MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .12
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .12
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .24
1.3. KHÁI QUÁT VỀ TIỀN GIẤY NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM .40
CHƯƠNG 2. BIỂU TƯỢNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRÊN TIỀN GIẤY VIỆT
NAM.48
2.1. NHẬN DIỆN BIỂU TƯỢNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRÊN TIỀN GIẦY VIỆT
NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ.48
2.2. Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA BIỂU TƯỢNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRÊN TIỀN
GIẤY VIỆT NAM .57
CHƯƠNG 3. BIỂU TƯỢNG CON NGƯỜI TRÊN TIỀN GIẤY VIỆT NAM .76
3.1. NHẬN DIỆN BIỂU TƯỢNG CON NGƯỜI TRÊN TIỀN GIẤY VIỆT NAM QUA
CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ.76
3.2. Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA BIỂU TƯỢNG CON NGƯỜI TRÊN TIỀN GIẤY VIỆT
NAM .82
CHƯƠNG 4. BIỂU TƯỢNG QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC TRÊN TIỀN GIẤY VIỆT
NAM.104
4.1. NHẬN DIỆN BIỂU TƯỢNG QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC TRÊN TIỀN GIẦY VIỆT
NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ.104
4.2. Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA BIỂU TƯỢNG QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC.113
KẾT LUẬN.133
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.139
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.139
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.140
221 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biểu tượng văn hóa trên hệ thống tiền giấy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc đặc trưng văn hóa Việt Nam, phản chiếu đời sống văn hóa, xã hội, đồng
84
thời cũng thể hiện quan điểm chính trị và chuyển tải thông điệp văn hoá của
quốc gia.
Biểu tượng con người cũng xuất hiện nhiều trên tiền giấy của các nước
trên thế giới, thể hiện đặc trưng và thông điệp văn hóa của mỗi đất nước. Như
tiền Rupee của Sri Lanka có hình ảnh người quản tượng dắt voi trong lễ hội
truyền thống, các vũ công và tay trống đang biểu diễn hoặc người phụ nữ hái
trà đều thể hiện truyền thống văn hoá, đặc trưng tôn giáo (Phật giáo) hay giới
thiệu về ngành công nghiệp trà của quốc đảo này. Đồng Kronor của Thuỵ Điển
có hình bé gái đang đi học (tờ 20K) là biểu tượng của giáo dục. Tờ 50 Pesos
của Argentina có hình ảnh thổ dân da đỏ ở thành phố cổ Ciudad Perdida biểu
tượng của nền văn minh cổ của Colombia So sánh hình ảnh con người trên
tiền giấy Việt Nam với hình ảnh con người trên tiền giấy của Ngân hàng Đông
Dương (Banque de l'Indochine) từ năm 1875 - 1954 thì có thể thấy sự khác biệt
rất lớn. Giấy bạc Đông Dương chủ yếu là hình ảnh con người của nước Pháp
hoặc Châu Âu với vị thế cai trị như thần Neptune, thần Hermes hay viên sĩ quan
hải quân Bồ Đào Nha có nhiều công đi chiếm thuộc địa, đặc biệt là biểu tượng
Marianne mang đậm văn hóa “mẫu quốc” Pháp như hình ảnh Marianne ngồi bệ
vệ (20 Piastres năm 1909), Marianne đứng đặt tay lên vai người đàn ông An
Nam nhỏ bé (100 Piastres năm 1914, 1919), Mariane đội nón sắt La Mã (1
Piastres năm 1923, 1926), Marianne cầm trái táo và cành ô liu (20 Piastres năm
1926)... Bên cạnh đó là hình ảnh tương phản của con người ở các nước thuộc
địa như người đàn ông thuộc địa cởi trần (100 Piastres, 1875), hay một cô gái
người Việt ngồi dưới chân thần Hermes (1 Piastres), 02 người phụ nữ Việt nhỏ
bé đang gánh hàng (20 Piastres, 1909), người đàn ông An Nam nhỏ bé mặc
quần áo the, khăn xếp (100 Piastres). Những mẫu giấy bạc Đông Dương phát
hành từ năm 1932 cũng thể hiện hình ảnh con người ở các nước Việt Nam, Lào,
Campuchia nhưng phần lớn là hình ảnh đang gánh gồng, lao động. Có thể thấy,
hình ảnh con người trên giấy bạc Đông Dương đều nhằm thể hiện vị thế của "mẫu
85
quốc" Pháp đối với các nước thuộc địa, tượng trưng cho sự thay đổi chế độ với
lời hứa nước Pháp sẽ che chở cho các nước thuộc địa; còn con người Việt Nam
chủ yếu được thể hiện với vị thế thấp kém, bé nhỏ và phụ thuộc.
