Luận án Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ

LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 10

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 10

1.2. Cơ sở lý luận của luận án 24

1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu 40

Chương 2: BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI

TÀY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 52

2.1. Cấu trúc làng bản, nhà ở 52

2.2. Trang phục 64

2.3. Ẩm thực 74

Chương 3: BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI

TÀY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 85

3.1. Ngôn ngữ 85

3.2. Lễ hội 93

3.3. Hôn nhân 107

3.4. Tang ma 113

Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI

VĂN HÓA VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ

VĂN HÓA CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH

THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 122

4.1. Những yếu tố tác động đến sự biến đổi văn hóa người Tày ở

huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 122

4.2. Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa người Tày ở huyện

Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới 138

KẾT LUẬN 156

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

PHỤ LỤC 171

pdf220 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều thách thức khi đặt trong tương quan với ngôn ngữ phổ thông và ngôn ngữ chủ thể của khu vực. Khi nghiên cứu thực trạng biến đổi ngôn ngữ của một số tộc người sinh sống ở vùng Đông Bắc Việt Nam, trong đó có người Tày ở tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, tác giả Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh đã cho rằng xu thế hội nhập và giao thoa văn 86 hóa tác động khá sâu sắc đến ngôn ngữ tộc người, đó là: Dưới tác động của toàn cầu hóa, quan hệ dân tộc, việc giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ và sử dụng những ngôn ngữ có ưu thế trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Trong bối cảnh đó, ngôn ngữ tộc người nhất là ngôn ngữ tộc người có dân số ít dễ bị rơi vào tình trạng yếu thế và có nguy cơ bị tiêu vong[133, tr.167]. Trong thực tế của Việt Nam cho thấy, từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, ngôn ngữ của các dân tộc phát triển và biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Mặc dù Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách khuyến khích phát triển và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số ngôn ngữ của các dân tộc có dân số ít ngày càng bị mai một, bị thay thế bằng tiếng khu vực và phổ thông. Hiện tượng sử dụng song ngữ, đa ngữ ở từng khu vực, làng bản và gia đình ngày càng trở nên phổ biến [128, tr.511]. Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tộc người trong đời sống hàng ngày càng có sự phân hóa sâu sắc giữa các dân tộc thiểu số, giữa các tầng lớp và lứa tuổi. Trong những năm gần đây, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, việc giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ và sử dụng những ngôn ngữ phổ thông có ưu thế trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Ngôn ngữ tộc người được sử dụng trong môi trường gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội. Hiện tượng song ngữ Tày - Việt được xem là có từ lâu trong lịch sử của người Tày nhưng nó trở nên rộng rãi và phổ biến trong quá trình người Tày tham gia cách mạng (từ năm 1945 đến