MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN. 3
MỤC LỤC. 4
CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN. 7
DANH MỤC CÁC BẢNG. 8
MỞ ĐẦU . 10
1. Lý do chọn đề tài.10
2. Lịch sử vấn đề .11
3. Mục đích nghiên cứu .17
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .17
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.18
6. Nguồn tài liệu tham khảo và ngữ liệu.19
7. phương pháp nghiên cứu .19
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.21
9. Đóng góp của luận án .22
10. Bố cục của luận án .23
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 24
1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ LỜI NÓI, GIỮA CÂU VÀ
PHÁT NGÔN .25
1.2. CẤU TRÚC TƯƠNG THÍCH CỦA CÂU HỎI.27
1.2.1. Vai trò của ngữ cảnh trong việc xác định nghĩa của câu . 27
1.2.2. Khái niệm cấu trúc tương thích. 29
1.2.3. Đặc điểm của cấu trúc tương thích . 29
1.2.4. Một số hệ quả của việc sử dụng cấu trúc tương thích. 34
1.3. LÝ THUYẾT NGỮ DỤNG HỌC.35
1.3.1. Lý thuyết hành động ngôn từ. 35
1.3.2. Nhân tố giao tiếp. 36
1.3.3. Chức năng giao tiếp, các thành tố nội dung và đích của diễn ngôn. 39
1.3.4. Lý thuyết lập luận và hội thoại . 40
1.4. CẤU TRÚC THÔNG TIN VÀ CÂU HỎI.43
1.4.1. Cấu trúc thông tin. 431.4.2. Mối quan hệ của câu hỏi và cấu trúc thông tin . 54
1.5. TIỂU KẾT .56
Chương 2: CẤU TRÚC THÔNG TIN CÂU HỎI TIẾNG VIỆT. 60
2.1. VAI TRÒ CỦA CÂU TRẢ LỜI TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH HAI
THÀNH PHẦN THÔNG TIN CỦA CÂU HỎI TIẾNG VIỆT .61
2.1.1. Sự tương hợp về đích ngữ dụng . 61
2.1.2. Sự tương hợp về khung tình thái. 62
2.1.3. Sự tương hợp về nội dung mệnh đề. 62
2.1.4. Sự tương hợp về TT TGĐ ND. 63
2.1.5. Sự tương hợp về TT XN ND . 63
2.2. HAI THÀNH PHẦN THÔNG TIN CỦA CÂU HỎI CHÍNH DANHTIẾNG VIỆT.64
2.2.1. Thành phần TT TGĐ ND. 64
2.2.2. Thành phần TT XN ND . 67
2.2.3. CTTT của các kiểu câu hỏi chính danh tiếng Việt . 72
2.2.4. Các kiểu TT của câu hỏi chính danh tiếng Việt . 87
2.3. HAI THÀNH PHẦN THÔNG TIN CỦA CÂU HỎI PHI CHÍNHDANH TIẾNG VIỆT.92
2.3.1. Các tầng TT của câu hỏi phi chính danh tiếng Việt. 92
2.3.2. Mối quan hệ giữa các tầng TT. 96
2.3.3. Các kiểu TT trong câu hỏi phi chính danh tiếng Việt . 107
2.4. MỐI QUAN HỆ CẤU TRÚC THÔNG TIN CỦA CÂU HỎI CHÍNH
DANH VÀ CÂU HỎI PHI CHÍNH DANH TIẾNG VIỆT.119
2.5. TIỂU KẾT .127
Chương 3: SỰ ĐÁNH DẤU CẤU TRÚC THÔNG TIN TRONG
CÂU HỎI VÀ VAI TRÒ CỦA CÂU HỎI TRONG TƯƠNGTÁC HỘI THOẠI. 131
3.1. VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ.131
3.1.1. Phương tiện ngữ âm. 131
3.1.2. Phương tiện từ vựng. 135
3.1.3. Phương tiện ngữ pháp. 139
3.2. VAI TRÒ CỦA CÁC CẤU TRÚC THÔNG TIN CÂU HỎI TRONG
HỘI THOẠI .1473.2.1. Câu hỏi trong quan hệ với yếu tố phi ngôn. 147
3.2.2. Các chức năng câu hỏi đảm nhận trong HT . 149
3.3. TIỂU KẾT .161
KẾT LUẬN. 164
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 170
191 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Câu hỏi tiếng Việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừa lại nằm trong thế phải lựa chọn với yếu tố còn lại.
Bảng 2.7. CTTT câu hỏi chứa từ “hay” chỉ sự lựa chọn
1. Anh đi hay tôi đi?
TTĐ NV TĐ NV TTĐ NV
TT XN ND TT XN ND TT XN ND
CTTT Câu – TĐ (TĐ rộng)
2. Anh hay tôi đi?
TTĐ NV TĐ NV TTĐ NV TT TGĐND
TT XN ND TT XN ND TT XN ND TT TGĐ ND
CTTT Tham tố - TĐ (TĐ hẹp)
3. Anh đi Huế hay Hà Nội?
TT TGĐ ND TTĐ NV TĐ NV TTĐ NV
TT TGĐ ND TT XN ND TT XN ND TTXN ND
CTTT Tham tố - TĐ (TĐ hẹp)
2.2.3.6. Câu hỏi có chứa đại từ nghi vấn
Trong mệnh đề được xác lập cho câu hỏi này có một bộ phận mệnh đề được
thay thế bằng đại từ nghi vấn và phần TT mới dành cho bộ phận này sẽ là TĐ thông
báo của câu trả lời tương hợp.
