LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT
CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
6.1 Ý nghĩa khoa học
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƢỜNG
1.1.1 Các nghiên cứu hƣớng dẫn thực hiện Kế toán quản trị môi trƣờng
1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2 Các nghiên cứu vận dụng Kế toán quản trị môi trƣờng
1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC HIỆN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƢỜNG
1.2.1 Các nhân tố thuộc bối cảnh thể chế (Institutional Context)
1.2.1.1 Áp lực cưỡng ép
1.2.1.2 Áp lực quy chuẩn
1.2.1.3 Áp lực mô phỏng
i
ii
iii
v
vi
vi
ix
ix
ix
x x x
xi
xi
1 1 1 1 3 5 5 8 9
12
12
15
161.2.2 Các nhân tố thuộc bối cảnh tổ chức (Organizational Context)
1.2.2.1 Nhận thức về sự biến động của MTKD
1.2.2.2 Chiến lược môi trường
1.2.2.3 Sự phức tạp của nhiệm vụ
1.3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1 Về đối tƣợng khảo sát
1.3.2 Về kết quả nghiên cứu
1.3.2.1 Đối với nhân tố áp lực cưỡng ép
1.3.2.2 Đối với nhân tố áp lực quy chuẩn
1.3.2.3 Đối với nhân tố áp lực mô phỏng
1.3.2.4 Đối với nhân tố nhận thức về sự biến động của MTKD
1.3.2.5 Đối với nhân tố chiến lược môi trường
1.3.2.6 Đối với nhân tố sự phức tạp của nhiệm vụ
1.3.3 Về số lƣợng các nghiên cứu
1.4 KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƢỚNG CỦA TÁC GIẢ
1.4.1 Khe hổng nghiên cứu
1.4.2 Định hƣớng nghiên cứu của tác giả
1.5 TÓM TẮT CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 TỔNG QUAN VỀ KTQTMT
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2 Định nghĩa và phân loại KTMT
2.1.3 Định nghĩa KTQTMT
2.1.4 Đối tƣợng của KTQTMT
2.1.5 Các loại thông tin của KTQTMT
2.2.5.1 Thông tin phi tiền tệ
2.2.5.2 Thông tin Tiền tệ
2.1.6 Nội dung KTQTMT
2.1.6.1 Xác định chi phí, thu nhập môi trường
2.1.6.2 Xử lý thông tin chi phí, thu nhập môi trường
2.1.6.3 Phân tích hiệu quả hoạt động môi trường
2.1.6.4 Báo cáo Kế toán quản trị môi trường
2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN CÓ LIÊN QUAN
2.2.1 Lý thuyết thể chế (Institutional theory)
2.2.1.1 Khái niệm lý thuyết thể chế
18
19
20
22
23
23
23
23
24
24
25
25
25
26
27
27
28
29
30
30
30
33
35
37
37
38
38
39
40
41
43
43
43
43
432.2.1.2 Các yếu tố cơ bản của lý thuyết thể chế
2.2.1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến thực hiện KTQTMT
2.2.1.4 Vận dụng lý thuyết thể chế cho nghiên cứu này
2.2.2 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory)
2.2.2.1 Khái niệm lý thuyết ngẫu nhiên
2.2.2.2 Các yếu tố cơ bản của lý thuyết ngẫu nhiên
2.2.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến thực hiện KTQTMT
2.2.2.4 Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên cho nghiên cứu này
2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KTQTMT TỪ CƠ
SỞ LÝ THUYẾT
2.3.1 Thực hiện Kế toán quản trị môi trƣờng
2.3.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện KTQTMT
2.4 PHÁT TRIỂN CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.4.1 Ảnh hƣởng trực tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT
2.4.1.1 Áp lực cưỡng ép
2.4.1.2 Áp lực quy chuẩn
2.4.1.3 Áp lực mô phỏng
2.4.1.4 Nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh
2.4.1.5 Chiến lược môi trường
2.4.1.6 Sự phức tạp của nhiệm vụ
2.4.2 Ảnh hƣởng gián tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT
2.4.2.1 Ảnh hưởng gián tiếp của Áp lực cưỡng ép thông qua vai trò
trung gian của Áp lực quy chuẩn
2.4.2.2 Ảnh hưởng gián tiếp của Áp lực quy chuẩn thông qua vai trò
trung gian của Áp lực mô phỏng
2.4.2.3 Ảnh hưởng gián tiếp của nhận thức về sự biến động của môi
trường kinh doanh thông qua vai trò trung gian của Áp lực mô phỏng
2.4.2.4 Ảnh hưởng gián tiếp của nhận thức về sự biến động của MTKD
thông qua vai trò trung gian của Chiến lược môi trường
2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
2.6 TÓM TẮT CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1.1 Xác định phƣơng pháp
3.1.2 Biện minh cho thiết kế nghiên cứu hỗn hợp
3.1.3 Quy trình nghiên cứu hỗn hợp tuần tự
45
48
49
50
50
51
54
56
57
57
57
58
58
58
59
60
60
61
61
62
62
62
63
64
65
68
69
69
69
70
703.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
3.3.1 Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia
3.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu
3.3.2.1 Số lượng mẫu
3.3.2.2 Chọn chuyên gia cho nghiên cứu
3.3.3 Các giai đoạn thiết yếu trƣớc phỏng vấn
3.3.3.1 Xác định các câu hỏi cần điều tra
3.3.3.2 Xác định loại câu hỏi cho nghiên cứu tình huống
3.3.3.3 Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn
3.3.4 Các bƣớc Phỏng vấn chuyên gia
3.3.4.1 Liên hệ không chính thức
3.3.4.2 Phỏng vấn thử
3.3.4.3 Phỏng vấn chính thức
3.3.4.4 Tổng hợp dữ liệu
3.3.5 Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ 1
