Luận án Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. 9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 9

1.1.1. Các nghiên cứu về bản địa hóa các tôn giáo tại Việt Nam . 9

1.1.2. Nghiên cứu về bản địa hóa Công giáo. 14

1.1.3. Nghiên cứu về Đức Mẹ Maria và bản địa hóa Đức Mẹ Maria. 24

1.1.4. Nhận xét. 33

1.2. Cơ sở lý luận . 35

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản . 35

1.2.2. Cơ sở lý luận về chủ trương hội nhập Công giáo và quan điểm về hội

nhập Công giáo ở Việt Nam của các nhà nghiên cứu . 39

1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu. 45

1.3.1. Giáo xứ Quy Chính (xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) . 45

1.3.2. Giáo xứ Đức Mẹ Hằng cứu giúp (phường 9, quận 3 – Tp. Hồ Chí Minh)46

1.3.3. Giáo xứ Vỉ Nhuế (thôn Nấp, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam

Định). 47

1.3.4. Giáo xứ La Vang . 48

1.3.5. Giáo xứ Khmer Trung Bình – Sóc Trăng. 48

Tiểu kết chương 1. 49

CHưƠNG 2. ĐẠO CÔNG GIÁO, ĐỨC MẸ MARIA VÀ QUÁ TRÌNH

DU NHẬP VÀO VIỆT NAM . 50

2.1. Khái quát đạo Công giáo và sự du nhập vào Việt Nam . 50

2.1.1 Khái quát về đạo Công giáo . 50

2.1.2. Quá trình truyền nhập Công giáo tại Việt Nam. 522.1.3. Thuận lợi, khó khăn khi hội nhập đạo Công giáo vào Việt Nam. 57

2.2. Đức Maria trong đạo Công giáo và sự du nhập, thờ Kính Đức Maria

trong Hội thánh Việt Nam. 66

2.2.1. Đức Maria trong đạo Công giáo . 66

2.2.2. Sự du nhập và thờ kính Đức Maria trong Hội thánh Việt Nam. 70

Tiểu kết chương 2. 80

CHưƠNG 3. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ BẢN ĐỊA HÓA ĐỨC MẸ

MARIA TRONG CỘNG ĐỒNG NGưỜI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM. 81

3.1. Bản địa hóa hình tượng Đức Mẹ Maria qua tên gọi. 81

3.2. Bản Địa hóa hình tượng Đức Mẹ Maria trong văn học Công giáo Việt

Nam. 84

3.3. Bản địa hóa hình tượng Đức Mẹ Maria trong nghệ thuật tạo hình. 88

3.3.1. Bản địa hóa hình tượng hình tượng Đức Maria qua tranh, tượng. 88

3.3.2. Bản địa hóa Đức Mẹ Maria qua kiến trúc tượng đài, đền thờ . 94

3.4. Bản địa hóa quyền năng qua biểu tượng Đức Mẹ Maria. 103

3.4.1. Bản địa hóa biểu tượng Đức Mẹ Maria qua truyền tụng sự hiển linh . 103

3.4.2. Bản địa hóa biểu tượng Đức Mẹ Maria qua quyền năng của Đức Mẹ . 106

3.5. Bản địa hóa thực hành thờ kính Đức Mẹ Maria . 116

3.5.1. Bản địa hóa nghi thức dâng hoa, thắp hương . 116

3.5.2. Bản địa hóa nghệ thuật trình diễn nghi thức thờ kính Đức Mẹ. 119

Tiểu kết chương 3 . 127

 