Ví dụ:
(55) a- Hôm qua chị đi khám bệnh bác sĩ nói sao?
b- Hôm qua ai dẫn chị đi khám bệnh vậy?
c- Chị đi khám bệnh hôm nào?
d- Bao giờ chị đi khám bệnh?
e- Hôm qua ai đi khám bệnh?
g- Hôm qua chị làm gì?
Mệnh đề mở của câu hỏi loại này yêu cầu hồi đáp bằng một TT mới, liên
quan đến tham tố, nội dung sự tình và cả sự tình. Cấu trúc câu hỏi và câu trả lời
không có gì khác nhau (trừ câu hỏi nguyên nhân, yếu tố nghi vấn hỏi về nguyên
nhân luôn đứng ở đầu câu), bởi vì người hỏi xuất phát từ câu trả lời mong muốn mà
xác lập mệnh đề cho câu hỏi. Trong thực tế, một tham tố có thể được hỏi bằng
nhiều đại từ nghi vấn và ngược lại, một đại từ nghi vấn cũng có thể dùng cho nhiều
tham tố. Vị trí của đại từ nghi vấn, nhìn chung, chính là vị trí của tham tố trong sự
tình. Dưới đây là một số đại từ nghi vấn thường được dùng để hỏi về tham tố và nội
dung sự tình:
- Nội dung sự tình: làm gì, như thế nào, ...
(56) a- Hôm qua anh làm gì?
b- Chị ấy thế nào rồi?
- Vai tác thể/ hành thể/ động thể/ nghiệm thể/ đối thể/ đương thể/ tiếp thể: ai,
cái gì, cái nào, con gì, con nào, người nào, ...
(57) a- Ai nói vậy?
b- Anh cầm cái gì thế?
c- Cái gì vậy?
d- Hai cái áo này chị chọn cái nào?
e- Ngày mai ai chở chị đi khám bệnh?
g- Ngày mai ai đi khám bệnh?
h- Chị tính ngày mai đến bác sĩ nào?
- Vai mục tiêu: để làm gì, làm gì, ...
(58) a- Cậu mượn tiền tớ để làm gì?
b- Mình xin đống gỗ này về làm gì hở mẹ?
- Vai đích: đâu, đến đâu, ...
(59) a- Câu đi đâu?
b- Cậu đi đến đâu?
- Vai nguồn: đâu, từ đâu,
(60) a- Anh ở đâu đến?
b- Anh từ đâu đến?
- Vai công cụ: bằng gì, bằng cái gì, ...
(61) a- Anh đến đây bằng xe gì?
b- Anh đi xe gì đến đó?
c- Lấy gì gặt lúa hả mẹ?
- Vai vị trí: ở đâu, chỗ nào, đâu,
(62) a- Anh sống ở đâu?
b- Bây giờ bọn mình dựng lều chỗ nào?
- Vai thời gian: khi nào, lúc nào, bao giờ, mấy giờ, ...
(63) a- Khi nào anh đi?
b- Anh đi khi nào?
c- Mấy giờ rồi?
d- Anh định ở lại đó mấy ngày?
- Vai liên đới: với ai, với người nào, ...
(64) a- Anh đi với ai?
b- Hồi ấy anh bị bắt chung với người nào?
- Vai nguyên nhân: sao, vì sao, tại sao, do đâu, vì đâu,
(65) a- Sao anh biết?
b- Tại sao anh nên nỗi này?
c- Sao hồi ấy anh không về quê?
Ngoài ra còn có các vai như kết quả, lối đi, phương thức, nội dung,
TĐ NV, vì thế, là TĐ TTM. TT XN ND chỉ có TĐ NV mà không có TTĐ
NV. TT TGĐ ND, ngoài cái giả định về nội dung mệnh đề, thực cách sự tình, còn
phải giả định thêm về tính hiện thực của yếu tố được hỏi.
