Luận án Bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh quân đội Nhân dân Lào hiện nay

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

9

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án

9

1.2. Các công trình nghiên cứu ở Lào có liên quan đến đề tài luận án 20

1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu 28

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP, TÁC PHÔNG CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘ ĐẠI ĐỘI Ở CÁC ĐẢNG BỘ TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO

32

2.1. Bí thư chi bộ đại đội và phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào

32

2.2. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào 66

Chương 3 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP, TÁC PHONG CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘ ĐẠI ĐỘI Ở CÁC ĐẢNG BỘ TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO

82

3.1. Thực trạng bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào

82

3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào

98

Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP, TÁC PHONG CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘ ĐẠI ĐỘI Ở CÁC ĐẢNG BỘ TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

111

4.1. Những yêu tố tác động và yêu cầu tăng cường bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay

111

4.2. Những giải pháp tăng cường bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay

124

KẾT LUẬN 164

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 166

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167

PHỤ LỤC 178

 

doc193 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh quân đội Nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71,8% đánh giá hình thức, biện pháp bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ đạt kết quả tốt, 24% đánh giá ở mức cơ bản tốt nhưng chưa toàn diện [phụ lục 2]. Bên cạnh đó, các trung đoàn cũng rất coi trọng hình thức bồi dưỡng tại chức, thông qua bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, thống nhất các vấn đề về thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo quy định, hướng dẫn của TCCT và của cấp trên; bồi dưỡng, hướng dẫn các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, cách thức tổ chức, phương pháp, tác phong của BTCBĐĐ trong tổ chức và tiến hành các mặt hoạt động CTĐ, CTCT. bồi dưỡng thông qua các hoạt động thực tiễn; cấp trên bồi dưỡng cấp dưới; thông qua việc thực hiện chế độ báo cáo công tác tuần, tháng và trong các nhiệm vụ; thông qua sinh hoạt các tổ chức đảng, tổ chức quần chúng và sinh hoạt đôn vị, nhất là hoạt động sơ kết, tổng kết, sơ kết, rút kinh nghiệm; qua giao ban, bình xét, khen thưởng hàng năm, học chuyên đề, hội thi, tọa đàm, giao lưu, hoạt động thi đua. Kết quả bồi dưỡng năm 2021 về PP, TPCT của BTCBĐĐ ở đảng bộ TĐBB 201, sư đoàn 2 cho thấy có 20% xuất sắc, 56% giỏi và 24% khá [phụ lục 17]. Qua điều tra, khảo sát thì việc bồi dưỡng, tập huấn và rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ là hình thức bồi dưỡng đem lại hiệu quả thiết thực. Vừa qua, trong bồi dưỡng, thực hiện cấp trên bồi dưỡng cho cấp dưới, bồi dưỡng lẫn nhau và tự bồi dưỡng. Các đơn vị thường lấy người thực, việc thực để bồi dưỡng cho đội ngũ BTCBĐĐ. “Cầm tay chỉ việc” đã trở thành phương pháp chủ yếu nhất, được vận dụng thường xuyên trong hoạt động bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ. Một hoạt động bồi dưỡng riêng thường xuyên diễn ra là sau khi kiểm tra, thủ trưởng đơn vị thường nhận xét, rút kinh nghiệm trực tiếp với BTCB ĐĐ. Việc chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, biện pháp khắc phục điểm yếu và chỉ rõ những việc cần làm trong thời gian tới để phát huy ưu điểm, đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với việc bồi dưỡng PP, TPCT cho BTCBĐĐ. Ba là, thông qua bồi dưỡng, PP, TPCT của BTCBĐĐ có chuyển biến rõ rệt; đại bộ phận bí thư hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, có uy tín ngày càng cao. Phần lớn BTCBĐĐ các đảng bộ TĐBB có PP, TPCT tốt, gương mẫu trong lối sống, sinh hoạt; trung thực, giản dị, ham