Luận án Biến đổi thực hành lễ chùa ở Hà Nội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (qua nghiên cứu trường hợp tại chùa Phúc Khánh, chùa Hà và chùa Thầy)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH.v

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ

ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.14

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.14

1.1.1. Các công trình liên quan đến biến đổi tôn giáo, tín ngưỡng.14

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hành lễ chùa và biến đổi thực

hành lễ chùa.20

1.2. Cơ sở lí luận.29

1.2.1. Các khái niệm công cụ.29

1.2.2. Lí thuyết nghiên cứu.35

1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .42

1.3.1. Khái quát về chùa Hà (Hà Nội) .42

1.3.2. Khái quát về chùa Thầy (Hà Nội).44

1.3.3. Khái quát về chùa Phúc Khánh (Hà Nội) . 46

Tiểu kết . 47

Chương 2: TRUYỀN THỐNG LỄ CHÙA TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM.49

2.1. Thực hành sinh hoạt lễ chùa truyền thống.49

2.1.1. Không gian và thời gian thực hành lễ chùa truyền thống .49

2.1.2. Lễ vật lên chùa theo phong tục truyền thống và thực hiện công đức .57

2.1.3. Nghi lễ dâng hương truyền thống khi đi lễ chùa .61

2.2. Mục đích và chức năng của thực hành lễ chùa .62

2.2.1. Mục đích của người đi lễ chùa.62

2.2.2. Chức năng của thực hành lễ chùa trong đời sống tinh thần người Việt .65

Tiểu kết . 83

Chương 3: THỰC HÀNH LỄ CHÙA TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVIDiii

19 (KHẢO SÁT TẠI CHÙA PHÚC KHÁNH, CHÙA HÀ VÀ CHÙA THẦY) 83

3.1. Khái quát về bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.83

3.1.1. Diễn biến 4 đợt dịch ở Việt Nam.83

3.1.2 Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với sinh hoạt tôn giáo, tín

ngưỡng .85

3.2. Biến đổi về không gian và thời gian thực hành lễ chùa . 90

3.2.1. Biến đổi về không gian.90

3.2.2. Biến đổi về thực hành lễ chùa .95

3.3. Biến đổi về tần suất và hình thức đi lễ chùa.98

3.3.1. Biến đổi về tần suất đi lễ chùa.98

3.3.2. Biến đổi về hình thức đi lễ chùa.100

3.4. Biến đổi lễ vật và thực hiện công đức.102

3.5. Biến đổi về trình tự thực hành nghi lễ dâng hương .108

Tiểu kết. 115

Chương 4: THỰC HÀNH LỄ CHÙA TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-