Bảng 2.8. CTTT câu hỏi chứa đại từ nghi vấn
1. Hôm qua chị đi khám bệnh bác sĩ nói sao?
TT TGĐ ND TĐ NV
TT TGĐ ND TT XN ND
CTTT Tham tố - TĐ (TĐ hẹp)
2. Hôm qua chị làm gì?
TT TGĐ ND TTĐ NV TĐ NV
TT TGĐ ND TT XN ND TT XN ND
CTTT Vị ngữ – TĐ (TĐ rộng)
3. Chuyện gì vậy?
TTĐ NV TĐ NV chính TĐ NV phụ
TT XNND TT XN ND TT XN ND
CTTT Câu – TĐ (TĐ rộng)
2.2.4. Các kiểu TT của câu hỏi chính danh tiếng Việt
Phẩm chất và cách thức truyền đạt TT của câu hỏi chính danh tiếng Việt
được quy định ở đích ngữ dụng yêu cầu hồi đáp TT, tức là thông báo đến Sp2 một
yêu cầu liên quan đến việc cung cấp TT. Ở tiểu mục này, chúng tôi sẽ trình bày hai
kiểu TT mà câu hỏi chính danh thể hiện, đó là yêu cầu cung cấp TT mới và yêu cầu
xác nhận/phủ nhận, xác định/phủ định, khẳng định/ phủ định một TT còn nghi ngờ.
2.2.4.1. Câu hỏi yêu cầu cung cấp TT mới
Câu hỏi này thể hiện yêu cầu cung cấp TT mà người hỏi chưa biết hoặc chưa
xác định được tại thời điểm nói. Có hai cách thể hiện yêu cầu cung cấp TT mới,
hoặc biểu đạt biến x bằng đại từ nghi vấn hoặc khu biệt biến x trong một phạm vi
nhất định và thể hiện hiển ngôn trên câu hỏi. Phạm vi của biến x khác nhau, liên
quan đến tham tố, nội dung sự tình và toàn thể sự tình.
TT mới là tham tố sự tình
TT yêu cầu cung cấp đóng khuôn trong một tham tố sự tình như tham tố chủ
thể hành động, tham tố đối thể hành động, tham tố nghiệm thể, tham tố tác thể,
tham tố đích, tham tố nguồn, tham tố thời điểm, tham tố địa điểm, tham tố phương
tiện, Nhìn chung TĐ trong câu hỏi này là TĐ hẹp.
Ví dụ:
(66) a- Ai bắt nạt con?
b- Ảnh của mình khi nào được triển lãm vậy anh?
C- Bác sĩ trị bệnh chị tên gì?
d- Bây giờ bọn mình dựng lều chỗ nào?
e- Nhìn bên trái hay bên phải?
f- Giá cũ của cái áo này là bao nhiêu?
g- Ông đi Huế hay đi Vinh?
TT mới của ví dụ (66) là: (66)a tham tố “ai”, (66)b tham tố “khi nào”, (66)c
tham tố “tên gì”, (66)d tham tố “chỗ nào”, (66)e tham tố “bên trái – bên phải”,
(66)f tham tố “bao nhiêu”, (66)g tham tố “Huế - Vinh”.
TT mới là nội dung sự tình
TT mới được yêu cầu cung cấp là một nội dung sự tình bao gồm hành động,
trạng thái, tính chất được biểu đạt bằng vị từ hạt nhân trong câu. Xét về phạm vi,
TĐ trong câu hỏi này là TĐ rộng.
Ví dụ:
(67) a- Anh đang làm gì vậy?
b- Mai anh tính làm gì?
c- Chị bị sao vậy?
d- Họ bảo anh làm sao?
e- Bây giờ nghỉ hay làm?
f- Cô ở lại hay về?
Nội dung sự tình mà Sp2 phải cung cấp cho người hỏi trong câu trả lời
tương hợp là: (67)a “đang làm gì”, (67)b “tính làm gì”, (67)c “bị sao”, (67)d “làm
sao”, (67)e “nghỉ - làm”, (67)f “ở lại – về”.
TT mới là sự tình
TT mới trải dài trên cả một sự tình, bao gồm vị từ hạt nhân và các tham tố
của nó. TT này tạo nên một vùng TĐ và được biểu đạt bằng một đơn vị cú pháp.
TĐ trong câu hỏi này cũng là TĐ rộng.
Ví dụ:
(68) a- Chuyện gì vậy?
b- Có chuyện gì vậy?
c- Có chuyện gì không?
d- Sao thế?
e- Gì vậy?
f- Cuối cùng anh xin lỗi hay cô ấy bỏ đi?
g- Anh định nói chuyện với giám đốc hay để tôi hỏi thẳng ông
ấy?
Trả lời cho những câu hỏi (68), Sp1 phải cung cấp TT mới bằng một sự tình,
chẳng hạn:
a’- Mẹ không đồng ý chúng ta làm như thế.
b’- c’- Tôi muốn nhờ anh giúp tôi đi gặp anh ấy.
d’- Tôi bị đau.
e’- Chúng tôi hiểu lầm thôi mà.
f’- Tôi xin lỗi.
g’- Cứ để tôi nói chuyện với ông ấy trước đã.
2.2.4.2. Câu hỏi yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ
định TT
Loại câu hỏi này yêu cầu một sự xác nhận, xác định, khẳng định hoặc phủ
nhận, phủ định TT mà người hỏi còn nghi ngờ, phân vân, chưa biết chắc. Tùy theo
lớp từ quy định tình thái phát ngôn hỏi mà TT trong câu hỏi, bên cạnh việc chia đều
cho hai cực, có thể hoặc thiên về giả định xác nhận, xác định, khẳng định hoặc
thiên về giả định phủ nhận, phủ định. Câu hỏi “có không?”, thông thường, là câu
hỏi chia đều TT cho hai cực xác định và phủ định. Ví dụ:
(69) Thức ăn ở đây có ngon không?
