MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài
luận án 7
1.2. Các công trình khoa học ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 13
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên
quan và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 25
Chương 2: CÁC TỈNH UỶ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH
ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀ NGƯỜI KHMER - NHỮNG VẤN
VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28
2.1. Các tỉnh, đảng bộ tỉnh, tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long 28
2.2. Đội ngũ cán bộ là người Khmer và xây dựng đội ngũ cán bộ là
người Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 44
2.3. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội
ngũ cán bộ là người Khmer - Quan niệm, nội dung, phương thức,
vai trò 57
Chương 3: ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀ NGƯỜI KHMER VÀ CÁC TỈNH UỶ Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
LÀ NGƯỜI KHMER - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 72
3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ là người Khmer ở các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long 72
3.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội gũ
cán bộ là người Khmer - Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 83
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀ NGƯỜI KHMER
CỦA CÁC TỈNH UỶ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY 1154.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng tăng cường lãnh
đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer của các tỉnh ủy ở
đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay 115
4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo xây dựng đội ngũ
cán bộ là người Khmer của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu
Long giai đoạn hiện nay 123
KẾT LUẬN 156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHỤ LỤC 177
206 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân dân của cán bộ,
công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Các chính sách đều
được địa phương thực hiện theo nguyên tắc dân chủ và được phổ biến rộng rãi
đến cán bộ là người Khmer, có chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở đối với cán bộ là
người Khmer công tác ở những địa bàn khó khăn, phức tạp.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức CT-XH trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL
không ngừng được đổi mới và hoạt động hiệu quả trong việc đẩy mạnh xây dựng
ĐNCB là người Khmer, làm nguồn cán bộ quan trọng cho công tác tuyên truyền
các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đặc biệt là chính
sách đối với đồng bào Khmer, góp phần giúp cán bộ là người Khmer tích cực
tham gia hiệu quả vào việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát quá trình thực
hiện chính sách tại các địa phương.
Sáu là, các tỉnh ủy đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc về
lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer theo phân cấp trong phạm vi, địa bàn
hoạt động
Có đến 57% ý kiến công nhận tỉnh ủy lãnh đạo từ mức đạt trở lên nội
dung này [Phụ lục 10]. Các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đã chú trọng lãnh đạo các cấp uỷ
trực thuộc, nhất là cấp ủy cấp huyện quán triệt, xây dựng chương trình hành
động thực hiện các nghị quyết của Đảng và của tỉnh ủy về xây dựng ĐNCB là
người Khmer. Trong đó, tập trung vào lãnh đạo các cơ quan nhà nước, MTTQ,
các tổ chức CT-XH, lực lượng vũ trang, các tổ chức có liên quan triển khai thực
hiện các giải pháp cụ thể trong chương tình hành động của cấp uỷ; phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của tỉnh ủy trong thực hiện
nhiệm vụ xây dựng ĐNCB là người Khmer; đồng thời, tăng cường kiểm tra,
giám sát các cấp uỷ trong thực hiện chương trình hành động thực hiện các nghị
quyết của Đảng và của tỉnh ủy về xây dựng ĐNCB là người Khmer.
90
* Những hạn chế
Một là, việc lãnh đạo của một số tỉnh uỷ ở ĐBSCL trong xác định mục
tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người
Khmer vẫn còn không ít hạn chế, kết quả các mặt còn thấp
Việc xác định quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp
lãnh đạo xây dựng ĐNCB nói chung còn chậm so với yêu cầu, nhất là những
nghị quyết chuyên đề về xây dựng ĐNCB là người Khmer. Những chủ trương
trên thường mới chỉ lồng ghép trong nghị quyết đại hội nhiệm kỳ, chương trình
hành động thực hiện nghị quyết của Trung ương. Chính vì thế, có những nghị
quyết, quan điểm chỉ đạo về công tác cán bộ nói chung, xây dựng ĐNCB là
người Khmer nói riêng của các cấp ủy đảng, chính quyền ở ĐBSCL đã đề ra rất
lâu, nhưng đến nay chưa được bổ sung, điều chỉnh, ban hành mới cho phù hợp
quan điểm của Đảng, Nhà nước và tình hình mới.
