Luận án Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo viên mầm non

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN. 3

MỤC LỤC. 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. 8

DANH MỤC CÁC BẢNG. 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ. 11

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục đích nghiên cứu .2

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.2

4. Giả thuyết khoa học.3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .3

6. Phạm vi nghiên cứu .3

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .4

8. Những luận điểm bảo vệ.6

9. Những đóng góp mới của luận án .7

10. Cấu trúc của luận án .7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG

NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO GIÁO

VIÊN MẦM NON.9

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .9

1.2. Một số khái niệm công cụ .15

1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo

.20

1.4. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu

giáo .33

1.5. Bồi dưỡng giáo viên mầm non về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ

chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo.40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 57

Chương 2. THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN

MẦM NON.582.1. Tổ chức khảo sát.58

2.2. Kết quả khảo sát .60

2.2.1. Thực trạng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo

dục của giáo viên mầm non .60

2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng.82

2.2.3. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt

động giáo dục cho giáo viên mầm non.87

2.2.4. Nhu cầu của giáo viên mầm non về bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ

thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo .99

pdf204 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo viên mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi kết nối), cuối cùng là 529 GVMN (72.80%) cho biết có thể tự chuẩn bị và điều khiển thiết bị, xử lý các sự cố đơn giản như lỏng cáp, lệch màn hình, lỗi kết nối nhưng chưa chuẩn bị sẵn phương án dự phòng. Nếu trong quá trình dạy có những sự cố như cúp điện, GV hơi lúng túng vì không chuẩn bị sẵn phương án dự phòng hoặc có chuẩn bị nhưng còn bối rối, phân vân không biết có nên chuyển hướng hoạt động hay chờ đợi khắc phục sự cố. Ngoài các vấn đề về kỹ thuật, GVMN còn đưa ra các phương án triển khai hoạt động có ứng dụng CNTT chưa hiệu quả. Điều này thể hiện rõ ở câu hỏi 3.20: “Với trò chơi “Tìm bóng của con vật”, cách tiến hành nào sau đây hiệu quả nhất?”, đa số GV chọn đáp “GV chỉ vào bóng con vật và hỏi “Đây là bóng của con vật nào?”, trẻ đứng tại chỗ trả lời tên con vật, nếu trẻ đáp đúng thì GV bấm vào hình con vật, con vật sẽ di chuyển về cái bóng.”, cách tiến hành này không sai phương pháp sư phạm nhưng không sinh động, trẻ không 79 được vận động hay tương tác với nhau. Với phương án “GV chỉ vào bóng con vật và hỏi “Đây là bóng của con vật nào?”, mỗi nhóm có một rổ thẻ hình con vật, nhóm bàn bạc tìm câu trả lời. Sau đó một trẻ đại diện cầm con vật được nhóm chọn lên” sẽ có vài trẻ không được tham gia, GV phải chuẩn bị thêm học cụ. Tương tự, với cách “GV chỉ vào bóng con vật và hỏi “Đây là bóng của con vật nào?”, mỗi nhóm được phát tờ giấy in hình như trên màn hình. Trẻ sẽ bàn bạc và dùng bút nối