MỤC LỤC
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục sơ đồ
MỞ ĐẦU. 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH
SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. 13
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BÁO CHÍ
TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM. 42
1.1. Một số khái niệm cần thiết cho cơ sở lý luận. 42
1.2. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí truyền
thông chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam . 60
1.3. Vai trò và nhiệm vụ báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành
chính nhà nước Việt Nam . 66
1.4. Mô hình và tiêu chí phân tích báo chí truyền thông về chính sách cải
cách hành chính nhà nước Việt Nam . 73
Chương 2: THỰC TRẠNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH
SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. 86
2.1. Thông tin cơ quan báo chí trong diện khảo sát . 86
2.2. Thực trạng báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính
nhà nước Việt Nam . 89
2.3. Thành tựu và hạn chế báo chí truyền thông về chính sách cải cách
hành chính nhà nước Việt Nam. 118
Chương 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ
CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM . 144
3.1. Dự báo báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà
nước Việt Nam . 144
3.2. Giải pháp bảo đảm báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành
chính nhà nước Việt Nam . 151
3.3. Khuyến nghị. 161
KẾT LUẬN . 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 172
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐƯỢC CÔNG BỐ
Phụ lục
333 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính Nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểu sai về CS CCHCNN.
141
Tiểu kết Chương 2
Để tạo nên một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh, sự thể hiện về mặt nội
dung, hình thức và cách thức thể hiện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phân
tích nêu trên cho thấy nội dung báo chí phản ánh về CS CCHCNN khá phong
phú, toàn diện. Nội dung thông tin về CS CCHCNN được báo chí phản ánh
khái quát thành năm vấn đề chính, đó là: (1) Báo chí nêu lên quan điểm, giải
pháp về CS CCHCNN; trong đó lượng thông tin về giải pháp nhiều hơn quan
điểm. Nội dung cơ bản được đề cập đến là quá trình thay đổi tư duy trong quan
điểm của Đảng về CS CCHCNN và quan điểm, giải pháp thực hiện CS
CCHCNN của Chính phủ. (2) Báo chí thông tin về những điểm mới của CS
CCHCNN trước và sau khi CS được chính thức ban hành. (3) Báo chí đánh giá
hiệu quả CS CCHCNN bằng cách nêu lên mặt tích cực cũng như hạn chế khi
áp dụng CS vào thực tiễn. Điều này có ý nghĩa góp phần tạo dựng lòng tin của
công chúng vào các quyết sách, tạo đồng thuận xã hội khi hiểu được mục
đích, ý nghĩa của CS; mặt khác để cơ quan hoạch định CS tiếp thu những
điểm còn bất cập của CS để chỉnh sửa, hoàn thiện. (4) Báo chí giám sát việc
thực hiện CS CCHCNN trong giai đoạn thực thi CS. (5) Giới thiệu kinh
nghiệm, sáng kiến hay thực hiện thành công CS CCHCNN của tỉnh, thành
phố điển hình trên cả nước.
Nội dung báo chí TTCS CCHCNN được biểu hiện thông qua hình thức,
sự hòa hợp giữa nội dung và hình thức tạo nên một chỉnh thể tác phẩm. Hình
thức TTCS CCHCNN trên báo chí như đã phân tích ở trên cho thấy: (1) Phần
lớn các tác phẩm thể hiện CS CCHCNN ở dạng thông tấn báo chí, cụ thể là thể
loại tin tức và cao hơn rất nhiều so với thể loại chính luận báo chí đòi hỏi có sự
thể hiện quan điểm, phân tích chuyên sâu của người viết. (2) Tên tác phẩm và
cách thức đặt vấn đề khảo sát được cho thấy tên tác phẩm (tít) phản ánh phần
lớn nội dung bài viết chiếm tỷ lệ lớn, thấp hơn là lượng tít phản ánh một phần
nội dung bài viết và đẩy đủ nội dung bài viết. Một số tít bài thường được sử
dụng trong báo chí như: tít xác nhận thông tin sự kiện, tít bình luận, tít đặt câu
hỏi, tít giật gân. Trong hai cách thức đặt vấn đề: trực tiếp và gián tiếp thì cách
đặt vấn đề gián tiếp được sử dụng phổ biến hơn. (3) Lĩnh vực CS CCHCNN
được báo chí phản ánh bao trùm theo sáu nhiệm vụ của Chương trình
142
CCHCNN. Trong từng lĩnh vực, báo chí luôn bám sát đưa tin nhằm cung cấp
cho công chúng cái nhìn khái quát hệ thống về CS CCHCNN của Nhà nước
nhằm xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả.
