MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.7
1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền.7
1.2. Những công trình nghiên cứu về công tác nghiên cứu lý luận về đảng
cầm quyền và chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền
ở Việt Nam hiện nay.16
1.3. Những giá trị kế thừa và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .23
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM.29
2.1. Lý luận về đảng cầm quyền và công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm
quyền ở Việt Nam .29
2.2. Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về
đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay.40
Chương 3: CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG
CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.59
3.1. Hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện công tác nghiên cứu lý luận về đảng
cầm quyền ở Việt Nam hiện nay.59
3.2. Thực trạng chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở
Việt Nam hiện nay .63
3.3. Đánh giá chung và nguyên nhân .105
Chương 4: QUAN ĐIỀM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM TỚI.112
4.1. Bối cảnh tình hình .112
4.2. Quan điểm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về
đảng cầm quyền ở Việt Nam trong những năm tới.116
4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm
quyền ở Việt Nam trong những năm tới.119
4.4. Những đề xuất, kiến nghị nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận
về đảng cầm quyền ở Việt Nam trong thời gian tới.152
KẾT LUẬN .158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .161
PHỤ LỤC.176
190 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Về phát triển văn hóa: Đảng xác định phát triển văn hóa là một trong những
vấn đề trọng tâm, nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII. Lần đầu tiên trong các văn
kiện Đại hội, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến phát triển văn hóa,
vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, sức mạnh nội sinh và là động
lực quan trọng để phát triển đất nước. Đây cũng là quan điểm xuyên suốt của Đảng
về thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững đất nước, trong đó phát triển kinh tế là
trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo
đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Đảng ta khẳng định: "Trọng
tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây
dựng môi trường văn hóa lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính
trị, văn hóa và kinh tế; xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị;
xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú
trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đảng ta cũng xác định, chủ thể xây dựng
và phát triển văn hóa là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng
tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng" [149].
Phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, đồng chí Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế,
chính trị, xã hội". "Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách
quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"; "văn hóa còn thì dân
tộc còn", văn hóa "thực sự là nền tảng tinh thần", "động lực phát triển" và "soi
đường cho quốc dân đi" [148].
- Về phát triển KTTT định hướng XHCN: Trong những năm đổi mới tiến lên
xây dựng CNXH, Đảng ta ngày càng khẳng định vai trò to lớn của nền KTTT định
hướng XHCN. Đây là quan niệm đột phá lý luận và sáng tạo mà Đảng ta đã tổng kết
thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Theo Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng: "Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị
trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của
KTTT, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt
84
Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh" [149].
Đó là một kiểu KTTT mới trong lịch sử phát triển của KTTT; một kiểu tổ
chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của KTTT, vừa dựa trên cơ sở và được
dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, thể hiện trên cả ba mặt:
sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Làm được điều đó, giúp các thành phần hoạt
động trong nền KTTT định hướng XHCN; các thành phần kinh tế hoạt động theo
pháp luật sẽ là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp
luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, "kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố
và phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội" [149].
- Về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế: Hơn 35 năm đổi mới vừa qua,
kế thừa và phát huy truyền thống đối ngoại vẻ vang của dân tộc, nhất là tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ĐCS Việt Nam đã kế thừa và không ngừng bổ sung,
phát triển, hoàn thiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở vì hòa bình, hợp
tác và phát triển, thực thi chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: "Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát
triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc
gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và
luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt
Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế" [72, tr.161-162].
