MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5
1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước 6
1.3. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục phải giải quyết 15
Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ
YẾU VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 17
2.1. Khái quát về các tỉnh đồng bằng sông Hồng và phát triển văn hoá - xã hội
ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay 17
2.2. Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội
hiện nay - khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo 54
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ - XÃ HỘI VÀ CÁC
TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA - XÃ HỘI HIỆN NAY - NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 71
3.1. Thực trạng phát triển văn hoá - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng
hiện nay 71
3.2. Các tỉnh uỷ đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội,
thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 101
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2025 122
4.1. Những nhân tố tác động và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của
Tỉnh uỷ đối với phát triển văn hoá - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông
Hồng đến năm 2025 122
4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ đối với
phát triển văn hoá - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đến năm 2025 133
KẾT LUẬN 156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHỤ LỤC 168
184 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông hồng lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh hoạt đều đặn. Đánh giá hoạt động văn học - nghệ thuật
của tỉnh trong những năm vừa qua, tỉnh Hưng Yên nhận định, đã có:
Nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, thơ ca được đăng tải trên tạp chí,
bản tin của tỉnh với chất lượng nghệ thuật ngày càng được nâng cao, đảm
bảo được tôn chỉ mục đích. Nhiều ấn phẩm được xuất bản phục vụ kịp
thời nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đã có 117 tác phẩm đoạt giải
thưởng Văn học, nghệ thuật Phố Hiến. Một số tác phẩm dự thi đã giành
được giải cao trong khu vực và cả nước [92].
Hai là, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hoạt động trên lĩnh vực văn
học, nghệ thuật. Phát triển văn học - nghệ thuật phụ thuộc trước hết và chủ yếu vào
lực lượng hoạt động văn học - nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp,
vào các nhân tài văn hoá, văn nghệ dân gian ở cơ sở, sau đó là lực lượng cán bộ
lãnh đạo, quản lý lĩnh vực văn học - nghệ thuật. Nhận rõ điều này, các tỉnh uỷ
ĐBSH những năm vừa qua đã có nhiều biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ hoạt động văn học - nghệ thuật cho địa phương như: gửi đào tạo, bồi dưỡng ở
Trung ương, tự đào tạo, bồi dưỡng ở trường văn hoá, nghệ thuật tỉnh, lập hội, trại
sáng tác, hội thi biểu diễn, sáng tác để chọn lựa nhân tài Tỉnh Nam Định cho biết:
80
Tỉnh đã duy trì thường xuyên việc xét, trao giải thưởng văn học - nghệ
thuật mang tên danh nhân Trạng nguyên Lương Thế Vinh giành cho các
văn nghệ sĩ có tác phẩm xuất sắc, tạo không khí thi đua sôi nổi, phấn
khởi trong sáng tác, sáng tạo tác phẩm văn học - nghệ thuật. Toàn tỉnh đã
có 01 nghệ sĩ được phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và 29 nghệ sĩ được
phong danh hiệu nghệ sĩ ưu tú [93].
Ba là, tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn học - nghệ
thuật. Trên cơ sở lãnh đạo định hướng tư tưởng của Đảng đối với hoạt động văn học
- nghệ thuật, các tỉnh chú trọng quản lý nhà nước về các hoạt động văn học - nghệ
thuật dựa trên những quy định của pháp luật và chính sách địa phương về văn hoá -
xã hội. Tuy nhiên, văn học - nghệ thuật là lĩnh vực hoạt động đòi hỏi có tính sáng
tạo cao, phần lớn dựa vào năng khiếu, tài năng của văn nghệ sĩ, việc quản lý vừa
phải không được lỏng lẻo, nhưng cũng không nên quản lý đến mức làm thui chột ý
tưởng sáng tạo của họ. Đây là cái khó mà các cơ quan quản lý các tỉnh luôn phải xử
lý, và họ đã xử lý khá tốt mối quan hệ giữa tự do sáng tạo và hoạt động trong khuôn
khổ pháp luật của văn nghệ sĩ.
