A. MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .4
2.1. Mục tiêu của luận án .4
2.2. Nhiệm vụ của luận án.4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.5
3.1. Đối tượng nghiên cứu.5
3.2. Phạm vi nghiên cứu.5
4. Phương pháp nghiên cứu.6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .7
6. Kết cấu của luận án .7
T NG UAN VỀ VẤN ĐỀ NGHI N CỨU .8
1. Tình hình nghiên cứu tro ƣớc.8
1.1. Các công trình nghiên cứu về các biện pháp tư pháp nói chung .8
1.2. Các công trình nghiên cứu về từng biện pháp tư pháp cụ thể.12
2. Tình hình nghiên cứu ở ƣớc ngoài.17
2.1. Các công trình nghiên cứu về các biện pháp tư pháp nói chung .17
2.2. Các công trình nghiên cứu về từng biện pháp tư pháp cụ thể.20
3 Đ i t i ứu i qu uậ .22
3.1. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa và tiếp tục phát triển.22
3.2. Những vấn đề liên quan đến luận án chưa được giải quyết ho c tiếp tục
nghiên cứu .25
3.3. Giả thuyết nghiên cứu .26
3.4. Câu hỏi nghiên cứu .26
3.5. Hướng tiếp cận của luận án.27
C NỘI UNG ẾT UẢ NGHI N CỨU.28
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
MỘT SỐ NƢỚC VỀ CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP .28
1.1. Những vấ ề lý luận về biện pháp tƣ p p.28
1.1.1. Khái niệm, đ c điểm của biện pháp tư pháp .28
1.1.2. Vai trò của biện pháp tư pháp .42
1.1.3. Phân loại biện pháp tư pháp .46
1.1.4. Phân biệt biện pháp tư pháp với hình phạt.49
203 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nhà nước.
h ba, vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành quy định tại
đi m c khoản Điều 47 Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành là
những vật thuộc đối tượng của các tội như: tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều
190); tội tàng trữ trái phép chất mà túy (Điều 249); tội làm, tàng trữ, vận chuyển,
lưu hành tiền giả (Điều 207) LHS năm 2015 đã bổ sung thêm đối tượng bị tịch
thu là vật thuộc loại nhà nước cấm tàng trữ” bởi l , thông thường những vật thuộc
loại nhà nước cấm lưu hành thì cũng cấm tàng trữ, mà hành vi tàng trữ và hành vi
lưu hành là hai hành vi gắn liền nhau nên nếu chỉ tịch thu vật cấm lưu hành mà
không đề cập tới việc tịch thu vật cấm tàng trữ là không triệt để. Chính vì vậy, việc
bổ sung thêm này s là điều kiện để loại trừ khả năng lưu hành vật đó trên thị
trường. Theo quan điểm của người viết luận án, vật thuộc loại nhà nước cấm tàng
trữ hay cấm lưu hành mà bị tịch thu sung qu hay tiêu hủy phải là vật đã được nhà
làm luật quy định là đối tượng tác động của các tội phạm trong LHS. ởi l ,
những đối tượng c n lại không được coi là đối tượng tác động của tội phạm nào
trong LHS thì việc áp dụng PTP để tịch thu chúng không thể được thực hiện.
Hơn nữa, hành vi vi phạm các quy định liên quan đến tàng trữ, lưu hành những vật
c n lại thuộc danh mục các hàng hóa cấm kinh doanh cũng đã bị xử l theo quy
định của pháp luật xử l vi phạm hành chính rồi.