pdf229 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn hiện diện bên ông, gặp chuyện gì là ông lấy chuối hạt ra lần hạt và cầu nguyện liền nhờ đó mà ông rất an tâm” (Pv ngày 21/8/2019). Không chỉ những ngƣời lớn tuổi, tại Giáo xứ Quy Chính những em nhỏ thiếu nhi chỉ mới 2-3 tuổi đã bắt đầu đeo chuỗi hạt Đức Mẹ, lớn hơn vài tuổi thì đã thành thói quen, vì vậy thay vì đeo các loại trang sức mà nhiều bạn lƣơng dân khác hay đeo thì các em nhỏ nơi đây lại có thói quen và thích đeo chuỗi Mân Côi, thƣờng đƣợc làm bằng các hạt nhựa nhiều màu sắc hoặc nhiều loại hạt gỗ, đá có in hình Đức Mẹ, hình Chúa và trang trí hoa văn rất bắt mắt Em N.M.N 9 tuổi cho hay: “ Trong lần sinh nhật mới đây của em, mẹ tặng em một chuỗi Mân Côi đeo tay bằng đá đẹp lắm, mẹ còn tặng em một tấm hình Đức Mẹ mỗi lần đi học em đều bỏ vào cặp sách em thích chuỗi hạt đeo tay này vì đi đâu cũng không sợ ma (ma ở đây có thể hiểu là ma quỷ, những thần xấu và những điều xấu)Em thích đeo cái này có ích hơn mấy cái vòng chuỗi mà các bạn lương dân trên lớp em hay đeo” (Pv ngày 22/8/2020). Nhƣ vậy việc thờ kính Đức Mẹ không chỉ qua những nghi thức nghi lễ, lần chuỗi Mân Côi hay xây dựng các khu điện thờ Đức Mẹ mà còn biểu hiện qua việc mang theo các hình tƣợng hoặc các biểu tƣợng Đức Mẹ bên mình, các biểu tƣợng này đƣợc Giáo dân tôn kính nhƣ những vật linh thiêng, xem nhƣ là sự hiện thân của Đức Mẹ, vƣợt trên ý niệm về trang sức hay đồ trang trí mà là vật bảo trợ, vật hộ mệnh Ở hầu hết các Giáo xứ Việt Nam đều có thói quen này, chúng ta dễ dàng nhìn thấy trên tay trên cổ của Giáo dân đều đeo chuỗi nhƣ tại Giáo xứ Vỉ Nhuế - Nam Định, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - TP. Hồ Chí Minh, Giáo xứ La Vang - Quảng Trị 80 Tín đồ Công giáo tại một số nƣớc vẫn có thói quen đeo những vật thiêng này, nhƣng ở Việt Nam thì phổ biến hơn nhiều tạo thành thói quen, phong trào đƣợc ủng hộ rộng rãi. Tiểu kết chƣơng 2 Đạo Công giáo đƣợc truyền vào Việt Nam từ năm 1553, trải qua một quá trình truyền nhập, từ những buổi đầu với nhiều khó khăn thử thách cho đến ngày nay, Công giáo Việt Nam đã phát triển và trở thành tôn giáo lớn. Quá trình truyền đạo là cả một hành trình giao lƣu tiếp biến và hội nhập với văn hóa truyền thống Việt Nam đầy thăng trầm, có những thuận lợi nhƣng cũng nhiều khó khăn và có cả những xung đột văn hóa. Từ một tôn giáo với giáo lý giáo luật có phần khắt khe và ít nhiều đối kháng với văn hóa Việt lúc đầu, Công giáo từng bƣớc hòa mình vào văn hóa Việt cũng nhƣ sự tác động ngƣợc lại của văn hóa Việt, góp phần tạo nên một diện mạo mới cho Công giáo Việt Nam. Sự truyền nhập của Công giáo vào văn hóa Việt Nam tạo nên nhiều giá trị văn hóa độc đáo, một trong các giá trị tiêu biểu đó chính là sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria. Cùng với quá trình truyền nhập của đạo Công giáo vào Việt Nam thì Đức Maria một nhân vật có vai trò quan trọng trong đạo Công giáo cũng đƣợc truyền nhập sâu rộng trong văn hóa Việt, từ sự phổ biến về mức độ thờ kính của các tín đồ Việt Nam dành cho Mẹ, sự bùng nổ của các cơ sở thờ tự, sự xuất hiện dày đặc của các nhà thờ mang tƣớc hiệu Đức Mẹ, các trung tâm hành hƣơng, linh địa Đức Mẹ trải dài từ Bắc vào Nam, trở thành những trung tâm hành hƣơng Đức Mẹ, thu hút hang triệu tín đồ đổ về hang năm, sự thờ kính Đức Mẹ của tín đồ Việt Nam không chỉ thực hành dựa trên nền tảng giáo lý giáo luật Công giáo và còn mang các yếu tố văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam đan xen trong đó, tạo nên những nét riêng trong các thực hành nghi thức, nghi lễ thừ kính Đức Mẹ tại Việt Nam