Câu hỏi này vừa chờ đợi một câu trả lời theo hướng xác định thực cách sự
tình “ngon” vừa cho phép một câu trả lời theo hướng phủ định thực cách sự tình
“không ngon”.
Câu hỏi có tiểu từ tình thái cuối câu, câu hỏi có vị từ (ngữ vị từ) tình thái
mang nghĩa nghi vấn đứng đầu câu và câu hỏi chắp, ngược lại, thể hiện khá rõ
hướng giả định của người hỏi. Ví dụ:
(70) a- Ba má đi du lịch nước ngoài à?
b- Bộ ở đây người ta có bán đồ ăn sáng hả?
c- Anh là Nguyễn Văn Đặng phải không?
Tuy vẫn để ngỏ cho một câu trả lời theo hướng phủ nhận, phủ định nhưng
người hỏi vẫn chờ đợi một câu trả lời theo hướng xác nhận, xác định. Bởi vì, người
hỏi tin rằng sự tình mà mình phản ánh trong diễn ngôn là hiện thực. Với những câu
hỏi (70)a, b, c, người hỏi hoặc xác nhận “Vâng/ Ừ/ Phải” hoặc phủ định (thường là
phủ định phản bác) “Đâu có/ Làm gì có/ Anh nhầm rồi”.
Cũng như câu hỏi yêu cầu cung cấp TT mới, câu hỏi yêu cầu xác nhận/ phủ
nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định TT có phạm vi biến x khá đa dạng,
là một tham tố, nội dung sự tình hoặc tham tố sự tình.
TT yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định là tham
tố sự tình
TT yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định
trong câu là một tham tố tác thể, nghiệm thể, chủ thể, đối thể, nguồn, đích, Phạm
vi của TT này chỉ có thể xác định cụ thể, chính xác khi dựa vào ngữ cảnh và các
phương tiện đánh dấu TĐ của phương tiện gôn ngữ. Ví dụ:
(71) a- Chị đến chứ?
b- Cô từng sống ở Huế, đúng không?
c- Anh đi Hà Nội ngày mai à?
d- Chị Hai nhờ ông chở hộ ra ga à?
e- Có bà Hòa ở nhà không cháu?
TT yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định
trong các câu hỏi (71) đều là một tham tố sự tình, với (71)a là tham tố “chị”, với
(71)b là tham tố “Huế”, với (71)c là tham tố “ngày mai”, với (71)d là tham tố
“ông” và với (71)e là tham tố “ông”. Ngoài phạm vi này, biến x có thể có một
phạm vi khác, ví dụ như với (71)a là cả sự tình “chị đến”, với (71)b là nội dung sự
tình “từng sống ở Huế”, với (71)c là nội dung sự tình “anh đi Hà Nội ngày mai”,
với (71)d là sự tình “ông mệt” và (71)e là sự tình “ông ấy ở đó”, vì thế, cần có
những yếu tố khác thuộc ngữ cảnh và ngôn cảnh hoặc phương tiện ngôn ngữ để xác
định, ví dụ như câu (71)a phát âm nhấn mạnh ngay yếu tố “chị” hoặc trước “chị”
thêm từ tình thái “cả”, câu (71)b phát âm nhấn mạnh ngay yếu tố “Huế” và có thể
ngừng giọng một lúc trước khi phát âm “đúng không”, câu (71)c đảo yếu tố “ngày
mai” ra sau để nhấn mạnh, câu (71)d cũng cần một sự đánh dấu trọng âm ở “ông”
và (71)e thay cho trật tự thông thường như “Hôm qua ông có đến đó không” là một
trật tự có đánh dấu TĐ, từ “có” chuyển lên đứng trước “ông” để xác định phạm vi
biến x của sự tình.
TT yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định là nội
dung sự tình
Điều người hỏi còn nghi ngờ, chưa khẳng định và yêu cầu Sp2 xác nhận,
phủ nhận, xác định, khẳng định, phủ định là một nội dung sự tình. Ranh giới của
phạm vi biến x này nhìn chung dễ xác định.
Ví dụ:
(72) a- Mẹ có đồng ý không?
b- Anh định về Hà Nội à?
c- Bạn đưa nhầm phiếu cho tôi phải không?
d- Bệnh của bác bấy lâu nay còn hành hạ bác không?
Phạm vi biến x trong câu (72)a là nội dung sự tình “đồng ý”, của (72)b là
“định về Hà Nội”, của (72)c là “đưa nhầm phiếu cho tôi” và của (72)d là “hành hạ
bác”. Sở dĩ phạm vi biến x của TT liên quan đến nội dung sự tình có ranh giới rõ
ràng là vì khi tổ chức một sự tình, thông thường người bản ngữ sẽ xuất phát từ
những điều đã biết trước, rồi sau đó mới thông báo một điều gì đó về cái chủ đề đã
nêu, trật tự hai thành phần TT phổ biến trong câu là chủ đề - TĐ, vì thế phần TT
mới thường rơi vào thuyết – nội dung sự tình.