bóng với con vật” GV cũng phải in thêm học cụ, tốn kém không cần thiết. Còn hai cách sau sẽ đảm bảo cơ hội tương tác của trẻ, trẻ nào cũng được tham gia. GV cũng không cần chuẩn bị thêm phương tiện khác (hạn chế chi phí và không bị phân tâm do phải bố trí nhiều học liệu, học cụ...): “GV chỉ vào bóng con vật và hỏi “Đây là bóng của con vật nào?”, trẻ bàn bạc và hát bài hát hoặc đọc câu thơ có tên con vật” Hoặc “GV chỉ vào bóng con vật và hỏi “Đây là bóng của con vật nào?”, mỗi nhóm bàn bạc với nhau, hết giờ suy nghĩ, trẻ trả lời bằng cách mô phỏng hình dáng con vật.” Kết quả này tương đồng với kết quả quan sát hoạt động của GVMN khi tổ chức giờ học có ứng dụng CNTT. Hầu hết cách thức triển khai của GV là cho trẻ ngồi xem phim ảnh và đàm thoại. Các trò chơi chủ yếu tương tác cá nhân (vài trẻ giơ tay lên trả lời hoặc chạy lên bấm chọn câu trả lời), các trò chơi chỉ có một lượt chơi và chưa tạo được bầu không khí sôi động, phấn khích cho trẻ, trẻ ít được vận động thể chất. Một số ít GV có cho trẻ kết hợp bài tập với thẻ hình hoặc học cụ, sau đó so sánh kết quả trên màn hình. Tuy nhiên cách thiết kế các hoạt động này lại chưa làm nổi bật được vai trò của phương tiện CNTT. Nói cách khác, các nội dung được lựa chọn nếu không tiến hành với CNTT vẫn đạt hiệu quả cao lại không phải chuẩn bị máy móc. Việc lựa chọn cách thức chưa tối ưu có thể xuất phát từ những lí do sau: thiếu ý tưởng, chưa nắm rõ yêu cầu của một giờ học có ứng dụng CNTT, chỉ hiểu biết sơ về thiết kế hoạt động có ứng dụng CNTT nên quá trình thiết kế không hình dung khi tiến hành sẽ như thế nào. Do đó, không kết nối để điều chỉnh hoạt động phù hợp với ý tưởng triển khai trên lớp. Bên cạnh đó, khi thực hiện giờ hoạt động cũng không dự trù trước hướng tổ chức hoạt động của trẻ nên thường theo thói quen, lối mòn như vừa nêu. Để cải thiện kỹ năng này, mở rộng ý tưởng và giúp GVMN kết nối giữa ý tưởng với thiết kế cũng như triển khai HĐGD có ứng dụng CNTT là cần thiết. 80 Mức điểm trung bình của kỹ năng triển khai HĐGD có ứng dụng CNTT là 2.45 điểm (Độ lệch chuẩn: 1.5636; Sai số chuẩn: 0.05799; Thấp nhất: 1.03; Cao nhất: 4.04), đạt mức độ 3 (Làm chính xác). Như vậy, kỹ năng ứng dụng CNTT của GVMN đạt ở mức độ cơ bản, tức có thể độc lập thực hiện được những kỹ năng thành phần như khai thác thông tin số, thiết kế và tổ chức HĐGD, ngoại trừ kỹ năng soạn giáo án và lập kế hoạch thì đạt mức độ cao hơn, thành thục hơn. Tuy vậy, ngay cả với việc soạn thảo văn bản quen thuộc nhiều GV vẫn chưa nắm được nhiều kỹ thuật cũng như quy ước về đánh máy, dàn trang Các thao tác thiết kế bằng phần mềm đơn giản cũng như hiểu biết của đa số khách thể khảo sát về ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD vẫn cần được bồi dưỡng thêm về cả nhận thức lẫn kỹ năng thực hành. Không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các quận, huyện, một vài quận, huyện xa trung tâm lại có xu hướng ứng dụng CNTT tốt hơn do trường quan tâm bồi dưỡng nhiều hơn các khu vực khác (Nhà Bè, quận 8, quận 11). Một số quận trung tâm lại không có sự vượt trội so với các quận còn lại. So sánh với kết quả khảo sát một số tỉnh thành khác cũng cho thấy có sự tương đồng là kỹ năng soạn giáo án và lập kế hoạch đạt mức độ cao hơn các kỹ năng còn lại ở mức độ 3 (Làm chính xác), các kỹ năng còn lại ở mức độ 2 (Làm được) và mức độ 1 (Bắt chước). Bảng 2.4. Điểm