Qua nghiên cứu các văn bản của các cấp ủy, chính quyền ở ĐBSCL, đến
nay có rất ít nghị quyết chuyên đề về xây dựng ĐNCB là người Khmer.
Hiện nay, một số tỉnh ở ĐBSCL vẫn còn tình trạng xác định mục tiêu,
quan điểm xây dựng ĐNCB là người Khmer chưa xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi
thực tiễn trong công tác cán bộ. Với mỗi nhóm đối tượng cán bộ là người Khmer
khác nhau nhưng chưa xác định rõ cần xây dựng ở nội dung nào, bằng phương
thức nào cho thích hợp, nên việc xây dựng ĐNCB là người Khmer còn chung
chung cho tất cả ĐNCB nói chung, chưa có sự bóc tách theo đối tượng để cán bộ
là người Khmer. Qua khảo sát có 30% ý kiến cho rằng nội dung này còn kém
hiệu quả [Phụ lục 10].
Hai là, việc lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng các cấp; chính quyền tỉnh,
MTTQ, các tổ chức CT-XH thuộc HTCT của tỉnh, các lực lượng vũ trang, đơn vị
sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước của tỉnh, ĐNCB và đảng viên là người
Khmer, các tổ chức có liên quan và nhân dân trong tỉnh thực hiện chủ trương,
nhiệm vụ, giải pháp xây dựng ĐNCB là người Khmer ở các tỉnh ĐBSCL có lúc,
có nơi còn chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức
91
Một số tỉnh uỷ ở ĐBSCL chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của
ĐNCB là người Khmer đối với sự phát triển KT-XH ở ĐBSCL nên công tác
lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể còn
nhiều hạn chế, chưa gắn chặt việc sử dụng cán bộ là người Khmer. Nhiều nơi,
tỉnh uỷ chưa thực sự quan tâm đầu tư và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy
hoạch, tạo nguồn, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng
ĐNCB là người Khmer của các cấp uỷ trực thuộc, chính quyền, MTTQ và các
đoàn thể dẫn đến chất lượng của ĐNCB này còn thiếu và yếu.
Cấp uỷ các cấp, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể còn chưa tranh thủ
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy đối với xây dựng ĐNCB là người
Khmer nên thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của tỉnh uỷ dẫn đến chất lượng
xây dựng ĐNCB là người Khmer ở nhiều địa phương chưa thực sự đáp ứng yêu
cầu. Qua khảo sát có 20% ý kiến cho rằng tỉnh ủy lãnh đạo nội dung này đạt và
35% là kém hiệu quả [Phụ lục 10].
Ba là, các tỉnh uỷ ở ĐBSCL lãnh đạo phát triển số lượng ĐNCB là người
Khmer còn chưa thực sự đồng đều, cơ cấu cán bộ còn thiếu hợp lý, nhất là cơ
cấu độ tuổi, giới tính
Một số tỉnh uỷ trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển số lượng cán bộ là người
Khmer, có lúc, có nơi vẫn còn biểu hiện tăng lên số lượng một cách đơn thuần,
hình thức, chưa được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với sự tăng lên về chất lượng
ĐNCB là người Khmer.
Việc lãnh đạo các hoạt động về tạo nguồn cán bộ là người Khmer của một
số tỉnh uỷ còn nhiều bất cập, lúng túng, có chủ trương đưa ra về thu hút nhân tài
để bổ sung cho ĐNCB là người Khmer, nhưng rất khó khăn trong thực hiện.
