Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên đại học Việt Nam thông qua các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do lựa chọn đề tài . 1

2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu . 4

2.1. Mục đích nghiên cứu . 4

2.2. Câu hỏi nghiên cứu . 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

3.1. Đối tượng nghiên cứu. 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu. 5

4. Cách tiếp cận nghiên cứu . 6

4.1. Phương pháp nghiên cứu . 6

4.2. Quy trình nghiên cứu. 7

4.3. Phương pháp phân tích . 8

5. Những đóng góp mới của luận án . 9

5.1. Đóng góp về lý luận. 9

5.2. Đóng góp về thực tiễn . 10

6. Kết cấu của luận án . 11

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU . 12

1.1. Khái niệm tri thức và tiếp nhận tri thức . 12

1.1.1. Khái niệm tri thức. 12

1.1.2. Phân loại tri thức . 13

1.1.3. So sánh tri thức và hiểu biết. 16

1.1.4. Tri thức về đào tạo . 17

1.1.5. Tiếp nhận tri thức . 19

1.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức cá

nhân .21

1.2.1. Các khung lý thuyết nghiên cứu được sử dụng để phân nhóm nhân tố . 22

1.2.2. Các nhân tố cá nhân ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức . 24

1.2.3. Các nhân tố xã hội ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức . 26

1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu. 33

pdf194 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên đại học Việt Nam thông qua các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a (Hair và cộng sự, 1998). Với số liệu thu thập được, tác giả mã hóa và sử dụng SPSS tính toán hệ số Cronbach Alpha của từng biến. Số liệu chi tiết đánh giá thang đo qua hệ số Cronbach Alpha cho từng thang đo được trình bày ở phụ lục E. Kết quả được tóm tắt qua bảng 3.3. 79 Bảng 3.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo STT Nhân tố Thang đo Alpha loại biến Alpha Sự tiếp nhận tri thức Thông qua chương trình LKĐTQT, tôi có được hiểu biết về 0.831 1 - mục tiêu và các nội dung của môn học 0.816 2 - quy trình xây dựng, biết kết nối và sắp xếp nội dung môn học 0.799 3 - lý do và nguyên tắc thiết lập nội dung của môn học 0.794 Thông qua chương trình LKĐTQT, tôi có được 4 - hiểu biết về các phương pháp giảng dạy được yêu cầu bởi chương trình 0.817 5 - kỹ năng sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy được yêu cầu 0.836* 6 - hiểu biết về lý do, nguyên tắc khi sử dụng các phương pháp giảng dạy được yêu cầu 0.830 Thông qua chương trình LKĐTQT, tôi có được 7 - hiểu biết về phương pháp đánh giá được yêu cầu 0.829 8 - kỹ năng sử dụng đúng phương pháp đánh giá được yêu cầu 0.800 9 - hiểu biết về lý do, nguyên tắc của phương pháp đánh giá được yêu cầu 0.801 10 Tri thức chuyên môn Tôi nghiên cứu rất nhiều về môn học tôi giảng dạy. 0.617 0.679 11 Tôi được tập huấn đủ để giảng dạy trong chương trình LKĐTQT. 0.622 12 Tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn học (hoặc môn liên quan) mà tôi đang giảng trong chương trình LKĐTQT. 0.501 13 Tri thức liên văn hóa Tôi đã có nhiều trải nghiệm làm việc/học tập ở nước ngoài. 0.714 0.740 14 Tôi thích giao tiếp với người ở nền văn hóa khác. 0.715 15 Tôi hiểu sự khác biệt về văn hóa khi tương tác với người nước ngoài. 