Luận án Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử của các tòa án quân sự

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 8

1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước . 8

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. 11

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT . 29

2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc áp dụng hình phạt. 29

2.2. Nhiệm vụ, nội dung, ý nghĩa của áp dụng hình phạt . 56

2.3. Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt . 66

Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ÁP DỤNG HÌNH

PHẠT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TẠI CÁC TÒA ÁN

QUÂN SỰ. 77

3.1. Thực trạng cơ sở pháp lý của áp dụng hình phạt . 77

3.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt tại các Tòa án quân sự. 91

3.3. Những hạn chế, sai sót phổ biến trong áp dụng hình phạt tại các Tòa án

quân sự và nguyên nhân. 102

Chương 4: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT. 114

4.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng áp dụng hình phạt . 114

4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng hình phạt . 123

KẾT LUẬN . 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUCỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN. 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 152

pdf184 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử của các tòa án quân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết định chuyển sang áp dụng một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn hình phạt quy định trong chế tài đó. BLHS quy định 3 loại chế tài như sau: Một là, chế tài tuyệt đối. Đây là loại chế tài mà trong chế tài đó BLHS chỉ quy định một loại hình phạt chính bắt buộc Tòa án phải áp dụng trong giới hạn đã được quy định mà không có quyền lựa chọn hình phạt khác, không có quyền có hay không ADHP chính đã được quy định đó. Hai là, chế tài lựa chọn. Đây là loại chế tài mà trong đó BLHS quy định có nhiều hình phạt chính, Tòa án có thể căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ án để lựa chọn một hình phạt chính được quy định trong chế tài đó để áp dụng đối với người phạm tội. Ba là, chế tài tùy nghi. Đây là loại chế tài mà trong đó BLHS quy định cho phép Tòa án có quyền tùy nghi áp dụng hay không áp dụng một loại hình phạt nào đó được quy định trong chế tài. Chế tài tùy nghi được quy định nhiều ở các điều luật của BLHS trong điều khoản quy định về hình phạt bổ sung, ở trong các điều luật về một khoảng tùy nghi nhất định về mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người phạm tội. 79 Việc quy định chế tài lựa chọn, chế tài tùy nghi bảo đảm quan trọng cho việc cá thể hóa hình phạt của Tòa án trong ADHP. Khi ADHP, về nguyên tắc thì Tòa án chỉ được áp dụng các loại hình phạt được quy định trong chế tài đó, nhưng trừ trường hợp người phạm tội có đủ điều kiện và Tòa án áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS để quyết định chuyển sang áp dụng một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn hình phạt quy định trong chế tài đó. Hiện nay, trong phần các tội phạm của BLHS đa số chế tài là lựa chọn. Chẳng hạn như lựa chọn giữa hình phạt tù có thời hạn với hình phạt tù chung thân và với hình phạt tử hình trong các chế tài đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; lựa chọn giữa hình phạt tù có thời hạn với các hình phạt không phải tù trong các chế tài đối với các tội phạm nghiêm trọng, tội phạm ít nghiêm trọng và một số ít tội phạm rất nghiêm trọng; lựa chọn giữa hình phạt cải tạo không giam giữ với hình phạt tiền, hình phạt cảnh cáo trong một số chế tài đối với tội phạm ít nghiêm trọng Chế tài tùy nghi trong BLHS đa số được quy định ở các điều luật đối với hình phạt bổ sung. Đồng thời, chế tài tùy nghi còn được quy định ở trong các điều luật về mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người phạm tội. 3.1.3. Quy định về các căn cứ quyết định hình phạt Các căn cứ QĐHP là những đòi hỏi cơ bản có tính nguyên tắc được luật hình sự quy định cụ thể, rõ ràng hoặc do giải thích pháp luật mà có. Các đòi hỏi đó có tính bắt buộc thực hiện khi Tòa án ADHP. Những đòi