học hỏi, cầu tiến bộ, thực sự là hạt nhân đoàn kết trong đơn vị, có thái độ, trách nhiệm cao trong công tác, gắn bó với đơn vị, gắn bó với bộ đội. Qua khảo sát thực tế nhận thấy, nhìn chung BTCBĐĐ thường xuyên nắm chắc nội dung, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vi Hản; đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, nghị quyết của đảng bộ trung, sư đoàn, của chi bộ đại đội, luôn giương cao ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, đặt lợi ích của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết, luôn đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân để xem xét, giải quyết mọi vấn đề, kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai; luôn chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; gắn bó với tập thể, biết dựa vào sức mạnh của tập thể cấp ủy, chi bộ để hoàn thành nhiệm vụ. Qua khảo sát thực tế đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của BTCBĐĐ các đảng bộ TĐBB năm 2022, có 14% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 80% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 06% hoàn thành nhiệm vụ [ Phụ lục 2 ]. Tận tình giúp đỡ đồng chí, đồng đội trong công tác, phát huy ưu điểm, tích cực sửa chữa khuyết điểm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Tích cực đổi mới nội dung, tìm tòi biện pháp thực hiện dân chủ trong sinh hoạt đảng; tạo không khí phấn khởi, hăng hái, sáng tạo trong công tác. Thường xuyên rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực công tác, sâu sát, cụ thể, tỉ mỉ, nêu cao tính đấu tranh tự phê bình và phê bình; lắng nghe, tiếp thu và học hỏi đồng chí, đồng đội và cấp dưới. Trong công tác, BTCBĐĐ thường xuyên nắm chắc tình hình mọi mặt của chi bộ và đơn vị, chủ động xây dựng kế hoạch trong lãnh đạo hoạt động thực tiễn có hiệu quả đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, luôn phát huy sức mạnh của tập thể trong thực hiện nhiệm vụ. Bảo đảm cho chi bộ đại đội hoạt động đúng chức năng, đạt hiệu quả cao. Bí thư chi bộ đại đội luôn nắm chắc và vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp hoạt động của công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách, làm tốt công tác giáo dục, vận động, thuyết phục từng người, từng bộ phận, từng tổ chức và toàn đơn vị. Trên cơ sở đường lối chính trị, quân sự của Đảng, các nghị quyết của các đảng bộ trung, sư đoàn và nghị quyết của chi bộ, BTCBĐĐ dùng chân lý, lẽ phải, bằng hành động gương mẫu của bản thân mình để động viên, giáo dục, thuyết phục cán bộ, đảng viên, chiến sỹ trong đơn vị; quan tâm giải quyết những vướng mắc về tình cảm, tâm tư trong đời sống hàng ngày của cán bộ, chiến sỹ. Phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân, nói đi đôi với làm, giữ vững các chuẩn mực trong công tác, sinh hoạt để quần chúng tin tưởng và noi theo. Kiên quyết chống mọi biểu hiện chủ quan, nóng vội, định kiến cá nhân, quân phiệt, cưỡng bức, có hành vi thô bạo trong giáo dục, thuyết phục quần chúng. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm 2021 của BTCBĐĐ ở đảng bộ TĐBB 401, Sư đoàn bộ binh 4 cho thấy có 50% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 31,81% đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, 18,18 hoàn thành nhiệm vụ [phụ lục 15]. Trước những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường và những tác động tiêu cực trong đời sống xã hội, tuyệt đại đa số BTCBĐĐ ở các đảng bộ TĐBB vẫn giữ được phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống trung thực, trong sáng, giản dị; có thái độ, phương pháp xem xét và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm, giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; sống chan hòa, giàu tình nghĩa, gương mẫu trong lời nói và việc làm, đề cao giá trị văn hóa tinh thần, tôn trọng tình đồng chí, đồng đội; luôn quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của đơn vị. Vì vậy, uy tín của BTCB ĐĐ ngày càng tăng. 3.