Luận án Chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng cảnh sát nhân dân, bộ an ninh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay - Bounhueang Thammakot

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 6

1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu của Việt Nam 6

1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu của Lào 16

1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố

liên quan và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 22

Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT

NHÂN DÂN, BỘ AN NINH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN 25

2.1. Đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân, Bộ An ninh nước Cộng hòa

Dân chủ Nhân dân Lào 25

2.2. Chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào - quan niệm,

tiêu chí đánh giá, những yếu tố chi phối 39

Chương 3: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT

NHÂN DÂN, BỘ AN NINH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG

VẤN ĐỀ ĐẶT RA 67

3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào 67

3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra 79

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN,

BỘ AN NINH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025 106

4.1. Dự báo tình hình, phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan

lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào 106

4.2. Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát

nhân dân Lào đến năm 2025 116

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC 175

pdf191 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng cảnh sát nhân dân, bộ an ninh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay - Bounhueang Thammakot, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành giảng dạy thì phải đi thực tế từ 1- 2 năm; giáo viên nghiệp vụ, pháp luật (đã được bổ nhiệm chức danh giảng dạy) phải đi thực tế ít nhất từ 3 tháng đến 1 năm và trong 5 năm có ít nhất 1 năm 6 tháng đi thực tế. 86 - Đã mở các lớp bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ nghiệp vụ, pháp luật, quản lý hành chính nhà nước và kinh nghiệm truyền đạt kiến thức cho sĩ quan LLCSND chuyên ngành cảnh sát. - Bộ đã hướng dẫn Học viện CSND, các trường thuộc khối an ninh và cảnh sát chú trọng thường xuyên cập nhật, bổ sung giáo trình, tài liệu giảng dạy, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Việc bổ sung lý luận phòng chống tội phạm đã được chú ý đến các chính sách quản lý nhà nước trong tình hình mới, phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm; kỹ thuật chiến đấu điều tra tội phạm nói chung đối với từng loại tội phạm nói riêng, đã giúp cho học viên các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhanh chóng tiếp cận với yêu cầu thực tế công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. - Bộ đã chỉ đạo tổ chức xây dựng giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng chức danh lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đối với sĩ quan LLCSND chẳng hạn: Cảnh sát điều tra, trinh sát hình sự, trinh sát kinh tế, trinh sát ma túy... theo chương trình mới ban hành, phục vụ cho việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng cho các đối tượng trên theo chương trình, kế hoạch dự án cũng như phục vụ tổ chức bồi dưỡng thường xuyên. - Bộ đã chú trọng việc tăng cường bố trí, sử dụng học viên tốt nghiệp các chuyên ngành Cảnh sát của Học viện CSND ở trong nước và học ở nước ngoài, nhất là học ở Học viện CSND và Học viện Phòng cháy chữa cháy của Việt Nam. - Liên kết mở các lớp bồi dưỡng tin học, công nghệ thông tin cấp cao cho sĩ quan LLCSND các đơn vị ở trung ương và địa phương. - Tổng cục Cảnh sát căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của cấp trên, đã lên kế hoạch tuyển chọn, sàng lọc, giới thiệu các đối tượng sĩ quan LLCSND trong đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí và bố trí, sử