MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.9
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước.9
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .24
1.3 Đánh giá về tình hình nghiên cứu: .30
Chương 2: TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM
TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN TÂY NAM BỘ .33
2.1 Khái quát lý luận về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em.33
2.2 Phần hiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn
miền Tây Nam Bộ .44
2.3 Phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ trên địa bàn miền
Tây Nam Bộ .61
Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC
TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN TÂY
NAM BỘ .69
3.1 Khái quát lý luận về nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm
phạm tình dục trẻ em.69
3.2 Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em.71
Chương 4: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM
PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN TÂY NAM BỘ.113
4.1 Dự báo tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền
Tây Nam Bộ .113
4.2 Giải pháp về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em
trên địa miền Tây Nam Bộ .118
KẾT LUẬN .147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.150
PHỤ LỤC
221 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở địa bàn miền Tây Nam Bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%). Điều này cho thấy
người phạm các tội XPTDTE không có điều kiện để tiếp xúc với các loại hình giáo
dục, sinh sống ở khu vực nông thôn, nhận thức và hiểu biết của họ về các vấn đề xã
hội và đặc biệt về pháp luật không rõ ràng. Chính từ nguyên nhân này dẫn đến sự
hạn chế về mặt hiểu biết pháp luật. Nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em
thường là con em của gia đình có hoàn cảnh khó khăn và không được chăm sóc hay
giáo dục đầy đủ. Sự im lặng của nạn nhân trước hành vi phạm tội cũng làm gia tăng
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội xâm hại tình dục trẻ em. Xét về vai trò của
nhà trường ta thấy, nhà trường chỉ quan tâm đến việc giáo dục kiến thức cho trẻ em,
còn vấn đề đạo đức, các kỹ năng sống cần thiết thường ít được chú ý. Nhà trường cũng
không tạo được sự gắn kết chặt chẽ với gia đình để thực hiện tốt các chức năng quản lý
giờ giấc sinh hoạt và học tập của học sinh. Vấn đề giáo dục giới tính ở địa bàn miền
Tây Nam Bộ chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức.
3.2 1 5 Nguy n nh n v iều ki n xuất ph t từ những hạn ch trong hoạt ộng qu n
ý nh nước về an ninh tr t t an to n xã hội ở iền T y Na Bộ
Những hạn chế trong quản lý nhà nước về trật tự xã hội, kiểm soát tình hình trị
an khu vực còn nhiều sơ hở, một số hoạt động còn nhiều yếu kém, buông lỏng quản
lý đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình các tội XPTDTE có chiều
hướng ngày càng gia tăng, cụ thể:
89
Miền Tây Nam Bộ đang trên đà phát triển mạnh, một số tỉnh thành xây dựng
nhà máy, khu công nghiệp với lượng công nhân lao động tăng, thu hút nguồn lao
động ở các địa phương khác, nhiều cảng biển được mở rộng ở các tỉnh Cà Mau, Bạc
Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh ... với qui mô lớn thu hút nhiều tàu bè,
người dân từ nơi khác đến. Một số địa phương mở rộng tìm năng khai thác du lịch
biển, du lịch sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn, du lịch tâm linh ... từ đó thu
hút rất lớn lượng du khách đến tham quan nghỉ ngơi. Tuy nhiên công tác quản lý
nhân khẩu về tạm trú, lưu trú còn rất nhiều lỏng lẽo, chưa có sự chặt chẽ, công tác
quản lý xã hội, quản lý con người, quản ký kinh doanh ở một số địa phương còn
nhiều hạn chế, không có sự đồng bộ ở các khu vực. Vì thế khi có tội phạm xảy ra cơ
quan chức năng còn lúng túng trong quá trình điều tra nghi phạm khi có hành vi
phạm tội xảy ra. Công tác nắm bắt tình hình trị an khu vực còn nhiều thiếu sót,
nhiều địa bàn cơ quan chức năng chưa quản lý được những khu vực trọng điểm của
tội phạm. Công tác quản lý trật tự tại các khu vực tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tội
phạm còn nhiều hạn chế. Hoạt động tuần tra trên các địa bàn trọng điểm của tội
phạm cần phải tiến hành thường xuyên.