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm Một là, nhận thức, trách nhiệm và năng lực của một số cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị về bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ ở các đảng bộ TĐBB có mặt còn hạn chế Điều này thể hiện ở sự quan tâm của một số cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị các cấp đối với việc bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ chưa thực sự đúng mức, thường xuyên. Ở một vài nơi công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục khâu yếu, mặt yếu đối với công tác bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ. Một số thủ trưởng đơn vị còn biểu hiện phó mặc cho cấp ủy và cơ quan chuyên môn. Qua trao đổi với cán bộ các đơn vị cho thấy, trong nhận thức, thái độ, trách nhiệm của người chủ trì về việc bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ, ở một vài đơn vị đã xuất hiện tình trạng “thái quá”; biểu hiện ở chỗ, nhiều cấp cho rằng, đội ngũ BTCBĐĐ hiện nay “còn yếu”, nên phải thường xuyên “kèm cặp”, dẫn đến thái độ và phương pháp chưa thật đúng, cách thức bồi dưỡng còn mang tính áp đặt, gò ép, mệnh lệnh, nên đã ít nhiều tạo ra trạng thái thụ động, tự ty trong tự học, tự rèn; mà vốn dĩ đặc điểm tâm lý chung của phần lớn BTCBĐĐ trong QĐND Lào do nguồn gốc xuất thân và bản sắc dân tộc nên có sự mặc cảm, tự ti và thụ động. Nếu thủ trưởng cấp trên mà dùng mệnh lệnh, áp đặt, sẽ làm tăng thêm “sức ỳ”, “lực cản” trong bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ. Một số cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị các cấp chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò bồi dưỡng PP, TPCT và ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ ở các đảng bộ TĐBB; còn có biểu hiện đánh giá thấp và thiếu quan tâm đến đội ngũ này, không thấy hết trách nhiệm trong bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ. Còn có đơn vị coi bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ là công việc của cơ quan chính trị, không quan tâm, đầu tư, do đó thiếu những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ. Một số cơ quan chính trị ở các đảng bộ TĐBB thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất còn hạn chế, chưa kịp thời đề xuất với cấp ủy đảng, những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo về nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ, do vậy công tác tổ chức bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ còn hạn chế. Kết quả điều tra còn có 20% ý kiến cho rằng nguyên nhân làm hạn chế về PP, TPCT của BTCBĐĐ là do nhận thức, trách nhiệm kém [Phụ lục 2]. Ý thức trách nhiệm của một số cấp uỷ đối với bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ chưa đầy đủ, thường xuyên, do chưa thấy hết vị trí, vai trò của đội ngũ BTCBĐĐ và việc bồi dưỡng PP, TPCT cho đội ngũ này; chưa chủ động trong xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ thuộc diện quản lý của cấp mình. Một số cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị chưa nhận thức đầy đủ và phát huy trách nhiệm của mình đối với công tác bồi dưỡng, tham mưu, đề xuất với cấp uỷ về nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng. Nhận thức, trách nhiệm, năng lực của một số cấp uỷ, chỉ huy cấp trên chưa thật sự đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng PP, TPCT cho BTCBĐĐ, họ cho rằng, bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ là trách nhiệm của cơ quan chính trị các cấp. Trên thực tế một số cấp uỷ, chỉ huy cấp trên chưa chủ động trong bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ BTCB ĐĐ cấp dưới một cách thường xuyên. Cá biệt có cán bộ chủ trì chưa thật sự mẫu mực trong lối sống, sinh hoạt, duy trì chưa nghiêm túc các chế độ nề nếp lãnh đạo, quản lý đơn vị. Phương pháp xử lý, giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn đơn vị có lúc có nơi còn lúng túng, sức thuyết phục chưa cao. Những thiếu sót đó làm giảm chất lượng hiệu quả lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đơn vị, đồng thời không có tác dụng bồi dưỡng PP, TPCT cho BTCBĐĐ. Qua điều tra, khảo sát cho thấy 21% số ý kiến được hỏi cho rằng bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ còn thiếu tính kế hoạch, chủ động, linh hoạt, sáng tạo; 22% ý kiến cho rằng bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ còn