MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 8
1.1. Các công trình liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định
nguyên thủ quốc gia . 8
1.2. Các công trình liên quan đến tổ chức và hoạt động nguyên thủ
quốc gia và những giá trị tham chiếu. 15
1.3. Chế định nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam, tổ chức hoạt động, yêu
cầu đổi mới, hoàn thiện chế định chủ tịch nước ở Việt Nam . 26
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố
liên quan đến đề tài luận án. 30
1.5. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 33
1.6. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu. 34
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH NGUYÊN
THỦ QUỐC GIA. 35
2.1. Lịch sử phát triển của chế định nguyên thủ quốc gia . 35
2.2. Khái niệm, phân loại định chế nguyên thủ quốc gia. 40
2.3. Những đặc điểm phổ biến của chế định nguyên thủ quốc gia trên
thế giới và giá trị tham khảo . 56
Chương 3: CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
(TỪ THỰC TIỄN CỦA MỸ, PHÁP, NHẬT BẢN, SINGAPORE,
TRUNG QUỐC) . 76
3.1. Nguyên thủ quốc gia có thực quyền. 76
3.2. Nguyên thủ quốc gia có quyền lực hình thức . 90
3.3. Nguyên thủ quốc gia các nước xã hội chủ nghĩa . 102
3.4. Một số đánh giá về chế định nguyên thủ quốc gia trên thế giới . 108Chương 4: CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM VÀ
NHỮNG GỢI MỞ THAM CHIẾU. 116
4.1. Chế định nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam. 116
4.2. Một số tham chiếu cho việc hoàn thiện chế định nguyên thủ quốc
gia Việt Nam . 148
KẾT LUẬN . 170
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 171
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 172
PHỤ LỤC. 190
215 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chế định nguyên thủ quốc gia trên thế giới và những giá trị tham chiếu cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm Chánh Án Tòa án tối cao theo chỉ định của
Nội các"; Điều 7, quy định 10 nhiệm vụ của Hoàng đế trên đủ 3 nhánh quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp gồm cả đối nội và đối ngoại nhưng phải với sự "tư vấn và
đồng ý của Nội các"; Điều 8: "Không có sự cho phép của Quốc hội, Hoàng gia
không được nhận hay tặng bất kỳ tài sản hay tặng phẩm nào". Như vậy theo hiến
pháp Nhật Bản hiện hành mặc dù Nhật Hoàng mang tính biểu tượng quốc gia, tham
gia vào thực hiện nhiệm vụ ở các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp xong chỉ
mang tính "thủ tục nghi thức" là chính. Quyền lập pháp vẫn thuộc về Quốc hội
(Điều 41: là cơ quan có quyền lực cao nhất và cơ quan nhà nước duy nhất có quyền
lập pháp) và hành pháp thuộc về Nội các (Điều 65: Nội các là cơ quan nắm giữ
quyền hành pháp). Tư pháp thuộc về Tòa án (Điều 76: Toàn bộ quyền tư pháp được
trao cho Tòa án).
Thẩm quyền của Hoàng đế được quy định cụ thể trong hiến pháp, trước hết
99
về đối nội: (1) trong lĩnh vực lập pháp: Hoàng đế có quyền công bố, ban hành Hiến
pháp, đạo luật và ký kết các điều ước quốc tế; Triệu tập Quốc hội; Giải tán Hạ nghị
viện; Tuyên bố kết quả cuộc tổng tuyển cử Quốc hội. (2) trong lĩnh vực hành pháp:
Hoàng đế bổ nhiệm hay bãi miễn các Bộ trưởng, các viên chức theo pháp luật hiện
hành; Trao huân chương; Tham gia các lễ nghi. (3) trong lĩnh vực tư pháp: Hoàng
đế có quyền ân xá, giảm án, hoãn thi hành án, khôi phục quyền công dân.
* Trung tâm BMNN, phối hợp hành động giữa các cơ quan QLNN
NTQG Nhật Bản tham gia công việc nhà nước mang tính tượng trưng hình
thức, không phải là trung tâm của quyền lực BMNN. Song bên cạnh đó, Hoàng đế
và Hoàng gia đã tham gia tích cực và có đóng góp lớn vào các hoạt động xã hội.