19 VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN .115

4.1. Những nhân tố tác động đến thực hành lễ chùa hiện nay .115

4.2. Những xu hướng trong thực hành lễ chùa hiện nay .125

4.2.1. Xu hướng song hành online và offline trong thực hành lễ chùa và sinh hoạt

Phật giáo .126

4.2.2. Xu hướng thực dụng hóa và đơn giản hóa.133

4.3. Bàn luận về văn hóa ứng xử trong thực hành lễ chùa hiện nay.136

Tiểu kết. 146

KẾT LUẬN.146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .150

TÀI LIỆU THAM KHẢO.151

PHỤ LỤC. 167

pdf224 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biến đổi thực hành lễ chùa ở Hà Nội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (qua nghiên cứu trường hợp tại chùa Phúc Khánh, chùa Hà và chùa Thầy), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hánh và 3.2% đối với chùa Hà. Mặc dù vậy, tinh thần gắn kết và mở rộng mạng lưới xã hội, mối quan hệ của những người đi lễ chùa theo hình thức “hội nhóm, đạo tràng” là không thể phủ nhận. Trong công trình luận án Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, tác giả Nguyễn Thị Thanh Loan đã khẳng định điều này: Giá trị cộng cảm xuất hiện khi những người hành hương chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống, xóa nhòa khoảng cách địa vị xã hội - yếu tố tạo sự bền vững cho việc kết nối mạng lưới xã hội. Thực hành nghi lễ là một hoạt động đáp ứng nhu cầu của số đông những người tham gia hành hương, tạo nên sự cộng cảm của những người hành hương. Nội dung tu học được những người hành hương luôn coi trọng là một trong những mục đích chính của mỗi chuyến hành hương để từ đó họ thấu hiểu, chia sẻ và kết bạn với nhau [45, tr. 97]. So với các hình thức tham gia theo nhóm/tập thể, tỉ lệ người lễ chùa đi một mình ít hơn, chiếm khoảng trên 15% tại ba chùa trong thời gian trước đại dịch. Tỉ lệ người đi lễ chùa một hình có xu thế gia tăng trong thời gian đại dịch ở cả hai ngôi chùa mà NCS tiến hành khảo sát. Đi sâu vào phỏng vấn, trao đổi, chúng tôi nhận thấy để đảm bảo an toàn phòng chống đại dịch Covid-19 nên các cơ quan, đoàn thể hay hội nhóm đạo tràng đa số không tổ chức “du xuân lễ chùa đầu năm” như thông lệ hàng năm. Đây chính là lí do khiến tất cả các hình thức đi lễ chùa theo hội/nhóm/đoàn thể đều có tỉ lệ thấp hơn so với trước đại dịch Covid-19. Cơ quan cô bình thường năm nào cũng đi lễ chùa. Thông thường mỗi năm sẽ chọn một tỉnh thành và đi lễ chùa và tham quan những ngôi chùa lớn, nổi tiếng ở tỉnh thành đó. Mấy năm nay dịch bệnh nên không đi cùng nhau. Năm nay, nhà nước cho bình thường hóa nên 77 công đoàn lại quyết định tổ chức. Cũng có đôi chút lo lắng vì dịch bệnh đó nhưng được gặp gỡ và đi cùng nhau mọi người đều phấn khởi (PVS 16, Nữ, 1975, Nhân viên cơ quan nhà nước). “Trước các bà tuần nào cũng đến chùa tụng kinh niệm Phật vào ngày Rằm, mùng Một. Kể từ khi dịch bệnh, thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của Nhà nước thì thôi. Giờ bắt đầu trở lại nhưng cũng còn vắng nhiều người lắm, không được đông như trước” (PVS 18, Nữ, 1955, Nghỉ hưu) Như vậy, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 với những quy định của phòng chống đại dịch, thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đông người, tăng cường 5K hoạt động lễ chùa theo hình thức hội/nhóm trực tiếp đã hạn chế so với thời điểm trước dịch. Điều này đồng nghĩa với việc chức năng gắn kết cộng đồng, xã hội của thực hành lễ chùa ở phương diện lễ chùa trực tiếp bị hạn chế so với trước. Tuy nhiên, có một thực tế thú vị là sự gắn kết xã hội lại gia tăng thông qua hội nhóm trên nền tảng công nghệ số lại gia tăng. Tiêu biểu là sự kết nối trên mạng xã hội facebook của những người chung mối quan tâm đối với chùa Hà, chùa Thầy. Trên mạng Internet, chùa Phúc Khánh, chùa Hà hay chùa Thầy (Hà Nội) trở thành một “cơ duyên” để tạo sự kết nối cho các thành viên trong nhóm. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19, sự gắn kết, giao lưu của cộng đồng, xã hội không chỉ thông qua hoạt động lễ chùa trực tiếp mà còn biểu hiện theo một xu hướng mới: Tăng cường giao lưu, gắn kết trên các hội nhóm mạng xã hội. Nói một cách khái quát, thực hành lễ chùa trực tiếp tại chùa truyền thống hay nhóm hành động lễ chùa trực tuyến thông qua mạng xã hội, app, web đều có chức năng đảm bảo duy trì trật tự xã hội và tạo sự gắn kết cộng đồng như quan điểm của nhà nghiên cứu Radcliffe - Brown. 2.2.2.4. Chức năng lan tỏa giá trị đạo đức 78 Thực hành lễ chùa tạo ra sự tích cực cho xã hội, giúp con người hướng thiện lan tỏa những giá trị đạo đức từ bi hỷ xả trong văn hóa Phật giáo. Quỳ dưới chân các vị Thần, Phật, con người đều bình đẳng như nhau, không phân biệt già trẻ, gái trai, không phân biệt giai tầng, địa vị; tất cả đều cúi đầu, bình đẳng trước đức Phật. Ở ngoài kia; trong đơn vị này, doanh nghiệp kia, người là “ông to”, người là “bà lớn” nhưng đứng ở đây, trong không gian thiêng liêng cõi Phật, tất cả đều bình đẳng như nhau; tất cả đều một lòng hướng đến, cầu mong cho những điều tốt đẹp, may mắn, thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý. Ai cũng biết cảnh chùa, đất Phật là nơi linh thiêng, vậy nên mỗi khi con người đến đây đều ý thức “đi nhẹ, nói khẽ”, cẩn thận lời ăn tiếng nói, trang phục, đi đứng đều chính trực, rõ ràng. Lên chùa lễ Phật, nương tựa cửa chùa, con người cũng ít nhiều ảnh hưởng bởi thuyết “nhân quả báo ứng” của Phật giáo. Đến với cửa Phật, con người học được lời khuyên răn về trừ ác, tích thiện. Xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phât, tụng phóng sinh, bố thí cũng góp phần cổ vũ cho lối sống vị tha, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo kẻ khó, cổ vũ tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của cộng đồng. Sắm sửa hương hoa, đăng trà quả thực lên lễ chùa vào mùng Một, ngày Rằm, mùa Vu Lan báo hiếu còn là thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với đấng sinh thành Không thể phủ nhận rằng điều này đã ảnh hưởng đến lối sống của người Việt, làm phong phú tình người trong xã hội, cộng đồng dân tộc Việt Nam. Hiện nay, với sự phát triển của phương tiện truyền thông và Internet trên các không gian trực tuyến là các website, diễn đàn, Facebook, Youtube đã thúc đẩy sự chia sẻ và lan tỏa những nguyên tắc ứng xử (Từ bi, bình đẳng, cứu khổ - cứu nạn, bố thí, khoan dung). Trên nhóm fanpage “Đi chùa online” đa phần là các bài viết khuyên răn về nguyên tắc ứng xử của Phật giáo mà con người nên áp dụng trong đời sống của mình [Phụ lục 6; Hình 6.1 – 6.3, tr. 206-207]. 79 Những nguyên tắc ứng xử này đã hòa quyện với mạch nguồn truyền thống của văn hóa Việt Nam, góp phần không nhỏ trong quy định ứng xử xã hội Việt Nam từ xưa đến nay. Các nguyên tắc ứng xử đã trở thành một phần của mỗi gia đình hay các cộng đồng làng xã. Như vậy, có thể nói, thông qua những ngôi chùa làng hay chùa trực tuyến thì hoạt động thực hành lễ chùa nói riêng và thực hành sinh hoạt Phật giáo nói chung đã góp phần hình thành tư tưởng, đạo đức và thậm chí cả nhân cách cho con người Việt Nam. Bản chất, thực hành lễ chùa vốn đã là một hoạt động khiến người tham gia hướng tới “Chân - Thiện - Mĩ”, hướng tới “Từ - Bi - Hỉ - Xả” và trong đại dịch này, hoạt động đó lại đẩy lên một bước nữa: Con người cùng chung tay, nguyện lòng vì một cuộc sống tốt đẹp, không còn dịch bệnh. 2.2.2.5. Chức năng góp phần“hộ quốc an dân”, ổn định xã hội trong “khủng hoảng xã hội” Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, con người cùng chung một tâm lí mong muốn dịch bệnh sớm qua đi, cuộc sống trở lại trạng thái bình thường. Trước những đe dọa, nguy hiểm về sức khỏe, tính mạng từ đại dịch Covid-19, mọi người xích lại gần nhau hơn vì những mục tiêu, tư tưởng chung. Trong 3 năm đại dịch, con người chợt nhận ra cuộc sống bình thường được thoải mái gặp gỡ, chuyện trò thân tình đáng quý biết nhường nào. Dịch bệnh khiến con người xa nhau về khoảng cách không gian nhưng lại gần nhau hơn về tình người, sự tương thân tương ái. Những hiểm nguy cùng những mất mát đau thương trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cũng kéo con người ta đến gần nhau hơn, đồng cảm hơn. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà trong bối cảnh đại dịch Covid-19, kinh cầu an lại là bản kinh được tụng nhiều nhất. Ngay từ năm đầu của đại dịch, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành văn bản số 033/CV-HĐTS ngày 20 80 tháng 02 năm 2019; văn bản số 016/CV-HĐTS ngày 06 tháng 01 năm 2020 gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố về việc “tổ chức nghi lễ cầu an cho Phật tử và nhân dân tại các chùa vào đầu năm mới và yêu cầu Tăng, Ni nhất là chư vị lãnh đạo Giáo hội tổ chức nghi thức cần an đầu xuân tại các chùa bằng pháp hội Dược sư cầu quốc thái dân an” [143]. Những tín đồ Phật tử cầu nguyện tại chùa, cầu tại gia đều hướng chung đến một sở cầu, một mong ước “bình an”. Trong hai năm 2021 và 2022, lễ cầu an trực tuyến tại chùa Phúc Khánh được livestream trên 3 kênh Facebook là “Tổ Đình Phúc Khánh”, “Khuông Việt online” và “Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. Theo đại diện chùa Phúc Khánh, chia sẻ: “Đại lễ cầu an nhằm cầu cho quốc thái dân an được chùa tổ chức trong nhiều năm qua. Trong năm 2021, do đại dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp nên lần đầu tiên đại lễ “cầu an” được chùa tổ chức theo hình thức trực tuyến” (Đại đức T.M.Đ). Trong bối cảnh của “khủng hoảng xã hội” – con người phải đối mặt với một tình huống khó khăn, áp lực về sức khỏe, tài chính, công việc Và trong giai đoạn đầu của đại dịch ngay cả nhu cầu giao tiếp, gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp của con người cũng bị hạn chế gây bi quan, lo lắng cho cộng đồng. “Khủng hoảng” này không chỉ bủa vây riêng một ai mà là cả xã hội. Do đó, thực hành lễ chùa trong bối cảnh đại dịch cũng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu chung đó là tạo sự “an ổn” cho xã hội trước đại dịch xảy ra ngoài tầm kiểm soát này. Và hoạt động lễ chùa đã góp phần mang lại cho con người bình an về mặt tinh thần trong bối cảnh Covid-19 hiện nay. Và như vậy, ở đây, theo như nhà nghiên cứu Malinowski, thực hành lễ chùa với những nghi lễ hướng tới Phật và đối tượng đi cùng (Thánh/Mẫu) được xem như sự kiện xã hội để các cá nhân đoàn kết để ứng phó với những tình huống căng thẳng, khó kiểm soát. Bản chất của đạo Phật là tôn giáo “gắn đạo với đời”, “đồng hành cùng 81 dân tộc” càng minh chứng rõ ràng trong bối cảnh đại dịch. Không chỉ cổ vũ và đồng hành cùng dân tộc bằng giá trị tinh thần với hoạt động “cầu an” được tổ chức ở quy mô quốc gia trong năm 2021, 2022 vừa qua mà còn là những hoạt động từ thiện, hỗ trợ bằng sức người, sức của trong cuộc chiến với đại dịch. Rất nhiều ngôi chùa đã trở thành bệnh viện dã chiến hay mái nhà ấm áp cho những trẻ thơ bị mất ba mất mẹ trong cuộc chiến với Covid-19 Có thể nói, với mối quan hệ gần gũi với Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam với vai trò là một thành viên chính thức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát huy tối đa vai trò của mình trong việc hỗ trợ nhân dân thông qua các nghi lễ. Bằng nghi thức, nghi lễ của mình mà ở đây tiêu biểu là nghi lễ “cầu an”, đã hỗ trợ và giúp con người có sự an ổn trước đại dịch Covid-19 - một cuộc khủng khoảng với quy mô diện rộng ở mức độ toàn cầu xưa nay chưa từng thấy. Đồng thời, thông qua lễ chùa và các hoạt