dụng cho phù hợp với chuyên môn sau khi đã qua đào tạo, bồi dưỡng. Sáu là, công tác bố trí, sử dụng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào Hệ thống quản lý cán bộ, sĩ quan LLANND nói chung và quản lý sĩ quan LLCSND nói riêng hiện nay ở Lào; nội dung này bao gồm các quy định về bố trí, sử dụng, phân công công tác, thăng chức, chuyển ngạch (đối với sĩ quan LLCSND là thăng quân hàm), điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, kéo dài thời gian làm việc, từ chức, miễn nhiệm. Các quy định về bố trí, phân công công tác, điều động, biệt phái, chuyển ngạch, thăng quần hàm, luân chuyển hiện đã xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng sĩ quan LLCSND chịu trách nhiệm bố trí, phân công, giao 87 nhiệm vụ cho họ, đảm bảo các điều kiện cần thiết để họ thi hành nhiệm vụ, thực thi công vụ và thực hiện các chế độ, chính sách đối với họ. Việc phân công sĩ quan LLCSND phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với chức danh được bổ nhiệm, sĩ quan LLCSND ở chức danh nào thì bố trí công việc phù hợp với quân hàm đó. Việc điều động sĩ quan LLCSND phải căn cứ vào nhu cầu công tác của cơ quan, đơn vị, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và trình độ năng lực của sĩ quan LLCSND. Song song với việc điều động sĩ quan LLCSND sang vị trí công tác có chuyên môn nghiệp vụ khác phải được bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với vị trí công tác mới. Việc thay đổi vị trí công tác, chuyển đổi vị trí công tác của sĩ quan LLCSND phải đảm bảo đúng với tình hình thực tế công việc được giao và đảm bảo tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực của sĩ quan LLCSND đó. Việc bổ nhiệm, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm sĩ quan LLCSND lãnh đạo, quản lý, chỉ huy theo phân cấp quản lý, cụ thể là Quy định số 02/BCTTW ngày 14-7-2003 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về bổ nhiệm, chuyển đổi nhiệm vụ và vị trí công tác của cán bộ; Quy định số 02/BCTTW ngày 17-10-2006 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về công tác quản lý cán bộ và Quy định số 837/BAN ngày 18-12-2002 của Bộ An ninh về việc phân cấp quản lý cán bộ trong LLANND. Căn cứ vào các quy định của cấp trên và của Bộ, trong thời gian qua Bộ An ninh đã thực hiện nghiêm túc theo thẩm quyền và sự phân cấp quản lý. Song song với công tác bổ nhiệm là việc giải quyết miễn nhiệm, từ chức hoặc luân chuyển đối với sĩ quan LLCSND lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của Bộ. Những quy định trên đã thay đổi tư duy về công tác bổ nhiệm, bố trí, sử dụng sĩ quan LLCSND trước đây, lãnh đạo phải “có lên, có xuống”, “có vào, có ra”, có chuyển đổi vị trí, không phải cố định suốt đời. Việc thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn đã có tác dụng rất lớn đối với việc nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực, tính năng động, sáng tạo của đội ngũ sĩ quan LLCSND lãnh đạo, quản lý, chỉ huy ở các cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở các quy định hiện hành của Trung ương và của Bộ An ninh, công tác bố trí, sử dụng sĩ quan LLCSND đã được thực hiện nghiêm túc và đi vào nền nếp hơn trước. Cụ thể là, việc xem xét, lựa chọn sĩ quan LLCSND bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, điều hành, chỉ huy ở các cấp đều dựa trên nhu cầu công việc, nguồn quy hoạch và đều căn cứ đặc điểm, đặc thù của công việc và từng địa phương, từng địa bàn. Căn cứ vị trí công tác đã được xây dựng, ban hành và một số quy định về tiêu chuẩn, lãnh đạo Bộ đã tiến hành quy hoạch, luân chuyển, điều động sĩ quan LLCSND lãnh đạo, quản lý và chỉ huy để tạo bước đột phá trong nâng cao chất lượng của họ phù 88 hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới hiện nay. Đội ngũ sĩ quan LLCSND đã được điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện thực tế: tiến hành sắp xếp sĩ quan LLCSND giữa các Tổng cục, Cục, Viện, Trung tâm, các đơn vị, An ninh địa phương