Việc xử l vật thuộc loại nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành được thực hiện
theo hình thức khác nhau. Nếu vật trực tiếp liên quan hay không liên quan đến tội
phạm đều bị tịch thu và tiêu hủy không phân biệt vật đó thuộc sở hữu của ai, nếu vật
đó không có giá trị ho c nếu không tiêu hủy s gây nguy hại cho xã hội như ma túy,
89
khoáng sản đ t biệt, độc hại, phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm hay sản phẩm văn hóa
phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan ho c có hại tới giáo dục thẩm m , nhân
cách...Nếu vật có giá trị sử dụng như: vũ khí quân dụng, động vật hoang dã quý hiếm,
thực vật quý hiếm thì chỉ bị tịch thu và phải thực hiện đúng các quy định của pháp
luật tương ứng về quản lý đối với các vật đó. Trong trường hợp vật cấm tàng trữ, cấm
lưu hành đó không c n giá trị sử dụng thì bị tịch thu tiêu hủy. Nếu vật bị người phạm
tội chiếm đoạt, sau đó được mua đi, bán lại nhưng thu hồi được thì ngoài việc trả lại,
bồi thường ho c tịch thu tài sản đó, số tiền dùng vào việc mua bán trái phép của từng
lần đều bị tịch thu sung qu Nhà nước theo quy định tại điểm a hay điểm b Điều 47
LHS. Để tránh trùng thu, mỗi lần mua bán chỉ tịch thu một lần ở người bán nếu
người mua đã trả tiền ho c ở người mua nếu người mua chưa trả tiền. Tuy nhiên,
trong trường hợp tài sản không thu hồi được vì bất kỳ l do nào thì chưa có quy định
hay hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Đây cũng là vướng mắc trong quy định của luật
hình sự hiện hành mà chúng tôi s đề cập ở phần tiếp theo của luận án.
h tư, vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này c lỗi trong việc đ
cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm th c th bị tịch thu quy
định khoản 3 Điều 47
Khác với ba trường hợp trên, đối với trường hợp này, người phạm tội không
sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình mà sử dụng tài sản của người khác, tổ chức
khác vào việc phạm tội. Qua việc xác minh và kiểm tra, nếu xác định được chủ sở
hữu ho c người quản l hợp pháp có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng vật,
tiền của mình vào việc thực hiện tội phạm thì ngoài việc tịch thu vật, tiền đó để
sung vào ngân sách nhà nước hay tiêu hủy (tùy vào đ c điểm, tính chất của từng
loại), thì chủ sở hữu ho c người quản l hợp pháp tài sản đó c n có thể bị truy cứu
TNHS tùy thuộc vào hành vi cụ thể của chủ thể đó (hành vi đồng phạm giúp sức
ho c cấu thành một tội phạm cụ thể bất kỳ). Một điểm lưu ở đây là, khoản 3 điều
47 quy định “c th tịch thu”. Chúng tôi cho rằng, cụm từ “c th ” này cần được
hiểu là, trong trường hợp xác định lỗi hoàn toàn thuộc về người chủ sở hữu ho c
bên quản l hợp pháp tài sản trong việc để người phạm tội sử dụng tài sản phạm tội
thì phải tiến hành tịch thu tài sản đó; trong trường hợp c n lại, nếu xác định những
người này chỉ có một phần lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng tài sản thì có
thể không tiến hành việc tịch thu mà trả lại cho họ.
h n m, trường hợp kh ng tịch thu vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt
ho c sử dụng trái ph p quy định tại khoản điều 47
90
Nếu như các trường hợp được nêu ở trên đều quy định cho phép tịch thu vật,
tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm để sung qu nhà nước ho c để tiêu hủy thì
trường hợp này quy định về việc không được tịch thu. Cụ thể là, nếu người phạm tội
chiếm đoạt ho c sử dụng một cách trái phép tài sản là vật ho c tiền của chủ thể khác
thì tài sản đó không bị tịch thu mà phải trả lại cho chủ sở hữu ho c bên quản l hợp
pháp tài sản đó. Về nguyên tắc, tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt ho c sử dụng
trái phép thì phải được trả lại cho bên bị chiếm đoạt là chủ sở hữu ho c người quản
l hợp pháp tài sản đó. ên cạnh đó, nếu người phạm tội gây ra thiệt hại đối với tài
sản đó thì phải BTTH cho những người này. Chẳng hạn, một người chiếm đoạt xe
mô tô của người khác, sau đó đã sử dụng và làm cho xe mô tô bị hư hỏng. Trong
trường hợp này, ngoài việc tịch thu trả lại xe mô tô cho người bị hại, người phạm tội
c n có thể phải bồi thường tương ứng với giá trị tài sản bị thiệt hại do bị hư hỏng
một phần nếu người bị hại không từ chối ho c có yêu cầu.
