MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . .v
DANH MỤC HÌNH ẢNH . vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU . .x
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 3
3. Đối tượng nghiên cứu. 3
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu . 3
5. Phương pháp nghiên cứu. 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 4
7. Những đóng góp mới của luận án . 4
8. Cấu trúc luận án . 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẶT ĐỨNG NHÀ PHỐ THÍCH ỨNG
VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU . 6
1.1 Các định nghĩa và khái niệm. 6
1.2 Thực tiễn mặt đứng nhà phố tại các nước có điều kiện tương đồng và tại
Việt Nam . 10
1.2.1 Tại các nước có điều kiện tương đồng. 10
1.2.2 Tại Việt Nam. 16
1.3 Hiện trạng mặt đứng thích ứng với điều kiện khí hậu tại TP.HCM . 21
1.3.1 Hiện trạng mặt đứng nhà phố tại TP.HCM. 24
1.3.2 Điều kiện khí hậu TP.HCM và chất lượng môi trường bên trong nhà
phố. 33
1.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài . 37
1.5 Các vấn đề trọng tâm cần giải quyết. 41ii
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO MẶT ĐỨNG NHÀ PHỐ THÍCH
ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TP.HCM ỨNG DỤNG PPTS . 42
2.1 Cơ sở pháp lý . 42
2.2 Cơ sở lý luận . 44
2.2.1 Mối quan hệ giữa kiến trúc và khí hậu. 44
2.2.2 Kiến trúc thích ứng. 46
2.2.3 Thiết kế bị động (passive design) . 47
2.2.4 Tiện nghi vi khí hậu . 50
2.2.5 Phương pháp tham số. 55
2.3 Cơ sở thực tiễn . 61
2.3.1 Nhà ở hiệu quả năng lượng và thân thiện môi trường . 61
2.3.2 Ứng dụng hệ vỏ kép (DSF) vào kiến trúc. 62
2.3.3 Thiết kế kiến trúc ứng dụng PPTS. 64
2.4 Cơ sở ứng dụng PPTS cho mặt đứng nhà phố thích ứng với điều kiện khí
hậu . 65
2.4.1 Cấu trúc hóa mặt đứng nhà phố (xác định cấu trúc hệ thống). 65
2.4.2 Tham số hóa cấu trúc (biểu diễn cấu trúc thành tham số) . 75
2.4.3 Mô phỏng trên máy tính. 80
2.4.4 Xử lý dữ liệu mô phỏng . 81
2.5 Bài học kinh nghiệm về kiến trúc thích ứng ứng dụng PPTS. 82
2.5.1 Bài học về giải quyết mối quan hệ giữa kiến trúc và khí hậu ứng dụng
PPTS. 82
2.5.2 Bài học về tạo hình kiến trúc ứng dụng PPTS. 85
2.6 Khả năng thực hiện . 87
263 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cấu trúc mặt đứng đa lớp nhà phố thích ứng với điều kiện khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh ứng dụng phương pháp tham số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TPN (Bảng 1.5) và 9 TPĐ (Bảng 1.6). Tuy nhiên, dựa vào khảo sát và đánh giá tính
nổi trội, có thể gộp các thành phần tương tự nhau và bỏ bớt các thành phần không nổi
trội để rút ra được 8 thành phần cần quan tâm (3 TPN và 5 TPĐ) của mặt đứng, có
ảnh hưởng đáng kể đến vi khí hậu bên trong công trình như thể hiện trong Hình 2.18.
Hình 2.18: 8 thành phần cần được quan tâm của mặt đứng nhà phố
THÀNH PHẦN
NGANG
Lối đi bộ
Sân trống
Bồn hoa
Thảm cỏ
Ban công
Lô gia
Phần mái tại
cao độ chuẩn
Sân thượng
Ô văng, mái
hắt
THÀNH PHẦN
ĐỨNG
Vòm lá cây
xanh
Tường ngoài
Cửa sổ
Cửa đi
Cổng rào
Bồn cây ban
công
Hệ lam che
Hệ khung
quảng cáo
Vật dụng nội
thất
Thành phần
quan tâm
MĐĐL
Sân trống
Vòm lá cây
xanh
Hệ khung
quảng cáo
Ban công và
lô gia
Tường mặt
đứng
Cửa sổ và
cửa đi
Phần mái tại
cao độ chuẩn
Hệ lam
đứng
68
8 thành phần cần quan tâm (Hình 2.13) được khảo sát dựa trên dữ liệu thực tế
của 201 căn nhà, nhằm đánh giá một cách cụ thể về cấu tạo, vật liệu, khoảng cách, vị
trí. Qua đó có thể rút ra được các đặc điểm chung và mối quan hệ giữa các thành
phần với nhau để làm cơ sở cho quá trình cấu trúc hóa mặt đứng nhà phố
Tường mặt đứng, trong luận án này, được quy ước trùng với ranh lộ giới do
không nhiều công trình nhà phố lấn ra hoặc lùi vào so với ranh lộ giới (Bảng 1.4).
