CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài . 1
1.1.2 Sự cần thiết về mặt thực tiễn. 7
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 11
1.2.1 Mục tiêu tổng quát . 11
1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 11
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . 11
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 11
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu . 11
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu. 11
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 13
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính . 13
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng. 13
1.6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN. 14
1.6.1 Đóng góp về mặt khoa học . 14
1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn. 14
1.7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN . 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 17
2.1 GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU DỰA TRÊN NHÂN VIÊN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI 17
2.1.1 Thương hiệu của ngân hàng thương mại. 17
2.1.2 Giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên của ngân hàng thương mại. 21
2.2 CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ
THƯƠNG HIỆU DỰA TRÊN NHÂN VIÊN . 26
2.2.1 Lý thuyết về Marketing nội bộ. 26
2.2.2 Lý thuyết nhận thức (Cognitive theory). 28
2.2.3 Lý thuyết tín hiệu. 30
2.2.4 Lý thuyết văn hóa tổ chức. 32
2.2.5 Lý thuyết thương hiệu nội bộ. 36
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU DỰA TRÊN NHÂN VIÊN
CỦA NHTM . 39
2.3.1 Kiến thức thương hiệu, vai trò rõ ràng và cam kết thương hiệu ảnh hưởng đến giá trị thương
hiệu 39
2.3.2 Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến kiến thức thương hiệu, vai trò rõ ràng và cam kết
thương hiệu. 43
306 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể thấy nhóm nhân
viên nữ có hệ số ảnh hưởng giữa các nhân tố đến EBBE cao hơn so với nhóm nhân
viên nam. Các nhân tố trong mô hình thuộc nhóm nhân viên nữ có ảnh hưởng thuận
chiều đến EBBE. Trong khi đó, đối với nhân viên nam, VTRR, KTTH, CKTH và
THNB có ảnh hưởng ngược chiều với EBBE.
4.7.2 Kiểm định biến điều tiết nhóm theo trình độ học vấn
Thuộc tính phân tích đa nhóm theo trình độ được chia thành dưới cao đẳng,
cao đẳng, đại học, trên đại học. Giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định là H14b Biến
điều tiết trình độ học vấn có điều tiết tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến EBBE
của NHTM.
Kết quả phân tích SEM (phụ lục 15 trình độ học vấn) mô hình khả biến với
bốn nhóm xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df = 1,477; GFI
= 0,846; TLI = 0,944; CFI = 0,950; RMSEA = 0,029.
Kết quả phân tích SEM mô hình bất biến với bốn nhóm xem xét trình bày trong
bảng với các chỉ số: Chi-square/df = 1,476; GFI = 0,845; TLI = 0,945; CFI = 0,950;
RMSEA = 0,029.
Để lựa chọn mô hình bất biến hay khả biến ta dựa vào kiểm định Chi-square
thể hiện trong bảng 4.19 sau:
110
Bảng 4.19: Giá trị p phân tích đa nhóm theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn Chi-square df
Mô hình khả biến 7.228,00 4.895,00
Mô hình bất biến 7.232,00 4.900,00
Sai biệt 4,00 5,00
Chidist(4;5)
0,549 >0,05
Nguồn: Kết quả tính toàn từ phân tích AMOS
Như vậy p – value = 0,549 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết Ho: không có sự
khác biệt về Chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến. Như vậy chọn
mô hình bất biến. Điều này cho thấy trình độ học vấn không tạo ra sự khác biệt trong
mối ảnh hưởng giữa các nhân tố trong mô hình đến EBBE.
4.7.3 Kiểm định biến điều tiết nhóm theo thâm niên
Thuộc tính phân tích đa nhóm theo thâm niên được chia dựa vào thâm niên
công tác trong NH với 5 nhóm như sau: (1) từ 1 năm đến 3 năm; (2) từ trên 3 năm
đến 6 năm; (3) trên 6 năm đến 9 năm; (4) trên 9 năm đến 12 năm; (5) trên 12 năm.
Giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định là thâm niên làm việc của nhân viên có điều
tiết tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến EBBE của NHTM.
