MỤC LỤC.I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU.IX
DANH MỤC HÌNH VẼ.X
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.3
2.1. Mục đích nghiên cứu.3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
3.1. Đối tượng nghiên cứu.4
3.2. Phạm vi nghiên cứu.4
4. Phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu 5
4.1. Phương pháp nghiên cứu.5
4.2. Quy trình nghiên cứu.7
4.3. Phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu. 8
5. Câu hỏi nghiên cứu.10
6. Những đóng góp mới của luận án.11
7. Kết cấu của luận án. 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU. 13
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.13
1.1.1. Về doanh nghiệp nhà nước. 13
1.1.2. Về cạnh tranh trung lập.14
1.1.3. Về áp dụng cạnh tranh trung lập và thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp
nhà nước. 15
1.1.4. Về đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. 17
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.18
1.2.1. Về doanh nghiệp nhà nước. 19
191 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cạnh tranh trung lập: Những thách thức và khuyến nghị đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14.90%
23.08%
Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra bằng SPSS 22
Nhìn chung, các DNNN Việt Nam tham gia khảo sát có thời gian hoạt động chủ
yếu từ 05 đến dưới 15 năm, chiếm 34.62%. Các doanh nghiệp này đa phần là doanh
nghiệp 100% sở hữu nhà nước (59.62%). Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong
lĩnh vực thương mại và dịch vụ (37.50%), và Công nghiệp và xây dựng (28.37%). Số
lượng lao động trong các DNNN Việt Nam chủ yếu dao động từ 50-299 người, chiếm
31.25%. Doanh thu của năm tài chính gần nhất của các doanh nghiệp này đa số trung
bình từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng.
- Kiểm định qua EFA và CFA
Nghiên cứu đã tiến hành kiểm định EFA để xác định các yếu tố liên quan đến
đổi mới cạnh tranh của DNNN có tác động và có ý nghĩa thực tế đối với hiệu suất
hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN. Kết quả phân tích EFA cho thấy, hệ số
KMO có giá trị bằng 0,853 và Sig. nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ phân tích nhân tố EFA có ý
78
nghĩa thực tiễn và phù hợp, Cumulative % có giá trị 80,929 > 50% cho thấy có
80,929% dữ liệu phân tích xác định được 08 biến độc lập, gồm: (i) Nghiên cứu và lựa
chọn thị trường mục tiêu; (ii) Chiến lược giá; (iii) Chiến lược sản phẩm; (iv) Chiến
lược dịch vụ kèm theo; (v) Chiến lược phân phối; (vi) Chiến lược xúc tiến thương mại;
(vii) Chiến lược truyền thông; và (viii) Một số vấn đề mang tính bổ trợ.
Nghiên cứu tiếp tục dùng phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo thông qua
công cụ Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập đã được xác
định. Giá trị Cronbach’s Alpha, giá trị hệ số KMO và giá trị Barlett’s Test được thể
hiện chi tiết trong bảng dưới đây:
Bảng 3: Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và Bartlett’s Test
Cronbach’s
Alpha
KMO and
Bartlett's
Test
Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu 0,899 0,776
Chiến lược giá 0,840 0,778
Chiến lược sản phẩm 0,933 0,788
Chiến lược dịch vụ kèm theo 0,803 0,745
Chiến lược phân phối 0,937 0,738
Chiến lược xúc tiến thương mại 0,939 0,775
Chiến lược truyền thông 0,919 0,722
Một số vấn đề mang tính bổ trợ 0,930 0,837
Hiệu suất DNNN 0,883 0,723
Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra bằng SPSS 22
Có thể thấy, giá trị Cronbach’s Alpha của các biến độc lập nằm trong khoảng
(0.8: 0.9) cho thấy thang đo có độ tin cậy tốt, giá trị KMO và Bartlett's Test có giá trị
lớn hơn 0.5, chứng tỏ kiểm định CFA trong nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn. Kết
quả CFA trọng số các biến quan sát đều đạt chuẩn cho phép (>= 0,5) và có ý nghĩa
thống kê các giá trị p đều bằng 0,000. Như vậy, có thể kết luận, các biến quan sát
dùng để đo lường 08 nội dung đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng
chính sách CTTL tại Việt Nam đạt được giá trị hội tụ.