Duy trì liên lạc rộng rãi với các tầng lớp nhân dân Nhật Bản thông qua việc họ tham
dự các quan trọng quốc gia, quốc tế trên phạm vi toàn quốc; thăm hỏi, động viên
tặng quà tại các địa phương, nhất là các đối tượng yếu thế - người khuyết tật, trẻ em,
người già và những nơi người dân chịu thiệt hại do thiên tai gây ra44.
Hoàng đế có bộ máy giúp việc trực tiếp là Văn phòng Hoàng gia thuộc sự
quản lý của Văn phòng Nội các, gồm các bộ phận Thư ký của Văn phòng; Lãnh đạo
Văn phòng; Bệnh viện; Câu lạc bộ Thư pháp; Phòng hành chính; Trụ sở cảnh sát
Hoàng cung... Hoàng cung hay Cung điện Hoàng gia là nơi Hoàng đế và Hoàng hậu
thường xuyên tổ chức lễ nghi đón tiếp khách quốc gia và quốc tế như tổ chức "quốc
yến", đại tiệc, trà đạo; trao tặng danh hiệu, huân huy chương văn hóa, giải thưởng
của Viện Hàn lâm nghệ thuật và Học viện nghệ thuật45 vv...; tiếp các đại sứ trình
quốc thư, các đại sứ nước ngoài chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ công tác46; các đoàn
khách NTQG của các nước bạn tới thăm Nhật Bản và các đại biểu nhân dân có
thành tích tiêu biểu, đóng góp trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
44 Hàng năm, có ba chuyến đi địa phương để tham dự Lễ hội trồng cây toàn quốc, Đại hội thể thao quốc gia
và Cuộc thi quốc gia về làm giàu biển, cũng như tham dự các hội nghị quốc tế và tham quan các tình huống
địa phương. Trong trường hợp đó, chúng tôi luôn ghé thăm các cơ sở phúc lợi, văn hóa và công nghiệp địa
phương và khuyến khích những người liên quan. Đặc biệt đối với các cơ sở phúc lợi, chúng tôi đã đến thăm
hơn 500 địa điểm trên toàn quốc (Xem Hoạt động của Hoàng đế và Hoàng hậu tại
https://www.kunaicho.go.jp/activity/activity/01/activity01.html 天皇皇后両陛下のご活動
45 các sự kiện khác nhau của Hoàng đế và Hoàng hậu tổ chức của bạn, diễn ra khoảng 220 trường hợp vào
năm 2018
46 Năm 2018 có tổng số 64 quốc gia.
100
* Biểu tượng đoàn kết quốc gia
Hoàng đế có vai trò, vị trí tối cao cũng như uy tín, niềm tin tuyệt, có tầm ảnh
hưởng, tác động tuyệt đối tới tư tưởng, tình cảm của các tầng lớp nhân dân, có thể
được coi như "biểu tượng động viên, tôn vinh" lớn lao trong xã hội Nhật Bản.
Chương I, Điều 1, Hiến pháp Nhật quy định: "Hoàng đế là biểu tượng của quốc gia
và sự thống nhất của dân tộc" đã cho thấy vị trí cao nhất, vai trò thay mặt, đại diện
cho cả quốc gia và là biểu tượng về sự thống nhất, đại đoàn kết các lực lượng, biểu
tượng của hòa bình, hòa hiếu dân tộc. Hơn nữa chính thể quân chủ lập hiến của
Nhật Bản mặc dù được chuyển đổi từ mô hình chính thể quân chủ chuyên chế
phong kiến trước đây sang mô hình chính thể dân chủ mới - quân chủ lập hiến song
NTQG người đứng đầu nhà nước quốc vương, vua (Hoàng đế) vẫn được giữ nguyên
về tên gọi và hình thức chỉ khác về thẩm quyền và mức độ phạm vi thực hiện quyền
lực mà thôi.
