MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC CÁC BẢNG . vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .4
1.1. Một số khái niệm.4
1.2. Dịch tễ học đuối nước .4
1.3. Các giải pháp phòng chống đuối nước .20
1.4. Mô hình dạy bơi an toàn cho trẻ.26
1.5. Khung lý thuyết .31
1.6. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu .32
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .36
2.1. Đối tượng nghiên cứu.36
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.37
2.3. Thiết kế nghiên cứu .37
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu.37
2.5. Phương pháp chọn mẫu .39
2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu (PL 4.2).40
2.7. Phương pháp thu thập số liệu .40
2.8. Các biến số nghiên cứu (phụ lục 7).41
2.9. Khái niệm và thang đánh giá.41
2.10. Phương pháp phân tích số liệu .42
2.11. Đạo đức nghiên cứu.43
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .44
Chương 4 BÀN LUẬN .83
KẾT LUẬN .103
KHUYẾN NGHỊ.106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .107
191 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Can thiệp phòng chống đuối nước cho học sinh Tiểu học tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trẻ nam biết bơi cao hơn trẻ nữ trong tất cả các trường tham gia nghiên cứu, tỷ lệ
biết bơi chung của nam là 81,5% và trong khi đó của nữ biết bơi là 68,1%. Cụ thể tỷ
lệ phân bố theo từng trường như sau: Trường tiểu học Bình Hàng Tây 1, tỷ lệ nam
biết bơi là 95,2% và nữ là 78,6%, Trường tiểu học Bình Hàng Tây 2, tỷ lệ nam biết
bơi là 75,5% và nữ là 57,0%, Trường tiểu học Phương Trà 2, tỷ lệ nam biết bơi là
86,3% và nữ là 76,4%, Trường tiểu học Mỹ Long, tỷ lệ nam biết bơi là 63,4% và nữ
là 62,4%, Trường tiểu học Tân Hội Trung 2, tỷ lệ nam biết bơi là 87,4% và nữ là
66,1%.
73
Bảng 3.32. Tỷ lệ học sinh tham gia học bơi của các trường theo số buổi dự học
Trường tiểu học
Học sinh tham gia học bơi (n, %)
Tổng
< 10 buổi 10-15 buổi 16-20 buổi
Bình Hàng Tây 1 0 (0,0%) 35 (14,0%) 215 (86,0%) 250 (100%)
Bình Hàng Tây 2 90 (36,0%) 47 (18,8%) 113 (45,2%) 250 (100%)
Phương Trà 2 178 (71,2%) 65 (26,0%) 7 (2,8%) 250 (100%)
Mỹ Long 0 (0,0%) 70 (27,9%) 181 (72,1%) 251 (100%)
Tân Hội Trung 2 66 (26,4%) 12 (4,8%) 172 (68,8%) 250 (100%)
Tổng
334
(26,7%)
229
(18,3%)
688
(55,0%)
1251
(100%)
Tổng số 1.251 học sinh tham gia học bơi, số học sinh tham dự lớp học bơi
dưới 10 buổi có tỷ lệ 26,7%, số học sinh tham dự lớp học bơi từ 10 – 15 buổi có tỷ
lệ 18,3% và số học sinh tham dự lớp học bơi từ 16 – 20 buổi có tỷ lệ 55%. Trong
nghiên cứu này, lớp học bơi được tổ chức 20 buổi theo thiết kế của chương trình
dạy bơi an toàn cho học sinh tiểu học. Phân bố theo từng trường, số học sinh tham
gia số buổi học bơi từ 16 – 20 buổi cho thấy: Trường tiểu học Bình Hàng Tây 1 có
tỷ lệ tham gia cao nhất là 86%, tiếp theo là Trường tiểu học Mỹ Long có tỷ lệ tham
gia 72,1%, Trường tiểu học Tân Hội Trung 2 là 68,8%, kế đến là Trường tiểu học
Bình Hàng Tây 2 có tỷ lệ tham gia là 45,2% và thấp nhất là Trường tiểu học
Phương Trà 2 có tỷ lệ tham gia là 2,8%.