động thiện nguyện, đóng góp công đức, hỗ trợ xã hộiđược Phật tử và đông đảo người dân thực hiện. Tiểu kết Thực hành lễ chùa là một sinh hoạt Phật giáo điển hình và là truyền thống văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hàng nghìn năm nay. Mái chùa yên ả, bình dị là chốn bình yên cho tâm hồn sau những mưu sinh nhọc nhằn của cơm áo gạo tiền. Thành kính dâng lễ lên chùa trong dịp đầu xuân, ngày mùng Một, ngày Rằm cũng đã trở thành thói quen sinh hoạt của đông đảo người dân Việt Nam. Lễ chùa vừa là một sinh hoạt Phật giáo vừa là văn hóa đời sống của nhân dân góp phần giúp sống tốt đời đẹp đạo, xua tan ưu phiền. Lễ chùa đáp ứng những nhu cầu về mặt đời sống tinh thần của nhân dân, là chỗ dựa để con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp như hiện nay. Sinh hoạt lễ chùa gắn kết sợi dây liên hệ giữa những người trong gia đình, tổ chức, đơn vị, cộng đồng. Lên 82 chùa lễ Phật giúp con người thanh tịnh, hướng thiện, giúp củng cố niềm tin của con người về nhân quả, đúng sai, “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” trong một xã hội còn đầy khó khăn và mâu thuẫn. Dù cho là quá khứ, hiện tại hay tương lai, sự xuất hiện và tồn tại của Thần, Phật, Mẫu và các đấng siêu nhiên khác vẫn là “liều thuốc” quý giá để chữa lành vết thương, xoa dịu nỗi đau và tăng sức mạnh, niềm tin cho con người vào cuộc sống, giúp cho con người sống tích cực hơn, hướng thiện hơn. Thực hành lễ chùa đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đông đảo người dân, đáp ứng những nhu cầu, nguyện vọng về nghi lễ vòng, đời, cố kết cộng đồng và góp phần hướng thiện, hoàn thiện nhân cách con người, hướng con người đến Chân - Thiện - Mĩ. Đặc biệt, trong cuộc khủng hoảng xã hội - đại dịch Covid-19, thực hành lễ chùa đã phát huy vai trò quan trọng của mình để là chỗ dựa về mặt tinh thần cho các cá nhân, góp phần ổn định cộng đồng xã hội thông qua các nghi thức tập thể. 83 Chương 3 THỰC HÀNH LỄ CHÙA TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 (KHẢO SÁT TẠI CHÙA PHÚC KHÁNH, CHÙA HÀ VÀ CHÙA THẦY) 3.1. Khái quát về bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam 3.1.1. Diễn biến 4 đợt dịch ở Việt Nam Tại Việt Nam, 2 ca dương tính với Covid-19 được phát hiện vào ngày 23/01/2020 là trường hợp hai cha con người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam từ Vũ Hán (Trung Quốc). Kể từ đó đến nay (3.2022) Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch với phạm vi, số ca dương tính cùng số ca bệnh nặng với mức độ ngày càng gia tăng và phức tạp. Giai đoạn dịch đợt 1 từ ngày 22/01/2020 đến ngày 22/7/2020: Đợt dịch đầu tiên có tổng cộng 415 ca bệnh dương tính và không có trường hợp nào bị tử vong. Sau 2 ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào ngày 23/01/2022 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các ổ dịch tiếp theo được phát hiện tại xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc); Bar Buddha (Thành phố Hồ Chí Minh), Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Giai đoạn dịch đợt dịch thứ hai từ ngày 23/07/2020 đến ngày 27/1/2021: Giai đoạn này có 1136 F0, 35 bệnh nhân bị tử vong do mắc Covid-19 và có bệnh lí nền nặng. Đợt dịch thứ hai bắt đầu từ Đà Nẵng và sau đó lan ra 15 tỉnh, thành phố khác. Giai đoạn dịch đợt dịch thứ ba từ ngày 28/01/2021 đến ngày 26/4/2021: Đợt 3 gồm 1303 ca dương tính với Covid-19. Đợt dịch thứ 3 khởi phát tại cụm công nghiệp Chí Linh, Hải Dương sau đó lan rộng ra Hải Dương và 13 tỉnh, thành phố khác. Đợt dịch thứ 3 không có ca bệnh nào bị tử vong. Giai đoạn dịch đợt dịch thứ tư từ ngày 27/4/2021 đến nay: Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp với phạm vi lan rộng ra toàn quốc. Đợt dịch lần 4 đa nguồn lây, đa ổ bệnh, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Đợt