Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung tại các doanh nghiệp thuốc lá ở Việt Nam

LỜI CAM KẾT . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ. vii

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 9

1.1. Nhà quản trị cấp trung trong doanh nghiệp. 9

1.1.1. Khái niệm về nhà quản trị cấp trung . 9

1.1.2. Vai trò của nhà quản trị cấp trung trong doanh nghiệp . 10

1.2. Năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung . 12

1.2.1. Khái niệm về năng lực quản lý doanh nghiệp . 12

1.2.2. Khái niệm năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung . 13

1.2.3. Khung năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung . 14

1.2.4. Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung trong

doanh nghiệp. 17

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung

trong doanh nghiệp . 26

1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp . 27

1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp . 32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 34

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 35

2.1. Tổng quan nghiên cứu . 35

2.1.1. Các công trình nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng lực quản lý doanh

nghiệp . 35

2.1.2. Các công trình nghiên cứu về năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung

trong doanh nghiệp . 39

2.1.3. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý

của đội ngũ quản lý doanh nghiệp . 45

2.2. Mô hình nghiên cứu . 50

2.2.1. Khoảng trống nghiên cứu . 50

2.2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu . 51

2.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu . 53

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 . 56

pdf193 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung tại các doanh nghiệp thuốc lá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốc lá Việt Nam (VINATABA) Phó tổng Giám đốc 38 phút Tại phòng làm việc 2 Nam Giám đốc trung tâm đào tạo Vinataba 40 phút Tại phòng làm việc 3 Nam Trưởng phòng tổ chức nhân sự TCT 40 phút Tại nhà riêng 4 Nam Giám đốc công ty Thuốc lá Thăng Long 35 phút Tại phòng làm việc 5 Nữ Kế toán trưởng TCT 30 phút Tại nhà riêng 6 Nam Tổng công ty Khánh Việt (KHATOCO) Tổng Giám đốc 30 phút Qua điện thoại 7 Nam Giám đốc nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa 25 phút 8 Nam Phó giám đốc nhà máy thuốc lá Khatoco 25 phút 73 Khánh Hòa 9 Nữ Trưởng phòng kỹ thuật của nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa 20 phút 10 Nữ Kế toán trưởng của nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa 20 phút 11 Nam Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) Phó tổng Giám đốc 36 phút Tại phòng làm việc 12 Nam Giám đốc nhà máy thuốc lá Bến Thành 32 phút Tại phòng làm việc 13 Nam Phó Giám đốc nhà máy thuốc lá Bến Thành 35 phút Tại phòng làm việc 14 Nữ Phó trưởng phòng kế hoạch nhà máy thuốc lá Bến Thành 35 phút Tại nhà riêng 15 Nữ Kế toán trưởng nhà máy thuốc lá Bến Thành 40 phút Tại nhà riêng 16 Nam Tổng công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai (DOFICO) Phó tổng Giám đốc 30 phút Qua điện thoại 17 Nam Chánh văn phòng của tổng công ty 20 phút 18 Nam Phó chánh văn phòng của tổng công ty 23 phút 19 Nữ Trưởng phòng tổng hợp của tổng công ty 25 phút 20 Nữ Kế toán trưởng của tổng công ty 24 phút Nguồn: Tác giả tổng hợp Kết quả của các cuộc phỏng vấn cá nhân cho thấy: tất cả các đối tượng được phỏng vấn về cơ bản đều đồng ý về mặt hình thức và nội dung của các câu hỏi trong các thang đo nháp. Các đối tượng được phỏng vấn đều rất ủng hộ nhiệt tình nghiên cứu của tác giả và tôn trọng ý kiến của các chuyên gia trong việc xây dựng các thang đo nháp, tuy nhiên có một số thang t đo có sự hiệu chỉnh từ ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh và để dễ trả lời hơn. 74 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả phỏng vấn cá nhân Mã hóa Nội dung thang đo nháp Thang đo chính thức đã được hiệu chỉnh BTQL2 Nhà quản trị cấp trung có chuyên môn tốt sẽ giúp họcó thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức, kỹ năng trong các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý một cách hiệu quả. Nhà quản trị cấp trung có nền tảng trình độ học vấn và chuyên môn tốt sẽ giúp họ có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức, kỹ năng trong các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý một cách hiệu quả. CCCS1 Chế độ đãi ngộ đối với nhà quản trị cấp trung tốt sẽ nâng cao năng lực quản lý cho nhà quản trị cấp trung. Chế độ đãi ngộ đối với nhà quản trị cấp trung tốt sẽ tạo động lực cho nhà quản trị cấp trung nâng cao năng lực quản lý của mình. QTCC2 Các quyết định chỉ đạo từ nhà quản trị cấp cao không có sự thống nhất thì gây khó khăn cho công tác quản lý của nhà quản trị cấp trung. Các quyết định chỉ đạo từ nhà quản trị cấp cao không có sự thống nhất thì gây khó khăn cho việc thực thi các quyết định đó của nhà quản trị cấp trung đến nhân viên cấp dưới. TCQL3 Nhạy bén trong việc chớp thời cơ kinh doanh trên thị trường Nhạy cảm với các cơ hội kinh doanh trên thị trường TCQL9 Luôn đánh giá người khác thấp hơn mình Có xu hướng đánh giá người khác thấp hơn chính bản thân mình. TCQL10 Quá tự tin với năng lực của bản thân Quá tự tin và kiêu hãnh với hiểu biết, kinh nghiệm và năng lực của bản thân TCQL11 Thích điều khiển các cuộc họp,thảoluận Thích làm chủ các cuộc họp, thảo luận KTQL1 Kiến thức về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh Kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh liên quan đến thuốc lá HDQL1 Nắm được đầy đủ mọi chức năng và nhiệm vụ quản lý của mình Nhận thức rõ ràng và đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình HDQL7 Có chế độ khen thưởng thích hợp cho nhân viên khi hoàn thành tốt nhiệm vụ Khen thưởng kịp thời khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ HDQL8 Luôn đối xử công bằng với nhân viên và đấu tranh cho lẽ phải Luôn hành xử công bằng, bảo vệ lợi ích cho người lao động Nguồn: Tác giả tổng hợp 75 Kết quả của phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp chuyên gia và phương pháp phỏng vấn cá nhân là hệ thống các thang đo đã được điều chỉnh làm cơ sở cho việc thiết kế bảng hỏi (phiếu khảo sát) phục vụ nghiên cứu định lượng. 3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để lượng hóa mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu có được từ lý thuyết thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích thống kê. Quy trình nghiên cứu định lượng chia làm 2 giai đoạn: nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. 3.4.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm kiểm tra độ tin cậy của các thang đo qua đó loại bỏ những biến quan sát chưa phù hợp (nếu có) để từ đó xây dựng một hệ thống thang đo hoàn chỉnh chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức. Quy trình nghiên cứu định lượng sơ bộ như sau: 3.4.1.1. Thiết kế Phiếu khảo sát Phiếu khảo sát hay còn gọi là Bảng hỏi được xem là công cụ phổ biến nhất khi thu thập các dữ liệu sơ cấp. Phiếu khảo sát bao gồm một tập hợp các câu hỏi mà qua đó người được hỏi sẽ trả lời và nhà nghiên cứu sẽ nhận được những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu của mình. Quá trình thiết kế Phiếu khảo sát được thực hiện như sau: (Phiếu khảo sát: PHỤ LỤC 02). Bước 1: Xác định các thông tin cần thu thập Điều kiện tiên quyết để thiết kế bảng câu hỏi có hiệu quả là xác định chính xác cái gì cần phải được đo lường và đối tượng cần phải khảo sát là ai. Đối với nghiên cứu này, các loại thông tin cần