trung bình của nhóm GVMN tại Tp. Hồ Chí Minh và GVMN tại các tỉnh thành khác. T T Nội dung Tp. Hồ Chí Minh Các tỉnh thành khác Khai thác thông tin số Lập kế hoạch, soạn giáo án Thiết kế HĐGD Triển khai HĐGD Khai thác thông tin số Lập kế hoạch, soạn giáo án Thiết kế HĐGD Triển khai HĐGD 1 Điểm trung bình 2.55 3.38 2.10 2.45 1.07 2.77 1.82 1.75 2 Độ lệch chuẩn 1.80 2.03 1.18 1.56 0.04 0.07 0.03 0.03 3 Sai số chuẩn 0.07 0.075 0.04 0.05 0.50 1.10 0.36 0.39 4 Thấp nhất 1.00 1.00 1.00 1.03 1.00 1.00 1.00 1.00 5 Cao nhất 4.50 5.00 4.50 4.04 2.50 5.00 2.50 2.50 Bảng 2.4 cho thấy mức điểm trung bình của GVMN ở các tỉnh thành khác thấp hơn so với điểm trung bình của GVMN ở Tp. Hồ Chí Minh (trong khoảng 0.7 - 1.5). Điều này hoàn toàn hợp lý, vì trừ Hà Nội, ở các tỉnh thành còn lại CNTT chưa phát triển bằng. Đồng 81 thời điều kiện cơ sở vật chất cũng còn nhiều thiếu thốn nên GVMN ít cơ hội tiếp cận dẫn đến có sự chênh lệch là tất yếu. Minh chứng cho điều này thể hiện qua mức điểm cao nhất của kỹ năng soạn giáo án, lập kế hoạch của GVMN ở các tỉnh bằng với Tp. Hồ Chí Minh vì đây là hoạt động GV thực hành thường xuyên trong quá trình làm việc. Biểu đồ 2.3. Điểm trung bình của nhóm GVMN tại Tp. Hồ Chí Minh và GVMN tại các tỉnh thành khác Biểu đồ 2.3. cho thấy chỉ có điểm kỹ năng khai thác thông tin số chênh lệch nhiều, còn các cặp điểm còn lại chỉ chênh nhau 0.7 - 0.3 điểm, một khoảng không quá lớn. Điều này cho thấy nhu cầu trao đổi và thói quen tìm kiếm thông tin trên mạng Internet của GVMN ở các tỉnh khác có thể chưa cao nên không có điều kiện rèn luyện nhưng cũng không loại trừ khả năng GV vẫn sử dụng nhiều nhưng do không được hướng dẫn nên cách thức thực hiện chưa đúng. Ở kỹ năng thiết kế HĐGD, khoảng cách là 0.3 điểm, cho thấy GV ở các tỉnh vẫn có thể thực hiện được nội dung này gần như GV tại Tp. Hồ Chí Minh, chỉ có việc tổ chức trên lớp có thể chưa tiến hành nhiều do không đủ trang thiết bị dẫn tới ý tưởng cũng như kỹ thuật tổ chức chưa tốt. Tuy nhiên, nếu có điều kiện tương tự Tp. Hồ Chí Minh, sự cách biệt trên hoàn toàn có thể được rút ngắn lại vì mỗi GV đều có kỹ năng sử dụng phần mềm máy tính ở mức cơ bản, đúng theo Chuẩn nghề nghiệp quy định. Hơn nữa, do tỉ lệ không nhiều nên số liệu này cũng chỉ mang tính tham khảo tương đối. Muốn có sự so sánh chính xác hơn, cần tiến hành đánh giá trên diện rộng hơn. 2.55 3.38 2.1 2.45 1.04 2.77 1.82 1.75 Khai thác thông tin số Soạn giáo án, lập kế hoạch Thiết kế HĐGD Triển khai hoạt động Tp.HCM Các tỉnh thành khác 82 2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng Có nhiều nguyên nhân tác động tới thực trạng vừa phân tích. Ở góc độ tự đánh giá của GVMN, những nguyên nhân khiến kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD của GV còn nhiều hạn chế được xác định bao gồm: Bảng 2.5. Nguyên nhân của thực trạng TT Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ % 1 Bản thân thấy không cần thiết 56 7.70 2 Thiếu thiết bị 262 36.00 3 Thiếu cơ sở dữ liệu điện tử 441 60.70 4 Kỹ năng sử dụng phần mềm hạn chế 462 63.50 5 Thiếu thông tin, kiến thức liên quan 526 72.40 6 Áp lực công việc 625 86.00 7 Gặp khó khăn trong việc liên kết ý tưởng và kỹ thuật thiết kế 647 89.00 8 Thiếu ý tưởng 671 92.30 Bảng 2.5 cho thấy “thiếu ý tưởng” là nguyên nhân được lựa chọn nhiều nhất với tỉ lệ là 92.30%, tiếp theo đó là các nguyên nhân “gặp khó khăn