thiếu tính sâu sát, cụ thể, tỉ mỉ [phụ lục 2]. Ngoài ra, một số cấp ủy, thủ trưởng cấp trên còn có quan niệm BTCBĐĐ đã được đào tạo, bồi dưỡng tại các nhà trường, học viện trong quân đội nên có đầy đủ phẩm chất, trình độ, năng lực và PP, TPCT đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ BTCBĐĐ, không cần phải bồi dưỡng, bổ sung, hoàn thiện. Nếu phải tiếp tục bồi dưỡng PP, TPCT thì đó là trách nhiệm của từng đồng chí bí thư chi bộ chưa thấy hết vị trí, vai trò quan trọng của tập thể cấp ủy, chi bộ trong bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ. Hai là, một số nội dung, hình thức, biện pháp và công tác bảo đảm hoạt động bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ trong các đảng bộ TĐBB chưa đáp ứng yêu cầu, làm hạn chế đến kết quả bồi dưỡng Hiện nay, công tác bồi dưỡng PP, TPCT cho BTCBĐĐ đã tiến hành có nề nếp, cấp uỷ, tổ chức đảng và cơ quan chức năng đã có nhiều chủ trương biện pháp đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng cho BTCBĐĐ. Tuy vậy ở một số cấp uỷ, tổ chức chỉ huy đơn vị quán triệt nội dung này chưa sâu sắc, triển khai còn chậm, hiệu quả đạt được chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chức trách của BTCBĐĐ. Việc xác định nội dung, hình thức, chương trình bồi dưỡng có lúc, có nơi chưa khoa học, thiếu cụ thể, còn chạy theo hình thức, chưa chú trọng vào những mặt yếu, hạn chế của BTCBĐĐ, việc tổng kết kiểm tra đánh giá kết quả còn ở chừng mực nhất định. Trong bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ nội dung chưa toàn diện, chưa chú trọng bồi dưỡng kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, trong quản lý, chỉ huy tổ chức huấn luyện, chưa bám sát phương châm yếu mặt nào, bồi dưỡng mặt đó, hình thức, biện pháp tiến hành chưa phong phú, đa dạng và đổi mới cho phù hợp với BTCBĐĐ. Do đó, chất lượng hiệu quả công tác bồi dưỡng PP, TPCT cho BTCBĐĐ ở một số đơn vị chưa cao. Một số đảng bộ TĐBB xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng còn chưa khoa học, chưa thật tập trung vào những mặt yếu khâu yếu. Nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện, chưa quan tâm đúng mức bồi dưỡng những mặt còn hạn chế như kiến thức kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ thông tin, ngoại ngữ, kiến thức PP, TPCT; tác phong làm việc, kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp. Hình thức, biện pháp bồi dưỡng còn chưa đa dạng, phong phú và sát hợp với đặc điểm từng đối tượng, từng đơn vị. Quá trình bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ mới chỉ chú ý đến kế hoạch, chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả. Quan tâm quản lý kiểm tra, giáo dục động viên quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ ở một số đơn vị còn hạn chế. Hình thức bồi dưỡng thông qua giao ban, hội họp, nhận xét cán bộ còn mang tính hành chính chưa phát huy hết được tinh thần dân chủ. Chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong quá trình bồi dưỡng. Công tác kiểm tra, sơ kết đánh giá chất lượng hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ có làm, song chưa thường xuyên còn mang tính hình thức, chưa gắn trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân tổ chức. Bảo đảm cơ sở vật chất cho nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng cán bộ hàng năm còn hạn chế, nhất là các đơn vị khung rút gọn; thiết bị vật tư phục vụ cho công tác, thực hiện nhiệm vụ và hoạt động bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ ở các đảng bộ TĐBB chưa đầy đủ. Kết quả điều tra còn có 20% ý kiến đánh giá nội dung bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ ở các đảng bộ TĐBB hiện nay chưa toàn diện; 2,4% đánh giá còn nhiều bất cập [ Phụ lục 2]. Một số đơn vị trong quá trình tiến hành nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng PP, TPCT còn thiếu trọng điểm và sát hợp với BTCBĐĐ. Vì vậy, nội dung bồi dưỡng thường rơi vào tình trạng chung chung, chưa bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị; hình thức, biện pháp bồi dưỡng chưa sáng tạo, linh hoạt; công tác quản lý quá trình bồi dưỡng có mặt chưa chặt chẽ và vẫn còn tình trạng