Kết quả phân tích SEM (phụ lục thâm niên) mô hình khả biến với năm nhóm
xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df = 1,626; GFI = 0,800;
TLI = 0,916; CFI = 0,926; RMSEA = 0,033.
Kết quả phân tích SEM mô hình bất biến với năm nhóm xem xét trình bày
trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df = 1,626; GFI = 0,879; TLI = 0,916; CFI =
0,925; RMSEA = 0,033.
Kết quả phân tích SEM mô hình khả biến, mô hình bất biến được trình bày
trong bảng 4.19 dưới đây. Dựa trên kiểm định chỉ số Chi-square có thể thấy p-value
= 0.040 nhỏ hơn 0.05. Kết quả này cho thấy giả thuyết Ho bị bác bỏ, nghĩa là giữa
mô hình bất biến và mô hình khả biến có khác biệt về Chi-square. Do đó, mô hình
khả biến được chọn lựa. Điều này đồng nghĩa với kết luận là có sự khác biệt trong
mối quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố đến EBBE giữa các nhóm nhân viên có
thâm niên khác nhau. Trong đó nhìn vào phụ lục có thể thấy mối quan hệ giữa
VHDN, THNB có hệ số tác động là 0 đến GTTH dựa trên nhân viên. Riêng nhóm
111
nhân viên có thâm niên trên 10 thì giữa hai nhân tố nêu trên có mối quan hệ thuận
chiều.
Để lựa chọn mô hình bất biến hay khả biến ta dựa vào kiểm định Chi-square
thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.20: Giá trị p phân tích đa nhóm theo thâm niên
Thâm niên Chi-square Df
Mô hình khả biến 6877 4230
Mô hình bất biến 6896 4240
Sai biệt 19 10
Chidist(19,343;10) 0,040 <0,05
Nguồn: Kết quả tính toàn từ phân tích AMOS
4.7.4 Kiểm định biến điều tiết nhóm theo thu nhập
Thuộc tính phân tích đa nhóm theo thu nhập với năm mức thu nhập từ 6 triệu
đồng đến 12 triệu đồng, từ trên 12 triệu đồng đến 18 triệu đồng, từ trên 18 triệu đồng
đến 24 triệu đồng, trên 24 triệu đồng. Giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định là H14d
Thu nhập của nhân viên có điều tiết tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến EBBE
của NHTM.
Kết quả phân tích SEM (phụ lục thu nhập) mô hình khả biến với năm nhóm
xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df =1,299; GFI =0,836;
TLI=0,938; CFI=0,945; RMSEA =0,030.
Kết quả phân tích SEM mô hình bất biến với năm nhóm xem xét trình bày
trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df =1,329; GFI =0,819; TLI=0,926;
CFI=0,934; RMSEA =0,034
Để lựa chọn mô hình bất biến hay khả biến ta dựa vào kiểm định Chi-square
thể hiện trong bảng 4.21 sau:
Bảng 4.21: Giá trị p phân tích đa nhóm theo thu nhập
Thu nhập Chi-square Df
Mô hình khả biến 6.475 4984
Mô hình bất biến 6.638 4993
Sai biệt 162,9 9
Chidist(162,9;9) 0,000 <0,05
Nguồn: Kết quả tính toàn từ phân tích AMOS
112
Như vậy p – value = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết Ho. Điều này có nghĩa
là mô hình khả biến và mô hình bất biến có sự khác biệt về Chi-square. Do đó, giả
thuyết về có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa các nhân tố độc lập với EBBE giữa
các nhóm nhân viên có thu nhập khác nhau. Trong đó, nhóm nhân viên có thu nhập
trên 18 triệu có hệ số tác động của VHDN, THNB và CKTH đến EBBE là cao.
Trong khi đó, đối với hai nhóm còn lại mức độ ảnh hưởng là không đáng kể khi hệ
số β chuẩn hóa thấp hơn 0.1.
4.7.5 Kiểm định biến điều tiết nhóm theo loại hình NH
Thuộc tính phân tích đa nhóm theo loại hình NH được chia thành NHTM Nhà
nước, NHTM cổ phần, NHTM có vốn nước ngoài. Giả thuyết nghiên cứu cần kiểm
định là H14e Loại hình sở hữu NH mà nhân viên đang làm việc có điều tiết tác động
của các nhân tố ảnh hưởng đến EBBE của NHTM.
Kết quả phân tích SEM (phụ lục loại hình NH) mô hình khả biến với 3 nhóm
xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df =1,403; GFI =0,738;
TLI=0,905; CFI=0,909; RMSEA =0,027
Kết quả phân tích SEM mô hình bất biến với 3 nhóm xem xét trình bày trong
bảng với các chỉ số: Chi-square/df =1,402; GFI =0,738; TLI=0,905; CFI=0,909;
RMSEA =0,027
Để lựa chọn mô hình bất biến hay khả biến ta dựa vào kiểm định Chi-square
thể hiện trong bảng 4.22 sau:
Bảng 4.22: Giá trị p phân tích đa nhóm theo loại hình Ngân hàng
Loại hình Ngân hàng Chi-square df
Mô hình khả biến 6.865,12 4.894,00
Mô hình bất biến 6.969,09 4.900,00
Sai biệt 103,97 6,00
Chidist(162,9;9) 0,000 < 0,05
Nguồn: Kết quả tính toàn từ phân tích AMOS
Như vậy p – value = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết Ho. Điều này có nghĩa
là mô hình khả biến và mô hình bất biến có sự khác biệt về Chi-square. Như vậy,
mô hình khả biến được chọn. Đồng thời kết quả này ủng hộ giả thuyết về có sự khác
biệt trong mối quan hệ giữa các nhân tố độc lập với EBBE giữa thuộc các NH có
hình thức sở hữu khác nhau. Trong đó, mức độ tác động của các nhân tố phản ánh
113
qua hệ số hồi quy chuẩn hóa khác nhau nhiều giữa 3 nhóm thể hiện qua Phụ lục.
Trong đó nhân viên thuộc nhóm NHTM có vốn nước ngoài có hệ số hồi quy chuẩn
hóa giữa các biến lớn nhất, đặc biệt là nhân tố VHDN (β chuẩn hóa = 1.051) và nhân
tố THNB (β chuẩn hóa = 1.222). Đồng thời các mối quan hệ giữa các nhân tố và
EBBE là thuận chiều ở các NHTM có vốn nước ngoài. Trong khi đó, ở NHTM Nhà
nước THNB không ảnh hưởng đến EBBE, còn VHDN có ảnh hưởng ngược chiều
với nhân tố phụ thuộc.
4.7.6 Các đặc điểm thuộc về nhân viên
Việc phân tích đa nhóm với các biến nhân khẩu học gồm giới tính, trình độ,
thâm niên và thu nhập nhằm làm rõ hơn liệu có sự khác biệt giữa các nhóm trong
mối quan hệ giữa các nhân tố đến EBBE tại các NHTM. Kết quả phân tích đa nhóm
cho thấy tồn tại sự khác biệt giữa nhóm nhân viên nam và nhân viên nữ trong mối
quan hệ giữa KTTH, CKTH và VTRR đối với EBBE. Thu nhập và thâm niên cũng
tạo ra sự khác biệt giữa các nhóm nhân viên trong mẫu nghiên cứu về mối quan hệ
giữa biến độc lập với EBBE. Quá trình phân tích cho thấy số liệu cho thấy, những
nhân viên có thâm niên, thu nhập cao thường hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình
trong NH. Nhân viên có thâm niên thường là xem NH như gia đình thứ hai của họ,
xem thương hiệu của NH gắn liền với thương hiệu của bản thân và họ rất tự hào vì
được là nhân viên của NH mà họ đang làm. Ngoài ra, các nhân viên có thu nhập cao
thường có xu hướng gắn bó với NH hơn những nhân viên có thu nhập thấp. Vì gắn
bó lâu dài nên những nhân viên có thu nhập cao xem NH như là gia đình thứ hai của
họ, luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, hiểu được vai trò, vị trí
của mình và đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Ngoài ra, các nam
nhân viên thường có xu hướng ít cam kết thương hiệu hơn so với nhân viên nữ.