trong việc liên kết ý tưởng với kỹ thuật thiết kế” chiếm 89.00%, “áp lực công việc” chiếm 86.00%, “thiếu thông tin, kiến thức liên quan” chiếm 72.40%, “kỹ năng sử dụng phần mềm hạn chế” chiếm 63.60%, “thiếu cơ sở dữ liệu điện tử” chiếm 60.70%, “thiếu thiết bị” chiếm 36.00% và do GV “thấy không cần thiết” chiếm 7.70%. Như vậy, nguyên nhân lớn nhất liên quan tới vấn đề ý tưởng, bao gồm “thiếu ý tưởng thiết kế” và “gặp khó khăn trong việc liên tưởng ý tưởng với kỹ thuật thiết kế”. GV thiếu ý tưởng thiết kế do chưa được tiếp cận nhiều với các giờ hoạt động có ứng dụng CNTT cũng như bài trình chiếu đa phương tiện. Khi tham dự chuyên đề hay chương trình tập huấn, người hướng dẫn chủ yếu trình bày kỹ thuật thực hiện và sản phẩm của kỹ thuật đó, ít khi giới thiệu các hình thức vận dụng khác. Hơn nữa, nếu người hướng dẫn có cung cấp ví dụ thì đa số các ví dụ phù hợp với đối tượng người học đã biết đọc chữ và biết tính toán, không phù hợp với đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo. GV thiếu ý tưởng sẽ cản trở động cơ cũng như hiệu quả ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD. 83 Tuy nhiên, vẫn có nhiều GVMN có nhiều ý tưởng nhưng không biết cách chuyển tải những ý tưởng này lên các bài trình chiếu như thế nào, nghĩa là “gặp khó khăn trong việc liên kết ý tưởng với kỹ thuật thiết kế”. Việc thể hiện ý tưởng bằng các phần mềm máy tính thực sự không dễ dàng và đơn giản nếu GV chưa hiểu rõ các kỹ thuật lẫn thủ thuật của một ứng dụng hay phần mềm nào đó. Đồng thời chương trình tin học tại các trung tâm lẫn trong chương trình đào tạo cũng không thực hiện nội dung này. Ngoài ra, rất ít GVMN có thể tự nghiên cứu để học được mọi chức năng của ứng dụng. Đây thật sự là một nguyên nhân tác động đến kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD của GVMN. Nguyên nhân “áp lực công việc” cũng được nhiều GVMN lựa chọn vì lượng công việc GV phải thực hiện rất nhiều khiến GV không còn nhiều thời gian để đầu tư cho những hoạt động khác, kể cả việc thư giãn, giải trí. Vì vậy, GVMN dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mất hứng thú hoặc giảm khả năng tiếp thu do quá mệt mỏi trong việc tìm tòi, học hỏi về chuyên môn. Song song đó, đa số GV lại có tâm lý e ngại với CNTT, đặc biệt là GV lớn tuổi như các nghiên cứu cũng như kết quả thực trạng đã nêu nên tình trạng căng thẳng có thể tăng lên khiến họ cảm thấy áp lực hơn, né tránh tiếp cận nhiều hơn. Cô N.T.T.V - Hiệu phó trường mầm non tại quận 10 cũng cho biết lí do tương tự khi đánh giá về mức độ kỹ năng của đội ngũ GV tại trường: “Một vài GV có kỹ năng ứng dụng CNTT, có thể thiết kế và tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT; tuy nhiên, đa số GVMN sử dụng hoặc cải biên các bài tập, trò chơi trên mạng Internet có sẵn, do phần lớn thời gian của GVMN dành cho việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, tham gia các hoạt động bồi dưỡng và tổ chức các chuyên đề chuyên môn hằng năm của Sở - Quận - Trường, các hội thi, hoạt động kiểm tra - đánh giá và rất nhiều công việc ngoài chuyên môn của GV nên ít có thời gian cho việc suy nghĩ, sáng tạo hoạt động có ứng dụng CNTT trong các hoạt động tổ chức cho trẻ. Một vài GV lớn tuổi còn gặp khó khăn khi thiết kế các bài tập, trò chơi bằng Powerpoint”. “Thiếu thông tin, kiến thức liên quan” cũng là nguyên nhân có tỉ lệ lựa chọn trên 50.00%. Kết