Việc quản lý, nắm bắt đối tượng có nhân thân xấu, có tiền án tiền sự, thường
xuyên gây rối trật tự công công cần phải có phương pháp giám sát, giáo dục nhắc
nhở. Qua nghiên cứu cơ cấu đặc điểm pháp lý hình sự của người phạm các tội
XPTDTE cho thấy có 45/500 bị cáo có tiền án tiền sự (chiếm 9%); 27/500 bị cáo
tái phạm (chiếm 5.4%), 4/500 bị cáo (chiếm 0,8%) tái phạm nguy hiểm. (B ng biểu
2.24 – ph n phụ ục)
Một nguyên nhân khác nữa đó các cơ quan chức năng không kiểm soát các
thông tin, hình ảnh tiêu cực từ mạng xã hội, facebook, zalo, các trang báo điện tử.
Những clip sex, film sex, truyện tranh khiêu dâm dễ dàng tìm thấy trên mạng
internet. Một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay tiếp xúc sớm với các văn hóa phẩm
đồi trụy gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý từ đó hình thành ý nghĩ lệch
lạc về tình dục và dẫn đến hành vi phạm tội XPTDTE. Nghiên cứu trong cơ cấu tình
hình các tội XPTDTE cho thấy có 84/500 bị cáo phạm các tội XPTDTE bị kích bởi
văn hóa phẩm đồi trụy. (b ng biểu 2 25 – ph n phụ ục)
90
Hạn chế trong công tác tuyên truyền, giáo dục: việc tuyên truyền, giáo dục
pháp luật trong cộng đồng xã hội rất là qua trọng, góp phần tác động rất lớn đến tâm
lý của người thực hiện phạm tội. Việc tuyên truyền cộng đồng có thể thực hiện dưới
rất nhiều hình thức như: băng rôn, biểu ngữ, tuyên truyền trên loa phát thanh của địa
phương, hay hiện nay rộng rãi nhất là trên các trang mạng xã hội. Hiện tại công tác
tuyên truyền về vấn nạn xâm phạm tình dục trẻ em có phần trọng rãi thực hiện trong
phạm vi cả nước, các chương trình về đời sống xã hội, về giáo dục, về tư vấn pháp
luật đều thể hiện tốt công tác tuyên truyền, đã có những chuyển biến tích cực của
người dân về phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Tuy nhiên, tâm lý chủ
quan của đại da số người dân cũng còn rất cao trong khi các tội XPTDTE phần lớn
người phạm tội có quen biết với nạn nhân, có mối quan hệ gần gũi hoặc có quan hệ
huyết thống, quan hệ bà con (chiếm 94,6%) các vụ án XPTDTE trên địa bàn miền
Tây Nam Bộ. Mặc khác trong những đợt tuyên tuyền, giáo dục pháp luật đang ở
những đợt cao điểm thì mức cảnh giác của người dân cũng tăng cao. Nhưng khi
chiến dịch tuyên truyền kết thúc hoặc một số nơi không thực hiện thường xuyên thì
sự cảnh giác của người dân cũng giảm tình trạng xâm hại tình dục trẻ em lại tiếp tục
diễn ra, thế nên công tác tuyên truyền không phải không đem lại những hiệu quả
tích cực mà cần thực hiện một cách nghiêm chỉnh và duy trì thường xuyên, không
chỉ tập trung ở thành thị mà ở cả những khu vực nông thôn.
3 2 1 6 Nguy n nh n v iều ki n xuất ph t từ những hạn ch trong hoạt ộng
phòng ngừa c c tội x phạ t nh dục trẻ e tr n a b n iền T y Na Bộ
Trong công tác đấu tranh phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em của
các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã có nhiều chương trình phòng, chống tội phạm nhưng
có rất ít chương trình do địa phương chủ động khởi xướng mà hầu hết các chương
trình này chỉ được bắt đầu thực hiện khi có sự chỉ đạo của của các cơ quan cấp trên.