Bảng 3.33. Tỷ lệ biết bơi sau can thiệp giữa các trường
Trường Số học sinh tham gia Số học sinh biết bơi Tỷ lệ (%)
Bình Hàng Tây 1 250 217 86,8
Bình Hàng Tây 2 250 169 67,6
Phương Trà 2 250 207 82,8
Mỹ Long 251 158 62,9
Tân Hội Trung 2 250 194 77,6
Tổng 1251 945 75,5
74
Trong số có 1251 học sinh tham gia học bơi tại 5 trường tiểu học, phân bố
theo từng trường thì Trường tiểu học Bình Hàng Tây 1 có tỷ lệ học sinh biết bơi cao
nhất (86,8%), tiếp theo là Trường tiểu học Phương Trà 2 (82,8%), Trường tiểu học
Tân Hội Trung 2 (77,6%), Trường tiểu học Bình Hàng Tây 2 (67,6%) và thấp nhất
là Trường tiểu học Mỹ Long (62,9%).
3.3.2. Kết quả so sánh tỷ lệ trước và sau can thiệp dạy bơi cho học sinh.
Biểu đồ 3.4. Kiến thức và kỹ năng của trẻ trước can thiệp và sau can thiệp dạy bơi
an toàn
Biểu đồ 3.4 cho thấy tỷ lệ kiến thức và kỹ năng của trẻ trước và sau can thiệp
dạy bơi an toàn có sự thay đổi rõ, cụ thể tỷ lệ kiến thức cơ bản về bơi an toàn trước
can thiệp là 1,4% và sau can thiệp tăng lên 81,1%. Tương tự, tiếp theo là kỹ năng
sống sót nổi được 90 giây trước can thiệp là 1,4% và sau can thiệp tăng lên 74,6%.
Kỹ năng cứu hộ trước can thiệp là 12,2% và sau can thiệp tăng lên 89,6%. Kỹ năng
xuống nước an toàn trước can thiệp là 4,7% và sau can thiệp tăng lên 89,8%. Kỹ
75
năng bơi được 25 mét trước can thiệp là 3,3% và sau can thiệp tăng lên 73,2% và kỹ
năng ra khỏi nước an toàn trước can thiệp là 29% và sau can thiệp tăng lên 90,1%.
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ biết bơi của học sinh tại 5 trường trước và sau can thiệp
Tỷ lệ biết bơi trước can thiệp là 3,3% và sau can thiệp thì tỷ lệ này tăng lên
75,5%. Kết quả này cho thấy can thiệp dạy bơi mang lại hiệu quả cao về kỹ năng
bơi an toàn cho học sinh tiểu học.
3.3.3. Phân tích một số yếu tố liên quan với tỷ lệ biết bơi sau can thiệp.
Bảng 3.34. Yếu tố liên quan giữa giới tính của học sinh với tỷ lệ biết bơi sau can
thiệp
Giới tính
Kết quả can thiệp
Tổng
Biết bơi (n, %) Không (n, %)
Nam 568 (81,5%) 129 (18,5%) 697 (100%)
Nữ 377 (68,1%) 177 (31,9%) 554 (100%)
Tổng
945 (75,5%) 306 (24,5%) 1251 (100%)
χ2 = 30,1; p = 0,001 ; OR = 2,1 ; CI 95% (1,5 - 2,6)
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính của học sinh với tỷ lệ
biết bơi sau can thiệp. Ở nam có tỷ lệ biết bơi là 81,5% và ở nữ là 68,1%. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê. Như vậy, ở nam có tỷ lệ biết bơi cao gấp 2,1 lần so nữ
76
về tỷ lệ biết bơi sau can thiệp (p< 0,05; CI: 1,5 – 2,6).
Bảng 3.35. Yếu tố liên quan giữa số buổi tham gia học bơi của học sinh với tỷ lệ
biết bơi sau can thiệp
Số buổi tham gia
Kết quả can thiệp
Tổng
Biết bơi (n, %) Không (n, %)
< 10 buổi 221 (66,2%) 113 (33,8%) 334 (100%)
10 – 15 buổi 133 (58,1%) 96 (41,9%) 229 (100%)
> 15 buổi 591 (85,9%) 97 (14,1%) 688 (100%)
Tổng
945 (75,5%) 306 (24,5%) 1251 (100%)
χ2 = 93,6; p = 0,001
So sánh giữa tỷ lệ biết bơi sau can thiệp với số buổi tham gia học bơi của học
sinh tiểu học. Kết quả cho thấy, học sinh tham gia học bơi dưới 10 buổi có tỷ lệ biết
bơi 66,2%, học sinh tham gia học bơi từ 10 – 15 buổi có tỷ lệ biết bơi 58,1% và học
sinh tham gia học bơi trên 15 buổi có tỷ lệ biết bơi là 85,9%. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa số buổi tham gia học bơi của học sinh với tỷ lệ biết bơi sau can
thiệp (p< 0,05).