quả phỏng vấn cho biết tuy việc ứng dụng CNTT trong GDMN đã được triển khai từ năm 2009 nhưng thông tin, kiến thức GVMN được cung cấp về ứng dụng CNTT còn mang tính rời rạc, chủ yếu hướng dẫn sử dụng thiết bị - phần mềm hoặc cách thức thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện, thiếu các nội dung về nguyên tắc, hình thức, biện pháp, 84 tiêu chí đánh giá của việc ứng dụng CNTT trong GDMN nói chung, tổ chức HĐGD cho trẻ nói riêng. Điều này dẫn đến một số hạn chế được phản ánh trong thực trạng: lựa chọn dữ liệu điện tử chưa phù hợp, cấu trúc bài dạy chưa khoa học, lựa chọn mục đích, nội dung, hình thức thể hiện bài dạy chưa phù hợp nên giảm hiệu quả Do đó, chỉ có những GV hứng thú, tích cực tự tìm hiểu trên cơ sở được đào tạo về CNTT mới thường xuyên ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn và khá hiệu quả. Cô N.T.T.T - Hiệu phó trường mầm non tại Hóc Môn cũng cho biết lí do tương tự khi đánh giá về mức độ kỹ năng đội ngũ GV tại trường: “Việc ứng dụng CNTT trong dạy học mầm non tại đơn vị còn ít, chỉ một vài GV thực hiện được. Đa số GV thường sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. Lý do các GV không nắm vững kiến thức và kỹ năng chuẩn bị bài trình chiếu đa phương tiện, ngại tìm hiểu và không chú trọng thời gian để chuẩn bị giáo án và trò chơi có ứng dụng CNTT”. Một nhận định khác cũng có lí do tương tự: “Kiến thức về CNTT của nhiều GVMN còn hạn chế, đặc biệt là những GV đã có tuổi đời hoạt động cao, ngại thay đổi và gặp khó khăn trong việc học cái mới” (cô D.T.D.C - Hiệu phó trường mầm non tại quận 6). Tuy phải trải qua hai khóa học về tin học (cơ bản và ứng dụng trong dạy học) nhưng vì nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan khiến cho kỹ năng sử dụng phần mềm của GVMN chưa được thuần thục hoặc quên cách thực hiện. Điều này khiến GV e ngại khi ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn. Việc thiết kế sản phẩm mất nhiều thời gian, sản phẩm thiết kế kém chất lượng Những hạn chế này lại tiếp tục tác động khiến GV trở nên e ngại ứng dụng CNTT hơn nên kỹ năng sử dụng phần mềm tiếp tục không được trau dồi, rèn luyện. Do đó, “kỹ năng sử dụng phần mềm còn hạn chế” là nguyên nhân quan trọng tác động đến kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD của GVMN. Ngoài ra, “thiếu cơ sở dữ liệu điện tử” cũng gây cản trở cho GVMN vì thiếu các hình ảnh, phim hay âm thanh phù hợp với ý tưởng thiết kế, không đòi hỏi chỉnh sửa nhiều sẽ khiến GV mất nhiều thời gian tìm kiếm hoặc tạo ra, sản phẩm tạo ra đôi khi không đạt yêu cầu dẫn đến sản phẩm thiết kế cho trẻ không đạt hiệu quả. Điều này sẽ tác động đến tâm lý của GVMN, khiến GV ngần ngại hơn trong việc ứng dụng CNTT nên kỹ năng này không được trau dồi. 85 “Thiếu thiết bị” lại không phải nguyên nhân chính với tỉ lệ lựa chọn 36.00%. Vì như đã nêu, tuy tình trạng thiếu máy móc tại các trường mầm non vẫn còn nhưng bản thân GV đều có thể tự trang bị máy tính và thực hành. Do đó, thiếu thiết bị không hoàn toàn là nguyên nhân khiến kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD của GVMN bị hạn chế. Cuối cùng, tuy chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng 7.70% GV không nhận thấy hoạt động này hữu ích nên không ứng dụng CNTT, không rèn luyện kỹ năng ứng dụng CNTT khiến kỹ năng này không có hoặc chưa tốt cũng cần được quan tâm tác động. Mặc dù chỉ có rất ít GV lựa chọn nguyên nhân này nhưng qua phân tích thực trạng có thể thấy. Tỷ lệ này thực tế cao hơn. Quan điểm trên có thể do hiểu biết chưa đầy đủ và đúng về ứng dụng CNTT, chưa thực sự cảm nhận được giá trị của ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ nên không tích cực, chủ động tham gia. Việc bồi dưỡng về kiến thức liên quan cũng như tăng cơ hội tiếp cận các HĐGD có ứng dụng CNTT cho GV rất cần thiết. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng tuy có nội dung về tin học nhưng cung cấp chưa đầy đủ hoặc chưa gắn kết với việc sử dụng phần mềm trong thực tế và trong chuyên môn của GVMN, chưa chú trọng hướng dẫn các vấn đề như quy chuẩn trình bày một tập tin văn bản, bài trình chiếu; cách thức gửi thư điện tử đúng, kỹ thuật tìm kiếm và lưu trữ thông tin. Ngoài ra, chương trình học tin học lấy chứng chỉ tin học cơ bản tập trung chủ yếu vào kỹ năng sử dụng phần mềm Excel, nội dung về phần mềm Word và Powerpoint chưa được triển khai sâu, trái ngược với nhu cầu sử dụng của GVMN trong thực tế. Mặt khác, tuy GV được bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm Powerpoint khi học chứng chỉ “Tin học ứng dụng trong dạy học” nhưng các kỹ thuật được hướng dẫn phù hợp để thiết kế bài dạy cho học sinh các cấp, ít gắn kết với đặc thù ngành GDMN. Có thể nói có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến kỹ năng ứng dụng CNTT của GVMN. Nguyên nhân lớn nhất liên quan đến ý tưởng thiết kế như: thiếu ý tưởng và khó khăn trong việc liên kết ý tưởng với kỹ thuật thiết kế. Các nguyên nhân khác bao gồm: áp lực công việc, thiếu thông tin, kiến thức về ứng dụng CNTT trong GDMN và kỹ năng sử dụng phần mềm hạn chế, thiếu cơ sở dữ liệu điện tử. Việc tác động đến những nguyên nhân này sẽ góp phần khắc phục thái độ phủ nhận việc ứng dụng CNTT 86 trong GDMN của 7.70% GVMN, đồng thời nâng cao kỹ năng này cho GV nói chung. Kết quả này so với kết quả khảo sát GVMN ở một số tỉnh thành khác cũng có sự tương ứng. Biểu đồ 2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng ứng dụng CNTT của GVMN tại Tp. Hồ Chí Minh so với GVMN ở các tỉnh thành khác Biểu đồ trên cho thấy “Thiếu ý tưởng” cũng là nguyên nhân lớn nhất tác động đến kỹ năng ứng dụng CNTT của GVMN ở các tỉnh thành khác với 90.2% (ít hơn Tp. Hồ Chí Minh 2.3%). Các nguyên nhân khác như “Gặp khó khăn trong liên kết ý tưởng với kỹ thuật thiết kế” , “Thiếu thông tin kiến thức liên quan” , “Thiếu cơ sở dũ liệu điện tử”, “Thiếu thiết bị” có tỉ lệ tương đương với Tp. Hồ Chí Minh. Chỉ có nguyên nhân “Kỹ năng sử dụng phần mềm hạn chế” thì ở các tỉnh thành khác cao hơn đến 19.5%, hoàn toàn hợp lý do điều kiện cơ sở vật chất cũng như tốc độ phát triển CNTT tại các địa phương (trừ Hà Nội) còn chậm hơn so với Tp. Hồ Chí Minh dẫn đến việc nhu cầu cũng như cơ hội ứng dụng CNTT của GVMN tại các tỉnh lân cận còn ít, cơ hội rèn luyện chưa nhiều. Bên cạnh đó, so với GV tại Tp. Hồ Chí Minh, áp lực công việc cũng có tác động nhiều nhưng tỉ lệ lựa chọn thấp hơn Tp. Hồ Chí Minh 23%. Điều này có thể do ở một số tỉnh, GVMN chỉ làm việc một buổi hoặc ít trẻ hay ít hoạt động thi đua hơn so với Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì thời gian và công sức GVMN cống hiến cho nghề chiếm phần lớn trong ngày, ít nhiều đều sẽ ảnh hưởng đến hứng thú, sự quan tâm và đầu tư rèn luyện kỹ năng ứng dụng CNTT. 36 60.7 63.5 72.4 86 89 92.3 28.3 71.0 83.0 75.1 63.0 84.4 90.