hỏi mang tính nguyên tắc đó chính là những biểu hiện, đòi hỏi của nguyên tắc ADHP, là những căn cứ QĐHP mà Tòa án bắt buộc phải tuân theo. Tính nguyên tắc của các căn cứ khi ADHP của Tòa án thể hiện sự thống nhất và có mối liên hệ hết sức chặt chẽ giữa các nguyên tắc QĐHP và các căn cứ QĐHP. Có thể xác định rằng các nguyên tắc QĐHP chính là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng hoạt động của Tòa án khi áp dụng các chế tài của luật hình sự đối với người phạm tội thì các căn cứ QĐHP chính là những đòi hỏi mà Tòa án phải lấy đó là căn cứ để QĐHP. Khi QĐHP, Tòa án không những phải tuân theo các nguyên tắc nhất định mà còn phải dựa vào những căn cứ đã được luật hình sự 80 quy định thì mới có đầy đủ điều kiện để QĐHP bảo đảm hình phạt được tuyên thực sự đúng đắn, phù hợp, công bằng và đạt được mục đích của hình phạt. Ngoài các căn cứ luật định thì yếu tố ý thức pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Để QĐHP đúng, Thẩm phán, Hội thẩm phải dựa vào ý thức pháp luật của mình, ý thức đó là sự kết tinh từ tư tưởng pháp luật, nền tảng ý thức được xây dựng từ kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đạo đức, bản lĩnh và trách nhiệm công dân đối với xã hội. Có như vậy Tòa án mới có thể QĐHP đúng pháp luật, loại và mức hình phạt áp dụng mới bảo đảm sự hợp lý và công bằng, bản án đã tuyên được đông đảo dư luận quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ, đạt được hiệu quả giáo dục, cải tạo người phạm tội. Điều 50 BLHS quy định các căn cứ QĐHP như sau: Một là, căn cứ vào các quy định của BLHS. Tòa án ban hành bản án phản ánh những quy định của phần chung của BLHS thể hiện việc đánh giá cụ thể về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, nhân thân của người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể phù hợp đối với người bị kết tội. Khi QĐHP, Tòa án cũng đồng thời phải căn cứ vào các chế tài của điều, khoản ở phần tội phạm của BLHS; căn cứ vào loại và khung hình phạt được quy định với mỗi tội mà người bị kết án đã thực hiện; căn cứ vào những chế tài cụ thể được quy định với từng tội cụ thể để chọn một loại hình phạt và một mức hình phạt sao cho bảo đảm được tính hợp lý, công bằng, nhân đạo và khả thi nhằm đạt được hiệu quả cao nhất mục đích của hình phạt đã tuyên. Do vậy, Tòa án phải căn cứ vào tất cả các quy định của BLHS có liên quan trực tiếp đến tội phạm mà người bị kết án đã thực hiện trong một chỉnh thể thống nhất, phải luôn xem xét, cân nhắc và chỉ rõ trong bản án kết tội bị cáo về những quy định của BLHS có liên quan trực tiếp đến việc QĐHP của mình. Chính các quy định của BLHS là căn cứ cơ bản, quan trọng nhất và là đòi hỏi tiên quyết của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa khi QĐHP. Hai là, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Khi QĐHP, Tòa án xem xét, đánh giá về tính chất và mức độ 81 nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Xét về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thì trước hết và quan trọng nhất là khách thể bị xâm hại, đó là tính quyết định bởi ý nghĩa, tính chất, tầm quan trọng và giá trị của các quan hệ xã hội mà hành vi phạm tội đã gây hại. Bên cạnh đó, tính chất nguy hiểm cho xã hội còn phụ thuộc vào các dấu hiệu khác về mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm. Xét về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là tổng thể các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và thuộc về tính khách quan của tội phạm. Có thể thấy, tính chất của tội phạm thể hiện ở dạng mức độ về chất, mức độ nguy hiểm của nó thể hiện ở dạng mức độ về lượng của cùng một chất là tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm luôn gắn liền nhau không thể tách rời, cùng tồn tại và bổ sung cho nhau. Khi dựa vào căn cứ này, Tòa án phải luôn xem xét, đánh giá cả tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm một cách đồng thời trong một chỉnh thể với mối liên hệ qua lại mật thiết không được tách rời nhau. Khi QĐHP, Tòa án phải xác định rõ trong bản án những tình tiết để chứng minh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà Tòa án dựa vào đó và kết hợp với các tình tiết khác của vụ án như hậu quả do tội