3.1.1.4. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã có nhiều chủ trương, biện pháp
nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thông là cơ sở và điều kiện
thiết yếu để sáng tạo những giá trị văn hoá - xã hội mới đáp ứng yêu cầu xã hội hiện
đại. Đối với các tỉnh ĐBSH hiện nay, việc đầu tư nghiên cứu bảo tồn và phát huy
các di sản văn hoá dân tộc đã tập trung vào những nội dung chính sau đây:
Một là, đã gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn
hoá với phát triển du lịch và hoạt động thông tin tuyên truyền nhằm truyền bá sâu
rộng các giá trị văn hoá trong công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ và người nước
ngoài. Các tỉnh ĐBSH có mật độ các di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia thuộc vào
loại nhiều nhất nước, đã và đang được các tỉnh bảo tồn, trùng tu, tôn tạo. Trong số
các đơn vị hành chính có nhiều các di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia, thì các
tỉnh ĐBSH có hai trong số ba đơn vị, đó là Bắc Ninh, Hưng Yên. Những tỉnh này
có số lượng các di tích lịch sử - văn hoá chỉ đứng sau Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Bắc
81
Ninh có: 1.259 di tích, có 496 di tích đã được Nhà nước xếp hạng, trong đó 194 di
tích xếp hạng quốc gia, 302 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Các di sản văn hoá phi vật thể
cũng hết sức phong phú, trong đó “Dân ca quan họ Bắc Ninh” được UNESCO công
nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại [104]. Tỉnh Hưng Yên
cũng có mật độ di tích lịch sử - văn hoá dày đặc được bảo tồn, tôn tạo và trùng tu:
“Tỉnh Hưng Yên có mật độ di tích dày đặc, với 1.210 di tích lịch sử văn hóa. Đến
tháng 12/2012 toàn tỉnh có 159 di tích và cụm di tích xếp hạng cấp quốc gia và 147
di tích xếp hạng cấp tỉnh Các di tích đã và đang được quy hoạch tổng thể để bảo
tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hoá” [92].
Hai là, thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục
đào tạo, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các
tỉnh ĐBSH không có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn các tỉnh, tuy vậy,
vẫn còn một số dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc,
Ninh Bình. Gắn với đời sống vật chất của các dân tộc là các di sản văn hoá vật thể
và phi vật thể nói lên đời sống tinh thần phong phú của đồng bào. Các dân tộc Dao,
Sán Dìu, Cao lan, Tày, Sán Chay sinh sống ở các tỉnh nói trên có khá nhiều các di
sản cần bảo tồn, tôn tạo và đã được các địa phương bảo tồn, tôn tạo như:
Bảo tồn bản, làng truyền thống; bảo tồn, phát triển kiến trúc nhà ở truyền
thống; trang phục dân tộc truyền thống của các dân tộc Dao, Tày, Sán
Dìu, Sán Chay; công cụ lao động sản xuất truyền thống; nhạc cụ, khí cụ,
hàng thổ cẩm, đồ gốm sứ, các cổ vật, di vật quý còn đang tiềm ẩn trong
các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh cũng như các vật nuôi, cây trồng
truyền thống.
Công tác khảo cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian
(truyện cổ tích, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, câu đố), văn nghệ dân gian
(hát, múa, nhạc), trò chơi dân gian, phong tục tập quán, lễ hội truyền
thống, nghề thủ công truyền thống, văn hoá ẩm thực, tri thức dân gian
các dân tộc thiểu số tiếp tục triển khai và được sự quan tâm của các
cấp uỷ Đảng, chính quyền [95].
82
Ba là, tuy số lượng dân cư là người thiểu số không nhiều, song các tỉnh luôn
quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hoá có chuyên môn, nghiệp vụ làm công
tác bảo tồn, bảo tàng các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu
số. Tỉnh Quảng Ninh biên soạn tài liệu học tập tiếng các dân tộc thiểu số cho những
cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ văn hoá trực tiếp làm việc với đồng bào dân tộc
thiểu số; xây dựng chương trình truyền thanh, truyền hình phát bằng bằng tiếng nói
của các dân tộc thiểu số đạt hiệu quả tốt.