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cách thức truyền thông cũng cho thấy một
số vấn đề về thực trạng báo chí TTCS CCHCNN trong thời gian quan. Đó là:
(1) Tần xuất tin bài đăng tải theo thời gian có sự khác biệt; (2) Chuyên mục và
khung giờ đăng tải bài viết: Ngoài BND đăng tải theo ngày thì bài viết về CS
CCHCNN trên các cơ quan báo chí còn lại chủ yếu đăng tải ngoài khung giờ
vàng (3) Xét theo cấp hành chính và phạm vi CS CCHCNN phản ánh: chủ
yếu tập trung phản ánh cấp trung ương và các thành phố lớn, địa phương có
kinh tế phát triển; phần lớn bài viết tập trung vào giai đoạn thực thi CS, thấp
hơn là đánh giá CS và hoạch định CS.
Sự phong phú trong nội dung, hình thức và cách thức biểu đạt của báo
chí đã giúp cho công tác thông tin CS CCHCNN đạt được những hiệu quả nhất
định, thể hiện vai trò trung tâm của báo chí trong công tác TTCS nói riêng và
CS CCHCNN nói chung. Thông qua kết quả phân tích định lượng bằng mô
hình đa biến, luận án đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
báo chí truyền thông về CS CCHCNN Việt Nam.
Thành tựu trong nội dung thể hiện được đề cập khá cụ thể. Đó là nội
dung báo chí TTCS CCHCNN có ý nghĩa, tác động tích cực đến hiệu quả phản
hồi và phù hợp, tác động tích cực đối với hiệu quả phản hồi thông tin; có tính
phản hồi và tác động tích cực đối với hiệu quả hình thức phản hồi qua báo chí;
có tính phản hồi, tác động tích cực và có ý nghĩa đối với hiệu quả truyền thông
tin của các thể loại báo chí; phù hợp, tác động tích cực đối với mức độ hiệu quả
truyền thông tin của các thể loại báo chí và nội dung thông tin có ý nghĩa. Bên
cạnh đó, tính phản hồi thông tin của nội dung báo chí TTCS CCHCNN hiệu
quả; đáp ứng cơ bản như cầu của công chúng. Kết quả này xuất phát từ những
nguyên nhân cơ bản như báo chí đã truyền thông kịp thời và đúng thời điểm
quan tâm chính CS; lượng bài viết lớn, thể loại đa dạng, đáp ứng nhu cầu thông
tin của người dùng; có sự hài hòa về phân bố lượng bài viết theo phạm vi đề
cập và loại hình báo chí.
Bên cạnh những thành tựu đã đề cập, trong thời gian qua không thể
143
không nhắc đến những hạn chế cơ bản của báo chí TTCS mà kết quả khảo sát
cho thấy như: hình thức và tính phản hồi của thông tin trong báo chí TTCS
CCHCNN; quan hệ giữa hình thức thể hiện và mức độ hiệu quả truyền thông
tin của các thể loại báo chí không có ý nghĩa thống kê; còn tình trạng thiếu mối
liên hệ giữa các cơ quan báo chí trong TTCS CCHCNN với kỳ vọng của người
khai thác, sử dụng thông tin cũng như thiếu tính đồng bộ trong TTCS CHCNN
chính giữa các cơ quan báo chí nên không đáp ứng kỳ vọng của công chúng.
