Luận án Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 7

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 7

1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 20

1.3. Những vấn đề đặt ra liên quan đến chủ đề luận án . 23

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ

QUYỀN CON NGƯỜI. 27

2.1. Khái niệm, nội dung và các thuộc tính của bảo đảm pháp lý về quyền con người 27

2.2. Đặc điểm bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam. 37

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong

kiến Việt Nam . 56

Chương 3. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG PHÁP

LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM . 70

3.1. Thực trạng quy định về quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam . 70

3.2. Thực trạng các quy định bảo vệ quyền con người trong pháp luật phong kiến

Việt Nam . 97

3.3. Thực trạng các quy định nhằm hỗ trợ thực hiện quyền con người trong pháp

luật phong kiến Việt Nam . 102

Chương 4. GIÁ TRỊ ĐƯƠNG ĐẠI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG

HƯỚNG KẾ THỪA, KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON

NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM. 122

4.1. Giá trị đương đại và phương hướng kế thừa những ưu điểm của pháp luật bảo

đảm quyền con người trong thời kỳ phong kiến Việt Nam . 122

4.2. Những hạn chế của pháp luật phong kiến Việt Nam trong việc bảo đảm quyền

con người và bài học rút ra với việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người

ở Việt Nam hiện nay . 134

KẾT LUẬN . 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 151

pdf165 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc điểm sinh học khác với nam giới rất nhiều, nhà lập pháp triều Lê đã nhận thấy cần phải ưu ái hơn khi áp dụng hình phạt tử đối với phạm nhân nữ: “Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm hai tư; ngục quan bị đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi, nhưng chưa đủ hạn một trăm ngày mà đem hành hình thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc" (Điều 680 Quốc triều hình luật). 75 Như vậy, pháp luật phong kiến Việt Nam đã đặt ra một số trường hợp nhằm hạn chế áp dụng hình phạt tử. Điều này thể hiện tư tưởng truyền thống coi trọng con người của dân tộc. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, pháp luật phong kiến Việt Nam quy định rất nhiều hình phạt mang tính tàn bạo, dã man kể cả các hình thức thi hành án tử hình. Trong các án phải xử “trảm quyết và “giảo quyết”, người phạm tội có khi phải phơi thây một cách thê thảm. Chẳng hạn, vào năm Kỷ Sửu (1829) ở Nam Định có một số kẻ tung tin thất thiệt gây lo sợ trong dân, lợi dụng tình thế, Trần Văn Vũ giả danh là quan triều đình đi phao tin đồn nhảm để lừa đảo. Trần Văn Vũ sau đó bị bắt và bị chém, đầu bị cắm lên cây sào cao, đem đi bêu khắp các chợ lớn trong vùng, mỗi chợ ba ngày “để cho những kẻ phao tin đồn nhảm trông thấy mà sợ, còn dân ngu không biết cũng bỏ được mê hoặc” [24, tr.168 – 169]. Một ví dụ điển hình khác ở thời kỳ triều Nguyễn: Hoàng Hữu Nhẫn là Khố lại (nhân viên coi kho) ở Kinh đô khai báo gian lận mỗi khi xuất nhập các son bạc, bị phát giác vào năm Tân Mão (1831). Vua Minh Mạng bắt giải đến cửa Ty Vũ khố thắt cổ cho chết, lại chặt một bàn tay treo ở cửa để “răn những kẻ miệt