- Phân tích tương quan
Để đánh giá mức độ tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, tác giả
phân tích hệ số tương quan Pearson. Kết quả phân tích SPSS thu được như sau:
79
Bảng 4: Phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8
X1 1 0,419** 0,494** 0,025 0,518** 0,078 0,194** 0,475**
X2 1 0,564** 0,039 0,631** 0,081 0,182** 0,611**
X3 1 0,071 0,580** 0,035 0,082 0,509**
X4 1 0,018 0,073 -0,014 -0,111
X5 1 0,212** 0,092 0,595**
X6 1 0,054 0,057
X7 1 0,092
X8 1
Ghi chú: ** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01
Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra bằng SPSS 22
Kết quả trên cho thấy hệ số tương quan Pearson có ý nghĩa thống kê giữa các
cặp biến dao động trong khoảng -0,111 đến 0,631 (<0,7), cho phép khẳng định giá trị
phân biệt giữa các biến độc lập hay các khái niệm nghiên cứu đạt được với độ tin cậy
95%; tính đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu có thể loại
bỏ.
- Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết
Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện chi tiết trong bảng sau:
Bảng 5: Kết quả phần tích hồi quy
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
Collinearity
Statistics
B
Std.
Error Beta Tolerance VIF
(Constant) 0,000 0,037 0,000 1,000
Nghiên cứu và
lựa chọn thị
trường mục tiêu
0,249*** 0,046 0,249 5,405 0,000 0,633 1,581
Chiến lược giá 0,110** 0,054 0,110 2,046 0,042 0,470 2,128
Chiến lược sản
phẩm
0,125** 0,050 0,125 2,518 0,013 0,545 1,833
Chiến lược dịch
vụ kèm theo
0,102** 0,038 0,102 2,718 0,007 0,951 1,051
Chiến lược phân 0,297*** 0,055 0,297 5,357 0,000 0,438 2,283
80
phối
Chiến lược xúc
tiến thương mại
0,093** 0,038 0,093 2,453 0,015 0,933 1,072
Chiến lược
truyền thông
0,096** 0,038 0,096 2,527 0,012 0,936 1,069
Một số vấn đề
mang tính bổ trợ
0,230*** 0,052 0,230 4,448 0,000 0,503 1,987
R = 0,856 R Square = 0,732
Adjusted R Square = 0,721
F = 67,935 Giá trị p = 0,000
* có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
*** có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1%
Từ kết quả phân tích hồi quy trên đây, nghiên cứu phân tích tác động của các
yếu tố liên quan đến đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính
sách CTTL tại Việt Nam đến hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN như
sau:
Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu có tác động tích cực cùng chiều đến
hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN với ngư㐠ng tin cậy 99% (với giá
trị B = 0,249, Sig. = 0,000). Hoạt động này càng được đầu tư thì hiệu suất hoạt động
sản xuất kinh doanh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL càng cao.
Kết quả này cho phép khẳng định giả thuyết 1 đúng.
Chiến lược giá có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt động sản xuất
kinh doanh của DNNN ở ngư㐠ng tin cậy 95%, với giá trị B = 0,110 và Sig. = 0,042.
Như vậy, trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL, tại các DNNN Việt Nam, các
hoạt động liên quan đến chiến lược giá càng được chú trọng thì hiệu suất hoạt động
sản xuất kinh doanh của DNNN càng được nâng cao. Qua đó, giả thuyết 2 được chấp
nhận.
Chiến lược sản phẩm có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt động
sản xuất kinh doanh của DNNN với ngư㐠ng tin cậy 95% (B = 0,125; Sig. = 0,013).
Điều này cho thấy chiến lược sản phẩm càng được các DNNN chú trọng trong điều
kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam hiện nay thì hiệu suất hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp này càng cao. Như vậy, giả thuyết 3 được khẳng
định.
Chiến lược dịch vụ kèm theo có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt
động sản xuất kinh doanh của DNNN ở ngư㐠ng tin cậy 95% với B = 0,102 và Sig. =
0,007. Như vậy, các DNNN càng đẩy mạnh phát triển chiến lược dịch vụ kèm theo thì
hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này càng được thúc
đẩy mạnh mẽ trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam. Kết quả này
cho phép khẳng định giả thuyết 4.
81
Chiến lược phân phối có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt động
sản xuất kinh doanh của DNNN với ngư㐠ng tin cậy 99% (B = 0,297 và Sig. = 0,000).