Bảng 3.36. Đánh giá kiến thức và kỹ năng bơi an toàn của học sinh trước và sau
can thiệp
Kiến thức và kỹ năng bơi an toàn
Tỷ lệ %
p
CSHQ
(%) Trước Sau
Kiến thức cơ bản 1,4 81,1 0,03 56,9
Kỹ năng sống sót nổi được 90 giây 1,4 74,6 0,01 52,3
Kỹ năng cứu hộ 12,2 89,6 0,001 6,3
Xuống nước an toàn 4,7 89,8 0,008 18,1
Bơi được 25 mét 3,3 73,2 0,001 21,2
Ra khỏi nước an toàn 29,0 90,1 0,6 2,1
Đánh giá kiến thức và kỹ năng bơi an toàn của học sinh trước và sau can
thiệp cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với
p<0,05, cụ thể như kiến thức cơ bản về bơi an toàn với chỉ số hiệu quả can thiệp
77
thay đổi tăng 56,9%; Kỹ năng sống sót nổi được 90 giây với chỉ số hiệu quả can
thiệp thay đổi tăng 52,3%; Kỹ năng cứu hộ với chỉ số hiệu quả can thiệp thay đổi
tăng 6,3%; Kỹ năng xuống nước an toàn với chỉ số hiệu quả can thiệp thay đổi tăng
18,1% và kỹ năng bơi được 25 mét với chỉ số hiệu quả can thiệp thay đổi tăng
21,2%. Riêng chỉ có yếu tố "ra khỏi nước an toàn" trước và sau can thiệp không có
ý nghĩa thống kê với p = 0,6 (p> 0,05).
3.3.4. Đánh giá mô hình can thiệp dạy bơi an toàn phòng chống đuối nước
3.3.4.1. Ý nghĩa của việc dạy bơi an toàn cho học sinh
Qua phỏng vấn sâu các lãnh đạo và giáo viên tham gia nghiên cứu tại 5
trường tiểu học huyện Cao Lãnh, họ đều cho biết việc dạy bơi này đã mang ý nghĩa
thiết thực cho nhà trường cũng như cho các em học sinh vùng nông thôn, đồng thời
cũng được các ban ngành đoàn thể quan tâm, phụ huynh ủng hộ. Thông qua kết quả
phỏng vấn sâu cho thấy “Hoạt động dạy bơi an toàn cho học sinh tiểu học mang lại
nhiều ý nghĩa thiết thực giúp cho các em học sinh chưa biết bơi được học bơi, từ đó
các em có được những kỹ năng bơi giúp các em tự cứu lấy bản thân mình khi gặp
nạn. Bên cạnh, giúp cho các bậc phụ huynh an tâm hơn khi không ở bên cạnh con
em mình” (HT1),(LĐ). Và một ý kiến khác nói lên ý nghĩa của hoạt động này tương
tự cho rằng “Dạy bơi an toàn này mang lại nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, là các em
trước đó đa phần là không có nhiều điều kiện để tiếp cận với việc học bơi vì phụ
huynh khá bận rộn và có phần thiếu sự quan tâm đến việc học bơi để phòng chống
đuối nước. Thứ hai, tạo cho các em có được một sân chơi bổ ích vừa học vừa chơi.
Thứ ba, giúp cho các bậc phụ huynh an tâm hơn khi không ở bên cạnh con em
mình. Ngoài ra còn giúp cho học sinh biết bơi và an toàn khi tiếp xúc với nước như
kênh rạch, ao hồ ,” (HT2).