nay). Trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, việc tiếp xúc giữa cán bộ, bộ đội ở vùng căn cứ Việt - Bắc và người dân địa phương còn nhiều khó khăn do bất đồng ngôn ngữ, nhưng chưa đầy một thập kỉ sau, đông đảo người Tày, kể cả một số phụ nữ lớn tuổi đã có thể nói tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ của mình. Hiện nay, việc dùng song ngữ Tày - Việt đã tăng tới mức phổ biến tuyệt đối. Cùng một lúc người ta sử dụng cả hai ngôn ngữ này theo lối đan xen nhau. Đối với nhiều người Tày, tiếng Việt trở thành công cụ giao tiếp do sống chung, là 87 công cụ nắm bắt kĩ thuật để phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống, cho họ kiến thức và ngành nghề [102, tr.101- 102]. Người Tày sinh sống ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên vào những năm kháng chiến chống Pháp, huyện Định Hóa được chọn là điểm an toàn khu, căn cứ địa cách mạng, vì thế mà người dân sử dụng song ngữ Tày - Việt là phổ biến. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có sự khác biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ ở những môi trường khác nhau, với những đối tượng khác nhau. Khi phỏng vấn sâu những người già sinh sống tại huyện Định Hóa, NCS đã được biết, mức độ sử dụng ngôn ngữ của người Tày đã có sự khác biệt so với trước đây và theo nhóm độ tuổi và các loại hình hôn nhân gia đình. Nếu như trước kia, đặc biệt là giai đoạn những năm 1975 trở về trước, hầu như người Tày ở huyện Định Hóa sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình trong các hoạt động giao tiếp từ trong môi trường gia đình đến ngoài xã hội, khi giao tiếp với cán bộ, bộ đội hoặc trao đổi các công việc thường sử dụng tiếng Việt, thậm chí sử dụng cả hai ngôn ngữ Tày - Việt bởi thời kì này nhiều cán bộ, bộ đội ở Định Hóa đã học tiếng Tày để giao tiếp. Với những người già, những người thực hành nghề thầy cúng còn nói và đọc được sách viết bằng chữ Hán, do đó việc lưu giữ, truyền tải các giá trị văn hóa từ thời ông cha được dễ dàng hơn. Từ khi đổi mới đất nước đến nay, đặc biệt 10 năm trở lại đây phần lớn người Tày ở huyện Định Hóa sử dụng tiếng phổ thông trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày, nhất là trong các gia đình có con đang ở độ tuổi đi học, một số ít các gia đình có người già, hoặc trẻ nhỏ chưa đến trường còn sử dụng tiếng Tày. Cũng có sự khác biệt giữa các điểm nghiên cứu trên địa bàn của huyện. Chẳng hạn như các xã ở vùng trong thuộc khu vực ATK Định Hóa thì tỉ lệ người sử dụng tiếng Tày hàng ngày nhiều hơn so với người Tày sinh sống ở khu vực gần trung tâm thành phố, thị trấn. Hay như có một điểm nhận thấy khá rõ ràng ở việc sử dụng ngôn ngữ tộc người giữa thế hệ già và thế hệ trẻ là có sự khác nhau. Người già không thành thạo tiếng phổ thông trong trao 88 đổi mọi vấn đề nên họ thường sử dụng tiếng nói của tộc người mình nhiều hơn, trong khi đó người trẻ tuổi, đặc biệt là các em có độ tuổi từ học sinh phổ thông trung học trở xuống lại thường sử dụng tiếng phổ thông (tiếng Kinh) trong giao tiếp hàng ngày, nhiều em không nói được tiếng của dân tộc mình. Mức độ sử dụng tiếng phổ thông ngày càng nhiều nhất là gia đình làm cán bộ, công chức nhà nước, kinh doanh buôn bán và con trong độ tuổi đi học. Kết quả khảo sát qua 100 phiếu điều tra bảng hỏi hộ gia đình người Tày tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cho thấy: Bảng 3.1: Sử dụng ngôn ngữ hiện nay của người Tày TT Ngôn ngữ giao tiếp hiện nay Tỉ lệ (%) 1 Biết nói tiếng phổ thông? 