và trên hết là vai trò của Đức Mẹ Maria trong niềm tin của tín đồ Việt Nam rất vững chắc, trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời của tín đồ Việt Nam. 81 CHƢƠNG 3 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ BẢN ĐỊA HÓA ĐỨC MẸ MARIA TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu về sự hội nhập phi quan phƣơng của đạo Công giáo ở Việt Nam, trong chƣơng này trên cơ sở kết quả khảo sát tại các điểm nghiên cứu, luận án sẽ tiến hành xem xét những biểu hiện đa dạng của sự bản địa hóa hình tƣợng Đức Mẹ Maria trong cộng đồng ngƣời Công giáo ở Việt Nam sự đối chiếu, so sánh với các yếu tố văn hóa địa phƣơng và tộc ngƣời. 3.1. Bản địa hóa hình tƣợng Đức Mẹ Maria qua tên gọi Trong đạo Công giáo Đức Mẹ Maria đƣợc biết đến bởi nhiều tên gọi (Đức Bà, Đức Mẹ, Trinh Nữ Rất Thánh), các thuật ngữ (Sao Biển, Nữ Vƣơng Thiên Đàng), cầu khẩn (Theotokos, Panagia) và các tên khác (Đức Mẹ Guadalupe, Đức Mẹ Lộ Đức) Tất cả những tƣớc hiệu này cùng chỉ một cá nhân là Maria, mẹ của Chúa Giêsu Kitô (trong Tân Ƣớc), và đƣợc sử dụng một cách đa dạng bởi ngƣời Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phƣơng, Chính Thống giáo Cổ Đông phƣơng và một số tín đồ Anh giáo. Nhiều danh hiệu dành cho Đức Maria mang tính tín lý hoặc giáo lý, một số danh hiệu khác chỉ mang tính thơ ca hoặc ngụ ngôn, nhƣng tất cả tạo thành một phần của lòng sùng kính bình dân, đƣợc các giáo sĩ chấp nhận ở các mức độ khác nhau, thêm vào đó là các danh hiệu để thể hiện Maria theo dòng lịch sử nghệ thuật nhƣ mẹ Nhân Ái, mẹ Triều Thiên, mẹ Tình Yêu [12, tr 525] Khi Đức Maria vào Việt Nam, do là ngƣời sinh ra Chúa Giêsu nên Bà đƣợc tôn xƣng là Đức Mẹ (ngƣời Việt kiêng gọi tên tục), đồng thời còn tôn xƣng với các tên gọi khác nhƣ Đức Bà và đặc biệt cũng đƣợc gọi là Thánh Mẫu. Ở một số nhà thờ xứ họ đạo Công giáo vùng đồng bằng Bắc bộ nhƣ Đồng Trì (Hà Nội), Kẻ Sở (Hà Nam) có khắc biển “phƣơng danh Thánh Mẫu” (Danh thơm Thánh Mẫu) bằng chữ Hán, mỗi chữ một biển. Biển đƣợc sơn son thiếp vàng, vào ngày xứ, họ đạo đi kiệu, biển đƣợc cầm đi trƣớc [24, tr.16-18]. Tại Giáo xứ Khmer Trung Bình ở mỗi khu vực điện thờ tƣơng ứng với mỗi bức tƣợng Đức Mẹ là kèm theo những tên gọi rất giản dị. Theo linh mục H.V.N 69 tuổi, Linh mục quản xứ Khmer Trung Bình thì Giáo dân Khmer tại đây vẫn gọi tên 82 Đức Mẹ bằng tiếng Khmer phiên âm theo tiếng Việt là Pre Mia Đa (nghĩa là Đức Bà). Ngoài ra, Giáo dân tại đây còn gọi tên Đức Mẹ Maria theo từng bức tƣợng thờ kính ở bên trong và bên ngoài nhà thờ tƣơng ứng với tích truyện của mỗi bức tƣợng. Cụ thể: Bức tƣợng ở phía trƣớc cổng chính nhà thờ, sát con đƣờng chính vào Ấp Chợ mọi ngƣời vẫn gọi vui là “Mẹ đứng đƣờng”, hiểu theo nghĩa tích cực là mẹ chở che và ban ơn cho mọi ngƣời đi đƣờng đƣợc thƣợng lộ bình an. Bên phía tay trái nhà thờ có một bức tƣợng do một bệnh nhân tâm thần xây đắp và mọi ngƣời gọi là “Mẹ tâm thần”. Ngoài nguồn gốc đặc biệt của bức tƣợng thì theo nhiều Giáo dân tại đây cho biết, rất nhiều bệnh nhân có các bệnh về thần kinh khi đến đây cầu nguyện đã đƣợc ơn chữa lành. Bên tay phải nhà thờ là đền thờ chính Đức Mẹ với tƣợng Đức Mẹ và Chúa Giê Su trong trang phục ngƣời Khmer, vì vậy Giáo dân vẫn hay gọi là Đức Mẹ Khmer. 