Luận án Chất lượng hoạt động Báo cáo viên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - Phạm Tuyết Lệ

LỜI CAM ĐOAN . i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .iv

DANH MỤC BẢNG SỐ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ . v

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 5

5. Đóng góp mới của luận án. 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án . 7

7. Kết cấu của luận án. 7

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LU N ÁN. 8

1.1. Các công trình nghiên cứu về công tác tuyên truyền, tuyên truyền

miệng và hoạt động báo cáo viên . 8

1.2. Các công trình nghiên cứu về chất lượng tuyên truyền miệng, chất

lượng hoạt động báo cáo viên. 17

1.3. Các công trình nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long và chất

lượng hoạt động báo cáo viên ở Vùng đồng bằng sông Cửu Long. 27

1.4. Nhận định về kết quả đã đạt được và những vấn đề cần tiếp tục

nghiên cứu. 33

Tiểu kết chương 1. 35

Chương 2: CHẤT LưỢNG HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO VIÊN - MỘT SỐ

VẤN ĐỀ LÝ LU N . 37

2.1. Báo cáo viên và hoạt động báo cáo viên . 37

2.2. Chất lượng hoạt động báo cáo viên . 49

2.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động báo cáo viên. 71

Tiểu kết chương 2. 77iii

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ CHẤT

LưỢNG HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO VIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG

CỬU LONG HIỆN NAY. 79

3.1. Thực trạng đội ngũ báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long

hiện nay. 79

3.2. Thực trạng chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông

Cửu Long hiện nay . 92

3.3. Những vấn đề đặt ra về chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng

bằng sông Cửu Long hiện nay. 124

Tiểu kết chương 3. 133

Chương 4: PHưƠNG HưỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LưỢNG

HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO VIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG S NG CỬU

LONG HIỆN NAY . 135

4.1. Phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng

đồng bằng sông Cửu Long. 135

4.2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng hoạt động báo cáo viên

Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 140

Tiểu kết chương 4. 166

KẾT LU N. 168

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ C NG BỐ

PHỤ LỤ

 