3.3.5.1 Lời lẽ và ngôn từ
3.3.5.2 Loại câu hỏi cho Bảng câu hỏi khảo sát
3.3.5.3 Trình tự của các câu hỏi
3.3.5.4. Đo lường các mục hỏi
3.3.5.5 Phát triển Thang đo
3.3.6 Khảo sát thử
3.4.7 Kết quả nghiên cứu định tính
3.5 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG
3.5.1 Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ
3.5.1.1 Mẫu nghiên cứu
3.5.1.2 Phương pháp phân tích
3.5.1.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
3.5.2 Nghiên cứu định lƣợng chính thức
3.5.2.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu
3.5.2.2 Quá trình khảo sát
3.5.2.3 Các bước phân tích dữ liệu
3.5 TÓM TẮT
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
71
72
72
73
73
73
74
74
76
76
79
79
80
80
80
81
81
81
81
81
82
82
83
83
83
83
84
85
85
85
87
90
93
94
944.1.1 Thang đo thực hiện KTQTMT
4.1.2 Thang đo Áp lực cƣỡng ép
4.1.3 Thang đo Áp lực quy chuẩn
4.1.4 Thang đo Áp lực mô phỏng
4.1.5 Thang đo nhận thức về sự biến động của MTKD
4.1.6 Thang đo chiến lƣợc môi trƣờng
4.1.7 Thang đo sự phức tạp của nhiệm vụ
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG SƠ BỘ
4.2.1 Kết quả Phân tích độ tin cậy thang đo
4.2.2 Kết quả Phân tích nhân tố khám phá
4.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
4.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG CHÍNH THỨC
4.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
4.4.2 Phân tích thống kê mô tả
4.4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá
(EFA)
4.4.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo
4.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
4.4.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
4.4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
4.4.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết
4.4.5.2. Kiểm định các ước lượng của mô hình lý thuyết bằng Bootstrap
4.4.5.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
4.4.6 Phân tích sự khác biệt (phân tích ANOVA)
4.5 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5.1 Các kết quả chính từ nghiên cứu
4.5.2 Các phát hiện từ các nhân tố thuộc lý thuyết thể chế
4.5.3 Các phát hiện từ các nhân tố thuộc lý thuyết ngẫu nhiên
4.5.4 So sánh mức độ giải thích của lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế
4.6 TÓM TẮT CHƢƠNG 4
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý
5.1 KẾT LUẬN
5.1.1 Về mục tiêu nghiên cứu
5.1.2 Về các phát hiện chính rút ra từ nghiên cứu
5.1.3 Về đóng góp của nghiên cứu
94
95
96
96
97
97
98
98
98
100
102
104
104
107
110
110
112
114
117
117
121
122
126
129
129
132
134
135
137
139
139
139
140
1415.2 MỘT SỐ HÀM Ý RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU
5.2.1 Các hàm ý đƣợc phát triển từ lý thuyết thể chế
5.2.2 Các hàm ý đƣợc phát triển từ lý thuyết ngẫu nhiên
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
5.3.1 Hạn chế của đề tài
5.3.2 Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt
2. Tiếng Anh
PHỤ LỤC
142
142
143
145
145
145
146
147
148
148
150
241 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam – nghiên cứu cho các tỉnh thành khu vực - Nguyễn Thị Hằng Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáp ứng tiêu chuẩn phân tích nhân tố, 150 phiếu
khảo sát đƣợc phát ra và thu về 135 phiếu, sàng lọc để loại bỏ những phiếu không
đạt yêu cầu và cuối cùng kích thƣớc mẫu đủ điều kiện cho nghiên cứu định lƣợng sơ
bộ là 128 quan sát.
84
3.4.1.2 Phương pháp phân tích
Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ đƣợc phân tích thông qua hai kỹ thuật: Phân
tích độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá nhằm loại bỏ các biến
quan sát không đạt yêu cầu.
Phân tích độ tin cậy thang đo
Nghiên cứu sử dụng kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng công cụ
Cronbach’s Alpha và hệ số tƣơng quan biến tổng (item-total correlation) nhằm loại
ra những biến quan sát không đóng góp vào việc mô tả khái niệm cần đo, giúp nâng
cao hệ số tin cậy cho khái niệm cần đo. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho biết
các đo lƣờng có liên kết với nhau hay không, còn hệ số tƣơng quan biến - tổng
(item-total correlation) sẽ giúp loại ra những mục hỏi không đóng góp nhiều cho sự
mô tả của khái niệm nghiên cứu.
Theo Hair và cộng sự (2010), Kline (2015) thì hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8
trở lên là tốt và từ 0,7 đến 0,8 là có thể sử dụng đƣợc. Tuy nhiên một số nhà nghiên
cứu khác cho rằng trong tình huống nghiên cứu mới, khái niệm nghiên cứu mới thì
hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể chấp nhận đƣợc. Hệ số Cronbach’s
Alpha không cho biết nên loại bỏ hay giữ lại biến quan sát nào, còn hệ số tƣơng
quan biến tổng đƣợc sử dụng để loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu khi hệ
số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0,3.