Nhiều hoạt động tạo nguồn cán bộ của một số tỉnh còn biểu hiện chắp vá, chưa
có tầm nhìn xa, tổng thể, chưa chú ý thỏa đáng đến việc tạo nguồn cán bộ là
người Khmer... việc chỉ đạo về công tác tạo nguồn cán bộ của một số tỉnh ủy còn
chưa thường xuyên và quyết liệt dẫn đến chất lượng cán bộ là người Khmer còn
chưa đáp ứng yêu cầu.
92
Hiện tại, các tỉnh ủy ở ĐBSCL chưa có những chính sách đủ mạnh để thu
hút cán bộ là người Khmer có trình độ về làm việc tại địa phương, nên mặc dù
đã đề ra chủ trương này, nhưng việc thực hiện trên thực tế hầu như "dẫm chân tại
chỗ". Nhiều tỉnh chưa thu hút được nhiều cán bộ có đức, có tài về công tác tại
địa phương để bổ sung cho ĐNCB là người Khmer.
Dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, cơ cấu cán bộ là người Khmer ở một số tỉnh
có đông đồng bào Khmer sinh sống tuy được cải thiện, song còn chưa thật vững
chắc và ổn định và nhìn chung chưa đạt quy định. Tỉ lệ cán bộ quản lý trẻ tuổi và
có giới tính nữ chiếm tỷ lệ thấp. Ở khá nhiều huyện có tỷ lệ người Khmer sinh
sống khá cao, song không có nhiều cán bộ chủ chốt cấp huyện là người Khmer.
Chẳng hạn, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) có tới 33% dân số là người
Khmer, song nhiệm kỳ huyện ủy 2015-2020 không có ủy viên ban thường vụ
huyện ủy là người Khmer [142].
Dù quan điểm chỉ đạo của các tỉnh uỷ có quan tâm đến cơ cấu thành phần
xuất thân, nhưng ở hầu hết các tỉnh chưa đạt yêu cầu. Tỷ lệ cán bộ là người
Khmer xuất thân từ công nhân còn rất thấp. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa
thực sự đạt yêu cầu. Ở nhiều tỉnh, cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý là
người Khmer tốt nghiệp đại học các ngành kinh tế, luật còn thấp, chủ yếu là các
ngành của khoa học xã hội - nhân văn, khá nhiều cán bộ tốt nghiệp đại học qua
hình thức đào tạo không tập trung (tại chức).
Đối với nội dung này, qua khảo sát có đến 35% ý kiến cho rằng tỉnh ủy
lãnh đạo còn kém hiệu quả [Phụ lục 10].
Bốn là, trong lãnh đạo nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực mọi mặt
cho ĐNCB là người Khmer của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL ở nhiều nội dung còn chưa
đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Việc lãnh đạo cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ là người Khmer của một số
tỉnh uỷ còn chậm và lúng túng. Trước đây, các tỉnh ủy đã tiến hành công việc
này, đã có tiêu chuẩn chung của cán bộ, khi Đảng tổng kết 10 năm thực hiện
Chiến lược cán bộ, đã bổ sung vào tiêu chuẩn chung của cán bộ, song, hầu như
các tỉnh ủy chưa quan tâm đến vấn đề cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ là người
93
DTTS, trong đó có cán bộ là người Khmer nên tiêu chuẩn chưa thể hiện rõ
những đặc thù của từng chức danh cán bộ cán bộ là người Khmer; tính định
lượng của tiêu chuẩn cán bộ còn chưa nhiều.
Việc lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người Khmer của một
số tỉnh uỷ còn dàn trải, chất lượng chưa cao, nhất là hình thức đào tạo không tập
trung; công tác đào tạo cán bộ là người Khmer đối với những ngành nghề cần
thiết cho tỉnh chưa được định hướng rõ ràng, chính xác và có biểu hiện tự phát.
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có lúc chưa gắn chặt với quy hoạch và bố trí, sử
dụng cán bộ là người Khmer, dẫn đến tình trạng cán bộ làm việc trái chuyên môn
được đào tạo vẫn còn xảy ra. Nhiều tỉnh ủy, nhất là BTC tỉnh ủy còn chưa phối
hợp thường xuyên với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nắm chắc cán bộ
trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại trường.