* Giải quyết mối quan hệ dại diện quốc gia và đại diện đảng
Hoàng đế không tham gia vào chính trị nên hoạt động của các đảng phái
chính trị chủ yếu thuộc về các thành viên quốc hội và chính phủ (nội các). Nhật
Bản là quốc gia đa đảng phái, nhưng về cơ bản từ năm 1955 đảng dân chủ tự do
(LDP)47 thường xuyên nắm quyền và chủ tịch đảng được quy định sẽ đồng thời
giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Về nguyên tắc hiến pháp Hoàng Đế bổ nhiệm
Thủ tướng trên cơ sở ý kiến của Quốc hội nhưng chỉ là mặt hình thức vì Quốc
hội là đa số các thành viên của đảng cầm quyền tham gia, Chủ tịch đảng là Thủ
tướng Chính phủ. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng Hoàng đế không có quyền
lực đảng phái chính trị.
* Đại diện đối ngoại
Về đối ngoại: Hoàng đế xác nhận thư ủy quyền và thư ủy nhiệm của đại sứ,
công sứ; Xác nhận thư phê chuẩn và các văn bản ngoại giao theo pháp luật hiện
hành; Tiếp đón các Công sứ và Đại sứ nước ngoài48. Tuy nhiên các thẩm quyền trên
47 Đảng Dân chủ xã hội (DPJ) đóng vai trò là đảng đối lập chính.
48 Tài liệu cho các quyết định nội các về những vấn đề này sẽ được gửi cho Hoàng thượng mỗi lần sau cuộc
họp nội các, và chữ ký và con dấu của bạn sẽ được bệ hạ đọc kỹ. Con số khoảng 960 vào năm 2018 (Xem
https://www.kunaicho.go.jp/activity/activity/01/activity01.html 天皇皇后両陛下のご活動
101
chỉ được thực hiện với sự tư vấn và đồng ý, phê duyệt của nội các. Các nhiệm vụ
của NTQG Nhật Bản được quy định trong hiến pháp có phần giống một số nhiệm
vụ của NTQG chính thể cộng hòa nhưng một đặc điểm khác hẳn đó là Hoàng đế
không phải là Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang (phòng vệ) Nhật Bản mà vai trò này
thuộc về Thủ tướng Chính phủ49.
Mặc dù hiến pháp quy định giới hạn nghiêm ngặt về quyền lực chính trị,
song Nhật Hoàng trên thực tế vẫn giữ vai trò ngoại giao quan trọng. Đặc biệt trong
việc gắn kết, củng cố niềm tin cậy, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản với
các nước trên thế giới50. Hoàng đế và Hoàng hậu đã có nhiều chuyến thăm chính
thức nước ngoài với vai trò NTQG ở hầu hết các châu lục trên thế giới, trong đó
chuyến thăm gần đây nhất đến Việt Nam vào năm 2017.
* Đánh giá khái quát
Nhật Bản có nền kinh tế dẫn đầu thế giới đồng thời có truyền thống văn hóa
chính trị đặc sắc duy trì triều đại (hoàng gia) có vua lâu đời nhất và cũng là nước
duy nhất hiện nay trên thế giới NTQG có danh hiệu Hoàng đế. Mô hình nhà vua
mang yếu tố lịch sử truyền thống được giữ nguyên song hành cùng các cơ quan cấp
cao trong BMNN hiện đại, thực thi QLNN. Hiến pháp Nhật Bản có hiệu lực từ năm
1947 và đến nay vẫn là hiến pháp hiện hành. Là nước đa đảng nhưng nhiều năm qua
vẫn duy trì chế độ một đảng nổi trội lãnh đạo51.
Hoàng đế Nhật Bản như là "lãnh đạo tinh thần" biểu tượng, hiện thân của
phẩm giá dân tộc, không phải là "lãnh đạo chính trị" vì không có bất cứ quyền độc
lập chính trị nào. Hoàng đế không có quyền đưa ra các quyết định liên quan đến các
vấn đề điều hành kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Hoàng đế chỉ
được giới hạn thẩm quyền mình trong hiến pháp nhưng làm gì cũng phải có ý kiến
đồng ý của nội các hoặc quốc hội. Song mặc dù vậy Hoàng đế có vai trò vị trí rất
quan trọng đối với nhân dân và xã hội Nhật Bản, Hoàng đế luôn là biểu tượng cho
quốc gia cho sự hòa bình, ổn định đoàn kết thống nhất của dân tộc.