Phân tích nhân tố khám phá
Theo Hair và cộng sự (2010) thì các tiêu chuẩn khi thực hiện phân tích nhân
tố khám phá (EFA) gồm: Thứ nhất là hệ số KMO của kiểm định Bartlett, để phân
tích nhân tố phù hợp thì hệ số KMO phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 với giá trị Sig. nhỏ
hơn 0,05. Thứ hai là các nhân tố đƣợc rút trích tại giá trị Eigenvalue lớn hơn hoặc
bằng 1 và tổng phƣơng sai trích phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Thứ ba là nếu sau khi
phân tích nhân tố khám phá là phân tích nhân tố khẳng định và phân tích mô hình
cấu trúc tuyến tính thì phƣơng pháp rút trích Principal Axis Factoring và phép xoay
Promax nên đƣợc áp dụng (Kline, 2015). Thứ tƣ là hệ số tải nhân tố ít nhất phải lớn
hơn 0,4 và tốt hơn hết là nên lớn hơn hoặc bằng 0,5 để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn.
Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo
giá trị phân biệt (Hair và cộng sự, 2010).
85
Với các tiêu chuẩn nhƣ trên, trong nghiên cứu này các biến quan sát của
thang đo đƣợc lựa chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên, hệ số tƣơng quan
biến tổng lớn hơn 0,3. Phƣơng pháp rút trích Principal Axis Factoring và phép xoay
Promax đƣợc sử dụng trong phân tích nhân tố, hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 và sự
khác biệt giữa các hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,3.
3.4.1.3 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
Kết quả nghiên cứu định lƣợng sơ bộ đƣợc trình bày ở chƣơng 4: Kết quả
nghiên cứu và bàn luận
3.4.2 Nghiên cứu định lƣợng chính thức
Mục đích của giai đoạn nghiên cứu định lƣợng là để phân tích việc thực hiện
KTQTMT tại các DNSX và xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến thực
hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
3.4.2.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu
Xác định đơn vị khảo sát
Đối tƣợng quan tâm trong nghiên cứu này bao gồm tất cả các DNSX ở các
tỉnh thành khu vực phía Nam. Trong điều kiện bị giới hạn về nguồn lực, nghiên cứu
giới hạn phạm vi điều tra là các DNSX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao
gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Tiền Giang và Long An. Sở
dĩ nghiên cứu lựa chọn vùng KTTĐ phía Nam là vì đây là vùng có đóng góp lớn
vào tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc. Mặc dù chỉ chiếm hơn 8% diện tích và 17%
dân số, nhƣng vùng KTTĐ phía Nam đã tạo ra 42% GDP của cả nƣớc và tỷ lệ đóng
góp vào ngân sách chiếm tới hơn 60% (Phan Thị Cẩm Giang, 2016).
Xác định đối tượng thu thập dữ liệu và đối tượng khảo sát
Đối tƣợng thu thập dữ liệu trong nghiên cứu là các DNSX vùng KTTĐ phía
Nam. Còn đối tƣợng khảo sát là những cá nhân có sự am hiểu về mức độ ghi chép
các thông tin liên quan đến KTQTMT, và là những ngƣời làm công tác liên quan
đến mảng KT trong DN. Vì vậy, đối tƣợng khảo sát cho nghiên cứu định lƣợng là
Kế toán trƣởng, Kế toán tổng hợp, Kế toán quản trị, Giám đốc tài chính, Trƣởng bộ
phận kiểm soát nội bộ. Trong đó đối tƣợng chính là Kế toán trƣởng, kế toán tổng
hợp hoặc Kế toán quản trị.
86
Kích thước mẫu
Phân tích SEM đòi hỏi một mẫu lớn để tăng độ tin cậy cho kết quả (Raykov
và Widaman, 1995). Hair và cộng sự (2010) đề nghị kích thƣớc mẫu gấp 5 lần số
biến. Theo kinh nghiệm của Tabachnick và Fidell (1989), đối với phân tích SEM
kích thƣớc mẫu 300 là tốt. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, với số lƣợng các mục hỏi
là 37, tác giả tính ra số quan sát cần phải có nhƣ ở bảng sau:
Bảng 3.2: Xác định kích thƣớc mẫu
Mục tiêu Số lƣợng biến quan sát Số lƣợng biến độc lập Kích thƣớc mẫu
Phân tích CFA 37 6 185
Kiếm đinh SEM 37 6 300
Sử dụng cho NC 37 6 323
Xác định phương pháp chọn mẫu
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) có phƣơng pháp chọn mẫu trong nghiên cứu
định lƣợng là chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất. Nếu một mẫu đƣợc
chọn theo phƣơng pháp xác suất (còn gọi là ngẫu nhiên) thì có thể đại diện cho đám
đông, để kết quả nghiên cứu có tính tổng quát hóa cao hơn (Sudman, 1976). Chọn
mẫu theo phƣơng pháp phi xác suất cũng đƣợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu
định lƣợng, và kết quả nghiên cứu vẫn có giá trị, tuy không cao bằng nếu mẫu đƣợc
chọn ngẫu nhiên. Việc áp dụng định mức, hoặc phân tầng khi chọn mẫu sẽ khắc
phục đƣợc phần nào hạn chế của phƣơng pháp phi xác suất (Nguyễn Đình Thọ,
2013).