TT yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định là cả sự
tình
Trong trường hợp này, biến x trong câu hỏi yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác
định/ phủ định, khẳng định/ phủ định TT liên quan đến sự tình có phạm vị là một sự
tình, bao gồm yêu cầu xác định/ phủ định thực cách sự tình, xác nhận/ phủ nhận
thái độ của Sp2 đối với sự tình, khẳng định/ phủ định một sự kiện nào đó.
Ví dụ:
(73) a- Cái áo này 50.000 phải không?
b- Chắc hôm qua anh bận hả?
c- Bộ gia đình bên ấy giàu dữ lắm hả?
Trả lời cho những câu hỏi trên, Sp2 phải trả lời theo hướng xác nhận/ phủ
nhận, xác định/ phủ định hoặc khẳng định/ phủ định, chẳng hạn:
a’- Phải/ không, tới 60.000 lận.
b’- Ừ/ Cũng không bận lắm.
c’- Giàu lắm/ Cũng không giàu gì, khá thôi.
2.3. HAI THÀNH PHẦN THÔNG TIN CỦA CÂU HỎI PHI CHÍNH
DANH TIẾNG VIỆT
2.3.1. Các tầng TT của câu hỏi phi chính danh tiếng Việt
2.3.1.1. TT bề mặt
TT bề mặt trong câu hỏi phi chính danh là TT được thể hiện trên bề mặt câu,
có cấu trúc như TT trong câu hỏi chính danh, cũng bao gồm hai phần, cái cũ và cái
mới, trong đó cái cũ mang tính xác định còn cái mới là trọng tâm thông báo, được
biểu hiện bằng TĐ NV và TTĐ NV. TĐ NV, tuy nhiên, không phải là TĐ thật sự
của câu. TĐ thật sự là một TĐ dò, tức chỉ có thể xác định được khi có câu trả lời cụ
thể.
Ví dụ như những câu hỏi sau đây:
(74) a- Anh có hộp quẹt không? [Dẫn theo [61]]
b- Mai chị rảnh không?
c- Vậy mà đẹp hả?
d- Sao anh nói kỳ vậy?
e- Làm gì mà chạy hớt ha hớt hải thế?
g- Sao hôm nay cứ gắt như mắm tôm thế không biết?
h- Ủa, sao giờ này rồi mà còn chưa đi?
i- Dạo này cậu lạ ha? Tôi nhờ gì cũng không làm.
k- Sao dạo này anh hai keo kiệt vậy ta?
l- Kỳ gì mà kỳ?
m- Nói gì mà nghe kỳ quá?
n- Bộ anh mới tới đây lần đầu hả?
o- Bộ không biết đường hả cha nội?
ô- Anh không giỏi thì ai giỏi?
ơ- Muốn chết hả?
p- Gì mà chết?
q- Vậy mà cũng gọi là yêu nữa à?
(Ai nấu ấm nước này vậy?)
r- Ông nấu chắc?
(Tôi sẽ làm ca sĩ.)
s- Tôi có nghe lầm không?
Có TT bề mặt là:
- Câu (74)a yêu cầu cho biết tình trạng có hộp quẹt hay không có hộp quẹt
- Câu (74)b yêu cầu cho biết tình trạng rảnh hay không rảnh
- Câu (74)c yêu cầu xác định tiêu chuẩn đẹp
- Câu (74)d hỏi về nguyên nhân của sự tình “anh nói kỳ vậy”
- Câu (74)e hỏi về nguyên nhân của nội dung sự tình “chạy hớt ha hớt hải”
- Câu (74)g hỏi về nguyên nhân của nội dung sự tình “cứ gắt như mắm
tôm”
- Câu (74)h hỏi về nguyên nhân của nội dung sự tình “chưa đi”
- Câu (74)i yêu cầu xác định tình trạng “lạ” của “cậu”
- Câu (74)k hỏi về nguyên nhân của sự tình “dạo này anh hai keo kiệt”
- Câu (74)l hỏi về đặc trưng của tình trạng “kỳ”
- Câu (74)m hỏi về nội dung mang tính hạn định của hành động “nói”
- Câu (74)n yêu cầu xác định thực cách sự tình “anh mới tới đây lần đầu”
- Câu (74)o yêu cầu xác định thực cách của sự tình “biết/ không biết đường”
- Câu (74)ô hỏi về đối tượng của trạng thái “giỏi”
- Câu (74)ơ yêu cầu xác định thực cách “muốn chết/ không muốn chết”
- Câu (74)p hỏi về nguyên nhân của nội dung sự tình “chết”
- Câu (74)q yêu cầu xác định thực cách của nội dung sự tình “yêu/ không
yêu”
- Câu (74)r yêu cầu xác định thực cách nội dung sự tình “nấu/ không nấu”
- Câu (74)s yêu cầu xác định thực cách sự tình “tôi nghe lầm/ không nghe
lầm”
2.3.1.2. TT cơ sở
Nếu TT bề mặt được thể hiện hiển ngôn trên bề mặt câu chữ thì TT cơ sở,
ngược lại, tồn tại một cách tiềm tàng, nằm ngoài ngôn ngữ, có giá trị như những
quy ước chi phối việc tạo ra các cấu trúc tương thích và việc xử lý TT của các nhân
vật giao tiếp. Nó chính là những TT mang tính “chuẩn mực”, những “lẽ thường”
mà chỉ cần vi phạm thì TT bề mặt của phát ngôn sẽ có vấn đề, trở thành cơ sở để
nảy sinh hàm ý. Nhìn chung, hàm ý của một câu và từ đó là TT chiều sâu, luôn
được xác định từ một cơ sở “chuẩn mực”, “lẽ thường” nhất định.