Đối với tiền giấy Việt Nam, hình ảnh con người được thể hiện đa dạng
nhưng thống nhất, gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, “với góc độ
chân thực, phong cách giản dị, toát lên tinh thần yêu lao động, hướng đến cuộc
sống ấm no, hạnh phúc” (Phụ lục 9. Mã A3. BBPV số 3), đã thể hiện được vị thế
của những con người làm chủ đất nước, biểu trưng cho ý chí độc lập, tự do của
dân tộc Việt Nam, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đồng thời toát lên
được vẻ đẹp trong lao động và phản ánh sự đổi mới, phát triển của đất nước
trong giai đoạn mới.
3.2.1. Biểu trưng cho sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và chuyển tải
nhiệm vụ Cách mạng
Biểu tượng văn hóa luôn gắn liền với bối cảnh của thời đại, do đó biểu
tượng con người có sự thay đổi về tần suất xuất hiện, cách thức thể hiện trên các
mẫu tiền trong các giai đoạn lịch sử. Trước năm 1975, hình ảnh con người là hình
ảnh chủ đạo trên tiền giấy vì đây là giai đoạn thực hiện nhiệm vụ của Cách mạng
là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến miền Nam,
đấu tranh thống nhất nước nhà, đồng thời cũng cần khơi dậy sức mạnh đại đoàn
kết dân tộc. Vì vậy mà hình ảnh con người được thể hiện rõ nét và điển hình
nhất trên tiền giấy trước năm 1975, phản ánh được tình hình chính trị, văn hóa,
xã hội trong giai đoạn kháng chiến kiến quốc. Đến giai đoạn sau năm 1975, hình
ảnh con người không phải hình ảnh chủ đề chính trên tiền giấy nữa và cũng không
được đặt ở vị trí trung tâm, mà được thể hiện hài hoà trong không gian lao động,
sản xuất và cuộc sống hàng ngày. Điều đó là do sự thay đổi theo mục tiêu,
nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử, đồng thời cũng là
sự thay đổi theo quan điểm mỹ thuật hiện đại. Cách thể hiện con người trong
86
không gian rộng cũng tạo cảm nhận nhẹ nhàng, thư thái hơn, phù hợp với điều
kiện trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước.
Trong giai đoạn 1945 - 1975, những tờ tiền Việt Nam được coi như
"những người lính trên mặt trận tiền tệ" [57, tr.45], thực hiện nhiệm vụ tuyên
truyền đường lối quân sự của Đảng, động viên, khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân thông qua rất nhiều hình ảnh con người được thể hiện trên hầu hết các
mẫu tiền. Trong giai đoạn này, hình ảnh con người được thể hiện ở cả 2 mặt
của tờ tiền, luôn ở vị trí trung tâm, làm nổi bật vai trò quan trọng của toàn dân
Việt Nam trong công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và thể hiện mục tiêu
của Cách mạng vừa tập trung vào đấu tranh thống nhất đất nước, song hành với
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tích cực lao động, sản xuất, chi
viện cho chiến trường miền Nam. Từ năm 1950, Trung ương Đảng đã đề ra
nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công, cho nên các mẫu tiền
trong thời kỳ này cũng phản ánh mục tiêu, nhiệm vụ đó của Cách mạng.