Một số địa phương thường tập trung vào tuần lễ phòng ngừa tội phạm hay tháng
phòng ngừa tội phạm mà không tổ chức công tác phòng ngừa đều đặn, thường
xuyên mặc dù biết tội xâm phạm tình dục trẻ em là hành vi hết sức nguy hiểm. Bên
cạnh đó, các chương trình này vẫn còn mang tính phong trào, thời vụ, không mang
tính thường xuyên xuất phát từ thực trạng của tình hình tội phạm tại địa phương nên
hiệu quả của công tác phòng ngừa không cao. Thêm vào đó các chương trình phòng
91
chống tội phạm, nhất là công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân thường được
tập trung nhiều ở vùng thành thị, vùng ven hơn là ở các vùng nông thôn hẻo lánh
nơi mà các tội xâm phạm tình dục trẻ em xảy ra phổ biến. Các hình thức, biện pháp
chưa tiếp cận đầy đủ các đối tượng cần được tuyên truyền, giáo dục. Tài liệu tuyên
truyền giáo dục còn thiếu, nội dung và biện pháp tuyên truyền, giáo dục chưa sáng
tạo, khô cứng, thiếu sức thu hút, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ để thay đổi nhận
thức, từ đó tác động tích cực đến hành vi của mỗi người. Công tác tuyên truyền,
giáo dục, vận động quần chúng nhân dân phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cũng
có nhiều hạn chế, hiệu quả thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh.
Chưa tạo ra được các phong trào toàn dân lên án và đấu tranh với tệ nạn xâm hại
tình dục trẻ em ở mọi lúc mọi nơi. Vẫn còn nhiều quần chúng chưa được trang bị
những kiến thức cơ bản về đấu tranh phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em cũng
như trách nhiệm công dân trong cuộc đấu tranh. Điều này dẫn đến một bộ phận
nhân dân lao động do thiếu hiểu biết hoặc vì mưu sinh mà không biết mình đang tạo
điều kiện cho bọn tội phạm gây tội ác với đồng bào, con em mình. Ngoài ra, sau khi
thực hiện các công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật việc không thu hồi kết quả
thu nhận sự chuyển biến trong nhận thức của người dân nên không chủ động vạch
ra các chương trình phòng ngừa tội phạm tiếp theo được nữa. Đôi khi hoạt động
tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm chưa phát huy hiệu quả mà còn có tác động tiêu
cực, ảnh hưởng đến tâm lý cộng đồng, nhất là gây tổn thương cho nạn nhân, gia
đình nạn nhân khi mà đưa ra những thông tin quá chi tiết, không cần thiết về tên
tuổi, địa chỉ của nạn nhân, những thiệt hại về thể chất của nạn nhân, tạo nên tâm lý
cân nhắc e dè trong cộng đồng khi muốn tố giác tội phạm, tạo điều kiện cho tội
phạm ẩn tồn tại. Đây là hạn chế đầu tiên trong công tác phòng ngừa tội phạm xâm
phạm tình dục trẻ em.
Hạn chế thứ hai của công tác phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em là
hạn chế về các điều kiện bảo đảm cho các hoạt động phòng ngừa tội phạm. Những
yếu kém trong đội ngũ cán bộ, chuyên viên trực tiếp hoạt động phòng ngừa tội
phạm như cán bộ thực hiện việc tuyên truyền, chuyên viên nghiên cứu chuyên sâu
về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm là một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng đến hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm. Do sự chưa quan tâm
92
đúng mức tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, công tác tác động vào nguyên
nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, chưa đầu tư xây dựng lực lượng cán bộ
chuyên nghiệp mà cụ thể là không khuyến khích sự tham gia của những người có
trình độ chuyên môn cao, chưa có chế độ đãi ngộ phù hợp, không tạo được động lực
phấn đấu, trao dồi của đội ngũ này. Nhiều cán bộ chuyên trách việc tuyên truyền
chuyển sang làm công tác khác, số người mới thay thế còn thiếu và chưa thành thạo
được việc này, một số nơi còn gặp khó khăn trong việc triển khai kế hoạch. Bên
cạnh đó, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phòng ngừa tội
phạm và sự khó khăn trong kinh phí hỗ trợ hoạt động cho đội ngũ cán bộ, chuyên