pdf214 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng hoạt động Báo cáo viên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - Phạm Tuyết Lệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định, quy chế, chế độ, chính sách đối với BCV đã lạc hậu hoặc chƣa phù hợp Thông qua các cuộc thi BCV giỏi, các tỉnh đã lựa chọn đƣợc những BCV có năng lực hoạt động tốt, có chế độ khen thƣởng hợp lý để kích thích phong trào thi đua giữa các cá nhân, các huyện, các cơ sở trong từng tỉnh và giữa các tỉnh với nhau. Phong trào này thực sự có tác dụng đối với hoạt động BCV VĐBSCL. Trên cơ sở nhận xét, đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của các BCV cũng nhƣ những hạn chế về cơ sở vật chất và những kiến nghị, những yêu cầu cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động BCV. - Phối hợp hoạt động BCV v i các HĐTT khác. Hoạt động BCV tại VĐBSCL không tiến hành độc lập mà có sự liên kết với hoạt động của TTV tạo nên những kết quả tích cực. BCV bằng hoạt động của mình đã cung cấp cho TTV nội dung tuyên truyền. Ngoài việc thực hiện chức năng BCV, trong đời thƣờng, BCV, TTV đã thƣờng xuyên tuyên truyền có nghiệp vụ về các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ngoài ra, sự phối hợp giữa BCV tỉnh, huyện trong Vùng cũng nhƣ sự phối hợp với các cơ quan đài, báo địa phƣơng đã làm cho hoạt động BCV có nguồn thông tin phong phú và nhạy bén; các hoạt động này không chỉ giúp BCV trao đổi, bổ sung những thông tin cần thiết mà còn giúp họ nâng cao trình độ và chất lƣợng hoạt động BCV, tiếp cận kịp thời các nghị quyết của tỉnh ủy, cập nhật tình hình kinh tế - xã hội ở địa phƣơng Sự phối hợp trên đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đối tƣợng tuyên truyền ở các địa phƣơng. Trên thực tế, hoạt động BCV các tỉnh trong Vùng đã có mối liên hệ thƣờng xuyên với phòng công tác chính trị của các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn để tổ chức đƣợc những đợt tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo trong khu vực. Sự phối hợp của lực lƣợng BCV ở các tỉnh trong Vùng với cục Chính trị Quân khu 9 và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ bƣớc đầu góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động TTM, BCV của m i tỉnh và của toàn Vùng. Trong báo cáo của các tỉnh 92 tổng hợp kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị 17 của Ban Bí thƣ, hoạt động BCV ở VĐBSCL ngày càng trở nên đa dạng và hấp dẫn, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác TTM và chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lƣợng hoạt động BCV. 3.2. Thực trạng chất lƣợng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay 3.2.1. Chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động báo cáo viên 3.2.1.1. Những ưu đi m trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động báo cáo viên c a các cấp y Đảng Từ kinh nghiệm và hoạt động thực tiễn trong quá trình hoạt động cách mạng, cấp ủy đảng các tỉnh, thành phố ở VĐBSCL đã quan tâm đến công tác tƣ tƣởng nói chung, công tác TTM và hoạt động BCV nói riêng. Các cấp y đảng đ nhận thức rõ vị trí, vai trò c a hoạt động BCV trong công tác tư tưởng. Tăng cƣờng công tác tƣ tƣởng là một trong những điều kiện đảm bảo sự thống nhất về tƣ tƣởng và hành động trong Đảng và trong quần chúng. Hoạt động TTM, BCV là một bộ phận quan trọng của công tác tƣ tƣởng, bởi vậy, tăng cƣờng công tác tƣ tƣởng là phải quan tâm đến hoạt động BCV, TTM. Nhận thức rõ vai trò của hoạt động BCV, các tổ chức đảng VĐBSCL đã quán triệt và thực hiện nghiêm quan điểm của Đảng, sự chỉ đạo của Trung ƣơng về hoạt động này. Đã kịp thời ban hành các nghị quyết (chuyên đề hoặc nằm