3.1.1.5. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã chú trọng phát triển đi đôi với
quản lý chặt chẽ hệ thống thông tin đại chúng phục vụ đắc lực nhiệm vụ kinh tế -
xã hội địa phương
Hệ thống thông tin đại chúng có vai trò to lớn đối với nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội nói chung, đối với phát triển văn hoá - xã hội ở các tỉnh ĐBSH nói
riêng. Hệ thống thông tin đại chúng vừa là một bộ phận cấu thành của văn hoá - xã
hội, nói lên tiếng nói của lĩnh vực văn hoá - xã hội, vừa là sản phẩm và thành quả
phát triển của hoạt động văn hoá - xã hội. Nhận rõ tầm quan trọng to lớn của thông
tin đại chúng đối với sự phát triển của địa phương, những năm vừa qua các tỉnh
ĐBSH đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát triển và quản lý hệ thống
thông tin đại chúng trên các mặt sau:
Một là, nâng cao tính tư tưởng của các cơ quan thông tin đại chúng và chất
lượng các ấn phẩm thông tin đại chúng. Thông qua phát triển hệ thống các phương
tiện thông tin đại chúng ngày càng hiện đại như: các đài truyền hình, truyền thanh,
các báo, tạp chí và xuất bản, cổng thông tin và các trang điện tử các tỉnh đã đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về thông tin của nhân dân. Các phương tiện truyền
thông được định hướng về tư tưởng, quản lý chặt chẽ theo pháp luật, đồng thời có
sự cởi mở thông thoáng về các hình thức phản ánh nên phát triển khá nhanh, mạnh.
Ở tỉnh Quảng Ninh:
Đài PT-TH Tỉnh đã có nhiều đổi mới trong hoạt động, như nâng dần thời
lượng phát sóng, sản xuất thêm các chuyên mục, các kênh truyền thông
mới, xây dựng Đài từng bước trở thành một tổ hợp truyền thông đa
phương tiện, mở rộng diện phủ sóng PT-TH tới các xã khó khăn, vùng
83
sâu, vùng xa trong tỉnh Công tác thông tin luôn bám sát định hướng
của Đảng, Nhà nước và Tỉnh, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, không
ngừng đổi mới nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng [95].
Hai là, thực hiện tốt các chức năng của thông tin đại chúng như: giáo dục, tổ
chức và phản biện xã hội, diễn đàn thể hiện nguyện vọng và tiếng nói của nhân dân.
Từng bước khắc phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích hoạt động
của báo chí, xuất bản. Đồng thời các tỉnh đã chú trọng quy hoạch mạng lưới, kiện
toàn tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đầu tư nguồn lực hợp lý để phát triển hệ
thống thông tin đại chúng. Để quản lý và thực hiện tốt chức năng của các phương
tiện truyền thông, tỉnh Nam Định cho biết: “ đã chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật Báo
chí, Luật Xuất bản; ban hành “quy định về chế độ cung cấp, tiếp nhận và xử lý
thông tin”; thực hiện Quy chế của UBND tỉnh về “phát ngôn, họp báo và cung cấp
thông tin cho báo chí”; chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giao ban báo chí định
kỳ hàng tháng ở tỉnh để định hướng tuyên truyền, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông
tin có định hướng cho báo chí” [93]. Tỉnh Hưng Yên cũng đánh giá cao vai trò,
chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan truyền thông tỉnh: “Hoạt động của các cơ
quan thông tin đại chúng những năm qua đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp thông tin, định hướng dư luận, góp phần nâng cao dân trí, biểu dương gương
tập thể, cá nhân điển hình, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phê phán thói
hư, tật xấu và các tệ nạn xã hội” [92].