92,5 2 Biết viết chữ phổ thông? 86,4 Sử dụng và giao tiếp bằng ngôn ngữ Tày 1 Số người biết tiếng Tày hiện nay? 52,3 2 Tiếng Tày được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp 26,1 Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án. Bảng 3.2: Sử dụng ngôn ngữ hiện nay của người Tày trong phạm vi gia đình TT Ngôn ngữ sử dụng Tỉ lệ (%) 1 Tiếng Tày 38,3 2 Tiếng phổ thông (tiếng Việt) 61,7 3 Tiếng dân tộc khác 0,0 Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án. Thông qua 2 bảng số liệu nêu trên cho thấy người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay cơ bản sử dụng tiếng phổ thông trong các hoạt động thường ngày, chỉ có một số ít là người già hoặc ở thế hệ trung niên sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Phần lớn trong môi trường gia đình, ở trong cộng đồng, nơi công sở, trường học người Tày đã sử dụng tiếng phổ thông. 89 Điều này minh chứng cho việc hội nhập, đổi mới, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa đã tác động một cách sâu sắc và mạnh mẽ đến nhận thức của người dân khiến họ thực hành ngôn ngữ phổ thông ngày một phổ biến. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay lại sử dụng ở mức cao và tuyệt đối ngôn ngữ của dân tộc mình trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, thờ cúng tổ tiên, trong tang ma bởi họ cho rằng con người có tổ có tông, việc sử dụng ngôn ngữ tộc người mình là nhằm thể hiện niềm tôn kính đối với tổ tiên và tổ tiên sẽ không chấp nhận lễ cúng với lời cúng thuộc ngôn ngữ khác. Và ngoài ra, hiện nay, nhiều người Tày ở huyện Định Hóa, nhất là các bạn trẻ đi học tập ở các Trường Đại học, học cấp 3 hoặc đi làm trong các công ti có môi trường sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thì nhiều người đã sử dụng khá thành thạo tiếng Anh, Pháp, Hàn, Nhật được coi là ngôn ngữ để có thể hội nhập, phát triển. Một số gia đình có con cái lấy vợ, lấy chồng là người dân tộc khác như người Thái, người Dao, người Cao Lan thì trong môi trường gia đình có thể cùng lúc sử dụng cả 3 - 4 ngôn ngữ. Khi nói về sử dụng ngôn ngữ của người Tày, trong bài viết Một số vấn đề nguyện vọng và nhu cầu về đời sống tinh thần của đồng bào Tày, Nùng ở vùng Cao Bằng và Lạng Sơn, các tác giả La Công Ý, Nguyễn Văn Huy, Đỗ Thúy Bình (1980) đã nhận xét: hiện tượng song ngữ Tày- Việt đã xuất hiện từ lâu song trước đây không phổ biến. Quá trình tham gia cách mạng, chiến đấu, sản xuất xây dựng và bảo vệ tổ quốc cùng với bộ đội và đồng vào Kinh đã tạo môi trường để người Tày tiếp nhận và sử dụng tiếng Việt song hành với ngôn ngữ của dân tộc mình (tr.33). Điều này cũng giúp phần lí giải hiện tượng sử dụng đồng hành tiếng Tày và tiếng Việt trong cộng đồng người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Cho đến nay, với sự phát triển của kinh tế và quá trình mở rộng giao lưu văn hóa, người Tày và người Kinh càng có điều kiện tiếp xúc với nhau, hơn nữa học sinh được đến trường học tập bằng tiếng phổ thông, do đó việc sử dụng thành thạo tiếng Việt là điều tất yếu. Việc sử 90 dụng tiếng Tày ở mức độ đến đâu, trong cuộc sống còn phụ thuộc vào bối cảnh, mục đích và đối tượng giao tiếp. Ông H.V.T, 62 tuổi, xóm Khau Điều, xã Định Biên, huyện Định Hóa cho biết: Trong các gia đình người Tày, vợ chồng con cái thường hay nói chuyện với nhau bằng tiếng phổ thông vì nó có lợi cho việc học tập của con cái ở trường. Đối với những gia đình làm công chức nhà nước họ chủ yếu sử dụng tiếng Kinh. Ở xóm Khau Điều người già thỉnh thoảng nói tiếng dân tộc, nghe và giao tiếp tiếng phổ thông chừng mực thôi. Bọn trẻ nhỏ thì hầu như không biết hết tiếng Tày. Tuy nhiên trong gia đình có nhiều thế hệ sinh sống, nhất là có ông bà thì phần lớn vẫn sử dụng tiếng dân tộc hàng ngày. Nghiên cứu của nhóm tác giả Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh năm 2014 đối với người Tày ở thôn Còn Háng, xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ở người Tày cho thấy, 47,5% biết tiếng phổ thông tốt, 50% giao tiếp thông thường, 2,5% nói được câu đơn giản và 97% người Tày ở thôn này cho rằng hằng ngày họ vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ là chủ yếu, mặc dù trẻ em nói tiếng phổ thông rất tốt song không quên tiếng mẹ đẻ. Như vậy khi so sánh với người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên thì mức độ sử dụng tiếng mẹ đẻ trong cuộc sống hàng ngày có sự khác nhau. Người Tày ở huyện Định Hóa sử dụng tiếng phổ thông là cơ bản. Có thể một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác biệt đó chính là địa vực cư trú người Tày ở huyện Định Hóa thuộc vùng thấp, Thái Nguyên lại là tỉnh gần với trung tâm Hà Nội, nơi có nhiều tộc người cùng sinh sống, có nhiều cơ hội để học tập, làm việc và trao đổi thông tin điều đó khiến người Tày phải thực hành ngôn ngữ phổ thông nhiều hơn. Khi tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với các thế hệ người Tày đang sinh sống và làm việc ở huyện Định Hóa, chúng tôi nhận thấy, phần lớn ngôn ngữ phổ thông được sử dụng cho các hoạt động làng xã, phổ biến kiến thức pháp luật, họp, buôn bán, viết thư hay nhắn tin điện thoại, ngôn ngữ mẹ đẻ phần lớn sử dụng trong các hoạt động lễ nghi của cộng đồng. Nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng, dù có sử dụng ngôn 91 ngữ Tày trong thực hành nghi lễ của gia đình, cộng đồng, song đã có sự vay mượn nhiều từ, ngữ của người Kinh sử dụng, nhất là các từ mang tính chất hiện đại, chẳng hạn như nông thôn mới, khoa học công nghệ Việc thế hệ trẻ người Tày không còn nói được nhiều tiếng Tày và đọc chữ Tày cũng là một sự đáng tiếc, đó là một trong những nguy cơ làm mất đi nhiều giá trị di sản văn hóa quý báu mà ông cha người Tày đã ghi chép từ ngàn đời để truyền lại cho thế hệ con cháu. Bảng 3.3: Sử dụng ngôn ngữ Tày trong các trường hợp TT Sử dụng tiếng Tày Tỉ lệ (%) 1 Gia đình 42,4 2 Cúng bái 84,2 3 Giao tiếp 18,3 4 Các bài hát 6,9 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án Bảng 3.4: Sử dụng ngôn ngữ khi tham gia các lễ hội cộng đồng TT Ngôn ngữ sử dụng Tỉ lệ (%) 1 Tiếng Tày 51,7 2 Tiếng phổ thông (tiếng Việt) 72,4 3 Tiếng dân tộc khác 10,6 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án Khi nghiên cứu về sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người Tày tại tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, tác giả Nguyễn Thị Song Hà trong bài viết Biến đổi văn hóa của các tộc người thiểu số ở hai tỉnh Hà Giang và Cao Bằng từ đổi mới đến nay, đăng trong Kỷ yếu Hội nghị Dân tộc học Quốc gia năm 2018, cũng cho thấy việc sử dụng song ngữ bao gồm tiếng mẹ đẻ và tiếng phổ thông ở người Tày là một xu thế tất yếu hiện nay bởi nó vừa có giá trị lưu giữ và bảo tồn văn hóa lại vừa là điều kiện và cơ hội để cộng đồng tộc người