Đối với các giáo viên trực tiếp tham gia dạy bơi cho rằng, học bơi có nhiều
lợi ích khác cho học sinh “Giúp học sinh biết bơi và an toàn khi tiếp xúc với môi
trường nước như sông, kênh, rạch, ao hồ,.... Đồng thời, để các em có được những
kỹ năng bơi cơ bản có thể tự cứu lấy mình khi xảy ra sự cố rơi xuống nước”
(GV1,2). “dạy bơi cho trẻ em mang lợi ích an toàn cho trẻ trong môi trường sống
nhiều kênh, rạch, ao, hồ, sông,.. như Đồng Tháp. Ngoài ra còn giúp các em có
78
không gian vui chơi, giải trí lành mạnh, phát triển yếu tố thể mỹ, rèn luyện thể lực
và nâng cao thể chất giúp phát triển toàn diện về sức khỏe cho học sinh” (GV3).
3.3.4.2. Tính phù hợp, tính khả thi của hoạt động dạy bơi an toàn cho học sinh
Ban giám hiệu của các trường cho biết hoạt động dạy bơi phù hợp với nguồn lực
hiện có của nhà trường: "Chương trình dạy bơi này phù hợp với điều kiện hiện tại của
nhà trường, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy đáp ứng được mục
tiêu của chương trình, các học sinh tham gia học bơi tương đối phù hợp với lứa tuổi học
bơi, giúp cho các em hiểu biết kiến thức và có kỹ năng bơi tốt, đây là một hoạt động có
ích cho nhà trường và cho các em học sinh. Nhà trường đã hưởng lợi từ các sản phẩm
của chương trình để lại và học sinh được rèn luyện sức khỏe nâng cao thể trạng, đặc
biệt là biết bơi phòng chống đuối nước" (HT1),(HT2). Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng
để hoat động dạy bơi trong trường học có tính khả thi hơn và về lâu dài thì cần đưa
chương trình dạy bơi vào chính khóa học cho học sinh tiểu học "hoạt động tổ chức dạy
bơi như hiện nay tuy có cải thiện nhưng chưa đi vào hoạt động chính, hướng bắt nguồn
từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giải quyết vấn đề này. Bộ giáo dục kết hợp cơ
quan liên quan xây dựng chương trình dạy bơi chính thức đưa vào học đường, như thế
về lâu dài mới giải quyết được" (HT3)
Đối với giáo viên dạy bơi cho rằng, dạy bơi cho học sinh là phù hợp với lứa tuổi
học sinh tiểu học, kết quả phỏng vấn cho thấy như sau, "Chương trình dạy bơi này là
phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, bởi các kỹ năng hướng dẫn cho các em là các kỹ
năng căn bản về bơi lội an toàn, các em nắm được dễ dàng khi tham gia lớp học"
(GV1). Giáo viên khác cho rằng với bản tính của trẻ nhỏ hay hiếu động, thích tìm tòi thì
mô hình dạy bơi này là phù hợp với học sinh, cụ thể như sau "Chương trình dạy bơi phù
hợp cho học sinh tiểu học, bởi vì độ tuổi này các em rất hiếu động đặc biệt các em rất
thích đùa giỡn với nước, cho nên việc các em biết bơi lội ngay từ độ tuổi học tiểu học
này là điều rất cần thiết. Đó là kĩ năng sống hết sức quan trọng cho trẻ sống trong môi
trường sông nước" (GV3). Về nội dung và số tiết trong chương trình đào tạo, các giáo
viên đều cho rằng phù hợp, "Tổng số buổi dạy bơi của chương trình đào tạo tương đối
phù hợp" (GV1;4), mặc khác giáo viên còn cho biết thêm "Chương trình dạy bơi an
toàn cơ bản đã đảm bảo về: Thời gian giảng dạy, nội dung giảng dạy, tổ chức hoạt
79
động giảng dạy hợp lý, tài liệu, trang thiết bị đầy đủ và kinh phí phù hợp với công việc"
(GV2). Bên cạnh đó, giáo viên còn đề nghị như sau "Nếu cần thiết nên đưa chương
trình dạy bơi này vào chương trình dạy chính khóa cho học sinh thì rất tốt" (GV4).