Nguyên nhân đến từ yếu tố giới tính tại Việt Nam chi phối khi nữ nhân viên thường
thích an phận trong khi nam nhân viên thường có xu hướng dịch chuyển tìm đến
những vị trí mới, môi trường mới để phù hợp hơn với định hướng thăng tiến nghề
nghiệp. Trình độ cao cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến mối quan hệ của EBBE. Nhóm
nhân viên có trình độ cao thường là ở cấp quản lý và hưởng chính sách lương thưởng
cao mới chấp nhận gắn bó lâu dài với NH. Nhóm NHTM cổ phần tồn tại mối quan
hệ thuận chiều giữa THNB và EBBE nhưng VHDN lại có hệ số β chuẩn hóa mang
114
dấu âm cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa 2 nhân tố. Kết quả này cho thấy các
NH trong nước cần xem xét hoạt động THNB và phát triển VHDN.
4.8 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông qua nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy:
4.8.1 Vai trò rõ ràng
VTRR là nhân tố được nhân viên đánh giá cao trong các nhân tố thuộc nghiên
cứu với giá trị trung bình là 3,79. Điều này phù hợp với thực tế tại các NHTM hiện
nay. Các NH đã xây dựng nhiệm vụ, tiêu chuẩn nghề nghiệp cho từng vị trí trong
NH phù hợp với từng cơ cấu tổ chức khác biệt. Không những vậy, khi nhân viên vào
nhận việc, họ được đào tạo và hướng dẫn để có thể am hiểu công việc. Tuy nhiên,
với mức giá trị trung bình chỉ đạt 3,79 cho thấy vẫn còn cần phải tiếp tục nâng cao
nhân tố VTRR đối với nhân viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ
thuận chiều giữa vai trò rõ ràng và EBBE tại các NHTM Việt Nam (Giả thuyết H1).
VTRR của nhân viên ảnh hưởng tích cực đến EBBE của các NHTM Việt Nam. Kết
quả ước lượng cho thấy mức độ tác động của VTRR đến EBBE ở mức 0,043 với
mức ý nghĩa 5%. Điều này phù hợp với lý thuyết, nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Trung (2015), Imof Uford (2013). Nguyên nhân giải thích là do nhân viên khi hiểu
rõ vai trò của mình thì có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ, trách nhiệm. Các NHTM
Việt Nam hiện nay đều đã thực hiện chuẩn hóa quy trình hoạt động theo ISO. Dựa
trên báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam trong năm 2018, các NH phần
lớn đã đạt tiêu chuẩn ISO như NH TMCP Công thương Việt Nam, NH TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam, NH TMCP Nam Á, NH TMCP Á ChâuTừng vị trí
công việc dựa trên quy trình được phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể. Đặc biệt
những hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao đều được xây dựng chính sách, quy trình chặt
chẽ nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. Điều này giúp cho nhân viên biết chính xác về nhiệm
vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của mình, giảm thiểu những sai sót để đạt được kết
quả tốt trong công việc, từ đó, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng về công việc cũng
như tổ chức. Điều này sẽ tác động tích cực đến EBBE của các NHTM.
4.8.2 Kiến thức thương hiệu
KTTH là nhân tố theo thống kê mô tả có mức điểm trung bình trên 3,5, đạt
3,6 điểm. Các biến quan trọng trong thang đo KTTH đều đạt trên 3,6 trừ biến quan
115
sát “Tôi biết được tầm quan trọng của mục tiêu NH trong việc chuyển tải lời hứa
thương hiệu” chỉ đạt 3,35 điểm. Đây là điểm cần phải được cải thiện trong việc nâng
cao KTTH của các NH. Giả thuyết nghiên cứu H2 được chấp nhận cho thấy nhân tố
KTTH có ảnh hưởng tích cực đến EBBE của các NHTM Việt Nam. Kết quả ước
lượng hồi quy giữa KTTH và EBBE có giá trị 0.040 với mức ý nghĩa 5%. Kết quả
này phù hợp với lý thuyết nhưng khác với kết quả nghiên cứu của Imoh Uford. Trong
nghiên cứu của Imoh Uford, biến KTTH có mối quan hệ nghịch chiều đến EBBE
nhưng lại không có ý nghĩa thống kê khi p-value >0.05. Với mẫu nghiên cứu gồm
574 nhân viên tại các NHTM Việt Nam, thông qua các kiểm định để đảm bảo độ tin
cậy, KTTH là một trong những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến EBBE của NHTM.