hội nhập với xã hội, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. So sánh với người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, NCS 92 cũng thấy rằng người Tày dù ở Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên hay Lạng Sơn thì trong những trường hợp và hoàn cảnh cụ thể, người ta vẫn sử dụng song song cả ngôn ngữ mẹ đẻ và tiếng phổ thông; Tuy nhiên, mức độ sử dụng có khác nhau ở từng khu vực, từng tỉnh, thậm chí trong huyện Định Hóa, mức độ sử dụng hai thứ ngôn ngữ này cũng có sự khác nhau nhất định giữa các xã, giữa các gia đình. Có thể nói, nếu trong sinh hoạt hàng ngày, con người thường không để ý nhiều đến việc nói tiếng gì, ngôn ngữ nào bởi giao tiếp bằng lời là một trong những phản xạ tự nhiên của con người trong các mối quan hệ xã hội [91] thì việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc lại được cộng đồng người Tày chú ý và có ý thức hơn bởi theo đồng bào Tày ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để giao tiếp giữa con người với con người mà còn là phương tiện để người sống giao tiếp với thế giới thần linh, tổ tiên. Bảng 3.5: Sử dụng ngôn ngữ trong thực hành nghi lễ thờ cúng TT Ngôn ngữ sử dụng Tỉ lệ (%) 1 Tiếng Tày 67,0 2 Tiếng phổ thông (tiếng Việt) 23,0 3 Pha trộn giữa tiếng Tày và tiếng Việt 10,0 4 Tiếng dân tộc khác 0 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án Thông qua Bảng 3.5 cho thấy, mặc dù ngôn ngữ của người Tày có nhiều biến đổi, song trong giao tiếp với thế giới thần linh, tổ tiên người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên vẫn cơ bản sử dụng tiếng Tày bởi những người tham gia nghi lễ cúng thường là người già, người lớn tuổi trong gia đình. Trong khi đó có 23% chỉ sử dụng tiếng Việt trong các nghi lễ thờ cúng và thường là trong các gia đình trẻ, đối với các gia đình kết hôn giữa người Tày - người Kinh đôi khi học sử dụng kết hợp cả tiếng Tày và tiếng Việt để cúng lễ (10%). Như vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, dễ dàng nhận thấy xu hướng quan trọng 93 trong sử dụng ngôn ngữ của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và người Tày nói chung ở môi trường gia đình và cộng đồng các tộc người là song ngữ (tiếng phổ thông và tiếng Tày). Trong thực tế, khi sử dụng ngôn ngữ lại có 2 mức độ. Mức độ thứ nhất là ngôn ngữ dân tộc mình, có vay mượn từ của ngôn ngữ phổ thông để diễn giải những gì mà bản ngữ không thực hiện được, mức độ thứ hai là sử dụng hẳn tiếng phổ thông để trao đổi. Trong nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước cũng đã có những chủ trương, chính sách cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy ngôn ngữ của tộc người thiểu số, nhận thức được vị trí của ngôn ngữ mẹ đẻ trong đời sống cũng như trong viêc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, dưới sự quan tâm, chỉ đạo, định hướng của các cấp, các ngành địa phương, nhiều gia đình người Tày ở huyện Định Hóa đã có ý thức hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong môi trường gia đình và cộng đồng, một số câu lạc bộ được thành lập để duy trì và truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống đã phát huy vai trò trong việc động viên, khuyến khích thế hệ trẻ học nói, học viết và hát những bài hát bằng tiếng dân tộc. Với vai trò là một người công tác trong ngành văn hóa, NCS cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc động viên, khích lệ và truyền dạy