* Về giá trị thực tiễn
Những giá trị cốt lõi trong nội dung kết quả các chương trình, đề tài nghiên cứu
lý luận về đảng cầm quyền được hiện thực hóa trong thực tiễn. Nhiều kết quả nghiên
cứu đã được Đảng ta tổng hợp, khái quát và cụ thể hóa bằng những quan điểm, định
hướng chỉ đạo trong Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết, kết luận, văn kiện
85
đại hội của Đảng, trong các bài viết, bài phát biểu chỉ đạo của lãnh tụ Đảng trên một số
lĩnh vực, cụ thể:
- Lý luận về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam: Ngay khi mới ra đời và
trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, ĐCS Việt Nam luôn luôn khẳng định:
CNXH là mục tiêu, lý tưởng của ĐCS và nhân dân Việt Nam; đi lên CNXH là yêu
cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng. Trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta vẫn
khẳng định: “Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của
ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch
sử” [63]. Tuy nhiên, trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, thế giới có nhiều
sự thay đổi, đòi hỏi Đảng ta cần phải tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận để tìm
ra đường lối đúng phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đảng ta đã nhận thức ngày
càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về CNXH và thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
Điều đó thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta trong bài viết của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh (19/5/1890-19/5/2021): “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam
đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng
sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn
kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có
quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” [149].
- Đối với Cương lĩnh của Đảng: Cương lĩnh là bản tuyên ngôn chính trị, là cơ
sở thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng. Trong thời kỳ đổi mới, Cương lĩnh
càng có vai trò quan trọng để xác định con đường đi lên của đất nước. Tại Đại hội
VII (tháng 6/1991), ĐCS Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH, gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991. Trong điều kiện
thế giới đầy khó khăn và phức tạp, Cương lĩnh năm 1991 trở thành vũ khí tư
tưởng, lý luận cho toàn Đảng, toàn dân tiếp tục đi theo con đường XHCN. Sau 20
năm kể từ khi Cương lĩnh năm 1991 ra đời, tình hình quốc tế trong nước đã có
86
những biến đổi sâu sắc. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, quá trình toàn cầu
hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ; công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới
và khu vực. Trước tình hình đó, Trung ương đã tổ chức nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
Cương lĩnh năm 1991 cho phù hợp với điều kiện mới. Đại hội XI của Đảng đã
thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung,
phát triển năm 2011), gọi tắt là Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011). Sau 30
năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm
1991, đặc biệt trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát tiển năm 2011),
Đảng ta tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới hiện nay là đúng đắn, sáng tạo.
Khẳng định con đường đi lên CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam
và xu thế phát triển của thế giới và thời đại.
- Đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng: Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư đặc biệt quan tâm đến lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng toàn diện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt nhiều
kết quả tích cực. Đề cao trách nhiệm của cấp ủy, sự gương mẫu cán bộ, đảng viên, nhất
là những người đứng đầu các cấp; phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết thống nhất
trong Đảng; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình,
ủng hộ của nhân dân, góp phần nâng cao vị thế cầm quyền của Đảng, khẳng định vai
trò lãnh đạo, đường lối đúng đắn của Đảng; củng cố niềm tin của Đảng với nhân dân.
Trong đó, từ gian đoạn 2016-2021, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành 14 nghị
quyết và 01 quy định, trong đó có 4 nghị quyết và 01 quy định về công tác xây dựng
Đảng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 184 chỉ thị, nghị quyết, kết luận, quy định,
quy chế, kế hoạch, hướng dẫn về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị [73,
tr.166], chẳng hạn như: Nghị quyết 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 về tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Nghị quyết số
18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-
NQ/TW, ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 26-
NQ/TW, ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp
87
chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Chỉ thị số 05-
CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Sau Đại hội XIII của Đảng, Ban Chấp
hành Trung ương đã ban hành 02 văn bản để triển khai công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, đó là: Kết luận số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2021 về tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Quy định số 37-
QĐ/TW ngày 25/10/2021 về những điều đảng viên không được làm [73, tr.166].
- Đối với Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội: Công tác lãnh
đạo của Đảng với Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội luôn
được quan tâm, tăng cường mối quan hệ phối hợp ngày càng chặt chẽ, đồng bộ.