Đặc điểm nổi trội của tường mặt đứng bao gồm cấu tạo, vật liệu và độ rỗng mặt tường.
Trong đó quy ước các công trình nhà phố sử dụng vật liệu gạch nung truyền thống
cho tường và sơn nước sáng màu là chủ yếu. Độ rỗng mặt tường là đại lượng biểu
diễn tỉ lệ phần trăm giữa lỗ tường (bao gồm cửa sổ, cửa đi, lỗ thông gió) và diện tích
tường. Kết quả khảo sát cho thấy đa số công trình sử dụng tường dày 200mm cho mặt
tiền và số nhà có độ rỗng mặt tường 55% là nhiều nhất (Hình 2.19).
Hình 2.19 Số lượng nhà phố theo độ rỗng và các kiểu cấu tạo tường mặt đứng
Hầu như tất cả công trình được khảo sát đều có cửa sổ và cửa đi ở mặt tiền.
Thành phần cấu trúc này ngoài việc ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng KGSD bên
trong nhà còn có vai trò quan trọng trong vấn đề thoát hiểm.
Hình 2.20 Số lượng nhà phố theo các loại vật liệu lỗ cửa
Có những công trình bảng quảng cáo được phủ kín mặt đứng nhưng vẫn có
ban công và cửa ra ban công nhằm tạo nên khoảng đệm phía trước KGSD. Các đặc
0
50
100
150
200
250
1 lớp gạch
200
1 lớp gạch
100
2 lớp gạch
100
Khác
Cấu tạo
0
20
40
60
80
0% ~ 25% ~ 55% ~ 75% ~ 95%
Độ rỗng
0
50
100
150
200
Kính 1
lớp
Kính 2
lớp
Lá sách
gỗ
2 Lớp gỗ
kính
Khác
Vật liệu lỗ cửa sổ
0
50
100
150
200
Kính 1
lớp
Kính 2
lớp
Lá sách
gỗ
1 lớp gỗ Khác
Vật liệu lỗ cửa đi
69
điểm quan trọng của thành phần cấu trúc này bao gồm vật liệu lỗ cửa (Hình 2.20), độ
rỗng của ô văng hay mái hắt (Hình 2.21), vị trí cửa trên mặt đứng (Hình 2.22). Việc
phân mặt đứng ra thành các ô ABCD là để xác định các thành phần kiến trúc thường
ở vị trí các ô nào trên mặt đứng, chia mặt đứng thành các ô càng nhỏ, càng nhiều thì
vị trí các thành phần càng chính xác (độ phân giải càng lớn). Diện tích cửa đã được
khảo sát ở phần trên liên quan đến độ rỗng tường mặt đứng (Hình 2.19).
Hình 2.21 Số lượng nhà phố theo độ rỗng ô văng và mái hắt
Hình 2.22 Vị trí cửa sổ và cửa đi trên mặt đứng và số lần xuất hiện tại các ô vị trí
Lô gia và ban công là các TPN với các đặc điểm có ảnh hưởng nhiều đến
KGSD như độ vươn của ban công, độ lùi của lô gia, vật liệu và độ rỗng của lan can
cũng như vị trí của chúng trên mặt đứng.
Hình 2.23 Số lượng nhà phố theo độ vươn ban công và độ lùi lô gia
0
100
200
Đặc Rỗng
75%
Rỗng
50%
Rỗng
25%
Không có
Ô văng, mái hắt cửa sổ
0
100
200
Đặc Rỗng 75
%
Rỗng 50
%
Rỗng 25
%
Không
có
Ô văng, mái hắt cửa đi
0
20
40
60
80
0,5 - 0,9 m 1 -1 ,2 m 1,3 - 1,5 m
Độ vươn
0
20
40
60
0,5 - 0,9 m 1 -1,2 m 1,3 - 1,5 m 1,6 - 4 m
Độ lùi
Tầng 6 Cao độ 6
Tầng 5 Cao độ 5
Tầng 4 Cao độ 4
Tầng 3 Cao độ 3
Tầng 2 Cao độ 2
Tầng 1 Cao độ 1
A B C D
Tọa độ vị trí mặt đứng
70
Vẫn quy ước lấy ranh lộ giới làm chuẩn theo lý do đã nêu trên, kết quả khảo
sát các đặc điểm này được thống kê theo các Hình 2.23, Hình 2.24 và Hình 2.25.