Việc bố trí, sử dụng cán bộ là người Khmer có lúc, có nơi chưa chính xác,
đúng đắn, chưa đúng người, đúng việc. Có lúc nhấn mạnh bằng cấp, tuổi tác, có
lúc lại nhấn mạnh quá trình công tác và sự cống hiến. Đã có một số trường hợp
bố trí cán bộ chưa thực sự gắn với quy hoạch cán bộ là người Khmer. Còn chậm
trễ trong bố trí cán bộ thay thế một số cán bộ lớn tuổi, nghỉ hưu, thay thế một số
cán bộ năng lực yếu, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc phẩm chất đạo đức, uy tín
giảm sút. Có trường hợp còn chưa kiên quyết trong bố trí, sử dụng cán bộ.
Phương châm bố trí cán bộ "có lên, có xuống, có vào, có ra" chưa thực sự được
thực hiện trong thực tế.
Việc quản lý cán bộ là người Khmer của một số tỉnh ủy có lúc có biểu
hiện chưa chặt chẽ và chưa thành nền nếp, chất lượng thấp, chưa nắm được thực
chất cán bộ; lúng túng trong quản lý về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
quan hệ xã hội của cán bộ trong điều kiện hiện nay. Một số nơi chưa đổi mới
mạnh mẽ công tác quản lý cán bộ, còn nặng về quản lý hồ sơ.
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ là người Khmer còn
lúng túng, nhất là công tác giám sát. Một số cấp ủy chủ yếu tiến hành công việc
này khi cán bộ có dấu hiệu vi phạm. Tình trạng nể nang, né tránh khi xem xét xử
lý cán bộ vi phạm còn xảy ra.
94
Năm là, việc lãnh đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức đảng trực
thuộc với chính quyền, đoàn thể và các lực lượng liên quan trong xây dựng
ĐNCB là người Khmer của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL có lúc, có nơi, còn lúng túng,
chưa chặt chẽ, thường xuyên
Có 39% ý kiến cho rằng, tỉnh ủy lãnh đạo nội dung này kém hiệu quả
[Phụ lục 10]. Công tác chỉ đạo sự phối hợp giữa các tổ chức đảng trực thuộc với
chính quyền, đoàn thể trong xây dựng ĐNCB là người Khmer chưa thật sự chặt
chẽ, hiệu quả chưa cao. Một số tổ chức đảng trực thuộc chưa thật sự coi trọng sơ
kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm. Ở khá nhiều tỉnh, hoạt động này còn biểu
hiện hình thức. Một số tổ chức đảng chưua xác định rõ trách nhiệm của mình
trong phối hợp vơi chính quyền, đoàn thể trong quá trình xây dựng ĐNCB là
người Khmer.
Việc phân công cán bộ, bộ phận tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ trong theo
dõi, đôn đốc thực hiện việc phối hợp giữa tổ chức đảng trực thuộc với chính
quyền,, đoàn thể trong xây dựng ĐNCB là người Khmer có nơi chưa cụ thể, rõ
ràng. Còn lúng túng trong việc phối hợp, theo dõi, đôn đốc các nội dung đã có sự
lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh uỷ.
Sáu là, việc lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc về lãnh đạo xây dựng
ĐNCB là người Khmer theo phân cấp trong phạm vi, địa bàn hoạt động của các
tỉnh uỷ ĐBSCL có lúc, có nơi chưa thật thường xuyên, kịp thời và cụ thể
Một số cấp uỷ trực thuộc không là cấp uỷ cấp huyện có lúc còn có biểu
hiện buông lỏng lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer. Việc kiểm tra các
cấp uỷ trực thuộc về thực hiện các nội dung lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người
Khmer có biểu hiện xem nhẹ, kết quả chưa cao. Trong phân cấp lãnh đạo xây
dựng ĐNCB là người Khmer ở một số mặt chưa được cụ thể, việc hướng dẫn
triển khai các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh ủy còn sơ sài hoặc chưa kịp thời nên
trong thực hiện các nội dung lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer của cấp
ủy trực thuộc còn biểu hiện lúng túng. Có 43% ý kiến cho rằng, tỉnh ủy lãnh đạo
nội dung này kém hiệu quả [Phụ lục 10].
