Luận án Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường chính trị - Hành chính tỉnh cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN 6

1.1. Tình hình nghiên cứu ở Lào 6

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 18

1.3. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc 31

Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY

Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN

CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 36

2.1. Các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh và đội ngũ cán bộ nghiên cứu,

giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào 36

2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị -

Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - quan niệm và tiêu chí

đánh giá 57

Chương 3: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY

Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 71

3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường

Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 71

3.2. Nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm 88

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở

CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025 100

4.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính

tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2025 100

4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu,

giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào đến năm 2025 114

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 167

pdf190 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường chính trị - Hành chính tỉnh cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c văn kiện của Đảng; đôi khi có đọc tài liệu là 35,51%; chưa bao giờ đọc 9,03%. Về việc học các môn khoa học một cách tích cực, chủ động là 54,51%, tích cực nhưng chưa chủ động là 43%, không tích cực, chủ động là 2,49%. Khi hỏi học viên ở các trường có quan tâm đến những vấn đề về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì có 7,78% cho rằng không quan tâm, thỉnh thoảng quan tâm 43,30% và thường xuyên quan tâm là 48,90% (xem phụ lục 6) và đã sử dụng các phương tiện vào giảng dạy một cách có chọn lọc. Qua điều tra cho thấy mức độ sử dụng phương tiện giảng dạy với 93 CBNC, GD là: bảng phấn 100%, đèn chiếu hắt 35,34%, hệ thống VIDEO 0%, máy chiếu kỹ thuật số 15,54% và phương tiện khác 14,23% (xem phụ lục 5). - Về việc soạn và bổ sung bài giảng Việc soạn và bổ sung bài giảng là nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ CBNC, GD, nên mỗi CBNC, GD luôn coi trọng và tự giác soạn và bổ sung bài giảng của mình cho phù hợp với đối tượng và giai đoạn cách mạng. Qua điều tra 321 học viên đã học xong các môn khoa học chính trị cho thấy: 19,62% cho rằng cần soạn bài giảng phù hợp với đối tượng học; 30,52% số ý kiến cho rằng phải viết bài giảng phù hợp với đặc thù cho từng chuyên ngành học; và 49,84% cho rằng cần phải luôn bổ sung bài giảng (xem phụ lục 6). - Về việc hướng dẫn học viên viết tiểu luận và luận văn tốt nghiệp Với sự quan tâm của các cấp ủy, ban giám đốc các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào và sự nỗi lực tự vươn lên của từng CBNC, GD, nên năng lực hoạt động thực 81 tiễn của đội ngũ cán bộ này đã có nhiều tiến bộ, thể hiện rõ ở kết quả thực hiện các nhiệm vụ chức trách của mình và các hoạt động của cơ quan. “100% các ban lãnh đạo của nhà trường đã kiểm tra, giám sát học viên đi thu thập tài liệu về viết tiểu luận các môn khoa học chính trị, viết luận văn tốt nghiệp theo kế hoạch và chương trình đào tạo, bồi dưỡng hệ trung cấp lý luận chính trị” [117, tr.42]. - Về kết quả đào tạo, bồi dưỡng Từ năm 2009 đến năm 2015, các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đã thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên đạt nhiều kết quả rõ rệt: hệ cao cấp tập trung: 1.493 người, nữ 221 người; hệ cao cấp đặc biệt buổi tốt: 625 người, nữ 61 người; hệ trung cấp tập trung: 3.770 người, nữ 478 người; hệ trung cấp đặc biệt buổi tốt: 1.514 người, nữ 113 người; bồi dưỡng 3 tháng: 1.575 người, nữ 200 người; bồi dưỡng 45 ngày: 2.082 người, nữ 364 người, được biểu hiện qua bảng sau: Bảng 3.3: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các TCT-HC tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2009 - 2015 Đơn vị tính: người Hệ cao cấp tËp trung Hệ cao cấp đặc biệt buổi tối Hệ trung cấp tËp trung Hệ trung cấp đặc biệt buổi tối 3 tháng (sơ cấp) 45 ngày TT Năm Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ 1 2009 - 2010 236 38 87 3 639 74 150 18 162 16 730 110 2 2010 - 2011 245 48 85 4 660 73 660 18 667 35 451 33 3 2011 - 2012 222 35 83 3 632 71 207 27 180 36 179 44 4 2012 - 2013 277 49 217 41 643 69 120 16 101 31 110 39 4 2013 - 2014 226 39 78 5 648 68 227 18 279 50 359 70 5 2014 - 2015 288 31 75 5 548 63 150 16 186 32 253 68 Tổng cộng 1493 221 625 61 3770 478 1514 113 1575 200 2082 364 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả học tập mỗi năm học của các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào từ năm 2009 đến 2015 [58]. 82 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên của các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đã góp phần nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh, huyện, cơ sở, đồng thời góp phần vào quá trình nâng cao hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng và công tác nghiên cứu, giảng dạy của các nhà trường. Kết quả giành được như trên trước hết là do sự cố gắng vươn lên về các mặt của đội ngũ CBNC, GD, đồng thời cũng do người học đều là cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện và cán bộ chuyên môn ở cơ sở, họ là những người am hiểu thực tiễn... “Những người vào học các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh phải có trình độ chuyên môn và kiến thức nhất định, có bằng tốt nghiệp phổ thông lớp 11,12 hoặc lớp bồi dưỡng văn hóa với trình độ lớp 11,12” [6, tr.5]. Với sự cố gắng tích cực, rèn luyện đúng đắn, nhờ đọc tài liệu, chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp và trao đổi kiến thức với học viên đã giúp cho CBNC, GD tự tin vào các buổi giảng và làm cho học viên chủ động nghe giảng và tiếp thu bài giảng một cách nhanh chóng. Qua điều tra 321 học viên trong một số trường, có 77,54% số học viên được hỏi khẳng định học tốt các môn học sẽ giúp họ tự tin và vững vàng hơn trong công tác; có 18,06% số học viên được hỏi còn phân vân và chỉ có 4,36% số học viên được hỏi phủ nhận điều này (xem phụ lục 6). Nhờ đó, đa số học viên nắm bắt được những vấn đề cơ bản, then chốt của từng bài. Đẩy mạnh và áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực đã đem lại kết quả học tập khá hơn, bên cạnh đó chất lượng của CBCN,GD cũng không ngừng được nâng cao. Kết quả giảng dạy và học tập tích cực các môn của học viên hệ trung cấp và cao cấp lý luận chính trị - hành chính ở 18 trường với 1.072 học viên, trong năm học 2014 - 2015 cho thấy: học viên đạt kết quả giỏi và khá chiếm tỷ lệ cao. Trong các môn học thì số học viên đạt kết quả giỏi chiếm 30,97,%, khá chiếm 46,17% và trung bình là 17,81%. 