Kết quả này khẳng định chiến lược phân phối của các DNNN Việt Nam càng hiệu quả
thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này càng thu được hiệu quả
cao trong bối cảnh áp dụng chính sách CTTL như hiện nay. Như vậy, giả thuyết 5
được chấp nhận.
Chiến lược xúc tiến thương mại có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất
hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN với ngư㐠ng tin cậy 95% (B = 0,093, Sig. =
0,015). Như vậy, các hoạt động liên quan đến chiến lược xúc tiến thương mại của các
DNNN Việt Nam càng được chú trọng thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp này càng cao trong bối cảnh triển khai áp dụng chính sách CTTL như hiện nay.
Trên cơ sở đó, giả thuyết 6 được khẳng định đúng.
Chiến lược truyền thông có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt động
sản xuất kinh doanh của DNNN ở/với ngư㐠ng tin cậy 95% (B = 0,096; Sig. = 0,012).
Trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam hiện nay, chiến lược truyền
thông càng được các DNNN chú trọng thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của khối
doanh nghiệp này càng được nâng cao. Như vậy, giả thuyết 7 được chấp nhận.
Một số vấn đề mang tính bổ trợ có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất
hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN với ngư㐠ng tin cậy 99% (B = 0,230; Sig. =
0,000). Như vậy, các vấn đề mang tính bổ trợ càng được các DNNN chú trọng thì hiệu
quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này càng được cải thiện trong điều kiện
áp dụng chính sách CTTL như hiện nay. Kết quả này khẳng định giả thuyết 8 đúng.
3.1.3.2. Nghiên cứu điển hình
Phương pháp nghiên cứu điển hình tập trung tìm hiểu rõ về trường hợp nghiên
cứu bằng cách theo dõi sát sao và toàn diện nó trong một thời gian đủ dài. Kết quả của
nghiên cứu điển hình góp phần giải thích tại sao mọi việc đã xảy ra, từ đó xác định
các vấn đề cần được nghiên cứu rộng rãi hơn. Nhìn chung, nghiên cứu điển hình cung
cấp các bằng chứng khách quan liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu
này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình căn cứ vào những sự kiện,
tình huống cụ thể được đặt trong bối cảnh thực tế tại các DNNN trong điều kiện áp
dụng chính sách CTTL tại Việt Nam.
Trong nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu điển hình được thực hiện qua
05 bước, cụ thể: (i) lên kế hoạch nghiên cứu điển hình, (ii) chuẩn bị trước khi thu thập
dữ liệu, (iii) thu thập dữ liệu, (iv) phân tích dữ liệu, và (v) thảo luận kết quả phân tích.
Trước tiên, tác giả tiến hành lên kế hoạch để triển khai nghiên cứu điển hình. Mục
đích của phương pháp này được xác định là nhằm thu thập các thông tin liên quan đến
82
thực trạng đổi mới cạnh tranh của một số DNNN điển hình trong điều kiện áp dụng
chính sách CTTL tại Việt Nam hiện nay.
Tiếp đến, tác giả tiến hành chọn 02 DNNN tiêu biểu để nghiên cứu. Hãng hàng
không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines trong lĩnh vực vận tải hàng không hành
khách, và (ii) Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel trong lĩnh vực
viễn thông là hai doanh nghiệp tiêu biểu được lựa chọn để nghiên cứu. Hiện nay, hai
doanh nghiệp này đang hoạt động trong hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu của nền
kinh tế Việt Nam. Vì vậy, mẫu nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp và có thể mang lại
các thông tin hữu ích phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới cạnh
tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL như hiện nay.
Sau đó, tác giả tiến hành thu thập thông tin và quan sát thực nghiệm tại hai
DNNN này. Nhìn chung, đối với cả hai doanh nghiệp, tác giả đều chú trọng nghiên
cứu khái quát về thị trường và vị thế của doanh nghiệp hiện nay. Tiếp theo, tác giả tập
trung tìm hiểu thực trạng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là những thách thức
trong đổi mới cạnh tranh đối với hai doanh nghiệp này trong điều kiện áp dụng chính
sách CTTL tại Việt Nam những năm gần đây.
Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu điển hình hai DNNN trên,
tác giả tổng hợp dữ liệu và phân loại chúng. Đối với các dữ liệu chưa rõ ràng hoặc
chưa thực sự chính xác, tác giả tiến hành tìm hiểu lại để đảm bảo chất lượng dữ liệu.