4 Cách gọi tên Đức Mẹ theo tộc ngƣời tại Việt Nam cũng thể hiện tại nhiều nơi khác nhƣ đồng bào dân tộc Jarai ở Buôn B2 - thị trấn Ea súp - huyện Ea Súp - Tỉnh Đăk lăk ngƣời ta gọi Đức Mẹ là A Mĩ (nghĩa là Đức Mẹ). Tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - Thành phố Hồ Chí Minh Giáo dân vẫn gọi Đức Mẹ Maria là “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” theo niềm tin của Giáo dân vào quyền năng Đức Mẹ Maria. Theo Linh Mục N.M.H 56 tuổi hiện đang phụ giúp tại Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho biết: “Cha thấy Giáo dân ở đây gọi Đức Mẹ bằng nhiều tên gọi khác nhau như: Mẹ, Đức Mẹ, Đức Bà nhưng gọi nhiều nhất vẫn là Đức Mẹ Cứu Giúp đặc biệt lúc Giáo dân cầu nguyện họ hay gọi tước hiệu này, chắc do Giáo xứ và đền Đức Mẹ lấy tước hiệu này nên quen thuộc hàng ngày và dần trở thành thói quen.” (Pv ngày 19/7/2020) Tại Giáo xứ Vỉ Nhuế - Nam Định, Giáo dân gọi tên Đức Mẹ Maria là: Nữ Vƣơng, Thánh Mẫu, Mẹ ChúaCách gọi này có nhiều điểm tƣơng đồng mà tín đồ gọi Mẫu Liễu Hạnh tại đây. Đặc biệt, Giáo dân Quy Chính (Nghệ An) lại gọi Đức Mẹ là Mẹ Việt Nam/Đức Mẹ Việt Nam, Đức Bà, Sở dĩ ngƣời ta gọi là “Đức Mẹ Việt Nam” vì tƣợng Đức Mẹ Maria tại đây đƣợc tạc theo mẫu tƣợng lấy cảm hứng từ hình tƣợng 4 Điền dã ngày 19/7/2020. 83 Đức Mẹ La Vang, Mẹ đƣợc khoác lên trang phục áo dài khăn đóng truyền thống của ngƣời phụ nữ Việt Nam, sau khi đền thờ Đức Mẹ đƣợc khánh thành và trở thành một điểm cầu nguyện Đức mẹ quan trọng của Giáo dân, với hình tƣợng trong trang phục áo dài khăn đóng, từ đó Giáo dân gọi thêm một tƣớc hiệu mới là: Mẹ Việt Nam, dần dần thành thói quen và trở thành một danh xƣng trong đời sống tín ngƣỡng của Giáo dân tại đây. Đặc biệt, Giáo dân tại làng đạo Quy Chính thƣờng gọi Bà là Mẹ, một danh xƣng phổ biến nhất nhƣng cũng rất gần gũi và thân thƣơng. Tín đồ Việt Nam còn gọi tên Đức Mẹ theo địa danh ví dụ nhƣ: Đức Mẹ La Vang - Quảng Trị, Đức Mẹ Tà Pao - Bình Thuận, Đức Mẹ Fattima Bình Triệu - Sài Gòn, Đức Mẹ Măng Đen - Kontum, Đức Mẹ Thái Hà - Hà Nội Cách đặt tên gắn với các địa dạnh tại Việt Nam càng làm cho Đức Mẹ trở nên gần gũi với văn hóa của mỗi địa phƣơng, gần gũi với quê hƣơng của các tín đồ. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với tín đồ Việt Nam vì với ngƣời Việt quê hƣơng là một điều thiêng liêng gắn liền với những gì thân thƣơng, gần gũi nhất. Trong các lời kinh nguyện và các bài thánh ca danh xƣng Mẹ hoặc Đức Bà cũng đƣợc sử dụng phổ biến. Chẳng hạn, trong bản kinh cầu Đức Bà của sách Kinh địa phận Vinh (2005) danh hiệu đƣợc xƣng tụng là: Đức Mẹ, Đức Bà, Đức Nữ, Nữ Vƣơng. Ví dụ: Ðức Mẹ thông ơn Thiên Chúa. Ðức Mẹ cực thanh cực tịnh Ðức Nữ có tài có phép. Ðức Nữ có lòng khoan nhân Nữ Vương các thánh Nam cùng các thánh nữ. Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông. Nữ Vương linh hồn và xác lên trờivv Ngoài ra Giáo dân còn xem Bà là Mẹ các Giáo phận và gắn tên Mẹ theo Giáo phận, ví dụ nhƣ: Mẹ Giáo phận Vinh, Mẹ Giáo phận Huế, vv Đặc biệt tên gọi Nữ Vƣơng xuất hiện rất nhiều trong các lời kinh, bài hát thánh ca và trong đời sống Giáo dân. Tuy nhiên, một trong những tên gọi gần gũi nhất mà Giáo dân hay gọi là Mẹ. 84 Giáo dân nhiều nơi cũng kiêng gọi tên Đức Maria bằng “tên húy” nhƣ cách gọi tên thần thánh trong dân gian. Với việc Việt hóa tên gọi đã khiến Bà trở nên gần gũi, thân thƣơng và dù gọi bằng danh xƣng nào thì mọi ngƣời đều hiểu là đang gọi Đức Maria. Cách gọi tên, danh xƣng nhƣ vậy có sự tƣơng đồng với cách gọi các bậc thánh mẫu trong dân gian của ngƣời Việt nhƣ: Mẫu, Thánh Mẫu, Vƣơng Mẫu, Quốc Mẫu, Nữ Vƣơng, Bà Chúa vv Nhƣ vậy, sau khi vào Việt Nam, ngoài tên gọi tôn xƣng phổ biến trên thế giới thì Đức Maria cũng đƣợc tôn vinh với các tên gọi giống nhƣ cách ngƣời dân tôn vinh các vị Thánh trong văn hóa dân gian Việt Nam. Tín đồ gọi tên Đức Mẹ gắn với địa danh, địa phƣơng, gắn với tộc ngƣời, gắn với những hình ảnh Đức Mẹ phù hợp với từng không gian sống tại từng địa phƣơng Việt