trong các nghị quyết về công tác tƣ tƣởng) lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động BCV. Cấp ủy đã chỉ đạo BTG các địa phƣơng, giao cho BTG trực tiếp quản lý hoạt động BCV; ban hành các quy định về chế độ, điều kiện, cơ sở vật chất cho hoạt động BCV. Định kỳ, cấp ủy chỉ đạo thực hiện các hoạt động sơ kết, tổng kết và qua kết quả hoạt động đánh giá kết quả lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức hoạt động BCV của các ngành, các cấp trực thuộc Về xây dựng ĐNBCV: Sau m i kỳ đại hội đảng các cấp, với vai trò tham mƣu và theo sự phân công của cấp ủy, BTG đã lựa chọn, xây dựng ĐNBCV của ngành, cấp tỉnh theo Quy chế số 09 ngày 17 tháng 11 năm 2005 93 của Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng (nay là BTG Trung ƣơng) về hoạt động BCV. Các tỉnh, thành phố, quận, huyện trong vùng đã xây dựng đƣợc ĐNBCV đủ về số lƣợng theo yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền trong từng giai đoạn, phù hợp với đặc điểm từng địa phƣơng và có sự quan tâm thƣờng xuyên về nâng cao chất lƣợng. Việc xây dựng ĐNBCV đã chú trọng cả hai nhóm yêu cầu về phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn. Đã có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, chức năng, nhiệm vụ và quyền lợi của BCV; về chế độ sinh hoạt định kỳ, chế độ khen thƣởng và kỷ luật đối với BCV. Nhìn chung, ở tất cả các cấp thuộc các địa phƣơng trong Vùng đều đã lựa chọn đƣợc các BCV có trình độ lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Qua kết quả khảo sát ở 3 tỉnh và thành phố Cần Thơ cho thấy: Về trình độ chuyên môn: 100% BCV cấp tỉnh có trình độ đại học (trong đó có 5 BVC có trình độ tiến sĩ (chiếm 2,55%), 33 BCV có trình độ thạc sĩ (chiếm 16,8%) còn lại 158 BCV có trình độ đại học, chiếm 80,65%. BCV cấp huyện: tất cả 1279/1279 BCV đạt trình độ đại học (chiếm 100%), trong đó có 72 BCV có trình độ thạc sĩ (chiếm 5,63%). Bi u đồ 3.3. Về trình độ chuyên môn báo cáo viên Cấp tỉnh Cấp huyện Về trình độ lý luận chính trị: tất cả BCV cấp tỉnh và huyện đều có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân (chiếm 100%). 94 Cùng với việc tổ chức ĐNBCV, cấp ủy đảng các cấp đã căn cứ vào định hƣớng và nội dung thông tin cấp trên và căn cứ vào thực tế nhiệm vụ của địa phƣơng, xây dựng và phê duyệt chƣơng trình, kế hoạch, nội dung, chuyên đề hàng năm, giao cho BTG cùng cấp tổ chức, chỉ đạo BCV thực hiện. Thực hiện chƣơng trình, kế hoạch do cấp ủy phê duyệt, tất cả các tỉnh và đa số các huyện đã định kỳ tổ chức HNBCV để cung cấp thông tin và định hƣớng tuyên truyền cho BCV. Theo báo cáo, đánh giá của BTG các tỉnh, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp là yếu tố hàng đầu, đảm bảo hoạt động BCV thực hiện đúng định hƣớng tuyên truyền; đồng thời là yếu tố có tính quyết định đến chất lƣợng chính trị trong hoạt động BCV. 3.2.1.2. Những hạn chế trong l nh đạo, chỉ đạo hoạt động báo cáo viên Báo cáo tổng kết công tác tƣ tƣởng hàng năm của các tỉnh trong Vùng có đƣa ra nhận xét về những hạn chế trong sự quan tâm của một số cấp ủy đối với hoạt động BCV, đó là: một số cấp ủy chƣa thực sự quan tâm hoặc chƣa thƣờng xuyên quan tâm đến hoạt động này. Một số nơi còn có hiện tƣợng “khoán trắng” cho BTG cùng cấp. Sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền cấp tỉnh mới dừng lại ở việc ra quyết định công nhận ĐNBCV, chƣa ban hành các nghị quyết, văn bản chỉ đạo hoạt động của đội ngũ này. Điều ấy cũng đã thể hiện rõ trong báo cáo hoạt động của Trung tâm thông tin công tác Tuyên giáo BTG Trung ƣơng năm 2013, chỉ ra một hiện tƣợng chung: “Một số cấp uỷ chƣa thấy rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác TTM, chƣa tích cực