83 Bảng 3.4: Tổng kết các môn học với 1.072 học viên ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào (khóa học 2014 - 2015) Kết quả học tập các môn khoa học Môn Giỏi Khá Trung bình TH MLN 75 20,32% 98 19,32% 35 17,85% KTCT-QLKT 82 22,22% 104 20,51% 42 21,42% CNXHKH 69 18,69% 104 20,51% 40 20,40% NNPL 68 18,42% 101 19,92% 37 18,87% XDD 75 20,32% 100 19,72% 42 21,42% Tổng % 369 = 32,42 % 507 = 47,29 % 196 = 18,28 % Nguồn: Báo cáo rút kinh nghiệm về việc dạy và học giữa các TCT- HC tỉnh CHDCND Lào, năm học 2013-2014 và kế hoạch năm học 2014-2015 [118] Ngoài ra, còn có một số giảng viên mời (giảng viên kiêm chức) có 228 người, 78 nữ. Cụ thể là, TCT-HC tỉnh Phông Sả Ly có 9 người, 3 nữ; TCT-HC tỉnh Bo Kẻo có 11 người, 4 nữ; TCT-HC tỉnh Hùa Phăn có 10 người, 3 nữ; TCT- HC tỉnh Luang Năm Tha có 15 người, 6 nữ; TCT-HC tỉnh U Đôm Xay có 16 người, 5 nữ; TCT-HC tỉnh Xay Nha Bu Ly có 12 người, 4 nữ; TCT-HC tỉnh Xiêng Khoảng có 13 người, 5 nữ; TCT-HC tỉnh Luang Pha Bang 22 người, 3 nữ; TCT-HC tỉnh Viêng Chăn có 12 người, 4 nữ; TCT-HC thu đô Viêng Chăn có 15 người, 5 nữ; TCT-HC tỉnh Bo Ly Khăm Xay có 13 người, 4 nữ; TCT-HC tỉnh Kham Muổn có 14 người, 5 nữ; TCT-HC tỉnh Sả Vẳn Na Khệt có 17 người, 3 nữ; TCT-HC tỉnh Chăm Pa Sắc có 25 người, 6 nữ; TCT-HC tỉnh Sả La Văn có 12 người, 4 nữ; TCT-HC tỉnh Sê Kong có 14 người, 5 nữ và TCT-HC tỉnh Át Ta Pư có 9 người, 2 nữ. (Riêng TCT-HC tỉnh Xay Sổm Bun do mới thành lập tỉnh và trường nên chưa được đào tạo, bồi dưỡng một khóa nào). (Những giảng viên kiêm chức đã nêu trên không tính các giảng viên từ HVCT&HCQG Lào) đều có bằng cấp lý luận chính trị - hành chính và kiêm chức trong các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh, huyện. Cụ thể là: - Về bằng cấp lý luận chính trị + Cao cấp lý luận chính trị 34 người, chiếm 14,91%; nữ 13 người, chiếm 5,70% của tổng số giảng viên kiêm chức. 84 + Cử nhân 109 người, chiến 47,08%; nữ 39 người, chiếm 17,10%. + Thạc sỹ 68 người, chiếm 29,82%; nữ 19 người, chiếm 8,33%. + Tiến sỹ 17 người, chiếm 7,45%; nữ 5 người, chiến 2,19%. - Về chức vụ trong các cơ quan đảng, chính quyền và đoàn thể + Cán bộ trong Ban Thường vụ tỉnh ủy có 34 người, chiếm 14,91% của tổng số giảng viên kiêm chức. + Cán bộ trong Ban Tổ chức - cán bộ của tỉnh 34 người, chiếm 37,28%. + Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện 24 người, chiếm 10,52%. + Cán bộ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng 34 người, chiếm 39,28%. + Cán bộ trong Ban Tuyên huấn của tỉnh 13 người, chiếm 5,70%. + Cán bộ trong Đoàn thanh niên 17 người, chiếm 7,45%. + Cán bộ trong Hội phụ nữ 15 người, chiếm 6,57%. + Trưởng, phó trưởng ngành Kế hoạch và đầu tư trong tỉnh 28 người, chiếm 12,28%. + Trưởng ngành Phát triển nông thôn trong tỉnh 15 người, chiếm 6,57%. + Cán bộ đã về hưu 16 người, chiếm 7,01%. Các giảng viên này đều được phân công giảng dạy tất cả các môn khoa học mà đúng chuyên ngành đã học qua (có bằng). Điều này cho thấy đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào còn thiếu về số lượng, hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn. Hiện nay trong mỗi bộ môn học ít nhất là có 2-3 người, nhiều nhất là 3-5 người lo về các môn học. Nên nhu cầu CBNC, GD chuyên lo trong các bộ môn ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đến năm 2020 ngày càng phải tăng lên về số lượng và chất lượng (xem phụ lục 4). Như vậy, có thể thấy trong 5 - 7 năm tới, các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào cần bổ sung thêm số lượng CBNC, GD trong các bộ môn. Mỗi trường cần có ít nhất là khoảng 15 đến 25 CBNC, GD mới đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ kế cận các cấp, các ngành của tỉnh và huyện, địa phương và cơ sở theo chương trình đào tạo hệ trung cấp và cao cấp lý 85 luận chính trị - hành chính ở các trường sau này. Qua điều tra với 93 CBNC, GD cho thấy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy thì CBNC, GD cần phải bồi dưỡng thêm những kiến thức cơ bản là: kiến thức lý luận chính trị 85,13%; kiến thức chuyên môn 100%; kiến thức xã hội 83,31% và phương pháp dạy học tích cực 88,31% (xem phụ lục 5). Bên cạnh đó cũng phải bố trí các lớp, các khóa học cho phù hợp. Qua điều tra 18 trường với 321 học viên về việc bố trí lớp học thế nào cho phù hợp thì có 68,22% cho rằng nên bố trí 30 học viên trên một lớp; 28,66% cho rằng nên bố trí 31-50 học viên trên một lớp và chỉ có 3,11% bố trí lớp học 51 học viên trở lên (xem phụ lục 6). 