Trong 201 căn nhà phố, có ít nhà có ban công hay lô gia vươn ra hay lùi vào một
khoảng từ 1,3 – 1,5m. Nguyên nhân chính là không nhiều tuyến đường có bề rộng
lớn hơn 20m chịu ảnh hưởng bởi nắng hướng Tây được khảo sát và đa số nhà phố
tuân thủ quy định về độ vươn ban công.
Hình 2.24 Số lượng nhà phố theo vật liệu và độ rỗng mặt lan can
Hình 2.25 Vị trí ban công (/lô gia) trên mặt đứng với số lần xuất hiện tại các ô vị trí
Hình 2.26 Số lượng nhà phố theo các kiểu mái che tại cao độ chuẩn mặt tiền
Phần mái che tại cao độ chuẩn mặt tiền và mái che sân thượng là thành phần
thuộc nhóm TPN cũng có ảnh hưởng đáng kể lên KGSD. Trong đó cao độ chuẩn mặt
tiền được nêu rõ trong Quy định số 135/2007/QĐ-UBND về kiến trúc nhà liên kế
trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn TP.HCM. Phần mái này thường kết hợp với sê
0
50
100
150
Sắt Inox Kính Gạch
Vật liệu
0
20
40
60
80
0% ~ 35 % ~ 65% ~ 95%
Độ rỗng
19
47 53
Sê nô BTCT thu nước mưa nhô
ra so với ranh lộ giới
Mái hắt nhô ra so với ranh lộ giới Không có phần nhô ra
71
nô thu nước và phần mái hắt nhằm chắn nước mưa tạt vào tường mặt đứng (Hình
2.26). Với mái che sân thượng, các đặc điểm về độ rỗng và vật liệu như Hình 2.27.
Hình 2.27 Số lượng nhà phố theo độ rỗng và vật liệu mái che
Hệ khung quảng cáo là thành phần thuộc nhóm TPĐ với các đặc điểm quan
trọng như khoảng cách đến công trình, vật liệu bảng, vị trí trên mặt đứng, độ rỗng.
Theo QCVN17:2013/BXD, bảng quảng cáo được xem là phương tiện để thể hiện các
sản phẩm quảng cáo trên nhiều chất liệu và kích thước khác nhau, bao gồm bảng,
biển, panô và hộp đèn được treo, lắp đặt độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng
có sẵn. Bảng quảng cáo tấm lớn có diện tích một mặt từ 40𝑚2 trở lên, bảng quảng
cáo tấm nhỏ có diện tích một mặt dưới 40𝑚2.
Hình 2.28 Số lượng nhà phố theo khoảng cách xa nhất của hệ khung quảng cáo đến
ranh lộ giới
Bảng quảng cáo đặt tại mặt tiền nhà ở được chia làm 2 loại gồm bảng quảng
cáo ngang và bảng quảng cáo dọc. Luận án này chỉ xét đến trường hợp bảng quảng
cáo ngang do số lượng các nhà phố có loại bảng quảng cáo dọc rất ít.
Thêm nữa, loại bảng quảng cáo dọc chỉ được phép nhô ra khỏi tường nhà ở tối
đa 0, 2m nên ảnh hưởng không đáng kể đến tác động của khí hậu lên công trình. Theo
quy định đối với bảng quảng cáo ngang, mỗi tầng chỉ được đặt 1 bảng với chiều cao
tối đa 2m. Đối với chiều ngang, bảng quảng cáo không được vượt quá giới hạn chiều
ngang mặt tiền nhà ở và mặt ngoài bảng quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường tối đa 0.2m.
Về cao độ, các bảng được quy định ốp sát vào ban công, mép dưới trùng với mép
30
32
34
36
0% ~ 35 % ~ 65 %
Độ rỗng mái che sân thượng
0
50
100
Tôn Beton cốt
thép
Khung gỗ Kính cường
lực
Ngói
Vật liệu mái che sân thượng
0
50
100
0,2 - 0,6 m 1,1 - 1,7 m > 1,7 m
Khoảng cách xa nhất của hệ khung đến ranh lộ giới
72
dưới của sàn ban công hoặc mái hiên. Số liệu thống kê các đặc điểm của hệ khung
quảng cáo được thể hiện qua các kết quả như sau:
Hình 2.29 Số lượng nhà phố theo vật liệu bảng quảng cáo
Với quy ước lấy mốc là ranh lộ giới để làm chuẩn, tiến hành thu thập số liệu
về khoảng cách từ bảng quảng cáo đến ranh lộ giới. Vì ranh lộ giới thường trùng với
trục của tường mặt đứng nên khoảng cách này được xem như là khoảng cách từ bảng
quảng cáo đến tường mặt đứng. Hình 2.28 cho thấy chỉ có khoảng 10% bảng quảng
cáo nằm cách công trình trên 1,7m. Nguyên nhân là theo quy định chung của thành
phố thì độ vươn của ban công không vượt quá 1.4m và bảng quảng cáo không nhô ra
quá 0.2m so với ban công.