Tuy nhiên, hoạt động dạy bơi cho học sinh tiểu học cũng còn một số hạn chế
mà các giáo viên cũng đã nêu ra như sau “Những kiến thức- kĩ năng bơi tuy có trang
bị cho học sinh trong thời gian ngắn học tập và rèn luyện, tôi nghĩ cần phải có thời
gian học tập lâu dài để học sinh có thể hình thành kĩ năng sinh tồn tốt và khả năng
tập luyện với sự phát triển toàn diện về thể chất cho học sinh sau này”(GV3). Nhằm
duy trì bền vững mô hình này, giáo viên có ý kiến đề nghị rằng "Ngoài ra cần cung
cấp tài liệu truyền thông về chương trình này và các biện pháp phòng chống đuối
nước một cách thường xuyên hơn để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc
biết bơi trong phòng chống đuối nước cho trẻ em. Kinh phí hoạt động cũng là yếu
tố hết sức quan trọng để duy trì công tác giảng dạy sau này" (GV5).
3.3.4.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai
- Thuân lợi: Về đội ngũ nhà giáo và phụ huynh học sinh thì ban giám hiệu nhận
định rằng "Chương trình này đã cung cấp cho giáo viên có được kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm giảng dạy, đồng thời các phụ huynh học sinh cũng thấy được lợi ích của
chương trình này mang đến cho con em mình các kỹ năng sinh tồn và phát triển thể chất
nên ủng hộ nhiệt tình" (HT1,3). Song song, bên cạnh đó các giáo viên tham gia dạy bơi
an toàn cho biết thêm việc đánh giá trước, trong và sau khi tham gia lớp học của các em
học sinh thì có những đặc điểm như sau "Đối tượng học bơi là học sinh của trường nên
công tác đánh giá đầu vào khá dễ dàng, các em đều rất hợp tác và thích thú trong học
tập cũng như tham gia đầy đủ các buổi đánh giá đầu vào và đầu ra" (GV1,2).
- Khó khăn: Sự quan tâm tích cực của phụ huynh học sinh, điều kiện đi lại để
tham gia học bơi, cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động dạy bơi là những yếu tố ảnh
hưởng của chương trình được các đối tượng phỏng vấn nhận định như sau "Một số phụ
huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học bơi của trẻ, không đưa con em đến trường
học bơi đầy đủ" (HT1). "Tổ chức dạy bơi, nhà trường luôn hỗ trợ động viên phụ huynh
và các thầy cô giảng dạy để hoàn thành chương trình này. Tuy nhiên cũng gặp không ít
khó khăn như về điều kiện đi lại của học sinh do nhà xa, cha mẹ đi làm, đường xá nông
80
thôn khó đi học, cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ dạy bơi còn hạn chế như thiếu áo
phao cứu hộ, kinh phí hoạt động ít không mang lại tính duy trì lâu dài,... Để khắc phục
các nguyên nhân trên theo tôi Bộ giáo dục cần kết hợp các ngành liên quan xây dựng
chương trình tổng thể mang tính khoa học, hiệu quả, có chế độ đãi ngộ cần thiết cho
công tác dạy bơi phòng chống đuối nước và đưa chương trình dạy bơi phòng chống
đuối nước và dạy học chính khóa thì mới có thể khắc phục được tỉ lệ học sinh đuối nước
cao như hiện nay" (HT2). Ngoài ra, các giáo viên dạy bơi cho rằng việc đánh giá đầu
vào, sự tham gia lớp học của các em học sinh cũng là một khó khăn, cụ thể như "Những
em chưa thực hiện đủ thời lượng và khối lượng theo yêu cầu của chương trình dạy bơi
thì khi đánh giá kết thúc khóa học gặp khó khăn (tỷ lệ biết bơi của các em này không
cao). Số lượng học sinh cho một lớp học là từ 20-25 học sinh nên việc tổ chức dạy bơi
và đánh giá cũng khó và tốn thời gian cho việc đánh giá này" (GV1,5). "Bên cạnh đó
các em chưa biết bơi và lại sợ nước nên không chịu xuống nước, giáo viên phải tập từ
từ làm quen với môi trường nước trước khi dạy bơi" (GV2). "Học sinh phần lớn là nhà
ở nông thôn nên điều kiện đi lại khó khăn (phụ huynh đưa rước), học sinh tập luyện
không thường xuyên nên chỉ tiêu đối với các em còn nhỏ tuổi là làm quen và dạy những
phần cơ bản nên trẻ này biết bơi không cao" (GV3). Mặc khác "Một số phụ huynh chưa
cho con em mình tham gia đầy đủ các buổi tập bơi nên chất lượng của các em này
không đảm bảo theo chương trình. Học sinh đi học không đều, kiến thức phải phổ biến
lặp lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến lớp học" (GV1,2,3).