3.1.2. Hạn chế, khuyết điểm Thứ nhất, về số lượng và cơ cấu - Về số lượng Với số lượng CBNC, GD như hiện nay, phải đồng thời thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và tổng kết thực tiễn, nhiều người phải kiêm nhiệm bài giảng và số giờ giảng dạy rất nhiều. Cho nên thời gian để tích lũy tri thức, thời gian giành cho công tác quản lý, lãnh đạo, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học với các chuyên đề thì rất ít, dẫn đến chất lượng bài giảng hạn chế. Trên thực tế đã xuất hiện nhiều bài giảng chất lượng thấp, do tài liệu tham khảo có ít, do một CBNC, GD phải đảm nhiệm nhiều chuyên đề bài giảng. “Đội ngũ giảng viên vừa thiếu, vừa yếu dẫn đến hầu hết chất lượng giảng dạy các môn học ở các trường không cao” [110, tr.79]. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong những năm tới cần tích cực bổ sung thêm CBNC, GD đủ về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo tính kế thừa về tuổi đời, dân tộc, tuổi nghề và tuổi đảng của đội ngũ này. - Về cơ cấu (giới tính, dân tộc và độ tuổi) Trong hơn chục năm qua, mặc dù đã được tăng cường những CBNC, GD trẻ được đào tạo chính quy, mỗi bộ môn có CBNC, GD đảm nhiệm từ 2 - 3 người, 86 song số CBNC, GD lớn tuổi từ 40 - 55 tuổi có ít, số CBNC, GD có tuổi đời dưới 30 chiếm tỷ lệ rất đông nhưng kinh nghiệm thực tiễn lại hạn chế, nếu không có biện pháp khắc phục, sẽ dẫn đến hẫng hụt đội ngũ CBNC, GD trong 10 - 15 năm tới; tuổi nghề của đội ngũ CBNC, GD từ 1-20 năm chiếm khá đông; CBNC, GD tuổi nghề từ 20-35 và 35 năm trở lên có ít, nên phần lớn CBNC, GD hạn chế về thực tiễn cuộc sống. Thứ hai, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng - Về phẩm chất chính trị Do mặt trái của kinh tế - xã hội tác động đã có một số CBNC, GD có tâm tư suy nghĩ về lợi ích cá nhân, đặt nó lên trên lợi ích tập thể, chưa thể hiện rõ chính kiến trước những tiêu cực trong xã hội, nên trong khi lên lớp giảng bài có lúc, nêu ví dụ, tình huống chưa lý giải và đúng hướng theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tình trạng chạy theo chức, quyền, lợi... vẫn còn tồn tại ở một số CBNC, GD. Đây là những biểu hiện tiêu cực, suy thoái tác động đến quá trình nghiên cứu, giảng dạy ở các trường này, làm giảm vai trò của nền giáo dục nói chung, giáo lý luận chính trị - hành chính ở các TCT-HC tỉnh nói riêng. - Về đạo đức cách mạng Qua thực tiễn, một số CBNC, GD ở các trường chưa thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống, chưa làm chủ bản thân, để cho những tác động từ mặt trái kinh tế thị trường, mở cửa chi phối dẫn đến suy thoái về đạo đức, lối sống, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thanh danh của CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh. Bên cạnh đó một số cán bộ này còn lãng phí, ăn chơi tùy tiện, xa hoa, tiêu tốn công quỹ. Thứ ba, trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học - Về trình độ chuyên môn Trình độ đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong những năm gần đây tuy đã từng bước được nâng lên, song chưa đáp ứng theo 87 yêu cầu chuẩn của hệ thống các trường đảng cấp tỉnh, tức là CBNC, GD ở các trường phải có trình độ chuyên môn từ cử nhân trở lên, có trình độ lý luận từ cao cấp mới đáp ứng được nhiệm vụ của nhà trường. Qua điều tra 18 trường, hiện nay CBNC, GD ở các trường chỉ có 309 cán bộ viên chức ở các trường. Trong đó tiến sỹ có 9 người, thạc sỹ 68 người, cử nhân 191 người, cao cấp 64 người, và trung cấp 11 người. Nhìn con số thì khá nhiều, song khi nghiên cứu sâu vào các trường thì một số trường có CBNC, GD ít nhất là 2 người, nhiều nhất là 31 người và trình độ rất chênh lệch, như vậy tỷ lệ CBNC, GD ở các trường chưa thật sự hợp lý. - Về năng lực nghiên cứu, giảng dạy Thực tế cho thấy, khả năng sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác xây dựng - chỉnh đốn Đảng, chính quyền, các đoàn thể của CBNC, GD không đồng đều, năng lực một số cán bộ này còn hạn chế, phân bố chuyên môn chưa hợp lý, một số chuyên ngành, bộ môn có ít như: xây dựng Đảng, dân vận, Nhà nước pháp luật và triết học. Hơn nữa, sự bố trí sử dụng một số CBNC, GD ở một số trường chưa đúng chuyên môn và năng lực thực tiễn, từ đó gây ảnh hưởng rất nhiều về chất lượng nghiên cứu và giảng dạy ở các trường. Một bộ phận cán bộ có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy, được đào tạo và bồi dưỡng cơ bản từ đại học quốc gia Lào, HVCT & HCQG Lào, HVCTQG Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Việt Nam... Song hạn chế của đội ngũ này là về trình độ ngoại ngữ như: Anh, Pháp, Trung Quốc... và tin học, kiến thức chuyên môn theo thời gian, nếu không được thường xuyên củng cố bồi dưỡng thì dễ bị mai một, lạc hậu, việc tiếp cận và ứng dụng phương pháp giảng dạy hiện đại còn hạn chế và có khó khăn. Do đa số các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào mới được nâng cấp lên trình độ cao cấp (Trường Chính trị - Hành chính Thủ Đô Viêng Chăn được nâng lên từ năm 2005, Trường Chính trị - Hành chính tỉnh U Đôm Xay, Luong Pha Băng, Sả Vẳn Na Khệt và Chăm Pa Sắc được nâng từ năm 2007) nên CBNC, GD chủ yếu có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. 88 Thứ tư, kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong những năm qua còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ này trong giai đoạn cách mạng mới. Các mặt quy mô, tốc độ, mô hình, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đều còn xa so với yêu cầu bức xúc mà xã hội đang đặt ra, chưa sử dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở một số trường chưa được củng cố đúng mức. Việc giảng dạy và học tập các môn khoa học ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong thời gian gần đây, số giờ lên lớp không ít CBNC, GD còn sử dụng phương pháp truyền thống như thuyết trình, phương pháp đối thoại; phương pháp nêu vấn đề còn ít sử dụng. Qua điều tra CBNC, GD các môn cho thấy: 100% sử dụng phương pháp thuyết trình thường xuyên; phương pháp nêu vấn đề chiếm 38,15% và phương pháp thảo luận nhóm chiếm 47,34%. 3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM 3.2.1. Nguyên nhân của thực trạng 3.2.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm Một là, do có đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng NDCM Lào. Có thể nói rằng đường lối đổi mới của Đảng trong đó gồm cả đường lối về công tác cán bộ vừa xuất phát từ đổi mới nhận thức và tư duy lý luận, vừa lấy đó làm một trong những nội dung cơ bản. Chính điều đó đã đặt ra một đòi hỏi khách quan, đồng thời tạo động lực cho quá trình đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, đội ngũ CBNC, GD nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, xây dựng - chỉnh đốn Đảng và dân vận trong điều kiện nước Lào hiện nay. Quan điểm chung cũng như các quan điểm cụ thể của Đảng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời kỳ mới chính là nguyên tắc chung và là các phương châm chủ yếu trong hoạt động 89 đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trước mắt và lâu dài, trong đó có đội ngũ CBNC, GD ở trong các hệ thống trường Đảng cấp tỉnh. Không chỉ thế, với chủ trương lấy đào tạo, bồi dưỡng trong nước gắn liền với tình hình thực tế của đất nước là chủ yếu, và việc hợp nhất một số trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã xác định trong nghị quyết về phát triển tài nguyên con người ở CHDCND Lào đã tạo cơ hội và thúc đẩy sự phát triển cũng như không ngừng phát huy năng lực của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong cả nước [44, tr.16]. Hai là, sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của tỉnh ủy, chính quyền và sự chỉ đạo của HVCT&HCQG