Tiểu biểu việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị đạt
được kết quả quan trọng, có nhiều đổi mới. Ban Chấp hành Trung ương đã ban
hành, chỉ đạo thực hiện 2 nghị quyết về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị. Bộ Chính trị ban hành kế hoạch và các nghị quyết, kết luận
để thực hiện. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ
đạo thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật, là cơ sở pháp lý để các cấp thực hiện có
hiệu quả [73, t.2, tr.180-181]. Tính đến ngày 31/12/2019, giảm 4 đầu mối trực thuộc
ở Trung ương, 97 đầu mối trực thuộc ở cấp tỉnh; 6 tổng cục và tương đương; 19
cục, vụ, 90 đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương; 3.768 phòng, đội và tương
đương; giảm 4.963 đơn vị, sự nghiệp công lập; giảm 3.646 đầu mối trong các đơn vị
sự nghiệp công lập ở địa phương Giảm 10.386 cấp trưởng, cấp phó ở các cơ quan
đơn vị, tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp huyện; giảm 3.306 cấp trưởng, 4.080 cấp
phó ở các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương [73, tr.182].
- Đối với văn hóa: Đảng ta luôn coi trọng vai trò của văn hóa và rất chú trọng
quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Nhận thức
của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Đảng ta khẳng định:
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh,
động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài
hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình
xây dựng CNXH ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Nền văn hóa mà
Đảng và nhân dân ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đầm đà bản sắc dân tộc với nội
88
dung cốt lõi là độc lập dân tộc và CNXH; chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; kế thừa những truyền
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu tinh
hoa văn hóa của thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích
chân chính và phẩm giá con người, với trình độ trí thức, đạo đức, thể lực, lối sống và
thẩm mĩ ngày càng cao. Đồng thời, Đảng ta khẳng định, con người là chủ thể, giữ vị trí
trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người là mục
tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học -
công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường bền vững; xây dựng giai đình
hạnh phúc, tiến bộ là tế bào vững mạnh, vững chắc của xã hội” [73, tr.165].
Để thực hiện những quan điểm trên, trong thời gian qua, Đảng ta đã ban hành
các nghị quyết: Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII về một số nhiệm vụ văn hóa, văn
nghệ trong những năm trước mắt; Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33-
NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước; Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước
- Đối với kinh tế: Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: Thể chế KTTT định hướng
XHCN đang dần được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thể chế KTTT đã dần hình thành hệ thống pháp luật về
kinh tế khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu
hoạt động. Vai trò quản lý của Nhà nước đã được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế
thị trường, về cơ bản đã thiết lập được khung pháp luật và bộ máy thực thi hiệu quả
hơn. “Tính từ năm 2016 đến tháng 6/2020, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội
đã ban hành 101 luật, pháp lệnh, nghị quyết. Chính phủ ban hành khoảng 688 nghị
định. Số lượng văn bản đã ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước” [73, tr.31]. Cụ thể, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai
đoạn 2016-2019 đạt mức khá cao, bình quân 6,8%/năm [73, tr.8]. Tốc độ tăng bình
quân giai đoạn 2016-2020 của khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 7,45% và khu
89
vực dịch vụ đạt 6,2%. “Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, năm 2020 nước đạt 271,2
tỉ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt
2.779 USD, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015” [73, tr.8-9]. Các cân đối lớn của nền
kinh tế về tích lũy, tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động-việc
làm tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Tỷ
lệ tích lũy tài sản so với GDP theo giá hiện hành năm 2020 khoảng 26,7% [73, tr.9].
Dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục, tăng từ mức 28 tỉ USD năm 2015 lên gần 100 tỉ vào năm
2020 [73, tr.10].