Biểu tượng con người trên tiền giấy đã thể hiện rõ nét nhiệm vụ Cách
mạng, vừa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết và sức mạnh toàn dân thông qua
hình ảnh chủ đạo được sử dụng nhiều lần trên các mẫu tiền là khối liên minh
giai cấp công - nông - binh - trí thức, hay các liên minh công - nông, công -
binh, công - nông - binh. Hình ảnh khối đoàn kết trí - công - nông - binh trên
bộ tiền Tài chính, Tín phiếu Trung bộ, Giấy bạc Nam bộ (1945 - 1951) được
thể hiện rất rõ nét, điển hình. Bộ tiền Tài chính có 100% mẫu tiền có hình ảnh
con người, đó là hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ và nông dân, công nhân, trí thức,
làm nổi bật mục tiêu của kháng chiến giai đoạn này là “Người cày có ruộng”,
“Dựng nước, giữ nước”, đặc biệt thể hiện tình đoàn kết và sức mạnh của liên
minh giai cấp công - nông - binh - trí thức. Các mẫu tiền phát hành năm 1949
ở miền Bắc và miền Trung còn tập trung thể hiện mục tiêu "chuẩn bị tổng phản
công", tiêu biểu là tờ 100đ năm 1949 tiền Trung ương, 1.000đ mẫu 2 Tín phiếu
Trung Bộ đều có dòng chữ "tích cực chuẩn bị tổng phản công" dưới hình ảnh
87
liên minh giai cấp; hay cảnh bộ đội bắn chìm tàu Pháp trên sông Lô năm 1947
(500đ năm 1949). Hình ảnh liên minh các giai cấp, tầng lớp trong xã hội còn
được thể hiện rõ nét ở các mẫu 2 hào (bộ đội và nông dân), 10đ (chiến sĩ và
công nhân), 20đ mẫu 1 (sĩ - nông - công - thương), 20đ mẫu 2, 50đ (nông dân,
công nhân), 100đ (trí - công - nông - binh) Tín phiếu Trung bộ nổi bật với
hình ảnh nông dân, công nhân, bộ đội sát cánh bên nhau: liên minh công - nông
- binh trên các tờ 50đ mẫu 2, 100đ mẫu 4, 1.000đ mẫu 2; công nhân và binh sĩ
sát cánh (100đ mẫu 2 và mẫu 3); công nhân, nông dân cùng hăng say lao động
(500đ); đoàn dân công đi tải đạn (1.000đ mẫu 1)...
Giấy bạc Nam bộ cũng thể hiện chủ đề chính là “Toàn quốc kháng chiến”
qua việc thể hiện sinh động hình ảnh vệ quốc quân, công - nông - binh - trí thức
với tính chất hào hùng của người dân Nam bộ. Hình ảnh các nữ du kích cầm
súng (1đ), dân quân, bộ đội, vệ quốc quân xung trận (5đ, 20đ, 50đ mẫu 1), quân
- dân đoàn kết trong khuôn hình ngôi sao 5 cánh (mặt sau tờ 100đ mẫu 1), công
- nông đoàn kết (100đ mẫu 4), đặc biệt là hình ảnh toàn dân đấu tranh, biểu
dương lực lượng công - nông - binh - trí thức được thể hiện ở nhiều mẫu tiền
(50đ mẫu 3, 100đ mẫu 1, mẫu 2) đã khắc họa được tinh thần đoàn kết của liên
minh công - nông - binh - trí thức và sự đấu tranh sục sôi của nhân dân Nam
Bộ và nhân dân cả nước theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.