đường mòn, lối cũ, chưa cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với thực tế, chưa chọn được khâu đột phá, lựa chọn nội dung mới phù hợp với sự phát triển của BTCBĐĐ và tình hình thực tế. Có đơn vị, nội dung bồi dưỡng còn dàn trải, chưa tập trung bám sát vào những nội dung về phong cách và PP, TPCT; chưa tập trung vào những nội dung then chốt, trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của BTCBĐĐ. Nội dung bồi dưỡng PP, TPCT trong từng thời gian cụ thể, chưa gắn chặt với hoạt động thực tiễn; chưa thật chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho BTCBĐĐ, nhất là kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội, chưa hướng mạnh vào bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách, lối sống của BTCBĐĐ. Hình thức, biện pháp bồi dưỡng PP, TPCT mới chỉ chú ý kết quả bồi dưỡng đạt được mà chưa quan tâm đến làm ra sao, bằng cách gì đạt được kết quả đó. Phương châm “yếu mặt nào, bồi dưỡng mặt đó” tuy được quán triệt tương đối nghiêm túc, nhưng khâu vận dụng và tổ chức thực hiện còn thiếu chủ động, sáng tạo. Kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết về công tác bồi dưỡng PP, TPCT có đơn vị làm nhưng chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức, chưa gắn trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, tổ chức hoặc làm sơ sài, thậm chí chưa làm. Việc quan tâm, phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn trong lựa chọn nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ đôi lúc, đôi nơi chưa còn thiếu nhịp nhàng. Một số nội dung, biện pháp bồi dưỡng có phần chưa sát với khả năng, đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ của BTCBĐĐ. Kết quả điều tra còn có 4,2% ý kiến đánh giá hình thức, phương pháp bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ chưa phù hợp [ Phụ lục 2]. Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ, việc chỉ đạo, quản lý điều hành, hướng dẫn của một số cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị thiếu nhạy bén, kịp thời. Khi đề ra các biện pháp bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ đã xem nhẹ việc giáo dục, động viên về tinh thần; chỉ thiên về biện pháp hành chính. Một số cấp ủy, cán bộ chủ trì còn thiếu dân chủ, công bằng trong đánh giá nhận xét BTCBĐĐ “yêu ai nên tốt, ghét ai nên xấu” đã tạo ra dị nghị, thắc mắc trong đơn vị. Ba là, PP, TPCT của BTCBĐĐ ở các đảng bộ TĐBB còn những hạn chế, một số chưa tích cực tự giác học tập, rèn luyện, kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ chưa cao Trong chi bộ đại đội ở các đảng bộ TĐBB vẫn còn một bộ phận BTCBĐĐ vẫn còn có biểu hiện giáo điều, dập khuôn, máy móc trong quán triệt tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của trên. Ở một số BTCBĐĐ tác phong làm việc tùy tiện, thiếu tính khoa học trong công tác, xử lý, giải quyết các vụ việc còn biểu hiện cảm tính, chủ quan, thiếu sâu sát, cụ thể, thậm chí có việc còn vi phạm qui chế, quy định. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy có BTCBĐĐ chưa xây dựng kế hoạch làm việc tuần, tháng cụ thể. BTCBĐĐ có lúc, có nơi chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng, dựa dẫm vào tập thể, thiếu tính quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ của một số BTCBĐĐ còn hạn chế, chưa cao. Trong công tác một số BTCBĐĐ có biểu hiện tác phong tự do, tùy tiện trong làm việc, cửa quyền, gia trưởng, mưu cầu lợi ích cá nhân, chưa thực sự tôn trọng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, né tránh trách nhiệm cá nhân; chưa gắn kết được lý luận với thực tiễn, có lúc có nơi giữa lời nói và việc làm không thống nhất. Làm việc còn thiếu tính kế hoạch, phân công phân nhiệm không rõ ràng; xây dựng và thực hiện kế họach CTĐ, CTCT chưa thực sự khoa học, hợp lý giữa thời gian và nội dung. Tác phong giải quyết công việc còn thiên về mệnh lệnh hành chính, chưa chú trọng đúng mức công tác giáo dục, thuyết phục, nêu gương. Trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn biểu hiện chồng chéo, bao biện làm thay; số ít BTCBĐĐ còn chưa phân biệt rõ ràng về chức trách, quyền hạn của người thủ trưởng chính trị đại đội và chức