kiểm tra, đôn đốc đẩy mạnh hoạt động BCV, nâng cao chất lƣợng công tác TTM mà còn “khoán trắng” cho BTG cùng cấp. Một số nơi còn buông lỏng, khoán trắng cho BTG và trung tâm thông tin”, tình hình trên là khá phổ biến ở các tỉnh VĐBSCL. Các cấp ủy còn thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc; trong theo dõi, tạo điều kiện cho hoạt động của BCV. Theo báo cáo của BTG tỉnh uỷ Bạc Liêu “Công tác quản lý BCV có lúc còn lỏng lẻo, chƣa thực sự phát huy hết năng lực của đội ngũ này”; “Tổ chức quản lý hoạt động BCV, nâng cao chất lƣợng TTM thƣờng là “khoán trắng” cho BTG cùng cấp”. 95 Việc lựa chọn và quyết định công nhận BCV cấp ủy cũng còn nhiều hạn chế. Số lƣợng BCV các cấp đủ theo quy định nhƣng chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu. Qua nghiên cứu thực trạng ĐNBCV cấp tỉnh ở ĐBSCL hiện nay cho thấy, chất lƣợng không đều, khi lựa chọn BCV còn nặng về các chức danh lãnh đạo mà chƣa chú ý đến khả năng về chuyên môn, nghiệp vụ BCV. Số cán bộ lãnh đạo đƣợc chọn làm BCV còn coi nhẹ hoạt động BCV, chƣa chú ý đến việc học hỏi nâng cao nghiệp vụ công tác TTM. Khi tìm hiểu về hạn chế lớn nhất của công tác TTM hiện nay, ở cấp tỉnh có 28% ý kiến cho rằng còn thiếu về số lƣợng; 48,33% cho rằng yếu về chất lƣợng; 41,33%, cho rằng BCV hoạt động chƣa thƣờng xuyên và 86% cho rằng còn thiếu BCV chuyên đề. Cấp huyện, có 28% cho rằng thiếu về số lƣợng; 50,3% cho rằng yếu về chất lƣợng; 40%, cho rằng BCV hoạt động chƣa thƣờng xuyên và 85,33% cho rằng còn thiếu BCV hoạt động theo chuyên đề. Những hạn chế trên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đã ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng hoạt động BCV ở VĐBSCL. 3.2.2. Chất lượng tổ chức các hoạt động chủ yếu của đội ngũ báo cáo viên 3.2.2.1. Ưu đi m - Về lựa chọn, xác định nội dung tuyên truyền: Hoạt động BCV của các địa phƣơng VĐBSCL cơ bản đƣợc thực hiện theo chƣơng trình, kế hoạch, đáp ứng yêu cầu thực tế của công tác tƣ tƣởng. Dƣới sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, BTG cấp tỉnh căn cứ kế hoạch tuyên truyền của BTG Trung ƣơng lập chƣơng trình, kế hoạch hoạt động cho ĐNBCV hằng năm, phù hợp với phƣơng hƣớng hoạt động chung của công tác tƣ tƣởng, CTTT trên địa bàn và đƣợc cấp ủy cùng cấp phê duyệt. Trên cơ sở đó, BTG các quận, huyện lập kế hoạch hoạt động cho ĐNBCV cấp mình. Ngoài ra, BTG các tỉnh, thành phố còn xây dựng kế hoạch thực hiện các báo cáo chuyên đề, dự phòng các nội dung, nhiệm vụ tuyên truyền đột xuất. Các kế hoạch trên đƣợc chuẩn bị cụ thể về nội dung, thời gian thực hiện, BCV tham gia, kinh phí hoạt động Do đƣợc chuẩn bị chu đáo nên các kế hoạch hằng năm của ĐNBCV cấp tỉnh, cấp huyện trong Vùng cơ bản đƣợc thực hiện đầy đủ. 96 Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ BCV, có tổ chức các cuộc thi. Năm 2017, căn cứ Hƣớng dẫn số 48-HD/BTGTW, ngày 19/9/2017 của BTG Trung ƣơng về tổ chức Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi các cấp năm 2017 – 2018, từ năm 2017, BTG tỉnh uỷ các tỉnh ở VĐBSCL đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức xong hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi cấp tỉnh năm 2017 - 2018 để tiến tới hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi cấp khu vực ĐBSCL. Trong cuộc thi này có nhiều BCV cấp tỉnh, cấp huyện tham gia, góp phần nâng cao năng lực, nghiệp vụ thuyết trình. Ở nhiều nơi đã và đang tổ chức hội thi BCV về tuyên truyền tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thi kể chuyện về tấm gƣơng đạo đức của Bác... Các hội thi đã thu hút hàng ngàn BCV, TTV tham gia, bao gồm mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội. Hội thi đã có tác động sâu sắc đến tƣ tƣởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Bác Hồ, đối với Đảng và đất nƣớc. Đồng thời, qua các hội thi, cấp ủy, trực tiếp là BTG đã phát hiện những ngƣời có phẩm chất, năng lực, năng khiếu bổ sung vào ĐNBCV. Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc quán triệt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nƣớc; phổ biến các chủ trƣơng của địa phƣơng; cung cấp thông tin thời sự chính trị; cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nƣớc, xây dựng nông thôn mới, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ; thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phƣơng Các BCV tham gia đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, góp phần làm thất bại âm mƣu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trên địa bàn. Về định hƣớng thông tin, trên cơ sở các chủ đề đƣợc định hƣớng, của cấp ủy cấp trên, căn cứ vào sự chỉ đạo của các cấp uỷ, BTG các cấp đã có các văn bản định hƣớng tuyên truyền về các nội dung nói trên để thực hiện nhiệm vụ công tác tƣ tƣởng trong từng thời kỳ. BTG chủ động tham mƣu với cấp ủy lựa chọn trong ĐNBCV một số đồng chí tham gia giới thiệu nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ƣơng, của tỉnh ủy, huyện ủy. Đây là lực lƣợng nòng cốt trực tiếp triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà 97 nƣớc đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, đảm bảo yêu cầu của định hƣớng thông tin. ết quả khảo sát về nội dung TTM ở VĐBSCL đƣợc thể hiện trên biểu đồ sau: Bi u đồ 3.4. Nội dung tuyên truyền miệng Các số liệu trên biểu đồ 3.4 cho thấy: - Nội dung tuyên truyền về các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc chiếm tỷ lệ cao nhất 60,60%. - Nội dung tuyên truyền về giáo dục, y tế, khoa học - kỹ thuật, công nghệ chiếm tỷ lệ thấp nhất 6%. - Tình hình thời sự, phát triển kinh tế - xã hội trong nƣớc và quốc tế chiếm 21,33%. - Giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng địa phƣơng 6,67%. - Đấu tranh phê phán các luận điệu phản tuyên truyền của các thế lực thù địch 10,67%. ết quả trên cho thấy nội dung TTM của BCV tập trung vào các nghị quyết, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, chiếm tỷ 98 trọng lớn nhất so với các nội dung khác là phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động của BCV, tập trung vào tuyên truyền chính trị, vào những nội dung có tác dụng định hƣớng nhận thức, thái độ và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các thông tin về giáo dục, y tế, khoa học - kỹ thuật, công nghệ chiếm tỷ lệ thấp nhất 6% là vì đó là các lĩnh vực có HĐTT của ngành. Về tổ chức hoạt động c a ĐNBCV, theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 17-CT/TW của các tỉnh, thành phố trong Vùng cho thấy: với công tác tổ chức hoạt động BCV, cấp tỉnh có 72% tỉnh, thành phố ở ĐBSCL đáp ứng đủ về mặt số lƣợng, 51,67% tỉnh đáp ứng yêu cầu về mặt chất lƣợng (theo kế hoạch), 58,67% có quy mô hoạt động ổn định theo quy chế, 14% có đủ BCV theo từng chuyên đề. BCV cấp huyện có 72% huyện trong vùng đáp ứng đủ về mặt số lƣợng, 49,67% đáp ứng yêu cầu về mặt chất lƣợng, 60% có quy mô hoạt động ổn định theo quy chế, 14,67% có đủ BCV theo từng chuyên đề. Bi u đồ 3.5. Về số lượng, chất lượng, quy mô hoạt động và chuyên đề - Tổ chức HNBCV và hội nghị cung cấp thông tin định kỳ Về tổ chức HNBCV định kỳ, hội nghị cung cấp thông tin cấp tỉnh: Các tỉnh VĐBSCL đã duy trì thƣờng xuyên và tổ chức tốt HNBCV định kỳ, m i tháng một lần nhằm cung cấp thông tin thời sự, chủ trƣơng, 99 đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, định hƣớng thông tin, hƣớng dẫn hoạt động hệ thống BCV cấp dƣới. HNBCV