tiếng nói, chữ viết của người Tày cho các thế hệ trẻ, giáo dục cho các em về ý thức cội nguồn, tự hào về văn hóa của dân tộc mình để các em có ý thức lưu giữ, thực hành và phát huy ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết trong môi trường cộng đồng người Tày là rất cần thiết bởi qua đó các giá trị văn hóa của cộng được mới được gìn giữ và phát huy. 3.2. LỄ HỘI Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, lễ hội hàng năm diễn ra khá đa dạng, mỗi dân tộc lại có những lễ hội riêng, trong các lễ hội thường chứa đựng trong đó cả phần nghi lễ và cả phần hội. Các lễ hội - nghi lễ cộng đồng tiêu biểu của các dân tộc tuy đều có yếu tố tín ngưỡng - tôn giáo truyền thống với mức độ đậm nhạt khác nhau, song nếu dựa vào tính chất của chúng thì có thể phân chia các loại hình như: lễ hội - nghi lễ liên quan đến nghề nghiệp; lễ 94 hội - nghi lễ thờ cúng tổ tiên và người có công; lễ hội - nghi lễ cầu an, cầu phúc, cầu tự Lễ hội - nghi lễ gắn với các hình thức thờ cúng tín ngưỡng dân gian. Người Tày ở Việt Nam nói chung, người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên nói riêng có nhiều lễ hội diễn ra hàng năm khá phong phú với nhiều giá trị văn hóa và tuân thủ theo phong tục, tập quán của dân tộc, trong lễ hội nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuât dân gian, dân ca, dân vũ, ca dao, trò chơi được đồng bào Tày thực hành. Theo lời kể của người già trong thôn bản, trong một năm người Tày ở huyện Định Hóa tổ chức cả chục cái tết theo thứ tự thời gian diễn ra trong năm như: Tết Cổ truyền, Tết Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Tết Đắp Nọi (ăn Tết lại), Tết Hàn thực (Tết Thanh minh), Tết So ngọ (Tết Đoan ngọ), tết gọi hồn thu vía cho trâu bò, tết ngày rằm tháng 7, tết cơm mới, tết trùng cửu, tết đông chí Người Tày có nhiều lễ hội dân gian, tiêu biểu là lễ hội Lồng tồng - đây là một lễ hội lớn và phổ biến, mang tính chất cầu mùa và diễn ra hàng năm trong đời sống của người Tày với quy mô tổ chức theo bản hoặc theo vùng. Nhìn chung, Lễ Tết và Lễ hội của người Tày nơi đây gắn liền với tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước, gắn chặt với mùa vụ và mang đậm sắc thái tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên kể từ khi Đổi mới đất nước đến nay, dưới sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan đã có nhiều lễ hội, đặc biệt là các nghi lễ được thực hiện trong lễ hội cả người Tày đã có thay đổi, thậm chí có những lễ hội không chỉ còn ở phạm vi của dân tộc trong cộng đồng thôn bản mà nó đã có sự lan tỏa đến các dân tộc khác trong cùng địa phương tham dự bởi lễ hội là một nhu cầu sinh hoạt không thể thiếu của bất cứ cộng đồng dân tộc nào ở nước ta, trong đó có người Tày. Tết Nguyên đán (kin chiêng hay nèn chiêng) là cái tết lớn nhất mở đầu cho một năm mới của người Tày. Tết Nguyên đán của người Tày cũng trùng với tết Nguyên Đán của người Kinh, họ bắt đầu ăn tết từ ngày 28 tháng chạp âm lịch với ý nghĩa kết thúc một chu kỳ sản xuất và mở đầu cho một chu kỳ 95 mới, đồng thời đây cũng là dịp sum họp, đoàn tụ gia đình, để cho mọi người cùng nhau hướng về cội nguồn, tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà và những người thân đã khuất. Bước sang ngày 29 người Tày bắt đầu làm thịt lợn và chế biến ra những món ăn như: giò, chả, thịt luộc, thịt nướng và lạp sườn Nếu ngày này ai đó có dịp đến với vùng cao sẽ thấy nhà nào cũng