Nam, làm cho Đức Mẹ trở thành một phần trong cuộc sống của tín đồ. Bên cạnh đó, tùy vào đặc trƣng văn hóa vùng miền và tộc ngƣời mà tín đồ Công giáo lại gọi Bà theo những tên gọi rất dung dị, gần gũi với bối cảnh, không gian sống của họ. 3.2. Bản Địa hóa hình tƣợng Đức Mẹ Maria trong văn học Công giáo Việt Nam Kinh Thánh đƣợc xem là cuốn sách cơ sở để Giáo hội Công giáo ban hành các tín điều, giáo lý, giáo luật về Đức Mẹ, tín đồ phƣơng Tây cũng xem đây là kim chỉ nam để tìm hiểu về Đức Mẹ. Có thể coi Kinh Thánh là cuốn sách tiêu biểu phác họa đầy đủ nhất hình tƣợng Đức Mẹ Maria, qua những câu chuyện, những huyền thoại về Đức Mẹ Maria. Tại Việt Nam, ngoài Kinh Thánh và những cuốn sách về giáo lý giáo luật, tín đồ Việt hòa chung với dòng chảy của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học dân gian Việt Nam đã sáng tạo và thể hiện hình tƣợng Đức Mẹ Maria qua những loại hình văn học mang đặc điểm văn hóa Việt. Trong bài Viết “Có một nền văn học Công giáo ở Việt Nam” khi nhận định về dòng văn học Công giáo ở Việt Nam, tác giả Đỗ Quang Hƣng cho rằng: “ Khi tạo dựng một nền văn học mới, ngƣời Công giáo Việt Nam không thể không coi việc trình bày lời Chúa với những phạm trù thần học phổ biến trong thân phận con ngƣời nhƣ tội lỗi, ân sủng, nhập thểNhƣng đồng thời họ phải giữ lại tính tự tôn dân tộc, dung hợp đƣợc với tính dân tộc và tính Công giáo trong trang viết, dòng 85 nhạc, bức họa, kiến trúc” [38, tr 11]. Điều này có nghĩa, văn học Công giáo Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy phát triển của văn học dân tộc, văn học Công giáo Việt Nam có tính dân tộc và mang nhiều giá trị văn hóa dân tộc, góp phần vào sự phát triển chung của nền văn học Việt Nam. Trƣớc hết, hình tƣợng Đức Mẹ Mariađƣợc thể hiện qua nhiều thể loại văn học dân gian của ngƣời Việt ở các địa phƣơng khác nhau. Chẳng hạn, Giáo xứ Quy Chính nằm trong không gian văn hóa xứ Nghệ nên có khá nhiều bài ca, hò vè về Đức Mẹ Maria mang âm hƣởng văn hóa dân gian xứ Nghệ, ví dụ nhƣ: “Hò ơi hò ơiHoa nào đẹp hoa nào xinh/Đi mô ta hái về dâng Mẹ Lành” (Hò vè dân ca xứ nghệ - sƣu tầm tại Giáo xứ Quy Chính- Nghệ An). Hoặc các câu thơ dƣới dạng câu đối vẫn đƣợc Giáo dân nơi đây đọc trong một số dịp lễ Đức Mẹ nhƣ: “Mẹ đến thƣơng ban ngàn ơn phúc/Con về no thỏa vạn niềm vui” (Sƣu tầm ngày 3/5/2021) Một số đoạn ca, vè, vãn khác nói về Đức Mẹ nhƣ: “Đội ơn Chúa rất khoan nhân Đã cho con mọn kính dâng hoa này Đội ơn Đức Mẹ nhân từ Đã cho con mọn ngây thơ ngợi mừng”. [22, tr 614 - 615]. Hình tƣợng Đức Mẹ qua những câu vè vãn trên cho thấy sự yêu kính của tín đồ dành cho ngài, qua cách gọi tên nhƣ: Đức Mẹ, Đức Bà, Thánh Mẫu thể hiện quyền năng của Đức Mẹ và vị trí quan trọng của Đức Mẹ trong niềm tin của tín đồ. Đặc biệt, những câu vè vãn này lƣu giữ rất nhiều ngôn ngữ cổ của ngƣời Việt, đồng thời cho thấy sự phong phú, đa dạng trong việc diễn đạt hình tƣợng Đức Mẹ Maria qua những thể loại văn học dân gian truyền thống của ngƣời Việt. Đại tự, câu đối là một trong những thể loại văn học Hán nôm đƣợc sử dụng khá nhiều trong các cơ sở thờ tự nhƣ đền, đình, chùa, miếu cũng trở thành một phần của văn hóa Công giáo Trong bài viết “Hình tƣợng Thiên Chúa và Thánh Nữ Maria (Qua đại tự, câu đối Hán nôm nhà thờ Công giáo Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng cho rằng: “Hán nôm Công giáo nói chung, trong đó có đại tự, câu đối về Thiên Chúa và Thánh nữ Maria nói riêng là di sản văn hóa không chỉ của Công giáo mà còn là di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam...” [25, tr 14-15], tác giả dẫn 86 một số đại tự tiêu biểu (phiên