trách quyền hạn của người cán bộ lãnh đạo với cương vị bí thư chi bộ; phẩm chất, năng lực và PP, TPCT có đồng chí chưa ngang tầm vai trò, vị trí của người thủ trưởng chính trị ở đơn vị. Báo cáo chính trị với Đại hội Đại biểu Sư đoàn bộ binh 5 QĐND Lào lần thứ V đã chỉ rõ: “ Nhận thức của một bộ phận thủ trưởng chính trị có lúc có nơi chưa đầy đủ, chậm đổi mới tư duy, vẫn làm theo nếp cũ, phân công trách nhiệm có lúc chưa rõ dàng. Một số thủ trưởng chính trị chưa hiểu rõ vai trò chủ trì trong công tác, thiếu chủ động trong triển khai nhiệm vụ cho cấp dưới” [112, tr. 3]. Một số BTCBĐĐ còn yếu kém trong việc nắm hiểu thực chất những nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vi Hản hạn chế về phương pháp tư duy khoa học, một bộ phận BTCBĐĐ có biểu hiện tư duy đơn giản, phương pháp tư duy thiếu nhậy bén sắc xảo, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát tổng kết thực tiễn còn hạn chế. Phương pháp tiến hành công tác tư tưởng, công tác tổ chức có lúc chưa thực sự sáng tạo; kết quả tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT trong một số nhiệm vụ hiệu quả còn thấp. Còn thiếu kỹ năng sống, lúng túng, thiếu chủ động linh hoạt trong giải quyết tình huống vụ việc phát sinh ngoài dự kiến trong huấn luyện, diễn tập, cơ động thực hiện nhiệm vụ chống bạo loạn, phòng chống thiên tai, dịch họa, cũng như trong thực hiện nhiệm vụ thường xuyên tại đơn vị. Một số BTCBĐĐ còn thiếu chủ động phối hợp trong công tác, chưa thực sự thống nhất, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau để giải quyết hài hòa các mối quan hệ, có lúc còn biểu hiện tính đồng thuận chưa cao trong một số cấp ủy chi bộ đại đội, ảnh hưởng tới hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, một số BTCBĐĐ chưa chủ động thường xuyên trao đổi với thủ trưởng đại đội. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Sư đoàn bộ binh 2 QĐND Lào lần thứ V đánh giá: “ Việc giải quyết mối quan hệ công tác giữa BTCBĐĐ bộ binh với thủ trưởng quân sự cùng cấp ở một số đơn vị chưa thật hài hòa, chưa kịp thời trao đổi, thông báo cho nhau nắm được các chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh, nhiệm vụ trên giao, do đó chất lượng hiệu quả CTĐ, CTCT, hiệu lực của người chỉ huy có đơn vị chất lượng chưa cao” [111, tr. 8 ]. Ngoài ra, vẫn còn một số BTCBĐĐ chưa hiểu đúng và hiểu đầy đủ bản chất, nội dung của bồi dưỡng PP, TPCT, còn biểu hiện ngại khó, ngại khổ trong học tập rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực và PP, TPCT. Qua thực tiễn công tác và khảo sát, tìm hiểu ở một số đơn vị tác giả nhận thấy; còn một số BTCB ĐĐ chưa thực sự gắn bó gần gũi với cán bộ và chiến sĩ, thiếu gương mẫu trong sinh họat, nói không đi đôi với làm; ít xem thời sự và đọc sách báo, lười học lý luận chính trị, ngại thể dục thể thao, chưa khiêm tốn, cần kiệm, uy tín không cao, không thực sự là trung tâm đoàn kết trong đơn vị, không là hình mẫu tiêu biểu về PP, TPCT cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị học tập và nói theo. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của một số BTCBĐĐ còn hạn chế. Trên cương vị là BTCBĐĐ, năng lực nghiên cứu, nắm và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, khả năng nghiên cứu nắm chắc những diễn biến tình hình của đơn vị để tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy đề ra chủ trương lãnh đạo và triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị có mặt còn hạn chế, nhất là việc nghiên cứu quán triệt và cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của trên và việc ra chủ trương lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ. Cá biệt một số đồng chí BTCBĐĐ còn lúng túng, rập khuôn, máy móc, trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, năng lực điều hành của một số đồng chí còn nhiều hạn chế, nhất là những đồng chí mới ra trường, mới được bầu giữ chức bí thư chi bộ lần đầu, thậm chí trong thực hiện nhiệm vụ còn có biểu hiện bao biện làm thay người chỉ huy. Cách điều hành sinh hoạt mang tính hình thức, gò bó, khi có những ý kiến tranh luận, phê phán có đồng chí tỏ ra lúng túng, thiếu bình tĩnh, tự tin, chưa biết kết luận từng vấn đề đặt ra. Trong thực tế một số BTCBĐĐ tiến hành tổ chức sinh hoạt đảng chưa thành nền nếp, chưa kịp thời, cá biệt có đồng chí BTCBĐĐ xem việc đã ra được nghị quyết lãnh đạo là đã hoàn thành nhiệm vụ, không kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, khắc phục những điểm còn hạn chế chưa phù hợp, kết quả triển khai thực hiện nghị quyết chưa cao. 3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào 3.