Với hạn chế về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp
chọn mẫu phi xác suất có áp dụng định mức theo các thuộc tính của đặc điểm doanh
nghiệp nhƣ: quy mô tài sản, hình thức sở hữu và lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, cơ
cấu theo địa chỉ hoạt động (tỉnh / thành phố) cũng đƣợc chú ý, để đảm bảo có sự cân
đối về số lƣợng doanh nghiệp theo từng vùng, miền. Theo nghiên cứu của Nguyễn
Văn Quang (2012), TPHCM giữ vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế vùng KTTĐ
phía Nam, với tỷ trọng GDP tăng từ 48,44% vào năm 2000 lên 51,24% vào năm
2010. Cùng mốc thời gian này tỷ lệ đóng góp vào GDP của 2 tỉnh Đồng Nai và
87
Bình Dƣơng tăng từ 12,56% lên 15,22%. Tỷ trọng GDP của Long An và Tiền
Giang trong tổng GDP vùng KTTĐ phía Nam có xu hƣớng ổn định trong nhiều năm
qua, và giao động ở mức khoảng 8,5%. Vì vậy, trong cơ cấu mẫu theo địa chỉ hoạt
động, tác giả dự kiến phân bổ khoảng 50% số lƣợng các DN trong mẫu nghiên cứu
có trụ sở thuộc địa bàn TPHCM, 50% còn lại phân bổ một cách tƣơng đối cho 4
tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng, Long An và Tiền Giang.
Xác định Phương thức lấy mẫu
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là để kiểm tra ảnh hƣởng của các nhân tố
thuộc bối cảnh thể chế có thể ảnh hƣởng đến quá trình áp dụng KTQTMT tại các
DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. Để đạt đƣợc mục tiêu này, nghiên cứu
đã thông qua khảo sát nhƣ một công cụ chính để thu thập dữ liệu nhằm kiểm tra các
mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập (Davis và Cosenza, 2000). Những
ƣu điểm của chiến lƣợc này là phạm vi rộng và chi phí thấp. Hơn nữa, những ngƣời
trả lời khảo sát có thể trả lời câu hỏi một cách ẩn danh, điều này có thể dẫn đến
những phản hồi trung thực hơn, từ đó làm giảm ảnh hƣởng của sự thiên lệch trong
nghiên cứu.
Do đó, nghiên cứu này đã áp dụng phƣơng pháp bảng câu hỏi để lấy dữ
liệu từ các DNSX ở các tỉnh phía Nam. Một vài cách tiếp cận có thể đƣợc sử dụng
trong việc thực hiện một câu hỏi: gửi các bảng câu hỏi cho những ngƣời trả lời với
tƣ cách cá nhân, hoặc phân phát các câu hỏi bằng điện tử (Sekaran, 2003).
Các bảng câu hỏi đƣợc thực hiện với tƣ cách cá nhân đƣợc coi là phƣơng
pháp thu thập dữ liệu thích hợp nhất của nghiên cứu này, bởi vì ở Việt Nam, các câu
hỏi qua đƣờng bƣu điện và các câu hỏi điện tử quá khó để quản lý. Ngoài ra, các đối
tƣợng khảo sát mục tiêu của nghiên cứu này nằm ở một khu vực địa lý giới hạn. Do
đó theo đề xuất của Sekaran (2003), bảng câu hỏi đƣợc thực hiện với tƣ cách cá
nhân là một phƣơng pháp phù hợp để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này.
3.4.2.2 Quá trình khảo sát
Chuẩn bị cho khảo sát
Bảng câu hỏi khảo sát đƣợc xây dựng dựa trên những phát hiện từ tổng quan
lý thuyết, các nghiên cứu trƣớc và kết quả phỏng vấn chuyên gia cũng nhƣ quá trình
88
khảo sát thử. Phần 3.3.5 trình bày chi tiết về thiết kế và cấu trúc của bảng câu hỏi
khảo sát.
Trƣớc khi tiến hành khảo sát, vào đầu tháng 10 năm 2017, tác giả đã liên lạc
với hội doanh nhân Nghệ Tĩnh tại TPHCM, Chi cục thuế một số địa phƣơng, cùng
với một số đồng nghiệp đang tham gia giảng dạy các lớp Kế toán trƣởng tại Đồng
Nai, Long An, Tiền Giang và đã nhận đƣợc sự ủng hộ của các Chi cục thuế, hiệp
hội doanh nghiệp cũng nhƣ các đồng nghiệp. Sự hỗ trợ của các tổ chức này thông
qua viêc cung cấp danh sách tên và liên lạc của những ngƣời tham gia tiềm năng.
Điều này cho phép các cuộc khảo sát đƣợc thực hiện với những ngƣời cụ thể, do đó
tăng tỷ lệ phản hồi tiềm năng.