viên cũng đã ảnh hưởng đến rất nhiều hiệu quả hoạt động của các chủ thể phòng
ngừa tội phạm trong thời gian qua. Ở một số địa phương các chương trình tuyên
truyền, giáo dục pháp luật, các hoạt động tư vấn, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục trong thời gian qua chưa được thực
hiện chuyên sâu, thường xuyên và chỉ điển hình trong một số nơi và thiếu sự hỗ trợ
từ các phương tiện tuyên truyền, các hình thức tuyên truyền chay, báo cáo suông
còn xảy ra phổ biến tại. Các hoạt động tác động vào nguyên nhân và điều kiện của
tội phạm chỉ chủ yếu là các biện pháp tác động về tinh thần, chưa có đủ điều kiện về
vật chất giúp đỡ, hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn, đó là những đối tượng
có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Các
phương tiện thiết bị phục vụ cho hoạt động tuyên truyền cũng như hoạt động tố tụng
khi vụ án xảy ra như khám nghiệm hiện trường, giám định gen hiện đại , các thiết bị
xét nghiệm tinh trùng còn thiếu thốn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu đấu tranh
phòng chống các tội xâm phạm tình dục. Bởi vì thiếu thốn kinh phí, cơ sở vật chất
mà các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, khảo sát thực tiễn tình hình tội phạm, tìm
hiểu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm chưa được tiến hành thường xuyên, chưa
được khảo sát trên thực tế mà chỉ là các kết quả nghiên cứu trong báo cáo hay các bài
viết đơn lẻ trên các bài báo, tạp chí, một vài đề tài của từng ngành chưa tạo thành hệ
thống thống nhất cho các chủ thể vận dụng vào hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Hạn chế cuối cùng là những hạn chế trong việc hợp tác quốc tế về phòng ngừa
tội phạm liên quan đến các tội xâm phạm tình dục trẻ em.Yêu cầu hợp tác quốc tế
trong hoạt động phồng chống tội phạm là yêu cầu rất cần thiết với tình hình tội phạm
93
đang diễn biến phức tạp mang tính xuyên quốc gia như hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn
những khó khăn, vướng mắc trong phối hợp phòng, chống tội phạm có yếu tố nước
ngoài, tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam đặc việt là các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Các
tỉnh phía miền Tây Nam Bộ là địa bàn giáp ranh với Thái Lan, Campuchia, những nước
đang diễn biến phức tạp về tệ nạn mại dâm trẻ em nhưng chúng ta vẫn chưa có thỏa
thuận vấn đề này do sự khác biệt về chính sách hình sự, mối quan hệ đối ngoại còn nhiều
điểm chưa tương đồng nên nhiều yêu cầu về tương trợ hình sự và dẫn độ còn khó khăn,
hiệu quả chưa cao đã gây ra những khó khăn nhất định cho việc đấu tranh phòng chống
các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Trong khi đó lực lượng chuyên trách về phòng, chống
tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam chưa thật sự được các ngành quan tâm chỉ đạo một
cách tổng thể từ Trung ương đến lực lượng chức năng ở các địa phương hoặc nếu có thì
việc tổ chức lực lượng chức năng ở địa phương chưa thống nhất, còn chồng chéo, chưa
đáp ứng được yêu cầu thực tế. Hơn nữa kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm trong
hợp tác quốc tế, hiểu biết về pháp luật quốc tế, kiến thức ngoại ngữ và kỹ năng sử
dụng các loại phương tiện kỹ thuật hiện đại cùng với việc trang bị các phương tiện
kỹ thuật hiện đại phục vụ yêu cầu về hoạt động phòng, chống tội phạm mới nhất là
những tội phạm liên quan mật thiết với hành vi mua bán, mại dâm trẻ em của lực
lượng thực thi pháp luật nói chung còn hạn chế. Có thế thấy rằng những hạn chế
trong hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm tình trẻ em ở các tỉnh miền Tây Nam
Bộ cũng chính là những hạn chế chung đang gặp phải ở cả nước Việt Nam. Những
hạn chế này bắt nguồn từ những khó khăn trong đời sống xã hội và nhận thức chưa
đầy đủ về công tác phòng ngừa tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em.