49 Quy định tại Luật Lực lượng tự vệ Nhật Bản ăm 1954.
50 Cựu Nhật hoàng Akihito đã góp phần khắc phục, hàn gắn mối quan hệ của Nhật Bản với các nước từng gây
chiến trong chiến tranh thế giới.Hiện nay là Hoàng đế Naruhito lên ngôi Hoàng đế thứ 126 của Nhật Bản vào
tháng 5 năm 2019.
51 Chỉ có đảng Tự do dân chủ liên tục cầm quyền từ năm 1955.
102
3.3. NGUYÊN THỦ QUỐC GIA CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Nguyên thủ quốc gia trong các nước XHCN, do đặc điểm tổ chức vận hành
của các nhà nước XHCN được tổ chức và vận hành khác với các mô hình nói trên,
nên được nghiên cứu thành một nhóm riêng, không thuộc phân loại như 3.1 và 3.2.
3.3.1. Chế định nguyên thủ quốc gia trong mô hình Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa
* Cơ chế lựa chọn, phương thức tổ chức, hình thành
Chủ tịch nước được Quốc hội Trung Quốc gọi là Đại hội đại biểu nhân dân
toàn quốc bầu ra. Đây là cơ quan QLNN tối cao52 và cơ quan thường trực là Ủy ban
Thường vụ. Theo quy định tại Điều 79 của Hiến pháp Trung Quốc, để trở thành ứng
cử viên Chủ tịch nước điều kiện khá đơn giản, trước hết phải là công dân Trung
Quốc và đủ 45 tuổi trở lên. Tuy nhiên trên thực tế các ứng cử viên Chủ tịch nước
hầu hết đều giữ vai trò trong HTCT, đặc biệt thường giữ chức danh cao cấp của
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Trung Quốc trước đây
được quy định 5 năm và liên tục không quá 2 nhiệm kỳ. Tuy nhiên sau lần sửa đổi
hiến pháp năm 2018, nội dung "thời gian liên tục giữ chức vụ không quá hai nhiệm
kỳ" của Điều 79 đã được xóa bỏ. Điều đó có nghĩa là Chủ tịch nước có thể giữ số
nhiệm kỳ không giới hạn tùy theo tình hình thực tế.
Nguyên thủ quốc gia Trung Quốc là Chủ tịch nước và chế định của nó là một
bộ phận quan trọng trong thể chế chính trị Trung Quốc. Gắn với mỗi thời kỳ,
NTQG của Trung Quốc cũng có nhiều thay đổi. Việc thành lập nó có thể chia thành
các giai đoạn như sau: (1) từ khi nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ra
đời năm 1949 đến trước khi hiến pháp đầu tiên ban hành 9/1954: Lúc này trong hệ
thống BMNN chưa có NTQG chính thức mà chỉ có Chủ tịch Chính phủ nhân dân
Trung ương có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị đất nước, lãnh đạo, chủ trì
công việc của Ủy ban Chính phủ Nhân dân Trung ương. Tuy nhiên xét về mặt tổ
chức, Chủ tịch của Chính phủ Nhân dân Trung ương không phải là một NTQG, một
cơ quan nhà nước độc lập mà chỉ là một thành viên của Ủy ban Chính phủ Nhân
52 được quy định tại Điều 57 điều đầu tiên của phần thứ nhất, chương II Hiến pháp Trung Quốc (chương I là
nguyên tắc chung) được quy định tại Điều 57 điều đầu tiên của phần thứ nhất, chương II - Cơ quan nhà nước
trong hiến pháp Trung Quốc "là cơ quan quyền lực cao nhất của quyền lực nhà nước".