Sau đó, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá, từ đó phần nào phản ánh được thực
trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN trong bối cảnh áp dụng chính sách CTTL tại Việt
Nam hiện nay.
3.2. Về thực trạng đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước
Thực trạng đổi mới cạnh của DNNN được thể hiện thông qua việc sử dụng các
chiến lược/phương tiện cụ thể như sau:
3.2.1. Về nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu của DNNN
Kết quả khảo sát 208 DNNN về thực trạng hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị
trường mục tiêu của loại hình doanh nghiệp này thu được kết quả như sau:
Bảng 6: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường
mục tiêu của DNNN
Chỉ tiêu Điểm
TB/ 5
điểm
Độ lệch
chuẩn
Q07: Hoạt động thu thập thông tin thị trường của doanh
nghiệp đã có những đổi mới tích cực và hiệu quả về phương
3,43 1,043
83
pháp và cường độ tiếp cận.
Q08: Hoạt động xử lý, phân tích, đánh giá thông tin thị
trường thu thập được của doanh nghiệp đã có những đổi mới
tích cực và hiệu quả trong thời gian qua.
2,95 1,025
Q09: Phân khúc thị trường hay thị trường mục tiêu đã chọn
phù hợp với sản phẩm dịch vụ, trình độ năng lực và tiềm
năng khai thác đáp ứng của doanh nghiệp.
3,34 1,275
Q10: Những quyết định, chính sách, kế hoạch chiến lược về
thị trường mục tiêu của đơn vị trong thời gian qua có hiệu
quả, tạo tiền đề tích cực cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh tiếp theo của doanh nghiệp.
3,18 0,882
Thứ nhất, về hoạt động nghiên cứu thị trường, trong thời gian gần đây, trước
sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài,
nhiều DNNN đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thị trường
do đó đã có những bước triển khai nghiên cứu thị trường. Một số doanh nghiệp đã đưa
ra những phương pháp nghiên cứu khoa học mà chi phí lại phù hợp. Nhờ thế, hoạt
động thu thập thông tin thị trường của doanh nghiệp đã có những đổi mới tích cực và
hiệu quả về phương pháp và cường độ tiếp cận, đạt số điểm trung bình 3,43/5. Bên
cạnh đó, nhà nước đã góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong công cuộc tiến
hành nghiên cứu thị trường bằng các bản tin thời sự được cập nhật liên tục. Các
DNNN ngày càng chú trọng vào đào tạo đội ngũ cán bộ tham gia nghiên cứu thị
trường với kinh nghiệm và năng lực ngày một được nâng cao. Tiêu biểu là Tổng công
ty Chè Việt Nam và Công ty giày Thăng Long đã tiến hành hoạt động nghiên cứu thị
trường rất hiệu quả.
Tuy được hỗ trợ kinh phí bởi nhà nước, nhưng kinh phí dành cho việc nghiên
cứu thị trường còn eo hẹp, thủ tục hành chính để xin kinh phí nghiên cứu thị trường
còn cồng kềnh phức tạp nên tiến trình nghiên cứu thị trường diễn ra chậm chạp, bị
động dẫn đến khả năng tham khảo, quan sát thị trường còn hạn chế. Mặc dù hoạt động
xử lý, phân tích, đánh giá thông tin thị trường thu thập được của doanh nghiệp đã có
những đổi mới tích cực và hiệu quả trong thời gian qua, nhưng số điểm trung bình mà
hoạt động này đạt được, theo đánh giá của 208 DNNN tham gia khảo sát chỉ dừng lại
ở mức 2,95 điểm trên thang điểm 5. Không những thế, công tác nghiên cứu thị trường
của DNNN chưa được tổ chức và thực hiện một cách khoa học và bài bản mà chủ yếu
vẫn dựa vào quan điểm và kinh nghiệm của cán bộ thực hiện khảo sát.
Thứ hai, liên quan đến hoạt động xác định thị trường mục tiêu, trong công cuộc
đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL, xác định thị
trường mục tiêu đang được các DNNN dần chú trọng dựa trên những cuộc khảo sát về
84
lứa tuổi, phạm vi địa lý, sở thích tiêu dùng Các DNNN thường lựa chọn thị trường
mục tiêu theo hướng phản ứng lại với thị trường, thấy cơ hội của phân đoạn thị trường
nào hấp dẫn thì tập trung chủ yếu vào phân đoạn thị trường đấy.
