Luận án Các tội phạm về hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU. vi

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .9

1.1. Những công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận về sản xuất, buôn

bán hàng giả.9

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.9

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .12

1.2. Những công trình nghiên cứu khác có liên quan.21

1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước.22

1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước .22

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .23

1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.24

Tiểu kết chương 1.26

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM

VỀ HÀNG GIẢ.27

2.1. Khái niệm các tội phạm về hàng giả .27

2.1.1. Khái niệm hàng giả.27

2.1.2. Khái niệm các tội phạm về hàng giả.31

2.2. Cơ sở của việc quy định các tội phạm về hàng giả trong luật hình sự Việt

Nam .34

2.2.1. Cơ sở chính trị .34

2.2.2. Cơ sở kinh tế xã hội .36

2.2.3. Cơ sở pháp lý .37

2.3. Các tội phạm về hàng giả theo quy định của luật hình sự một số nước trên

thế giới.39

pdf166 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các tội phạm về hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất, buôn bán các loại hàng giả khác là rất cần thiết. Hai là, BLHS năm 2015 bổ sung thêm một đối tượng mới của hành vi sản xuất buôn bán hàng giả, đó là “phụ gia thực phẩm”. Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm. [19] Trong quá trình sản xuất, chế biến, chất phụ gia, gia vị là những loại không thể thiếu để tăng thêm hương vị, kích thích vị giác, mang lại cho người dùng cảm giác ngon miệng hơn hoặc kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Thực tế hiện nay cho thấy, thị trường đang có sự lưu hành của nhiều sản phẩm phụ gia trôi nổi, không nguồn gốc. Lực lượng quản lý thị trường tại các tỉnh thành (đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) thời gian qua đã bắt nhiều vụ làm hàng giả, làm hàng nhái, buôn bán phụ gia, gia vị thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ. Cụ thể, 69 tại Bình Dương cơ quan chức năng đã bắt giữ một vụ làm giả 5 tấn hạt nêm từ các loại nguyên liệu “không tên” chuyển cơ quan công an khởi tố hình sự. Tại thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề phụ gia thực phẩm đang là mối lo ngại. Theo báo cáo của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vào tháng 3 năm 2017, có tới hơn 42% mẫu phụ gia thực phẩm được kiểm định, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài những mặt hàng trôi nổi trên thị trường khó kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc, các loại phụ gia, gia vị thực phẩm vẫn đang được buôn bán lẫn lộn với hóa chất trong chợ Kim Biên (quận 5). Phụ gia thực phẩm không nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, đang tiềm ẩn nguy hại đối với sức khỏe người sử dụng. Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, sử dụng phụ gia không đúng liều lượng, phụ gia nằm ngoài danh mục được cấp phép của Bộ Y tế, không chỉ phá hủy các chất dinh dưỡng, vitamin trong thực phẩm mà còn gây hại cho sức khỏe như: ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, gây bệnh ung thư, đột biến gen, quái thai, ảnh hưởng đến chức năng gan thận... Xuất phát từ thực tiễn nói trên, BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm “phụ gia thực phẩm” là đối tượng mới của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả bên cạnh lương thực phẩm. Chúng tôi cho rằng, đây là nội dung mới phù hợp với thực tiễn của tình hình sản xuất buôn bán phụ gia thực phẩm giả, khi mà hành vi sản xuất, buôn bán đối tượng này cũng tiềm ẩn sự nguy hiểm rất lớn cho sức khỏe của người tiêu dùng. 3.2.2. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội,). Trong các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm, yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất, không thể thiếu trong bất cứ cấu thành tội phạm nào, đó là hành vi khách quan. 70  Hành vi khách quan của tội phạm Mặc dù nhóm các tội phạm về hàng giả bao gồm 4 điều luật, nhưng tựu chung lại, hành vi khách quan của nhóm các tội danh này bao gồm 2 loại gắn với các đối tượng hàng giả khác nhau, đó là: hành vi sản xuất hàng giả và hành vi buôn bán hàng giả. Khi định tội tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội thực hiện hành vi nào thì định tội theo hành vi đó. Ví dụ: Một người chỉ thực hiện hành vi sản xuất hàng giả thì chỉ định tội là “sản xuất hàng giả”, mà không định tội là “sản xuất, buôn bán hàng giả”. Nếu người phạm tội thực hiện cả hai hành vi cùng một đối tượng phạm tội thì định tội là: “sản xuất và buôn bán hàng giả”. Các trường hợp trên, Toà án chỉ áp dụng một mức hình phạt. Nếu người phạm tội thực hiện hai hành vi khác nhau đối với hai đối tượng phạm tội khác nhau thì việc định tội có phức tạp hơn. Ví dụ: Một người sản xuất 1000 lô khẩu trang hoạt tính giả và buôn bán 500 máy tính CASIO giả, thì người này phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: tội “sản xuất hàng giả” và tội “buôn bán hàng giả”. Toà án quyết định hình phạt riêng đối với từng tội và áp dụng Điều 50 BLHS để tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. [5, Tr33] * Hành vi sản xuất hàng giả Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có quy định: “Sản xuất hàng giả” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông. Thuật ngữ “làm hàng giả” trong BLHS năm 1985 trước đây đã được thay thế bằng thuật ngữ “sản xuất hàng giả” trong BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015. Sản xuất hàng giả là việc tạo ra hàng giả, trong đó cũng có sự phân công lao động bởi các khâu của quá trình sản xuất hàng giả. Trải qua các khâu đó, người phạm tội có thể làm hoàn chỉnh một loại hàng giả hoặc chỉ tham gia một công đoạn làm hàng giả hoặc chỉ thực hiện sản xuất một bộ phận của hàng giả. Tất cả các 71 trường hợp nêu trên đều coi là hành vi sản xuất hàng giả. Ví dụ sản xuất hàng giả là quần áo thì mỗi người có thể chỉ may một bộ phận của chiếc áo, có người chuyên đóng nhãn mác giả, có người chỉ tham gia đóng gói để đem bán thì đều coi là người sản xuất hàng giả. Hành vi sản xuất hàng giả có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, có thể bằng thủ công hoặc bằng dây chuyền hiện đại với mục đích là lừa dối khách hàng để thu lợi bất chính. Hành vi sản xuất các loại hàng giả mà chỉ để sử dụng vì mục đích khác nhau thì không phạm tội sản xuất hàng giả. * Hành vi buôn bán hàng giả Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP quy định: “Buôn bán hàng giả” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông. Như vậy, có thể hiểu hành vi buôn bán hàng giả là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để mua đi, bán lại những hàng hóa mà biết là hàng giả để thu lợi bất chính. Có thể thấy, hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả đều được thể hiện dưới dạng hành động phạm tội. Người phạm tội phải tiến hành một hoạt động cụ thể, tác động một cách trực tiếp vào quan hệ xã hội cụ thể thông qua việc sản xuất hoặc buôn bán một loại hàng giả nhất định. Hành vi sản xuất hàng giả, người phạm tội phải tiến hành một loạt các hành động như: lắp ráp, dán nhãn ngoài ra, người phạm tội phải chuẩn bị trước mọi thứ như nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng, dự trù loại hàng hóa sản xuất, móc nối để tiêu thụ, do vậy họ bắt buộc phải thể hiện bằng hành động. Hành vi buôn bán hàng giả có thể là mua, xin, tàng trữ, vận chuyển hàng giả nhằm bán lại cho người khác; dùng hàng giả để trao đổi, thanh toán; dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán... lấy hàng giả để bán lại cho người khác. 72 Hành vi buôn bán hàng giả chính là mua đi bán lại các loại hàng hóa mà biết rõ là hàng giả. Người phạm tội phải tìm mối mua hàng giả, sau đó bán lại hàng giả đó cho người khác để thu lợi bất chính. Hành vi sản xuất hàng giả và hành vi buôn bán hàng giả có mối quan hệ khăng khít với nhau. Có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì hàng giả mới đến được tay người tiêu dùng và có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội. Có hành vi buôn bán hàng giả thì mới tạo ra nhu cầu và cần có cơ sở sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu buôn bán. Người phạm tội có thể thực hiện một trong hai hành vi hoặc là sản xuất hàng giả hoặc là buôn bán hàng giả, hoặc thực hiện cả hai hành vi vừa sản xuất vừa buôn bán hàng giả. Như vậy có thể thấy, cách hiểu và xác định bản chất của hành vi sản xuất hàng giả hay hành vi buôn bán hàng giả trong BLHS năm 1999 không có sự khác biệt so với quy định của BLHS năm 2015. Trong thực tiễn định tội danh, một số Tòa án có quan điểm nếu một người vừa có hành vi sản xuất loại hàng giả và bán loại hàng giả đó thì chỉ định một tội là sản xuất, buôn bán hàng giả và quyết định một hình phạt đối với người phạm tội.  