trên toàn quốc phù hợp, khoa học hơn trước. Công tác tuyển dụng, bổ sung nguồn căn cứ vào quy hoạch nguồn sĩ quan LLCSND và tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện theo quy định. Xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường thu hút nhân tài, sĩ quan LLCSND trẻ, các chuyên gia trình độ cao tham gia công tác trong lĩnh vực cảnh sát. Thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch sĩ quan LLCSND lãnh đạo, quản lý, chỉ huy ở các cấp, đảm bảo tính kế thừa và từng bước hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa. Việc bố trí, sử dụng sĩ quan LLCSND căn cứ vào quy hoạch nguồn sĩ quan LLCSND và điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, An ninh địa phương. Xây dựng cơ cấu chức danh, quân hàm hợp lý, đảm bảo cân đối về trình độ chuyên môn, chức danh, quân hàm phù hợp với vị trí công tác của từng cơ quan, đơn vị. Đã xây dựng cơ chế, chính sách tài chính; các cơ chế, chính sách thu hút nhân tài về tham gia công tác trong lĩnh vực cảnh sát. Bộ, Tổng cục Cảnh sát, An ninh các cấp đã tạo điều kiện để sĩ quan LLCSND tự học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác; tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc, đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn chức danh, quân hàm đã quy định. Xây dựng kế hoạch, quy chế và cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực trong lĩnh vực cảnh sát. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ sĩ quan LLCSND lãnh đạo, quản lý và chỉ huy; đào tạo có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bố trí, sử dụng sĩ quan LLCSND ở từng cơ quan, đơn vị và từng địa phương. Mạnh dạn sử dụng sĩ quan LLCSND trẻ, có triển vọng phát triển đã được đào tạo đạt chuẩn chức danh giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy phù hợp với chuyên môn đào tạo, bồi dưỡng. Đã triển khai xây dựng vị trí công tác, chức danh công tác; đổi mới cơ chế, chính sách tuyển dụng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm, luân chuyển... nhằm điều chỉnh biên chế, số lượng sĩ quan LLCSND ở từng cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương cho phù hợp với thực tiễn hội nhập khu vực và quốc tế. Quá trình thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ sĩ quan LLCSND và điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức bộ máy được tiến hành một cách công khai, dân chủ, tạo được sự đồng thuận của các cấp thuộc ngành. Các cơ quan, tổ chức Bộ An ninh Lào ở các cấp được tăng cường, bổ sung biên chế, số lượng nhằm thực hiện các công việc lĩnh vực cảnh sát ở các cấp 89 được thuận lợi và nhanh chóng. Việc điều chỉnh biên chế, số lượng sĩ quan LLCSND cũng được quan tâm chú trọng đến tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc; tuyển chọn những người có trình độ, năng lực chuyên môn cao hơn, đáp ứng yêu cầu công việc để bổ sung vào các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Cho nên, chất lượng biên chế và cơ cấu của đội ngũ sĩ quan LLCSND có sự chuyển biến tích cực. Bảy là, công tác quản lý đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Các quy định hiện hành về công tác quản lý đội ngũ cán bộ, sĩ quan LLANND nói chung và công tác quản lý sĩ quan LLCSND nói riêng đã phân cấp rõ ràng, tạo cơ sở và điều kiện để quản lý đội ngũ sĩ quan LLCSND một cách chủ động, sáng tạo, khoa học hợp lý và có nguyên tắc. Phân cấp quản lý sĩ quan LLCSND quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền trong quá trình sử dụng và quản lý sĩ quan LLCSND gắn với việc phân cấp quản lý. Trước đây, việc quản lý đội ngũ sĩ quan LLCSND của Bộ, Tổng cục Cảnh sát từ Trung ương đến địa phương là do Trung ương xem xét quyết định. Năm 2002, Bộ An ninh đã có Quy định số 837/BAN ngày 18-12-2002 về việc phân cấp quản lý cán bộ trong LLANND; Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã có Quy định số 03/BCT ngày 22- 07-2003 về công tác quản lý cán bộ và được sửa đổi thành Quy định