Có thể thấy rằng, theo luật hình sự các nước, biện pháp tịch thu tài sản được
coi ho c là với tính chất một hình phạt lưỡng tính, hình phạt bổ sung, hình phạt thay
thế ho c là biện pháp đ c biệt ho c là chỉ với tính chất đ c tính mà nội dung của nó
là tịch thu những vật đã được sử dụng ho c nhằm để sử dụng vào việc phạm tội
ho c những vật là sản phẩm của tội phạm ho c những vật là đối tượng của tội
phạm[104;215]. Tuy nhiên, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm vận hành như là một hình phạt bổ sung nên nó chỉ có thể được quyết định bởi
t a án chứ không phải bởi các CQTHTT khác. M t khác, m c dù LHS hiện hành
không quy định rõ nhưng trong l luận về luật hình sự hiện đại đã khẳng định, việc
quy định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự (bao gồm hình phạt và các
biện pháp cưỡng chế hình sự khác) phải tuân theo nguyên tắc pháp chế, có nghĩa là
nó phải được quy định trong luật hình sự và phải được một cơ quan có thẩm quyền,
độc lập áp dụng. Chỉ có như vậy mới bảo đảm tôn trọng quyền con người mà PLHS
Việt Nam đã khẳng định [107;92].
Trong LHS Việt Nam hiện hành, các nhà làm luật vừa quy định biện pháp
tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung, vừa quy định biện pháp tịch thu vật, tiền trực
tiếp liên quan đến tội phạm là PTP mà về hình thức tịch thucó sự giống nhau
nhưng về bản chất pháp l lại khác nhau. Đối với PTP tịch thu vật, tiền trực tiếp
liên quan đến tội phạm, đối tượng bị tịch thu là tài sản có liên quan đến tội phạm và
là hậu quả của tội phạm. C n đối với tịch thu tài sản, đối tượng bị tịch thu là tài sản
không liên quan đến tội phạm và không phải là hậu quả của tội phạm, là tài sản
91
thuộc sở hữu hợp pháp của người phạm tội có được trước, trong ho c sau khi phạm
tội.Bên cạnh đó, PTP tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được t a
án quyết định ở giai đoạn xét xử, có tác dụng loại trừ điều kiện ho c hạn chế khả
năng tiếp tục phạm tội mới, nhưng cũng có thể được áp dụng ở các giai đoạn khác
của quá trình tố tụng. Trong khi đó, tịch thu tài sản được áp dụng ở giai đoạn xét
xử, chỉ do T a án tuyên đối với người bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật và
phải thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng ho c đ c biệt
nghiêm trọng.
2.1.2. Quy định về biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi
thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi
Điều 48 LHS năm 2015 quy định biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa ho c
BTTH, buộc công khai xin lỗi như sau:
“ Người phạm tội phải trả lại tài sản đ chiếm đoạt cho chủ s hữu ho c người
quản lý hợp pháp, phải sửa chữa ho c b i thường thiệt hại vật chất đ được xác
định do hành vi phạm tội g y ra
rong trường hợp phạm tội g y thiệt hại về tinh thần, a án buộc người phạm
tội phải b i thường về vật chất, c ng khai xin lỗi người bị hại ”
Xét về điều kiện áp dụng, biện pháp này có thể được áp dụng đối với mọi loại
tội phạm, đối với cả cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội, những chủ thể đã
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi trực tiếp gây ra các thiệt hại, phá vỡ
các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Xét về nội dung, biện pháp này buộc chủ thể phạm tội phải trả lại những tài
sản mà họ đã chiếm đoạt một cách trái phép cho chủ sở hữu ho c người quản l hợp
pháp. Trong trường hợp chủ thể phạm tội đã làm cho tài sản nói trên bị hư hỏng thì
phải tiến hành sửa chữa ho c không thể sửa chữa được vì những l do nhất định thì
phải BTTH tương ứng với giá trị tài sản tính đến thời điểm thực hiện tội phạm.