và hội nghị cung cấp thông tin cấp tỉnh là hội nghị cung cấp, định hƣớng thông tin cho BCV và một số lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan trong tỉnh. Thành viên tham dự HNBCV cấp tỉnh do BTG tỉnh uỷ, thành ủy tổ chức gồm có: các BCV cấp tỉnh, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, trƣởng BTG các huyện, quận, thành ủy, ban tuyên huấn các đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, giám đốc TTBDCT các quận, huyện, thành phố Tại hội nghị BCV hằng tháng, BCV và những đại biểu dự hội nghị đƣợc cung cấp các tài liệu chính thống, nhƣ: các văn bản chỉ đạo, tài liệu hƣớng dẫn của cấp trên, Sổ tay BCV, tài liệu tuyên truyền, thông tin nội bộ, Tạp chí BCV, Tạp chí Cộng Sản, Tạp chí Tuyên giáo và các tài liệu khác do BTG các cấp biên soạn (dƣới các hình thức văn bản, hình ảnh, băng đĩa) Các tài liệu nêu trên cung cấp số lƣợng thông tin khá lớn, cơ bản đảm bảo cho các BCV đủ nguồn tƣ liệu phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực để BCV xây dựng bài nói. Qua báo cáo của các BTG tỉnh ủy, tất cả các BCV ở VĐBSCL đã đƣợc cung cấp khá đầy đủ các loại thông tin nêu trên. Về số lƣợng các HNBCV cấp tỉnh, trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 17 (từ năm 1997 đến 2017), BTG các tỉnh trong Vùng đã tổ chức 370 HNBCV cấp tỉnh, cung cấp thông tin cho gần 100.140 lƣợt BCV. Nội dung hội nghị tập trung vào các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc, quốc tế có tính thời sự và các chuyên đề nổi bật. Các nội dung tuyên truyền đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong các HNBCV là: tình hình phát triển kinh tế, xã hội hằng quý, nửa năm, một năm; tình hình biển, đảo, biên giới lãnh thổ; các hoạt động đối ngoại chủ yếu của Đảng và Nhà nƣớc; nội dung và kết quả thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; thông báo nhanh kết quả Đại hội Đảng các cấp, đại hội đại biểu toàn quốc, các hội nghị Trung ƣơng, hội nghị cấp ủy cấp tỉnh; kết quả bầu cử và hoạt động của các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài các HNBCV thƣờng kỳ do BTG tổ chức, BTG các tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành, 100 Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tổ chức HNBCV luân phiên do các sở, ban, ngành, địa phƣơng đăng cai, cấp ủy và BTG chủ trì Hằng năm, các BTG tỉnh uỷ, thành ủy đã chủ động mời các BCV Trung ƣơng về báo cáo các chuyên đề nhƣ: Tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tình hình thời sự quốc tế tổng hợp; tình hình biển, đảo, biên giới, cắm mốc; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hộiđã tạo nên sự hấp dẫn và phong phú của hoạt động BCV. ết quả khảo sát về hình thức tổ chức HNBCV nhƣ sau: Bi u đồ 3.6. Các hình thức tổ chức hội nghị thông tin định kỳ c a báo cáo viên Về tổ chức HNBCV, hội nghị cung cấp thông tin cấp huyện Căn cứ vào định hƣớng tuyên truyền của BTG Tỉnh uỷ; đặc điểm tình hình của địa phƣơng, BTG huyện phối hợp với TTBDCT tổ chức HNBCV, cung cấp kịp thời thông tin cho đối tƣợng là BCV của các tổ chức cơ sở đảng. Thành phần gồm có: BCV cấp huyện, lãnh đạo các phòng, ban cấp huyện, lãnh đạo các xã, phƣờng (đồng thời cũng là BCV cấp huyện) tham gia. Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 17-CT/TW, BTG cấp huyện của các tỉnh, thành phố trong Vùng đã tổ chức đƣợc 4.080 HNBCV, cung cấp thông tin cho hàng vạn lƣợt BCV cấp huyện. Cùng với HNBCV, hội nghị cung cấp thông tin cấp huyện cũng đƣợc tổ chức khi cần thiết. hi tổ chức hai hội nghị trên có mời một số BCV cấp tỉnh giới thiệu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, thông tin thời sự trong nƣớc và quốc tế, hƣớng dẫn tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn. Thƣờng trực cấp ủy hoặc trƣởng BTG cấp huyện chủ trì và định hƣớng nội 101 dung tuyên truyền. Qua hai hội nghị này các BCV tiếp thu và thực hiện TTM theo định hƣớng. Về hình thức tổ chức HNBCV, đã có sự kết hợp giữa hội nghị trực tiếp và hội nghị trực tuyến. Trong thời gian gần đây, ở Trung ƣơng, Ban Bí thƣ, BTG Trung ƣơng tổ chức một số HNBCV trực tuyến về nghiên cứu nghị quyết, tập huấn tuyên truyền chuyên đề trong triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW hằng năm Các tỉnh trong Vùng đã mở rộng các đối tƣợng tham gia hội nghị trực tuyến của Trung ƣơng, có nơi mời BCV cấp huyện tham dự. Tại các tỉnh, thành phố thuộc Vùng, bên cạnh các hội nghị trực tiếp, đã có một số hội nghị trực tuyến từ tỉnh đến các huyện, thị. M i hình thức tổ chức HNBCV có những ƣu thế và hạn chế riêng. Sự phối hợp cả hai hình thức này bƣớc đầu đã đạt kết quả tốt, nhất là sự thống nhất trong nhận thức trên toàn bộ tỉnh về các vấn đề đƣợc tuyên truyền, bổ sung thông tin, khắc phục sự thiếu thống nhất và sai lệch nội dung thông tin khi chuyển tải từ trên xuống dƣới - Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho BCV Để nâng cao chất lƣợng hoạt động cho ĐNBCV, các tỉnh VĐBSCL đã mở một số lớp tập huấn nghiệp vụ TTM ở cấp tỉnh. Giảng viên là các giáo sƣ, tiến sĩ, các chuyên gia của BTG Trung ƣơng, Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền, Học viện Chính Trị quốc gia khu vực IV. Đối tƣợng là các BCV cấp tỉnh, cấp huyện, những ngƣời chƣa qua các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác tƣ tƣởng, công tác BCV. Hình thức tổ chức là các lớp tập trung ngắn hạn hoặc báo cáo từng chuyên đề trong HNBCV cấp tỉnh. Ở cấp huyện, nội dung bồi dƣỡng nghiệp vụ BCV nằm trong chƣơng trình tập huấn nghiệp vụ tuyên giáo ở cơ sở. Hằng năm, BTG huyện phối hợp với TTBDCT cấp huyện mở lớp tập huấn công tác tuyên giáo cơ sở trong đó có nội dung về công tác TTM và hoạt động BCV cho BCV cấp huyện, bí thƣ, phó bí thƣ, chi bộ và đảng ủy trực thuộc huyện ủy. Một số BTG huyện ủy phối hợp với TTBDCT huyện mở lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ TTM và BCV (chƣơng trình do BTG Trung ƣơng biên soạn) cho BCV, TTV cơ sở. Các lớp bồi dƣỡng này đã giúp các BCV có đƣợc những hiểu biết về công tác tƣ tƣởng và đặc biệt là kiến 102 thức nghiệp vụ về hoạt động TTM. Với phƣơng thức “cầm tay chỉ việc”, các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ ngắn hạn đã có hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lƣợng BCV ở cơ sở. 3.2.2.2. Hạn chế - Về nội dung tuyên truyền: Tính định hƣớng nội dung tuyên truyền, còn có những hạn chế. Hoạt động chỉ đạo định hƣớng từ trung ƣơng xuống còn nhiều bất cập, ách tắc; khi có các sự kiện trong nƣớc và quốc tế đã xảy ra nhƣng chƣa có hoặc sự chỉ đạo, định hƣớng tuyên truyền còn chậm. Ở địa phƣơng, cấp ủy, BTG phản ứng chậm trong chỉ đạo thông tin, tuyên truyền trƣớc các sự kiện xảy ra trong nƣớc, địa phƣơng, do phân công, phân cấp không rõ, chƣa có hoặc thực hiện chƣa tốt trách nhiệm ngƣời phát ngôn của cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị Trong hoạt động của BCV, việc định hƣớng thông tin cho ngƣời nghe cũng còn nhiều hạn chế. Nội dung giới thiệu nghị quyết, nói chuyện thời sự còn sơ cứng, chủ yếu là chuyển tải thông tin từ trên xuống, chƣa có sự gắn kết với đời sống kinh tế - xã hội và những vấn đề cấp bách của địa phƣơng. Tính tƣ tƣởng, tính định hƣớng trong các thông tin chuyên đề, bao gồm các thông tin về thời sự chính trị, xã hội, quốc tế chƣa cao Bi u đồ 3.7. Số lượng, chất lượng, hoạt động và báo cáo viên chuyên đề 86.0% 103 Các số liệu trên biểu đồ 3.7 