số 02/BCT ngày 17-10-2007 cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trong Luật LLANND số 03/QH ngày 2-7-2007 đã quy định rõ tại chương VII cơ quan quản lý và kiểm tra của LLANND. Trong các quy định của Trung ương Đảng, trong Luật và quy định của Bộ đã nêu rõ nguyên tắc và trách nhiệm, nội dung, trách nhiệm và quyền hạn và tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ quản lý sĩ quan LLCSND. Căn cứ Luật LLANND, quy định của Bộ An ninh và các văn bản hướng dẫn, các quy định của Trung ương, hiện nay thẩm quyền quản lý sĩ quan LLCSND gồm những nội dung chủ yếu sau: 1) Nghiên cứu, quy định quy chế và các hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý; 2) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo; 3) Quy định vị trí việc làm và tiêu chuẩn; 4) Quy định tổng số lượng; 5) Quy định quy chế lựa chọn, thi tuyển và bậc quân hàm; 6) Bồi dưỡng, nâng cao trình độ và đánh giá kết thực hiện công việc; 7) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp, các chính sách, khen thưởng và thực hiện kỷ luật; 8) Thu thập số liệu thống kê, dữ liệu thông tin và hồ sơ lý lịch; 9) Nghiên cứu bố trí, sử dụng; 10) Chỉ đạo, hướng dẫn và giải quyết 90 các đơn thư và 11) Kiểm tra, thanh tra đối với sĩ quan LLCSND trong thực hiện quy định, quy chế, kỷ luật, nội quy của ngành an ninh [30, tr.484-486]. Việc quản lý sĩ quan LLCSND thực chất là quản lý tổng số lượng, kế hoạch biên chế hằng năm. Tổng số lượng, kế hoạch biên chế được Chính phủ phê duyệt trên cơ sở tính toán khoa học, phù hợp với nhiệm vụ được giao và vị trí công tác từng cơ quan, đơn vị chiến đấu. Với lộ trình của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước nói chung, tăng cường phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, nhất là thực hiện Chỉ thị số 03/BCT của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về “ba xây”, Chính phủ đã tiếp tục thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý nguồn nhân sự theo ngành dọc ở địa phương. Bộ An ninh Lào đã thực hiện theo quy định đó nhằm tạo điều kiện chủ động trong việc sử dụng đội ngũ sĩ quan LLCSND một cách hợp lý nhất với bộ máy quản lý hành chính nhà nước để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng và quản lý sĩ quan LLCSND; nâng cao hiệu suất lao động và thực hiện nhiệm vụ; thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và đội ngũ sĩ quan LLCSND trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Nội dung chế độ tự chủ về quản lý, sử dụng sĩ quan LLCSND hiện hành là căn cứ để Tổng cục Cảnh sát thực hiện quyền chủ động trong việc sử dụng sĩ quan LLCSND như: được đề xuất quyết định việc bố trí, sắp xếp, phân công sĩ quan LLCSND theo vị trí công tác và yêu cầu nhiệm vụ để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc được quyền điều động LLCSND trong các đơn vị trực thuộc. Việc phân cấp quản lý sĩ quan LLCSND hiện nay đã bước đầu thể hiện rành mạch và làm rõ được thẩm quyền quản lý của các cấp ủy đảng, của Bộ, Tổng cục Cảnh sát và của An ninh địa phương. Tám là, việc thực hiện chế độ, chính sách, khen thưởng và kỷ luật đối với đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào Việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ và kỷ luật đối với đội ngũ sĩ quan LLCSND là một loại hình quan trọng nhằm tăng cường quản lý sĩ quan LLCSND được chặt chẽ và khích lệ họ hăng hái công tác được giao. Đó là điều kiện, yếu tố đảm bảo cho người sĩ quan LLCSND làm việc tích cực, khuyến khích họ trong hoạt động chức nghiệp, đảm bảo cho sĩ quan LLCSND yên tâm công tác. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chính sách tiền lương và các chính sách đãi ngộ còn phải thực hiện chức năng “giữ chân” họ gắn bó với Đảng, Nhà nước, công việc lĩnh vực cảnh sát, thu hút 91 nhân tài vào làm việc trong lĩnh vực cảnh sát. Chính sách tiền lương rất phức tạp, đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều yêu cầu của một mục tiêu chung là quản lý và xây dựng được đội ngũ sĩ quan LLCSND vững mạnh về mọi mặt. Trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2006, việc thực hiện cải cách tiền lương đã tạo cơ sở để sắp xếp, tinh giản bộ máy và biên chế trong khu vực hành chính nhà nước, khu vực hành chính sự nghiệp, gắn tiền lương với chất lượng và hiệu quả công tác, thúc đẩy cải cách nền hành chính quốc gia. Cải cách tiền lương đã đánh dấu bước chuyển quan trọng từ hệ thống tiền lương của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang hệ thống tiền lương của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chế độ tiền lương đối với LLANND và đối với sĩ quan LLCSND cũng đã tạo bước đột phá quan trọng để hiện đại hóa LLCSND. Đến năm 2012, Nhà nước tiếp tục cải cách chế độ tiền lương, đã ban hành Nghị định về chế độ tiền lương đối với cán bộ và lực lượng vũ trang nhân dân đến năm 2015. Trong lần cải cách này, chế độ tiền lương đã được thực hiện theo hướng bội số, làm cho thu nhập, đời sống cán bộ nói chung và sĩ quan LLCSND nói riêng tốt hơn; điều đó làm cho sĩ quan LLCSND có sự phấn đấu hết mình vì công việc được phân công tốt hơn, gắn bó với sự nghiệp chính trị, cách mạng mà Đảng và Tổ quốc giao phó. Căn cứ Nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 121/TTg ngày 24-02-2010 về tăng cường công tác thi đua - khen thưởng trong điều kiện mới và Hướng dẫn số 229/BTCTW ngày 23-5-2011 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về tổ chức thực hiện Nghị định số 121/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 468/TTg, ngày 10- 11-2010 về quy định chính sách đãi ngộ đối với cán bộ - công chức thực hiện nhiệm vụ ở vùng xa, hẻo lánh và hiểm trở. Cấp ủy và lãnh đạo Bộ An ninh Lào đã triển khai thực hiện công tác thi đua - khen thưởng một cách tích cực, đạt hiệu quả đáng khích lệ, trên cơ sở phát động phong trào thị đua “yêu nước và phát triển” trong ngành nhằm làm cho đội ngũ sĩ quan LLCSND có ý thức, tinh thần yêu Tổ quốc, tinh thần yêu và gắn bó với chế độ dân chủ nhân dân, làm chủ trong thực hiện công việc mà mình đang đảm nhiệm, có tinh thần tiết kiệm, cần cù trong lao động và nghiên cứu công việc được giao, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu hết mình vì sự nghiệp phát triển không ngừng của ngành và xây dựng được mẫu hình người sĩ quan LLCSND gương mẫu ưu tú, tiến bộ. Qua tổ chức thực hiện công tác thi đua - khen thưởng trong ba năm đã tạo sự khuyến khích, động viên tinh thần và có sự cạnh tranh trong phấn đấu hoàn thành công việc của sĩ quan LLCSND. 92 Căn cứ vào các chủ trương, chính sách, quy định của cấp trên, Bộ An ninh và Tổng cục Cảnh sát đã chú trọng triển khai, áp dụng vào điều kiện thực tế của lĩnh vực cảnh sát ở các cơ quan, đơn vị để thực hiện hợp lý các chính sách đãi ngộ kịp thời đối với sĩ quan LLCSND; đồng thời cũng kỷ luật nghiêm minh đối với sĩ quan LLCSND vi phạm. 3.2.1.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm Chất lượng và hoạt động bảo đảm chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND bị hạn chế, yếu kém trong thời gian qua, do những nguyên nhân sau: Một là, việc xác định chủ trương, kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm chất lượng tốt đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào Sự chỉ đạo của cấp ủy về các phương hướng, chủ trương, kế hoạch, quy chế, quy định về nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND còn chậm; có một số chủ trương, quy định của cấp trên chưa triển khai thực hiện trong thực tế, vẫn là lý thuyết trên giấy. Hệ thống chủ trương, kế hoạch, quy định về nâng cao chất lượng cán bộ, sĩ quan LLANND nói chung và sĩ quan LLCSND nói riêng được các nghị quyết của Đảng và một số quy định của quy phạm pháp luật đề ra chưa được cụ thể hóa, nếu được cụ thể hóa cũng nặng về hình thức, mang tính cầu toàn, nên trong thực tế việc vận dụng định lượng còn rất khó khăn. Việc xây dựng kế hoạch, quy chế, quy định về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, sĩ quan LLANND nói chung và sĩ quan LLCSND nói riêng chưa được chú trọng. Còn tồn tại tư tưởng xem nhẹ, coi thường việc xây dựng và ban hành thể chế về bảo đảm chất lượng tốt đội ngũ sĩ quan LLCSND; chưa tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu của quy trình xây dựng và ban hành thể chế. Nội dung của những văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm chất lượng tốt đội ngũ sĩ quan LLCSND chưa rõ ràng và sát với điều kiện, tính đặc thù của CSND. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ, sĩ quan LLANND nói chung và việc bảo đảm chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND nói riêng còn chưa đổi mới kịp thời. Hai là, công tác tuyển chọn, xác định tiêu chuẩn, tiêu chí chức danh đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào còn bất cập Sự chỉ đạo của cấp ủy về công tác tuyển chọn đội ngũ sĩ quan LLCSND chưa rõ ràng, chưa sát thực tiễn và phù hợp với cơ chế mới. Còn chịu ảnh hưởng của cơ chế kế 93 hoạch hóa tập trung, do đó việc tuyển chọn sĩ quan LLCSND không đạt chất lượng như mong muốn. Cơ chế thi tuyển chọn sĩ quan LLCSND từ các nguồn chưa có sự cạnh tranh, công khai, khách quan, bình đẳng, công bằng, nên chất lượng nguồn sĩ quan LLCSND không đạt chuẩn, ảnh hưởng đối với chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND. Các quy định quy phạm pháp luật về công tác tuyển chọn đội ngũ LLANND nói chung và đội ngũ sĩ quan LLCSND nói riêng không đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa cụ thể và thiếu tiêu chuẩn, tiêu chí trong việc tuyển dụng. Về công tác xét nâng bậc quân hàm quy định trong luật, chỉ mang tính chung chung đến nay vẫn chưa cụ thể hóa cho phù hợp với từng đối tượng, từng chức danh, chức vụ và thâm niên cụ thể, nên việc triển khai thực hiện gặp sự lúng túng, không thống nhất. Chưa có bộ tiêu chí tuyển chọn đội ngũ sĩ quan LLCSND, nên công tác tuyển chọn đội ngũ sĩ quan LLCSND không đạt chất lượng, hiệu quả không cao; không tuyển được những người giỏi, có đức, có tài, có phẩm chất và xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân. Công tác tuyển chọn sĩ quan LLCSND vẫn còn thực trạng cơ chế “xin - cho” trước đây, bị chi phối bởi các quan hệ gia đình, họ hàng, địa phương và hệ thống “bảo hộ” trong tuyển chọn. Đội ngũ cán bộ, sĩ quan phụ trách về công tác tuyển chọn đội ngũ sĩ quan LLCSND còn hạn chế về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. Đến hiện nay, vẫn chưa có tiêu chí chức danh sĩ quan LLCSND, cho nên việc xắp sếp, bố trí, thăng quân hàm, thực hiện chính sách sĩ quan LLCSND không thống nhất, thực hiện lúng túng. Ba là, công tác đánh giá và đánh giá chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào còn hạn chế Việc quán triệt chủ trương, quan điểm, yêu cầu của Trung ương, của cấp trên về đánh giá cán bộ còn hạn chế, chưa thật chú trọng. Hiểu về công tác đánh giá cán bộ còn nặng nề, cứng nhắc dẫn đến có biểu hiện vừa lúng túng, vừa xem nhẹ các yêu cầu, quy định trong đánh giá cán bộ ở một số cán bộ có chức vụ cao và một số đơn vị. Quá chậm trong việc cụ thể hóa các quy định của Bộ Chính trị và cấp trên thành các quy định, quy chế cụ thể để áp dụng và thực hiện. Trong chỉ đạo thực hiện đánh giá sĩ quan LLCSND còn thiếu kiên quyết, kiên trì, liên tục. Thực hiện đánh giá sĩ quan LLCSND không thường xuyên, mới mang tính thời vụ, khoảng thời gian bỏ trống quá dài, dẫn đến chậm phát hiện những sai lầm, khuyết điểm của sĩ quan LLCSND, nhất là những sai phạm tham nhũng, “ô dù”, cửa quyền, gia trưởng, quan liêu... dẫn đến việc mất sĩ quan LLCSND. Các quan điểm đánh giá sĩ quan LLCSND chưa được cụ thể hóa 94 thành nguyên tắc, cơ chế, quy chế, quy định để thực hiện thống nhất trong toàn ngành. Các hình thức đánh giá sĩ quan LLCSND còn sơ sài, không theo nguyên tắc, quy trình chặt chẽ. Chưa thành thật tự phê bình và phê bình trong đánh giá. Tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hiện đánh giá sĩ quan