treo những dây lạp sườn trong bếp trông thật hấp dẫn. Đến ngày 30 tết thì người Tày cất tất cả những đồ dùng trong nhà như: Dao, dựa, cày, bừa vào một nơi rồi làm lễ cúng để cho chúng nghi ngơi ăn Tết, vì theo đồng bào nơi đây những vật dụng đó đã gắn bó và theo người dân suốt một năm lao động vất vả nên chúng cũng phải được nghỉ ngơi đón tết. Trong các nghi thức ngày Tết, cúng gia tiên chiều tối 30 và sáng mùng 1 là nghi thức quan trọng nhất của người Tày. Với người Tày, Tết là những ngày bận rộn nhất và có ý nghĩa thiêng liêng. Với quan niệm ngày Tết là để sum vầy, là để con cháu nhớ ơn ông bà tổ tiên, là để cầu mong năm mới đầy đủ, sung túc, mọi thành viên trong gia đình khỏe mạnh, may mắn, trong mỗi gia đình người Tày thường chuẩn bị những sản vật đặc trưng của dân tộc để dâng lên bàn thờ, Trong mâm cơm ngày tết để cúng lễ gia tiên của người Tày ở Định Hóa không thể thiếu xôi nếp nương, bánh chưng dài, con gà, rượu men lá, bánh khảo, bánh gio. Theo phong tục, tập quán của người Tày thì thời khắc giao thừa đến, khi con gà trống cất tiếng gáy đầu tiên, mỗi gia đình cử một thành viên mang dụng cụ là ống tre đến mỏ nước hoặc giếng nước để lấy nước mang về nhà đặt lên bàn thờ. Người đến mỏ nước sớm nhất sẽ được ban phát nhiều tài lộc, gặp nhiều may mắn trong năm. Ống nước được đặt lên bàn thờ để báo cáo tổ tiên phù hộ cho mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi. Năm mới đến, các gia đình tổ chức thành từng nhóm đến xông nhà nhau. Khi đến nhà của hàng xóm, mọi người chúc gia chủ những điều tốt đẹp nhất về sức khỏe và gia đình gặp nhiều may mắn. Khi đoàn chúc tết đến gia đình nào cũng được chủ nhà mời vào mâm cơm hay uống một chút rượu. Tuy nhiên, do quan niệm, người đến nhà đầu tiên trong năm mới là đàn ông thì gia đình họ sẽ gặp nhiều may mắn và 96 nhiều tài lộc nên đoàn chúc tết thường để đàn ông xông nhà. Đồng thời, ngày mùng Một, đa phần phụ nữ ở nhà lo cơm nước và tiếp khách. Mùng Hai, mọi thành viên trong gia đình đều háo hức đi chúc Tết bên ngoại, có nghĩa đến cảm ơn đối với người đã sinh thành, dạy dỗ vợ của mình được như ngày hôm nay. Sang thăm ngoại, từ sáng sớm mọi người chuẩn bị gà, bánh chưng, bánh khảo, bỏng (khẩu sli)... để thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Nhà ngoại đón tiếp con rể chu đáo và làm cơm mời anh em trong dòng họ đến cùng tham dự, tạo không khí ấm cúng trong gia đình. Khi con cháu về, bên ngoại sẽ mừng tuổi cho các cháu bằng những đồng tiền được gói trong tờ giấy đỏ, mang ý nghĩa ban phát tài lộc cho con cháu. Đây là những nét văn hóa mang đậm tính nhân văn sâu sắc của những cư dân nông nghiệp, trong đó có nhiều giá trị văn hóa đặc trưng riêng của người Tày, có ý nghĩa giáo dục các thế hệ con cháu người Tày luôn sống có nghĩa tình, luôn biết ơn thế hệ đi trước, gìn giữ tính cố kết trong gia đình và cộng đồng. Tết đến, xuân về cũng là dịp để trai, gái trong bản người Tày rủ nhau xuống chợ mua sắm cho mình những bộ quần áo mới nhất để đi chơi xuân, tình tứ hẹn hò. Ngày tết cũng là cơ hội để cho cả người già, trẻ em, thanh niên nam nữ trong bản, trong vùng kéo nhau đi xem các lễ hội vui xuân như: Tung còn, múa xòe và trao cho nhau những điệu hát Sli, hát lượn thật hay thật tình tứ. Tuy nhiên hiện nay, ngày Tết Nguyên đán của người Tày đã có nhiều ảnh hưởng của văn hóa người Kinh và cũng chịu sự chi phối của điều kiện kinh tế thị trường. Ngày nay, mặc dù