Số liệu thống kê còn cho thấy vật liệu cấu tạo nên bảng quảng cáo chủ yếu là
hệ khung nhôm ốp tấm alu, không nhiều bảng quảng cáo sử dụng tấm tôn với hệ
khung thép và các chất liệu khác như tấm bạt, mica... (Hình 2.29).
Hình 2.30 Vị trí bảng quảng cáo trên mặt đứng với số lần xuất hiện tại các ô vị trí
Do quy định mép dưới của bảng quảng cáo phải trùng mép dưới tầng 2, cao
không quá 2m nên đa số bảng quảng cáo ở vị trí cao độ 4 như Hình 2.30. Độ rỗng
bảng quảng cáo từ 0-35%, tuy nhiên hầu hết đều có độ rỗng rất thấp, chủ yếu là đặc.
0
50
100
150
Alu khung nhôm Mica khung gỗ Tôn khung thép Khác
Tầng 4 Cao độ 10
Cao độ 9
Cao độ 8
Tầng 3 Cao độ 7
Cao độ 6
Cao độ 5
Tầng 2 Cao độ 4
Cao độ 3
Cao độ 2
Tầng 1 Cao độ 1
A B C D
73
Điều này dẫn đến mức độ đưa gió vào công trình thấp (một số công trình có cửa tầng
trệt không mở hết tường mặt đứng nên phần còn lại có gắn quảng cáo ở thấp).
Hệ lam che là một TPĐ được khảo sát. Đây là thành phần quan trọng được bố
trí bên ngoài hoặc bên trong tường mặt đứng, ảnh hưởng lớn đến cấu trúc nếu có xuất
hiện. Theo dữ liệu khảo sát, đa số các nhà phố nếu có hệ lam thì đều được bố trí bên
ngoài tường mặt đứng.
Hình 2.31 Vị trí hệ lam che trên mặt đứng và số lần xuất hiện tại các ô vị trí
Hệ lam che được làm bằng các kiểu dáng (bố trí các thanh lam theo chiều dọc,
ngang, gạch hoa gió/hệ lưới) và vật liệu khác nhau (Hình 2.32) làm giảm những tác
động xấu lên mặt đứng như bức xạ nhiệt, ánh nắng mặt trời trực tiếp, ô nhiễm tiếng
ồn, ô nhiễm ánh sáng, bụi và khói các phương tiện lưu thông trên đường. Bên cạnh
đó, hệ lam che có những khoảng hở (độ rỗng) theo chủ đích nhằm đưa những yếu tố
có lợi vào công trình như gió, ánh sáng gián tiếp (Hình 2.33).
Hình 2.32 Số lượng nhà phố theo các kiểu và vật liệu lam che
0
10
20
30
Dọc Ngang Gạch hoa
gió
Khác
Kiểu lam che
0
10
20
30
Sắt Inox Nhôm Gỗ Beton Dây leo
Vật liệu lam che
Cao độ 12
Cao độ 11
Tầng 4 Cao độ 10
Cao độ 9
Cao độ 8
Tầng 3 Cao độ 7
Cao độ 6
Cao độ 5
Tầng 2 Cao độ 4
Cao độ 3
Cao độ 2
Tầng 1 Cao độ 1
A B C D
74
Hình 2.33 Số lượng nhà phố theo độ rỗng hệ lam che
Sân trống trước nhà (nếu có) là TPN quan trọng vì có khả năng thiết kế để
giảm phản xạ các BXMT lên tường mặt đứng nên có tác động lớn đến KGBT. Các
đặc điểm của phần sân trống ảnh hưởng đến quá trình phản xạ này là vật liệu bề mặt
và độ lùi so với ranh lộ giới (diện tích mặt sân). Đa phần bề mặt sân trống được lát
bằng gạch không nung “terrazzo”, số ít dùng bê tông hoặc đá nhám. Dựa trên khảo
sát về khoảng lùi (Bảng 1.4), đa số sân trống trước nhà có độ lùi từ 1,4-4m.