dịch thứ 4 xâm nhập vào 84 khắp các cơ sở: nhóm sinh hoạt tôn giáo, bệnh viện, trường học, khu công nghiệp Dịch bệnh tấn công vào những khu vực có mật độ dân cư cao. Bên cạnh đó, đợt dịch thứ 4 bùng phát với nhiều cụm điểm không rõ nguồn lây gây khó khăn trong việc truy vết và ngăn chặn dịch bệnh. Tính đến tháng 5 năm 2021 dịch bệnh đã lây lan ra 30 tỉnh và thành phố, đến tháng 10 năm 2021 lan ra 62 tỉnh và thành phố. Dịch bệnh bùng phát nặng nề nhất tại: Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh Ở đợt dịch thứ 4 này, “có tới 2.149.095 F0 thuộc đợt dịch thứ tư (chiếm xấp xỉ 99,7%), 36.849 bệnh nhân Covid-19 đã tử vong trong giai đoạn này” (số liệu tính tới hết ngày 24/1/2022)” [124]. Tóm lại, ở Việt Nam 3 đợt dịch đầu từ 23 tháng 1 năm 2020 đến hết 26 tháng 4 năm 2021 mức độ và quy mô dịch nhỏ, số ca nhiễm ở mức độ thấy và chỉ có 35 trường hợp bị tử vong do có bệnh nền. Đợt dịch thứ 4 kể từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến nay có mức độ lây lan trên diện rộng, số ca dương tính ở mức độ cao hàng nghìn ca mỗi ngày. Tính đến ngày 20/3/2022, trên “Hệ thống Quốc gia quản lí ca bệnh Covid-19 ghi nhận 141.151 ca nhiễm mới tại 62 tỉnh, thành phố có 93.894 ca trong cộng đồng” [111]. Hình 3. Số ca nhiễm trong 4 đợt dịch ở Việt Nam tính đến 20/3/2022 Nguồn: Bộ Y tế, công bố ngày 20/3/2022 [111] 85 “Tính trên 1 triệu dân, số mắc xếp thứ 143/224 nước trên thế giới, 06/11 nước khu vực ASEAN; số tử vong xếp thứ 130/224 nước trên thế giới, 05/11 nước khu vực ASEAN. Tỷ lệ tử vong trên số mắc là 1,8%, xếp thứ 26/224 nước trên thế giới, 03/11 nước trong ASEAN” [5, tr. 3]. 3.1.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng Trong thời gian qua, số lượng cơ sở tín ngưỡng tôn giáo và số lượng lao động trong các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng vẫn liên tục tăng qua các năm đã chứng minh vai trò và sự phát triển nhất định của tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Bảng 3.1. Số lượng và lao động cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng qua các kỳ Tổng điều tra 2006 2011 2016 2020 Số lượng (Cơ sở) Tốc độ tăng/giảm liên hoàn (%) 28.066 35.743 42.721 46.807 27,4 19,5 9,6 Lao động (Người) Tốc độ tăng/giảm liên hoàn (%) 122.889 129.920 140.219 167.178 5,7 7,9 19,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2022 [82, tr. 93] Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gần đây, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta đã thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp. Tùy theo diễn biến của từng đợt dịch, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tập trung đông người và chuyển sang hình thức trực tuyến để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch bệnh, thực hiện giãn cách xã hội. Trong hoàn cảnh khó khăn do đại dịch gây ra, vẫn bừng sáng lên tinh 86 thần đoàn kết, tương thân, tương ái, “Lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm, sẻ áo”, gắn bó đồng hành cùng dân tộc của đồng bào các tôn giáo với nhiều hoạt động tích cực, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, thấm đẫm tình đồng đạo, nghĩa đồng bào. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, đông đảo các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo đã tình nguyện đăng ký tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19; đăng ký sử dụng cơ sở thờ tự làm bệnh viện dã chiến, khu cách li cho bệnh nhân mắc Covid-19; vận động các cơ sở thờ tự, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực thực hiện và lan tỏa phong trào “Bữa cơm yêu thương” trong vùng tâm dịch và những nơi có người cách li; tổ chức những buổi cầu siêu, cầu nguyện và các nghi thức tín ngưỡng tôn giáo phù hợp, cầu cho đại dịch mau chấm dứt và cầu siêu, cầu nguyện cho những người qua