103
dân Trung ương53. Trên thực tế Ủy ban đóng vai trò như cơ quan QLNN thực thi
quyền lực của Chủ tịch nước và Chủ tịch Ủy ban thực hiện một phần thẩm quyền
của Chủ tịch nước nên được coi như là tiền thân của Chủ tịch nước [234]. (2) Tại
cuộc họp đầu tiên của Đại hội nhân dân toàn quốc lần thứ nhất 9/1954, Hiến pháp
đầu tiên của Trung Quốc được ban hành chính thức, trong đó quy định rõ hơn về
NTQG là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập theo Đại
hội Nhân dân Quốc gia, đồng thời vị trí, vai trò, sự thành lập, thẩm quyền của Chủ
tịch nước cũng được làm rõ, cụ thể hơn. (3) Hiến pháp năm 1975 bãi bỏ vị trí Chủ
tịch nước trước đây và được thay thế bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân
Quốc gia để thực hiện các nhiệm vụ của NTQG; (4) Hiến pháp năm 1978 vẫn giữ
mô hình NTQG như hiến pháp 1975 nhưng đã có một số thay đổi, cụ thể đã bổ sung
một số nhiệm vụ được quy định cho Chủ tịch tại hiến pháp 1954 trước đây cho Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Ủy ban Trung
ương thực hiện một số nhiệm vụ đối nội, đối ngoại như: công bố, ban hành luật và
nghị định; đề cử Thủ tướng; chỉ huy các lực lượng vũ trang; cử và triệu hồi đại sứ;
phê chuẩn các hiệp ước được ký kết với nước ngoài. Thay vào đó, Chủ tịch Ủy ban
Thường vụ Quốc hội Nhân dân Quốc gia đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Nhân dân, và Chủ tịch sau đó được coi là NTQG. (5) Hiến pháp năm 1982 đã khôi
phục NTQG, tái lập vị trí Chủ tịch nước như năm 1954 nhưng "đã loại bỏ hai quyền
lực được trao cho Chủ tịch bao gồm triệu tập hội đồng nhà nước cao nhất và Chủ
tịch của Ủy ban Quốc phòng, và mất quyền tham gia hành chính, quyền đề xuất luật
pháp và quyền chỉ huy quân sự danh nghĩa. Văn phòng Chủ tịch nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước không còn được
thành lập" [241]. Chế định NTQG của Trung Quốc hiện hành được quy định trong
Hiến pháp 1982, được sửa đổi bổ sung vào năm 1988, 1993, 1999, 2004, 2007,
2012, 2017, 2018, song về cơ bản nó vẫn duy trì thiết lập như cũ.
* Vị trí, vai trò, quyền lực của NTQG
Chế định NTQG của Trung Quốc được quy định trong phần hai, chương III
.53 Ủy ban Chính phủ Nhân dân Trung ương có một chủ tịch (chủ tịch của Chính phủ Nhân dân Trung ương),
sáu phó chủ tịch, 56 thành viên, và một tổng thư ký.
104
hiến pháp gồm 6 điều từ điều 79 đến điều 84 và được đặt ngay sau phần thứ nhất
(Quốc hội) - Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và trước phần thứ ba (Chính phủ)
- Quốc Vụ viện. Vị trí như vậy cho thấy chế định NTQG Trung Quốc có tính độc
lập tương đối so với các thiết chế thực thi quyền lực khác như Quốc hội và Chính
phủ. Nội dung của nó khá ngắn gọn54 liên quan đến các quy định về việc hình thành,
cách thức bầu bao gồm cả trong những trường hợp khuyết Chủ tịch nước, về nhiệm
kỳ công tác, về chức năng, quyền hạn. Nó không quy định rõ rằng Chủ tịch nước là
người đứng đầu nhà nước nhưng với việc quy định "Chủ tịch nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa đại diện cho nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong các hoạt
động đối nội" thực hiện các nghi lễ tiếp nhận đại sứ nước ngoài trong hiến pháp sửa
đổi thì tính chất "đại diện" của Chủ tịch nước về mặt nhà nước đối nội - lãnh đạo,
điều hành các công việc trong nước và đối ngoại với bên ngoài đã khẳng định vai
trò đại diện tối cao, đứng đầu, ủy quyền cao nhất về mặt chính thể nhà nước thực
hiện nhiệm vụ được giao của Chủ tịch nước trong nước và ngoài nước.
Nếu chỉ căn cứ vào những quy định mà hiến pháp ban hành thì Chủ tịch
nước Trung Quốc không có thực quyền. Chủ tịch nước Trung Quốc không đứng
đầu một nhánh quyền lực nào. Điều 85, 88, 89 hiến pháp cho thấy "Quốc vụ viện
còn gọi là Chính phủ nhân dân Trung ương là cơ quan hành pháp cao nhất của
QLNN" trong tổ chức của nó không có Chủ tịch nước mà Thủ tướng là người lãnh
đạo đứng đầu; Quốc Vụ viện không chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước mà chỉ
chịu trách nhiệm trước Quốc hội là Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Điều 92).