Tiến hành khảo sát
Với sự giới thiệu của Hội doanh nhân Nghệ Tĩnh tại TPHCM, tác giả có cơ
hội tiếp xúc với nhiều Hiệp hội doanh nghiệp. Vào giữa tháng 10 năm 2017, là thời
điểm diễn ra chuỗi sự kiện chào mừng ngày hội doanh nhân Việt Nam (13/10 hàng
năm), tác giả đã đến gặp mặt trực tiếp các doanh nhân tại các sự kiện và nhờ họ
hoặc các Kế toán trong công ty của họ hoàn thành Bảng khảo sát. Có tất cả 252
phiếu khảo sát đã đƣợc gửi đi theo hình thức này, thu về 204 phiếu, đạt tỷ lệ hơn
80%. Tuy nhiên, sau phần gạn lọc, loại đi các Phiếu trả lời của doanh nghiệp thƣơng
mại hoặc dịch vụ, chỉ có 83 phiếu của các DNSX đƣợc sử dụng cho nghiên cứu.
Tiếp theo, với sự giúp đỡ của cán bộ thuế tại một số Chi cục thuế, các Bảng
câu hỏi khảo sát cũng đã đƣợc gửi trực tiếp bằng bản giấy đến các DNSX, hoặc
bằng file mềm qua KTQTMT. Có tất cả 117 Phiếu khảo sát đƣợc phát trực tiếp cho
kế toán của các DNSX tại TPHCM và Bình Dƣơng, thu về 106 phiếu. Tỷ lệ phản
hồi rất cao, đến hơn 90%. Ngoài ra, với sự giới thiệu của cán bộ tại các Chi cục
thuế, một số kế toán của các DNSX đồng ý tham gia khảo sát, nhƣng yêu cầu gửi
phiếu khảo sát qua KTQTMT. Bằng hình thức này, tác giả thu đƣợc thêm 32 Phiếu
trả lời.
Sau đó, với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp có tham gia giảng dạy các lớp
Kế toán trƣởng tại Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, các phiếu khảo sát đã đƣợc gửi
đến các nhân viên kế toán của các doanh nghiệp ở các lớp học. Tỷ lệ phản hồi theo
hình thức này là rất cao, gần nhƣ đạt 100%. Tuy nhiên, sau phần gạn lọc, loại đi các
89
phiếu trả lời của các kế toán đến từ các doanh nghiệp thƣơng mại hoặc dịch vụ thì
các phiếu trả lời thuộc DNSX thu đƣợc ở lần thứ nhất chƣa nhiều (81 Phiếu cho cả
ba tỉnh Đồng Nai, Long An và Tiền Giang). Vì muốn đảm bảo cơ cấu số lƣợng
doanh nghiệp theo địa bàn, tác giả lại tiến hành thu thập thêm một lần nữa tại các
lớp học Kế toán trƣởng. Kết quả thu đƣợc tất cả 135 phiếu trả lời của các DNSX ở
các tỉnh Đồng Nai, Long An và Tiền Giang.
Nhƣ vậy, có tất cả 356 phiếu khảo sát của DNSX đƣợc thu về, qua kiểm tra
sơ bộ không phát hiện thấy có nhiều phiếu bị bỏ trống. Số lƣợng phiếu trả lời này đã
đảm bảo số mẫu phục vụ cho các mục tiêu kiểm định EFA, CFA và SEM nên tác
giả đã tạm dừng quá trình thu thập dữ liệu khảo sát. Thông qua quá trình xử lý dữ
liệu thô ở các bƣớc tiếp theo, nếu thấy kích thƣớc mẫu chƣa đạt thì tác giả sẽ điều
tra bổ sung.
Mã hóa dữ liệu
Sau khi dữ liệu thu thập đã đƣợc kiểm tra, tác giả tiến hành mã hoá các biến.
Đối với thông tin thu thập bằng dữ liệu định tính, tác giả cũng đã thực hiện việc
phân loại thành những mục không bị trùng lặp và không bị bỏ sót, ngay từ đầu, nên
việc chuyển đổi các trả lời thành dạng mã số để nhập liệu và xử lý rất thuận tiện.
Xử lý dữ liệu bị thiếu
Việc thiếu dữ liệu trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm hoặc là kết quả
của các sai sót từ việc thu thập dữ liệu mà trong đó một số ngƣời trả lời đã bỏ qua
một số câu hỏi không phù hợp hoặc không thể cung cấp câu trả lời, hoặc sai sót do
nhập dữ liệu. Thiếu dữ liệu có thể dẫn đến các kết quả bị sai lệch, giảm hiệu quả
phân tích thống kê và ảnh hƣởng đến khả năng khái quát hóa, đặc biệt nếu dữ liệu bị
mất không phải là ngẫu nhiên. Do đó, điều quan trọng là xác định mức độ và loại dữ
liệu bị mất trƣớc khi thực hiện bất kỳ phân tích thống kê nào.
Nếu thiếu dữ liệu là do sai sót của quá trình nhập liệu, thì chỉ cần nhập lại số
liệu đó. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc, là do trƣớc khi nhập liệu, tác giả
đã thực hiện mã hóa các phiếu trả lời, nên chỉ cần tìm lại phiếu trả lời có số thứ tự
tƣơng ứng với dòng có dữ liệu bị bỏ sót.
Các trƣờng hợp thiếu dữ liệu do đáp viên bỏ sót chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng
số phiếu trả lời đƣợc thu về, do đó tác giả đã loại bỏ các phiếu trả lời này. Kết quả
90
thu đƣợc sau bƣớc xử lý dữ liệu là 323 quan sát và đủ số lƣợng mẫu cho việc thực
hiện các kỹ thuật phân tích tiếp theo.