Những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản như số lượng bài
viết đề cập trực tiếp đến các nhiệm vụ CS CCHCNN còn khiêm tốn; phần lớn
các bài viết đăng ở ngoài khung giờ vàng và dưới loại hình tin tức; chủ yếu tập
trung đề cập đến hoạt động CCHCNN ở các thành phố lớn và địa phương có
kinh tế phát triển; phân bố không đều theo trong đề cập, phản ánh các khâu
trong quy trình CS, các nhiệm vụ của CS.
144
Chương 3
DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH
SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.1. Dự báo báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính
nhà nước Việt Nam
3.1.1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm
vi toàn thế giới. Đây là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng tích hợp của hệ
thống kết nối số hóa vật lý, sinh học với sự đột phá của kết nối vạn vật, trí tuệ
nhân tạo, hệ thống thực và ảo, đặc điểm cơ bản là kết hợp được với sự mạnh
của số hóa và công nghệ thông tin một cách tối ưu. Cuộc cách mạng này đã làm
biến đổi toàn diện đời sống xã hội, chi phối đến hoạt động báo chí - truyền
thông nói chung và TTCS nói riêng. Ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ có
chỉ thị số 16/CT/TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Điều này đòi hỏi mỗi ngành, lĩnh vực trong đó có báo
chí phải nắm bắt được những thay đổi đột phá này để có định hướng và giải
pháp phát triển phù hợp trong tương lai.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ tạo nên một thế giới phẳng, cho
phép các cá nhân sử dụng máy tính cá nhân tiếp cận với các sản phẩm số trên
thế giới và phần mềm xử lý công việc trên cùng cơ sở dữ liệu số. Hoạt động
báo chí từ chỗ chỉ truyền thông tin một chiều (báo chí truyền thống), tương tác
hai chiều (báo điện tử) sang tương tác đa kênh, đa chiều. Thời kỳ “print first” -
ưu tiên báo in, khi có tin bài nóng cơ quan báo chí thường “găm” lại, đợi báo in
ra rồi mới đưa lên báo mạng điện tử, tiếp đến là “online first”, “mobile firt” và
bây giờ là “mobile firt”. Trật tự ưu tiên hiện tại là: Mạng xã hội, phiên bản trên
điện thoại di dộng, web và sau đó là các nền tảng truyền thông. Hiện nay, các
loại hình báo chí không chỉ cạnh tranh với nhau và còn phải cạnh tranh với đối
thủ từ mọi ngóc ngách của không gian ảo như mạng xã hội, web tổng hợp, blog
cá nhân, trang hay nhóm truyền thông xã hội. Bên cạnh đó, quy trình báo chí
tạo ra tác phẩm TTCS, nghiệp vụ và nội dung, quá trình, phương thức đưa và
nhận tin, quy trình biên tập; xu hướng báo chí - truyền thông; nhu cầu và
cách thức tiếp cận thông tin của công chúng đều có sự thay đổi theo sự phát
145
triển của công nghệ.