Hình 2.34 Số lượng nhà phố theo khoảng cách từ vòm lá đến tường mặt đứng
Hình 2.35 Vị trí vòm lá trên mặt đứng với số lần xuất hiện tại các ô vị trí
0
50
35 - 50 % >50 - 75 %
Độ rỗng lam che
0
50
100
Bồn cây ban công 1,2 - 2 m 2 - 4 m 4 - 5 m
Khoảng cách gần nhất từ vòm lá đến tường mặt đứng
Cao độ 15
Cao độ 14
Tầng 5 Cao độ 13
Cao độ 12
Cao độ 11
Tầng 4 Cao độ 10
Cao độ 9
Cao độ 8
Tầng 3 Cao độ 7
Cao độ 6
Cao độ 5
Tầng 2 Cao độ 4
Cao độ 3
Cao độ 2
Tầng 1 Cao độ 1
A B C D
75
Trong 201 nhà phố được khảo sát, thành phần cây xanh trồng trên sân trống
trước nhà rất ít xuất hiện nhưng cây xanh trên vỉa hè xuất hiện khá nhiều. Do đó, có
thể khảo sát các đặc điểm của cây xanh trên vỉa hè để áp dụng chung cho cây xanh
trong sân do chúng có tác dụng tương tự nhau trong việc giảm thiểu tác động của môi
trường đến mặt đứng. Bộ phận quan trọng của cây xanh là của vòm lá bao gồm vị trí,
khối tích, độ rỗng. Thông thường những cây có tán thì độ rỗng thấp còn những cây
không có tán thì độ rỗng cao. Độ rỗng vòm lá được lựa chọn trung bình là 55%. Các
thông số còn lại cần khảo sát là vị trí vòm lá, thể hiện bằng khoảng cách gần nhất đến
mặt đứng và khối tích của vòm lá, thể hiện qua tần suất xuất hiện trên mặt đứng công
trình nhà phố. Ngoài ra, thành phần bồn cây ban công cũng ảnh hưởng đến vi khi hậu
trong công trình nên cũng được tiến hành khảo sát.
Hình 2.34 cho thấy đa phần vòm lá cây xanh (nếu có) cách công trình một
khoảng từ 1,2-2m. Điều này có thể được lý giải bởi đa số các tuyến phố đều có độ vỉa
hè dưới 6m (như trên). Hơn nữa, trong 201 công trình được khảo sát, có hơn 80 căn
nhà có trồng cây tại ban công nhằm trang trí cho công trình cũng như giảm BXMT
lên tường mặt đứng.
Trên mặt đứng, cao độ của vòm lá cây xanh đa số từ vị trí cao độ 4 đến cao độ
7, không có nhiều cây thấp ngang tầng 1 cũng như tầng 4 hoặc 5 (Hình 2.35).
2.4.2 Tham số hóa cấu trúc (biểu diễn cấu trúc thành tham số)
Với PPTS, kiến trúc cần được tham số hóa (biểu diễn) thành 1 HTTS. Thay
đổi giá trị các tham số sẽ làm kiến trúc thay đổi trạng thái. Giá trị của các tham số khi
kiến trúc đạt trạng thái mong muốn gọi là giá trị tham số tối ưu hoặc hoàn thiện.
Hệ thống kiến trúc (trong giới hạn của luận án) là một hệ thống gồm công trình
kiến trúc và môi trường khí hậu quanh nó (mục 2.2). Đây là một hệ thống có nhiều
thành phần gồm các thành phần nội tại (thành phần kiến trúc: tường, cửa sổ, mái...)
và thành phần ngoại vi (các yếu tố khí hậu: nắng, gió, mưa...). Các thành phần này có
các đặc điểm riêng và có mối quan hệ bên trong và bên ngoài khác nhau được chia
làm 2 loại gồm các mối quan hệ ngoại vi và các mối quan hệ nội tại (Hình 2.36). Các
mối quan hệ ngoại vi là các mối quan hệ của kiến trúc với các yếu tố khí hậu. Các
mối quan hệ nội tại là các mối quan hệ bên trong bản thân kiến trúc, là quan hệ giữa
76
các thành phần kiến trúc với nhau. Các đặc điểm và mối quan hệ ngoại vi được biểu
diễn bởi HTTS tác động, các đặc điểm và mối quan hệ nội tại được biểu diễn bởi
HTTS nội tại. Một HTTS của cấu trúc kiến trúc là sự kết hợp giữa HTTS tác động và
HTTS nội tại (Hình 2.37).
Hình 2.36 Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống kiến trúc
Hình 2.37 Xây dựng hệ thống tham số cho cấu trúc
Tham số kiến trúc là các cơ sở dữ liệu về bản thân công trình kiến trúc như
kích thước tổng, số tầng cao, độ nghiêng, độ vặn xoắn hoặc các dữ liệu về tính
chất, đặc điểm của các thành phần, cấu kiện kiến trúc như vật liệu, màu sắc, hình
dáng, khả năng cách nhiệt... Ngoài ra, tham số kiến trúc có thể là một dạng dữ liệu
biểu diễn mối quan hệ giữa các thành phần kiến trúc như khoảng cách giữa các cấu
kiện, tỉ lệ lỗ cửa và mặt tường, độ rỗng hệ chắn nắng
Tham số khí hậu là các cơ sở dữ liệu về khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng
mưa, lượng nắng, tốc độ gió xuất hiện trong thời gian dài ở một vùng miền xác
Ngoại vi (khí hậu)
(Tham số khí hậu)
Nội tại (kiến trúc)
(Tham số kiến trúc)
(thành phần kiến trúc)
(yếu tố khí hậu)
(kiến trúc)
(khí hậu)
Biểu diễn
Biểu diễn
Biểu diễn
77
định. Theo tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO),
khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là "thời tiết trung bình" trong khoảng thời
gian truyền thống là 30 năm, các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về
nhiệt độ, lượng mưa và gió. Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm
thống kê mô tả của hệ thống khí hậu.