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Thiếu thiết bị Thiếu cơ sở dữ liệu điện tử Kĩ năng sử dụng phần mềm hạn chế Thiếu thông tin, kiến thức liên quan Áp lực công việc Gặp khó khăn trong việc liên kết ý tưởng và Thiếu ý tưởng Các tỉnh thành khác Tp.HCM 87 2.2.3. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo viên mầm non Việc khảo sát được thực hiện trên phiếu thăm dò (phụ lục 2) với 531 GVMN (số GVMN còn lại chưa từng tham gia hoạt động bồi dưỡng về ứng dụng CNTT). Ngoài ra, để có thêm thông tin định tính, luận án còn thực hiện phỏng vấn với 65 GVMN và 25 cán bộ quản lý trường mầm non. Kết quả cho thấy, từ những năm 2009 đến nay, GVMN đã tham gia các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong GDMN sau: Bảng 2.6. Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT GVMN đã tham gia TT Nội dung bồi dưỡng Mục tiêu bồi dưỡng Hình thức bồi dưỡng 1 Module 32 - Thiết kế và sử dụng giáo án điện tử theo Thông tư 36/2011/TT-BGDĐT(theo chương trình của Bộ GD&ĐT) Trang bị kiến thức về khái niệm giáo án điện tử, vai trò của giáo án điện tử trong đổi mới GDMN; Kỹ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử. GVMN tự học, Ban Giám hiệu kiểm tra. 2 Tập huấn sử dụng phần mềm lập kế hoạch giáo dục Mindjet Manager, Edubot (theo chương trình của phòng GD&ĐT) Hướng dẫn GVMN sử dụng phần mềm để lập kế hoạch giáo dục. Tập trung tại chỗ 3 Phần mềm lập khẩu phần dinh dưỡng (theo chương trình của phòng GD&ĐT) Hướng dẫn cán bộ quản lý cách thức lập khẩu phần dinh dưỡng bằng phần mềm. Tập trung tại chỗ 4 Phần mềm tuyển sinh đầu cấp, phần mềm thu học phí (theo chương trình của phòng GD&ĐT) Hướng dẫn GVMN sử dụng phần mềm trong công tác quản lý nhóm, lớp. Tập trung tại chỗ 5 Phần mềm Powerpoint - Activ Inspire (theo nhu cầu của trường, Ban Giám hiệu hoặc mời chuyên gia về hướng dẫn) Hướng dẫn GVMN thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện. Tập trung tại chỗ 88 6 Phầm mềm cắt - ghép phim ảnh (theo nhu cầu của trường, Ban Giám hiệu hoặc mời chuyên gia về hướng dẫn) Hướng dẫn GVMN sử dụng phần mềm tạo phim, ảnh theo yêu cầu của công tác chuyên môn. Tập trung tại chỗ 7 Phần mềm trò chơi Kidsmart, Quả táo mầu nhiệm... (theo nhu cầu của trường, Ban Giám hiệu hoặc mời chuyên gia về hướng dẫn) Hướng dẫn GVMN sử dụng phần mềm trong giờ hoạt động góc hoặc giờ học trên lớp. Tập trung tại chỗ 8 Khai thác các ứng dụng phục vụ hoạt động trực tuyến (theo nhu cầu của trường, Ban Giám hiệu hoặc mời chuyên gia về hướng dẫn) Hướng dẫn GVMN khai thác các nguồn học liệu trực tuyến, sử dụng mạng xã hội trong các hoạt động nghiệp vụ giáo dục, khai thác và ứng dụng các nguồn bài giảng trực tuyến. Tập trung tại chỗ, trực tuyến 9 Tin học cơ bản (theo nhu cầu cá nhân) Trang bị cho GVMN khả năng sử dụng các phần mềm văn phòng. Tập trung tại chỗ (Trung tâm tin học), học riêng với giảng viên 10 Ứng dụng CNTT trong dạy học (theo nhu cầu cá nhân) Trang bị cho GVMN khả năng thiết kế các bài trình chiếu đa phương tiện. Bảng 2.6 cho thấy các chương trình bồi dưỡng liên quan đến kỹ năng ứng dụng CNTT trong GDMN hiện nay bao gồm tập huấn chuyên môn, tự bồi dưỡng tại cơ sở, tham gia các lớp tin học ở trung tâm CNTT. Tuy nhiên, các buổi tập huấn hay lớp học ở trung tâm tin học thường chủ yếu hướng dẫn sử dụng một phần mềm cụ thể nào đó, không đi sâu vào hướng dẫn cách thiết kế HĐGD cho trẻ với phần mềm đó nên hiệu quả không cao. Do đó, về tổng thể, dù là tự bồi dưỡng hay được bồi dưỡng về kỹ năng CNTT thì GVMN vẫn cho rằng các hoạt động này chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Đánh giá cụ thể như sau (mức điểm tối đa cho mỗi nội dung đánh giá là 4.00 điểm, tối thiểu là 0.00 điểm): 89 Bảng 2.7. Đánh giá về tập huấn theo nhu cầu, theo chương trình của phòng GD&ĐT về phần mềm lập kế hoạch, khẩu phần (Tập huấn 1) (N = 531) TT Tập huấn theo nhu cầu, theo chương trình Mức độ của hiệu quả (người) Điểm trung bình �̅� Nội dung đánh giá 1 2 3 4 5 1 Thời gian học phù hợp (vừa đủ để thẩm thấu và rèn luyện) 16 106 186 147 76 2.30 2 Thời điểm học hợp lý (không vào thời điểm mệt mỏi do công việc) 5 75 197 161 93 2.50 3 Nội dung học gợi mở nhiều ý tưởng, hướng vận dụng bám sát thực tế 2 54 202 166 105 2.60 4 Tài liệu học tập rõ ràng, dễ hiểu, cung cấp đầy đủ về thông tin 12 86 194 156 83 2.40 5 Có thời gian tự học với tài liệu (đọc trước, tự nghiên cứu) 169 187 99 47 29 1.20 6 Được thực hành cá nhân trên máy nhiều 169 187 99 47 29 1.50 7 Được hợp tác nhóm để làm sản phẩm 11 109 186 149 76 2.32 8 Được giải đáp thắc mắc ngay và dễ hiểu 0 45 185 187 114 2.70 9 Người hướng dẫn vừa hiểu về GDMN vừa thành thạo về CNTT 110 130 156 79 56 1.70 10 Được tham khảo nhiều sản phẩm minh họa 509 22 0 0 0 0.00 Bảng 2.7 cho thấy chương trình tập huấn có mức điểm dao động từ 0.00 - 2.70. Trong đó, “Được giải đáp thắc mắc ngay và dễ hiểu” có mức điểm cao nhất (2.70), tiếp đến là nội dung bồi dưỡng (2.60) và thời điểm học (2.50). Với các chương trình này, việc tham khảo nhiều sản phẩm có điểm trung bình bằng 0.00 vì thực tế, người tập huấn chỉ đưa ra một bảng kế hoạch hoặc thực đơn sau đó tiến hành hướng dẫn. Hơn nữa, những chương trình tập huấn thường không tổ chức ở phòng máy nên cơ hội thao tác trên máy tính tùy thuộc vào điều kiện tại từng cơ sở, do đó điểm đánh giá cho nội dung này cũng khá thấp (1.50). Điểm trung bình của các chương trình tập huấn theo nhu cầu, theo chương trình của phòng Giáo dục và Đào tạo về phần mềm lập kế hoạch, khẩu phần là 1.90/4.00. 90 Bảng 2.8. Đánh giá về tập huấn theo nhu cầu về các phần mềm thiết kế HĐGD (Tập huấn 2) (N = 123) TT Tập huấn nhu cầu về các phần mềm thiết kế HĐGD Mức độ của hiệu quả (người) Điểm trung bình �̅� Nội dung đánh giá 1 2 3 4 5 1 Thời gian học phù hợp (vừa đủ để thẩm thấu và rèn luyện) 2 17 68 32 9 2.30 2 Thời điểm học hợp lý (không vào thời điểm mệt mỏi do công việc) 0 12 58 36 17 2.47 3 Nội dung học gợi mở nhiều ý tưởng, hướng vận dụng bám sát thực tế 13 22 48 31 9 2.00 4 Tài liệu học tập rõ ràng, dễ hiểu, cung cấp đầy đủ về thông tin 11 22 45 34 11 2.10 5 Có thời gian tự học với tài liệu (đọc trước, tự nghiên cứu) 21 19 51 27 5 1.80 6 Được thực hành cá nhân trên máy nhiều 6 29 40 35 13 2.16 7 Được hợp tác nhóm để làm sản phẩm 0 15 64 34 10 2.32 8 Được giải đáp thắc mắc ngay và dễ hiểu 11 24 45 34 9 2.05 9 Người hướng dẫn vừa hiểu về GDMN vừa thành thạo về CNTT 9 49 44 15 6 1.67 10 Đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_boi_duong_ky_nang_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong.pdf
  • docxNHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN.docx
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.pdf
Tài liệu liên quan