Lào về mặt chuyên môn và sự nỗ lực của các đảng bộ nhà trường, các ban ngành, khoa chuyên môn trong các trường về việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng như chất lượng của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong những năm qua. Với bề dày kinh nghiệm giáo dục, đào tạo trong những năm qua, tỉnh ủy, chính quyền, HVCT&HCQG Lào lãnh đạo, chỉ đạo các TCT-HC tỉnh đã thường xuyên nghiên cứu, nắm vững chủ trương đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của cấp ủy tỉnh, nhiệm vụ chính trị các trường, đặc biệt quan tâm đến chất lượng của đội ngũ CBNC, GD. Trong các nghị quyết của cấp ủy các trường đều có nội dung về nâng cao chất lượng của đội ngũ CBNC, GD. Với sự nỗ lực phấn đấu lãnh đạo của cấp ủy các trường, những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào đã được vận dụng và quán triệt sâu sắc trong toàn bộ nội dung chương trình giáo dục và đào tạo trong các TCT-HC tỉnh. Sau khi có nghị quyết của tỉnh ủy, đảng ủy ở các nhà trường đã nhanh chóng triển khai cho các phòng, khoa chuyên môn, ban ngành, đặc biệt là các 90 đồng chí giảng viên là đảng viên (giảng viên chính) thường xuyên tổ chức quán triệt, nghiên cứu các chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động liên hệ sát tình hình thực tiễn của từng giảng viên để xác định nội dung, chương trình hoạt động cụ thể để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Ba là, sự quan tâm của các tổ chức đảng, chính quyền và tinh thần tiên phong gương mẫu của cán bộ lãnh đạo các nhà trường. Đây là nguyên nhân trực tiếp, quyết định chất lượng của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. Các tổ chức và cá nhân đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc hướng dẫn, uốn nắn thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ CBNC, GD, tạo nên môi trường lành mạnh để họ xây dựng, hoàn thiện phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Đồng thời lãnh đạo các nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để những người có điều kiện đi giảng ngoài trường tìm hiểu và tích lũy thêm kiến thức thực tiễn. Đây cũng là một nguyên nhân khách quan để đội ngũ CBNC, GD trong hệ thống các TCT-HC tỉnh được mở tầm nhìn rộng hơn nữa, làm điều kiện triển khai những biện pháp để không ngừng nâng cao tính “mô phạm” cho đội ngũ này. Chính vì vậy, tinh thần tiên phong gương mẫu của các tổ chức, các cán bộ lãnh đạo các cấp là tấm gương sáng làm điểm tựa cho đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào nói và làm theo. Bốn là, ý thức tự giác trong việc phấn đấu vươn lên của bản thân mỗi CBNC, GD. Đây là nguyên nhân quan trọng, quyết định đến chất lượng của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong những năm qua. Các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào rất coi trọng giáo dục động cơ, thái độ và khơi dậy ý thức tự giác nghiên cứu, tự bồi dưỡng, tích cực học tập của đội ngũ CBNC, GD là nguyên nhân quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ này. Đồng thời các nhà trường cũng thường xuyên tạo mọi điều kiện để họ tự quản lý quá trình tu dưỡng của mình, thường xuyên tổ chức 91 phong trào thi đua giảng dạy, tổ chức sinh hoạt tự phê bình - phê bình, tổ chức trao đổi kinh nghiệm trong đội ngũ CBNC, GD làm cho họ gắn bó với nghề nghiệp, không ngừng phấn đấu rèn luyện, tự học tập, tự bồi dưỡng vươn lên xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong các TCT-HC tỉnh. Năm là, do đặc điểm riêng của các trường. Với vị trí, vai trò là các trường Đảng, được xây dựng ngay trong các khu trung tâm của các tỉnh, luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự động viên gắn bó của HVCT&HCQG Lào, nhiệm vụ chính trị của các trường tương đối ổn định. Ngoài ra học viên phần lớn có tuổi đời khá cao, tuổi nghề lâu năm, có kinh nghiệm trong công tác và