pháp và khi quân”, lại bắt quan lại và thi binh lính ở Ty Vũ khố hàng ngày phải đến cửa kho nhìn lên bàn tay đó “cho khiếp sợ để khỏi phạm pháp nữa” [24, tr.61]. Những ví dụ nêu trên cho thấy chủ trương dùng hình phạt nặng để “trị tội răn người” khá phổ biến thời kỳ này, trong đó cũng không loại trừ hình phạt tử với những cách thức thi hành ghê rợn. Điều này phản ánh đặc trưng pháp luật phong kiến Việt Nam còn mang đậm tính hà khắc, dã man của nghệ thuật “dĩ hình khử hình” và đây cũng là điểm làm hạn chế rất nhiều việc bảo đảm quyền sống của con người trong xã hội lúc này. 3.1.2. Quyền tự do và an ninh cá nhân trong pháp luật phong kiến Việt Nam Quyền tự do và an ninh cá nhân là một trong những quyền cơ bản của con người mà pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng phải tôn trọng, bảo vệ. - Pháp luật phong kiến Việt Nam với việc bảo đảm quyền tự do thân thể của con người Mỗi người sinh ra là một cá thể riêng biệt và họ có quyền được tự do về mặt thân thể. Xã hội càng phát triển, tiến bộ thì quyền cơ bản đó của con người càng được đề cao, tôn trọng. Mọi hành vi xâm phạm một cách tùy tiện đến thân thể của người khác đều bị pháp luật nghiêm trị. Đối với nhóm tội về đánh người, pháp luật thời Lý – Trần quy định tại Chiếu 1142, 1129. Luật nhà Trần quy định “đồng loại 76 đánh nhau bị thương thì bắt tội người đánh trước”[16, tr.122]. Pháp luật thời Lê sơ thể hiện sự nghiêm khắc đối với mọi hành vi đánh giết người vô cớ, bất kỳ người đó là ai: đánh người bằng chân tay bị phạt 60 trượng, dùng vật gì đó để đánh bị phạt 80 trượng, nặng hơn có thể bị giáng chức và bồi thường thương tật; người xúi giục cũng chịu hình phạt như người trực tiếp đánh người (Điều 465 Quốc triều hình luật). Luật quy định cụ thể các hình phạt do đánh người gây thương tích cho nạn nhân; đặc biệt xử phạt nặng đối với những hành động nguy hiểm đến tính mạng con người, như dùng gươm giáo đâm chém người, dù không trúng người cũng phải tội lưu đầy; đánh đứt lưỡi, hủy hoại âm dương vật đều xử tội thắt cổ; đánh nhau mà làm chết người thì phải tội thắt cổ, lấy gươm giáo cố ý giết người thì phải tội chém (Điều 466 và Điều 467 Quốc triều hình luật). Bên cạnh những quy định nhằm bảo vệ tính mạng sức khỏe của con người, Quốc triều hình luật cũng bảo vệ danh dự nhân phẩm của con người trong xã hội: Tất cả những hành động xâm phạm đến nhân phẩm con người, như con cháu chửi mắng, đánh đập ông bà cha mẹ; anh em, vợ chồng đánh đập, chửi mắng, lăng mạ, làm nhục nhau (các điều từ 473 đến 476 Quốc triều hình luật); các hành vi tố cáo, vu khống không đúng sự thật và trái quy định (từ điều 501 đến điều 505 Quốc triều hình luật)đều bị pháp luật nghiêm trị. Đáng lưu ý là, các điều 401, 403, 404, 406 Quốc triều hình luật quy định, những hành động vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm con người, như hiếp dâm, loạn luân đều bị trừng trị với hình phạt rất nặng: lưu, chém. Tính bảo hộ đó của pháp luật phong kiến Việt Nam, tiếp tục được khẳng định trong các quy định về nhóm tội đấu ẩu (đánh nhau) trong Hoàng Việt luật lệ thời kỳ triều Nguyễn. Nhóm tội được quy định trong quyển 15 gồm 22 điều (từ Điều 271 đến Điều 292). Theo điều 271, đánh nhau với người bằng tay chân, không gây thương tích xử 20 roi. Nếu gây thương tích thì tùy hậu quả mà hình phạt được quy định chi tiết trong điều luật này. Nhóm tội đấu ẩu chủ yếu căn cứ vào hành vi và hậu quả để lượng hình. Tuy nhiên bộ luật cũng căn cứ vào thứ bậc, địa vị trong gia đình và xã hội để tăng hoặc giảm hình phạt. Ví dụ: dân đánh tri phủ, tri huyện; nô tỳ đánh chủ bị chém (Điều 283); vợ đánh chồng bị phạt 100 trượng (Điều 284); con cháu đánh ông bà cha mẹ bị xử chém (Điều 288). Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm luôn là điều quan trọng và ý nghĩa của một con người và ở thời kỳ nào cũng phải được tôn trọng và đề cao. Tuy còn 77 những hạn chế của một nền pháp luật với những hình phạt nghiêm khắc mang tính trừng trị nhưng pháp luật phong kiến Việt Nam đã có nhiều điểm sáng đáng ghi nhận qua sự bảo hộ cho tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Dù vẫn còn một xã hội phân tầng đẳng cấp với một bộ phận những người bị lệ thuộc vào những người quyền thế và chưa hoàn toàn được tự do về mọi mặt nhưng pháp luật vẫn dành những sự quan tâm ở một mức độ nhất định đối với cả những người nô tỳ - những người thấp kém nhất trong xã hội. Bởi vậy, là một nhà nước phong kiến chuyên chế nhưng không quá tàn khốc và khắc nghiệt trong bối cảnh xã hội đương thời. Ở khía cạnh quyền tự do thân thể, chế độ chiếm hữu nô lệ đã không tồn tại sâu đậm trong lịch sử dân tộc. Những gia nô, nô tỳ tuy tồn tại đến thời Lý – Trần nhưng họ vẫn có thân phận con người và có cơ hội để thành đạt (như Dã Tượng, Yết Kiêu từng là gia nô, trở thành danh tướng và Trần Hưng Đạo đã đề cao những con người đại diện cho tầng lớp này) [86, tr.108 – 109]. Qua Bộ luật Hồng Đức chúng ta biết rằng, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, tuy số lượng nô tỳ thời Lê Sơ không nhiều như thời Trần nhưng nhà nước phong kiến vẫn cho thi hành nhiều biện pháp nhằm làm cho số lượng nô tỳ ngày càng ít đi hơn nữa. Điều 291 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Những nô tỳ được thả về làm lương dân, đã có giấy cấp cho rồi mà vẫn bắt ở lại làm tôi tớ thì xử phạt 50 roi, biếm một tư. Người nô tỳ vẫn được trở về theo giấy cấp”. Nhiều quy định của Quốc triều hình luật quy định các hình phạt cụ thể nhằm chống lại sự nô tỳ hóa đối với dân đinh và những thường dân nói chung: những quan cai quản nô tự tiện thích chữ vào dân đinh để vào hạng nô ấy thì xử phạt biếm ba tư (Điều 165); những kẻ bắt người đem bán làm nô tỳ thì xử lưu châu xa (Điều 453)Như vậy có thể khẳng định rằng ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ XV đã có những quy định bảo vệ quyền lợi của nô tỳ. Những điều này không dễ tìm thấy ở pháp luật các nước Tây Âu thời kỳ Trung đại. Sau này, ở Hoa Kỳ, mãi tận ngày 6/12/1865, chế độ nô lệ mới được bãi bỏ bằng Tu chính 13. Tu chính thứ 13 Khoản 1 Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: “Không một chế độ nô lệ hay tôi tớ ép buộc nào sẽ được tồn tại ở Hoa Kỳ hay bất cứ nơi nào thuộc thẩm quyền của Hoa Kỳ, ngoại trừ sự trừng phạt một tội phạm mà tội nhân bị buộc tội thích đáng”. Tiếp đó, Điều 4 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 cũng khẳng định: “Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc bị cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm” [103, tr.210]. 