âm) về Thánh nữ Maria xung quanh tƣờng bên ngoài nhà thờ Phú Nhai (Xuân Phƣơng, Xuân Thủy, Nam Định) nhƣ: “Nữ vƣơng Vô nhiễm nguyên tội”; “Mẫu chí khiết “; “Nữ Vƣơng chí khiết Mân Côi”; “Huyền nghĩa Mân Côi”; “Giảng hòa bình”; “Mẫu sƣu cứu thế na viết”; “Nữ vƣơng phổ giáng hòa bình”; “Duyên thần lạc”; “Chƣơng trinh chí nữ”; “Mẫu vô triêm”. [25, tr 19] Mỗi đại tự đều có hàm ý thần học sâu xa nhƣng ngƣời đọc vẫn có thể hiểu về đại thể là ca ngợi nhân đức, quyền năng của Thánh nữ Maria Hoặc nhƣ các câu đối ở nhà thờ Giáo xứ Hà Hồi – Hà Nội nhƣ: “Nhƣ bang thanh, nhƣ ngọc thiết, nguyên nhiễm bất ô, tự sinh dân dĩ lai, vị chi hữu dã/ Kỳ đạo tôn, kỳ đức thịnh, phƣơng danh viễn bá, tập quần thánh chi đại, miệt dĩ gia yên”. (Dịch nghĩa: Nhƣ bang thánh, nhƣ ngọc khiết, vô nhiễm nguyên tội, từ khi có loài ngƣời đến nay chƣa từng có nhƣ vậy/ Đạo của Ngƣời cao, đức của Ngƣời thịnh, danh thơm vang xa, hội tụ cái lớn lao của các thánh, không có gì hơn thế) [25, tr 19]. Hoặc câu đối tại nhà thờ Giáo xứ An Vân – Thừa Thiên Huế: “Thế gian vô nhị nữ/ Cức lý hữu đơn hoa” (Dịch nghĩa: Thế gian không có ngƣời phụ nữ thứ 2/Trong bụi gai chỉ có một bông hoa) [25, tr 20]. Theo tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng thì đại tự, câu đối quanh nhà thờ Công giáo thƣờng có hai nội dung là thần học và ngợi ca nhân đức, quyền uy của Thiên Chúa và Thánh nữ Maria. Qua đó gần nhƣ lột tả hết tƣ tƣởng thần học cũng nhƣ quan niệm dân gian về Thiên Chúa và Thánh nữ Maria. [25, tr 19 -20- 21]. Bên cạnh đó còn phải kể đến mảng văn học sáng tác ca ngợi Đức Maria. Một trong những nhà thơ tiêu biểu viết về Đức Mẹ Maria là Hàn Mạc Tử, trong đó tác phẩm tạo tiếng vang lớn trong cộng đồng những ngƣời yêu thơ tại Việt Nam là bài thơ “Ave Maria”. Trong bài thơ có đoạn: “Maria! linh hồn tôi ớn lạnh Run nhƣ run thần tử thấy long nhan Run nhƣ run hơi thở chạm tơ vàng Nhƣng lòng vẫn thắm nhuần ơn trìu mến Lạy bà là đấng tinh tuyền thánh vẹn Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi 87 Cho tôi dâng lời cảm tạ từ bi Cơn lâm lụy vừa trải qua dƣới thế Tôi no rồi ơn hóa lộ hòa chan Tâu lạy Bà, Bà rất nhiều phép lạ” (Hàn Mặc Tử) Bài thơ là lời tự sự cũng là lời nguyện cầu của tác giả với Đức Mẹ trong tình trạng bệnh tật hiểm nghèo. Điều này cũng cho thấy niềm tin của vào quyền năng của Đức Mẹ, cụ thể ở đây là niềm tin của tác giả vào quyền năng “rất nhiều phép lạ” chữa bệnh của Đức Mẹ Maria. Ngoài ra, tác giả Lê quý Long lại có bài thơ “Mẹ La Vang” ca ngợi Đức Mẹ Maria đã hiện lên cứu giúp dân lành với những câu thơ mộc mạc, xúc động nhƣ: “Gió đƣa xào xạc lá vằng Nghe trong thoảng thoảng vết hằn đau thƣơng Niềm tin từ buổi mở đƣờng Phải cơn bách hại, tìm phƣơng ẩn mình Trời cao, xúc động trời cao Một vị trinh nữ vẫy chào cứu con Cậy trông, có chỗ cậy trông Thuốc thang cậy Mẹ, áo cơm trông ngƣời [52, tr 9] Hay nhƣ Linh mục Tạ Huy Hoàng có bài thơ “Cùng với Mẹ Maria” đã thể hiện đức tin trọn vẹn vào Đức Mẹ: “Cùng với Mẹ Maria Tin vào Thiên Chúa là Cha nhân lành Vội vàng ra đi thật nhanh Tiến lên miền núi thực hành đức tin Mƣời phân vẹn mƣời trọn tấm lòng ngƣời mẹ Thƣa vâng mau lẹ cả lúc tử lúc sanh Trọn vẹn gọn nhanh sự vâng lời tất cả Này là con Bà, và này là Mẹ con” [35, tr 502] Sơ lƣợc cho thấy, văn học Công giáo Việt Nam cũng là một biểu hiện của sự hội nhập phi quan phƣơng của Công giáo trong văn hóa Việt Nam. Qua đây cho thấy đó 88 cùng là một phƣơng diện đáng chú ý của bản địa hóa văn học Công giáo nói chung cũng nhƣ bản địa hóa văn học Công giáo về Đức Mẹ Maria nói riêng tại Việt Nam. 3.3. Bản địa hóa hình tƣợng Đức Mẹ Maria