học tập... Đó là môi trường hết sức quan trọng, thuận lợi cho đội ngũ CBNC, GD nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực của mình và hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Sáu là, do các tổ chức cấp trên đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị các phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu giảng dạy, khả năng ứng dụng máy tính, máy chiếu trong giảng dạy của giảng viên tương đối khá, nên việc nâng cao chất lượng giảng dạy của từng CBNC, GD ngày càng hiệu quả hơn. Ngoài ra, còn tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và thực hiện chính sách ưu đãi đối với đội ngũ CBNC, GD, đã khuyến khích họ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đẩy mạnh sự gắn kết chặt chẽ giảng dạy lý thuyết với thực tiễn. “Có chính sách đúng đắn đối với cán bộ là nguồn động viên lớn lao để họ hoàn thành nhiệm vụ được giao” [4, tr.5]. Bảy là, do có sự giúp đỡ của một số nước trên thế giới về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD. Sự giúp đỡ của một số nước trên thế giới, nhất là Việt Nam trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo - quản lý các cấp cho Lào, trong đó có CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng đem lại sự thành công trong công tác đào tạo, bồi dưỡng ở các trường đảng 92 trong những năm qua. Nhờ có sự giúp đỡ của nước Việt Nam anh em về việc tạo nguồn cán bộ cho Lào đã làm cho chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Lào nói chung, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh của Lào đã không ngừng được nâng cao. Có thể nói nhờ không ngừng tăng cường các quan hệ với các nước anh em, với các chính phủ và các tổ chức quốc tế, trong đó có sự hợp tác và giúp đỡ không ngừng tăng lên của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam anh em đã trực tiếp giúp lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp của Lào đạt được những thành tựu to lớn. Trong sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sự giúp đỡ toàn diện của Việt Nam luôn giữ vai trò hàng đầu và có tính quyết định nhất trong việc nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của Lào. Chính vì sự giúp đỡ trong tất cả các khâu trong mọi lĩnh vực với mọi hình thức đã làm cho các thế hệ cán bộ (giảng viên) của Lào lớn mạnh cả số lượng lẫn chất lượng. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Việt Nam không chỉ đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cho hằng nghìn cán bộ của Lào trong những năm qua mà còn giúp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan từ Trung ương đến cơ sở, trong đó có các TCT-HC tỉnh. 3.2.1.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm Một là, do một số cán bộ lãnh đạo cấp trên cũng như cán bộ lãnh đạo các nhà trường chưa thật sự quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng năng lực của đội ngũ CBNC, GD. Trong những năm qua, một số cán bộ lãnh đạo trong các tỉnh ủy, chính quyền, Ban Giám hiệu các TCT-HC tỉnh cũng như HVCT&HCQG Lào lãnh đạo, chỉ đạo việc tiến hành đào tạo, bồi dưỡng trình độ và năng lực cho đội ngũ CBNC, GD ở các trường này chưa thật sự sâu sát với thực tế, chưa có một hệ thống giải pháp đồng bộ, chỉ tổ chức thực hiện chung chung, chưa phát huy và 93 lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn cho họ tự giác học tập, nghiên cứu, tự bồi dưỡng rèn luyện; chưa quản lý chặt chẽ và chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu cụ thể của mỗi CBNC, GD để họ có thể tự khắc phục, tự vươn lên. Hai là, do trình độ hiểu biết và việc tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại của đội ngũ CBNC, GD còn hạn chế. Nếu đánh giá một cách khách quan, chúng ta sẽ thấy là trình độ tiếp cận, tiếp thu khoa họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ku_giang_nop_qd_3003_1853692.pdf
Tài liệu liên quan