Trong trường hợp gây ra thiệt hại hại về tinh thần, chủ thể phạm tội vừa thực hiện
việc bồi thường bằng vật chất, đồng thời phải thực hiện việc xin lỗi trước m t bị hại
theo hình thức công khai có sự chứng kiến của đại diện nhà nước.
Xét về mục đích, biện pháp này được áp dụng hỗ trợ cho hình phạt, nhằm khôi
phục lại tình trạng sở hữu đối với tài sản như ban đầu khi tội phạm chưa xảy ra ho c
nhằm khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, nhằm khôi phục lại danh dự,
nhân phẩm mà chủ thể phạm tội đã xâm phạm tới bên bị hại.
92
iện pháp này tác động tới lợi ích vật chất của chủ thể phạm tội thông qua việc
phải trả một khoản tiền hay tài sản nhất định để bồi thường những thiệt hại mà họ đã
gây ra. Tuy nhiên, do không phải được áp dụng trong mọi trường hợp gây thiệt hại
nên lợi ích vật chất của chủ thể phạm tội chỉ bị tác động khi có yêu cầu của phía bị
hại. Trong trường hợp chủ thể phạm tội đã chủ động và tự nguyện thực hiện việc trả
lại, sửa chữa, bồi thường tài sản ho c xin lỗi trước khi xét xử và đã được sự đồng
của phía bị hại thì t a án có thể s không áp dụng biện pháp này nữa. Vì vậy, có thể
nói rằng đây là một biện pháp cưỡng chế hình sự nhưng vừa mang tính chất dân sự.
2.1.2.1. Quy định về trả lại tài sản
Quyền sở hữu tài sản là một quyền đã được Hiến pháp quy định và bảo vệ8.
Việc người phạm tội chiếm đoạt ho c sử dụng trái phép tài sản của chủ sở hữu ho c
người quản l hợp pháp tức là đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản đã được Nhà
nước bảo vệ. Do đó, việc quy định biện pháp trả lại tài sản trong LHS đã thể hiện
rõ thái độ và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản thuộc quyền sở
hữu của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Cụ thể là “nhằm kh i phục lại t nh
trạng s hữu như trước khi tội phạm xảy ra, HS quy định người phạm tội phải
trả lại tài sản cho chủ s hữu ho c người quản lý hợp pháp”[113;286].
Trả lại tài sản là một biện pháp bắt buộc được áp dụng trong trường hợp chủ thể
phạm tội có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản thông qua việc chuyển dịch
tài sản một cách trái pháp luật để chiếm đoạt ho c chiếm giữ trái phép ho c sử dụng
trái phép tài sản đó. iện pháp nàychỉ được áp dụng khi đã xác định được chủ sở hữu
ho c người quản l tài sản hợp pháp. Nếu không xác định được thì T a án s áp dụng
biện pháp tịch thu sung qu nhà nước theo quy định của LDS với tính chất là tài sản
vô chủ. Ngoài ra, chủ sở hữu ho c người quản l tài sản hợp pháp phải là người
không có lỗi khi để người phạm tội sử dụng tài sản của mình vào việc phạm tội.