Bên cạnh đó là hình ảnh tăng gia sản xuất, phục vụ cho chiến trường
miền Nam được thể hiện đậm nét trên các tờ bạc 100đ Giấy bạc Nam Bộ (1947)
với 04 mẫu “toàn dân đoàn kết”, “tăng gia sản xuất”, “tổ vần công”, “công
nông”, trong đó tờ 100đ mẫu 1 và mẫu 2 mặt trước đều có chân dung Chủ tịch
Hồ Chí Minh trên nền hình ảnh toàn dân biểu dương lực lượng (mẫu 1 có hình
ảnh sao vàng) biểu trưng cho toàn dân đoàn kết dưới cờ Đảng và sự lãnh đạo
của Chủ tịch Hồ Chí Minh; mặt sau 2 tờ tiền là hình ảnh quân - dân trong khuôn
hình ngôi sao 5 cánh và phụ nữ đang quay tơ dệt vải, tăng gia sản xuất, biểu
trưng cho tinh thần lao động ở hậu phương để phục vụ tiền tuyến. Tờ 100đ mẫu
88
“công nông”, mặt sau có hình ảnh công nhân tay búa, nông dân tay cuốc thể
hiện tinh thần đoàn kết công - nông. Tờ 50đ Giấy bạc Nam bộ mẫu “Mừng
Đảng” với hình ảnh liên minh công - nông - binh - trí thức với dòng chữ “đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết” Hay tờ bạc 200đ tiền Tài chính mặt trước là dân
quân luyện tập quân sự, mặt sau là cảnh đang gặt và gánh lúa, giữa có dòng chữ
“Bảo vệ mùa màng”, thể hiện nội dung tuyên truyền là muốn tổng phản công
thắng lợi thì phải đề phòng địch phá hoại thành quả sản xuất, phải cất giấu
lương thực cẩn thận. Tờ 100đ mẫu 2 tiền Tài chính mặt trước là hình ảnh gia
đình công nhân với cờ đỏ sao vàng và người làm ruộng, người đọc sách, mặt
sau có hình ảnh người trí thức, công nhân với cờ đỏ sao vàng và người lính
cũng tượng trưng sự đoàn kết của toàn dân, thực hiện nhiệm vụ diệt giặc đói,
giặc dốt, giặc ngoại xâm. Tờ 1.000đ năm 1952 có chân dung Bác trên nền hình
ảnh bộ đội xung kích diệt đồn, mặt sau là công - nông - binh trên nền bản đồ
Việt Nam và cờ tổ quốc tượng trưng cho các giai cấp công - nông - binh đoàn
kết, chiến đấu giành độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.
Những hình ảnh trên tiền giấy giai đoạn này cũng có sự tương đồng với
những tác phẩm hội họa, tranh cổ động, hay những hình ảnh cổ động trên tem
thư nhằm kêu gọi nhân dân đoàn kết chiến đấu giành độc lập, tự do. Các tranh
cổ động và tác phẩm hội họa trong giai đoạn này có phong cách, thông điệp
giống với tiền giấy như “Trừ giặc đói” và “Nước Việt Nam của người Việt
Nam” (1945) của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, “Du kích La Hai tập bắn” (Bột màu,
1947) “Công nhân cơ khí” (sơn dầu, 1962) của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung, “Thừa
thắng xông lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược"” (1970) của hoạ sĩ Huỳnh Văn
Gấm, “Tải đạn” (sơn khắc, 1975) của hoạ sĩ Lê Thanh Trừ Hay các bộ tem
thư với nội dung cổ động như các bộ tem “Sản xuất, tiết kiệm” (1953), Chiến
thắng Điện Biên Phủ (tháng 10/1954), “Mừng Chính phủ về Thủ đô” (1956),
“Nhà máy Dệt Nam Định” (1957), “Binh sĩ” (1966), bộ tem năm 1969 cổ vũ
các ngành công nghiệp quan trọng ở hậu phương miền Bắc
89
Bên cạnh đó, biểu tượng con người cũng thể hiện tinh thần đoàn kết của
nhân dân 03 miền, của các đồng bào dân tộc anh em chống giặc ngoại xâm, như
hình ảnh 03 phụ nữ Bắc - Trung - Nam ở mặt trước tờ 10đ năm 1975, mặt sau
là hình ảnh đồng bào Thượng ăn mừng chiến thắng; hình ảnh nhân dân đón bộ
đội về làng (20 xu năm 1975, 100đ Tín phiếu Trung bộ); dân quân Ấp Bắc bắn
rơi máy bay Mỹ (5đ năm 1975); hay hình ảnh người nông dân đang gặt lúa ở
mặt trước tờ 1đ giấy bạc Nam Bộ, mặt sau là hình ảnh các nữ du kích miền
Nam tượng trưng cho sự đoàn kết của hậu phương miền Bắc và tiền tuyến miền
Nam Tiền giấy đã thể hiện được hình ảnh nhân dân Việt Nam từ đồng bằng
đến miền núi, miền biển, từ miền Bắc đến miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam,
từ giai cấp công nhân, nông dân, bộ đội đến trí thức, tiểu thương... đều đồng
lòng, đoàn kết chống giặc, lao động sản xuất để thống nhất đất nước.
Có thể thấy, biểu tượng con người trên tiền giấy không chỉ chuyển tải
nhiệm vụ, mục tiêu Cách mạng mà còn thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc Việt
Nam, trong đó nổi bật là tinh thần yêu nước và đại đoàn kết toàn dân tộc.