Hệ số hồi quy là 0.040 với giá trị p-value là 0.047 hay mức ý nghĩa 5%. Điều này
cho thấy sự quan trọng trong việc cung cấp KTTH cho nhân viên nhằm đảm bảo cho
việc nắm vững sứ mệnh của thương hiệu và chuyển tải sứ mệnh này đến khách hàng.
Dựa trên lý thuyết nhận thức, kiến thức, sự am hiểu về sứ mệnh, GTTH mà nhân
viên có được sẽ ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên trong quá trình tương tác, thực
hiện các nghiệp vụ phát sinh. Dựa vào việc nắm được mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược
phát triển của NH, nhân viên sẽ có những hành vi phù hợp, đúng đắn để góp phần
giúp NH đạt được mục tiêu đề ra, điều này làm nâng cao EBBE.
4.8.3 Cam kết thương hiệu
CKTH là nhân tố nhận giá trị trung bình là 3,51 cho thấy phần lớn nhân viên
tham gia khảo sát đều đánh giá trên mức trung bình. Tuy nhiên, có 03 biến quan sát
vẫn có giá trị thấp hơn 3,5 là: (1) “Tôi tự hào khi nói với người khác tôi là nhân viên
của NH mình” có giá trị trung bình là 3,41; (2) “Tôi cảm thấy là một phần của gia
đình NH nơi tôi đang làm việc” nhận giá trị trung bình là 3,49; và “Những gì mà
NH đại diện cho là quan trọng đối với tôi” có giá trị trung bình là 3,47. Điều này
cho thấy nhân viên NH vẫn còn nhiều cá nhân chưa thực sự gắn bó với NH. Giả
thuyết H3: CKTH tác động tích cực đến EBBE của các NHTM Việt Nam với hệ số
hồi quy β = 0,107, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Như vậy, khi CKTH được tăng
lên thì EBBE của NHTM Việt Nam cũng tăng lên. Điều này phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Imoh Uford (2015), King và Grace (2009). Theo lý thuyết MKTNB,
nhân viên là đối tượng khách hàng bên trong, cần phải xây dựng mối quan hệ chặt
116
chẽ hay lòng trung thành của nhân viên với tổ chức. Việc nhân viên xem NH – nơi
công tác là ngôi nhà thứ hai, gắn kết lâu dài, không muốn rời bỏ sẽ là những yếu tố
làm cho EBBE của NH tăng lên. Bởi vì thuyết nhận thức cho thấy môi trường và
niềm tin của con người tác động lớn đến hành vi nên khi nhân viên nhận thấy đây là
nhà của mình thì họ sẽ làm việc tích cực, hướng đến những giá trị chung của tổ chức.
Đặc biệt, CKTH chịu sự ảnh hưởng tích cực bởi KTTH – giả thuyết H13 trong nghiên
cứu. Mối quan hệ này mặc dù không mạnh nhưng có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều
này một lần nữa chứng minh vai trò của nhận thức trong hành vi của nhân viên và
xác lập lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức là các NH tại Việt Nam.
4.8.4 Thương hiệu nội bộ
THNB là nhân tố tiềm ẩn bậc 2 được cấu thành bởi định hướng, đào tạo và họp
hành. Các nội dung trong yếu tố này cũng được đánh giá khá cao, đặc biệt là “NH
của tôi luôn sử dụng những công cụ, vật liệu hấp dẫn để chuyển các thông điệp cho
nhân viên” với điểm trung bình là 3,83. Tuy nhiên nội dung “Tôi được cung cấp đầy
đủ thông tin liên quan đến hoạt động NH nhằm thực hiện tốt trách nhiệm giữ gìn
thương hiệu” lại được đánh giá khá thấp chỉ với điểm trung bình là 3,41. Trong đó,
yếu tố Họp hành là yếu tố nhận giá trị trung bình thấp nhất và thấp hơn mức 3,5.