- Đối với công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế: Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng khẳng định: Các hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối
ngoại nhân dân đạt được nhiều kết quả quan trọng. “Hội nhập quốc tế và ngoại giao
kinh tế phục vụ phát triển có những bước tiến quan trọng về chủ trương, chính sách
cũng như triển khai trên thực tiễn, cùng với quốc phòng và an ninh củng cố môi
trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế” [73, t.2, tr59]. Kiên
quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia - dân tộc trên biển, trên
không và trên bộ; hợp tác quốc tế về biển, đảo được tăng cường, duy trì môi trường
hòa bình, ổn định, thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước. Cho đến nay, “nước ta có
quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp
quốc, trong đó có 3 nước có "quan hệ đặc biệt", 17 nước "đối tác chiến lược" và 13
nước "đối tác toàn diện". Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực
và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp
quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO, Về đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước,
đối ngoại nhân dân và các lĩnh vực, nước ta có quan hệ với 247 chính đảng ở 111
quốc gia. Quốc hội có quan hệ quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia” [149,
tr.184-185]. Thúc đẩy ký kết và thực hiện được 15 hiệp định thương mại tự do (FTA)
thế hệ mới, được bầu vào Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
nhiệm kỳ 2020-2021
Với đường lối đối ngoại mềm dẻo của Đảng, trong bài phát biểu tại Hội nghị
Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng, ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:
Chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc "cây
90
tre Việt Nam", "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", thấm đượm tâm hồn, cốt
cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Đó là: “Mềm mại, không khéo, nhưng rất
kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo những rất bản lĩnh, kiên định, can trường
trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Biết
nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, "tùy
cơ ứng biến", "lạt mềm buộc chặt"!" [149, tr.184].
Kết quả điều tra xã hội học về chất lượng nghiên cứu lý luận về đảng cầm
quyền ở nước ta hiện nay cho thấy, có 51% số người được hỏi cho rằng các chương
trình, đề tài đã có tính mới và sáng tạo; có 62,4% số người cho rằng kết quả các chương
trình, đề tài có tính hệ thống và logic; có 58% chương trình, đề tài có tính khoa học và
thực tiễn cao.
Biểu đồ 3.2: Đánh giá về chất lượng nội dung công tác nghiên cứu lý luận
về đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay
Qua 35 năm tiến hành công cuôc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đất nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Với những thành tựu đạt được trên các mặt nội
dung công trình nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam thời gian qua,
góp phần làm cho lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên
CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được thực hiện hóa. Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng nhận định: “Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh
91
sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua
nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; tiếp tục khẳng định con đường
đi lên CNXH của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực
tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là
đúng đắn. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý
luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc
đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN trong giai đoạn mới” [72, tr.25-26]. Đây chính là kết quả nghiên
cứu lý luận, có giá trị nghiên cứu khoa học và thực tiễn quan trọng nhất giúp cho
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và lãnh đạo đưa đất nước xây dựng thành
công con đường đi lên CNXH trong giai đoạn mới.
3.2.2.2. Hạn chế, bất cập
Trước những biến đổi nhanh chóng, phức tạp của tình hình thế giới, khu vực
và những thay đổi của tình hình đất nước, chất lượng nội dung các chương trình, đề
tài nghiên cứu về công tác lý luận nói chung và công tác nghiên cứu lý luận về đảng
cầm quyền bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn
và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Đảng ta nhận định: “Công tác tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận chưa được quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu
cầu; một số vấn đề mới, khó, phức tạp chưa được làm sáng tỏ” [72; tr.90-91]; “lý
luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp, kết quả nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu
cầu của thực tiễn” [30].
Trước hết, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, lựa chọn chương trình, đề
tài nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền chưa thật đồng bộ. Công tác chỉ đạo, định
hướng các chương trình, đề tài nghiên cứu còn thiếu sự dẫn dắt, chỉ đường, định
hướng lý luận của các cơ quan tham mưu, tư vấn, nên nhiều chương trình, đề tài
nghiên cứu chất lượng còn chung chung, dàn trải. Hậu quả là trong chỉ đạo thực tiễn
hoạt động các chương trình, đề tài nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền chưa kịp
thời và hiệu quả.