Tuy nhiên, các hoạt động hỗ trợ định vị thị trường như nghiên cứu thị trường,
ngân hàng dữ liệu khách hàng, thông tin về kinh tế thị trường, xã hội, dân cư còn
bộc lộ nhiều hạn chế. Về cơ bản, công tác nghiên cứu thị trường của các DNNN tại
Việt Nam còn yếu kém. Chính vì thế, khi đánh giá về phân khúc hay thị trường mục
tiêu đã chọn có phù hợp với sản phẩm dịch vụ, trình độ năng lực và tiềm năng khai
thác đáp ứng của doanh nghiệp hay không, số điểm trung bình mà nhóm khảo sát
nhận được là 3,34/5 điểm. Trong khi đó, mức độ hiệu quả, tạo tiền đề tích cực cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp của những quyết định,
chính sách, kế hoạch chiến lược về thị trường mục tiêu của các DNNN chỉ đạt mức
trung bình 3,18 điểm trên thang điểm 5.
3.2.2. Về chiến lược giá của DNNN
Hiện nay, trong các phương pháp định giá, có đến 46,15% DNNN áp dụng
phương pháp định giá dựa trên cạnh tranh. Khi áp dụng phương pháp này, DNNN sẽ
thu thập các thông tin chính liên quan đến mức giá của các đối thủ cạnh tranh để xác
định mức giá phù hợp nhất cho đơn vị mình. Như vậy, giá là phương tiện quan trọng
để doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh. Các doanh nghiệp còn lại (chiếm
23,56%), thường áp dụng phương pháp hỗn hợp, tức là linh hoạt chuyển đổi giữa
phương pháp định giá dựa trên cạnh tranh, phương pháp định giá dựa vào chi phí và
phương pháp định giá dựa trên giá trị.
Hình 8: Phương pháp định giá của các DNNN
Kết quả khảo sát 208 DNNN về thực trạng chiến lược giá cho thấy, hoạt động
này tại các doanh nghiệp này được thực hiện theo phương pháp hết sức giản đơn,
thiếu thông tin và thụ động trước những biến động giá cả trên thị trường. Chính vì thế,
khi tự đánh giá xem doanh nghiệp đã xây dựng và triển khai linh hoạt chiến lược giá
trên các phân khúc thị trường và theo thời điểm, vòng đời sản phẩm dịch vụ hay chưa,
số điểm nhận được, mặc dù trên trung bình nhưng cũng không mấy khả quan, đạt 3,11
điểm trên thang điểm 5.
85
Bảng 7: Kết quả khảo sát thực trạng chiến lược giá của DNNN
Chỉ tiêu Điểm
TB/ 5
điểm
Độ lệch
chuẩn
Q12: Phương pháp định giá đã lựa chọn phù hợp với thực
trạng hiện tại và được xây dựng, triển khai áp dụng một cách
minh bạch rõ ràng.
2,85 0,944
Q13: Doanh nghiệp xây dựng và triển khai linh hoạt chiến
lược giá trên các phân khúc thị trường và theo thời điểm,
vòng đời sản phẩm dịch vụ.
3,11 0,839
Q14: Chiến lược giá của doanh nghiệp được đổi mới cập nhật
thường xuyên theo biến động của thị trường.
2,89 0,967
Q15: Chiến lược giá của doanh nghiệp được xây dựng và
điều chỉnh đổi mới một cách phù hợp và đảm bảo lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
2,88 0,910
Ngoài ra, trong các vấn đề liên quan đến chiến lược giá, phương pháp định giá
đã lựa chọn phù hợp với thực trạng hiện tại và được xây dựng, triển khai áp dụng một
cách minh bạch rõ ràng là vấn đề nhận được số điểm đánh giá trung bình thấp nhất,
2,85/5 điểm. Đó là vì công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và phân tích
đối thủ cạnh tranh của các DNNN còn bộc lộ nhiều điểm yếu trong khi có đến gần
50% số DNNN lựa chọn phương pháp này.
Trên thực tế, chiến lược giá thành sản phẩm của DNNN có xu hướng cao hơn
các sản phẩm cùng chủng loại của các DNTN chứ không được đổi mới cập nhật
thường xuyên theo biến động của thị trường. Không những thế, chiến lược giá này lại
không được xây dựng và điều chỉnh đổi mới một cách phù hợp và đảm bảo lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nhiều nguyên nhân làm cho chi phí sản
xuất của DNNN cao như: quản lý kém hiệu quả; trang thiết bị, máy móc lạc hậu; tay
nghề lao động không có chuyên môn cao; phân bổ lao động không hợp lý.