95
3.2.1.2. Về phương thức lãnh đạo
* Ưu điểm
Một là, các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đã thực hiện khá tốt sự lãnh đạo xây dựng
ĐNCB là người Khmer bằng nghị quyết, quyết định, chủ trương, định hướng của
tỉnh ủy và BTVTU về xây dựng ĐNCB
Trên cơ sở chủ trương, đường lối, quan điểm của Trung ương, các tỉnh ủy
đã kịp thời ban hành các văn bản theo thẩm quyền được phân cấp và phù hợp với
tình hình, điều kiện của tỉnh. Nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã xây dựng và ban hành các
các văn bản về xây dựng ĐNCB là người Khmer, cụ thể:
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau ban hành Quyết định số 301-QĐ/TU,
ngày 16/5/2017 về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ,
cán bộ trẻ, cán bộ DTTS nhiệm kỳ 2015-2020 và những nhiệm kỳ tiếp theo; Kế
hoạch số 75-KH/TU ngày 18/4/2018 về thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ DTTS nhiệm kỳ 2015-2020 và những nhiệm
kỳ tiếp theo Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang ban hành Kế hoạch số 19-
KH/TU ngày 17/12/2008 về nâng cao chất lượng hoạt động ĐNCB, đảng viên
vùng có đông đồng bào DTTS Khmer, trong đó, chú trọng phát triển nguồn nhân
lực và xây dựng ĐNCB, đảng viên là người dân tộc Khmer của HTCT tỉnh; Kế
hoạch số 54-KH/TU về thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc
Khmer trong tình hình mới Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh ban hành Kế
hoạch số 18-KH/TU ngày 07/6/2016 về "tạo nguồn cán bộ nữ, cán bộ dân tộc giữ
chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và những
năm tiếp theo", với mục tiêu nhằm đẩy mạnh đẩy mạnh việc xây dựng ĐNCB
lãnh đạo, quản lý các cấp là dân tộc, trong đó chủ yếu là cán bộ người Khmer
(đồng bào Khmer chiếm 29% dân số toàn tỉnh) Tỉnh ủy Sóc Trăng đã ban
hành Kế hoạch số 07-KH/TU ngày 22/01/2008 về "Quy hoạch, đào tạo và sử
dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc Khmer của tỉnh Sóc Trăng đến năm
2015"; Kế hoạch số 08-KH/BTCTU, ngày 22/01/2008 Quy hoạch, đào tạo và sử
96
dụng cán bộ nữ của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2015; Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc
Trăng có Đề án số 09-ĐA/BTCTU ngày 25/7/2014 về "Củng cố, nâng cao chất
lượng HTCT ở cơ sở vùng có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo đến năm 2020".
Công tác xây dựng và ban hành nghị quyết về xây dựng ĐNCB là người
Khmer của ban chấp hành, ban thường vụ các tỉnh ủy ở ĐBSCL đã được chuẩn
bị và tổ chức thực hiện chặt chẽ hơn, các quy trình từ khâu khảo sát, đánh giá
tình hình công tác cán bộ, đến việc phân công cơ quan soạn thảo, lấy ý kiến tham
gia đóng góp, tổ chức hội nghị, trình ban chấp hành, ban thường vụ thảo luận,
thông qua, ban hành và tổ chức thực hiện. Nhìn chung, những văn bản về xây
dựng ĐNCB là người Khmer đã ban hành trong các nhiệm kỳ từ 2010 đến nay
của các tỉnh ủy ở ĐBSCL thật sự là những định hướng chính trị quan trọng, góp
phần đổi mới công tác cán bộ và nâng cao chất lượng xây dựng ĐNCB là người
Khmer tại mỗi địa phương.