3.3.4.4. Tính duy trì của mô hình dạy bơi an toàn
Hoạt động dạy bơi an toàn được thực hiện tại 5 trường tiểu học huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp, trong quá trình triển khai đã hỗ trợ các điều kiện để thực hành giúp
chương trình thành công. Tuy nhiên, sau kết thúc những hoạt động dạy bơi thì khả năng
duy trì của mô hình này là một vấn đề, vì nó liên quan đến các chế độ cho giáo viên dạy
bơi, cũng như điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất và ứng dụng chương trình vào học
chính khóa. Mặc dù những vấn đề trên có ảnh hưởng đến việc duy trì mô hình, nhưng
với các địa phương có điều kiện có thể thực hiện được mô hình này, đặc biệt ở các
trường đã tham gia vào chương trình này thì hoàn toàn có điều kiện để duy trì các hoạt
động dạy bơi cho học sinh tiểu học tại trường mình, qua kết quả phỏng vấn cho thấy,
81
"Khả năng duy trì của chương trình dạy bơi an toàn này có thể duy trì được, vì chỉ diễn
ra trong khoảng thời gian hè. Kinh phí hoạt động phù hợp. Theo những gì đang có như
hiện nay, chương trình này là khả thi" (HT2). Có ý kiến khác cho rằng "Theo tôi các
hoạt động tổ chức dạy bơi như hiện nay tuy có cải thiện nhưng chưa đi vào hoạt động
chính, có nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, Bộ giáo dục kết hợp
cơ quan liên quan xây dựng chương trình bơi chính thức đưa vào học đường, như thế
mới có thể giải quyết được sự duy trì hoạt động dạy bơi phòng chống đuối nước cho học
sinh" (HT3). Đối với các giáo viên thì có ý kiến cho rằng "Khả năng duy trì công tác
dạy bơi ở trường là có vì đã có cơ sở từ công tác tổ chức của chương trình này và
trường cũng đã có 01 hồ bơi thì sẽ sử dụng hết công suất của hồ. Hàng năm, nhà
trường sẽ kết hợp với văn hóa xã và đoàn thanh niên của xã tổ chức các khóa dạy bơi
đưa vào chương trình dạy môn thể dục" (GV1). Một giáo viên dạy bơi khác có góc nhìn
về vấn đề này như sau "Nhìn chung, chương trình dạy bơi an toàn cho trẻ trong nhà
trường là rất bổ ích, góp phần làm giảm thiểu tai nạn đuối nước của địa phương. Tuy
nhiên, cần tổ chức nhiều hơn cho các địa phương khác để các em nhỏ đều được học
bơi" (GV2,5).
3.3.4.5. Khả năng nhân rộng mô hình dạy bơi an toàn
Sau thành công của một chương trình can thiệp, mục đích chính là cách thức
nhân rộng để áp dụng cho cộng đồng và các địa phương khác. Việc nhân rộng mô
hình dạy bơi an toàn này là vấn đề liên quan đến sự tham gia của các ban ngành
đoàn thể và cộng đồng. Qua kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, "Chương trình dạy bơi
cho học sinh trong nhà trường có khả thể triển khai nhân rộng ra các địa phương
khác. Vì đây là chương trình có ý nghĩa lớn. Tuy nhiên, việc nhân ra rộng rãi có
khả thi hay không thì phải từ BGD và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch mang
tính tổng thể và đưa vào dạy chính khóa trong các trường tiểu học. Còn như hiện
nay chương trình này có thể nhân rộng được một số địa phương khác có điều kiện
về cơ sở vật chất, trang thiết bị và một phần kinh phí cho công tác giảng dạy có thể
từ xã hội hóa hoặc vận động các nguồn tài trợ, các nhà hảo tâm" (HT1,2). Các giáo
viên tham gia dạy bơi cho rằng hiệu quả chương trình là có nhưng nhân rộng ra thì
cần phải có điều kiện như trang thiết bị dạy bơi, hồ bơi và kinh phí hoạt động, cụ
82
thể các ý kiến như sau "Hiệu quả của chương trình dạy bơi là khả quan, nhưng việc
nhân rộng thì sẽ gặp khó khăn, do nhiều địa phương chưa có trang bị được hồ bơi,
việc tập bơi dưới sông thì khá nguy hiểm (GV1), "nhân rộng mô hình ra các địa
phương khác là có thể nếu có sự đầu tư về hồ bơi và con người cho các địa phương
đó" (GV2,4). Một số giáo viên khác cũng cho rằng việc nhân rộng mô hình là khả
thi "Theo tôi chương trình dạy bơi này có khả thi nhân rộng nhưng cần phải bổ
sung nguồn lực thì mới có thể nhân rộng trên nhiều địa phương khác"" (GV3,5).