Sàng lọc dữ liệu
Trƣớc khi thực hiện các phân tích thống kê, dữ liệu đƣợc sàng lọc các giá trị
ngoại lệ do sai sót trong quá trình nhập liệu. Điều này giúp giảm thiểu các vấn đề
liên quan đến các kết quả thống kê không chính xác và tạo ra sự sai lệch khi trình
bày thông tin thực tế. Để xác định bất kỳ giá trị đƣợc nhập sai trong tập dữ liệu của
nghiên cứu này, một loạt các phân tích sơ bộ đã đƣợc thực hiện. Các phân tích tần
số đƣợc thực hiện cho các biến định tính và các phân tích mô tả đƣợc thực hiện cho
các biến định lƣợng để kiểm tra các giá trị bất thƣờng. Các phân tích tần suất và
phân tích mô tả cho thấy không có sai sót nào liên quan đến việc nhập sai dữ liệu.
3.4.2.3 Các bước phân tích dữ liệu
Các bƣớc phân tích dữ liệu đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn của Nguyễn Đình
Thọ (2013) về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.
Mô tả mẫu nghiên cứu
Trong bƣớc này, nghiên cứu sử dụng công cụ thống kê để phân tích các
thông tin cá nhân của đối tƣợng phỏng vấn (thuộc tính của mẫu nghiên cứu). Những
đặc điểm đƣợc sử dụng để mô tả đặc điểm của ngƣời trả lời nhƣ: giới tính, độ tuổi,
học vấn, chức vụ, thâm niên, tổng tài sản, lĩnh vực kinh doanh.
Phân tích thống kê mô tả
Trong bƣớc này, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích giá trị nhỏ nhất (min),
giá trị lớn nhất (max), trung bình, phƣơng sai và ―độ lệch chuẩn‖ của các biến quan
sát để có cái nhìn tổng quát về các thang đo đƣợc sử dụng trong mô hình.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Các tiêu chuẩn để kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha đƣợc sử dụng nhƣ bƣớc nghiên cứu sơ bộ.
Phân tích nhân tố khám phá
Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, bƣớc
tiếp theo là phân tích nhân tố khám phá trƣớc khi thực hiện phân tích nhân tố khẳng
91
định. Các tiêu chuẩn của phân tích nhân tố khám phá cũng đƣợc áp dụng tƣơng tự
nhƣ ở giai đoạn nghiên cứu định lƣợng sơ bộ.
Phân tích nhân tố khẳng định
Theo Hair và cộng sự (2010), tiêu chuẩn để đánh giá mô hình khi phân tích
CFA nhằm đo lƣờng mức độ phù hợp của mô hình với bộ dữ liệu thƣờng đƣợc sử
dụng thông qua các chỉ số nhƣ: Chi-square (CMIN); Chi-square điều chỉnh theo bậc
tự do (CMIN/df); Chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative Fit Index); Chỉ số TLI
(Tucker & Lewis Index); Chỉ số GFI (Goodness of Fit Index); Chỉ số RMSEA
(Root Mean Square Error Approximation). Mô hình đƣợc coi là phù hợp với dữ liệu
thị trƣờng khi kiểm định Chi – square có giá trị P-value > 0,05. Mặc dù Chi –
square thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá mô hình nhƣng các nhà nghiên cứu cho
rằng nhƣợc điểm của Chi –square là phụ thuộc vào kích thƣớc mẫu nghiên cứu. Nếu
kích thƣớc mẫu nghiên cứu lớn sẽ dẫn đến Chi –square lớn và điều này làm ảnh
hƣởng đến việc đánh giá mức độ phù hợp của mô hình.
Vì vậy bên cạnh kiểm định Chi –square, một số chỉ tiêu đƣợc sử dụng là CFI,
GFI, TLI, RMSEA. Nếu một mô hình phù hợp với dữ liệu thị trƣờng khi có các giá
trị CFI, GFI, TLI ≥ 0,9; CMIN/df ≤ 2, một số trƣờng hợp có thể CMIN/df ≤ 3. Theo
Hair và cộng sự (2010) thì GFI < 0,9 vẫn có thể chấp nhận đƣợc. Theo Nguyễn
Đình Thọ (2013) thì CMIN/df ≤ 2, TLI, CFI ≥ 0,9 và RMSEA ≤ 0,08 đƣợc xem là
mô hình phù hợp với dữ liệu thị trƣờng. Ngoài ra một số tiêu chuẩn cũng đƣợc sử
dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nhƣ độ tin cậy tổng hợp, tổng
phƣơng sai trích, tính đơn hƣớng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt.
Phân tích mô hình cấu trúc
Sau khi phân tích nhân tố khẳng định đạt yêu cầu thì mô hình hồi quy cấu
trúc tuyến tính (SEM) đƣợc sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Các
tiêu chuẩn để đánh giá mô hình cấu trúc SEM cũng tƣơng tự nhƣ tiêu chuẩn sử dụng
khi phân tích nhân tố khẳng định.