Hậu quả của tội sản xuất, buôn bán hàng giả Hậu quả của tội phạm phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Thiệt hại gây ra cho khách thể được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm [10]. Hậu quả của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là từ sự biến đổi về chất của hàng hóa dẫn đến những thiệt hại cho khách thể là quan hệ quản lý chất lượng hàng hóa cũng như lợi ích của người tiêu dùng, qua đó gây thiệt hại cho hoạt động đúng đắn trong lưu thông hàng hóa. Thiệt hại mà tội sản xuất, buôn bán hàng giả gây ra có thể là những thiết hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: sức khỏe, tính mạng con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và lợi ích, uy tín của người sản xuất kinh doanh hợp pháp cùng tính ổn định của thị trường. Theo khoa học hình sự, những tội phạm mà mặt khách quan của tội phạm quy định tại cấu thành tội phạm cơ bản, dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm thì tội phạm đó được xác định là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất. 73 Ngược lại, nếu trong mặt khách quan của tội phạm quy định tại cấu thành tội phạm cơ bản không quy định dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc, mà chỉ quy định duy nhất một yếu tố là hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội thì tội phạm đó được xác định là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức. Trong nhóm các tội phạm về hàng giả trong BLHS năm 2015 (từ Điều 192 đến Điều 195) thì có 2 điều luật: Điều 193 và Điều 194 quy định tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức. Tức là, người phạm tội chỉ cần có hành vi sản xuất hay buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm hoặc hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh là cấu thành tội phạm, chưa cần xem xét đến hậu quả của hành vi. Bên cạnh đó, tội phạm quy định tại Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả) và Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi) có chung một đặc điểm: trong cấu thành tội phạm cơ bản bao gồm cả cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức. Ví dụ: Khoản 1 Điều 192 BLHS năm 2015 quy định: “1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng” 74 Như vậy, nếu căn cứ vào quy định trên, có những trường hợp người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi phạm tội, chưa cần xem xét đến hậu quả thì tội phạm đã hoàn thành. Ví dụ: người phạm tội có hành vi sản xuất hàng giả có số lượng tương đương với hàng thật trị giá 30.000.000 đồng, chỉ cần có hành vi như vậy, đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo điểm a Khoản 1 Điều 192. Bên cạnh đó, các trường hợp quy định điểm b,d khoản 1 Điều 192 lại là những trường hợp mà ở đó, yêu cầu hành vi phải gây ra những hậu quả nhất định (gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, gây thiệt hại về tài sản) thì mới cấu thành tội phạm. Thực chất đây là những tình tiết định tội kèm theo cho trường hợp người phạm tội có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30 triệu đồng. Đây chính là điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999. Điều 156 của BLHS năm 1999 quy định: “1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về” Như vậy, tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” mang tính chất định tính trong BLHS năm 1999 đã được “lượng hóa”, chi tiết hóa trong BLHS năm 2015 bằng các tình tiết quy định tại điểm b,d khoản 1 Điều 192. Tương tự đối với Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi) cũng như vậy. Việc quy định chi tiết tình tiết định tội gắn với hậu quả của tội phạm như trên, sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng hơn, tránh trường hợp áp dụng các quy phạm một cách tùy tiện. Đây cũng là xu hướng chung của các cấu thành tội phạm trong BLHS 2015. Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi...Điều 195 BLHS 2015 có một số thay đổi so với quy định của Điều 158 BLHS 1999, đó là: 75 Cụ thể hóa hậu quả nghiêm trọng bằng định lượng cụ thể: giá trị hàng giả tương đương hàng thật trị giá 30 triệu đồng trở lên bị coi là tội phạm hoặc gây thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên. Trong BLHS 2015 quy định các tội phạm tại Điều 193, 194 cũng không quy định các dấu hiệu định lượng để xác định tội phạm như quy định của các Điều 157 BLHS 1999 3.2.3. Dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm BLHS năm 1999 không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm, do vậy trong trường hợp pháp nhân có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 156 BLHS, thì pháp nhân đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, theo quy định của BLHS 1999 thì chỉ cá nhân mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó pháp nhân vi phạm pháp luật hình sự thì người đại diện của pháp nhân sẽ là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay người đại diện đó mới là chủ thể tội phạm. Trong nền kinh tế thị trường không ít pháp nhân thương mại vì chạy theo lợi nhuận cục bộ đã thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật mang tính chất tội phạm, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả. Việc núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân, sử dụng sức mạnh kinh tế của pháp nhân để sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả chứa đựng tính chất nguy hiểm cao. Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả do pháp nhân thực hiện trong thời gian qua diễn ra ngày càng phức tạp với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức cao và gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế - xã hội và cho đời sống của người dân. Ví dụ hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là thực phẩm, thuốc chữa bệnh thông qua việc nhập khẩu, xuất khẩunhiều trường hợp do pháp nhân thực hiện với số lượng hàng giả rất lớn. Việc không quy định pháp nhân là chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ dẫn đến trường hợp xử lý không công bằng, nhất là các cá nhân hành động vì lợi ích chung của pháp nhân. Đặc biệt, trong tình hình tội sản xuất, buôn bán hàng giả hiện nay đang có xu hướng phát triển với quy mô ngày càng lớn, với thủ đoạn ngày càng tinh vi và chuyên nghiệp, sự tham gia của pháp nhân sản xuất và buôn 76 bán cũng ngày càng phổ biến. Đặc biệt, khi nhiều nước trên thế giới đã quy định TNHS đối với pháp nhân, thì tất yếu ở Việt Nam sự cần thiết phải xác định TNHS đối với pháp nhân thương mại, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay và việc sản xuất, buôn bán hàng giả xuyên quốc gia đã và đang xảy ra trên thực tế. Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua BLHS năm 2015 quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự nước ta, BLHS năm 2015 đã ban hành những quy định về TNHS của pháp nhân. Khoản 2 Điều 3 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Đối với pháp nhân thương mại phạm tội: a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.” Tại Điều 75 BLHS năm 2015 quy định điều kiện chịu TNHS của pháp nhân thương mại như sau: “1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại; 77 d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này. 2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.” Việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại là vấn đề mới được đặt ra, do vậy việc xác định các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu TNHS trong BLHS năm 2015 còn hạn chế ở một số loại tội phạm. Điều này thể hiện sự thận trọng, trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm và tính phổ biến của những hành vi vi phạm xảy ra trong thực tiễn. BLHS năm 2015 đã dành Điều 76 để liệt kê những tội phạm mà pháp nhân thương mại sẽ phải chịu TNHS, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Điều 192 BLHS năm 2015. Tại Điều 192, 193,194,195 BLHS năm 2015 dành riêng một khoản để quy định về pháp nhân thương mại phạm tội. Ví dụ khoản 5 Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định: “Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” Khoản 3 Điều 33 BLHS năm 2015 cũng quy định: “Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp 78 dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung”. Như vậy, hình phạt chính