3.1.1.6. Những năm vừa qua, các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã có nhiều
chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện tốt chính sách văn hoá - xã hội của Đảng
và Nhà nước đối với các tôn giáo trên địa bàn
Những thành tựu thực hiện chính sách văn hoá - xã hội đối với các tôn giáo
thể hiện trên các mặt sau đây:
Một là, các cấp uỷ và chính quyền địa phương đã chú trọng công tác tư
tưởng nhằm thống nhất nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất,
vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội. Khắc phục được nhận thức phiến diện
về tôn giáo, chỉ nhấn mạnh một chiều yếu tố chính trị, thiếu tiếp cận tôn giáo dưới
góc độ văn hoá, đạo đức. Trên cơ sở thống nhất nhận thức về tôn giáo, từ đó có
84
biện pháp thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về văn hoá - xã hội đối với tôn giáo. Ở các tỉnh ĐBSH có mặt đủ các
tôn giáo được chính thức công nhận theo Pháp lệnh, tín ngưỡng tôn giáo và Nghị
định số 22 của Nhà nước ta. Tuy nhiên, ở các tỉnh ĐBSH luôn có hai tôn giáo lớn,
với số lượng tín đồ đông đảo, là Thiên chúa giáo và Phật giáo vẫn đang sống hoà
đồng cùng với những người không theo tôn giáo. Giữa những người theo tôn giáo
và không theo tôn giáo luôn tìm thấy sự tương đồng ở tình yêu quê hương đất
nước, cùng phấn đấu cho mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Đánh giá vai trò của các chức sắc, tín đồ tôn giáo ở địa phương,
UBND tỉnh Bắc Ninh nhận định:
Các chức sắc, tín đồ tôn giáo thực hiện việc hành đạo, nghi lễ cơ bản tuân
thủ chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, gắn bó với dân tộc, tích cực
tham gia xây dựng cuộc sống mới, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào tôn giáo ngày càng phát triển do áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu giống
cây trồng, vật nuôi, phát triển nghề phụ, thực hiện tốt chính sách an sinh
xã hội, xoá đói giảm nghèo, khuyến học, khuyến tài nên nhiều khu dân cư
nhiều năm được công nhận đạt danh hiệu văn hoá [104].
Hai là, các tỉnh ĐBSH đã có những đầu tư và kêu gọi đầu tư nhiều tiền của
để tôn tạo, bảo tồn, trùng tu các cơ sở thờ tự tôn giáo như: đền, miếu, chùa nhà thờ
các loại. Nhiều công trình tôn giáo có quy mô bề thế, kiến trúc đẹp nổi tiếng gần xa
được trùng tu, xây cất mới như: cụm di tích văn hoá phật giáo Yên Tử (Quảng
Ninh), Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc); chùa Bái Đính (Ninh Bình);
nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), chính toà Giaó phận (Thái Bình), nhà thờ Bắc
Giang Cùng với đầu tư tôn tạo và xây dựng mới các cơ sở tôn giáo, các tỉnh còn
chú trọng thực hiện kết hợp sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo với các lễ hội dân gian và
văn hoá tâm linh lành mạnh; làm cho các cơ sở thờ tự tôn giáo không chỉ là nơi thờ
cúng mà còn là nơi thăm quan, thắng cảnh và du lịch tâm linh đạt hiệu ứng văn hoá
- xã hội cao. Đánh giá về những nỗ lực của địa phương, tỉnh Nam Định cho rằng:
“Các sinh hoạt tôn giáo luôn được các cấp ủy, chính quyền quan tâm tạo điều kiện
85
thực hiện theo quy định của pháp luật, qua đó củng cố thêm niềm tin của đồng bào
có đạo với Đảng, Nhà nước. Nhiều cơ sở thờ tự tôn giáo đã được tu sửa, nâng cấp,
xây dựng khang trang hơn” [93].
Ba là, các tỉnh đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động tôn
giáo chuyên nghiệp, nắm được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, thành
thạo giáo lý, giáo luật để hành đạo, góp phần làm cho tôn giáo sống phúc âm trong
lòng dân tộc.
3.1.1.7. Đã chú trọng mở rộng giao lưu và hợp tác về văn hoá - xã hội với
các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế
Trên cơ sở xác định văn hoá là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, các cấp uỷ, chính quyền địa phương
các tỉnh ĐBSH đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp mở rộng giao lưu hợp
tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước và với bè bạn quốc tế về văn hoá và xã hội
trên các mặt sau đây: thứ nhất là tập trung quảng bá hình ảnh quê hương, con người,
sản vật của các địa phương ra bên ngoài thông qua các phương tiện truyền thông,
qua hội thảo quốc gia và quốc tế. Tiến hành các hoạt động giao lưu văn hoá, thể
thao và du lịch giữa các tỉnh với các tổ chức quốc tế, giữa địa phương với địa
phương. Tiến hành xúc tiến đầu tư thương mại qua con đường văn hoá - nghệ thuật,
kêu gọi đầu tư phát triển. Tổ chức nghiên cứu khoa học có sự phối hợp với các nhà
khoa học trong nước và quốc tế về những di tích lịch sử văn hoá như “nhà cổ đồng
bằng sông Hồng”, “văn hoá thờ mẫu” của người Việt Nam (Nam Đinh); di chỉ khảo
cổ học Đồng Nguyên, Gò Đậu (Vĩnh Phúc).