Chủ tịch nước chỉ thực hiện được quyền lực của mình cùng với Ủy ban Thường vụ
Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Cụ thể tại điều 80 và 81 quy định về chức
năng, nhiệm vụ của Chủ tịch nước tựu chung lại gồm lĩnh vực đối nội và đối ngoại
nhưng hầu hết Chủ tịch nước đều phải thực hiện sau khi có ý kiến của Ủy ban
Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Theo Điều 80: "căn cứ theo quyết
định của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và quyết định của Ủy ban thường vụ
54 Gồm 6 Điều: 01 điều quy định về Bầu cả và nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; 02 điều (điều
80, 81) về chức năng, quyền hạn của Chủ tịch nước; 01 điều về chức năng, quyền hạn của Phó Chủ tịch
nước; 01 điều về đổi khóa của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; 01 điều (điều 84) về xử lý đối với khuyết
chức danh Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
105
Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc" Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
có quyền ban hành luật; bổ nhiệm và bãi nhiệm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Ủy viên
Nhà nước, Bộ trưởng, Trưởng Kiểm toán và Kiểm toán viên, Thư ký của Hội đồng
Nhà nước; trao huy chương quốc gia và danh hiệu danh dự, công bố lệnh đặc xá,
tuyên bố tình trạng khẩn cấp, công bố lệnh giới nghiêm, tuyên bố đất nước rơi vào
tình trạng khẩn cấp, tuyên bố tình trạng chiến tranh và phát lệnh tổng động viên.
Bên cạnh đó trên thực tế, "các chức năng quyền hạn khác của Chủ tịch nước sẽ
được thực hiện theo các quyết định của Quốc hội Nhân dân và Ủy ban Thường vụ"
[234]. Nói tóm lại quy định về thẩm quyền của Chủ tịch nước Trung Quốc trong
hiến pháp nhìn chung chưa thể hiện hết được vai trò trụ cột quyền lực của vị NTQG
người đứng đầu nhà nước, một cơ chế đối trọng nắm giữ vai trò kiểm soát quyền lực
như chế định cộng hòa tổng thống và cộng hòa hỗn hợp.
* Trung tâm BMNN, phối hợp hành động giữa các cơ quan QLNN
Khác với chính thể trong mô hình cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị,
cộng hòa hỗn hợp áp dụng nguyên tắc tam quyền phân lập, NTQG có thể đứng đầu
nhánh hành pháp hoặc nắm giữ một số quyền hành pháp quan trọng. Nghị viện là
trụ cột nhánh lập pháp, ở Trung Quốc, NTQG không đứng đầu nhánh hành pháp,
đồng thời Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc ngoài quyền lập pháp còn thực hiện
quyền hành pháp, bầu các vị trí lãnh đạo cấp cao của nhà nước; quyết định những
vấn đề trọng đại, các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Xét về mặt tổ
chức bộ máy và thực thi QLNN, NTQG của Trung Quốc cũng là một trong những
tổ chức nhà nước, và cơ quan Chủ tịch nước trực thuộc, thực thi những nhiệm vụ
của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc.
* Biểu tượng đoàn kết quốc gia
Hiến pháp và các văn bản pháp luật Trung Quốc không quy định Chủ tịch
nước là biểu tượng của tinh thần đoàn kết quốc gia. Song về mặt tư tưởng và định
hướng cho con đường phát triển, phát huy sức mạnh dân tộc, đoàn kết các tầng lớp
nhân dân, vai trò của Chủ tịch nước có ý nghĩa quyết định. Đơn cử, trong lần sửa
đổi hiến pháp Trung Quốc gần đây nhất vào năm 2018, tư tưởng "XHCN mới với
đặc điểm của Trung Quốc" của Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã được chính thức
đưa vào hiến pháp.
106
* Giải quyết mối quan hệ đại diện quốc gia và đại diện đảng
Đặc trưng nổi trội của HTCT Trung Quốc đó là Đảng Cộng sản là lực lượng
cầm quyền lãnh đạo đất nước. Để phù hợp với hoàn cảnh đặc thù này, Trung Quốc
đã thực hiện chế độ đa đảng phái55 và hiệp thương chính trị. Các đảng phái dân chủ
khác được thành lập sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập,
không phải là đảng đối lập mà là đảng tham chính. Phương châm hợp tác giữa Đảng
Cộng sản Trung Quốc với các đảng phái dân chủ là "Trường kỳ cùng tồn tại, giám
sát lẫn nhau, chân thành với nhau, vinh nhục có nhau".