2.1.2.2 Quy định về sửa chữa tài sản, b i thường thiệt hại
Bên cạnh việc trả lại tài sản, trong trường hợp tài sản bị hư hỏng, thiệt hại một
phần, người phạm tội c n phải tiến hành sửa chữa. Trường hợp chủ thể phạm tội tuy
không chiếm đoạt nhưng lại sử dụng trái phép tài sản đó và làm hư hỏng thì cũng
phải sửa chữa nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi tội phạm xảy ra.
Biện pháp này nhằm để bảo đảm quyền và lợi ích của chủ sở hữu ho c người quản lý
hợp pháp tài sản. Nếu vì những lý do nhất định mà các chủ thể không thực hiện việc
8 Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền s hữu tư nh n và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”
93
sửa chữa được thì phải bồi thường chi phí mà chủ sở hữu ho c người quản lý tài sản
đã bỏ ra. Tuy vậy, trong thực tế, các chủ thể thường thỏa thuận để phía bên làm hư
hỏng tài sản bồi thường phần giá trị tài sản bị tổn thất thiệt hại. Khi đó chủ sở hữu s
sử dụng số tiền bồi thường để khắc phục những hư hỏng mà không trực tiếp sửa chữa
được. Điều này giúp cho các chủ thể có sự chủ động hơn trong việc khắc phục hậu
quả do tài sản bị chiếm đoạt ho c sử dụng trái phép mà bị hư hỏng, nhất là khi điều
kiện sửa chữa rất khó khăn, không bảo đảm tính nhanh chóng và kịp thời.
TTH là buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách
đền bù các tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại. Có hai trường hợp
BTTH: BTTH về vật chất do gây ra thiệt hại về tài sản ho c do xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe của người khác và TTH về vật chất do gây ra thiệt hại về tinh
thần. TTH về vật chất là trách nhiệm bồi thường tổn thất vật chất thực tế được tính
thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp l để ngăn
ch n, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất ho c giảm sút. Trường hợp
xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của người khác thì người phạm tội cũng phải bồi
thường các thiệt hại về vật chất do hành vi phạm tội gây ra cho người bị hại như phí
tổn thuốc men, chi phí điều trị, mai táng phí (nếu xảy ra chết người). Trong khi đó,
BTTHvề tinh thần được hiểu là người gây thiệt hại cho người khác do xâm phạm đến
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm
dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai c n phải bồi thường một khoản tiền
để bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại như sự buồn rầu, l ng
đau thương 89 . Ngoài những thiệt hại trên đây, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể
có thêm các thiệt hại khác mà bên gây thiệt hại có trách nhiệm phải bồi thường. Biện
pháp BTTH chỉ được áp dụng khi không có sự tự nguyện thỏa thuận của các bên. Để
xác định mức bồi thường như thế nào và cụ thể ra sao, CQTHTT phải căn cứ vào quy
định của LDS năm 2015 tại các Điều 589, 590, 591 và 592 về chi phí BTTH. đây,
BPTP BTTH chính là một loại BTTH ngoài hợp đồng được quy định trong BLDS, là
một phần của việc thực hiện TNDS.Do đó, khi giải quyết cùng với vụ án hình sự,
chúng được coi là giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự vì được thực hiện
đồng thời với TNHS. Trong trường hợp khác, BTTH có thể được tách riêng ra giải
quyết thành một vụ án độc lập. Ngoài ra,BTTHcũng được coi là cơ sở để đánh giá
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, thậm chí trong một số trường hợp nhất định,
mức độ thiệt hại cũng chính là căn cứ để xác định khung hình phạt tăng n ng hay
giảm nh theo các điều khoản tương ứng của điều luật.