Cũng từ những ví dụ đã nêu ở (74), chúng tôi xin được xác định TT cơ sở
như sau:
(74)a- Có “hộp quẹt” sẽ có lửa, cái mà người nói đang cần là lửa
(74)b- Có thời gian “rảnh” thì chị có thể giúp tôi, điều mà tôi cần là “ngày
mai” nhờ chị một việc gì đó
(74)c- Đẹp thì khác như “vậy”, hơn như “vậy” nhiều
(74)d- Bình thường, trong ngữ cảnh tương tự như thế này không ai người ta
“nói” thế
(74)e- “Chạy” mà “hớt ha hớt hải” như thế là có việc không bình thường
“Chạy” vốn đã nhanh rồi, còn “hớt ha hớt hải” nữa thì việc phải gấp lắm,
quan trọng lắm
(74)g- Bình thường, nếu có xảy ra những “việc” như thế thì người nói cũng
không nóng nảy
(74)h- Đến “giờ này” là phải đi rồi
(74)i- “Việc” xảy ra không bình thường, ít nhất là trong hoàn cảnh đang nói
(74)k- Trước đây “anh hai” không “kỹ” tính như thế trong việc chi tiêu tiền
bạc.
(74)l- Chuyện “như thế” là bình thường
(74)m- Chuyện “như thế” là không bình thường, điều mà người nói từng
biết, từng nghĩ hoặc từng tưởng tượng không phải thế này
(74)n- “Người ở đây” không ăn mặc như thế này, hoặc không nói giọng thế
này hoặc không thể không biết những điều quá đơn giản như thế này
(74)o- “Biết đường” thì phải đi đúng đường, không biết đường mới đi lạc
đường
(74)ô- Anh “như thế” đã là rất giỏi rồi
(74)ơ- Làm “như thế” rất nguy hiểm, không bị tai nạn lao động, tai nạn giao
thông,.. chết thì cũng bị kẻ khác đánh chết
(74)p- Chuyện chẳng có gì là “nguy hiểm” cả, không thể chết vì làm như thế
được
(74)q- “Yêu” thì phải khác, đối xử với nhau tốt hơn, có thể lãng mạn hơn.
(74)r- Một người nào đó, nhưng không phải là “ông”
(74)s- Làm “ca sĩ” rất khó, chất giọng phải tốt hơn thế này nhiều
2.3.1.3. TT chiều sâu
TT chiều sâu được suy ra từ TT bề mặt và TT cơ sở, đảm bảo sự
tương thích trong việc truyền đạt và xử lý giữa người nói và người nghe. TT chiều
sâu có quan hệ mật thiết với hàm ý nhưng không đồng nhất hoàn toàn với hàm ý,
chỉ những hàm ý nào mang tính quan yếu với nhân vật giao tiếp mới trở thành TT
chiều sâu.
Những câu được nêu ở (74) có thể có TT chiều sâu như sau:
(74)a- Mượn hộp quẹt
(74)b- Nhờ giúp đỡ
(74)c- Chê xấu, phủ nhận ý kiến trước đó
(74)d- Đánh giá, nói thế là không đúng
(74)e- Nghi ngờ có chuyện chẳng lành
(74)g- Ngạc nhiên về thái độ nóng nảy vô cớ của đối tượng
được nói đến
(74)h- Giục “đi”
(74)i- Phê bình thái độ “dạo này” của “cậu”
(74)k- Mỉa mai tính “keo kiệt” của “anh hai”
(74)l- Phủ định tính chất “kỳ” của hành động vừa thực hiện
(74)m- Trách Sp1 đã nói những điều không nên nói
(74)n- Phủ định những việc mà Sp2 đã làm
(74)0- Khẳng định là “đã đi sai đường”
(74)ô- Khẳng định “anh” là người “giỏi”
(74)ơ- Hăm dọa trừng phạt Sp2
(74)p- Bác bỏ sự hăm dọa của Sp2
(74)q- Phủ định trạng thái mà Sp2 cho rằng “yêu”
(74)r- Phủ định hành động nấu nước của Sp2
(74)s- Ngạc nhiên về những điều Sp2 nói
2.3.2. Mối quan hệ giữa các tầng TT
Ba tầng TT bề mặt, cơ sở và chiều sâu vừa thể hiện tính đa tầng TT vừa
phản ánh CTTT bao gồm hai thành phần TGĐ ND và XN ND của câu hỏi phi
chính danh, trong đó TT bề mặt và TT cơ sở, vì là TT đã xác định, thuộc thành
phần TT TGĐ ND, còn TT chiều sâu, vì là TT cần xác định, thuộc thành phần TT
XN ND.