Qua khảo sát, có 36% ý kiến công nhận các tỉnh ủy lãnh đạo đạt hiệu quả
cao bằng phương thức này[Phụ lục 10].
Hai là, các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đã quan tâm lãnh đạo phát huy vai trò quản
lý nhà nước của chính quyền tỉnh trong việc cụ thể hoá, thể chế hoá các chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luât của Nhà nước, nghị quyết, quyết định
của tỉnh uỷ thành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án công tác của
chính quyền về xây dựng ĐNCB là người Khmer và tổ chức thực hiện
Các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đã lãnh đạo đảng đoàn HĐND, ban cán sự đảng
UBND tỉnh lãnh đạo HĐND, UBND cụ thể hoá, thể chế hoá các chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, quyết định của tỉnh,
thành uỷ thành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án công tác của chính
quyền về xây dựng ĐNCB là người Khmer và tổ chức thực hiện trong các tổ
chức, các lực lượng và trong nhân dân trên địa bàn tỉnh. Có 40% ý kiến công
nhận các tỉnh ủy lãnh đạo đạt hiệu quả cao bằng phương thức này [Phụ lục 10].
Hội đồng nhân dân, UBND các tỉnh đã triển khai thực hiện chương trình,
đề án thực hiện các nghị quyết của tỉnh uỷ về xây dựng ĐNCB là người Khmer.
97
Trong đó, chú ý lựa chọn, bố trí cán bộ chủ chốt phụ trách thực hiện những nội
dung quan trọng ở những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống.
Sau khi đã ban hành nghị quyết, chỉ thị về xây dựng ĐNCB là người
Khmer, các tỉnh ủy ở ĐBSCL đã lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đảng trực
thuộc rút ngắn thời gian cụ thể hóa, thể chế hóa (nghị quyết của HĐND, các
chương trình, kế hoạch của UBND về xây dựng ĐNCB là người Khmer...) để tổ
chức thực hiện thống nhất.
Ba là, các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đã đẩy mạnh lãnh đạo bằng tuyên truyền
nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về các nghị quyết của tỉnh
uỷ về xây dựng ĐNCB là người Khmer, từ đó thuyết phục, vận động, định
hướng họ tích cực tham gia thực hiện
Các tỉnh uỷ chỉ đạo ban tuyên giáo tỉnh uỷ đẩy mạnh tuyên truyền các
nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của tỉnh uỷ về xây dựng ĐNCB là người Khmer
cùng với việc giáo dục phát huy truyền thống văn hiến cách mạng; giáo dục rèn
luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; nâng cao ý thức cảnh
giác cách mạng, chủ động và kiên quyết đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái
của các thế lực thù địch; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các trường chính trị tỉnh
thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác cho cán bộ là người Khmer.
Việc tổ chức các hội thảo và thực hiện các đề tài khoa học về xây dựng ĐNCB
nói chung, trong đó có cán bộ là người Khmer được triển khai khá đều đặn.
Các cơ quan truyền thông đại chúng từ tỉnh, thành phố đến cơ sở đã quan
tâm đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động tuyên
truyền về các nghị quyết của Đảng, của tỉnh uỷ về các chương trình, đề án công
tác của chính quyền các cấp về xây dựng ĐNCB là người Khmer; coi trọng việc
nêu gương những đơn vị, cá nhân tiên tiến, phổ biến những kinh nghiệm hoạt
động hiệu quả trong quá trình xây dựng ĐNCB là người Khmer.
Có 65% ý kiến cho rằng tỉnh ủy lãnh đạo đạt hiệu quả cao bằng công tác
tuyên truyền, thuyết phục [Phụ lục 10].