3.2.3. Về chiến lược sản phẩm của DNNN
Nhóm khảo sát đã tiến hành điều tra 208 DNNN về bốn tiêu chí trogn chiến lược
sản phẩm, bao gồm chất lượng sản phẩm, bao bì đóng gói sản phẩm, xây dựng thương
hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm và hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Kết
quả điều tra được tổng kết trong bảng dưới đây:
86
Bảng 8: Kết quả khảo sát thực trạng chiến lược sản phẩm của DNNN
Chỉ tiêu Điểm
TB/ 5
điểm
Độ lệch
chuẩn
Q16: Đơn vị triển khai nhiều đổi mới và nâng cao chất lượng
sản phẩm – dịch vụ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhưng công
năng cơ bản của sản phẩm - dịch vụ đang sản xuất kinh
doanh trên thị trường mục tiêu.
3,03 1,148
Q17: Đơn vị thực hiện nhiều đổi mới về mẫu mã, bao bì,
đóng gói sản phẩm – dịch vụ
3,40 1,058
Q18: Thương hiệu và nhãn hiệu được đổi mới xây dựng dựa
trên hệ thống nhận diện thương hiệu chuẩn quốc gia và thế
giới.
3,01 1,214
Q19: Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm – dịch vụ
được chú trọng và đổi mới hiệu quả trong thời gian qua.
2,93 0,956
Về chất lượng sản phẩm: các DNNN đã quan tâm đến các yếu tố chất lượng sản
phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh, quan tâm đến việc xây dựng chiến lược sản
phầm, đã lựa chọn được những mặt hàng kinh doanh có chất lượng cao, chất lượng
sản phẩm không ngừng được cải thiện. Đối với mỗi phân khúc khách hàng, DNNN có
những chính sách tập trung vào các sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của
khách hàng. Bên cạnh những mặt tích cực, chiến lược sản phẩm của DNNN cũng bộc
lộ nhiều hạn chế. Điều này lí giải vì sao trong kết quả điều tra khảo sát 208 DNNN,
điểm trung bình đánh giá cho ý kiến rằng “đơn vị triển khai nhiều đổi mới và nâng cao
chất lượng sản phẩm – dịch vụ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhưng công năng cơ bản của
sản phẩm - dịch vụ đang sản xuất kinh doanh trên thị trường mục tiêu lại chỉ đạt
3,03/5 điểm.
Về bao bì, đóng gói sản phẩm: Hiện nay, nhiều DNNN đã thực hiện nhiều biện
pháp đổi mới về mẫu mã, bao bì, đòng gói sản phẩm - dịch vụ để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng. Chính vì thế, ý kiến này nhận được số điểm đánh giá
cao nhất trong bốn tiêu chí về sản phẩm, đạt 3,4 điểm trên thang điểm 5. Điển hình
như Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), các sản phẩm cà phê xuất khẩu của
doanh nghiệp này đang ngày càng được cải thiện về mẫu mã và chất lượng. Hiện nay,
bao bì xuất khẩu cà phê của Vinacafe đang sử dụng là bao tải đay để giúp cà phê giữ
được độ ẩm, màu sắc và hương vị đặc trưng của mình. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại thực
trạng một số DNNN mới chỉ chú trọng khâu chất lượng sản phẩm mà chưa quan tâm
đúng mức đến phát triển bao bì của sản phẩm do đó, thiết kế bao bì đóng gói sản
phẩm của DNNN chưa thể so sánh với các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài.
87
Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu: Các DNNN đã tập trung chú trong xây dựng
thương hiệu, nhãn hiệu để đảm bảo tính cạnh của các sản phẩm. Hiện nay, những
thương hiệu lớn trên thị trường Việt Nam hầu hết đều là các thương hiệu của các
DNNN như Công ty CP May 10, Công ty CP Giày Việt – Vina giày, Công ty CP Sữa
Việt Nam – Vinamilk, Nhờ thế, khi được hỏi về việc thương hiệu và nhãn hiệu của
các DNNN đã được đổi mới xây dựng dựa trên hệ thống nhận diện thương hiệu chuẩn
quốc gia và thế giới hay chưa, số điểm trung bình mà nhóm khảo sát tính toán được từ
208 DNNN là 3,01/5 điểm. Tuy nhiên, do vẫn còn một số khó khăn trong nguồn vốn,
tư duy và chất lượng nhân sự nên tại một số DNNN vẫn chưa có sự chuyên biệt trong
việc xây dựng nhãn hiệu cho từng dòng sản phẩm dẫn đến việc gây hiểu lầm về sản
phẩm của khách hàng với các DN khác.