trong nghệ thuật tạo hình 3.3.1. Bản địa hóa hình tượng hình tượng Đức Maria qua tranh, tượng Ảnh và tƣợng về Đức Maria trong các nhà thờ Công giáo trên thế giới thƣờng có một khuôn mẫu chung đó là hình tƣợng của ngƣời phụ nữ phƣơng Tây từ trang phục, thần thái, điệu bộ cử chỉ Trang phục phổ biến nhất là của phụ nữ phƣơng Tây thƣờng mặc vào thế kỷ 19. Có nhiều ý kiến trong Giáo hội Công giáo đồng thuận cho rằng hình tƣợng và phục trang của Đức Mẹ tại phƣơng Tây ảnh hƣởng lớn từ bức tranh “Innocence” vẽ năm 1893 của tác giả ngƣời ngƣời Pháp William Bouguereau. Đây là một bức tranh rất nổi tiếng, tác giả vẽ Đức Mẹ trong trang phục màu trắng, bên trong mặc chiếc váy suông màu trắng để hở cổ, trên đầu quàng một chiếc khăn mỏng màu xanh dƣơng với khuôn mặt to tròn, mũi cao, với làn da trắng, tay phải bế Chúa hài đồng đang ngủ, tay trái bế con cừu nonNhìn chung phổ biến về trang phục là các loại váy của phụ nữ phƣơng Tây thế kỷ 19 trong đó phổ biến là màu trắng và màu xanh với trang phục hở cổ khá phóng khoáng. Nhìn chung các hình tƣợng Đức Mẹ trên thế giới không có hình mẫu nào cả, những hình tƣợng đƣợc thờ kính sớm nhất, lâu đời nhất và phổ biến nhất hiện nay thƣờng do các họa sĩ nổi tiếng vẽ và những hình tƣợng này thƣờng đƣợc vẽ lại theo mô tả của các thánh đƣợc nhìn thấy Đức Mẹ trong các lần hiển linh hoặc các tín đồ mô tả lại sau khi nhìn thấy Đức Mẹ cũng trong các lần hiển linh. Theo Linh mục T.M.L 57 tuổi một giảng viên thần học tại học viện Đa Minh - TP. Hồ Chí Minh: “Theo cha quan điểm về hình tƣợng Đức Mẹ đƣợc vẽ hoặc tạc ra theo mô tả của các vị thánh sau mỗi lần Đức Mẹ hiện ra là quan điểm đƣợc nhiều ngƣời ủng hộ, cha cũng ủng hộ quan điểm này hoặc một số hình tƣợng nổi tiếng trên thế giới cũng do các họa sĩ tƣởng tƣợng và nghe ngƣời ta mô tả và vẽ lên Có thể thấy hình tƣợng Đức Mẹ tại La Vang - Quảng Trị cũng đƣợc vẽ, tạc ra sau biến cố Đức Mẹ hiện ra tại đây theo lời kể của một số Giáo dân ” (Pv ngày 25/9/2020). Ngoài ra hình tƣợng Đức Mẹ còn biểu hiện văn hóa đặc trƣng tại những quốc gia và tộc ngƣời khác nhau trên thế giới, ví dụ nhƣ Đức Mẹ trong hình tƣợng 89 và trang phục truyền thống Hàn Quốc, Philipin, Mông Cổ, Trung Quốc, Mêxicô, Sudan, Nga, Anh Riêng tại Việt Nam hình tƣợng Đức Maria đƣợc biểu hiện dƣới nhiều dáng vẻ khác nhau có phần tƣơi vui cùng với trang phục nhiều màu sắc, đặc biệt là trang phục thƣờng kín đáo từ đầu đến chân, nổi bật nhất là hình tƣợng Đức Mẹ trong các tà áo dài truyền thống với vẻ đẹp thắt đáy lƣng ong kiểu Á Đông Về khuôn mẫu: Hình tƣợng Đức Mẹ Maria phổ biến với các hình tƣợng giống với hình tƣợng của ngƣời phụ nữ Việt, dù trong trang phục vùng miền hay tộc ngƣời nào tại Việt Nam đặc biệt là trong trang phục áo dài, thì hình ảnh thần thái của ngƣời phụ nữ Việt vẫn toát lên nổi bật. Trong hội họa, hình tƣợng Mẹ Maria đƣợc thể hiện gần gũi với hình dáng bà mẹ Việt Nam qua các tác phẩm của các họa sĩ Lê Phổ với bức tranh “Bƣớc theo Mẹ”, họa sĩ Nam Phong với bức tranh “Đức Mẹ Việt Nam”, là bức họa nổi tiếng với hình tƣợng Đức Mẹ mặc áo gấm thêu rồng, chân đeo hài mũ phƣợng. Hầu hết các bức tranh này đều thể hiện hình tƣợng mẹ bồng con, đây là hình tƣợng rất phổ biến và quen thuộc trong văn hóa Việt. Đức Mẹ Maria trong trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, có khi là hình tƣợng nữ vƣơng đầu đội vƣơng miện, chân đi hài, mặc áo dài thêu gấm hoa với họa tiết rồng phƣợng, hay hình tƣợng một bà mẹ quê nhƣ trong bức tranh của họa sĩ Lê Phổ với áo tứ thân, khăn mỏ quạ, cùng với mái tóc đen dài và điệu bộ khiêm nhu hiền hậu làm chúng ta dễ dàng liên tƣởng đến