Đánh giá về hoạt động hợp tác quốc tế về văn hoá, tỉnh Vĩnh Phúc
nhận định:
Hoạt động đối ngoại văn hóa được mở rộng góp phần tăng cường quan
hệ hữu nghị hợp tác với các nước. Đặc biệt tỉnh đã tăng cường hợp tác
với một số tỉnh của Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Phi Lip Pin;
thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Tạo điều kiện cho
nhiều đoàn phóng viên báo chí quốc tế đến tìm hiểu, tuyên truyền giới
thiệu về tỉnh [97].
86
3.1.1.8. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã xây dựng được các thiết chế
văn hoá - xã hội khá đồng bộ ở ba cấp hành chính, đồng thời xây dựng văn hoá
trong hoạt động của các đảng bộ và cơ quan nhà nước địa phương có nhiều
chuyển biến tiến bộ
* Về xây dựng thiết chế văn hoá- xã hội ở các tỉnh
Thiết chế văn hoá- xã hội là chỉnh thể văn hoá - xã hội hội tụ đầy đủ các
yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, quy chế và kinh phí hoạt động cho thiết
chế đó. Nhận rõ tầm quan trọng của các thiết chế văn hoá - xã hội đối với sự phát
triển của văn hoá - xã hội, trong những năm vừa qua, các tỉnh ĐBSH đã xây
dựng được hệ thống các thiết chế văn hoá - xã hội ở cả ba cấp hành chính, tỉnh,
cấp huyện và cấp xã. Các thiết đó bao gồm: thiết chế nhà văn hoá, thư viện, bảo
tàng; khu vă hoá - thể thao; khu vui chơi giải trí cộng đồng: vườn hoa, công viên,
quảng trường; nơi hội họp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; nghĩa
trang, cây xanh, khu xử lý chất thải; hệ thống bệnh viện, trường học; các loại
vốn, quĩ xã hội Về nguồn kinh phí cấp cho xây dựng và duy trì hoạt động của
các thiết chế văn hoá - xã hội, các tỉnh đã dành một phần từ ngân sách để đầu tư,
kêu gọi các nhà đầu tư, các tổ chức trong và ngoài địa phương, vận động nhân
dân quyên góp. Cho đến nay tất cả các tỉnh, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc
đều đã có thư viện, nhà văn hoá, khu liên hợp văn hoá - thể thao; nghĩa trang liệt
sĩ và nghĩa trang nhân dân được quy hoạch xây dựng. Tính trung bình đã có hơn
75% các thôn, khu phố ở các tỉnh đã có nhà văn hoá sinh hoạt cộng đồng ở cơ
sở, có khu vui chơi, giải trí theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tỉnh Quảng
Ninh đánh giá: “Nhà văn hóa- Khu thể thao thôn hiện đã có 1.510/1.572, chiếm
tỷ lệ trên 95%. Hệ thống thiết chế văn hóa thể thao này là nơi sinh hoạt chính trị,
xã hội, nơi phổ biến khoa học kỹ thuật trong khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư và cũng là nơi tổ chức các hội thi, hội diễn, tập luyện, giao lưu văn hóa
thể thao” [95]. Có thể nói cùng với phát triển kinh tế, các tỉnh đều đã chú trọng
chăm lo phát triển các thiết chế văn hoá - xã hội nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát
triển xã hội nói chung.