thu thập bao gồm: • Phần 1: Thông tin cá nhân: phần này gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin cá nhân của các đối tượng được khảo sát gồm: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, vị trí công việc hiện tại, số năm kinh nghiệm. Vì đây là những thông tin nhạy cảm do đó các câu hỏi được đưa vào đều dưới dạng câu hỏi đóng để tăng khả năng hồi đáp của người trả lời. • Phần 2: Nhận định về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung: phần này gồm 14 câu hỏi nhằm đánh giá 5 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá ở Việt Nam bao gồm: (1) Bản thân nhà quản trị cấp trung gồm 5 thang đo, được mã hóa từ BTQL1 đến BTQL5. (2) Cơ chế, chính sách của doanh 76 nghiệp” gồm 2 thang đo, được mã hóa là CCCS1 và CCCS2. (3) Quyết định chỉ đạo của nhà quản trị cấp cao gồm 2 thang đo, được mã hóa là QTCC1 và QTCC2. (4) Năng lực của nhân viên cấp dưới gồm 3 thang đo, được mã hóa từ NVCD1 đến NVCD3. (5) Sự cạnh tranh trên thị trường gồm 2 thang đo, được mã hóa là CTTT1 và CTTT2. • Phần 3: Nhận định về các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung: phần này gồm 28 câu hỏi nhằm đánh giá 3 nhóm yếu tố cấu thành năng lực quản lý cấp trung trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá ở Việt Nam bao gồm: (1) Yếu tố “Tố chất quản lý” gồm 12 thang đo, được mã hóa từ TCQL1 đến TCQL12. (2) Yếu tố “Kiến thức quản lý” gồm 8 thang đo, được mã hóa từ KTQL1 đến KTQL8. (3) Yếu tố “Hành động quản lý” gồm 8 thang đo, được mã hóa từ HDQL1 đến HDQL8. Bước 2: Thiết kế nội dung thang đo * Thang đo cho nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung tại các doanh nghiệp thuốc lá ở Việt Nam: Nhân tố “Bản thân nhà quản trị cấp trung”: gồm 5 thang đo mã hóa từ BTQL1 đến BTQL5 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những đối tượng khảo sát trên cơ sở kế thừa có hiệu chỉnh từ các thang đo của Kontoghiorghes & Neophytou (2011), Đỗ Anh Đức (2015), Lê Thị Phương Thảo (2016), Phạm Anh Tuấn (2016), Das & Amala (2016). Để đo lường mức độ ảnh hưởng này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ mức 1- Rất không đồng ý đến mức 5- Rất đồng ý, trong đó mức 3-Bình thường. Bảng 3.6. Thang đo của nhân tố “Bản thân nhà quản trị cấp trung” Mã hóa Thang đo BTQL1 Nhà quản trị cấp trung có trình độ chuyên môn tốt về lĩnh vực kinh doanh thuốc lá thì sẽ giúp họ có thể vận dụng trong quá trình quản lý bộ phận mình phụ trách một cách hiệu quả. BTQL2 Nhà quản trị cấp trung có nền tảng trình độ học vấn và chuyên môn tốt sẽ giúp họ có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức, kỹ năng trong các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý một cách hiệu quả. BTQL3 Nhà quản trị cấp trung trẻ thường linh hoạt trong việc ra quyết định quản lý và xử lý các tình huống trong quản lý nhanh chóng. BTQL4 Nhà quản trị cấp trung lớn tuổi chín chắn trong công tác quản lý. BTQL5 Nhà quản trị cấp trung lớn tuổi thường có bản lĩnh vững vàng xử lý mọi vấn đề trong bất kỳ tình huống khó khăn nào. Nguồn: Tác giả tổng hợp 77 Nhân tố “Cơ chế, chính sách của doanh nghiệp”: gồm 2 thang đo mã hóa là CCCS1 và CCCS2 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những đối tượng khảo sát trên cơ sở kế thừa có hiệu chỉnh từ các thang đo của Đỗ Anh Đức (2015), Das & Amala (2016). Để đo lường mức độ ảnh hưởng này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ mức 1- Rất không đồng ý đến mức 5- Rất đồng ý, trong đó mức 3-Bình thường. Bảng 3.7. Thang đo của nhân tố “Cơ chế, chính sách của doanh nghiệp” Mã hóa Thang đo CCCS1 Chế độ đãi ngộ đối với nhà quản trị cấp trung tốt sẽ tạo động lực cho nhà quản trị cấp trung nâng cao năng lực quản lý của mình. CCCS2 Hàng năm doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho nhà quản