Điều này cho thấy hoạt động họp hành của các NH chưa thực sự hiệu quả trong
THNB. Giá trị trung bình trong thống kê mô tả của nhân tố định hướng là 3,73, trong
đó thấp nhất là thang đo “Tôi thích chương trình, mục tiêu và tài liệu hướng dẫn về
thương hiệu của NH mà tôi công tác”. Trong hoạt động họp hành, thang đo “Tôi
được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hoạt động NH nhằm thực hiện tốt
trách nhiệm giữ gìn thương hiệu” có giá trị trung bình thấp nhất 3,41 so với các
thang đo khác.
Vì THNB là biến tiềm ẩn được đo lường thông qua họp hành, đào tạo và định
hướng nên việc đánh giá sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến THNB là quan trọng.
Kết quả trích xuất hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa và hồi quy chuẩn hóa chi tiết thang
đo THNB từ phân tích SEM được thể hiện trong bảng 4.23 (chi tiết tại phụ lục). Đào
tạo là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất thang đo về THNB với hệ số β lên đến 2,159 ở
mức ý nghĩa 5%. Hoạt động định hướng có hệ số hồi quy là 0,206 với mức ý nghĩa
5%. Kết quả này cho thấy các nhân tố đều có tác động thuận chiều đến nhân tố tiềm
117
ẩn là THNB. Vì vậy, muốn nâng cao THNB, các NHTM cần chú trọng vào hoạt
động họp hành, đào tạo và định hướng.
Bảng 4.23: Hệ số hồi quy các biến thang đo trong biến thương hiệu nội bộ
Mối quan hệ Hệ số SE CR p-value
HH <--- THNB 1.000
DT <--- THNB 2.159 .853 2.532 .011
DH <--- THNB .206 .167 1.234 .017
Nguồn: Kết quả tính toàn từ phân tích AMOS
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy giả thuyết H4 được chấp nhận. Cụ thể,
THNB có ảnh hưởng đến VTRR với hệ số hồi quy đạt 1.375 với mức ý nghĩa 1%.
Điều này cho thấy thông qua các hoạt động xây dựng thương hiệu ở bên trong, nhân
viên sẽ nhận thức về vai trò của mình tốt hơn. Là một dịch vụ phức tạp, cần nhiều
niềm tin và sự tin cậy của khách hàng, nhân viên với vai trò là “đại sứ thương hiệu”
không những chỉ tập trung xử lý công việc là tư vấn, giúp khách hàng lựa chọn sản
phẩm dịch vụ phù hợp mà còn cần phải thực hiện các nghiệp vụ, hạn chế các sai sót
phát sinh. Đặc biệt, nhân viên cần phải thấu hiểu, đồng cảm với khách hàng. Đây là
yếu tố quan trọng để giúp NH dành được niềm tin, sự trung thành của khách hàng.
Đặc biệt, hệ số hồi quy của THNB và VTRR là hệ số hồi quy lớn nhất, cho thấy sự
thay đổi của THNB bên trong NH sẽ ảnh hưởng lớn đến VTRR của nhân viên.
Giả thuyết H5 là THNB có ảnh ưởng tích cực đến KTTH của nhân viên tại
NHTM được chấp nhận. Điều này thể hiện qua hệ số hồi quy là 0.203 với p-value
là 0.037 < 0.05. Dấu dương của hệ số hồi quy cho thấy tồn tại mối quan hệ thuận
chiều giữa THNB với KTTH của nhân viên. Kết quả này có sự tương đồng với
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Trung (2005), Baumgarth và Schmidt (2010), Lohn
& Diamantopoulos (2014), Liu và các công sự (2015), Miles và Mangold (2004).
Dựa trên lý thuyết tín hiệu và lý thuyết THNB, điều này được giải thích là hoạt động
đào tạo, họp hành và định hướng có ý nghĩa đáng kể trong việc truyền tải thông tin
liên quan đến thương hiệu của NH với nhân viên. Là chủ thể cung cấp dịch vụ tài
chính - một trong những dịch vụ nhạy cảm, nhiều biến động và gắn liền lòng tin của
khách hàng, nhân viên phải thấu cảm thương hiệu của NH mới có thể truyền tải đến
118
cho khách hàng. Các hoạt động THNB giúp cho nhân viên được cập nhật thông tin,
hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ NH mà mình cung cấp cũng như những giá trị thương
hiệu mà NH mình mang lại cho khách hàng.