Dưới tác động của công nghệ, sự tương tác với CS của người dân diễn ra
chủ động và mạnh mẽ hơn. Trước đây, mô hình làm CS truyền thống có một số
đặc điểm nổi bật là: 1. Đội ngũ chuyên gia (hay những người tham mưu) giữ vai
trò chủ chốt trong thiết kế CS; 2. Quá trình hoạch định CS là một quá trình khép
kín, quyền được biết và quyền tham gia của công dân chưa được coi trọng đúng
mức; 3. Không thừa nhận tính chính đáng của hoạt động phản biện CS và hoài
nghi CS. Với những đặc điểm như vậy, việc thiết kế CS dựa chủ yếu vào kinh
nghiệm và trực giác của người làm CS. Hệ quả tất yếu của mô hình này là dễ
đưa đến sự sai lầm về CS do bộ phận “tinh anh” kiểm soát quá trình CS nên dễ
đưa đến khả năng CS không thể nào phản ánh được toàn diện nhu cầu và kỳ
vọng của công chúng, làm cho CS xa rời nhu cầu của công chúng và việc thiết
kế CS rất dễ trở thành công cụ của nhóm lợi ích đặc thù. Tuy nhiên, với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, người dân được tham gia rộng rãi vào
các hoạt động hoạch định CS. Về sau, mô hình CS đã chuyển từ mô hình lý tính
sang mô hình xã hội, tính mở của quá trình hoạch định CS như công khai thông
tin, phát huy vai trò nêu sáng kiến, tranh luận, thảo luận, tư vấn và phản biện xã
hội của các tổ chức xã hội và công dân. Trong quá trình soạn thảo CS, thông qua
báo chí, cơ quan chủ trì soạn thảo đã chủ động công khai dự thảo văn bản đề
người dân tham gia đóng góp ý kiến. Nhiều phiên họp của Quốc hội khi thảo
luận về việc hoạch định CS, xây dựng pháp luật cũng đã được truyền hình trực
tiếp đến người dân, Công nghệ đã giúp cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa
Nhà nước với công dân, gia tăng cơ hội cho tất cả các cá nhân và cộng đồng
tương tác với Chính phủ. Báo chí đã tạo ra nhiều kênh đối thoại để người dân có
thể chủ động thể hiện mong muốn, yêu cầu của mình; xóa bỏ mọi rào cản về địa
lý, địa lý xã hội và những yếu tố bất lợi khác, gắn kết cá nhân, cộng đồng vào
quá trình chính trị. Đây là nhân tố quan trọng để nâng cao tính minh bạch, cải
thiện chất lượng và quá trình thực thi CS.
Bên cạnh những giá trị tích cực của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối
với hoạt động báo TTCS thì nó cũng đặt ra những vấn đề cần được giải quyết.
Trước tiên là thách thức đặt ra đối với báo chí trong việc tiếp cận và xử
lý các thông tin phản hồi có giá trị của công chúng đối với CS. Sự công khai và
146
lan tỏa thông tin nhanh chóng của báo chí tạo điều kiện mở rộng và tăng cường
sự tham gia của công dân vào các chu trình CS. Song một bộ phận công dân do
thiếu tinh thần trách nhiệm đã lợi dụng các phương tiện truyền thông để chống
phá lợi ích chung, dẫn tới hiện tượng nhiều thông tin phản hồi không cần thiết
và tiêu cực về CS xuất hiện tràn lan. Ngược lại, những thông tin có giá trị lại
trở nên khan hiếm.
Liên quan đến việc cung cấp thông tin CS, việc chia sẻ thông tin có tính
hai mặt, đó là: một mặt các CS cần được phổ biến rộng rãi để huy động sự
tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội, mặt khác nếu không có biện pháp hiệu
quả các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia rất khó được bảo vệ. Bên cạnh
đó, báo chí còn phải đối mặt với thách thức liên quan đến hoạt động định
hướng dư luận. Mỗi cá thể trong xã hội đều có thể tạo ra chủ đề hay nguồn tin
nào đó trên mạng internet. Thực tế đó khiến cho nhiều thông tin không đúng sự
thật liên quan đến CS khó kiểm soát.