trị cấp trung thì công việc quản lý sẽ đạt hiệu quả hơn. Nguồn: Tác giả tổng hợp Nhân tố “ Quyết định chỉ đạo của nhà quản trị cấp cao”: gồm 2 thang đo mã hóa là QTCC1 và QTCC2 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những đối tượng khảo sát. Để đo lường mức độ ảnh hưởng này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ mức 1- Rất không đồng ý đến mức 5- Rất đồng ý, trong đó mức 3-Bình thường. Bảng 3.8. Thang đo của nhân tố “Quyết định chỉ đạo của nhà quản trị cấp cao” Mã hóa Thang đo QTCC1 Các quyết định chỉ đạo từ nhà quản trị cấp cao càng khắt khe thì càng gây sức ép và áp lực cho nhà quản trị cấp trung trong công tác quản lý. QTCC2 Các quyết định chỉ đạo từ nhà quản trị cấp cao không có sự thống nhất thì gây khó khăn cho việc thực thi các quyết định đó của nhà quản trị cấp trung đến nhân viên cấp dưới. Nguồn: Tác giả tổng hợp 78 Nhân tố “Năng lực của nhân viên cấp dưới”: gồm 3 thang đo mã hóa từ NVCD1 đến NVCD3 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những đối tượng khảo sát trên cơ sở kế thừa có hiệu chỉnh từ các thang đo của Kontoghiorghes & Neophytou (2011), Lê Thị Phương Thảo (2016), Das & Amala (2016). Để đo lường mức độ ảnh hưởng này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ mức 1- Rất không đồng ý đến mức 5- Rất đồng ý, trong đó mức 3-Bình thường. Bảng 3.9. Thang đo của nhân tố “Năng lực của nhân viên cấp dưới” Mã hóa Thang đo NVCD1 Nhân viên cấp dưới làm việc càng hiệu quả thì càng chứng tỏ năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung càng cao. NVCD2 Sự sáng tạo, chủ động trong công việc của nhân viên cấp dưới sẽ kích thích nhà quản trị cấp trung đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn. NVCD3 Trình độ chuyên môn của nhân viên cấp dưới hạn chế sẽ làm cản trở nhà quản trị cấp trung trong công tác quản lý. Nguồn: Tác giả tổng hợp Nhân tố “Sự cạnh tranh trên thị trường”: gồm 2 thang đo mã hóa là CTTT1 và CTTT2 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những đối tượng khảo sát trên cơ sở kế thừa có hiệu chỉnh từ các thang đo của Kontoghiorghes & Neophytou (2011), Đỗ Anh Đức (2015), Lê Thị Phương Thảo (2016). Để đo lường mức độ ảnh hưởng này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ mức 1- Rất không đồng ý đến mức 5- Rất đồng ý, trong đó mức 3-Bình thường. Bảng 3.10. Thang đo của nhân tố “Sự cạnh tranh trên thị trường” Mã hóa Thang đo CTTT1 Càng nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành thuốc lá thì càng cản trở nhà quản trị cấp trung trong công tác quản lý. CTTT2 Sự cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng tới hành động quản lý của nhà quản trị cấp trung trong việc chỉ đạo lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kinh doanh. Nguồn: Tác giả tổng hợp 79 * Thang đo cho các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá ở Việt Nam: Yếu tố “Kiến thức quản lý”: gồm 8 thang đo mã hóa từ KTQL1 đến KTQL8 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những đối tượng khảo sát trên cơ sở kế thừa có hiệu chỉnh từ các thang đo của Donald J. Campbell & Gregory J. Dardis (2004); Richard. E.Boyatzis (1982); Trần Thị Phương Hiền (2013). Để đo lường các thang đo này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ trong đó: Mức 1- Rất không đồng ý/ Mức 2- Không đồng ý/ Mức 3-Bình thường/ Mức 4- Đồng ý/ Mức 5- Rất đồng ý. Bảng 3.11. Thang đo của yếu tố “Kiến thức quản lý” Mã hóa Thang đo KTQL1 Có kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh liên quan đến thuốc lá KTQL2 Có kiến thức về quản trị chiến lược kinh doanh KTQL3 Có kiến thức về quản trị nhân sự KTQL4 Có kiến thức về quản trị tài chính kế toán KTQL5 Có kiến thức về lãnh đạo bản thân KTQL6 Có kiến thức về quản trị sự thay đổi KTQL7 Có kiến thức về quản trị công