Giả thuyết H6 trong nghiên cứu đặt ra kỳ vọng về mối quan hệ thuận chiều tích
cực giữa THNB đến CKTH với hệ số hồi quy là 0.062 với mức ý nghĩa 5%. Kết quả
này cho thấy nếu THNB được chú trọng sẽ làm gia tăng sự gắn bó của nhân viên với
NHTM, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung (2015), Punjasi
và cộng sự (2009). Thực trạng ngành NH cho thấy có sự dịch chuyển, nhảy việc,
thiếu gắn bó của nhân viên đối với NH mình làm việc. Dựa trên lý thuyết tín hiệu
và lý thuyết THNB, việc truyền tải thông tin giữa NH với nhân viên nếu được thực
hiện tốt sẽ làm cho nhân viên hiểu được giá trị thương hiệu của NH, nắm rõ được
vai trò, vị trí của mình trong NH, từ đó có sự cam kết, gắn bó với NH. Kết quả này
cho thấy THNB thông qua các hoạt động họp hành, định hướng và đào tạo, giúp
nhân viên nâng cao được kiến thức về thương hiệu, nhận thức rõ ràng hơn nhiệm vụ
của mình trong từng giai đoạn phát triển của NH. Điều này tạo cơ sở cho việc nhân
viên gắn bó – cam kết thương hiệu lâu dài, tạo nên EBBE cao cho tổ chức.
Giả thuyết H7: THNB tác động tích cực đến EBBE của các NHTM Việt Nam
với mức độ ảnh hưởng là 0,287 có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả nghiên cứu
nào cho thấy lý thuyết tín hiệu cần được các nhà quản trị quan tâm trong việc nâng
cao EBBE. Kết quả này cho thấy việc đảm bảo thông tin được truyền tải đầy đủ giữa
nhà quản trị và nhân viên có tác động tích cực đến EBBE của NH thông qua việc tác
động đến KTTH, VTRR và CKTH. Các hoạt động họp hành thông qua họp nội bộ,
họp giao ban cũng như quá trình đào tạo, định hướng sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn
sứ mệnh thương hiệu cũng như trách nhiệm, nhiệm vụ của mình để có thể chuyển
tải tốt hơn các giá trị của NH đến khách hàng. Nghiên cứu của Punjaisri và cộng sự
(2009), Nguyễn Thanh Trung (2015) cũng cho thấy có mối quan hệ giữa THNB đến
EBBE.
4.8.5 Văn hóa doanh nghiệp
VHDN là biến tiềm ẩn bậc 2 được đo lường thông qua DM, CN, LV, PT và
TG. Kết quả thống kê mô tả cho thấy nhân tố Khuyến khích sự tham gia của người
lao động chỉ đạt 3,35 điểm trung bình, Khuyến khích đổi mới và chấp nhận rủi ro có
119
điểm trung bình là 3,35. Các nhân tố còn lại đều có mức điểm cao hơn 3,5. Điều này
cho thấy VHDN của các NHTM cần có nhiều cải thiện trong thời gian tới.
Về hệ số hồi quy của các biến quan sát trong thang đo VHDN được trình bày
trong bảng 4.24.
Bảng 4.24: Hệ số hồi quy các biến thang đo trong biến văn hóa doanh nghiệp
Mối quan hệ Hệ số SE CR p-value
PT <--- VHDN 1.000
TG <--- VHDN .449 .255 1.757 .079
CN <--- VHDN .873 .264 3.307 ***
LV <--- VHDN .054 .172 1.717 .051
DM <--- VHDN .181 .219 1.828 .008
Nguồn: Kết quả tính toàn từ phân tích AMOS
Hệ số hồi quy của biến CN có hệ số β là 0,873 cao nhất trong các nhân tố thuộc
thang đo VHDN. Nhân tố làm việc nhóm LV và khuyến khích đổi mới và chấp nhận
rủi ro DM có hệ số β khá thấp, lần lượt là 0,54 và 0,181. Đồng thời, trong các biến
quan sát thuộc làm VHDN, thang đo phản ánh “Khuyến khích đổi mới và chấp nhận
rủi ro” có giá trị trung bình thấp nhất trong các thang đo trong VHDN là 3,35. Trong
đó thang đo “Lãnh đạo NH luôn ghi nhận sáng kiến, kiến nghị đổi mới của nhân
viên” chỉ đạt giá trị trung bình là 3,26 và thang đo “Tôi được khen thưởng, tuyên
dương xứng đáng cho các đóng góp về đổi mới sáng tạo trong công việc” cũng chỉ
có giá trị trung bình đạt được là 3,27. Đối với các thang đo trong yếu tố làm việc
nhóm (LV) thì sự hợp tác giữa các phòng ban với nhân viên và việc được tham gia
nhiều phòng ban khác nhau tại nhiều thời điểm là hai thang đo có mức điểm thấp
nhất. Do đó, muốn cải thiện VHDN, các NHTM cần tập trung cải thiện các yếu tố
liên quan đến tạo môi trường làm việc nhóm và khuyến khích đổi mới và chấp nhận
rủi ro.