Theo Trƣơng Đình Thái (2017), mô hình SEM có bốn ƣu điểm chính sau
đây: (1) mô hình SEM cho phép kiểm định đồng thời các hiện tƣợng đa chiều; (2)
Kỹ thuật xử lý dữ liệu của SEM đã tính đến sai số trong phân tích dữ liệu thống kê,
khi thực hiện phân tích đồng thời biến tiềm ẩn, biến quan sát và sai số đo lƣờng
92
trong cùng một mô hình; (3) mô hình SEM cho phép kiểm định đồng thời các ảnh
hƣởng chính và ảnh hƣởng tƣơng tác giữa các biến số; và (4) hầu hết các phần mềm
đƣợc sử dụng để phân tích SEM đều đƣợc viết dựa trên nền tảng Windows nên rất
dễ sử dụng. Trong mô hình SEM, có hai kỹ thuật phân tích thƣờng đƣợc áp dụng là
CB-SEM (Covariance-based SEM) và PLS-SEM (Partial Least Squares SEM).
Theo Hair và cộng sự (2010) PLS_SEM có thể tránh đƣợc vấn đề liên quan đến cỡ
mẫu nhỏ và phù hợp với nghiên cứu thiên về định hƣớng dự báo. Nghiên cứu này
nhằm mục đích phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện KTQTMT, và có
quy mô mẫu tƣơng đối lớn (323 quan sát) nên tác giả sử dụng kỹ thuật CB_SEM để
phân tích dữ liệu. Có hai phần mềm thƣờng đƣợc sử dụng để phân tích CB_SEM là
AMOS và LISREL. Phần mềm LISREL đƣợc thực hiện bằng soạn thảo các câu
lệnh. Còn phần mềm AMOS đƣợc thực hiện bằng các thao tác trên menu, rất thân
thiện và dễ dùng. Do đó, tác giả sử dụng phần mềm AMOS để phân tích mô hình
cấu trúc SEM trong nghiên cứu của mình.
Phân tích sự khác biệt (kiểm định ANOVA)
Mục tiêu của phân tích ANOVA sự khác biệt là so sánh trung bình của
nhiều nhóm (tổng thể) dựa trên các số trung bình của các mẫu quan sát từ các nhóm
này và thông qua kiểm định giả thuyết để kết luận về sự bằng nhau của các số trung
bình này (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2011).
Nghiên cứu sử dụng phân tích phƣơng sai một yếu tố (ANOVA một yếu
tố) để trả lời cho câu hỏi các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam với các
đặc điểm khác nhau về lĩnh vực kinh doanh (nhạy cảm hay không nhạy cảm với
môi trƣờng), về hình thức sở hữu, về quy mô tài sản có khác nhau trong thực hiện
KTQTMT hay không?
Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức
Kết quả nghiên cứu định lƣợng chính thức đƣợc trình bày ở chƣơng 4: Kết
quả nghiên cứu và bàn luận.
93
3.5 TÓM TẮT
Chƣơng 3 trình bày phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng. Thông qua phân
tích ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp, tác giả biện luận rằng phƣơng pháp
nghiên cứu hỗn hợp là phù hợp nhất cho việc giải quyết mục tiêu và các câu hỏi
nghiên cứu.
Đối với mục tiêu xác định các nhân tố thuộc bối cảnh thể chế ảnh hƣởng đến
thực hiện KTQTMT, tác giả sử dụng nghiên cứu định tính thông qua phƣơng pháp
phỏng vấn chuyên gia với các đối tƣợng tham gia thảo luận là các giảng viên đại
học chuyên ngành Kế toán; đại diện cơ quản lý môi trƣờng, Trƣởng Chi cục thuế,
các giám đốc, phó tổng giám đốc và các kế toán trƣởng. Với công cụ thu thập dữ
liệu là dàn bài thảo luận, số lƣợng mẫu là 8 (điểm bão hòa là 7) tác giả đã thu thập
đầy đủ dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu định tính.
Đối với mục tiêu đo lƣờng thực hiện KTQTMT và các nhân tố ảnh hƣởng
đến nó; kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố đến thực hiện KTQTMT và xây
dựng mô hình hồi qui cấu trúc SEM, tác giả sử dụng nghiên cứu định lƣợng với
phƣơng pháp khảo sát. Số mẫu hữu ích sử dụng cho nghiên cứu là 323 DNSX tại
các tỉnh thành khu vực phía Nam. Đối tƣợng thu thập là các Kế toán trƣởng, Kế
toán quản trị hoặc kế toán tổng hợp của các DNSX. Công cụ giúp tác giả thu thập
dữ liệu trong nghiên cứu định lƣợng là Bảng câu hỏi dƣới dạng câu hỏi đóng, theo
thang đo Likert 5 điểm. Dữ liệu sau khi thu thập đƣợc mã hóa, lọc dữ liệu và làm
sạch. Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu định lƣợng đƣợc đánh giá độ tin cậy
bằng hệ số Cronbach’s Alpha và thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, phân
tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích bằng mô hình cấu trúc SEM và phân tích
ANOVA sự khác biệt.
94
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Trong chương này, tác giả trình bày kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát và
thảo luận các kết quả từ việc phân tích dữ liệu trên. Kỹ thuật phân tích dữ liệu được
áp dụng trong chương này như thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân
tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, phân tích mô hình cấu trúc
tuyến tính thông qua phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 20.0.