3.1.2. Sự phát triển của báo chí truyền thông hiện đại
Những tiến bộ vượt bậc của khoa học - kỹ thuật, đặc biệt sự ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã khiến cho báo chí dần thay đổi
diện mạo và thực hiện tốt hơn vai trò TTCS bằng việc hiện đại và đa dạng hóa
loại hình, phương thức đưa tin. Thuật ngữ báo chí đa phương tiện, báo chí di
dộng, báo chí sử liệu và truyền thông hội tụ xuất hiện. Các phương tiện truyền
thông truyền thống (phát thanh, truyền hình, báo in) và các phương tiện truyền
thông mới đang có xu thế hội tụ với nhau. Xét từ giác độ kỹ thuật, sự tương tác,
hội tụ giữa báo in và mạng Internet đã “sản sinh” ra báo mạng điện tử; sự hội tụ
giữa truyền hình và mạng Internet sản sinh ra truyền hình giao thức (IPTV); và
sự hội tụ giữa phát thanh và mạng Internet tạo ra phát thanh trên Internet
(Podcasting). Điều này giúp cho TTCS được thể hiện thông qua nhiều xu
hướng truyền thông khác nhau. Tại Việt Nam, báo điện tử đầu tiên ra đời vào
năm 1997 và đến nay đã phát triển mạnh mẽ về số lượng, được chia thành hai
dạng: thứ nhất là các báo mạng điện tử độc lập như như Vietnamnet (2003),
Vnexpress (2002), VNmedia (2003),... Loại thứ hai là các báo mạng điện tử ra
đời gắn liền với các tờ báo “mẹ”, là phiên bản của những tờ báo giấy như Tuổi
trẻ, Tiền phong, Thanh niên, Lao động
147
Trong khoảng ba thế kỷ trở lại đây, báo chí thế giới đã trải qua sự thay
đổi lớn trong giá trị công việc của nhà báo. Sự thay đổi đầu tiên là xu hướng
cạnh tranh về tốc độ thông tin khi nhanh nhạy trong nắm bắt và phản ánh thông
tin ở thành tiêu chí cốt lõi; tiếp sau đó là giai đoạn mất tin tức của báo chí khi
internet ra đời và phát triển, mạng xã hội bắt đầu xuất hiện. Những lý tưởng mà
báo chí truyền thống theo đuổi như mức độ theo kịp tin tức đã trở nên lỗi thời,
khái niệm về thời gian thực (real time) và trực tiếp (live) cũng không còn là
đích đến lớn nhất do báo chí khó có thể cạnh tranh được với đội ngũ “nhà báo
công dân” hùng hậu trên mạng xã hội mỗi ngày. Theo đó, sự cạnh tranh của
báo chí không chỉ giữa các cơ quan báo chí và các loại hình báo chí mà còn với
các phương tiện truyền thông mới, trong đó nổi lên các trang, mạng thông tin
xã hội và cá nhân.
Báo chí trong thời đại số bị ảnh hưởng rất mạnh bởi các trào lưu và tốc
độ chuyển thông tin của internet. Hơn 20 năm trước, thời kỳ web 1.0 gần như
không cho phép sự tương tác thông tin. Đến hơn 10 năm gần đây, web 2.0 với
sự bùng nổ liên tục của Web, WAP và các OTT (ứng dụng trên nền tảng
internet), hàng tỉ người trên thế giới trở nên sống lệ thuộc vào internet. Họ vào
mạng hằng ngày để đọc tin tức, chia sẻ thông tin. Thói quen lệ thuộc vào mạng
internet này của người dùng khiến sở thích, thói quen đọc của công chúng hiện
nay gần như diễn ra chủ yếu trên mạng.
3.1.3. Sự thay đổi về nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng
Các phương tiện truyền thông mới đã góp phần tạo ra những nhóm công
chúng mới với những nhu cầu ngày càng cao hơn. Cùng với việc các cơ quan
báo chí đang phải tự làm mới mình để phục vụ công chúng thì việc tìm hiểu về
những thay đổi về nhu cầu, thói quen, tiếp nhận thông tin của công chúng là
một vấn đề rất cần thiết.