Những hình ảnh con người Việt Nam biểu trưng cho tinh thần đoàn
kết dân tộc được các hoạ sĩ lựa chọn ở đời thực, khái quát thành
những hình tượng tiêu biểu trên tiền giấy nhằm truyền tải vẻ đẹp,
biểu tượng của tinh thần dân tộc Việt; nói lên giá trị lớn mạnh của
một dân tộc; đồng thời cũng khẳng định vị thế và sức mạnh của đất
nước ta trên trường quốc tế. (Phụ lục 9. Mã A2. BBPV số 2)
Việc thể hiện hình ảnh các giai cấp, tầng lớp trên tiền giấy với tần suất
và cách thức khác nhau cũng mang ý nghĩa văn hóa, chuyển tải mục tiêu Cách
mạng và thể hiện đặc trưng văn hóa dân tộc. Hình ảnh người nông dân được
thể hiện rất đậm nét và điển hình trên tiền giấy Việt Nam, vì đây là lực lượng
sản xuất chính của nền sản xuất nông nghiệp, thể hiện đặc trưng văn hóa Việt
Nam, cũng thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước là coi trọng nông nghiệp
và phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời đề cao giá trị của người nông dân.
90
Trên các mẫu tiền giai đoạn trước năm 1959, hình tượng người nông dân
được thể hiện gắn liền với những phương thức sản xuất và không gian điển hình
của hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống như: hình ảnh làng quê, ruộng
đồng, cây lúa/bó lúa, con trâu và các nông cụ như cái cuốc, cày, liềm, bừa
(1đ, 5đ năm 1946; 20đ, 50đ, 100đ năm 1947; 200đ, 1.000đ năm 1951; 1đ, 2đ
năm 1959). Những hình ảnh điển hình này đã nằm trong tâm thức văn hóa
dân tộc, gắn liền với đặc điểm của nền văn hóa nông nghiệp, sản xuất lúa nước.
Đến giai đoạn sau năm 1959, hình ảnh người nông dân chiếm vị trí chủ đạo với
các hoạt động lao động, sản xuất trên đồng ruộng (1đ năm 1959, 2 hào năm
1975, 1đ năm 1975), nông dân cho heo ăn (1 hào năm 1972), canh tác trên
ruộng muối, đi xuồng, họp chợ trên sông (1đ năm 1959, 10 xu năm 1975), nông
dân đan chiếu cói và thu hoạch mía (50 xu năm 1975), liên minh công - nông -
binh - trí thức (2đ năm 1959), đón bộ đội về làng (20 xu năm 1975), và xuất
hiện thêm hình ảnh người nông dân với máy móc, công cụ lao động hiện đại
hơn như máy cày, máy thu hoạch mía (5đ năm 1959, 20đ năm 1978, 200đ năm
1987, 50 xu năm 1975). Điều này biểu trưng cho sự phát triển của giai cấp nông
dân và quá trình hiện đại hoá nông thôn và công nghiệp hoá đất nước.
Trong giai đoạn kháng chiến, hình ảnh người nông dân lao động trên
đồng ruộng xuất hiện trên hầu hết các mẫu tiền, thể hiện mục tiêu của Đảng là
tập trung tăng gia sản xuất, chi viện cho chiến trường miền Nam. Đồng thời,
hình tượng người nông dân cũng xuất hiện nhiều lần trong liên minh công nhân
- nông dân, nông dân - bộ đội, công - nông - binh - trí thức, thể hiện sự liên kết
chặt chẽ của giai cấp nông dân với các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội
nhằm thực hiện song hành cả nhiệm vụ lao động sản xuất, đấu tranh thống nhất
đất nước và sự đổi mới trong giai đoạn hiện đại.