cho thấy: ở cả hai cấp tỉnh và huyện VĐBSCL đều thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng. Đặc biệt, thiếu BCV theo chuyên đề ở cấp tỉnh và huyện chiếm tỷ lệ cao: 85,33% và 86%. Trong khi 41,33% BCV cấp tỉnh và có 40% BCV cấp huyện hoạt động chƣa thƣờng xuyên. Đây là vấn đề cần đƣợc các cấp ủy đảng quan tâm và giải quyết. Đánh giá về chất lƣợng nội dung TTM nói chung, nhiều ngƣời đƣợc hỏi cho rằng nội dung TTM ở các tỉnh VĐBSCL còn đơn giản, một chiều; các bài nói của BCV chƣa đáp ứng nhu cầu của ngƣời nghe, chƣa đủ sức giải đáp những vấn đề thực tiễn đặt ra, còn né tránh những vấn đề bức xúc, nhạy cảm mà dƣ luận đang quan tâm Một số nội dung tuyên truyền chƣa thực sự phù hợp với trình độ, nhu cầu, sự quan tâm của đối tƣợng; khi trình bày BCV chƣa nhạy bén, giải đáp những thắc mắc của quần chúng... Bi u đồ 3.8. Về tính thời sự c a thông tin ết quả khảo sát về tính thời sự của thông tin trong các buổi báo cáo cho thấy: với BCV cấp tỉnh còn 29,33% thông tin có tính thời sự ở mức độ trung bình, 1,33% thông tin còn lạc hậu; với BCV cấp huyện còn 36,67% thông tin trung bình, 2,67% thông tin còn lạc hậu... Việc đấu tranh chống các luận điệu tuyên truyền của các lực lƣợng thù địch chƣa nhiều, nội dung chƣa thực sự thuyết phục; phê phán các thông tin sai lệch, vu cáo, phản động còn yếu, không kịp thời; có nơi BCV còn bị động khi trao đổi với ngƣời nghe. 104 - Về tổ chức các HNBCV và hội nghị cung cấp thông tin: Việc tổ chức thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch hoạt động BCV ở cấp tỉnh và cấp huyện chƣa thật sự đầy đủ, hình thức còn đơn điệu. Do quy trình tổ chức HNBCV định kỳ theo cách “từ trên xuống dƣới” làm cho thông tin thƣờng bị chậm về thời gian và tạo tƣ tƣởng, tâm lý chờ đợi thông tin từ cấp trên. Một số BCV chỉ dựa vào các thông tin có sẵn trong các đề cƣơng, thiếu sự gia công cần thiết, nên nội dung tuyên truyền còn gò ép, khô cứng, thoát ly thực tiễn ở địa phƣơng; nội dung bài nói đôi khi bị cắt xén do thiếu thời gian. Các thông tin đƣợc cung cấp trong các HNBCV thƣờng chậm so với các phƣơng tiện thông tin đại chúng, nên khi đến với ngƣời nghe đã mất tính thời sự và giảm tính hấp dẫn. Sự chỉ đạo của cấp trên về những nội dung tuyên truyền, chống lại các thông tin sai lạc, phản động có điểm chƣa sát với thực tế của địa phƣơng, chƣa kịp thời, trong khi BCV còn thiếu nhạy bén, thiếu chủ động nên hiệu quả đấu tranh còn hạn chế. Một số huyện ở VĐBSCL chƣa tổ chức hội nghị định kỳ hàng tháng cho BCV cấp huyện. ết quả khảo sát còn cho thấy: hoạt động BCV vẫn tập trung vào hội nghị định kỳ để thông tin (hơn 53%), hội nghị luân phiên kết hợp với trao đổi kinh nghiệm (26,6%), kết hợp với một số hội nghị khác (20,0 %) Về hình thức hoạt động, phần lớn HĐTT của BCV đƣợc tiến hành dƣới hình thức báo cáo trong hội nghị. Sự lồng ghép hoạt động BCV vào các hội nghị do tỉnh uỷ, uỷ ban và các ngành tổ chức còn ít. Hình thức đối thoại với ngƣời nghe ít đƣợc sử dụng, chủ yếu là thông tin một chiều từ trên xuống một cách đơn giản. Về phƣơng pháp hoạt động, mức độ sử dụng PPTT tích cực và phƣơng tiện hiện đại còn thấp. Nhiều BCV còn trình bày bài nói theo lối “đọc tài liệu” là chủ yếu - Về công tác đào tạo, bồi dưỡng BCV Hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho BCV, nhất là những ngƣời mới tham gia chƣa thƣờng xuyên. Nội dung bồi dƣỡng chủ yếu chỉ dừng lại những vấn đề lý thuyết, chƣa bố trí thời gian để học viên thực hành, rèn luyện về những kỹ năng của BCV, nhƣ thu thập và phân tích thông tin, chuẩn bị bài giản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chat_luong_hoat_dong_bao_cao_vien_vung_dong_bang_son.pdf
Tài liệu liên quan