Trong giới hạn của luận án, việc thay đổi giá trị các tham số để tìm ra kết quả
chỉ diễn ra đối với các tham số kiến trúc, các tham số khí hậu được cho là cố định.
Hệ thống tham số tác động (HTTSTĐ) là HTTS của những yếu tố ảnh hưởng
đến các thành phần kiến trúc gồm (i) yếu tố tự nhiên, (ii) xã hội, (iii) công nghệ, (iv)
quy hoạch và (v) thẩm mỹ. Nghiên cứu này chỉ xem xét một số yếu tố khí hậu (ánh
sáng, bức xạ). Do đó, có thể gọi các tham số trong HTTSTĐ là tham số khí hậu.
HTTSTĐ được xác định như sau:
Bảng 2.2 Các nguồn tác động trong dạng tác động
Bảng 2.3 Tham số hóa đặc tính nổi trội các nguồn tác động
Bảng 2.4 Biểu diễn các dạng tác động thành hệ thống tham số tác động (HTTSTĐ)
- Xác định các nguồn tác động nổi trội (nguồn tác động 1, nguồn tác động 2, nguồn
tác động 3) trong các dạng tác động (Bảng 2.2);
Tên các HTTSTĐ Các dạng tác động Nguồn tác động 1 Nguồn tác động 2 Nguồn tác động 3
HTTSTĐ 1 Dạng tác động 1 x x x
HTTSTĐ 2 Dạng tác động 2 x x Không có
HTTSTĐ 3 Dạng tác động 3 Không có x x
Tên tham số Yếu tố tác động 1 Yếu tố tác động 2 Yếu tố tác động 3 ...
Tham số đặc trưng tsA x Không có x
Tham số đặc trưng tsB x x x
Tham số đặc trưng tsC Không có x x
...
Tên HTTSTĐ Dạng tác động Nguồn tác động 1 Nguồn tác động 2 Nguồn tác động 3
HTTSTĐ 1 Dạng tác động 1 tsa tsb tsb tsc tsa tsb tsc
HTTSTĐ 2 Dạng tác động 2 tsa tsb tsb tsc
HTTSTĐ 3 Dạng tác động 3 tsb tsc tsa tsb tsc
78
- Xác định đặc tính nổi trội của các nguồn tác động và tham số hóa các đặc tính đó
thành các tham số đặc trưng (tsA, tsB, tsC) (Bảng 2.3)
- Biểu diễn các dạng tác động thành HTTS tác động dựa vào kết quả 2 bước ở trên
gồm các dạng tác động và các tham số đặc trưng (Bảng 2.4).
Hệ thống tham số nội tại (HTTSNT) là các mối quan hệ và các đặc tính nổi
trội của các thành phần bên trong bản thân của kiến trúc. Các mối quan hệ và đặc tính
này được biểu diễn bằng một hệ thống gồm một số lượng các tham số gọi là HTTSNT.
Các tham số trong HTTSNT có thể được gọi là tham số kiến trúc. Mỗi dạng kiến
trúc có HTTSNT khác nhau. Khi cho giá trị các tham số này thay đổi thì kiến trúc
cũng thay đổi và dạng kiến trúc cũng thay đổi theo. HTTSNT được xác định như sau:
Bảng 2.5 Các thành phần nổi trội trong từng dạng kiến trúc
Bảng 2.6 Các các tham số đặc trưng của thành phần kiến trúc
Bảng 2.7 Hệ thống tham số nội tại (HTTSNT) ứng với từng dạng
- Phân dạng kiến trúc cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Lập bảng các thành phần nổi trội trong từng dạng (Bảng 2.5)
- Lập bảng đặc trưng của các thành phần nổi trội và biểu diễn các đặc trưng đó
thành các tham số đặc trưng (ví dụ ts1, ts2, ts3 ) (Bảng 2.6)
- Lập bảng HTTSNT tương ứng với từng dạng
Tên HTTSNT Tên dạng Thành phần 1 Thành phần 2 Thành phần 3 Thành phần 4 ...
HTTSNT1 Dạng kiến trúc 1 x x Không có Không có
HTTSNT2 Dạng kiến trúc 2 Không có x x x
HTTSNT3 Dạng kiến trúc 3 x x x x
...