Chủ tịch nước Trung Quốc ngoài ý nghĩa đại diện cho nhà nước, đứng đầu
nhà nước thực hiện các nghi thức lễ nghi còn giữ chức vụ quan trọng trong HTCT.
Và điều đó đã làm cho NTQG Trung Quốc có quyền lực tối cao của đất nước. Do
vai trò lãnh đạo của Đảng luôn đặt lên hàng đầu nên sau khi hiến pháp xác lập vị trí
Chủ tịch nước, hầu hết các đời Chủ tịch nước Trung Quốc đều do các đảng viên cấp
cao, hoặc lãnh đạo cấp cao của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc của Đảng
Cộng sản nắm giữ. Trước đó từ năm 1993, chức danh Chủ tịch nước và người đứng
đầu Đảng Cộng sản, Bí thư Quân ủy Trung ương được tách biệt không do một
người nắm giữ. Bắt đầu từ năm 1993 khi Chủ tịch Giang Trạch Dân được bầu làm
Chủ tịch nước56, ba vị trí chủ chốt lãnh đạo, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng và Chủ tịch Quân ủy Trung ương đã được giữ bởi cùng một người và có
quyền lực thực sự. Kể từ đó, các đời Chủ tịch nước tiếp theo cũng đã kế thừa tập
quán này. Hiện nay, Chủ tịch nước Trung Quốc còn đồng thời là Chủ tịch Ủy ban
An ninh Quốc gia Trung ương57. Có thể nói những đặc thù nắm giữ vị trí lãnh đạo
trong Đảng, BMNN nêu trên đã làm cho vai trò của NTQG - người đứng đầu đất
nước trong có chế chính trị Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện càng được nâng tầm
lãnh đạo thể hiện sâu sắc và hoàn thiện hơn. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được
hiện thực hóa trong vai trò người đứng đầu Nhà nước. Đây cũng chính là đặc điểm
khác biệt và là điểm mới sáng tạo so với mô hình cộng hòa XHCN Xô Viết ban đầu.
55 Ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc còn có 8 đảng phái khác.
56 Giang Trạch Dân được bầu là Tổng Bí thư Đảng từ ngày 24/6/1989 - 15/3/2002; Chủ tịch nước 27/3/1993 -
15/3/2003; Chủ tịch Quân ủy Trung ương 09/11/1989 - 19/9/2004.
57 Được thiết lập từ khi Chủ tịch nước Tập Cận Bình nắm quyền vào ngày 25/01/2014.
107
* Đại diện đối ngoại
Theo Điều 81 "theo quyết định của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân
toàn quốc" Chủ tịch nước có thể cử, triệu hồi đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài; phê
chuẩn hoặc bãi bỏ các hiệp ước, các điều ước quốc tế, các hiệp định quan trọng, của
Trung Quốc với nước ngoài. Chủ tịch nước đại diện cho nhà nước, thay mặt nhà nước
tiến hành các vấn đề đối ngoại nhà nước và chấp nhận các phái viên nước ngoài.
* Phó Chủ tịch nước
Trong chế định Chủ tịch nước Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước được quy
định trong hiến pháp luôn được quy định song hành cùng Chủ tịch nước. Điều 84
không chỉ quy định trường hợp khuyết Chủ tịch nước mà còn có cả khuyết Phó Chủ
tịch nước. Điều đó cho thấy vai trò của Phó Chủ tịch nước trong thực thi quyền lực
của Nhà nước - có ý nghĩa kế cận, tiếp nối và quan hệ mật thiết có thể thay thế giữa
hai vị trí chức năng này. Phó Chủ tịch nước Trung Quốc được quy định tại Điều 82
hiến pháp "làm nhiệm vụ giúp việc cho Chủ tịch nước", "được Chủ tịch nước ủy
quyền, có thể thực hiện một phần quyền hạn của Chủ tịch nước". Trong thực tế, trừ
một số trường hợp hiếm58, Phó Chủ tịch nước là người có danh dự vị trí rất cao
trong HTCT, không chỉ là người đứng thứ hai trong BMNN mà còn thường có chức
danh rất cao trong Đảng Cộng sản, thường có vai trò trong Ban Thường vụ và Ủy
viên Bộ Chính trị.