của pháp nhân là hình phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Mức phạt tiền thấp nhất là 1 tỉ đồng, cao nhất là 9 tỉ đồng tương ứng với từng khoản trong Điều 192 BLHS năm 2015. Mức phạt này cao hơn rất nhiều so với cá nhân phạm tội là phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Ngoài ra, pháp nhân còn có thể bị áp dụng các hình phạt: phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Như vậy, các nhà làm luật đã đưa ra chế tài “đánh mạnh” vào mặt kinh tế của pháp nhân thương mại, xuất phát từ mục đích chính của pháp nhân là hoạt động vì lợi nhuận. Đây là yếu tố trực tiếp và có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự tồn tại và phát triển của pháp nhân. Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự Căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước khác, Nhà nước ta đã xác định trong BLHS tuổi 14 là tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và tuổi 16 là tuổi có năng lực TNHS đầy đủ. Theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 1999 thì chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả phải là người đạt đến độ tuổi chịu TNHS như sau: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” Đối chiếu với khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999 về phân loại tội phạm và Điều 156, 157,158 BLHS năm 1999, có thể kết luận: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 1 của điều luật này. Chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 2 và khoản 3 của các điều luật. Vì khoản 1 của điều luật là tội phạm ít 79 nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, còn khoản 2 và khoản 3 của điều luật là tội phạm rất nghiêm trọng. Quy định trên đây xuất phát từ đường lối của Nhà nước ta về xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, cũng như xuất phát từ cơ sở cho rằng người trong độ tuổi năng lực TNHS chưa đầy đủ có thể chưa nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của một số hành vi nhất định. Tuy nhiên có thể thấy, đặc thù của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là người phạm tội cần phải có sự hiểu biết nhất định về thị trường hàng hóa, cũng như việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, chúng tôi chưa gặp trường hợp nào bị truy tố về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả với độ tuổi đủ 14 đến dưới 16 tuổi. Đây là một trong các lý do, BLHS năm 2015 đã sửa đổi độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả một cách phù hợp hơn. Theo đó, Điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”. Khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015 đã liệt kê các tội phạm bị truy cứu TNHS cho người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tuy nhiên không có tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Về nhân thân người phạm tội Trong luật hình sự, khái niệm chủ thể của tội phạm và khái niệm nhân thân người phạm tội tuy không đồng nhất với nhau, nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau. Chủ thể của tội phạm là khái niệm dùng để chỉ con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong luật hình sự và con người đó đòi 80 hỏi phải có năng lực TNHS cũng như đạt độ tuổi luật định. Bên cạnh năng lực TNHS và độ tuổi, chủ thể của tội phạm còn có nhiều đặc điểm khác - những đặc điểm về xã hội, về tâm lý và về sinh học. Nhưng không phải tất cả những đặc điểm đó đều thuộc nội dung của khái niệm chủ thể của tội phạm. Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS của họ. Những đặc điểm đó có thể là tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với những người khác, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn cảnh gia đình và đời sống kinh tế, thái đố chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án, tiền sự[10] Tình tiết về nhân thân người phạm tội như dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính, dấu hiệu đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về các tội kinh tế.tiếp tục được quy định là dấu hiệu định tội trong các tội phạm về hàng giả trong BLHS 2015. Điểm khác biệt là cách cấu trúc lại trong cấu thành tội phạm cụ thể hơn. Ví dụ: khoản 1 Điều 156 B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_toi_pham_ve_hang_gia_theo_phap_luat_hinh_su_viet.pdf
Tài liệu liên quan