78 - Bảo vệ quyền tự do thân thể của người dân vô tội không bị bắt bớ một cách tùy tiện Trong nền quân chủ chuyên chế của nhà nước phong kiến phương Đông nói chung và nhà nước phong kiến Việt Nam nói riêng có thể thấy một thực tế là với quyền hành trong tay, người thi hành công vụ rất dễ ỷ thế làm càn. Do đó có thể bắt bớ người dân một cách vô cớ làm xâm hại đến quyền tự do và an ninh của cá nhân. Và một thực tế cũng không thể phủ nhận là pháp luật có nhiều quy định để bảo vệ chế độ đẳng cấp trong xã hội. Tuy nhiên, với chức năng là đại lượng cân bằng điều phối các quan hệ xã hội trong đời sống cộng thêm sự hình thành trên nền tảng của một nhà nước “thân dân” nên pháp luật phong kiến Việt Nam cũng có những quy định để có thể hạn chế đến mức thấp nhất sự lạm dụng quyền lực của những người có chức quyền trong xã hội và ngăn ngừa hiện tượng bắt người oan sai. Ở góc độ cụ thể, quyền tự do và an ninh cá nhân được thể hiện trong một số quyền tố tụng: + Quyền không bị áp dụng hồi tố: Một trong những cách thức để bảo đảm quyền tự do và an ninh cá nhân là sự ghi nhận quyền không bị áp dụng hồi tố. Theo nguyên tắc này đạo luật chỉ có hiệu lực thi hành đối với tội phạm xảy ra khi đạo luật đó có hiệu lực và trước khi đạo luật đó mất hiệu lực. Nếu hành vi đã được thực hiện trước khi có luật thì không thể áp dụng điều luật đó để buộc họ chịu trách nhiệm hình sự. Người áp dụng pháp luật chỉ có thể dựa vào căn cứ duy nhất, đó là quy định của luật hình để xét xử đúng người, đúng tội. Điều này sẽ hạn chế được việc bắt bớ người vô tội một cách phi lí và tùy tiện. Ngay cả chế sắc của nhà vua luận tội cụ thể cũng không được lạm dụng, lấy làm cơ sở pháp lý để xử tội khác: “Những chế sắc của vua luận tội gì, chỉ là xét xử nhất thời, chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn thì không được viện dẫn sắc lệnh ấy mà xét xử việc sau. Nếu ai viện dẫn ra xét xử, không đúng thì khép vào tội cố ý làm sai luật” (Điểu 685 Quốc triều hình luật). Điều 42 Hoàng Việt luật lệ cũng khẳng định: “phàm luật bắt đầu áp dụng là từ ngày ban xuống.” Tuy nhiên, cũng giống như luật hình sự hiện đại, pháp luật phong kiến Việt Nam cũng thể hiện ý tưởng cho phép áp dụng hồi tố trong trường hợp việc đó có lợi cho người phạm tội. Cụ thể, Điều 17 Quốc triều hình luật quy định: “Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật việc mới phát giác thì xử tội theo luật già cả tàn tật”; Điều 42 Hoàng Việt luật lệ “như việc phạm lúc chưa định lệ thì 79 vẫn y luật và các lệ đã thi hành mà xử”. Điều này cho thấy pháp luật vừa chặt chẽ, có tính thống nhất cao nhưng cũng thể hiện tính khoan hồng, nhân đạo. - Bảo đảm quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một cơ quan có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị, được lập ra theo pháp luật Các triều đại trước đây, quyền tư pháp tuyệt đối thuộc về nhà vua tuy nhiên “việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ pháp luật câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng”[17, tr.263]. Từ thời Lý (1010 – 1225), nhà vua tuy vẫn còn giữ lấy quyền xét xử các vụ kiện tụng trong nước như các vị vua đời trước, nhưng đã san sẻ bớt quyền này cho các quan địa phương. Thời kỳ này, nhiều đời vua đã cho người dân được quyền khởi kiện tới triều đình và nhà vua trực tiếp là người xét xử (Chiếu về việc vua đích thân giải quyết khiếu kiện của dân năm 1010). Vua Lý Công Uẩn đã từng dụ “ban chiếu rằng từ nay ai có việc tranh kiện nhau, cho đến