Cách thức tiếp nhận và phản hồi thông tin của công chúng đã thay đổi, từ
chỗ bị động, hạn chế kênh tiếp nhận thông tin sang thế chủ động tạo ra một,
thậm chí nhiều kênh thông tin của riêng mình. Từ quá trình Gửi - Nhận thông
điệp đơn thuần, đến nay, luồng truyền thông có thêm khái niệm mới: Tương tác
- một phẩm chất riêng có của các phương tiện truyền thông mới với sự trợ giúp
“đắc lực” của công nghệ thông tin và mạng viễn thông. Trong hoạt động
148
TTCS, cách thức tiếp cận thông tin CS của người dân chuyển từ một chiều thụ
động sang chủ động và quá trình tương tác diễn ra nhanh, trực tiếp hơn. Trong
môi trường quản lý truyền thống, người dân tham gia vào quy trình CS thông
qua các đại diện; tuy nhiên trong môi trường điện tử, mỗi cá nhân được thể
hiện ý kiến trực tiếp với nhà lập pháp và hoạch định CS, không giới hạn phạm
vi và thời gian.
Trong quan hệ báo chí, công chúng không còn đứng ở ngôi bị động, chỉ
tiếp nhận và phản hồi, mà nhiều khi, họ được đảo vị trí trở thành nguồn tin hay
đối tượng kiểm chứng và đánh giá thông tin. Công chúng ngày nay được chủ
động cả trong việc tiếp nhận, phân phối, đánh giá thông tin. Ngày nay, nhiều
người làm báo chuyên nghiệp coi công chúng, đặc biệt là “cư dân mạng” hay
“công chúng mạng” là nguồn tin quan trọng trong quá trình tác nghiệp. Điều
này xuất phát từ nhu cầu chia sẻ của công chúng ngày càng cao, họ chia sẻ
thông tin báo chí, chia sẻ thông tin mà họ nắm được, hoặc phản hồi thêm các
thông tin khác sau bài báo. Nhiều tờ báo phát triển mạnh mảng Bạn đọc và coi
đó như một nguồn phản ánh, điều tra quan trọng của mình.
Do ảnh hưởng của trào lưu và tốc độ truyền thông tin của internet cùng
với hạ tầng 3G, 4G và 5G đã dẫn tới thói quen lệ thuộc vào mạng internet. Họ
vào mạng hằng ngày để đọc tin tức, chia sẻ thông tin. Theo số liệu thống kế của
tổ chức kinh tế thế giới (Wearesocial, 2019), chỉ trong một năm từ tháng
01/2018 đến tháng 01/2019, dân số thế giới tăng 1,1% tương đương hơn 85
triệu người. Số người sử dụng các thiết bị thông tin tăng hơn 100 triệu người
(khoảng hơn 2%), số người sử dụng internet tăng 9,3% (khoảng 368 triệu
người), số người kích hoạt tài khoản mạng xã hội tăng 289 triệu người (hơn
9%) và số người sử dụng mạng xã hội bằng thiết bị điện tử cầm tay tăng 298
triệu người (khoảng hơn 10%). Tại Việt Nam, theo báo cáo của NetCitzens, tại
các khu vực thành thị, khoảng 50% dân số có truy cập internet. Tỷ lệ này thậm
chí còn cao hơn tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hai phần
ba trong số này sử dụng internet mỗi ngày, với gần 50 giờ trên internet mỗi
tháng. Người sử dụng internet nằm trong độ tuổi khá trẻ, tỉ lệ nam giới cao hơn.
40% người dùng là giới nhân viên văn phòng. Sự phát triển của internet và
mạng xã hội đã làm thay đổi tương tác của người dân - Nhà nước như một xu
149
thế không thể đảo ngược và khiến cho người dân tham gia ngày càng nhiều vào
các cuộc thảo luận chính sách công.