Tên tham số Thành phần 1 Thành phần 2 Thành phần 3 Thành phần 4 ...
Tham số đặc trưng ts1 x x x x
Tham số đặc trưng ts2 x x Không có Không có
Tham số đặc trưng ts3 x Không có x Không có
...
Tên HTTSNT Tên dạng Thành phần 1 Thành phần 2 Thành phần 3 Thành phần 4 ...
HTTSNT1 Dạng kiến trúc 1 ts1 ts2 ts3 ts1 ts2
HTTSNT2 Dạng kiến trúc 2 ts1 ts2 ts1 ts3 ts1
HTTSNT3 Dạng kiến trúc 3 ts1 ts2 ts3 ts1 ts2 ts1 ts3 ts1
79
Hệ thống tham số chung cho hệ thống kiến trúc là sự kết hợp của 1 HTTSTĐ
và 1 HTTSNT như Bảng 2.8. Trong luận án này, các tham số khí hậu được quy ước
là cố định và chỉ xét đến sự biến đổi giá trị của các tham số kiến trúc để đánh giá hiệu
quả vi khí hậu bên trong. Do đó, xây dựng HTTS cho cấu trúc mặt đứng nhà phố
được hiểu là xây dựng HTTSNT cho cấu trúc đó.
Bảng 2.8 Biểu diễn hệ thống tham số của kiến trúc ứng với
dạng kiến trúc 1 kết hợp với dạng tác động 2
Cơ sở đề xuất các giá trị khảo sát của tham số để tìm giá trị thích hợp
PPTS là phương pháp thử với hàng loạt các giá trị khác nhau của tham số để
tìm giá trị thích hợp nhất. Dưới sự trợ giúp của máy tính và phần mềm lập trình, quá
trình thử các giá trị này diễn ra một cách liên tục và tuyến tính để thu được giá trị tối
ưu của tham số. Tuy nhiên, do giới hạn về tài nguyên và thời gian nghiên cứu, luận
án chỉ tiến hành thử một số giá trị khảo sát của tham số. Các giá trị tham số được lựa
chọn khảo sát bao gồm các giá trị cực đoan và giá trị hiện trạng.
Bảng 2.9 Đặc điểm chung của 8 thành phần mặt đứng nhà phố
Cấu trúc
HTTSNT1/dạng kiến trúc 1 HTTSTĐ2/dạng tác động 2
Thành phần 1 Thành phần 2 Yếu tố tác động 1 Yếu tố tác động 2
Hệ thống tham số ts1 ts2 ts3 ts1 ts2 tsa tsb tsb tsc
Thành
phần
Đặc
tính
Tường
mặt đứng
Cửa sổ và
cửa đi
Ban công và lô gia Phần mái
sân thượng
hoặc mái
che tại cao
độ chuẩn
Hệ khung
quảng cáo
Hệ lam
che Sân trống
Vòm lá cây
xanh Độ vươn và
độ lùi Lan can
Khoảng
cách
Độ rộng 0,5
– 0,9 m
Từ bảng
quảng cáo
đến tường
1,1 – 1,7 m
Độ lùi
1,4-4m
Từ cây đến
tường
1,2-2m
1–1,2 m 0,2–0,6 m 4-6m 2 – 4 m
Vật liệu Gạch
nung
Kính 1
lớp
Kim loại Bê tông cốt
thép
Tấm nhựa
mạ kim
loại
Bê tông gạch
không
nung
Gạch Kim loại
Độ rỗng 55%
65% 65%
0%
35 –
50% 55%
75% 35% 0% 50 -75%
Cấu tạo 1 lớp
gạch 200
Không có
ô văng
Ngang
Dọc
Ghi chú
Nổi trội thứ 1 Nổi trội thứ 2 Không nổi trội
Thành phần đứng Thành phần ngang
80
Giá trị hiện trạng của tham số thu được qua quá trình khảo sát hiện trạng và
phân tích số liệu về mặt đứng nhà phố tại các khu vực ở TP.HCM để rút ra đặc điểm
chung như Bảng 2.9. Các đặc điểm này được dùng làm cơ sở để phân tích và nhận
định hệ thống mặt đứng nhà phố trên hiện trạng, xây dựng HTTS phù hợp và tính
toán mô phỏng để tìm ra giá trị hiệu quả nhất.
Các bước tham số hóa cấu trúc:
- Xác định HTTSTĐ
- Xác định HTTSNT
- Kết hợp HTTSTĐ và HTTSNT thành HTTS cho cấu trúc (trong giới hạn của
luận án, HTTSNT chính là HTTS của cấu trúc kiến trúc).
- Chọn các giá trị khảo sát cho tham số trong HTTS.