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế * Nguyên nhân của những ưu điểm Một là, thời kỳ mới ĐNDCM Lào đã có quan điểm, chủ trương, nghị quyết đúng đắn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những nguyên nhân quyết định đến chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ ở các đảng bộ TĐBB Những quan điểm, chủ trương, nghị quyết đúng đắn của ĐNDCM Lào về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên là những định hướng, căn cứ, cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chính trị, thủ trưởng chính trị, người chỉ huy các cấp xác định chủ trương, biện pháp, lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác bồi dưỡng PP, TPCT cho BTCBĐĐ. Những quy định của Đảng ủy Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của cơ quan cấp trên về bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ từng bước được hoàn thiện. Đây là cơ sở tạo sự thống nhất, đồng bộ, bảo đảm tính chặt chẽ trong bồi dưỡng PP, TPCT của BTCBĐĐ. Điều đó đã tạo ra động lực thúc đẩy không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng PP, TPCT cho BTCBĐĐ. Hai là, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước và các chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với QĐND Lào là những yếu tố thuận lợi tác động đến bồi dưỡng PP, TPCT cho BTCBĐĐ ở các đảng bộ TĐBB Công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của ĐNDCM Lào đã thu được những thành tựu to lớn rất quan trọng, tạo ra thế và lực mới để đất nước và quân đội bước vào thế kỷ mới. Với những thành tựu của đổi mới, nền kinh tế đất nước Lào có sự tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được nâng lên, tình hình chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống xã hội, văn hóa, tinh thần được cải thiện... Đây là điều kiện, môi trường thuận lợi, là tiền đề vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và đáp ứng yêu cầu xây dựng, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và trưởng thành của QĐND Lào hiện nay. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào thường xuyên chăm lo xây dựng Quân đội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; Nhà nước đã thường xuyên quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho quân đội; các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã có sự quan tâm hơn đối với quân đội. Điều đó góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ nói chung, đời sống của sỹ quan và gia đình sỹ quan nói riêng, được nâng lên một bước. Những yếu tố trên, đã có sự tác động tích cực và là động lực to lớn góp phần quan trọng vào việc hình thành tình cảm, niềm tin xây dựng cho đội ngũ BTCBĐĐ luôn có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, BTCBĐĐ không hoang mang dao động, luôn đề cao tinh thần, trách nhiệm, yêu mến gắn bó với đơn vị và quân đội, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trên giao. Ba là, đảng ủy, thủ trưởng các TĐBB cùng cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng và cơ quan chính trị cấp trên đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc bồi dưỡng PP, TPCT cho BTCBĐĐ Đây là nguyên nhân c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_boi_duong_phuong_phap_tac_phong_cong_tac_cua_bi_thu.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - PhayThun.doc
  • doc2 BIA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - PhayThun.doc
  • doc2 TÓM TẮTTIẾNG VIỆT - PhayThun.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - PhayThun.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - PhayThun.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - PhayThun.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - PhayThun.doc
Tài liệu liên quan