0.643 16 Tôi thay đổi hành vi khi có tình huống giao thoa văn hóa đòi hỏi. 0.656 17 Động lực học hỏi nội tại Tôi luôn tìm kiếm những điều mới mẻ vì tôi rất thích việc đó. 0.624 .706 18 Tôi thấy vui khi học hỏi được từ một ai đó. 0.644 19 Khi học hỏi được một điều mới, đối với tôi đó là một khoảnh khắc rất thú vị. 0.711* 20 Tôi sẵn sàng theo đuổi những nhiệm vụ có tính thách thức mà từ đó tôi có thể học hỏi được những điều mới mẻ. 0.628 21 Tôi thường xuyên tìm kiếm cơ hội để phát triển kiến thức và kỹ năng mới. 0.721* 22 Tôi sẵn sàng bỏ thêm công sức khi cần thiết để phát triển kỹ năng và kiến thức mới. 0.658 23 Tư duy xã hội hóa Tôi thích theo đuổi một vấn đề, đặc biệt nếu nó về lĩnh vực tôi không biết nhiều. 0.766 0.777 24 Tôi thích kết nối ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau. 0.673 25 Tôi thích dành tâm trí cho nhứng thứ như phương thức hoặc giải pháp mới. 0.757 26 Tôi thích tìm kiếm mối liên hệ giữa những lĩnh vực tách biệt của công việc. 0.698 80 STT Nhân tố Thang đo Alpha loại biến Alpha 27 Vai trò “người gác cổng tri thức” Cán bộ chương trình đưa ra gợi ý/hướng dẫn hữu ích cho việc thiết lập nội dung giảng dạy cho thực tiễn môn học của tôi. 0.801 0.846 28 Cán bộ chương trình đưa ra gợi ý/hướng dẫn hữu ích trong việc ứng dụng phương pháp giảng dạy vào thực tiễn môn học của tôi. 0.809 29 Cán bộ chương trình đưa ra gợi ý/hướng dẫn hữu ích trong việc ứng dụng phương pháp đánh giá vào thực tiễn môn học của tôi. 0.808 30 Cán bộ chương trình rất hiểu các yêu cầu về đào tạo của đối tác. 0.824 31 Cán bộ chương trình giải thích rất rõ ràng các yêu cầu về đào tạo của đối tác. 0.851* 32 Cán bộ chương trình sẵn sàng giúp đỡ khi tôi không hiểu hoặc gặp vấn đề trong việc thực hiện đúng một yêu cầu nào đó về đào tạo của đối tác. 0.820 33 Hiệu quả tương tác Tôi và đối tác tương tác thường xuyên để giải quyết các vấn đề đào tạo. 0.846 0.870 34 Tôi tương tác với đối tác qua nhiều cách thức khác nhau. 0.837 35 Tôi tương tác với nhiều người ở các cấp độ giảng dạy/quản lý khác nhau của đối tác. 0.846 36 Tương tác của tôi với đối tác là đủ cho công việc. 0.866 37 Không khí giao tiếp giữa tôi và đối tác rất thân thiện. 0.854 38 Tương tác giữa tôi với đối tác có tính chất xây dựng. 0.838 (Nguồn: tác giả luận án tổng hợp) Ghi chú: * Cronbach’s Alpha khi loại biến > Alpha Bảng tổng hợp trên cho thấy có một số thang đo có chỉ số alpha khi loại biến lớn hơn chỉ số alpha. Tác giả luận án tiến hành xem xét các thang đo đó như sau: - Thang đo có số thứ tự 5: Thông qua chương trình LKĐTQT, tôi có được kỹ năng sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy được yêu cầu. Alpha khi loại biến là 0,836, alpha là 0,831. Tác giả không loại biến này vì đây là biến quan trọng về tri thức bí quyết của phương pháp giảng dạy, nếu loại đi thì sẽ bị thiếu loại tri thức này trong tri thức được tiếp nhận. Hơn nữa alpha đạt yêu cầu lớn hơn 0,6, mặt khác alpha nếu loại biến và alpha không có sự chênh lệch nhiều. - Thang đo có số thứ tự 19: Khi học hỏi được một điều mới, đối với tôi đó là một khoảnh khắc rất thú vị (nhân tố động lực học hỏi nội tại). Alpha nếu loại biến là 0,711, alpha là 0,706, khác biệt không đáng kể. Alpha đạt yêu cầu lớn hơn 0,6. Do vậy tác giả không loại biến này. - Thang đo có số thứ tự 21: Tôi thường xuyên tìm kiếm cơ hội để phát triển