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Giai đoạn nghiên cứu định tính giúp xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến
thực KTQTMT và hoàn thiện thang đo thực hiện KTQTMT, thang đo các nhân tố
ảnh hƣởng đến thực hiện KTQTMT. Kết quả cụ thể nhƣ sau:
4.1.1 Thang đo thực hiện KTQTMT
Thang đo thực hiện kế toán quản trị môi trƣờng ký hiệu là KTQTMT, đã
đƣợc phát triển bởi Ferreira và cộng sự (2010); Christ và Burritt (2013); Jalaludin
và cộng sự (2016). Các chuyên gia đã góp ý và điều chỉnh (Xem phụ lục 2B: Tổng
hợp kết quả nghiên cứu định tính), kết quả thu đƣợc thang đo thực hiện KTQTMT
gồm có 9 biến quan sát, đƣợc mã hóa nhƣ sau:
Bảng 4.1: Thang đo thực hiện KTQTMT
Mã hóa Nội dung thang đo
Doanh nghiệp thực hiện việc ghi chép, phân loại, phân tích và phản ánh vào sổ sách hoặc
báo cáo các thông tin liên quan đến môi trường được nêu dưới đây ở mức độ nào?(Thang điểm
từ 1 là “không bao giờ”, đến 5 là “rất thường xuyên”)
KTQTMT1 Xác định CP liên quan đến MT
KTQTMT2 Phân loại CP liên quan đến MT
KTQTMT3 Xác định TN liên quan đến MT (lợi ích có đƣợc từ các HĐMT, lợi nhuận
cao hơn do bán SP thân thiện với MT, CP tiết kiệm đƣợc do cải thiện MT)
KTQTMT4 Phân bổ chi phí liên quan đến môi trƣờng cho sản phẩm
KTQTMT5 Phân tích vòng đời sản phẩm (xem xét chi phí và doanh thu của SP trong
toàn bộ chu trình sống của nó chứ không phải một kỳ kế toán)
KTQTMT6 Phân tích dòng chi phí nguyên vật liệu (theo dõi chi tiết chi phí NVL hao
phí và chi phí xử lý trƣớc khi đƣợc phép xả thải)
95
KTQTMT7 Phân tích dòng luân chuyển vật chất (―Lƣợng vật liệu đầu vào, Lƣợng sản
phẩm đầu ra, Lƣợng phế phẩm và chất thải‖)
KTQTMT8 Phân tích hiệu quả HĐMT (giảm tác động không mong muốn đến MT, gia
tăng giá trị cho DN và gia tăng lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu)
KTQTMT9 Thực hiện các báo cáo nội bộ liên quan đến MT
4.1.2 Thang đo Áp lực cƣỡng ép
Áp lực cƣỡng ép là việc các tổ chức phải chịu các sức ép chính thức hoặc
không chính thức từ các thể chế quyền lực bên ngoài (chính phủ, cơ quan quản lý,
khách hàng, nhà cung cấp), khiến tổ chức phải thay đổi hệ thống và quy trình thủ
tục để tuân thủ các quy định (Thoa, 2015).
Thang đo áp lực cƣỡng ép, đƣợc xây dựng và sử dụng bởi các tác giả sau:
Jalaludin và cộng sự, (2011); Jamil và cộng sự, (2015). Qua thảo luận, các chuyên
gia đã đóng góp loại bỏ một số mục hỏi, do không phù hợp với bối cảnh Việt Nam
(ví dụ nhƣ biến quan sát DN chịu ảnh hƣởng bởi áp lực từ liên đoàn lao động); loại
bỏ một số mục hỏi do chúng có xu hƣớng trùng lắp với các mục hỏi khác (ví dụ nhƣ
các chuyên gia cho rằng Áp lực từ các khoản tiền phạt khi vi phạm các quy định về
MT, có xu hƣớng trùng với Áp lực từ các quy định của chính phủ); và bổ sung 1
mục hỏi liên quan đến áp lực từ chính quyền địa phƣơng (xem phụ lục 2B: Tổng
hợp kết quả nghiên cứu định tính). Kết quả các thang đo đo lƣờng áp lực cƣỡng ép,
ký hiệu là ALCE gồm có 8 biến quan sát, cụ thể nhƣ ở bảng 4.2 dƣới đây.
Bảng 4.2: Thang đo Áp lực cƣỡng ép
Mã hóa Nội dung thang đo
ALCE1 DN chịu ảnh hƣởng bởi áp lực từ các quy định của Chính phủ
ALCE2 DN chịu ảnh hƣởng bởi áp lực từ các quy định của Chính quyền địa phƣơng
ALCE3 DN chịu ảnh hƣởng bởi áp lực từ cộng đồng địa phƣơng
ALCE4 DN chịu ảnh hƣởng bởi áp lực từ báo chí và các phƣơng tiện truyền thông
ALCE5 DN chịu ảnh hƣởng bởi áp lực từ khách hàng
ALCE6 DN chịu ảnh hƣởng bởi áp lực từ công ty mẹ
ALCE7 DN chịu ảnh hƣởng bởi áp lực từ các tổ chức tài chính và nhà đầu tƣ
ALCE8 DN chịu ảnh hƣởng bởi áp lực từ các tổ chức MT
96
4.1.3 Thang đo Áp lực quy chuẩn
Áp lực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_thuc_hien_ke_toan_quan_tri.pdf