Giả thuyết H8: VHDN ảnh hưởng tích cực đến VTRR của nhân viên tại các
NHTM. Hệ số hồi quy đạt được trong nghiên cứu là 0.129 với mức ý nghĩa 1% cho
thấy có mối quan hệ tích cực giữa VHDN đến VTRR của nhân viên tại các NHTM
ở Việt Nam. VHDN là nhân tố tiềm ẩn được đo lường thông qua các 5 yếu tố gồm
LV, TG, DM, PT, CN. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động của NH liên quan
120
đến VHDN có ảnh hưởng tích cực đến VTRR. Các NHTM ở Việt Nam luôn chú
trọng xây dựng chính sách, quy trình chặt chẽ nhằm hạn chế sai sót cũng như gia
tăng sự phối hợp, kết nối giữa các bộ phận thành viên trong NH với nhau. Mặc dù
mỗi NH sẽ có quy trình khác nhau nhưng vấn đề phối kết hợp giữa các phòng ban,
giữa nội bộ từng bộ phận phản ánh kết quả LV sẽ tác động tích cực đến VTRR của
nhân viên. Làm việc nhóm càng hiệu quả sẽ làm cho VTRR của nhân viên càng
được nâng lên bởi sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong NH. Shinichi Hirota và cộng
sự (2007) cho thấy việc phát triển văn hóa tổ chức giúp các thành viên gia tăng mức
độ hoàn thành công việc, từ đó giúp các công ty Nhật nâng cao khả năng cạnh tranh
trên thị trường. Thompson và Luthans (1990) giải thích một tổ chức có văn hóa tổ
chức tích cực sẽ giúp cho đội ngũ nhân viên hợp tác lẫn nhau và gia tăng sự cam kết
với tổ chức, từ đó làm cho hiệu quả của tổ chức được nâng cao. Sự khuyến khích
tham gia hay nói cách khác việc các chủ thể quản lý trao quyền cho nhân viên,
khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động của NH trong việc ra quyết định
cũng sẽ giúp nhân viên thấy được ý nghĩa, vai trò của mình trong hoạt động NH.
nhân viên hiểu được rằng mình có đóng góp quan trọng, hiệu quả cho thương hiệu
của NH. VHDN của các NHTM còn phản ánh thông qua hoạt động công nhận, ghi
nhận những đóng góp của nhân viên đối với NH cũng như khuyến khích sự đổi mới
sáng tạo trong hoạt động.
Kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết H9 phản ánh mối quan hệ cùng chiều
của VHDN đến KTTH. Hệ số hồi quy là 0.036 với mức ý nghĩa 5% cho thấy VHDN
có tác động tích cực đến KTTH của nhân viên. Thông qua các hoạt động chú trọng
đào tạo phát triển, ghi nhận những đóng góp tích cực của nhân viên, xây dựng cơ
chế làm việc nhóm hiệu quả sẽ giúp nhân viên cảm nhận những giá trị thương hiệu
tốt đẹp của NH, từ đó góp phần lan tỏa những giá trị này đến khách hàng. Điều này
cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung (2015) cũng như lý thuyết
về văn hóa tổ chức.
Giả thuyết H10 cho thấy VHDN t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_gia_tri_thuong_hieu_dua_tr.pdf