kiến thức và kỹ năng mới (nhân tố động lực học hỏi nội tại). Alpha nếu loại biến là 0,721, alpha là 0,706, khác biệt trung bình. Alpha đạt yêu cầu lớn hơn 0,6. Do vậy tác giả không loại biến này. 81 - Thang đo có số thứ tự 31: Cán bộ chương trình giải thích rất rõ ràng các yêu cầu về đào tạo của đối tác (nhân tố vai trò “người gác cổng tri thức”). Alpha nếu loại biến là 0,851, alpha là 0,846, khác biệt không đáng kể. Alpha đạt yêu cầu lớn hơn 0,6. Do vậy tác giả không loại biến này. Các thang đo còn lại có độ tin cậy từ sử dụng được đến đo lường tốt. Như vậy tất cả các thang đo đề xuất đều sử dụng được. 3.2.3. Nghiên cứu định tính Tác giả sử dụng nghiên cứu định tính vì các lý do sau: Thứ nhất, mặc dù đã có một vài mô hình nghiên cứu về tiếp nhận tri thức ở cấp độ cá nhân trong liên doanh quốc tế, luận án không sử dụng các mô hình này vì các chương trình LKĐTQT hoạt động trong lĩnh vực giáo dục với nhiều điểm đặc thù khác doanh nghiệp (mục 1.2.3). Các nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức trong doanh nghiệp có thể sẽ không có tác động hoặc tác động theo cách khác tới sự tiếp nhận tri thức trong môi trường đào tạo và cũng có thể có những nhân tố mới sẽ xuất hiện trong bối cảnh mới này. Bằng các kỹ thuật khai thác thông tin và kể chuyện, nghiên cứu định tính sẽ giúp (i) tìm kiếm các nhân tố mới, (ii) củng cố thêm các bằng chứng về sự ảnh hưởng của các nhân tố cũ, qua đó điều chỉnh mô hình theo những khám phá mới. Thứ hai, tri thức bao gồm tri thức hiện và tri thức ẩn, trong đó tri thức hiện có thể đo lường được, song tri thức ẩn rất khó lượng hóa. Vì vậy, nghiên cứu định tính là phù hợp khi tìm hiểu về tri thức ẩn được tiếp nhận, ví dụ như tri thức về bí quyết, tư duy, phương pháp, lý do. Thứ ba, để tìm ra các nhân tố mới và hiểu sâu hơn về những tri thức được tiếp nhận, cần có một quá trình tương tác với đối tượng tiếp nhận tri thức. Có những tri thức mà người sở hữu không thể tự mô tả được – “Bạn biết nhiều hơn những gì bạn có thể kể ra” (Polanyi, 1966), và có những tri thức ẩn sâu đến nỗi người sở hữu không nhận ra rằng mình sở hữu tri thức đó. Sự tương tác thông qua phỏng vấn sâu sẽ dẫn dắt đối tượng phỏng vấn đi theo một quá trình khám phá ra những tri thức mà họ đã tiếp nhận. Những vấn đề trên là nguyên nhân để tác giả thực hiện nghiên cứu định tính với việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu giảng viên chương trình LKĐTQT. 3.2.3.1. Lựa chọn tình huống nghiên cứu Để đánh giá toàn diện về sự tiếp nhận tri thức, các chương trình LKĐTQT bậc đại học dùng cho tình huống là những chương trình hợp tác có toàn thời gian đào tạo trong 82 nước hoặc các chương trình nhượng quyền đã hoàn thành một chu trình đào tạo trong nước, tức có ít nhất một khóa sinh viên ra trường. Chương trình cũng cần một quy mô tuyển sinh khá, ít nhất 100 sinh viên/năm để các tri thức tiếp nhận như nội dung môn học, phương pháp giảng dạy và đánh giá được ứng dụng trên một đám đông với đủ độ đa đạng cần thiết, từ đó khai thác được nhiều câu chuyện và tình huống khác nhau. Tác giả lựa chọn chương trình thuộc các trường đại học uy tín mà chất lượng đã được khẳng định qua thời gian hoạt động lâu dài nhằm bảo đảm sự nghiêm túc trong khâu đào tạo và cấp bằng. Việc chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, dựa vào sự dễ tiếp cận và sẵn sàng tham gia phỏng vấn sâu của giảng viên. Các chương trình được lựa chọn là:  Chương trình Cử nhân Ngân hàng – tài chính hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học West of England, Anh quốc (gọi tắt là NHTC)  Chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với Đại học Sunderland, Anh quốc (gọi tắt là QTKD). 