Chất lượng nội dung các chương trình, đề tài nghiên cứu lý luận về đảng cầm
quyền còn dàn trải, tính dự báo thấp. Tầm tư duy, tính khoa học của mốt số sản phẩm
nghiên cứu các vấn đề lý luận về đảng cầm quyền đặt ra chưa đủ sức thuyết phục đối
92
với thực tiễn. Vẫn còn tình trạng một số công trình nghiên cứu mang nặng tính giáo
điều, kinh viện, chủ yếu thuyết minh, giảng giải những nguyên lý có sẵn một cách
giản đơn, theo công thức lôgic hình thức. Nhiều vấn đề lý luận cơ bản chưa được
nghiên cứu toàn diện, một số vấn đề mới, khó chưa được làm sáng tỏ, chưa thật sự đi
sâu vào những vấn đề gay cấn của thực tiễn và nhận thức, còn né tránh sự thật, nhất là
những sự thật gai góc, yếu kém, khuyết điểm, còn lảng tránh những vấn đề nhạy cảm
do sợ đụng chạm. Tính phát hiện mới, chất lượng dự báo, bổ sung, phát triển lý luận,
hàm lượng khoa học, tính sáng tạo trong không ít công trình nghiên cứu chưa cao.
Một số kết quả nghiên cứu chưa được ứng dụng có hiệu quả. Công tác tổng kết thực
tiễn, nghiên cứu lý luận còn có những bất cập, chưa thật làm rõ được một số vấn đề
đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng hoạt động trong thực tiễn, cung cấp cơ
sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Điều đó cho thấy sự tách biệt giữa lý luận và thực tiễn, lý luận chưa xuất
phát từ yêu cầu của thực tiễn. Lý luận thiếu sự sắc sảo và nhạy bén để dự báo. Như
lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ Kỷ niệm 90 năm thành lập
ĐCS Việt Nam 03/2/2020: “Đất nước ta đã qua 35 năm thực hiện công cuộc đổi
mới, Đảng ta đã qua 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, song hiện vẫn còn
không ít vấn đề lý luận, thực tiễn chưa được luận giải thấu đáo và làm sáng tỏ. Vẫn
còn những vấn đề mới mà thực tiễn phát triển của thế giới, nhất là của Việt Nam đặt
ra chưa được nghiên cứu, tổng kết” [147]. Kết quả điều tra xã hội học về chất lượng
nội dung công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay số người
được hỏi về tính khoa học và thực tiễn nội dung kết quả các chương trình, đề tài vẫn
còn có 19,6% người trả lời không cao và có 22,4% ý kiến khó trả lời. Đặc biệt, đánh
giá tính hệ thống và lôgic của nội dung các chương trình, đề tài, có 15,3% ý kiến trả lời
là không có và khó trả lời chiếm tỷ lệ 22,4% [Biểu đồ 1].
Nhiều vấn đề lý luận tuy được rất nhiều chương trình, đề tài, đề án nghiên
cứu nhưng kết quả lại chưa có nhiều cái mới, còn ít có những điểm đột phá, nhiều
khi “xào xáo” cái cũ lại để nghiệm thu. Những kết luận, kiến nghị của các công
trình nghiên cứu chưa thật sự đi sâu vào các giải pháp cụ thể, có tính khả thi nên ít
được ứng dụng ngay vào thực tiễn. Nhiều vấn đề bức xúc do thực tiễn đổi mới đặt
ra chưa có được nhiều đề xuất giải quyết một cách thoả đáng. Những phương pháp
nghiên cứu, hình thức diễn đạt, lối tư duy còn giản đơn, có suy luận một chiều; các
93
phương pháp tiếp cận vẫn chưa thật sự đổi mới, đôi khi còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn
và ít sức thuyết phục.
Theo kết quả điều tra hơn 453 phiếu, thực hiện trong cán bộ, đảng viên, hỏi
về tính mới và sáng tạo của chất lượng nội dung công tác nghiên cứu lý luận về
đảng cầm quyền, có 19,2% ý kiến cho rằng chưa có tính mới và sáng tạo; đặc biệt,
có 29,8% ý kiến khó trả lời về các sản phẩm đó. Như vậy, với kết quả điều tra các
chương trình, đề tài nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở nước ta thời gian qua
về tính mới và sáng tạo vẫn còn tỷ lệ chưa cao. Thêm vào đó, tình trạng trùng lặp về
nội