người Tày ở huyện Định Hóa vẫn thực hiện việc đón Tết theo phong tục, tập quán của dân tộc, nhưng cũng đã có một số thay đổi như việc quan niệm các gia đình đúng gà gáy sáng đi lấy nước đã không còn là nghi thức bắt buộc thực hiện. Việc mỗi buổi sáng, các con, các cháu trong gia đình dậy sớm, mặc trang phục truyền thống, chuẩn bị những món quà nhỏ như bánh khảo để chúc sức khỏe ông bà, bố mẹ, những người già trong dòng họ không phải gia đình người Tày nào ở huyện Định Hóa thực hành, nhất là ở khu vực sát thị tứ, thị trấn. Hoặc nếu có thực hiện thì không 97 còn tuân thủ theo các quy định, nguyên tắc của người Tày xưa. Ở những gia đình có người già thì vẫn còn thực hành, song ở những gia đình trẻ đã nghi thức này đã bị bỏ qua. Trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết, không chỉ có các lễ vật truyền thống mà còn có các các loại bánh gói đóng hộp, rượu đóng chai, hoa quả nhập khẩu Việc mừng tuổi cho người già, trẻ nhỏ vẫn được thực hiện nhưng người ta không còn sử dụng các giấy màu truyền thống mà thay vào đó là những phong bao lì xì được bày bán trên thị trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng đến sự cố kết, kết nối thành viên trong gia đình trở nên thiếu bền chặt, cũng là nguyên nhân khiến thế hệ trẻ trong mỗi gia đình người Tày không biết hoặc không mặn mà đến nhiều giá trị văn hóa của cộng đồng tộc người đã được biết bao nhiêu thế hệ người Tày xây dựng, vun đắp, trao truyền qua nhiều thế hệ. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở dân tộc Tày huyện Định Hóa mà diễn ra ở nhiều cộng đồng tộc người khác ở Việt Nam hiện nay, nhất là trong bối cảnh hội nhập, giao thoa văn hóa và kinh tế thị trường đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bảng 3.6: Mức độ thực hành tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Tày TT Tín ngưỡng truyền thống Tỉ lệ (%) 1 Thường xuyên 72,3 2 Không thường xuyên 27,7 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án Lễ hội Lồng Tồng là một ngày hội lớn của dân tộc Tày, Nùng trong cả nước, đây là ngày hội xuống đồng, mang tính chất cầu mùa của người Tày, Nùng. Mục đích chính của lễ hội là dâng lễ vật lên thần bản và thần nông để cầu an cho dân làng, cầu mong mùa màng bội thu, người an, vật thịnh. Trong truyền thống, theo quy định của đồng bào Tày, lễ hội Lồng tồng được tổ chức vào một ngày trong năm, khoảng thời gian từ tháng giêng đến đầu tháng tư âm lịch, tùy theo từng vùng người Tày sinh sống và cư trú. Ngoài ý nghĩa cầu an, cầu mùa thì lễ hội Lồng Tồng còn có ý nghĩa khơi dậy nét truyền thống 98 văn hóa tốt đẹp của người Tày, như tinh thần đoàn kết trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, đoàn kết trong xây dựng quê hương, đất nước và hiện nay là phong trào giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo, xây dựng làng, bản, xóm, phố văn hóa của đồng bào các dân tộc Cũng giống như các lễ hội dân gian khác, lễ hội Lồng Tồng của người Tày gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Ở phần lễ, ngoài mâm lễ chung của cả cộng đồng còn có mâm lễ riêng của từng gia đình trong bản, chủ trì nghi lễ là thầy mo h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bien_doi_van_hoa_cua_nguoi_tay_o_huyen_dinh_hoa_tinh.pdf
  • pdfBản giải trình.pdf
  • pdfCong van dang LA 2.pdf
  • pdfThông tin LA TV.pdf
  • pdfThông tin TA.pdf
  • pdfTóm tắt Anh.doc.pdf
  • pdfTom tat.doc.pdf
Tài liệu liên quan