3.2.3.2. Quy trình nghiên cứu định tính Mục tiêu: nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu sâu về quá trình tiếp nhận tri thức của giảng viên trong các chương trình LKĐTQT. Cụ thể là: - Tìm hiểu ý nghĩa thực tế của các biến trong mô hình - Kiểm tra các giả thuyết về các mối quan hệ giữa các nhân tố của mô hình nghiên cứu một cách định tính - Khám phá các nhân tố mới (nếu có) Quy trình của nghiên cứu định tính như sau: - Bước 1: Thu thập số liệu thứ cấp là thông báo, thông tin của chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo của chương trình, các thông tin trên trang web của chương trình để tổng hợp thành bối cảnh của chương trình. - Bước 2: Phỏng vấn sâu với giảng viên và quan sát tại cơ sở đào tạo. Phỏng vấn sâu tập trung khai thác những ý tưởng, câu chuyện của giảng viên về việc tiếp nhận tri thức từ đối tác nước ngoài, những tình huống qua đó tri thức được tiếp nhận. Số lượng giảng viên được phỏng vấn sâu không được xác định ngay từ đầu mà được xác định theo cách thức là phỏng vấn đến khi các câu chuyện nhìn chung lặp lại, không còn khám phá/câu chuyện mới. Tổng cộng có 8 người được phỏng vấn sâu, mỗi chương trình là 4 giảng viên. Thời gian phỏng vấn sâu từ 45 phút đến 1,5 giờ. Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm lại với sự đồng ý của người trả lời. 83 Phỏng vấn sâu có những câu hỏi chung về những vấn đề như tri thức được tiếp nhận, các nhân tố cá nhân thuộc năng lực hấp thụ tri thức, tương tác với giảng viên đối tác và vai trò “người gác cổng tri thức” của cán bộ chuyên môn. Đặc biệt phỏng vấn sâu tập trung khai thác những câu chuyện về việc họ tiếp nhận những tri thức gì, tiếp nhận ra sao, qua những kênh nào và các nhân tố cá nhân và xã hội ảnh hưởng tới việc tiếp nhận như thế nào. Các câu hỏi phỏng vấn sâu được trình bày trong Phụ lục B. Tác giả cũng thực hiện quan sát cơ sở đào tạo trước và sau thời gian phỏng vấn. Tờ giới thiệu và các ấn phẩm của chương trình đào tạo được thu thập trong thời gian này. - Bước 3: Phân tích dữ liệu thu thập được. Các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm, và sau đó đánh máy nguyên văn để có bản trả lời phục vụ cho việc phân tích. Để giữ bí mật danh tính, phần phân tích không nêu tên đích danh giảng viên của các chương trình được nghiên cứu, mà đặt mã cho họ theo thứ tự từ 1 đến 8, với giảng viên số 1 đến số 4 thuộc chương trình QTKD, giảng viên số 5 đến số 8 thuộc chương trình NHTC. 3.2.3.3. Phân tích dữ liệu Sau khi tiến hành phỏng vấn, tác giả thực hiện gỡ băng. 100% nội dung cuộc phỏng vấn được đánh máy và lưu trữ thành các file dữ liệu. Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận dữ liệu theo chủ đề, phân chia nội dung các đoạn hội thoại thành từng phần tương ứng về từng nhân tố trong khung nghiên cứu, hoặc nhân tố mới, và các phát hiện về từng loại tri thức được tiếp nhận. Giai đoạn này nhằm mục đích định mã dữ liệu. Những đoạn hội thoại có ý nghĩa giống nhau được đánh dấu, sau đó tổng hợp lại thành các nhóm hội thoại và tiến hành định mã để phân tích. Từ nội dung của các nhóm hội thoại theo nhân tố, tác giả phân tích ảnh hưởng của mỗi nhân tố tới sự tiếp nhận tri thức và ghi chú những phát hiện mới cùng những khám phá về tri thức được tiếp nhận. Kết quả nghiên cứu tình huống được trình bày cụ thể ở chương 4 của luận án. 3.2.4. Nghiên cứu định lượng 3.2.4.1. Quy trình xây dựng bảng hỏi - Xác định khái niệm lý thuyết của các biến và cách đo lường các biến trong mô hình lý thuyết dựa trên các nghiên cứu được thực hiện trước đây, - Xây dựng phiên bản tiếng Việt của bảng hỏi 84 - Lấy nhận xét và góp ý bảng hỏi từ 2 cán bộ và 3 giảng viên của Trường ĐHKTQD. Chỉnh sửa lại câu từ trong bảng hỏi theo nhận xét để bảng hỏi được rõ ràng và người trả lời không hiểu lầm về ngôn từ và nội dung các câu hỏi. - Hoàn thiện bảng hỏi với nội dung gồm ba phần chính: o Phần giới thiệu: giới thiệu mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu và lời mời tham gia khảo sát o Phần nội dung chính: bao gồm các câu phát biểu được thiết kế theo mô hình và các thang đo đã được nghiên cứu. Người trả lời sẽ đánh dấu vào câu trả lời phù hợp nhất với mức độ ý kiến của họ cho những phát biểu đó o Phần thông tin thống kê: thông tin cá nhân của người trả lời Nội dung cụ thể của bảng hỏi ở Phụ lục C. Tất cả các biến quan sát đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với lựa chọn 1 là “hoàn toàn không đồng ý” với phát biểu và lựa chọn số 5 là “hoàn toàn đồng ý” với phát biểu. 3.2.4.2. Mẫu nghiên cứu Do hạn chế về nguồn lực, tác giả thực hiện nghiên cứu trên các chương trình LKĐQT bậc đại học tại Hà Nội. Tiêu chí của các chương trình LKĐTQT là đối tượng của nghiên cứu như sau: - Là chương trình hợp tác đào tạo đại học toàn thời gian trong nước hoặc chương trình nhượng quyền, - Là chương trình đã hoàn thành ít nhất một chu trình đào tạo (tức đã có sinh viên tốt nghiệp), - Có đối tác nước ngoài có uy tín và thứ hạng tốt, chương trình được kiểm định chất lượng bởi tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín, hoặc bởi quốc gia của đại học đối tác nước ngoài, hoặc bởi chính bộ phận bảo đảm chất lượng của đại học nước ngoài, - Là chương trình thuộc trường đại học công lập. Sau khi nghiên cứu bối cảnh, gọi điện và tìm kiếm thông tin trên trang Web của tất cả các trường đại học công lập tại Hà Nội, tác giả tổng kết có 18 chương trình LKĐTQT đạt các yêu cầu như trên, đặt tại 11 cơ sở đào tạo. Mỗi chương trình có từ 15-30 giảng viên. Tổng số lượng toàn bộ giảng viên là 344 giảng viên, phân bổ theo bảng 3.4. 85 Bảng 3.4: Danh sách chương trình LKĐTQT tại Hà Nội được nghiên cứu STT Tên trường đại học Chương trình LKĐTQT Đối tác Số giảng viên 1 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Ngành Quản trị kinh doanh, Khoa học máy tính ĐH Troy, Mỹ 18 2 Trường ĐH Hà Nội Cử nhân Kinh doanh chuyên ngành kép Marketing - Tài chính ĐH La Trobe - Úc 23 3 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Cử nhân Quản trị Du lịch và Lữ hành Đại học IMC KREMS - Áo 30 4 Cử nhân QTKD ĐH Troy, Mỹ 5 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Kế toán - tài chính ĐH Cadiff, Anh 18 6 QTKD ĐH Sunderland, Anh 