triều tâu bày, vua thân giải quyết”[17, tr.239]. Đến thời nhà Trần sau này đã lập ra những cơ quan tư pháp chuyên trách: Thẩm hình viện là cơ quan xét xử cùng với tam ty viện trong đó thẩm hình viện có trách nhiệm xem xét các vụ kiện tụng thành án rồi cùng với tam ty viện định tội [54, tr.214]. Như vậy, trong các triều đại phong kiến thời kỳ đầu thì nhà vua trực tiếp xét xử nhưng các triều đại về sau thì tính chất phân cấp thẩm quyền xét xử càng chặt chẽ và rõ ràng hơn. Cụ thể: Thời kỳ Lê sơ, theo Điều 672 Quốc triều hình luật, thẩm quyền tố tụng đã được định ra hệ thống gồm 3 cấp xét xử là huyện, lộ, triều đình và nguyên tắc trong một vụ kiện có thể được kháng cáo 2 lần (quan huyện xử không hợp lí thì kêu quan lộ, quan lộ xử không hợp lẽ thì tâu bày lên triều đình). Đến thế kỷ XVIII, một bộ luật tố tụng riêng biệt đã được ban hành – bộ Quốc triều khám tụng điều lệ đã tạo ra cơ sở pháp lý thuận tiện cho công việc xét xử, ngăn chặn việc áp dụng pháp luật một cách tùy tiện, thiếu công bằng “khiến dân có chỗ nương nhờ”. Bộ luật cũng là sự thể hiện sự phát triển thêm một bước so với bộ Quốc triều hình luật trong các quy định về tố tụng: Nếu như bộ luật Hồng Đức chỉ quy định một cách chung chung rằng tri huyện, tri phủ xử những vụ việc nhỏ hoặc vừa, thì Quốc triều khám tụng điều lệ liệt kê cụ thể, tỉ mỉ các vụ việc; nếu như trong Bộ luật Hồng Đức chưa nói rõ ở cấp kinh đô cơ quan nào có thẩm quyền tố tụng, thì bộ Quốc triều khám tụng điều lệ đã quy định rõ ràng, cụ thể tại thông lệ về khám 80 tụng. Tại Điều 1, Thông lệ về khám tụng của Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ, thẩm quyền tố tụng của các cấp cho thấy mỗi vụ án có thể được xét xử trong 5 lần: huyện – phủ - Thừa ty – Ngự sử đài – Chính đường. Người dân nếu không đồng ý (chưa phục) có quyền làm đơn lên cấp có thẩm quyền để xét xử lại (phúc thẩm). Nguyên tắc chung là gửi đơn kiện và xét xử theo đúng việc, đúng thẩm quyền, không được kiện, nhận khiếu kiện, xét xử vượt cấp, nhằm đảm bảo trật tự tố tụng, hạn chế sự lạm quyền: “Tất cả các việc kiện tụng tranh chấp của dân đều chiếu lệ khiếu nại ở quan huyện sở tại, quan phủ, quan ngự sử tam ty, các nha môn chịu trách nhiệm khám tụng rồi đến quan chánh đường. Các việc kiện tụng chưa kinh qua lần khám nào mà khiếu nại vượt cấp, khiếu nại lần cuối thì các nha môn đều không được nhận khám”(lệ khám tụng, Quốc triều khám tụng điều lệ). Quy định này ngày nay cũng được kế thừa trong pháp luật tố tụng hiện đại. Bởi, nếu cho phép kiện vượt cấp thì không chỉ làm ảnh hưởng đến sự độc lập của cơ quan làm nhiệm vụ phân xử, làm đảo lộn rối loạn cả trình tự tố tụng vốn có đã được phân định rõ ràng mà còn tăng nguy cơ lạm quyền. Đến thời kỳ quân chủ triều Nguyễn (1802 – 1884), một bộ luật thống nhất từ Đàng Trong đến Đàng Ngoài được ban hành: Bộ Hoàng Việt luật lệ. Về thẩm quyền xét xử, Điều 376 luật Gia Long quy định 3 cấp xét xử dựa trên cơ cấu hành chính, phạm vi thẩm quyền theo vụ việc cũng như mức độ nặng nhẹ của hình phạt. Cụ thể: Cấp Huyện (Phủ, Châu) xử các tội quân, lưu, đồ; Cấp Tỉnh (Doanh, Trấn) tra xét, ghi chép tội tử; Kinh Thành (Kinh Đô) có quyền xét lại các án đồ, lưu, tử, đình nghị và tâu lên vua phê chuẩn. Tại Kinh Thành quan pháp ty có quyền xét án tội tử. Đó là những quy định chi tiết và cụ thể để hướng dẫn dân chúng