83
Chương 4
BÀN LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp, trong đó có 3 cấu phần
chính. (1) Nghiên cứu về kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ về phòng
chống đuối nước cho học sinh tiểu học, (2) Xây dựng và triển khai can thiệp dạy bơi
cho trẻ em với các hoạt động xây dựng tài liệu đào tạo, chuẩn bị cơ sở vật chất cho
dạy bơi và tiến hành dạy bơi cho 1251 học sinh tiểu học, (3) Đánh giá kết quả can
thiệp dạy bơi cho trẻ và chương trình dạy bơi. Các kết quả chính được bàn luận theo
các mục tiêu và cấu phần can thiệp trong các phần dưới đây.
4.1. Kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ về phòng chống đuối nước.
Có 405 cha mẹ và người chăm sóc trẻ tham gia vào nghiên cứu, tỷ lệ nữ
(64%) tham gia nhiều hơn nam, đa số người chăm sóc trẻ có nhóm tuổi từ 30 – 39
tuổi chiếm cao hơn (51,4%) so với các nhóm tuổi khác. Về trình độ học vấn chiếm
nhiều nhất là học hết cấp 1 (38%) và cấp 2 (24%). Nghề nghiệp chủ yếu là nông dân
(57,8%). Tỷ lệ hộ gia đình nghèo chiếm 7,9%. Trong gia đình có từ 3 con trở lên
chiếm tới 22%.
4.1.1. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về phòng chống đuối nước.
Đánh giá kiến thức của người chăm sóc trẻ về vấn đề đuối nước cho thấy rằng
trẻ em bị tử vong do đuối nước thường gặp nhất là trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái,
với tỷ lệ là 56,3% so với 43,7% trong nghiên cứu, điều này cũng được thể hiện
trong các nghiên cứu tương tự, kiến thức về giới tính có nguy cơ bị đuối nước đã
được chứng minh bởi các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em nam bị tử vong do đuối
nước nhiều hơn trẻ em nữ, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới và UNICEF năm
2008, tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai (là 9/100.000 dân), cao gần gấp đôi so với trẻ em
gái (5,2/100.000 dân) (53). Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với nghiên cứu của
Rahman Aminur và cộng sự năm 2008, nhận thức của cộng đồng về đuối nước ở
trẻ em và các biện pháp phòng chống ở nông thôn Bangladesh. Trẻ ở giới nam có
nguy cơ bị đuối nước cao hơn trẻ giới nữ (30). Một nghiên cứu tổng quan hệ thống
của tác giả Peden AE và cộng sự vào năm 2018 cũng chỉ ra rằng trẻ em nam bị đuối
84
nước nhiều hơn nữ (55) và tương tự kết quả nghiên cứu của Phan Thanh Hòa, Phạm
Việt Cường về thực trạng đuối nước trẻ em tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu
Long cho thấy, đuối nước ở trẻ em nam cao hơn trẻ em nữ (5). Đồng thời, nghiên
cứu của Nguyễn Tấn Hưng thực trạng về vấn đề đuối nước tại 5 huyện vùng lũ tỉnh
Đồng Tháp, có kết quả báo cáo rằng tỷ lệ đuối nước trẻ em nam cao gần gấp đôi so
với nữ (6). Các số liệu báo cáo thống kê phản ánh rằng, trẻ e m nam là một
trong những yếu tố nguy cơ với đuối nước trên toàn thế giới và giống như tình
hình hiện nay tại Việt Nam. Điều này là do thực tế trẻ em nam thường chơi
những trò chơi ngoài trời, có tính hiếu động nên nguy cơ bị đuối nước cao hơn so
với trẻ em nữ (56). Tiếp theo với nhóm tuổi trẻ em bị tử vong do đuối nước nhiều
nhất, nghiên cứu cho thấy đa phần người chăm sóc trẻ cho rằng trẻ em bị đuối
nước gặp nhiều nhất là ở nhóm tuổi từ 5 – 12 tuổi (67,2%), kế đến là ở nhóm tuổi từ
1 – 4 tuổi (32,1%). Đây là hai nhóm tuổi được báo cáo nhiều nhất trong các trường
hợp trẻ bị đuối nước. Kết quả này tương tự như báo cáo gánh nặng bệnh tật toàn
cầu của Tổ chức Y tế Thế giới, đuối nước gây tử vong đứng thứ 13 trong tổng số
nguyên nhân tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi, và đặc biệt là nhóm tuổi 1 – 4 tuổi có
nguy cơ cao nhất, trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi có nhóm tuổi từ 5 – 12
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất ghi nhận từ ý kiến của người chăm sóc trẻ (53). Điều
này cho thấy sự khác biệt không đáng kể, nhóm tuổi từ 1 – 4 tuổi được người chăm
sóc trẻ cho rằng đứng cao thứ hai sau nhóm tuổi từ 5 – 12 tuổi trong nghiên cứu.