28 7 Ngân hàng - tài chính ĐH West of England, Anh 20 8 Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Cử nhân ngành Kinh tế - Tài chính ĐH Southern New Hampshire (Hoa Kỳ) 16 9 Trường Đại học Ngoại thương Cử nhân kinh doanh ĐH Bedfordshire 22 10 QTKD chuyên ngành tài chính ĐH Niel Brock Copenhagen 15 11 Trường ĐH Thương mại Cử nhân Quốc tế Các ĐH Pháp 34 12 Học viện Báo chí và Tuyên truyền Quan hệ công chúng, Quảng cáo và Truyền thông ĐH Middlesex, Anh 19 13 Học viện Ngân hàng Ngành Quản trị Kinh doanh - Chuyên ngành Quản trị tài chính Đại học CityU, Mỹ 20 14 Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Quản lý tài chính ĐH Sunderland, Anh 22 15 Học viện Tài chính Cử nhân Tài chính - ngân hàng Đh Greenwich, Anh 17 16 Khoa quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa học quản lý, chuyên ngành Marketing/khởi nghiệp Keuka college, Mỹ 42 17 Marketing Help University, Malaysia 18 Kế toán và Tài chính ĐH East London Tổng 344 (Nguồn: tác giả luận án tổng hợp) Hair và cộng sự (1998) đưa ra quan điểm về kích thước mẫu tối thiểu đảm bảo độ tin cậy là gấp 5 lần tổng số câu hỏi. Công thức đặt ra: n=5*m, với m là số lượng câu hỏi trong bảng hỏi. 86 Áp dụng công thức này vào nghiên cứu của luận án, có tổng số 43 câu hỏi, vậy quy mô mẫu tối thiểu được xác định là: n = 5 x 43 = 215 (quan sát) Nếu thực hiện phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được xác định theo công thức: n = 50 + 8*m, trong đó m là số lượng biến độc lập (Tabachnick và Fidell, 1996). Đề tài đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố tương đương với 6 biến độc lập. Vì vậy, quy mô mẫu tối thiểu cần đặt ra là: n = 50 + 8 x 6 = 98 (quan sát) Như vậy để đảm bảo độ tin cậy, cần có tối thiểu là 215 quan sát. Với số lượng tổng thể giảng viên là 344, tác giả luận án chọn lựa khảo sát toàn bộ giảng viên trong toàn bộ 18 chương trình đủ tiêu chuẩn mẫu khảo sát. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng các cách sau: - Tác giả đến các buổi tập huấn cho giảng viên trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10/2019 của các chương trình LKĐTQT, trực tiếp phát phiếu hỏi cho giảng viên và thu ngay tại đó. - Đối với giảng viên không tham gia tập huấn, tác giả nhờ cán bộ trong các chương trình gửi đường link khảo sát online qua email cho giảng viên trong 18 chương trình LKĐTQT, đồng thời phát phiếu hỏi (bản cứng) tới cán bộ quản lý đào tạo và nhờ họ thu thập từ giảng viên. Tổng cộng số giảng viên tham gia khảo sát là 226/344 giảng viên, do có những giảng viên mà tác giả luận án không thể tiếp cận được, và không phải giảng viên nào cũng sẵn sàng hỗ trợ trả lời bảng hỏi. Sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ còn lại 218 giảng viên (tỷ lệ hồi đáp 61% có phiếu trả lời hợp lệ), đảm bảo yêu cầu tối thiểu của cỡ mẫu. Như vậy với cỡ mẫu 218, dữ liệu thu thập được là đủ độ tin cậy để phân tích định lượng và chạy hồi quy đa biến. 3.2.4.3. Phân tích dữ liệu Mục tiêu phân tích: - Đánh giá độ tin cậy của thang đo, - Kiểm định giá trị thang đo, - Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập tới biến phụ thuộc. 