2.3.2.1. Thành phần TT TGĐ ND
a. TT bề mặt
Ở đây TT bề mặt là TT được thể hiện ngay trên bề mặt của câu, có TĐ NV
mang tính hiển nhiên, thứ yếu hoặc tương phản.
(i) TĐ mang tính hiển nhiên vì TT do TĐ cung cấp đã được các nhân vật
giao tiếp xác định, tức trở thành TT cũ. Có thể chia TĐ TT hiển nhiên thành hai
loại, hiển nhiên vi cả hai nhân vật giao tiếp và chỉ hiển nhiên với người hỏi.
- Khi hiển nhiên với cả hai nhân vật giao tiếp:
(75) a- Thấy gì đây không?
b- Ông bảo không ném đá thì cái gì đây?[Dẫn theo [61]
c- Không thấy tôi đang bận à?
d- Ông giàu chắc?
Cả hai nhân vật giao tiếp đều đã xác định được “gì” của (75)a là cái gì, “cái
gì” của (75)b chính là hòn đá, chủ thể “tôi” của (75)c đang bận và chủ thể “ông”
của (75)d không giàu. Do vậy, TĐ thật sự của câu chắc chắn là một TĐ khác nhưng
có liên quan đến TĐ bề mặt, ví dụ đưa “gì” ra để khoe khoang, đưa “hòn đá” ra để
làm bằng chứng tố cáo
- Khi chỉ hiển nhiên với người hỏi như:
(76) a- Anh có biết ngày mai 7h30 họp không?
b- Ông Độ về nước rồi biết chưa?
c- Họ bênh con họ chứ làm sao?
TĐ thật sự của câu rơi vào thành phần TT TGĐ ND bề mặt, đó là “ngày mai
7h30 họp” của câu (76)a, “ông Độ về nước rồi” của câu (76)b và “họ bênh con
họ” của câu (76)c. Đây được xem như một cách cung cấp TT mới và những câu hỏi
này có giá trị thông báo.
(ii) TĐ mang tính thứ yếu vì không thật sự cần thiết với Sp1 mà chỉ là cơ sở
để các Sp2 suy ý đến những TT quan yếu. Cũng có nhiều cách suy ý từ TT thứ yếu,
ở đây chúng tôi xin được trình bày ba cách hay gặp nhất:
- Hỏi về sự tồn tại của một đối tượng, một trạng thái nào đó:
(77) a- Anh có tiền không?
b- Anh có hộp quẹt không?
c- Mai chị có rảnh không?
Thực cách của sự tình “có tiền không”, “có hộp quẹt không”, “có rảnh
không” chỉ mang tính thứ yếu; TT quan yếu là những yêu cầu liên quan đến TTĐ
NV “tiền”, “hộp quẹt”, “rảnh” ấy. Câu (77)c, nếu thay khung thời gian bằng quá
khứ “Hôm qua chị có rảnh không?” thì giá trị của câu này có thể là một dự định
yêu cầu giúp đỡ nhưng đã không thực hiện hoặc là một thông báo như đoạn HT giả
định dưới đây:
- Hôm qua chị có rảnh không?
- Có chuyện gì vậy?
- Tính rủ chị đi ra sân bay đón anh Độ.
- Anh Độ về nước rồi à?
- Hỏi về việc thực hiện một hành động:
(78) a- Các em có gọi cho bạn chưa?
b- Chúng ta uống chứ?
c- Em mở cửa cho cô ấy vào nhà được không?
TĐ bề mặt đã chuyển sang thành phần TT tiền giả định bề mặt “gọi” ,
“uống”, “mở cửa”, để thực hiện các hàm ý như nhắc nhở hay gợi ý.
- Hỏi về những TT mang tính riêng tư của người nghe:
(79) a- Bác đi đâu ạ?
b- Dạo này anh có khỏe không?
c- Đi ăn sáng hả?
Những TT hồi đáp cho các câu hỏi trên không phải là TT cần biết của người
hỏi. Người hỏi sử dụng các câu hỏi này chỉ nhằm thể hiện sự quan tâm đối với
người được hỏi và xem như một cách để rút ngắn quan hệ liên nhân trên trục thân
cận.
(iii) TĐ TTTP là yếu tố nổi bật so với các yếu tố khác trên trục đối vị hoặc
trục kết hợp. Khi tương phản trên trục đối vị, TĐ sẽ đối lập với các yếu tố khác
ngoài diễn ngôn:
(80) a- Tôi có nói đâu?
b- Con mà lớn gì?
c- Có gì lạ đâu?
d- Kỳ gì mà kỳ?
