ lệ tăng doanh thu FP1 Tỷ lệ tăng lợi nhuận FP2 Tỷ lệ tăng tổng tài sản FP3 Kết quả phi tài chính (NFP) Chất lượng sản phẩm dịch vụ NFP1 Sự hài lòng của khách hàng NFP2 Đặc điểm quy mô Đặc điểm quy mô doanh nghiệp theo vốn Groupquymo Nguồn: Tác giả tự xây dựng 3.4.2.2. Trình tự phân tích dữ liệu Trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ các phiếu khảo sát và cách thức mã hóa đối với các biến nghiên cứu, dữ liệu sẽ được tác giả nhập lại vào file excel trước khi cập nhật vào phần mềm SPSS 25.0. Sau khi đưa dữ liệu vào SPSS, quá trình phân tích được tiến hành tuần tự theo các bước: 75 Bước 1: Thống kê mô tả. Bước 2: Đánh giá độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha) Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, các thang đo đã được đánh giá độ tin cậy một lần để đảm bảo sự phù hợp của các thang đo trước khi triển khai nghiên cứu chính thức. Tuy nhiên với mỗi bộ dữ liệu khác nhau việc thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo đối với giai đoanh nghiệp cứu định lượng chính thức vẫn cần được thực hiện. Nguyên tắc đánh giá hệ số tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha trong giai đoạn này hoàn toàn giống với nghiên cứu định lượng sơ bộ. Theo đó, chỉ tiêu trong thang đo của một biến sẽ đảm bảo nếu hệ số tương quan biến tổng lớn 0,3 (Nunnally and Bernstein, 1994). Cùng với đó thang đo có hệ số Cronbach Alpha càng cao thì đo lường càng hiệu quả và mức hệ số Cronbach Alpha thường được áp dụng để đánh giá thang đo có đủ điều kiện là 0,6 (Nunnally, 1978). Tuy nhiên theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), những thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha thấp hơn 0,6 nhưng hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4 thì cần xem xét kỹ trước khi loại bỏ. Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng trong các nghiên cứu để đánh giá tính hội tụ của các chỉ tiêu trong cùng một thang đo và tính phân biệt giữa các thang đo. Phương pháp này giúp thu gọn tập hợp cac chỉ tiêu ban đầu trong thang đo nháp thành một tập hợp mới có ý nghĩa hơn để tạo thành thang đo chính thức. Phân tích nhân tố khám phá thường được sử dụng trong trường hợp có thang đo mới được đưa vào mô hình nghiên cứu. Chính vì vậy việc thực hiện thủ tục này là cần thiết đối với luận án khi thang đo kết quả tài chính và kết quả phi tài chính được tác giả xây dựng theo kết quả thảo luận nhóm trong nghiên cứu định tính. Hơn thế nữa các thang đo được tác giả kế thừa từ thang đo gốc bằng tiếng Anh và chuyển đổi sang tiếng Việt nên phân tích nhân tố khám phá cũng đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi ngôn ngữ không làm ảnh hưởng tới các thang đo. Theo Hair et al (2006) hệ số tải nhân tố là tiêu chí quan trọng khi đánh giá ý nghĩa của các biến quan sát. Theo đó hệ số tải nhân tố tối thiểu có thể chấp nhận được đối với một biến quan sát là 0,3 và biến quan sát sẽ có ý nghĩa thự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_tu_du_toan_san_xuat_kinh_doanh_toi_ket_qua.pdf
Tài liệu liên quan