94
Cơ sở của việc phát sinh trách nhiệm BTTH của PLDS và PLHS đều là: có
thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây
thiệt hại và có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Tuy
nhiên, phạm vi của BTTH trong luật dân sự rộng hơn so với phạm vi BTTH trong
luật hình sự. Việc BTTH trong dân sự không chỉ là những thiệt hại trực tiếp do tội
phạm gây ra mà còn là những thiệt hại gián tiếp và những tổn thất về tinh thần mà
người liên quan phải gánh chịu khi đã bị thiệt hại trực tiếp ho c gián tiếp. Chẳng
hạn, A có hành vi xâm phạm tính mạng của B làm B chết. Trong trường hợp này,
thiệt hại trực tiếp mà A gây ra là thiệt hại về tính mạng, thiệt hại gián tiếp mà A gây
ra là thu nhập thực tế của B bị mất đi, nguồn lao động chính trong gia đình không
còn, khoản tiền mai tang phí ho c khoản tiền viện phí đã chữa trị nhưng không qua
khỏi. Không những thế, đó c n là những tổn thất về tinh thần mà A có thể gây ra
cho gia đình như gia đình mất đi người nương tựa, những người trong gia đình vì
cái chết của mà đau khổ sinh ra bệnh tật, ốm đau
Từ đây có thể thấy rằng, để xác định mức độ, chi phí, cách thức, nguyên tắc
BTTH trong luật hình sự để giải quyết một vụ án hình sự cần phải dựa vào các quy
định về TTH trong LDS. ởi l , LHS cũng như LTTHS không có quy định
nào về nội dung, cách thức bồi thường cụ thể về vật chất hay về tinh thần. Chính vì
vậy, hiện nay có quan điểm cho rằng biện pháp BTTH m c dù được quy định trong
LHS nhưng thực chất nó không phải là biện pháp cưỡng chế hình sự mà là biện
pháp, về bản chất, thuộc nội dung của TNDS do cơ quan tư pháp áp dụng với người
phạm tội ho c với người có trách nhiệm BTTH do tội phạm gây ra [107;98]. Chúng
tôi cho rằng, cho dù về bản chất thuộc nội dung của TNDS, nhưng việc quy định
biện pháp này với tư cách là PTP trong LHS cũng có nghĩa quan trọng trong
thời điểm hiện tại nhằm tạo nên sự cưỡng chế đối với các chủ thể bị áp dụng.
Xác định rõ trách nhiệm BTTH vật chất và trách nhiệm BTTH về tinh thần
căn cứ vào lợi ích bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra có nghĩa trong việc xác
định được nghĩa vụ chứng minh và xác định được mức bồi thường. Về nguyên tắc,
người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại xảy ra và mức bồi thường
s tương ứng mức thiệt hại. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ có thể áp dụng đối với
trường hợp BTTH về vật chất c n trong trường hợp BTTH về tinh thần thì rõ ràng
là những tổn thất không thể nhìn thấy, không thể tính toán và khó thể chứng minh
được. Chính vì vậy, pháp luật cần quy định một mức nhất định để cơ quan Nhà
95
nước có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp một người có hành vi xâm phạm đến
các quyền nhân thân của người khác.
Tóm ại BPTP trả lại tài sản, sửa chữa ho c TTH khẳng định rõ thái độ của
nhà nước trong việc bảo vệ tài sảnthuộc các hình thức sở hữu khác nhau, không cho
phép xâm phạm đến tài sản của bất kỳ ai, dù đó là sở hữu toàn dân hay sở hữu tập
thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, bảo vệ các lợi ích bị xâm hại, yêu cầu khắc phục
toàn bộ hay một phần thiệt hại đã gây ra 15;50 . Nếu ngay sau khi gây thiệt hại,
chủ thể gây thiệt hại đã tự nguyện trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH cho bên bị
thiệt hại, thì đây là yếu tố được xem xét để giảm nh TNHS. Sự kết hợp thái độ tự
nguyện trong khắc phục hậu quả của tội phạm và thiệt hại trên thực tế được khắc
phục ở một mức độ nhất định là cơ sở giảm nh TNHS. Chúng tôi cho rằng, việc
nhà làm luật ghi nhận tình tiết tự nguyện trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH là một
yếu tố giảm nh TNHS là hoàn toàn hợp l và có nghĩa nhân văn sâu sắc. ởi vì,
chính chủ thể phạm tội đã nhận ra lỗi của mình và tự nguyện sửa chữa lỗi lầm đó.