Hình ảnh những người lính “cụ Hồ” cũng chiếm vị trí chủ đạo trên tiền
giấy, đặc biệt trong giai đoạn trước năm 1975, làm nổi bật tầm quan trọng và
vai trò của những người lính trong công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
91
Hình tượng người lính cụ Hồ được thể hiện đa dạng, có sự khác biệt với quân
đội các nước. Những người lính của quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ
được mô tả trong cảnh luyện tập, chiến đấu như: bộ đội trên thao trường (200đ
năm 1952), bộ đội kéo pháo (500đ năm 1952), xung kích diệt đồn (1.000đ năm
1952), tại trận địa pháo cao xạ (5.000đ năm 1953), mà còn sát cánh với các
giai cấp, tầng lớp khác trong khối liên minh công - nông - binh - trí, họ còn là
những người lính bình dị, gần gũi với nhân dân: nhân dân đón bộ đội về làng
(100đ mẫu 1 năm 1947, 20 xu năm 1975), bộ đội giúp dân gặt lúa (50đ năm
1951), hỗ trợ dân đóng thuế nông nghiệp (20đ năm 1951). Những hình ảnh đó
tượng trưng cho bản chất và truyền thống của quân đội Việt Nam là phục vụ
nhân dân, là phẩm chất “bộ đội cụ Hồ” - nét đẹp độc đáo trong văn hóa Việt
Nam và lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.
Hình tượng những người chiến sĩ được thể hiện sinh động, mang đặc
trưng rất “Việt Nam” như mặc áo trấn thủ, áo bộ đội, đội mũ cối, mũ calô, cầm
súng, đeo lựu đạn, đứng dưới nền cờ đỏ sao vàng và hình bản đồ tổ quốc, đặc
biệt có hình ảnh những chiến sĩ đi chân đất, cởi trần hoặc mặc quần áo nông
dân, đội nón, cầm cuốc đi mở đường (1đ, 5đ, 50đ năm 1947, 1.000đ năm 1947;
500đ năm 1952). Theo họa sĩ Lê Phả “Hình ảnh anh lính vệ quốc chẳng ai
khác ngoài anh nông dân mặc áo lính” [55, tr.148]. Đó chính là đặc điểm rất
khác biệt của quân đội Việt Nam so với các nước trên thế giới: những người
chiến sĩ chiến đấu giành hoà bình cho đất nước không chỉ là bộ đội chuyên
nghiệp, họ còn là dân công, dân quân, vệ quốc quân, thanh niên xung phong,
nữ du kích, nông dân, trí thức..., họ xuất thân từ các giai cấp, tầng lớp trong xã
hội, tất cả đều tham gia đánh giặc. Đó chính là phương thức tiến hành chiến
tranh vệ quốc mang đậm bản sắc Việt Nam - chiến tranh nhân dân, tiêu biểu
cho tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
Hình ảnh giai cấp công nhân cũng rất nổi bật trên tiền giấy, xuất hiện từ
ngay tờ những tiền đầu tiên của nước Việt Nam DCCH, nhằm khẳng định vị
92
thế của giai cấp công nhân - tượng trưng cho giai cấp lao động tiến bộ trong xã
hội, cho sự tiếp thu phương thức sản xuất mới để đẩy mạnh quá trình xây dựng
đất nước mới, nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Hình tượng người
công nhân được miêu tả với những bộ trang phục gọn gàng, gắn với hình ảnh
cầm búa (10đ, 20đ năm 1946; 50đ, 100đ năm 1947; 100đ, 1.000đ năm 1952),
hay người công nhân trong khung cảnh nhà máy chế tạo vũ khí cho cuộc kháng
chiến (50đ năm 1946, 100đ năm 1951), sản xuất tại mỏ than (5đ năm 1959),
công nhân thu hoạch mủ cao su (20 xu năm 1975), làm việc trong các nhà máy,
công trường (50đ năm 1975, 1.000đ năm 1988, 500đ năm 1988...), xuất hiện
trong khối đoàn kết công - nông - binh (1.000đ năm 1952, 2đ năm 1959). công
nhân trong nhà máy dệt (5 hào năm 1959, 5đ năm 1975). Từ năm 1959, xuất
hiện nhiều hình ảnh nữ công nhân đang làm việc trong các nhà máy (5 hào năm
1959, 5đ năm 1975, 50đ năm 1975). Người công nhân xuất hiện nhiều trong
liên minh giai cấp, với hình ảnh cờ đỏ sao vàng (100đ 1946, 100đ năm 1947,
2đ năm 1959), với các máy móc hiện đại, tượng trưng cho sự giác ngộ Cách
mạng và là lực lượng tiên phong của Cách mạng, họ cũng đại diện cho phương
thức sản xuất tiên tiến, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập quốc tế.