3.1.4. Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà
nước đứng trước bối cảnh và yêu cầu mới của đất nước
Sự vận động và phát triển của xã hội đặt ra yêu cầu đổi mới, cải cách
phương thức vận hành, quản trị của nhà nước. Môi trường biến động, không
chắc chắn, phức tạp đặt ra nhiều thách thức và cơ hội đối với quản trị nhà nước,
đòi hỏi việc nâng cao năng lực TTCS trong đó có truyền thông CS CCHCNN,
góp phần thúc đẩy quản trị nhà nước nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền
vững. TTCS nói chung và TTCS CCHC nói riêng phải phản ánh, dự báo kịp
thời các CS để các nhà quản trị quốc gia có cơ sở khoa học đưa ra những quyết
sách quản trị đúng đắn. Ví dụ như đại dịch toàn cầu Covid 19 là một minh
chứng cho thấy sự biến động khởi đầu từ khủng hoảng y tế kéo theo khủng
hoảng toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, an ninh, quốc phòng. Và thực tế báo chí TTCS đã góp phần tích cực giúp
chính phủ định hướng dư luận một cách tích cực trong 3 giai đoạn đầu chống
dịch, đặc biệt là trong gian đoạn 4 đang diễn ra hiện nay. Nhiều thông điệp
được TTCS lan truyền tác động mạnh đến dư luận như “bình thường mới”,
“giãn cách xã hội”, “cách ly xã hội”, “tình huống đặc biệt”, “cuộc chiến
vacxin”, “ngoại giao vacxin”, “gián đoạn chuỗi cung ứng”, “mở cửa trở lại”,
“đóng cửa trở lại”, “kinh tế không tiếp xúc” đủ để nói lên những đóng góp của
TTCS trước biến động liên tục làm thay đổi cuộc sống của mỗi cá nhân, tổ
chức, cộng đồng.
Trong bối cảnh hiện nay, TTCS còn thể hiện năng lực của chính phủ
trong việc tạo sự đồng thuận xã hội và nhất quán trong CS khi ứng phó với môi
trường đầy biến động, biến cố xảy ra. TTCS kịp thời, chính xác, định hướng tốt
dư luận minh chứng cho vai trò, năng lực của nhà nước trong dẫn dắt, kết nối
các nguồn lực quốc gia và sự thích ứng của người dân, xã hội vượt qua nghịch
cảnh mà họ đang phải đối phó.
Chức năng dự báo CS của báo chí trong đó có CSCCHC ngày càng quan
trọng. Với sự biến động của môi trường diễn ra liên tục và có nhiều yếu tố bất
ngờ, khó lường làm cho sự vật, sự việc, hiện tượng luôn trong trạng thái động,
150
không phải trạng thái tĩnh. Vì vậy, sự việc ngày hôm nay sẽ khác ngày hôm qua
và ngày mai hoàn toàn có thể vượt ra khỏi những tiên đoán định trước. Các
chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển của cá nhân, tổ chức hoàn toàn có
thể bị thay đổi trên thực tế do môi trường biến động quá nhanh với nhiều ẩn số,
biến số. Cải cách có thể sửa cái sai của ngày hôm qua, nhưng kết quả đúng
hôm nay thì ngày mai có thể đã không còn phù hợp. Vấn đề này vừa được giải
quyết, nhưng những vấn đề mới nảy sinh xuất hiện nhiều hơn, đa dạng hơn.
Trong thời gian tới, nhà nước ta sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách bộ máy
nhà nước; kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước được tăng
cường; thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, đối thoại, tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo... Cải cách tư pháp trên một số lĩnh vực có
bước đột phá, chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm quyền con người, quyền công dân. Do đó, CS CCHCNN phải diễn ra liên
tục nhằm loại bỏ chức năng và quy trình trùng lặp, tinh giản các dịch vụ dân sự
bất tiện và giảm thiểu tham nhũng. CCHCNN liên tục để phân định trách
nhiệm của nhà nước, xây dựng bộ máy nhà nước gọn, nhẹ, linh hoạt, thích ứng
nhanh với thay đổi. Để đáp ứng yêu cầu này, trong thời gian tới báo chí TTCS
nói chung và CS CCHCNN nói riêng phải phản ánh các vấn đề có tính chất mở
đường. Trọng tâm của báo chí TTCS CCHCNN tronng thời gian tới là tiếp tục
phản ánh đúng và đầy đủ quan điểm, mục tiêu và nội dung, nhiệm vụ cụ thể về
cải cách hành chính tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021
của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2021-2030.