3 2 1 7 Nguy n nh n v iều ki n xuất ph t từ những hạn ch trong chính sách
ph p u t v hoạt ộng th c thi ph p u t c a c c cơ quan ti n h nh t tụng v
người ti n h nh t tụng
Các yếu tố hạn chế trong chính sách pháp luật: Pháp luật là cơ sở pháp lý để
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, để đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Pháp
luật giúp các cơ quan chức năng duy trì trật tự xã hội, cân bằng quyền và lợi ích của
các chủ thể trong xã hội. Vì thế pháp luật là công cụ để bình ổn và duy trì trật tự xã
hội, nếu pháp luật bị thiếu sót, hạn chế hoặc không bao quát đến các quan hệ xã hội
cần điều chỉnh thì con người càng có nguy cơ bị xâm hại. Trong phạm vi nghiên
94
cứu, luận án đề cập đến các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm
tình dục trẻ em để hướng kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng trong thực tiễn thời
gian tới. Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), các tội xâm phạm tình dục
người dưới 16 tuổi tuy chưa được khái niệm cụ thể nhưng có thể hiểu là “những
hành vi nguy hiểm cho xã hội ư c quy nh tại Chương XIV Bộ Lu t Hình s 2015
sửa ổi bổ sung nă 2017 (sau y gọi tắt là Bộ Lu t Hình s 2015) do người có
năng c trách nhi m hình s th c hi n một cách c ý xâm phạ n quyền bất kh
xâm phạm về tình dục, xâm phạ n s phát triển b nh thường về thể chất, hoặc
xâm phạ n s c khỏe, danh d , nhân phẩm c a người chưa 16 tuổi” Bộ luật
Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định các tội xâm phạm tình dục trong đó
có đối tượng là người dưới 16 tuổi bao gồm: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều
142), Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144), Tội giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi (Điều 145), Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146), Tội sử dụng
người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Pháp luật hình sự Việt Nam dựa vào
độ tuổi của nạn nhân để phân định mức độ bảo vệ. Nạn nhân có độ tuổi khác nhau
thì mức độ bảo vệ của pháp luật hình sự cũng khác nhau. Bộ luật hình sự chia độ
tuổi nạn nhân thành 3 mức độ chính: người từ đủ 16 tuổi, người từ đủ 13 đến dưới
16 tuổi và người dưới 13 tuổi (qui định chung trong các điều luật áp dụng cho nạn
nhân là người dưới 16 tuổi). Những quy định của pháp luật về các tội XPTDTE khi
áp dụng còn nhiều quan điểm, đường lối xử lý chưa thống nhất, cách hiểu còn tùy
nghi, cách tiếp cận các quy định pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền còn nhiều
khác biệt. Điều này dẫn đến việc áp dụng pháp luật vào thực tế không thể hiện được
hết mức độ tương xứng giữa chế tài áp dụng với tính chất, mức độ nguy hiểm hay
hậu quả mà người phạm tội gây ra, chưa thể hiện đầy đủ tính nghiêm minh của pháp
luật. Đó cũng là một trong những nguyên nhân, điều kiện làm cho tình hình các tội
XPTDTE gia tăng. Những bất cập trong quy định pháp luật hình sự về các tội
XPTDTE có thể được hiểu như sau:
Th nhất, Nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Công ước về quyền trẻ em
xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trong khi đó pháp luật Hình sự Việt Nam thì trẻ
em là người dưới 16 tuổi. Vấn đề này cần được cân nhắc để có chính sách phù hợp
95
trong tiến trình hội nhập quốc tế. Các văn bản pháp luật, các chính sách hình sự liên
quan đến nhóm tội này cần phải xác định chuẩn xác theo thuật ngữ “người dưới 16
tuổi” theo quy định mới của Luật Hình sự thay cho thuật ngữ “trẻ e ” như trước đây.
Th hai cần phải thống nhất cách hiểu về hành vi “giao cấu” và hành vi
“quan h t nh dục kh c” theo quy định của Luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017.
Hành vi “giao cấu” được hiểu theo nghĩa truyền thống là hành vi “cọ s t tr c ti p
dương v t v o bộ ph n sinh dục c a người phụ nữ (bộ ph n từ i ớn trở v o) với
ý th c nhấn v o trong kh ng kể s x nh p c a dương v t s u hay cạn kh ng
kể c xuất tinh hay kh ng là Tội hi p d ư c coi là hoàn th nh v khi nh n
phẩm danh d c a người phụ nữ ã b ch ạp” [20]. Còn thuật ngữ “hành vi quan
h tình dục khác” được quy định trong Bộ luật Hình sự” [40]. Vậy hành vi trình
diễn khiêu dâm theo quan điểm của tác giả có thể hiểu là “hành vi trình diễn những
ộng tác, những cử chỉ, những âm thanh mang tính khích thích về tình dục hoặc ng
phim với những hành vi, những biểu c m gây khích thích về tình dục”. Thế nên pháp
luật hình sự cần phải mô tả thế nào là hành vi “trình diễn khiêu dâm” Để việc vận dụng
quy định vào thực tế được thống nhất theo đúng tinh thần của pháp luật.