Tiếp theo tương tự, tại Úc đã báo cáo trong các trường hợp chấn thương ở độ tuổi 1
– 14 tuổi thì tỷ suất tử vong do đuối nước ở trẻ em dưới 5 tuổi cao gấp ba lần so với
ở người lớn và có 20% các trường hợp đuối nước tại Úc trong độ tuổi 0 – 4 tuổi,
chiếm 7% dân số (27). Ở Bangladesh cũng cho rằng tỷ suất đuối nước ở trẻ em
cao nhất trong nhóm từ 1 – 4 tuổi (29). So sánh với Việt Nam, Theo báo cáo
của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế năm 2012, được báo cáo nhóm tuổi 0 –
4 tỷ suất bị đuối nước cao nhất trong các nhóm tuổi (91). Nhìn chung, đuối nước trẻ
em được báo cáo trong nước và ngoài nước đều có báo cáo trẻ dưới 15 tuổi thường
bị đuối nước nhiều nhất trong các loại hình tai nạn thương tích, đặc biệt nhóm tuổi
gặp đuối nước nhiều nhất là trẻ 1 – 4 tuổi và hơn 90% các tai nạn đuối nước xảy ra
85
tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Các địa điểm gây tử vong do đuối
nước cho trẻ nhiều nhất, người chăm sóc trẻ cho biết nhiều nhất là ở sông (72,1%),
tiếp đến là ao (13,8%) và hồ tự nhiên (11,1%) là những nơi gây tử vong nhiều nhất,
chỉ có 2,2% đuối nước xảy ra ở hồ bơi. Điều này cho thấy, hồ bơi ở huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nói riêng và một số tỉnh lân cận nói chung, hồ bơi còn rất hạn
chế, trẻ em bị đuối nước trong các hồ bơi hầu như không có, vì ở mỗi hồ bơi đều có
người quản lý giám sát và theo dõi trẻ trong suốt quá trình tắm, bơi. Đồng Tháp
thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, hàng năm
chịu ảnh hưởng của triều cường và lũ của Sông Mekong đổ về nên nguy cơ dẫn đến
đuối nước trẻ em là rất cao, việc xảy ra đuối nước tại các điểm sông là tất yếu. Theo
báo cáo Cục trẻ em thuôc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, Việt Nam
có nhiều sông, suối, ao, hồ, ... đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đây
chính là nguy cơ tiềm ẩn gây ra đuối nước ở trẻ em (41). Cụ thể nghiên cứu của
Nguyễn Tấn Hưng thực trạng về vấn đề đuối nước phần lớn các tình huống đuối
nước trẻ em là ở ao, mương, sông rạch gần nhà, nơi đây không có hàng rào che chắn
an toàn (6). Nghiên cứu của Phan Thanh Hòa và Phạm Việt Cường cho thấy, địa
điểm thường xảy ra đuối nước cho trẻ em là sông, ao (5). Tương tự, kết quả so với
nghiên cứu của Dương Khánh Vân cũng có tính tương đồng, đuối nước xảy ra
nhiều nhất là ở sông, ao (3). Nghiên cứu của Rahman. A ở Bangladesh năm 2009,
chỉ