Điều này làm giảm bớt sự can thiệp của CQTHTT vào việc giải quyết những hậu
quả thiệt hại xảy ra, thay vào đó là tập trung vào hoạt động định tội và quyết định
hình phạt một cách chính xác. Và như vậy, tính chất răn đe, cảnh báo của PTP trả
lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH cũng đã đạt được.
2.1.2.3. Quy định về buộc công khai xin lỗi
uộc công khai xin lỗi cũng là PTP được quy định trong LHS năm 2015,
đây cũng là biện pháp cưỡng chế để khôi phục lại hậu quả do tội phạm gây ra nhưng
trong những hoàn cảnh và điều kiện đ c biệt. Nội dung của biện pháp này thể hiện ở
chỗ, người phạm tội gây thiệt hại về tinh thần thì ngoài việc phải bồi thường bằng vật
chất còn phải công khai xin lỗi người bị hại. Pháp luật quy định biện pháp này chỉ do
Tòa án áp dụng và vì thế nó có thể được áp dụng cùng với hình phạt ho c áp dụng
một cách độc lập thay cho hình phạt khi người phạm tội được miễn TNHS hay miễn
hình phạt.Việc thi hành biện pháp này được thực hiện khi có sự yêu cầu của người bị
hại và sự tự nguyện của người phạm tội. Pháp luật cũng không có quy định cụ thể về
thủ tục người phạm tội công khai xin lỗi người bị hại như thế nào và BLTTHS hiện
hành cũng không quy định về trình tự thủ tục thi hành biện pháp này [81].Ngoài
LHS qui định về biện pháp buộc công khai xin lỗi, LDS hiện hành cũng đã đưa ra
qui định liên quan đến việc công khai xin lỗi với tư cách là một biện pháp chịu
TNDS. Cụ thể là khoản 1 Điều 27 LDS qui định: “ hi quyền nhân thân của một cá
nhân bị xâm phạm, thì người đó có quyền: Yêu cầu người vi phạm ho c yêu cầu Toà
96
án buộc người vi phạm chấm d t hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính c ng khai”. Có
thể nhận thấy, BPTP buộc công khai xin lỗi qui định trong BLHS có nội dung được
qui định trong BLDS và là trường hợp gây ra thiệt hại về tinh thần. Chỉ khác ở chỗ,
người thi hành biện pháp công khai xin lỗi trong luật hình sự là người đã có hành vi
phạm tội còn trong luật dân sự là người đã có hành vi vi phạm pháp luật dân sự.
2.1.3. Quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
LHS năm 2015 quy định về biện pháp C tại Điều 49 như sau:
“ Đối với người thực hiện hành vi nguy hi m cho x hội trong khi mắc bệnh
quy định tại Điều của ộ luật này, iện ki m sát ho c a án c n c vào kết
luận giám định pháp y, giám định pháp y t m thần c th quyết định đưa họ vào
một cơ s điều trị chuyên khoa đ bắt buộc chữa bệnh
Đối với người phạm tội trong khi c n ng lực trách nhiệm h nh sự nhưng
trước khi bị kết án đ mắc bệnh tới m c mất khả n ng nhận th c ho c khả n ng
điều khi n hành vi của m nh, th c n c vào kết luận giám định pháp y, giám định
pháp y t m thần, a án c th quyết định đưa họ vào một cơ s điều trị chuyên
khoa đ bắt buộc chữa bệnh Sau khi khỏi bệnh, người đ c th phải chịu trách
nhiệm h nh sự
3 Đối với người đang chấp hành h nh phạt tù mà bị bệnh tới m c mất khả
n ng nhận th c ho c khả n ng điều khi n hành vi của m nh, th c n c vào kết luận
giám định pháp y, giám định pháp y t m thần, a án c th quyết định đưa họ vào
một cơ s điều trị chuyên khoa đ bắt buộc chữa bệnh Sau khi khỏi bệnh, nếu