* Đánh giá khái quát
Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), đất nước có bề dày
lịch sử văn hóa lâu đời, có dân số và diện tích cao nhất thế giới. Đảng Cộng sản
Trung Quốc là đã lãnh đạo nhân dân thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
và trong suốt quá trình từ đó đến nay luôn là đảng cầm quyền, lãnh đạo đất nước.
Kể từ khi Trung Quốc thành lập chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân từ năm 1949,
với chế độ "nhất nguyên chính trị" với mục đích là để lắng nghe nhiều hơn những
quan điểm khác nhau, tiếp thu nhiều hơn sự giám sát của các đảng phái, giảm bớt sự
58 Phó Chủ tịch nước hiện nay đã từng giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng nay không giữ chức danh
nào trong Đảng. Tuy nhiên trở về trước đến hiến pháp hiện hành ra đời 1982, các đời Phó Chủ tịch nước
Trung Quốc hầu hết đều giữ chức danh Bí thứ, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng hoặc Ủy viên Bộ
Chính trị, Tổng Bí thư Đảng (3 đời từ Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào, Đặng Tiểu Bình), trong đó Tập Cận Bình
và Hồ Cẩm Đào trước khi trở thành Chủ tịch nước đều là Phó Chủ tịch nước.
108
thiếu sót trong hoạch định đường lối, chính sách, thực thi quyết sách, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, Trung Quốc ngày càng phát triển hùng mạnh, với một chế
độ XHCN tương đối vững vàng và đạt thành tựu phát triển đất nước ấn tượng rất
đáng ngưỡng mộ, đang dần soán vị trí siêu cường thế giới, trong đó vai trò, đóng
góp, ảnh hưởng của NTQG, người đứng đầu Trung Quốc qua các thời kỳ có vai trò,
ý nghĩa rất to lớn.
Việt Nam và Trung Quốc là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về
lịch sử, văn hóa, về chế độ chính trị, về quá trình xây dựng CNXH. Kinh nghiệm
của Trung Quốc trong công cuộc đổi mới, cải cách, mở cửa toàn diện, xây dựng nền
chính trị dân chủ XHCN đặc sắc Trung Quốc, kiên quyết duy trì vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản trong chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị và xây
dựng NNPQ XHCN với vai trò của NTQG có thực quyền trong thế giới đầy biến
động cũng là một kinh nghiệm tốt trong quá trình đổi mới đất nước ta hiện nay.
3.4. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRÊN
THẾ GIỚI
3.4.1. Những điểm tương đồng
Mặc dù vị trí, vai trò và chế định NTQG ở các nước trên thế giới có sự khác
biệt nhất định, những điểm chung về chế định NTQG không phụ thuộc vào mô hình
chính thể gồm có:
Thứ nhất, NTQG là người đứng đầu nhà nước đại diện cho toàn thể quốc
gia, dân tộc về đối nội, đối ngoại
Theo đó, các hiến pháp đều quy định: NTQG là người đứng đầu nhà nước,
thanh mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại. Sự đại diện này mang tính toàn vẹn,
chỉnh thể và thống nhất của một quốc gia, nhất là trong quan hệ với các nước trên
thế giới. Trong khi các cơ quan nhà nước như lập pháp, hành pháp, tư pháp hay các
vị trí quyền lực lớn của quốc gia như tổng bí thư, thủ tướng, chánh án tòa án tối
cao cũng chỉ đại diện và thực thi một phần quyền lực chính trị, QLNN trên các
lĩnh vực nhất định của quốc gia.
Do vậy, mặc dù có sự khác biệt về quyền lực thực chất hay mang tính biểu
tượng thì tất cả các NTQG đều là đại diện cho nhà nước trong các hoạt động mang
tính thủ tục, nghi lễ. Chẳng hạn, các đạo luật sau khi được soạn thảo và thông qua ở
109
nghị viện (quốc hội) đều phải do NTQG công bố mới trở thành luật. Việc công bố
các văn