98
Bốn là, các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đã thực hiện khá hiệu quả trong lãnh đạo
xây dựng ĐNCB là người Khmer thông qua công tác tổ chức, cán bộ của các tổ
chức, cơ quan hoạt động trong toàn tỉnh
Thông qua công tác tổ chức, cán bộ, các tỉnh uỷ đã nắm chắc và thực hiện
thông suốt, hiệu quả cao sự lãnh đạo của mình đối với hoạt động xây dựng
ĐNCB là người Khmer. Có 52% ý kiến công nhận tỉnh ủy lãnh đạo đạt hiệu quả
cao bằng phương thức này [Phụ lục 10]. Nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực
tiếp, sát sao của các tỉnh uỷ đối với công tác tổ chức, cán bộ chất lượng ĐNCB là
người Khmer hiệu quả hơn, trình độ mọi mặt và chất lượng đội ngũ cán bộ được
nâng lên một bước. Cụ thể là:
Về công tác tổ chức: các tỉnh uỷ đã lãnh đạo việc kiện toàn, sắp xếp, tổ
chức bộ máy các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT-XH từ
tỉnh đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hiệu quả, gắn với vị trí việc làm và trách
nhiệm của từng cá nhân cán bộ, công chức.
Về công tác cán bộ: Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với xây
dựng ĐNCB là người Khmer không ngừng được đổi mới. BTVTU các tỉnh
ĐBSCL đã từng bước cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc quản lý cán bộ của
Đảng bằng các quy định và quy chế cụ thể. Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới
thiệu cán bộ ứng cử được bổ sung, sửa đổi phù hợp hơn; phân cấp quản lý tổ
chức, bộ máy, cán bộ được đẩy mạnh; công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng,
đánh giá, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động và giải quyết chế độ
chính sách đối với cán bộ là người Khmer được các tỉnh ủy sửa đổi, tạo điều kiện
để ĐNCB yên tâm công tác. Đã quan tâm hơn trong tạo nguồn, quy hoạch, đề
bạt cán bộ nữ, cán bộ trẻ là người Khmer. Công tác cán bộ được tiến hành ngày
càng bảo đảm đúng quy trình, công khai, dân chủ, chặt chẽ hơn, phát huy vai trò
của các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức trong HTCT. Đã phân cấp mạnh
hơn công tác quản lý cán bộ theo hướng tăng trách nhiệm và quyền hạn cho cấp
dưới. Căn cứ chủ trương, hướng dẫn của Trung ương, các tỉnh ủy ĐBSCL cũng
đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các chủ trương, điều chỉnh, hướng dẫn
99
của Trung ương để thực hiện thường xuyên, nề nếp, tạo căn cứ để đánh giá cán
bộ nói chung, cán bộ là người Khmer nói riêng. Như Trà Vinh, trên cơ sở quy
hoạch cán bộ, công chức, viên chức là người Khmer trong cả nhiệm kỳ và rà
soát, bổ sung hàng năm, tiến hành xem xét luân chuyển đáp ứng yêu cầu quy
hoạch và đào tạo rèn luyện cán bộ, công chức, viên chức là người Khmer trong
thực tiễn, chuẩn bị nhân sự cho từng nhiệm kỳ (nhiệm kỳ 2010-2015 đã luân
chuyển 02 đồng chí diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý là người Khmer). Đối
tượng luân chuyển chủ yếu là cán bộ trẻ, cán bộ nữ người Khmer có hướng phát
triển lâu dài.