87 Sau khi thu thập các bảng hỏi đã được trả lời, tác giả lọc bảng hỏi, làm sạch dữ liệu, mã hóa những thông tin cần thiết trong bảng hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 20. Tiếp theo, dữ liệu đã được làm sạch và nhập vào phần mềm sẽ được phân tích theo các bước sau: - Thống kê mô tả - Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha - Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA - Phân tích mô hình hồi quy bội. Các kết quả nghiên cứu định lượng chính thức được trình bày trong Chương 5. 3.3. Tóm tắt chương 3 Các nhu cầu của xã hội, người học và nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập của thời đại, cùng những thay đổi về quản trị trong trường đại học, là động lực thúc đẩy sự phát triển của các chương trình LKĐTQT tại Việt Nam. Các chương trình này là kênh chuyển giao hiệu quả về tri thức và công nghệ đào tạo tiên tiến từ nước ngoài, từ đó làm cơ sở cho việc nâng cao năng lực của các trường đại học nhằm đáp ứng các nhu cầu nói trên. Giảng viên là nhân tố quan trọng, chủ chốt trong quá trình chuyển giao này. Các chương trình LKĐTQT này được xây dựng theo 4 mô hình: sử dụng vốn tài trợ, hợp tác đào tạo, nhượng quyền và liên thông. Sự chuyển giao tri thức từ đối tác nước ngoài sang trường đại học Việt Nam là nhiều nhất trong mô hình hợp tác đào tạo và nhượng quyền, vì trong hai mô hình này đối tác Việt Nam được sử dụng toàn bộ tài liệu, chương trình được thực hiện theo yêu cầu của đối tác nước ngoài về giảng dạy và đánh giá sinh viên, và giảng viên Việt Nam được tham gia giảng dạy. Để việc chuyển giao có ý nghĩa, các chương trình LKĐTQT cần phải là các chương trình hợp tác đào tạo hoặc nhượng quyền có uy tín, được kiểm định chất lượng. Đây là cơ sở để luận án xác định mẫu nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu định tính của luận án là 8 giảng viên trong hai chương trình LKĐTQT bậc đại học tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phỏng vấn sâu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với 218 phiếu trả lời của giảng viên chương trình LKĐTQT bậc đại học có uy tín theo mô hình hợp tác đào tạo toàn thời gian trong nước và nhượng quyền thuộc các trường đại học công lập. 88 Tác giả luận án phát phiếu hỏi trực tiếp cho các giảng viên tại các buổi tập huấn của chương trình, và phát qua email cho các giảng viên không tham gia phỏng vấn. Thang đo cho các nhân tố tri thức chuyên môn, tri thức liên văn hóa, động lực học hỏi nội tại, tư duy xã hội hóa và tương tác với giảng viên nước ngoài đã được các học giả xây dựng từ trước. Tác giả xây dựng mới thang đo cho sự tiếp nhận tri thức và nhân tố vai trò “người gác cổng tri thức” dựa trên các định nghĩa và khái niệm trong các nghiên cứu trước đó. 89 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN 4.1. Kết quả và thảo luận nghiên cứu định tính 4.1.1. Đặc điểm các chương trình liên kết đào tạo quốc tế trong nghiên cứu định tính Hai chương trình dùng trong nghiên cứu định tính là các chương trình LKĐTQT tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD), đã có uy tín và được kiểm định quốc tế QAA (Qualilty Assurance Agency for Higher Education - Cơ quan Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Anh quốc). Để bảo đảm danh tính của nguồn dữ liệu, các giảng viên được đánh số từ 1 đến 8, với giảng viên số 1 đến số 4 thuộc Chương trình QTKD, giảng viên số 5 đến số 8 thuộc Chương trình NHTC. 4.1.1.1. Chương trình Cử nhân