LLCSND của một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế, không kịp thời, không sát với thực tiễn và thực hiện thiếu đồng bộ. Nhiều cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện đánh giá sĩ quan LLCSND chưa tuân theo quy định, yêu cầu của cấp trên, cấp ủy đảng và Bộ, nhất là đánh giá hằng năm. Ở một số đơn vị, cơ quan, việc tham gia đánh giá của sĩ quan LLCSND, của các tập thể chưa thực hiện đúng theo yêu cầu, còn tình trạng “khoán trắng” cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ, Phòng Chính trị, do đó có trường hợp đánh giá chưa đúng thực chất, vẫn theo cảm tính chủ quan là chính. Việc cụ thể hóa tiêu chuẩn, tiêu chí đối với từng chức danh sĩ quan LLCSND chưa tốt, do đó khi đánh giá thường chung chung, không sâu sắc và không có cơ sở khoa học. Còn tình trạng thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức; sự tham gia của nhân dân chưa đầy đủ và chưa có quy chế cho nhân dân tham gia đánh giá sĩ quan LLCSND. Tình trạng né tránh khi đánh giá sĩ quan LLCSND thuộc lãnh đạo, cấp trên còn khá phổ biến. Nhiều đơn vị, trách nhiệm người đứng đầu chưa phát huy hết, hoặc giản đơn, buông lỏng, né tránh, còn chờ mệnh lệnh, chỉ thị, chỉ đạo cấp trên. Việc công khai, kết luận đánh giá sĩ quan LLCSND chưa có quy chế thực hiện, chưa nghiêm khắc. Kết quả đánh giá, chưa gắn và sử dụng hiệu quả trong khen thưởng, kỷ luật sĩ quan LLCSND; việc đề cao vai trò, trách nhiệm tham gia đánh giá đối với sĩ quan LLCSND bị kỷ luật để góp phần kết luận hình thức kỷ luật chưa được quy định rõ ràng, rành mạch làm cho công tác đánh giá sĩ quan LLCSND thời gian qua yếu kém. Công tác đánh giá sĩ quan LLCSND thực hiện chưa thành nền nếp. Kết quả đánh giá sĩ quan LLCSND chưa được quản lý, sử dụng một cách thống nhất. Chưa gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng cán bộ, do đó tác dụng của đánh giá sĩ quan LLCSND trong quản lý nguồn nhân lực của ngành còn thấp, kém. Đánh giá sĩ quan LLCSND có nơi, có lúc còn mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất của họ; chưa lấy hiệu quả công việc và sự tín nhiệm làm tiêu chí, làm thước đo chính trong đánh giá; còn cảm tính, hình thức, xuê xoa, chiếu lệ; thiếu tính chiến đấu và tinh thần xây dựng trong đánh giá. 95 Chưa có quy chế đánh giá sĩ quan LLCSND trên toàn hệ thống, vì thế những kết luận về đánh giá chủ yếu căn cứ theo báo cáo của các cơ quan, đơn vị. Cấp ủy, tổ chức đảng các đơn vị và cơ quan tham mưu về công tác tổ chức - trực tiếp là Tổng Cục Chính trị (Cục Tổ chức), Phòng Chính trị - chưa thực sự chú trọng và có biện pháp cụ thể để quản lý sĩ quan LLCSND, hiểu và nắm sâu về tư tưởng, lập trường, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, uy tín cá nhân, quan hệ xã hội của bản thân và gia đình họ; có trường hợp đánh giá sĩ quan LLCSND mà không biết bản thân đối tượng đang được đánh giá, dẫn đến việc nhận xét, đánh giá sĩ quan LLCSND chưa thực chất, chưa khách quan, chưa sát và chưa đúng. Bốn là, công tác quy hoạch đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào có lúc, có nơi chưa sát thực tế Bên cạnh kết quả đạt được ở trên, công tác quy hoạch sĩ quan LLCSND thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế: Việc xây dựng quy hoạch của một số đơn vị chưa có tính đột phá, tính khả thi không cao nên khi tiến hành bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp, luân chuyển còn gặp khó khăn; quy trình, cách làm quy hoạch còn lúng túng, chưa thực sự đồng bộ. Nhận xét, đánh giá sĩ quan LLCSND trước khi đưa vào quy hoạch trong một số trường hợp chưa chặt chẽ; phát hiện, giới thiệu nguồn đưa vào quy hoạch còn hạn chế. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch có nơi chưa được đề cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng. Nhận thức của một số cấp ủy và lãnh đạo, chỉ huy ở một số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chat_luong_doi_ngu_si_quan_luc_luong_canh_sat_nhan_d.pdf
Tài liệu liên quan