Th tư thực tiễn cho thấy chủ thể của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
thường chủ yếu là nam giới. Đa số các vụ án hình sự về tội phạm này chủ yếu diễn
ra ở nam giới. Nam giới đóng vai trò là người thực hành. Vai trò nữ giới trong tội
phạm này thường mang yếu tố đồng phạm. Tuy nhiên trẻ em là nam giới hiện nay
cũng là đối tượng có nguy cơ bị xâm hại tình dục bằng nhiều hình thức và thủ đoạn
khác nhau, nhưng thực tiễn qui định của pháp luật lại chưa bảo vệ đối tượng này
một cách có hiệu quả. Pháp luật hình sự cần phải mở rộng giới hạn phạm vi chủ thể
của điều luật này theo hướng “ch thể c a tội hi p d người dưới 16 tuổi không
ph i là ch thể ặc bi t” Điển hình như vụ: Phan Minh Sang (sinh năm 1985) và
Phạm Thanh Lý (sinh năm 1982) ngày 02/12/2012 sau khi cùng gia đình và người
thân uống rượu tại quán Lan, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ. Lúc ra về Nguyễn Thế Trường (sinh năm 1988) xin đi nhờ xe. Sang và Lý
không chở Trường về nhà mà chạy xe vào hẻm vắng Sang dừng xe cho Lý và
Trường đi bộ. Tại đây Lý thực hiện hành vi dùng tay và miệng kích thích bộ phận
sinh dục của Trường, thấy vậy Sang cũng dùng tay và miệng kích thích bộ phận
96
sinh dục của Trường, rồi cả hai cùng đè và cởi quần Trường và thực hiện quan hệ
qua đường hậu môn. Trong khi đang thực hiện hành vi thì Trường có điện thoại, sau
khi thực hiện xong hành vi, Sang và Lý đưa Trường về nhà. Nạn nhân tường thuận
lại với gia đình và trình báo cơ quan công an. Tại phiên tòa cả hai cùng thừa nhận
hành vi của mình. Tòa án nhân dân Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ tuyên bố
Phan Minh Sang và Phạm Thanh Lý phạm tội “Dâm ô đối với trẻ em” xử phạt Phan
Minh Sang 06 tháng tù cho hưởng án treo, Phạm Thanh Lý 01 năm tù cho hưởng án
treo. Có thể thấy mức hình phạt còn khá nhẹ so với hành vi phạm tội của các bị cáo
và mặc dù bị xâm phạm tình dục cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhưng
hành vi xâm hại trên chưa được xử lý đích đáng.
Cho đến nay Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ với 22
văn bản luật khác nhau quy định về các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em bao gồm:
Luật Hình Sự, Luật lao động, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật giáo
dục tiểu học... các văn pháp pháp luật này là cơ sở để thực hiện và bảo vệ quyền trẻ
em trên mọi lĩnh vực, tuy nhiên thực tiễn cho thấy việc áp dụng các văn bản pháp
luật vẫn còn rất nhiều vướng mắc, gây ảnh hưởng không nhỏ cho công tác đấu tranh
phòng ngừa tội phạm trong đó có các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Các yếu tố hạn chế trong hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan tiến
hành tố tụng và người tiến hành tố tụng: Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Lực
lượng Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân. Bên cạnh mặt tích cực quan tiến
hành tố tụng trong phòng ngừa tội phạm cũng tiềm ẩn nhiều nguyên nhân tác động
đến quá trình hình thành nhân thân tiêu cực phát sinh tội phạm nói chung và tội
phạm xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng, điển hình như: Sự yếu kém của cán bộ tư
pháp dẫn đến không xác định đúng người đúng tội, bỏ lọt tội phạm, không có sự răn
đe đối với người phạm tội; tham mưu ban hành các chế độ, chính sách pháp luật
không phù hợp; nhiều bản án có mức hình phạt chưa tương xứng với tính chất và
mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm tình dục trẻ em do người phạm tội gây ra;
do sự tha hóa về phẩm chất đạo đức, sự nể nang, bao che của một bộ phận cán bộ làm
việc trong ngành đã làm sai lệch sự việc, một số vụ án áp dụng hình phạt dưới khung
hoặc xử án treo những sự việc như trên đã vô tình tiếp tay cho các đối tượng tiếp
tục phạm tội, coi thường kỷ cương pháp luật, làm cho lòng tin của quần chúng nhân
97
dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật bị giảm sút.