Ngân hàng - Tài chính liên kết giữa Trường ĐHKTQD và Đại học West of England, Vương quốc Anh Chương trình NHTC là chương trình LKĐTQT nhượng quyền được thành lập vào năm 2011, có quy mô tuyển sinh khoảng 100 sinh viên/năm trong 5 năm trở lại đây. Chương trình đào tạo cử nhân lĩnh vực ngân hàng - tài chính. Đối tác của chương trình là Đại học West of England, Vương quốc Anh. Sinh viên học 4 năm hoàn toàn tại Việt Nam, trong đó năm đầu tiên học tiếng Anh và các môn bổ trợ, do Trường ĐHKTQD chịu trách nhiệm về nội dung đào tạo. Ba năm sau sinh viên học chuyên ngành do giảng viên Việt Nam giảng dạy với nội dung do Đại học West of England cung cấp. Khi tốt nghiệp, sinh viên nhận bằng Cử nhân Ngân hàng – tài chính do ĐH West of England cấp. Với mô hình nhượng quyền, ĐH West of England chịu trách nhiệm cung cấp: (i) nội dung đào tạo (toàn bộ chương trình đào tạo, nội dung các môn học, yêu cầu môn học và các tiêu chí đánh giá), (ii) quy trình ra đề bài thi, bài luận và kiểm tra đánh giá kết quả, (iii) quy trình kiểm soát chất lượng. Trường ĐHKTQD chịu trách nhiệm tuyển sinh, tổ chức đào tạo, tuyển giảng viên, trợ giảng và tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Giảng viên của chương trình bao gồm cả giảng viên Việt Nam và giảng viên nước ngoài. Giảng viên Việt Nam và trợ giảng của chương trình chủ yếu là các giảng viên của trường ĐHKTQD. Giảng viên nước ngoài do chương trình tuyển dụng, và chiếm khoảng 30% số lượng giảng viên chương trình. Trong một năm học, số lượng giảng viên và trợ giảng Việt Nam tổng cộng của chương trình vào khoảng 20 giảng viên. Giảng viên chịu trách nhiệm giảng dạy theo bộ tài liệu của đối tác Anh quốc biên soạn hoặc chỉ định, bao gồm giáo trình, tài liệu đọc, 90 slides. Đề bài đánh giá học tập của sinh viên do phía Anh ra, còn giảng viên có nhiệm vụ chấm bài. Về nhân sự, chương trình có 3 cán bộ phụ trách chuyên môn đào tạo. Kiểm soát chất lượng của chương trình được thực hiện theo quy trình của ĐH West of England. Phía Việt Nam bảo đảm các hoạt động đào tạo được thực hiện đúng quy trình. Phía đối tác Anh quốc sang kiểm tra một lần trong năm học. QAA (Cơ quan Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Vương quốc Anh) cử cán bộ kiểm định độc lập từ sang kiểm định chương trình một lần/năm học. 4.1.1.2. Chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh liên kết giữa Trường ĐHKTQD, tổ chức Pearson và Đại học Sunderland, Vương quốc Anh Chương trình QTKD là chương trình LKĐTQT theo mô hình nhượng quyền, được thành lập từ năm 2005, có quy mô tuyển sinh khoảng 150 sinh viên/năm trong vòng 5 năm trở lại đây, đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh. Đối tác của chương trình là Tổ chức Pearson, Đại học Sunderland, Vương quốc Anh. Sinh viên học 4 năm hoàn toàn tại Việt Nam, và khi tốt nghiệp nhận bằng do ĐH Sunderland cấp. Năm thứ nhất học chủ yếu tiếng Anh, các năm thứ hai và thứ ba sinh viên học theo chương trình Cao đẳng Quốc gia BTEC do Tổ chức Pearson nhượng quyền, và năm thứ tư học tại Việt Nam theo chương trình của ĐH Sunderland. Sinh viên có thể lựa chọn chuyển tiếp năm cuối sang những đại học của Anh có cơ chế cho phép chuyển tiếp với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_su_tiep_nhan_tri_thuc_ve_d.pdf
Tài liệu liên quan