nghệ và marketing KTQL8 Có kiến thức về tin học và ngoại ngữ Nguồn: Tác giả tổng hợp Yếu tố “Tố chất quản lý”: gồm 12 thang đo mã hóa từ TCQL1 đến TCQL12 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những đối tượng khảo sát trên cơ sở kế thừa có hiệu chỉnh từ các thang đo của Donald J. Campbell & Gregory J. Dardis (2004); Richard. E.Boyatzis (1982); Trần Thị Phương Hiền (2013). Ngoài ra, tác giả có đề xuất bổ sung thêm 3 thang đo mới là “TCQL3- Nhạy cảm với các cơ hội kinh doanh trên thị trường; TCQL8-Dám ra quyết định trong những tình huống khẩn cấp, phức tạp; TCQL11-Thích làm chủ các cuộc họp, thảo luận”. Để đo lường các thang đo này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ mức 1- Rất không đồng ý đến mức 5- Rất đồng ý, trong đó mức 3-Bình thường. 80 Bảng 3.12. Thang đo của yếu tố “Tố chất quản lý” Mã hóa Thang đo Tư duy đổi mới sáng tạo TCQL1 Ủng hộ các ý tưởng sáng tạo của nhân viên TCQL2 Nhìn nhận trở ngại như những cơ hội cho sự thay đổi sáng tạo Linh hoạt và nhạy bén TCQL3 Nhạy cảm với các cơ hội kinh doanh trên thị trường. TCQL4 Biết cách để thay đổi quyết định đã ban hành sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Trách nhiệm TCQL5 Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc TCQL6 Dám chịu trách nhiệm với hành vi, lời nói và thất bại của chính mình. Tính mạo hiểm và quyết đoán TCQL7 Kiên định với những quyết định của mình TCQL8 Dám ra quyết định trong những tình huống khẩn cấp, phức tạp Tự cao, tự đại TCQL9 Có xu hướng đánh giá người khác thấp hơn chính bản thân mình. TCQL10 Quá tự tin và kiêu hãnh với hiểu biết, kinh nghiệm và năng lực của bản thân Tư tưởng thống trị TCQL11 Thích làm chủ các cuộc họp, thảo luận TCQL12 Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng muốn có địa vị, cũng muốn được coi trọng Nguồn: Tác giả tổng hợp Yếu tố “Hành động quản lý”: gồm 8 thang đo mã hóa từ HDQL1 đến HDQL8 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những đối tượng khảo sát trên cơ sở kế thừa có hiệu chỉnh từ các thang đo của Donald J. Campbell & Gregory J. Dardis (2004); Richard. E.Boyatzis (1982); Trần Thị Phương Hiền (2013). Ngoài ra, tác giả có đề xuất bổ sung thêm 1 thang đo mới là HDQL1 “Nhận thức rõ ràng và đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình”. Để đo lường 81 các thang đo này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ mức 1- Rất không đồng ý đến mức 5- Rất đồng ý, trong đó mức 3-Bình thường. Bảng 3.13. Thang đo của yếu tố “Hành động quản lý” Mã hóa Thang đo Làm gương cho cấp dưới HDQL1 Nhận thức rõ ràng và đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình Chấp nhận thử thách HDQL2 Tìm kiếm cách thức đổi mới sáng tạo để cải thiện doanh nghiệp HDQL3 Sẵn sàng chấp nhận những rủi ro xảy ra, thậm chí ngay cả khi thất bại Tạo dựng tầm nhìn được chia sẻ HDQL4 Truyền bá lòng nhiệt tình và thiện chí trong công việc cho nhân viên Phát triển nhân viên HDQL5 Cho phép nhân viên dưới quyền chủ động quyết định công việc của họ HDQL6 Tạo điều kiện cho nhân viên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn Truyền nhiệt huyết HDQL7 Khen thưởng kịp thời khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ HDQL8 Luôn hành xử công bằng, bảo vệ lợi ích cho người lao động Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.4.1.2. Chọn mẫu khảo sát Việc thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện nhưng phải đảm bảo độ tin cậy cao và được thực hiện theo các tiêu chí sau: * Đối tượng khảo sát: Để đảm bảo sự khách quan trong việc đánh giá năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung tại 4 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá điển hình ở Việt Nam (VINATABA, KHATOCO, CNS, DOFICO) thì việc điều tra để thu thập thông tin tập trung vào 4 nhóm