Bên cạnh những hạn chế nêu trên thì việc phối hợp giữa Tòa án các cấp với Cơ
quan điều tra với Viên kiểm sát cũng còn nhiều bất cập, nhiều vụ án do không được
phối hợp kịp thời nên những khúc mắc trong tố tụng không được giải quyết kịp thời
dẫn đến vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm cho vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng
đến quá trình giải quyết vụ án. góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm nói
chung và tội tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng chưa được phối hợp tổ
chức thường xuyên. Công tác thống kê, phân tích số liệu nhằm rút ra những nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống các
biện pháp phòng ngừa chưa được khoa học, nhận thức về tầm quan trọng của công
tác này chưa đầy đủ. Những hạn chế, thiết sót trên là một trong những nguyên nhân
và điều kiện của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em.
3.2.2 Nguyên nhân và điều kiện thuộc về người phạm các tội xâm phạm
tình dục trẻ em
Tội phạm học Mác xít khẳng định: “Nh n th n con người s th ng nhất
giữa c c ặc t nh xã hội v ặc t nh sinh học trong ặc t nh xã hội c ý nghĩa
quy t nh” [183] những đặc điểm sinh học cũng góp phần không nhỏ trong việc
hình thành nên nhân thân của tội phạm. Nó thể hiện ở tính cách người phạm tội ví
dụ như: bản tính nóng nảy, hạn chế trí tuệ,
3 2 2 1 Những biểu hi n thuộc về nh n th n người phạ tội nh hưởng n
nguy n nh n v iều ki n ph t sinh t nh h nh c c tội XPTDTE
+ Đặc iể sinh học c a người phạ tội: những đặc điểm sinh học của người
phạm tội như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp ... Qua nghiên cứu các bị cáo phạm các
tội XPTDTE trên địa bàn miền Tây Nam Bộ từ năm 2007 – 2018 : Hầu hết chủ thể
phạm các tội về xâm phạm tình dục trẻ em là nam giới, trong một số trường hợp nữ
giới cũng phạm các tội này nhưng chiếm con số rất ít. Xác định giới tính người
phạm tội cho chúng ta thấy tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm theo từng giới.
Theo số liệu thống kê hình sự, ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế nữ giới
phạm tội ít hơn nam giới. Ở khu vực miền Tây Nam Bộ trong số 500 bị cáo bị xét
xử về các tội xâm phạm tình dục với 485 bản án thì có 499 bị cáo phạm vào nhóm
98
tội này là nam giới và 1 bị cáo là nữ giới bị tuyên án hiếp dâm trẻ em với vai trò
đồng phạm
Về giới t nh:Việc nam giới phạm tội nhiều hơn nữ giới không phải do đặc
điểm sinh lý của nam giới khác với nữ giới, mà là do những điều kiện hình thành
phẩm chất cá nhân và sự thay đổi của môi trường sống, sự hội nhập của thế giới và
việc mở rộng nền công nghệ thông tin, nam giới dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu
cực từ môi trường sống đó, việc hình thành thói hư tật xấu, tiêm nhiễm tệ nạn xã hội
và dễ hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực, trạng thái tâm lý lệch lạc hơn với các
giá trị truyền thống. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tỉ lệ các tội phạm do nữ
giới thực hiện ngày càng đa dạng hơn, trong đó có hành vi các phạm tội xâm hại
tình dục trẻ em. Giải thích sự thay đổi của tội phạm do nữ giới thực hiện một phần
do sự tác động từ các yếu tố tiêu cực của môi trường sống và một phần sự thay đổi
tâm sinh lý của tuổi mới lớn, chưa có sự hướng dẫn đúng đắn từ phía gia đình, dẫn
đến sự lệch lạc từ trong nhận thức và thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi phạm tội.
Về ộ tuổi: Trong bảng 2.18 chương 2 cho thấy lứa tuổi phạm các tội
XPTDTE trong độ tuổi từ 18 – 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 45,83%, tiếp theo là
người phạm tội trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi chiếm 27%, đứng thứ ba là
người phạm tội trong độ tuổi từ trên 30 tuổi đến 45 tuổi chiếm 21% và người phạm
tội trong độ tuổi trên 45 đến 70 tuổi chiếm 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cac_toi_xam_pham_tinh_duc_tre_em_o_dia_ban_mien_tay.pdf