đời vì Covid-19... Riêng trong thực hành sinh hoạt Phật giáo, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, đặc biệt là năm 2021, Hội đồng Trị sự đã có văn bản hướng dẫn các cơ sở tạm dừng các nghi lễ, sinh hoạt Phật giáo tập trung vì cuộc chiến với đại dịch Covid-19. Mùa an cư kết hạ năm 2020 và 2021, đa phần các tỉnh, thành trong đó có thủ đô Hà Nội đã thực hiện tổ chức cho Tăng Ni cấm túc tụng kinh cầu an tại chùa, cầu quốc thái dân an, dịch bệnh sớm chấm dứt. Năm 2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội đồng Trị sự đã ban hành Văn bản số 33/CV-HÐTS gửi đến Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành trong cả nước về việc hướng dẫn tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an cho Phật tử và nhân dân tại các chùa nhân dịp đầu xuân năm mới. Việc tổ chức thực hiện nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn bình an cho mọi người được nhấn mạnh với ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống với bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến căng thẳng. Bên cạnh đó, Hội đồng Trị sự cũng thẳng thắn chỉ rõ: Trong thời gian mấy năm trở lại đây đã tồn tại một thực tế là có sự sai lệch trong cách tổ chức nghi lễ cầu an ở một số chùa như các 87 phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh. Nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo mà là tư tưởng triết học của Đạo giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên. Phật giáo tôn trọng và đã dùng pháp phương tiện để tập hợp mọi người mà giảng về giáo lý nhân quả, hoằng dương Chính pháp [116]. Hội đồng Trị sự đề nghị Tăng Ni tại các chùa nghiêm túc, gương mẫu trong tổ chức nghi thức cầu an đầu xuân bằng các pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an. Để thực hiện giãn cách xã hội, đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch bệnh, Giáo hội Phật giáo kêu gọi tín đồ Phật tử và người dân thực hành tại gia. Đại dịch Covid-19 cũng thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng. Trong thời gian đại dịch, Phật giáo Việt Nam khuyến khích chuyển đổi số trong các công tác Phật sự. Công tác Hoằng pháp, Hướng dẫn Phật tử trong thời gian vừa qua đã chuyển hình thức sinh hoạt từ các pháp hội, khóa tu, trại hè tập trung đông người sang hình thức thuyết giảng, tụng kinh, chia sẻ Phật pháp trực tuyến online qua các phương tiện truyền thông, hệ sinh thái số như Facebook, Youtube, Zalo, mạng xã hội Phật giáo Butta, trang Phật sự Online, Giác Ngộ Online Nhiều bài giảng của Chư tôn đức Ban Hoằng pháp, nhiều buổi tụng kinh, thuyết pháp online thu hút hàng trăm ngàn lượt người theo dõi và tham dự trên không gian mạng. Ứng dụng tụng kinh Cầu an online được thực hiện thường xuyên và định kỳ trên mạng xã hội Phật giáo Butta đã đáp ứng nhu cầu đông đảo giới trẻ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động [122]. Nhiều buổi tụng kinh, thuyết pháp trực tuyến, lớp giáo lý trực tuyến đã thu hút hàng chục ngàn người tham dự, đặc biệt là trong dịp Đại lễ Phật đản 88 PL.2565. Trong dịp lễ Đại lễ Phật Đản 2021 được Trung ương Giáo hội tổ chức với quy mô dưới 10 người vào sáng ngày Rằm tháng 4 được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình An Viên và phát trực tuyến trên các nền tảng Facebook, Youtube, Zalo, Butta, Phật sự Online đã thu hút đông đảo Phật tử và nhân dân tham gia. Với tinh thần nhập thế, đóng góp sức người sức của cho cuộc chiến chống Covid-19, nhiều chùa, cơ sở tự viện trong cả nước đã tổ chức phát nhu yếu phẩm: Gạo, mỳ tôm, lương khô, thành lập các “Cây ATM gạo”, “ATM nước”, “Siêu thị Hạnh phúc 0 đồng” để góp phần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch. Với phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, các tổ chức tôn giáo đã có những đóng góp tình nghĩa, thiết