đối tượng đó là: - Nhà quản trị cấp cao bao gồm: + Hội đồng thành viên của tổng công ty (Chủ tịch và các thành viên); + Ban tổng Giám đốc của tổng công ty (tổng Giám đốc và các phó tổng Giám đốc); 82 + Ban kiểm soát của tổng công ty (trưởng ban và các kiểm soát viên). - Nhà quản trị cấp trung bao gồm: + Trưởng các phòng, ban chức năng tham mưu của tổng công ty; + Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của các công ty con, công ty thành viên, công ty liên kết; + Giám đốc của các công ty con, công ty thành viên, công ty phụ thuộc, công ty liên doanh, công ty liên kết, công ty con của công ty thành viên; - Nhà quản trị cấp cơ sở hay còn gọi là nhà quản trị cấp thấp, là những người tương tác trực tiếp với nhà quản trị cấp trung bao gồm: + Phó trưởng phòng, ban chức năng tham mưu của tổng công ty; + Phó Giám đốc của các công ty con, công ty thành viên, công ty phụ thuộc, công ty liên doanh, công ty liên kết, công ty con của công ty thành viên - Nhân viên cấp dưới là những người làm việc trực tiếp dưới sự quản lý của nhà quản trị cấp trung bao gồm: + Chuyên viên, cán bộ, nhân viên của các phòng, ban chức năng tham mưu của Tổng công ty; + Trưởng, phó các phòng, ban chức năng của các công ty con, công ty thành viên, công ty phụ thuộc, công ty liên doanh, công ty liên kết, công ty con của công ty thành viên. *Quy mô mẫu: Độ tin cậy của thông tin sẽ phụ thuộc vào quy mô mẫu lựa chọn. Theo quan điểm chọn mẫu của Tabachnick và Fidell (1996, 2013) cho rằng để phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA) đạt đủ độ tin cậy khi sử dụng công cụ mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) thì quy mô mẫu phải gấp tối thiểu 5 lần tổng thang đo của mô hình và mẫu khảo sát phải đủ lớn (n ≥ 300). Có nhiều phương pháp để lựa chọn quy mô mẫu điều tra trong đó phương pháp của Slovin (1984) được sử dụng khi biết sẵn tổng thể mẫu. Do đó, tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu của Slovin (1984) theo công thức: n =N/(1+N*e2) với N là tổng quy mô mẫu và e là sai số thường = 0,05. Theo đó với 4 đối tượng cần khảo sát thì quy mô mẫu như sau: 83 Bảng 3.14. Quy mô mẫu cần khảo sát Đối tượng khảo sát Tổng số người cần khảo sát (người) Số phiếu cần khảo sát (phiếu) Số phiếu phát ra (phiếu) 1. Quản trị cấp cao 47 47 47 2. Quản trị cấp trung 232 146 146 3. Quản trị cấp cơ sở 336 182 180 4. Nhân viên cấp dưới 2.377 342 340 Tổng cộng 2.992 717 713 Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả 3.4.1.3. Kiểm định thang đo Kiểm định thang đo được thực hiện bằng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để sàng lọc loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng được tiêu chuẩn hay còn được gọi là biến rác. Trong đó: * Phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Cronbach Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát trong thang đo. Theo quy tắc kinh nghiệm của Robert A Peterson thì hệ số Cronbach Alpha phải từ 0,7 trở lên, thậm chí từ 0,77 thì thang đo được xem là tin cậy và hiệu quả. Tuy nhiên hệ số Cronbach Alpha còn phụ thuộc vào kích thước mẫu. Cỡ mẫu càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng hệ số Cronbach Alpha không cao (do thiếu dữ liệu xác minh sự tương quan giữa các biến). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cùng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng trong bối cảnh nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người được phỏng vấn, hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên có thể sử dụng được. Trong nghiên cứu này, tác giả đề nghị Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được. Hạn chế của hệ số Cronbach Alpha là không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào giữ lại. Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach Alpha, tác giả sử dụng hệ số tương quan biến tổng (Item –Total correlation) để loại những biến nào có hệ số này nhỏ hơn 0,3. 84 * Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): gọi tắt là phương pháp EFA giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phân tích nhân tố khám phá được thực hiện thông qua 3 tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đó là:  Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) dùng để đánh giá sự phù hợp của nhân tố khám phá EFA. Theo Hair & ctg (1998) thì nhân tố khám phá EFA được gọi là phù hợp khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1, còn nếu KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không phù hợp với dữ liệu.  Kiểm định Barlett’s xem xét giả thiết mức độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể thông qua hệ số Sig. Nếu như hệ số Sig < 0,05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể tức kiểm định có ý nghĩa thống kê.  Tiêu chuẩn rút trích nhân tố: bao gồm Trị số đặc trưng Eigenvalue và chỉ số tổng phương sai trích Cumulative.Theo Gerbing & Anderson (1988) thì các nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc (biến tiềm ẩn trong các thang đo trước khi EFA).Vì thế, các nhân tố chỉ được rút trích tại Eigenvalue >1 và được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. 3.4.1.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình Sau khi tiến hành phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình tiếp tục được kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) để kiểm định sự phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thị trường. Để mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thị trường thì kết quả phân tích cần phải thỏa mãn 3 tiêu chí sau:  Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của biến quan sát phải lớn hơn 0,5 và những biến quan sát nào có hệ số tải nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại khỏi mô hình. Nếu hệ số tải sau khi chuẩn hóa có giá trị > 1 hay < -1 thì chứng tỏ số liệu vô lý cần phải xem xét lại bộ số liệu đó.  Tỷ số Chi-Square/bậc tự do: χ2/df (CMIN/df) dùng để đo mức độ phù hợp một cách chi tiết hơn của cả mô hình. Theo Hair & ctg (1998) thì 1 < χ2/df < 3, còn theo Segar & Grover (1993) thì χ2/df < 3, còn Kettinger & Lee (1995) thì phân biệt ra 2 trường hợp χ2/df 300) hay < 3 (khi cỡ mẫu n < 300) thì mô hình được xem là phù hợp tốt. 85  Giá trị Pvalue ≤ 0,05 (tương đương độ tin cậy ở mức ≥ 95%) được xem là mô hình phù hợp tốt tức là không thể bác bỏ giả thuyết Ho (giả thuyết mô hình tốt). Ngoài ra khi phân tích CFA còn thực hiện các đánh giá khác như đánh giá độ tin cậy thang đo, tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo:  Độ tin cậy tổng hợp: Trong phân tích nhân tố khẳng định CFA, độ tin cậy của thang đo được gọi là độ tin cậy tổng hợp (Composite reliability). Đây là chỉ số đánh giá tốt hơn Cronbach Alpha bởi vì nó không phạm sai lầm giả định độ tin cậy của các biến là bằng nhau (Gerbing & Anderson, 1988). Theo Hair & ctg (1998) thang đo đảm bảo tin cậy khi độ tin cậy tổng hợp > 0.6.  Tính đơn hướng: Kiểm tra các thang đo về tính đơn hướng là quan trọng trước khi kiểm tra độ tin cậy vì độ tin cậy không đảm bảo tính đơn hướng mà chỉ là giả định tính đơn hướng đã tồn tại (Hair & ctg, 1998). Trong CFA, độ phù hợp của mô hình với dữ liệu là điều kiện cần và đủ để xác định một tập các biến có đạt tính đơn hướng hay không (Steenkamp & Van Trijp, 1991).  Giá trị hội tụ: được đánh giá dựa vào hệ số hồi quy nhân tố của từng biến của khái niệm tiềm ẩn nếu nó là đơn hướng. Nếu khái niệm tiềm ẩn là đa hướng thì giá trị hội tụ của khái niệm tiềm ẩn sẽ đạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_nang_luc_quan_ly_cua_nha_q.pdf
Tài liệu liên quan