Năm là, các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đã tăng cường thực hiện sự lãnh đạo xây
dựng ĐNCB là người Khmer thông qua các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên,
phát huy vai trò của các tổ chức đảng và sự tiên phong, gương mẫu của đội ngũ
đảng viên hoạt động trong các cơ quan
Các tỉnh uỷ đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đảng đoàn HĐND tỉnh cụ thể
hoá, thể chế hoá các nghị quyết của tỉnh uỷ về xây dựng ĐNCB nói chung, trong
đó có cán bộ là người Khmer thành nghị quyết, chương trình hành động của
HĐND để chỉ đạo UBND tỉnh tổ chức thực hiện. Đồng thời, lãnh đạo ban cán sự
đảng UBND tỉnh, thành phố về lãnh đạo UBND tổ chức thực hiện các nghị quyết
của tỉnh uỷ về xây dựng ĐNCB là người Khmer. Thông qua đảng đoàn HĐND
và ban cán sự đảng UBND tỉnh, các tỉnh uỷ lãnh đạo việc thực hiện các nghị
quyết của mình về xây dựng ĐNCB là người Khmer đối với tất cả các tổ chức,
lực lượng, các tầng lớp nhân dân.
Đảng đoàn HĐND và ban cán sự đảng UBND ở các tỉnh đã duy trì đều
đặn chế độ báo cáo kết quả công tác cán bộ, trong đó có công tác xây dựng
ĐNCB là người Khmer theo tháng, quý, năm. Qua đó, BTVTU cho ý kiến chỉ
đạo công việc hoặc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại.
Các tỉnh uỷ cũng đã tăng cường lãnh đạo xây dựng các chi bộ, đảng bộ
trong các cơ quan, tổ chức trong HTCT của tỉnh là hạt nhân lãnh đạo và thể hiện
rõ vai trò trực tiếp lãnh đạo các cơ quan, tổ chức trong HTCT của tỉnh thực hiện
nhiệm vụ xây dựng ĐNCB là người Khmer.
100
Các tỉnh ủy cũng quan tâm lãnh đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục, xây dựng đạo đức, lối sống của mỗi đảng viên, công chức nhà nước, cán bộ
đoàn thể. Thực hiện Quy định 101-QĐ/TW của Trung ương về "trách nhiệm, nêu
gương cán bộ đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp theo chức năng
nhiệm vụ được giao", các tỉnh ủy ở ĐBSCL đều đã xây dựng hướng dẫn thực
hiện Chỉ thị 05-QĐ/TW, tập trung lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện việc "Học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" một cách thiết thực. Việc
gương mẫu về đạo đức, lối sống cũng như ý thức trách nhiệm cao trước công
việc được giao của ĐNCB là người Khmer có sức lan tỏa trong toàn xã hội.
Qua khảo sát, có đến 81% ý kiến cho rằng tỉnh ủy lãnh đạo đạt hiệu quả
cao bằng phương thức này [Phụ lục 10].
Sáu là, các tỉnh ủy ở ĐBSCL đã chú trọng lãnh đạo xây dựng ĐNCB là
người Khmer thông qua phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức CT-XH, các tổ
chức xã hội và nhân dân
Có 78% ý kiến cho rằng tỉnh ủy lãnh đạo đạt hiệu quả cao bằng phương
thức này [Phụ lục 10]. Các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đã lãnh đạo, chỉ đạo các đảng đoàn
đoàn thể CT-XH và BTV tỉnh đoàn cụ thể hoá, thể chế hoá các nghị quyết, quyết
định của tỉnh ủy, BTVTU về xây dựng ĐNCB là người Khmer thành các nghị
quyết, chương trình, kế hoạch công tác theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ
chức và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Các tỉnh ủy còn phát huy khá tốt vai trò của MTTQ, các tổ chức CT-XH,
các tổ chức xã hội và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội và thực hiện
các nghị quyết của mình về xây dựng ĐNCB là người Khmer, qua đó phát huy
vai trò của các tổ chức này trong tham gia xây dựng ĐNCB là người Khmer và
góp phần quan trọng cùng cấp ủy, tổ chức đảng quản lý ĐNCB là người Khmer.
Cú trọng giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm
chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công tác.
Bảy là, các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đã tăng cường lãnh đạo xây dựng ĐNCB là
người Khmer thông qua công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên
trong đảng bộ tỉnh về việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của mình về xây
dựng ĐNCB là người Khmer
101
Ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, các tỉnh ủy đều xây dựng chươ