thực để chăm lo cuộc sống của người dân trong bối cảnh đại dịch. Như vậy, trong bối cảnh đại dịch, thực hành sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng có chuyển biến lớn với việc hạn chế và tạm ngừng các sinh hoạt trực tiếp, đồng thời tăng cường các sinh hoạt online trên các nền tảng xã hội để đáp ứng chính sách giãn cách xã hội, “chống dịch như chống giặc” nhưng vẫn duy trì và phát triển các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng nhân dân. Đồng thời, tôn giáo tín ngưỡng đã đóng góp sức người, sức của thông qua các hoạt động thiện nguyện, từ thiện, biến chùa, cơ sở viện tự thành bệnh viện dã chiến để chung tay đóng góp và chăm lo cho đời sống nhân dân. 3.2. Biến đổi về không gian và thời gian thực hành lễ chùa 3.2.1. Biến đổi về không gian Không gian chùa truyền thống vẫn được duy trì cho những sinh hoạt Phật giáo. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch 3 năm vừa qua, các hoạt động sinh hoạt Phật giáo trực tiếp tại các chùa đều hạn chế số người tham dự hoặc tạm dừng tùy theo từng giai đoạn để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh. Nếu như những hoạt động trực tiếp bị thu hẹp thì ngược lại, hoạt động Phật sự online 89 lại được chú trọng và gia tăng trong bối cảnh đại dịch. Khuyến khích chuyển đổi sang hình thức sinh hoạt online là định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ban Tôn giáo Việt Nam. Qua thực tế khảo sát của chúng tôi, trên 30% số người được hỏi trả lời đã tham gia các hoạt động lễ chùa, cầu an, nghe thuyết pháp online. Bảng 3.2. Kết quả thống kê về việc tham gia lễ chùa online, cầu an online Trong 3 năm đại dịch Covid-19 gần đây, Ông/bà đã từng tham gia “lễ chùa online, cầu an online” Địa điểm Chùa Phúc Khánh Chùa Thầy Chùa Hà Chưa tham gia Số lượng 115 132 104 Tỉ lệ 71.9.% 70.6% 65% Có Số lượng 45 55 56 Tỉ lệ 28.1% 29.4% 35% Tổng Số lượng 160 187 160 Tỉ lệ 100% 100% 100% Nguồn: Xử lí kết quả điều tra bảng hỏi của NCS Chùa online cũng dần trở nên quen thuộc hơn với Phật tử nói riêng và đông đảo quần chúng nhân dân nói chung. Chùa online không được xây bằng các vật liệu gỗ, gạch, đá mà là ngôi chùa được thiết kế trong không gian ảo. Đó là ngôi chùa điện tử, ngôi chùa công nghệ số được thiết kế dựa trên những tiến bộ của công nghệ internet. Ngôi chùa được thiết kế giống với ngôi chùa ngoài đời thực với ảnh Phật, bát hương, ban thờ “Có chín hình ảnh tượng trưng cho chín ban thờ làm nền chính cho chùa online, trong đó đầu tiên là hình ảnh năm pho tượng Phật lớn tọa trên đài sen trong khung cảnh Phật điện cổ kính và những ngọn nến lấp lánh trước điện thờ”. Ở ngay dưới hình ảnh có chạy hàng chữ “Xin quý vị hãy tịnh tâm và niệm Nam Mô A Di Đà Phật 108 lần và sau khi niệm xong xin quý vị tụng kinh”. 90 Nhấp chuột vào con số trên màn hình máy tính, chúng ta đến với các ban thờ cần thắp hương, trong đó ban thờ A Di Đà, Tam thế, Bồ tát Địa Tạng Vương, Bồ tát Quán Thế Âm, v.v... Điều đặc biệt là, các ảnh tượng trên ngôi chùa điện tử khiến người ta cảm giác như đang chiêm bái thực sự ở ngôi chùa ngoài đời, từ hình ảnh tượng Phật nét mặt từ bi đến những họa tiết chạm trổ trên xà và trên cột chùa [28]. Ngày càng có sự xuất hiện của nhiều ngôi chùa online và những nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng trực tuyến được đáp ứng trong bối cảnh đương đại. Bộ phận tín đồ Phật giáo và đông đảo nhân dân có nhu cầu đều đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bien_doi_thuc_hanh_le_chua_o_ha_noi_trong_boi_canh_d.pdf
  • pdf2. Tóm tắt luận án.pdf
  • pdf3. Trích yếu luận án tiếng Việt.pdf
  • pdf4. Trích yếu luận án tiếng Anh.pdf
  • pdf5. Tóm tắt kết luận mới tiếng Việt.pdf
  • pdf6. Tóm tắt kết luận mới tiếng Anh.pdf
  • pdfCV dang thong tin luan an Nguyen Thi Nhung.pdf
Tài liệu liên quan