các bà mẹ quê Việt Nam Tại Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Tp. Hồ Chí Minh hình tƣợng đƣợc thờ kính nhiều nhất là Đức Mẹ Maria trong trang phục và hình ảnh ngƣời phụ nữ phƣơng Tây khoảng thế kỷ 15 đang bồng bế Chúa Giê Su hài đồng bên trên có hai thiên thần chầu ngự. Hình tƣợng này có nguồn gốc từ bức ảnh Đức Mẹ đƣợc tìm thấy tại Roma – Ý năm 1499. Bức hình này rất nổi tiếng với nhiều huyền thoại về quyền năng của Đức Mẹ ban cho tín đồ khi tôn thờ. Hiện nay các bức ảnh và hình tƣợng đƣợc thờ kính tại nhà Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Tp. Hồ Chí Minh về cơ bản vẫn giống hình tƣợng gốc của bức ảnh trên. Tuy nhiên, điểm nhìn thấy rõ là hình tƣợng Đức Mẹ Maria đƣợc phác họa để thờ kính tại đây có phần gần với ngƣời 90 phụ nữ Việt Nam bởi thần thái và đƣờng nét nhƣ: ánh mắt to tròn và hiền dịu hơn, khuôn mặt khá tròn đầy phúc hậu, màu sắc đƣợc tô điểm đậm đà hơn Giáo dân Giáo xứ Vỉ Nhuế - Nam Định tôn thờ hình tƣợng Đức Mẹ Maria phổ biến với tên gọi Đức Mẹ Mân Côi (một tƣớc hiệu của Đức Mẹ Maria). Nhà thờ Giáo xứ Vỉ Nhuế vốn mang tƣớc hiệu này nên hình tƣợng Đức Mẹ Mân Côi đƣợc kính thờ tại nhiều vị trí trong khuôn viên nhà thờ và trong nhà Giáo dân. Mặc dù hình tƣợng Đức Mẹ Mân Côi là hình tƣợng từ Phƣơng Tây, trong trang phục của ngƣời phƣơng Tây, nhƣng khi nhìn hình ảnh này sẽ thấy rõ những đƣờng nét gần gũi của ngƣời phụ nữ Việt Nam, đặc biệt rõ ở khuôn mặt. Trong khi phiên bản Đức Mẹ Mân Côi phổ biến tại các nƣớc phƣơng Tây với khuôn mặt to, góc cạnh cùng với ánh nhìn sắc sảo, thì khuôn mặt Đức Mẹ tại Vỉ Nhuế đƣợc tạo hình trái xoan, khuôn miệng nhỏ, thần thái toát lên sự dung dị của phụ nữ Việt Nam Giáo dân Giáo xứ La Vang - Quảng Trị thờ kính Đức Mẹ với hình tƣợng Đức Mẹ trong trang phục áo dài khăn đóng, đặc biệt là trang phục áo dài cách điệu kiểu cung đình Huế, đầu đội vƣơng miện (biến thể từ chiếc mấn đội đầu truyền thống), chân đi hài mũi cong. Điều đặc biệt là màu sắc trang phục, Đức Mẹ Maria trong chiếc áo dài màu tím Huế, thể hiện đặc trƣng văn hóa vùng miền nơi đây, trên áo có thêu nhiều hoa văn lấp lánh, tay bế chúa hài đồng. Đức Mẹ với khuôn mặt tròn đầy hiền từ và ánh mắt dịu dàng đang nhìn về phía trƣớc, điều này khác hẳn với gƣơng mặt góc cạnh trong các hình tƣợng Đức Mẹ tại nhiều nƣớc phƣơng Tây. Nhƣ vậy rõ ràng hình tƣợng Đức Mẹ tại La Vang - Quảng Trị là hình tƣợng của ngƣời phụ nữ Việt Nam, từ phục trang, điệu bộ thần thái toát lên hình ảnh của ngƣời phụ nữ Việt. Tại Giáo xứ Khmer Trung Bình - Sóc Trăng hình tƣợng Đức Mẹ nổi bật nhất là hình tƣợng của ngƣời phụ nữ Khmer, Đức Mẹ trong trang phục truyền thống của ngƣời phụ nữ Khmer còn gọi là Săm pết chorphun, Đức Mẹ với khuôn mặt và thần thái quen thuộc của phụ nữ Khmer, với khuôn mặt thon dài, trang điểm đậm, phục trang lấp lánh, đi chân đất. 91 Hình tượng Đức Mẹ Maria trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Khmer – tại Giáo xứ Khmer Trung Bình – Sóc Trăng. Nhƣ vậy hình tƣợng Đức Mẹ rất phong phú và đa dạng, tùy mỗi địa phƣơng hay tộc ngƣời, tùy không gian văn hóa để có sự hòa nhập phù hợp với văn hóa bản địa. Về trang phục: Trang phục của Đức Mẹ là một vấn đề phức tạp, bởi không có tƣ liệu hay hình ảnh nào mang tính chính thống về kiểu trang phục, màu sắc mà Đức Mẹ đã từng mặc. Ngƣời ta chỉ truyền nhau trong những lầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ban_dia_hoa_duc_me_maria_tai_viet_nam.pdf
  • pdfQD_TranVanNhan.pdf
  • jpgScan0037.JPG
  • jpgScan0038.JPG
  • pdfTrichyeu_TranVanNhan.pdf
  • pdfTT Eng TranVanNhan.pdf
  • pdfTT TranVanNhan.pdf
Tài liệu liên quan