phạm gây ra, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm, lỗi, động cơ, mục đích phạm tội để chọn loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể đối với người bị kết án. Như vậy, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án QĐHP. Do đó, khi QĐHP đối với người bị kết án, Tòa án phải luôn cân nhắc tổng thể các tình tiết, các dấu hiệu, để bảo đảm khi bản án được tuyên sẽ có một hình phạt với mức phạt công bằng, hợp lý và nhân văn. Ba là, căn cứ vào nhân thân người phạm tội. Ngoài việc căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện, Tòa án phải xem xét, cân nhắc tới nhân thân của người phạm tội. Nhân thân bao gồm những đặc điểm, đặc tính khác nhau thể hiện bản chất xã hội, thể 82 hiện tính cá biệt, không lặp lại và mang tính chất chính trị - xã hội, tâm sinh lý, đạo đức riêng của mỗi cá nhân. Khi xét xử, Tòa án phải cân nhắc tới nhân thân người phạm tội chính là phải cân nhắc tới những đặc điểm, đặc tính đó để làm cơ sở cho việc xác định, đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội và đánh giá khả năng giáo dục, cải tạo họ, đánh giá hiệu quả của chính sách nhân đạo của Nhà nước ta về quan điểm, đường lối xử lý tội phạm. Trong từng vụ án cụ thể thì mỗi đặc điểm nhân thân người phạm tội có mức độ ảnh hưởng khác nhau và cũng có những ý nghĩa khác nhau đối với việc QĐHP của Tòa án. Đặc điểm nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng đến việc QĐHP dưới các góc độ nhất định khác nhau. Chẳng hạn như ảnh hưởng dưới góc độ là những tình tiết ảnh hưởng đến tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm (Ví dụ: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội nhiều lần); ảnh hưởng dưới góc độ về khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội để đạt được mục đích của hình phạt (Ví dụ: Tái phạm, người chưa đủ 18 tuổi, người già, người từ đủ 75 tuổi trở lên); ảnh hưởng dưới góc độ các đặc điểm đó thể hiện tính nhân đạo của pháp luật trong chính sách hình sự của Nhà nước ta (Ví dụ: Phụ nữ có thai, người mắc bệnh hiểm nghèo, dị tật bẩm sinh, có công với nước được khen thưởng, người có nhân thân tốt chưa vi phạm pháp luật lần nào). Chính sự tác động, ảnh hưởng của các đặc điểm nhân thân người phạm tội đó mà Tòa án phải luôn xem xét, cân nhắc để làm tăng nặng hay làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội khi QĐHP đối với họ. Khi QĐHP, Tòa án phải cân nhắc tất cả các căn cứ để QĐHP, trong đó phải coi trọng yếu tố quan trọng, quyết định hàng đầu của căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, do căn cứ này luôn là thước đo khách quan duy nhất của trách nhiệm hình sự và của việc QĐHP. Vì vậy, khi QĐHP, Tòa án cần khắc phục các hiện tượng do nhận thức lệch lạc như còn quá coi trọng căn cứ nhân thân của người phạm tội mà quyết định một loại và mức hình phạt thiếu căn cứ, không tương xứng tính chất và mức 83 độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, mà coi đó là tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước đối với người bị kết án. Khi xem xét, cân nhắc tới nhân thân người phạm tội, Tòa án cần xem xét một yếu tố không thể thiếu, đó là chủ thể của tội phạm. Cả trong lý luận và thực tiễn xét xử, nhân thân người phạm tội và chủ thể của tội phạm đều là đặc trưng của người phạm tội, nhưng cho thấy luôn có sự khác nhau về ý nghĩa của nó. Bởi vì, nhân thân người phạm tội là thực hiện chức năng của một trong các căn cứ QĐHP, còn chủ thể của tội phạm là thực hiện chức năng của một trong các yếu tố của cấu thành tội phạm và là cơ sở của trách nhiệm hình sự mà biểu hiện rõ nét ở các dấu hiệu như năng lực trách nhiệm hình sự về độ tuổi, điều kiện về chủ thể như phạm tội nhiều lần, tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, người có chức vụ, quyền hạn, nhất là đối với những chủ thể đặc biệt thì nó có vai trò là những dấu hiệu bắt buộc. Như vậy, các đặc điểm, đặc tính của nhân thân người phạm tội có ý nghĩa rất lớn đối với việc cá thể hóa hình phạt, đây là căn cứ quan trọng không thể thiếu khi QĐHP. Do đó, khi QĐHP, Tòa án phải có sự xem xét, đánh giá độc lập không trùng lắp các đặc điểm, đặc tính thuộc về nhân thân người phạm tội và các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm, nếu các đặc điểm nhân thân được coi là dấu hiệu bắt buộc của chủ thể tội phạm khi định tội thì Tòa án không áp dụng đặc điểm đó với tư cách là đặc điểm thuộc nhân thân người phạm tội để làm căn cứ QĐHP nữa. Có như vậy mới bảo đảm tính căn cứ đầy đủ, khách quan cho việc QĐHP bảo đảm đúng pháp luật, công bằng, phù hợp với tội phạm và đạt được mục đích của hình phạt đã tuyên, thể hiện được tính nhân đạo, công bằng và cá thể hóa hình phạt trong thực tiễn xét xử. Tòa án thực hiện đúng quy định này trong thực tiễn xét xử sẽ có ý nghĩa giáo dục cải tạo và phòng ngừa rất cao. Bốn là, căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong các căn cứ của việc QĐHP được quy định tại Điều 50 của BLHS. Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các tình tiết khác nhau về tội phạm, các tình tiết về 84 nhân thân của người phạm tội đã được quy định tại Điều 51 BLHS hoặc chưa quy định cụ thể trong BLHS nhưng được Tòa án xem xét áp dụng với ý nghĩa làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người bị kết án và giải thích rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Tuy nhiên, có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với mọi tội phạm như quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 51 BLHS; có những tình tiết được Tòa án coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS là những tình tiết không bắt buộc áp dụng đối với mọi tội phạm mà chỉ được Tòa án xem xét áp dụng đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể. Tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết khác nhau về tội phạm, các tình tiết về nhân thân người phạm tội đã được quy định tại Điều 52 BLHS được Tòa án xem xét áp dụng với ý nghĩa làm tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người bị kết án. BLHS quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mang tính bắt buộc đối với mọi tội phạm. Tòa án chỉ được áp dụng các tình tiết đã được quy định tại Điều 52 BLHS mà không được phép tự áp dụng các tình tiết khác không được quy định trong BLHS là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người bị kết án. Khi các tình tiết trong BLHS quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì Tòa án cũng không được phép áp dụng các tình tiết đó là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người bị kết án. Khi QĐHP, Tòa án phải xem xét, đánh giá toàn diện, đầy đủ trong một chỉnh thể thống nhất và áp dụng đồng thời cả các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu có. Tòa án không được phép xem xét, đánh giá phiến diện, một chiều, coi trọng tình tiết giảm nhẹ, xem thường tình tiết tăng nặng hoặc ngược lại; hoặc coi trọng tình tiết này mà xem nhẹ hay bỏ qua tình tiết khác. Đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì chỉ được xem xét áp dụng một lần khi QĐHP, nhưng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự lại có thể được Tòa án xem xét nhiều lần như các tình tiết được xem xét áp dụng để QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, đồng thời các tình tiết đó vẫn có thể được Tòa án xem xét một lần nữa để cho bị cáo được hưởng án treo... Khoản 2 Điều 50 BLHS còn quy định khi quyết định 85 ADHP tiền, ngoài các căn cứ đã nêu trên thì Tòa án phải căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội để quyết định mức tiền phạt phù hợp, đúng quy định của pháp luật. Ngoài bốn căn cứ được quy định tại Điều 50 BLHS thì yếu tố ý thức pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Để QĐHP đúng, Thẩm phán, Hội thẩm phải dựa vào ý thức pháp luật của mình, ý thức đó là sự kết tinh từ tư tưởng pháp luật, nền tảng ý thức được xây dựng từ kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đạo đức, bản lĩnh và trách nhiệm công dân đối với xã hội. Có như vậy Tòa án mới có thể QĐHP đúng pháp luật, loại và mức hình phạt áp dụng mới bảo đảm sự hợp lý và công bằng, bản án đã tuyên được đông đảo dư luận quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ, đạt được hiệu quả giáo dục, cải tạo người phạm tội. Các căn cứ QĐHP có ý nghĩa rất quan trọng trong ADHP. Các căn cứ có trong vụ án là cơ sở quan trọng để Toà án quyết định áp dụng biện pháp