87
Về xây dựng văn hoá trong hoạt động của đảng bộ và các cơ quan nhà nước
ở địa phương
Xây dựng văn hoá trong hoạt động của các tổ chức đảng và các cơ quan
nhà nước có nội dung rất rộng, bao gồm: môi trường văn hoá, năng lực tư duy, trí
tuệ, mục tiêu lý tưởng của toàn Đảng và của từng người đảng viên, hệ thống tổ
chức và phong cách làm việc, hệ thống văn bản phục vụ công tác lãnh đạo của
Đảng, hoạt động quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, những năm vừa qua, các đảng
bộ và chính quyền tỉnh ở ĐBSH đã có nhiều cố gắng tập trung xây dựng trên
những mặt chủ yếu sau đây:
Một là, xây dựng môi trường văn hoá tiêu biểu trong hoạt động của đảng bộ
và cơ quan nhà nước. Quần chúng nhân dân quan hệ với Đảng và Nhà nước chủ
yếu thông qua những cán bộ, đảng viên mà họ tiếp xúc hàng ngày, thông qua mối
quan hệ giữa nhân dân với các cơ quan công quyền khi có việc cần làm. Nhận rõ
tầm quan trọng của những ứng xử văn hoá trong phong cách giao tiếp, làm việc của
đảng viên, của cán bộ công chức viên chức các cơ quan nhà nước, các đảng bộ đã
tập trung tự phê bình và phê bình cán bộ đảng viên theo tinh thần Nghi quyết Trung
ương 4 khoá XI về những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng và thi đua học tập,
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có những tỉnh, trong giao tiếp ở công
sở giữa công chức, viên chức với nhân dân, cấm công chức trả lời “không biết”
trước nhân dân. Với người đảng viên, yêu cầu phải có tình cảm cách mạng thực sự
với nhân dân lao động, quan tâm đến người lao động, hiểu những nỗi khó, khổ của
người lao động để làm việc tốt, để có ứng xử đúng, đó là văn hoá cần phải có của
những người đảng viên của Đảng. Những nỗ lực xây dựng văn hoá trong hoạt động
của Đảng được tỉnh Hưng Yên đánh giá: “Nhận thức của cán bộ, đảng viên được
nâng lên, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới, tiếp tục giữ
vững và phát huy vai trò đầu tầu gương mẫu, tích cực lao động, học tập và công tác,
có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân
góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh” [92].
Hai là, bồi dưỡng mục tiêu, lý tưởng, trau dồi đạo đức, phong cách của đội
ngũ đảng viên và công chức, viên chức hoạt động trong các cơ quan của Đảng và
88
Nhà nước ở địa phương. Văn hoá trong hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước,
thực chất phải trả lời câu hỏi lập ra Đảng và Nhà nước để vì ai? Bởi thế các đảng bộ
địa phương đã thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức về Đảng, hiểu rõ bản
chất của Đảng và Nhà nước ta, từ đó nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng
viên. Cán bộ đảng viên của Đảng có được quyền lực chính trị và quyền lực nhà
nước là vì được nhân dân uỷ quyền cho và phải dùng quyền đó để phục vụ nhân
dân. Quyền lực là của dân uỷ cho, không phải do đảng viên giành được.
3.1.1.9. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã có nhiều cố gắng thực hiện
chính sách lao động, việc làm và thu nhập cho người lao động
Trong những năm vừa qua, do đạt được những thành tựu quan trọng của quá
trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, các tỉnh ĐBSH đã
có nhiều cố gắng và điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt chính sách lao động, việc
làm và thu nhập cho các tầng lớp nhân dân. Những cố gắng đó thể hiện trên các mặt
sau đây:
Một là, ra sức đầu tư và kêu gọi đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động theo hướng tạo nhiều việc làm cho người lao động, nhất là nông dân; có
ưu đãi về thuế, đất đai cho đào tạo nghề và chuyển đổi nghề cho người lao động. Đi
theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển du lịch dịch vụ phát
huy lợi thế địa phương, tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương:
Phát triển dịch vụ, du lịch bền vững, phù hợp với chiến lược tổng thể
phát triển dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020; vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng; phù hợp với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch chung xây dựng đô thị
Vĩnh Phúc và quy hoạch phát triển của ngành, các lĩnh vực. Phát triển
dịch vụ, du lịch theo hướng văn minh, hiện đại, hội nhập khu vực quốc
tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, bảo vệ môi trường sinh thái [5].