Trong giai đoạn mới của Chương trình cải cách hành chính nhà nước, 6 nội
dung được tập trung thực hiện, đó là: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành
chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công
vụ; Cải cách tài chính công và Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính
phủ số. Trọng tâm là: Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn
thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ
chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát
151
triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách chính sách tiền lương; xây dựng
và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
3.2. Giải pháp bảo đảm báo chí truyền thông về chính sách cải cách
hành chính nhà nước Việt Nam
3.2.1. Những giải pháp cơ bản bảo đảm báo chí truyền thông về chính
sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam
3.2.1.1. Số lượng bài viết lớn, phân bố phù hợp theo thể loại báo chí
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của người đọc
Như đã trình bày ở chương 2, phần lớn các bài viết đều tập trung ở
chuyên mục tin tức, do đó mới chỉ dừng lại ở truyền đạt, phản ánh sự kiện liên
quan đến nhiệm vụ hay quy trình CS CCHCNN mà thiếu sự phân thích chuyên
sâu [Phụ lục 3]. Trong khi đó, lượng người đọc quan tâm đến tất cả các thể loại
báo chí. Kết quả phân tích cho thấy, có 66 người quan tâm đến thể loại tin tức,
66 người quan tâm đến phóng sự, 21 người quan tâm đến bình luận, 36 người
quan tâm đến chuyên luận, 37 người quan tâm đến truyện, 34 người quan tâm
đến chuyên mục xã luận.
Hay có sự khác biệt giữa đối tượng khảo sát quan tâm đến các thể loại
báo chí theo tuổi. Lượng người quan tâm đến thông tin TTCS CCHCNN chủ
yếu tập trung ở độ tuổi từ 30-40. Rất ít người trẻ quan tâm đến CS CCHCNN.
Người có đội tuổi dưới 30 chú ý nhiều đến chuyên mục tin tức và ít quan tâm
đến chuyên mục bình luận. Người có độ tuổi từ 30-40 quan tâm nhiều đến tin
tức và phóng sự, truyện và xã luận. Từ kết quả này, thiết nghĩ các báo cần chú
ý viết bài phải phù hợp với đối tượng quan tâm [Phụ lục 3, mục 3.12].
Kết quả phân tích đồng thời cũng cho thấy, lượng người quan tâm đến
các bài viết về nhiệm vụ CS CCHCNN không đồng đều. Có 38 người quan tâm
đến CS CC thể chế, 49 người quan tâm đến CS CC thủ tục hành chính, 72
người quan tâm đến CS CC bộ máy hành chính, 36 người quan tâm đến CS
nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC. Chỉ có 34 người quan tâm đến CS CC
tài chính công và 31 người quan tâm đến CS hiện đại hóa hành chính [Phụ lục
3, mục 3.17].
Như vậy, CS CC thủ tục hành chính và CS CC bộ máy hành chính có số
lượng người quan tâm cao nhất. Số lượng đối tượng khảo sát quan tâm các
152
chuyên mục báo chí theo trình độ rất rõ rệt. Quan tâm đến thông tin CS
CCHCNN là người có trình độ đại học (162 người). Người chưa có bằng đại
học quan tâm nhiều đến các bài viết về CS CC bộ máy hành chính. Thường
những người có độ tuổi này quan tâm đến CS CC bộ máy hành chính vì trong
số này có những người đang học cũng như định hướng việc làm trong tương
lai. Họ muốn có một vị trí việc làm trong bộ máy nhà nước sau khi tốt nghiệp.
Người có bằng đại học lại quan tâm đến CS nâng cao chất lượng đội ngũ
CBCCVC. Có lẽ lý do chính là trong số họ hiện làm trong cơ quan nhà nước
quan tâm đến những thay đổi về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, củng cố
vị trí việc làm của h