kh ng c lý do khác đ mi n chấp hành h nh phạt, th người đ phải tiếp tục chấp
hành h nh phạt
hời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành h nh phạt tù ”
Dưới góc độ luật hình sự, biện pháp BBCB được coi là một trong những biện
pháp cưỡng chế bắt buộc được áp dụng để xử l tội phạm nhằm thực hiện một trong
hai hoạt động mà nhiệm vụ của LHS đã đề ra: ộ luật h nh sự c nhiệm vụ
ph ng ngừa và đấu tranh chống tội phạm” (Điều 1-Nhiệm vụ của LHS) và để
giảm bớt sự gia tăng tội phạm trong tương lai. “Ph ng ngừa tội phạm nhằm mục
đích k m chế sự gia t ng, hạn chế dần m c độ và tính chất nghiêm trọng của tội
phạm và ng n ngừa tội phạm xảy ra heo đ , mục đích của ph ng ngừa tội phạm
c các m c độ khác nhau từ k m chế sự gia t ng của tội phạm, hạn chế dần m c độ
và tính chất nghiêm trọng của tội phạm đến ng n ngừa tội phạm xảy ra”[115;190].
97
C là PTP buộc người mà trong ho c sau khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội, nhưng trước khi bị kết án ho c đang chấp hành hình phạt mà mắc bệnh tâm
thần ho c bệnh khác làm mất khả năng nhận thức ho c khả năng điều khiển hành vi
phải vào cơ sở điều trị chuyên khoa để chữa bệnh nhằm mục đích loại bỏ những điều
kiện có thể dẫn đến việc phạm tội mới trong tương lai do tình trạng bệnh của họ.
Xét về điều kiện áp dụng, BBCB chỉ được áp dụng đối với người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mắc bệnh tâm thần dẫn tới mất khả năng nhận thức
ho c khả năng điều khiển hành vi. iện pháp này cũng không được đ t ra đối với
người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà bị hạn chế năng lực TNHS.
Xét về mục đích, biện pháp này có mục đích đầu tiên là phòng ngừa khả năng
gây thiệt hại cho trật tự, an toàn xã hội của người mắc bệnh tâm thần ho c bệnh
khác gây rối loạn hoạt động tâm thần cũng như loại bỏ khả năng dẫn đến hành vi
nguy hiểm cho xã hội. Bên cạnh đó, BBCB c n mang tính nhân văn thông qua việc
giúp cho người bệnh được chữa bệnh tại cơ sở điều trị chuyên khoa. Đối với trường
hợp đã kết án ho c đã thi hành hình phạt mà bị mắc bệnh thì việc áp dụng chữa
bệnh cho họ trước khi bắt họ chấp hành hình phạt nếu khỏi bệnh là việc làm vừa
nhân đạo, vừa đảm bảo tính nghiêm khắc của pháp luật - điều kiện quan trọng đảm
bảo tính hiệu quả của PLHS.
iện pháp này tác động tới tình trạng sức khỏe của người phạm tội, làm cho họ
được cải thiện về tình trạng sức khỏe, thậm chí được chữa khỏi bệnh. iện pháp này
cũng tác động tới gia đình, xã hội là những môi trường có những người sinh sống cùng
với người bệnh, giúp cho họ có thái độ tích cực hơn trong việc tiếp tục chăm sóc, theo
dõi con em của mình và phối hợp với nhà nước trong việc ngăn ngừa việc tái phát bệnh
cũng như tránh dẫn tới việc tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
So với LHS năm 1999, LHS năm 2015 đã có những điểm mới như: sửa đổi
căn cứ để quyết định đưa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vào một sơ
sở chuyên khoa để BBCB là “kết luận giám định p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_che_dinh_bien_phap_tu_phap_trong_luat_hinh_su_viet_n.pdf