Các TĐ “có”, “lớn”, “lạ”, “kỳ” sẽ đối lập với các yếu tố “không có”,
“không lớn”, “không lạ” và “không kỳ”.
Cần lưu ý rằng, khi có sự tương phản trên trục kết hợp, TĐ NV sẽ chỉ rõ sự
mâu thuẫn của TT trong nội bộ câu để từ đó hướng đến một TĐ khác không có trên
bề mặt câu. Có thể kể ra các kiểu mâu thuẫn sau:
- Mâu thuẫn giữa nguyên nhân và kết quả:
(81) a- Sao đến giờ rồi mà chưa đi?
b- Tình hình thế này mà sao ông không nói gì hết vậy?
c- Trời tối rồi sao để cháu nó đứng ngoài đường một mình?
TT nội bộ mâu thuẫn với nhau vì nguyên nhân A lẽ ra phải dẫn đến kết quả
B nhưng ở đây kết quả lại [-B]. Trong một số trường hợp, khi ngữ cảnh đã cho cả
hai nhân vật giao tiếp biết TT xác định, diễn ngôn có thể tỉnh lược và khi ấy câu có
thể chỉ còn một vế, thường là vế chỉ nguyên nhân:
a’- Sao chưa đi?
b’- Sao ông không nói gì hết vậy?
c’- Sao để cháu nó đứng đây một mình thế này?
- Mâu thuẫn giữa điều kiện và kết quả:
(82) a- Em không nói thì chị biết sao mà tính?
b- Có ai coi tôi ra gì đâu mà bảo là tôn trọng?
c- Trời tối đâu mà sợ?
(82) có thể chuyển về câu ghép quan hệ điều kiện – kết quả như sau:
a’- Nếu em nói cho chị biết thì chị sẽ tính.
b’- Phải chú ý (những lời nói hoặc việc làm của) tôi thì mọi
người mới có thể nói là tôn trọng tôi.
c’- Nếu trời tối, mọi người sẽ sợ.
Việc phủ định, bác bỏ một trong hai vế sẽ làm cho quan hệ TT trong câu bị
mâu thuẫn:
Em nói - Em không nói
Coi tôi ra gì - Có ai coi tôi ra gì đâu = không ai coi tôi ra gì
Trời tối - Trời tối đâu = trời chưa tối, trời không tối
- Mâu thuẫn sự kiện và mục đích:
(83) a- Muốn nổi tiếng sao không chịu làm ca sĩ?
b- Muốn giỏi sao không học?
c- Ở đây làm được cái gì?
và có thể tỉnh lược vế hoặc thành phần vế:
a’- Sao không chịu làm ca sĩ?
b’- Sao không hỏi?
c’- Làm được cái gì?
TĐ TTTP sẽ rơi vào một trong hai vế, sự kiện hoặc mục đích, và khi rơi vào
vế nào, vế đó sẽ mang tính phủ định. Từ đó hàm ý thật sự của câu là một TT ngược
lại với TT được thể hiện trên bề mặt câu:
Sao không chịu làm ca sĩ – nên làm ca sĩ
Sao không hỏi – nên hỏi, phải hỏi
Làm được cái gì – không làm được cái gì.
Vì thế giá trị thật sự của câu (83) là phủ định, khẳng định, khuyên can, gợi ý
hoặc yêu cầu.
b. TT cơ sở
(i) TT cơ sở được hình thành từ các yếu tố sau:
- Đặc điểm nền văn hóa
Nền văn hóa quy định những chuẩn mực về đạo đức, lối sống, cách giao
tiếp, mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Đối
với người Việt, chỉ cần hiện thực được phản ánh trong diễn ngôn có một cái gì đó
chệch đi so với lẽ thường thì ngay lập tức người nghe sẽ phản ứng bằng cách nghi
ngờ, thắc mắc, chất vấn, . và thể hiện các phản ứng này bằng câu hỏi. Sử dụng
câu hỏi, có lẽ một phần vì tính lịch sự, một phần do đặc điểm của một cộng đồng
sống bằng tình hơn bằng lý, họ muốn để ngỏ cho người nghe một sự giải thích, dù
tin rằng khó lòng có giải thích nào thỏa đáng. Ví dụ như câu hỏi:
(84) Sao cậu không dọn dẹp mà ngồi đó mải mê đọc truyện vậy?
Tuy vẫn để ngỏ cho một lời giải thích về nguyên nhân, song sự tình được
phản ánh trong nội dung mệnh đề đã cho thấy hành động hiện tại của Sp2 là không
hợp lý, việc mà họ cần làm trong hoàn cảnh này là việc khác.
- Đặc điểm tư duy, tâm lý và xã hội
Con người không chỉ nhận thức cảm tính bằng trực quan cụ thể mà còn nhận
thức lý tính bằng tư duy trừu tượng. Người nói không thể nói thẳng tất cả mọi điều
họ nghĩ, vì có những điều rất tế nhị. Người nghe cũng không thích chỉ xử lý những
TT được diễn đạt hiển ngôn, vì hàm ngôn, như một trò
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_05_08_9247187524_2861_1872298.pdf