trong việc khởi kiện đến cơ quan nào, cũng như quy định cấp xét xử nào có quyền nhận khám tụng. Các quy định về thẩm quyền xét xử trên đã giúp cho việc khiếu kiện và xét kiện vào nề nếp không để kiện cáo tràn lan và ngăn chặn những người xấu lợi dụng xúi bẩy kiện cáo, gây khó khăn cho hoạt động xét xử của các cơ quan pháp luật và làm ảnh hưởng đến quyền tự do, an ninh cá nhân của những người vô tội. - Pháp luật ghi nhận, bảo vệ quyền kháng cáo cho các chủ thể có quyền kháng cáo Dưới góc độ quyền con người, quyền kháng cáo thể hiện khả năng của những nguời tham gia tố tụng được bày tỏ trong đơn kháng cáo sự không đồng ý 81 của mình đối với phán quyết của cơ quan đã xét xử sơ thẩm và đề nghị cấp trên trực tiếp của cơ quan đã ra phán quyết đó xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Quy định và đảm bảo thực hiện có hiệu quả quyền của những người tham gia tố tụng được kháng cáo yêu cầu xét xử phúc thẩm tại cấp cao hơn là hình thức, phương thức tối ưu để phát hiện nhanh chóng, chính xác và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Điều này có ý nghĩa chính trị, pháp lý và xã hội hết sức to lớn. Chính vì thế mà tất cả các Nhà nước văn minh đều thừa nhận chế độ hai cấp xét xử: Xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà chưa có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Tuy vẫn còn ở hình thức sơ khai nhưng vấn đề về kháng cáo đã được đề cập trong pháp luật phong kiến Việt Nam và đã thể hiện được một số nội dung cơ bản so với các quy định về kháng cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay. Theo Điều 672 Quốc triều hình luật, trong một vụ kiện có thể được kháng cáo 2 lần (quan huyện xử không hợp lẽ thì kêu lên quan lộ, quan lộ xử không hợp lẽ thì tâu bày lên triều đình). Theo quy định tại Thông lệ về khám tụng trong Quốc triều khám tụng điều lệ, các chủ thể có quyền kháng cáo thực hiện quyền kháng cáo của mình tương ứng với hệ thống các cơ quan tài phán được tổ chức ở ba cấp: cơ quan tài phán ở các phủ, huyện; các Thừa ty và Hiến ty; các cơ quan tài phán ở kinh đô. Ví dụ: Các việc về ruộng đất công tư, hôn nhân, tài sản, đánh nhau, chửi nhau, tiền nợ, tiền tôtất cả những việc không phải là tạp tụng đều phải cáo trình ở quan huyện, phúc thẩm tại quan phủ, không giải quyết được thì phúc thẩm tại Thừa ty. Nếu còn chưa phục tình mới phúc thẩm ở Ngự sử đài. Nếu tình lý có điều gì bức bách, chưa được làm sáng tỏ, mới cho khải trình, kêu trình ở Chính đường. Đến thời kỳ quân chủ triều Nguyễn, xét xử phúc thẩm được quy định cụ thể: các án nặng như quân lưu, thập ác đều phải phúc tấu lên vua. Đối với án xử giam chờ: là bản án đã tuyên giảo hoặc trảm giam chờ đến phiên tòa “thu thẩm”. Bên cạnh đó chế độ “thu thẩm” còn phúc duyệt lại các án đồ lưu do các địa phương gửi về. Thời hạn “thu thẩm” từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Đến tháng 5 các án chờ thu thẩm đều được các Nha môn lập tờ trình ghi đầy đủ sự vụ và các đề nghị kèm theo gửi lên Bộ. Tháng 8, bộ Hình gồm các Doanh, Trấn (Tỉnh) các Bộ tập hợp án gửi quan văn võ cùng xem xét. Sau phiên phiên tòa mùa thu này, nếu có kết luận mới về vụ trọng án thì gom lại để chờ phiên tòa mùa thu năm sau xét lại (Điều 376 82 Hoàng Việt luật lệ). Như vậy, pháp luật phong kiến Việt Nam đã quy định một cách có hệ thống quyền kháng cáo