Hình ảnh những người trí thức xuất hiện sớm ngay từ những mẫu tiền
đầu tiên ở bộ tiền năm 1946, tượng trưng cho tinh thần hiếu học của dân tộc
Việt Nam, cũng thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước đối với tầng lớp trí
thức, đồng thời đề cao nhiệm vụ cấp bách của Đảng trong giai đoạn sau năm
1945 là "diệt giặc dốt". Tầng lớp trí thức được thể hiện với trang phục áo dài
(nữ) và âu phục (nam), gắn với các hình ảnh: dạy học (100đ mẫu 2 tiền Tài
chính), học sinh (20đ tiền Tài chính), người đọc sách (100đ mẫu 1 tiền Tài
chính). Các giai đoạn sau, hình ảnh người trí thức xuất hiện nhiều trong khối
liên minh công - nông - binh - trí đã làm nổi bật tinh thần đoàn kết giai cấp và
93
các tầng lớp nhân dân, cũng tượng trưng cho sự cần thiết của tri thức trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Những hình ảnh con người Việt Nam được lựa chọn thể hiện trên tiền
giấy đã phản ánh rất sinh động tình hình chính trị, xã hội và chuyển tải nhiệm
vụ Cách mạng. Hoạ sĩ Lê Phả đã viết trong hồi ký về thời gian vẽ "những tờ
giấy bạc kháng chiến": Từ năm 1947 đến năm 1951, tôi và Sáng (hoạ sĩ Nguyễn
Sáng) chỉ vẽ có 5 loại bạc: 20đ, 50đ, 100đ, 200đ và 500đ và sửa mấy loại mà
Sáng và các hoạ sĩ khác đã vẽ từ trước kháng chiến như 1đ, 5đ, 10đ cho phù
hợp với mục tiêu, nhiệm vụ thời kỳ đó [55, tr.146].
Trải qua chiến tranh, đến khi hoà bình lập lại, trên bộ tiền năm 1975 phát
hành ở miền Nam, toàn bộ 02 mặt các mẫu tiền là hình ảnh về đời sống lao
động và chiến thắng của nhân dân Nam Bộ. Đến giai đoạn sau năm 1975, những
hình ảnh chiến đấu gắn với súng, gươm, đạn pháo không còn xuất hiện nữa, mà
được thay bằng hình ảnh những con người đang lao động hăng say lao động,
xây dựng đất nước với máy móc hiện đại và những công trình công nghiệp mới,
thể hiện rõ nét sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới. Đặc biệt, từ
năm 1986, nước ta bắt đầu xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp, thực hiện đường
lối đổi mới toàn diện của Đảng về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, đối ngoại,
tiền giấy đã phản ánh được không khí đó của cả nước. Bộ tiền 1987 - 2000 đã
thể hiện rõ nét sự đổi mới của đất nước, sự phát triển của nông nghiệp, công
nghiệp, các nhà máy, công trình mới ... với cảnh nông dân gặt lúa và máy cày
trên đồng ruộng (200đ năm 1987), hình ảnh người công nhân đang làm việc
trong các công xưởng, nhà máy xuất hiện trên 03 mẫu tiền: hình ảnh xưởng dệt
vải và công nhân đang làm việc (2.000đ năm 1988), công nhân đang làm việc
trong nhà máy đóng hộp (20.000đ năm 1991) và công nhân huấn luyện voi kéo
gỗ ở lâm trường (1.000đ năm 1988). Tuy nhiên, hình ảnh nông nhân, công nhân
cũng không phải là chủ đề chính trên các khuôn hình, mà được thể hiện cùng
94
với hình ảnh các máy móc trong công xưởng, máy cày trên đồng ruộng, máy
khai thác than, lâm trường.
Như vậy, biểu tượng con người trên tiền giấy không chỉ chuyển tải được
nhiệm vụ, mục tiêu Cách mạng, mà còn thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa Việt
Nam với truyền thống yêu nước, sự đoàn kết và sức mạnh của liên minh giai
cấp. Chỉ cần thông qua hình ảnh các giai cấp, tầng lớp xuất hiện cùng nhau
trong lao động, sản xuất và chiến đấu, tinh thần yêu nước đã được biểu tượng
hoá thành sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đúng như truyền thống văn hoá
của cha ông được hun đúc từ ngàn năm lịch sử.