Tóm lại, chiến lược sản phẩm của đa số DNNN còn đặt ra nhiều vấn đề cẩn giải
quyết từ việc xây dựng và đảm bảo chất lượng sản phẩm, hình thành và thiết kế bao bì
sản phẩm, sử dụng nhãn hiệu, cơ cấu sản phẩm còn hạn hẹp, chính sách sản phẩm
chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, chiến lược
sản phẩm sẽ phải được chú trọng để nâng cao vị thế của DNNN trên thị trường.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Kết quả khảo sát hoạt động này
có được chú trọng và đổi mới hiệu quả trong thời gian qua hay chưa, nhóm khảo sát
nhận được số điểm trung bình đánh giá từ 208 DNNN là 2,93/5 điểm. Kết quả này chỉ
ra rằng, các DNNN tại Việt Nam chưa chú ý, quan tâm và đầu tư cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Chỉ có một số DNNN lớn như Tập doàn Viễn
thông quân đội (Viettel) trong thời gian gần đây đã tăng cường cả nhân lực và nguồn
lực cho công tác này. Cụ thể, Viettel đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy điện
thoại cố định không dây Homephone HP6800, điện thoại chuyên dụng dành cho ngư
dân đánh bắt xa bờ SeaPhone 6810, thiết bị USB 3G Modem,... để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
3.2.4. Về dịch vụ kèm theo của DNNN
Hiện nay, chiến lược dịch vụ đi kèm của các DNNN chưa thực sự tốt bởi nhiều
đơn vị vẫn còn coi nhẹ điều này. Chính vì thế, kết quả điều tra khảo sát 208 DNNN
cho thấy thực trạng chiến lược dịch vụ kèm theo của các doanh nghiệp này còn yếu.
Bảng 9: Kết quả khảo sát thực trạng chiến lược dịch vụ kèm theo của DNNN
Chỉ tiêu Điểm
TB/ 5
điểm
Độ lệch
chuẩn
Q20: Doanh nghiệp đổi mới và phát triển cung ứng các dịch
vụ kèm theo trên cơ sở bổ trợ nâng cao khả năng, tính năng
3,20 1,033
88
hoặc hoàn thiện sản phẩm – dịch vụ chính.
Q21: Doanh nghiệp đổi mới và phát triển cung ứng các dịch
vụ kèm theo trên cơ sở thấu hiểu về hoạt động và hành vi
mua sắm của khách hàng mục tiêu.
2,87 0,861
Q22: Doanh nghiệp đổi mới nâng cấp các dịch vụ s n có và
đa dạng hóa các dịch vụ đi kèm để mang lại trải nghiệm và
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
2,89 0,841
Q23: Doanh nghiệp tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực
phục vụ của nhân viên tuyến đầu – những người tiếp xúc trực
tiếp với khách hàng.
3,11 0,984
Cụ thể, doanh nghiệp đã chú ý đến đổi mới và phát triển cung ứng các dịch vụ
kèm theo trên cơ sở bổ trợ nâng cao khả năng, tính năng hoặc hoàn thiện sản phẩm -
dịch vụ chính nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, thể hiện qua số điểm trung bình do
các DNNN đánh giá đạt 3,2 trên thang điểm 5. Bên cạnh đó, các DNNN cũng không
quan tâm nhiều đến các hoạt động chăm sóc khách hàng. Kết quả khảo sát còn chỉ ra
rằng, doanh nghiệp chưa thực sự đổi mới và phát triển cung ứng các dịch vụ kèm theo
trên cơ sở thấu hiểu về hoạt động và hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu cũng
như chưa đổi mới nâng cấp các dịch vụ s n có và đa dạng hóa các dịch vụ đi kèm để
mang lại trải nghiệm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đây là hai hoạt
động nhận được số điểm chỉ trên trung bình, lần lượt là 2,87 và 2,89 trên thang điểm 5.
Do còn chưa mấy mặn mà và thiếu nhiều điều kiện về tài chính và k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_canh_tranh_trung_lap_nhung_thach_thuc_va_khuyen_nghi.pdf