trách nhiệm hình sự, hình phạt một cách toàn diện nhằm đạt được mục đích của hình phạt. Từ góc độ tố tụng hình sự, các căn cứ luật định cũng là những vấn đề chứng minh trong vụ án hình sự; là đối tượng chứng minh trong quá trình ADHP. Các căn cứ phải được chứng minh khẳng định việc tồn tại khách quan trong vụ áncụ thể mới được Toà án cân nhắc để QĐHP đối với người bị kết tội. 3.1.4. Quy định về quyết định hình phạt trong một số trường hợp đặc biệt Ngoài hệ thống hình phạt, chế tài các tội phạm và các căn cứ quyết định hình phạt, pháp luật hình sự cũng quy định về điều kiện và khả năng ADHP trong những trường hợp đặc biệt như miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, QĐHP nhẹ hơn quy định của pháp luật, án treo... ADHP trong những trường hợp đặc biệt là sự cụ thể hóa các căn cứ ADHP trong những trường hợp cụ thể khác biệt. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả đề cập đến ADHP trong một số trường hợp đặc biệt sau: Thứ nhất: Miễn trách nhiệm hình sự. Miễn trách nhiệm hình sự được hiểu là việc không buộc người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chịu trách nhiệm hình sự mà BLHS quy định là tội phạm, do các cơ quan 86 tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng khi có đủ căn cứ pháp lý. Chế định miễn trách nhiệm hình sự không phải là hình phạt, là quy định hết sức quan trọng mang tính nhân đạo và là chính sách hình sự khoan hồng của Nhà nước đối với người đã thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hiện nay theo quy định của BLHS Việt Nam, có hai loại căn cứ miễn trách nhiệm hình sự, là chế định mà các cơ quan tố tụng như cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đều có thể áp dụng. Khi có đủ căn cứ miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội theo quy định của BLHS ở tại giai đoạn tố tụng nào thì cơ quan tiến hành tố tụng giai đoạn đó có thể xem xét và quyết định miễn trách nhiệm hình sự. Căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 29 BLHS. Đối với Tòa án, các căn cứ, các trường hợp mà Tòa án bắt buộc phải miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội, cụ thể như sau: Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội về tội định phạm trong trường hợp họ tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, được quy định ở Điều 16 BLHS; miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và khi có quyết định đại xá, được quy định ở khoản 1 Điều 29 BLHS; miễn trách nhiệm hình sự cho người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và người đó tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được quy định ở khoản 4 Điều 110 BLHS. BLHS quy định các căn cứ, các trường hợp mà Tòa án có thể miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội gồm: Có thể miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội khi có một trong các căn cứ được quy định ở khoản 2 và khoản 3 Điều 29 BLHS, như: Do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; trước khi bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có công hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận; người thực hiện tội phạm nghiêm trọng 87 do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. Có thể miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội dưới 18 tuổi khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 91 BLHS. Có thể miễn trách nhiệm hình sự đối với người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác được quy định ở khoản 7 Điều 364 BLHS. Có thể miễn trách nhiệm hình sự đối với người không tố giác tội phạm nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm được quy định ở khoản 2 Điều 390 BLHS. Có thể miễn trách nhiệm hình sự đối với người trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định đã được giáo dục 2 lần và đã tạo điều kiện ổn định cuộc sống, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, hoặc trồng với số lượng từ 500 cây đến dưới 3000 cây, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch quy định tại khoản 4 Điều 247 BLHS. Các trường hợp này, Tòa án có thể miễn hoàn toàn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội hoặc miễn và áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Thứ hai: Miễn hình phạt. Miễn hình phạt đối với cá nhân phạm tội được quy định tại Điều 59 BLHS, miễn hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 88 BLHS. Theo khoa học luật hình sự thì có thể hiểu miễn hình phạt là không buộc người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện. Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 54 và Điều 59 BLHS thì người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp có đủ 3 điều kiện sau đây: Một là, có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS. Hai là, phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. Ba là, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng 88 chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 88 BLHS thì điều kiện để pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra. Miễn hình phạt được quy định không nhiều trong các điều luật cụ thể của BLHS. Ngoài việc quy định chung đối với các tội phạm về các điều kiện để người phạm tội có thể được miễn hình phạt, BLHS có quy định cụ thể trường hợp Tòa án có thể quyết định miễn hình phạt đối với người không tố giác tội phạm nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự thì có thể được miễn hình phạt, quy định ở khoản 2 Điều 390 BLHS. Thứ ba: QĐHP nhẹ hơn quy định của pháp luật. QĐHP nhẹ hơn quy định của pháp luật nghĩa là Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, mức hình phạt đó thấp hơn mức tối thiểu của khung hình phạt được áp dụng hoặc Tòa án chuyển sang áp dụng một loại hình phạt khác nhẹ hơn loại hình phạt được quy định ở chế tài của điều luật hoặc của khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật đối với tội đang xét xử. Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 BLHS thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất là hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định ở khoản 1 Điều 51 BLHS. Tại khoản 2 Điều 54 BLHS quy định Tòa án cũng có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu và là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể mà cũng không quy định bắt buộc phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như quy định ở khoản 1 Điều 54 BLHS. Tại khoản 3 Điều 54 BLHS quy định trường hợp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 BLHS nhưng điều luật lại chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt về tội đang xét xử là 89 khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật thì Tòa án có thể QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc có thể chuyển sang một hình phạt thuộc loại nhẹ hơn và lý do của việc giảm nhẹ Tòa án phải ghi rõ trong bản án. BLHS không quy định việc đối trừ giữa các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trường hợp Tòa án cùng áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ và nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với một người phạm tội, thì không phải là lấy số lượng tình tiết giảm nhẹ trừ đi số lượng tình tiết tăng nặng nếu còn dư hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì mới QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt theo quy định ở khoản 1 Điều 54 BLHS; trong trường hợp này, Tòa án phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện có tính hệ thống các yếu tố, các tình tiết của vụ án trong một chỉnh thể thống nhất để quyết định có áp dụng hay không áp dụng quy định của BLHS để QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với người bị kết án đó. Thứ tư: Án treo. Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù kèm theo điều kiện thử thách được áp dụng đối với người bị xử phạt tù không quá ba năm, có nhân thân tốt và nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bắt người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo theo quy định tại Điều 64 BLHS. Điều kiện về thời gian thử thách được Tòa án ấn định từ một năm đến năm năm và giao cho cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Án treo là một chế định thể hiện chính sách hình sự kết hợp giữa sự cưỡng chế của Nhà nước với sự tham gia của xã hội vào quá trình cải tạo người p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ap_dung_hinh_phat_theo_phap_luat_hinh_su_viet_nam_tu.pdf
Tài liệu liên quan