3.2.2. Biểu trưng cho vẻ đẹp của con người Việt Nam trong lao động, xây
dựng và bảo vệ tổ quốc
Đất nước Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử luôn gắn liền với công
cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, cùng với tinh thần lao động cần cù, hoà
hợp với thiên nhiên. Điều đó được thể hiện đa dạng trên tiền giấy, với vẻ đẹp
của con người Việt Nam trong chiến đấu, lao động và cuộc sống đời thường.
Các mẫu tiền từ năm 1945 đến nay đều thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam
trong sự thống nhất, hài hòa với vẻ đẹp thiên nhiên, trong tình đoàn kết, gắn bó
dân tộc và sự thay đổi, phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Biểu tượng con người trên tiền giấy thể hiện rõ nét vẻ đẹp trong lao động
của con người Việt Nam gắn liền với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Hình ảnh những người nông dân chất phác, chăm chỉ gắn với ruộng đồng,
những người công nhân lao động, sản xuất trong các nhà máy, công xưởng
được thể hiện rất nhiều trên các mẫu tiền, cùng với những hình ảnh người trí
thức dạy học hay các tầng lớp nhân dân khác lao động bên cảng cá, chăn nuôi,
tăng gia sản xuất là chủ đề chủ đạo trên tiền giấy, chiếm 72,4% hình ảnh trên
các mẫu tiền trước năm 1975 và 100% mẫu tiền sau năm 1975.
Ngay từ năm 1945, chủ đề “diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” đã
được thể hiện trên các mẫu tiền thể hiện tâm thế con người trong lao động, học
95
tập và niềm tin về hoà bình, thống nhất 2 miền Nam - Bắc. Những hình ảnh
tượng trưng cho vẻ đẹp người lao động được thể hiện đa dạng, phong phú như:
những người nông dân lao động trên ruộng đồng (2 hào, 1đ, 100đ mẫu 1 năm
1946; 1đ, 100đ, 20đ năm 1947, 10đ năm 1958), những người công nhân làm
việc trong các nhà máy, công xưởng (5đ, 20đ năm 1946; 500đ năm 1947),
hay những trí thức dạy chữ cho người dân (lớp bình dân học vụ trên tờ 100đ
năm 1946, hình ảnh học sinh trên tờ 20đ năm 1946...).
Hình ảnh con trâu - biểu tượng quen thuộc của nền nông nghiệp lúa nước
được thể hiện rất sinh động trên nhiều mẫu tiền, là hình ảnh gắn liền với người
nông dân, thể hiện đặc trưng văn hoá Việt Nam. Hoạ sĩ Nguyễn Huyến đã chia
sẻ ý nghĩa của tờ 100đ “con trâu xanh” (1946): Tôi vẽ một mặt có hình con trâu
cày tượng trưng cho nông nghiệp, một mặt có hình người nông dân vác cuốc
và người thợ nề cầm bay tượng trưng cho sản xuất và xây dựng [55, tr.139].
Hình ảnh con trâu béo mập và những người nông dân vạm vỡ, khoẻ mạnh đang
ra sức lao động, tăng gia sản xuất còn mang ý nghĩa “diệt giặc đói” theo mục
tiêu, nhiệm vụ của Cách mạng trong đoạn đó.
Nội dung các tờ bạc với chủ đề sản xuất được thể hiện toàn diện với hình
tượng quen thuộc công nhân, nông dân và người chiến sĩ gắn với các khẩu hiệu:
"Thực túc binh cường", "ăn no đánh thắng", "tay búa tay súng", "tay cày tay
súng", "hậu phương thi đua với tiền phương". Khi vẽ hình tượng con người trên
tiền giấy Việt Nam, "các hoạ sĩ rất chú ý đến việc thể hiện vẻ đẹp hình thể của
con người trong lao động và chiến đấu" (Phụ lục 9. Mã A2. BBPV số 2). Đây
cũng là một đặc điểm thể hiện đặc trưng văn hoá Việt Nam qua việc dùng đường
nét trong tạo hình. Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền đã nhận xét: “trong tạo hình
của người Việt, yếu tố biểu tượng đã phát triển rất cao, chúng đã duy trì nhịp
đập của quá khứ, đã góp thêm sinh khí cho hiện tại và tương la