2.4.3 Mô phỏng trên máy tính
Phần mềm EnergyPlus được USDOE (Bộ Năng lượng Hoa Kỳ) bắt đầu phát
triển từ 1996 và ra mắt vào năm 2001. Có thể xem đây là phần mềm tính toán và mô
phỏng năng lượng toàn diện, bao gồm mô phỏng bức xạ nhiệt, hoạt động của các hệ
thống HVAC, dự tính tổng năng lượng tiêu thụ, mô phỏng chi phí và vòng đời dự án,
mô phỏng ánh sáng tự nhiên để TKNL, dự đoán lượng khí thải CO2, NOx, CO
Tuy nhiên, EnergyPlus không có giao diện sử dụng thân thiện và được xem
như một nền tảng bao gồm các phương pháp tính toán và các phương pháp mô
phỏng để các bên khác sử dụng và tạo nên phần mềm của riêng mình. Hiện nay,
rất nhiều phần mềm mô phỏng năng lượng danh tiếng sử dụng mã nguồn của
EnergyPlus để làm lõi tính toán như DesignBuilder, Openstudio Phần mềm
DesignBuilder được lựa chọn để làm giao diện người dùng trong việc mô phỏng.
Phần mềm này hỗ trợ rất tốt cho giới KTS vì tính trực quan, dễ sử dụng và các gói
lập trình cộng thêm. Giá trị đầu vào bao gồm dữ liệu về khí hậu địa phương và mô
hình năng lượng (mô hình định lượng) của tòa nhà, kết quả đầu ra là rất nhiều các giá
trị về năng lượng. Tuy nhiên, trong luận án này, chỉ có lượng BXMT, thông gió và
ánh sáng tự nhiên được tập trung nghiên cứu.
81
Mô phỏng nhiệt: phần mềm Energy Plus có khả năng cho ra các giá trị về
BXMT bao gồm lượng nhiệt xuyên qua lỗ rỗng trên lớp vỏ, lượng nhiệt truyền qua
kết cấu, tổng lượng nhiệt nhận được bên trong công trình
Mô phỏng ánh sáng tự nhiên ban ngày: phần mềm Energy Plus có khả năng
cho ra các giá trị về ánh sáng tự nhiên ban ngày như độ rọi, cường độ ánh sáng trong
các tòa nhà. Ngoài ra, đường chuyển động biểu kiến của mặt trời và bóng đổ cũng
được mô phỏng và tính toán để cho ra các kết quả trực quan. Đối với nghiên cứu này,
ánh sáng ban đêm không được xem xét.
Mô phỏng sự thông gió: phần mềm DesignBuilder (với module CFD) có thể
biểu diễn sự thông gió rất chính xác và trực quan thông qua các vector gió hoặc màu
sắc khác nhau. Các dữ liệu về vận tốc gió tại điểm khảo sát, áp lực gió lên tường,
hướng gió được thể hiện cụ thể và chính xác dựa số lần thực hiện mô phỏng và độ
phân giải khác nhau.
Các bước mô phỏng:
- Nhập vị trí địa điểm và dữ liệu thời tiết của địa điểm (tải về từ trang web của
các tổ chức thu thập dữ liệu uy tín) vào phần mềm.
- Nhập mô hình năng lượng của công trình bao gồm các vùng không gian khảo
sát, vỏ bao che, vách ngăn chia, vật liệu, hệ thống HVAC, mẫu hoạt động của
con người trong vùng không gian khảo sát
- Phát lệnh cho máy tính chạy mô phỏng để thu được các kết quả về ánh sáng,
nhiệt, năng lượng, thông gió, nhiệt, dự toán chi phí
- Xuất kết quả mô phỏng vào các phần mềm phân tích dữ liệu và lưu trữ.
2.4.4 Xử lý dữ liệu mô phỏng
Các dữ liệu được xuất ra từ các phần mềm mô phỏng như lượng BXMT (kW),
vận tốc gió (m/s) hay độ rọi (lux) được gọi là những dữ liệu thô. Dữ liệu ở dạng thô
không đem lại nhiều giá trị hữu ích đối với tổ chức/doanh nghiệp hay KTS mà cần
xử lý thông qua quá trình thu thập và chuyển nó thành thông tin có thể sử dụng được.
Sau khi thu thập, dữ liệu lần lượt trải qua các bước lọc, sắp xếp, phân tích, lưu trữ và
sau đó được trình bày ở định dạng có thể đọc được. Có ba phương pháp xử lý dữ liệu
phổ biến – thủ công, cơ học và điện tử:
82
Xử lý dữ liệu thủ công - Trong phương pháp này, dữ liệu được xử lý thủ công.
Toàn bộ quá trình thu thập dữ liệu, lọc, sắp xếp, tính toán và phân tích đều được thực
hiện với sự can thiệp của con người mà không sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử hay
phần mềm tự động