Tất cả các tỉnh ĐBSH đều nỗ lực giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp
cho người lao động. Theo Niên giám thống kê các tỉnh năm 2012 cho biết, tỷ lệ thất
nghiệp nhìn chung giảm so với năm 2008, mặc dù năm 2012 đang trong thời kỳ suy
89
giảm kinh tế toàn quốc, theo đó, những tỉnh giảm mạnh do có công nghiệp phát
triển như: Vĩnh Phúc từ 1,3% năm 2008 còn 1% năm 2012, Bắc Ninh từ 2,2%
xuống còn 1,74%; Quảng Ninh từ 2,84% xuống còn 1,44% [74, 80, 82]. Có ba tỉnh
tỷ lệ thất nghiệp tăng là Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, đây là những tỉnh sản xuất
công nghiệp chưa thật sự phát triển.
Hai là, các tỉnh đã tìm nhiều biện pháp quản lý phù hợp với luật doanh
nghiệp, luật đầu tư, luật lao động nhằm từng bước khắc phục những bất hợp lý về
tiền công, tiền lương, trợ cấp xã hội cho người lao động phù hợp điều kiện kinh tế
của địa phương, gắn tiền lương với hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Ba là, chú trọng
bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, xây dựng quan hệ
lao động hài hoà, ổn định trong các đơn vị có sử dụng người lao động.
3.1.1.10. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã có những chủ trương, biện
pháp tích cực thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho các thành viên
trong cộng đồng
An sinh xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã
hội chủ nghĩa là một vấn đề mới và lớn ở nước ta nói chung, ở các tỉnh ĐBSH nói
riêng. Để bảo đảm đảm an sinh xã hội cho các thành viên trong cộng đồng, những
năm vừa qua các cấp uỷ, chính quyền các tỉnh ĐBSH đã có những chủ trương, biện
pháp thích hợp nhằm giải quyết tốt một số vấn đề an sinh xã hội chủ yếu sau:
Một là, đã thực hiện sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội, nghiên cứu xã hội hoá dịch vụ
bảo hiểm xã hội, chuyển hình thức trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp dịch vụ
bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng; các tỉnh rất chú trọng quản lý, đốc thúc các chủ
doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động và
thực hiện an sinh xã hội; tìm các biện pháp phù hợp mua bảo hiểm y tế cho người
nghèo, người khó khăn, cơ nhỡ; nghiên cứu và thí điểm thực hiện bảo hiểm xã hội
cho nông dân ở một số địa phương.
Hai là, thực hiện có hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo ở những
vùng còn nhiều khó khăn và các đối tượng đặc biệt, đẩy mạnh giáo dục dạy nghề để
giaỉ quyết việc làm để xoá đói, giảm nghèo. Biện pháp dài hạn, bền vững để xoá
90
đói, giảm nghèo cho các hộ dân là đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động;
các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương đã làm khá tốt công tác này.
Để giúp đào tạo nghề có hiệu quả, Tỉnh Vĩnh Phúc đã có chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề khá lớn như: “1. Hỗ trợ học và dạy nghề: a) Học cao đẳng, trung cấp nghề, bổ
túc văn hoá + nghề: Hỗ trợ chi phí học tập: Cao đẳng nghề mức 400.000 đồng/
tháng; Trung cấp nghề mức 350.000 đồng/tháng; Bổ túc văn hóa + nghề mức
350.000 đồng/tháng” [32]. Tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là Bắc Ninh, chỉ chiếm
4,27%; tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo lớn nhất là Thái Bình, chiếm 10,9% [74, 81].
Ba là, đã huy động nguồn lực xã hội cùng với ngân sách Nhà nước chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần cho những người và gia đình có công, giải quyết
những tồn đọng về chính sách người có công, đặc biệt là người tham gia hoạt động
bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng và
kháng chiến theo đúng chính sách của Nhà nước, đồng thời có sự vận dụng phù hợp
điều kiện phát triển kinh tế của địa phương để hỗ trợ thêm.
3.1.1.11. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã có những đầu tư thoả đáng
cho chăm sóc sức khoẻ nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình; bảo
vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân và công tác dân số, kế
hoạch hoá gia đình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_cac_tinh_uy_o_dong_bang_song_hong_lanh_dao_phat_trien_van_hoa_xa_hoi_trong_giai_doan_hien_nay_285.pdf