cho các chủ thể có quyền kháng cáo từ cấp dưới lên cấp trên tương ứng với hệ thống cơ quan tài phán trong tổ chức bộ máy nhà nước, đặc biệt trong vụ kiện nói chung có thể được thực hiện trên nguyên tắc kháng cáo hai lần. Đây là một điểm tiến bộ của quy định kháng cáo trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam thể hiện sự quan tâm đến đời sống của người dân nói chung, cũng như người khởi kiện, người kháng cáo nói riêng, đảm bảo cho họ có quyền kháng cáo, quyền phúc cáo để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền năng này trong thực tế còn nhiều hạn chế. Là một nhà nước được xác lập với mô hình quân chủ chuyên chế, vốn dĩ với quan niệm vua là “thiên tử” thế thiên hành đạo nên mọi lời nói, mệnh lệnh của Vua là ý trời và tất cả mọi thần dân phải phục tùng một cách vô điều kiện. Điều này tạo nên quyền lực rất lớn của người đứng đầu và quyền dân chủ của nhân dân bị hạn chế một cách tối đa. Cùng với đó, khi đã có phán quyết của những người xét xử - những bề tôi tôi tớ của vua – thì bị cáo cũng như người bị hại phải chấp thuận và không dám tỏ bày sự phản đối. Nhiều khi sự luận đoán rất mơ hồ đã dẫn đến những vụ oan khiên trong lịch sử. Điển hình như vụ án của Lê Văn Thịnh. Với sự đa nghi, tin vào những sự thêu dệt hoang đường, vua Lý Nhân Tông đã khép tội cho Lê Văn Thịnh “hóa hổ” ám sát vua để cướp ngôi, mưu phản. Nhà vua cả giận, sai lấy dây sắt xích lại, bỏ vào cũi, rồi đày lên miền Thao Giang (nay thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) mặc dù Lê Văn Thịnh từng là thầy dạy học của vua Lý Nhân Tông, có nhiều công huân lớn với triều đình, đặc biệt trong vấn đề hoạch định biên cương của Tổ quốc [100]. 3.1.3. Quyền sở hữu tài sản trong pháp luật phong kiến Việt Nam Khi xem xét, nghiên cứu các luật lệ của thời kỳ phong kiến Việt Nam, điều dễ nhận thấy là pháp luật thời kỳ này rất chú trọng đến quyền sở hữu, nhất là quyền sở hữu về ruộng đất và có những cơ chế để đảm bảo cho quyền sở hữu này. Trong chế độ phong kiến nói đến vấn đề sở hữu thì trước tiên và chủ yếu là sở hữu về ruộng đất vì đó là tư liệu sản xuất cơ bản. Như chúng ta đã biết, Nhà nước phong kiến (đại diện là nhà vua), trên danh nghĩa, là chủ sở hữu tối cao ruộng đất công, có quyền ban cấp một phần ruộng đất công cho quý tộc quan lại để họ hưởng thuế. Còn tập thể làng xã, là sở hữu chủ thực tế của ruộng công ở làng xã, có 83 quyền phân phối ruộng công cho các gia đình cày cấy và phải nộp thuế cho nhà nước. Đó là một tập quán chính trị pháp lý cơ bản và bền vững trong chế độ phong kiến nhưng điểm tạo nên nét đặc sắc, tiến bộ của pháp luật thời kỳ này lại chính là ở các quy định thừa nhận hình thức sở hữu tư. Quyền có tài sản riêng là quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm của mỗi con người. Đây là hình thức sở hữu bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ thời Lý – Trần. Cụ thể, sở hữu tư nhân về đất đai chính thức được nhà nước thừa nhận bằng các đạo chiếu năm 1135, 1142, 1145, 1237, 1254, 1292, 1320. Nhà nước Lý – Trần đã bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các sở hữu chủ. Một điểm khá lý thú là từ thời Lý nội dung quyền sở hữu với các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đã được đề cập tời mặc dù còn chưa đầy đủ và trực tiếp (Đạo chiếu năm 1142 và đạo chiếu tháng 10/1320) [16, tr.123]. Đến thời Lê, với những chính sách ban cấp ruộng đất cho công thần, quan lại, quý tộc có quy mô lớn, số lượng ban cấp nhiều, Nhà nước lại cho phép họ có quyền mua bán, chuyển nhượng, dùng làm tài sản thừa kế trừ khi phạm tội, nên sở hữu tư nhân trở thành một hình thức sở hữu phổ biến. Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu lớn của những quan lại, quý tộc được Nhà nước ban cấp ruộng đất, sở hữu nhỏ của những người nông dân do có sức lao động, có quyền mua ruộng đất và tích tụ đất đai. Do sự phát triển của sở hữu tư nhân ngày càng mạnh, Nhà nước không chỉ thừa nhận mà còn có chính sách bảo vệ hình thức sở hữu này. Mọi hành vi xâm chiếm ruộng tư, vay nợ không chịu trả, trộm cắp tài sản đều bị pháp luật xử phạt nặng. Chương Điền sản Quốc triều hình luật có đến 39/59 điều (chiếm tỷ lệ 66,1%) quy định về bảo vệ quyền tư hữu về ruộng đất (các Điều 344, 354 – 362, 370 – 400). Đặc biệt, các quy định ít thấy trong thời kỳ phong kiến được thể hiện trong Quốc triều hình luật là những quy định việc xử phạt các nhà quyền thế, quan lại chiếm đoạt ruộng đất của lương dân (Điều 355, Điều 370; Điều 372). Ở chương Vi chế còn có điều hạn chế mức sở hữu đất vườn của quan lại (Điều 226). Theo Điều luật này, viên quan nào lạm chiếm quá phần đất đã định thì bị tội xuy, đánh 50 roi, biếm một tư; người có vườn ao rồi mà lại chiếm đất nơi khác, thì tội thêm một bậc. Trước đây, chính sách điền trang của triều Trần là chính sách tước đoạt ruộng đất của nông dân và đó là nguyên nhân cội rễ dấn đến sự suy vong của một triều đại có nhiều chiến công hiển hách trong chống giặc cứu nước. Việc quan chức lợi dụng chức 84 quyền để chiếm dụng công điền, công thổ, tư điền, tư thổ là một trong những nguyên nhân làm cho lòng dân không yên. Từ kinh nghiệm của quá khứ lịch sử, Quốc triều hình luật đã chú trọng việc bảo vệ tư điển, tư thổ và trừng trị nghiêm các quan lại mượn thế chiếm đoạt tư điền, tư thổ. Với những người không có ruộng đất tư, họ vẫn được cấp ruộng đất công ở làng xã theo phép quân điền. Với Quốc triều hình luật, người nông dân không còn là người nông nô, càng không phải là nô lệ. Họ là những chủ sở hữu hoặc ít hơn là chủ sử dụng luân phiên theo thời hạn ba năm hoặc sáu năm những mảnh đất công để canh tác thu hoa lợi. Đó là nguồn nuôi sống cơ bản của các gia đình nông dân, là lương ăn hàng ngày, để làm nhà, cưới hỏi, nuôi con ăn học, giỗ tết, ma chay cùng mọi chi phí khác [37, tr.29]. Tới đầu thế kỷ XIX sở hữu tư nhân đối với ruộng đất đã rất phát triển trở thành loại hình có tính bao trùm và về đại thể thì ruộng đất tư nói chung được nhà nước phong kiến Việt Nam tôn trọng và bảo vệ. Nhà nước bảo hộ sở hữu tư nhân, mọi hành vi xâm hại đều bị trừng phạt nghiêm (Điều 237 – 240 Hoàng Việt luật lệ). Khi xây dựng các công trình thủy lợi, đường sá, thành lũymở vào ruộng đất tư đều được Nhà nước đền bù bằng tiền với mức nhìn chung cao hơn ruộng đất công. Ngoài ra việc mua bán ruộng đất tư được tiến hành một cách tự do và được nhà nước phong kiến bảo hộ về mặt pháp lý. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác cũng phải thừa nhận một điều là: sự tồn tại của quyền sở hữu tối cao của nhà nước đối với ruộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bao_dam_quyen_con_nguoi_trong_phap_luat_phong_kien_v.pdf
Tài liệu liên quan