Luận án Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vii

DANH MỤC BẢNG . viii

DANH MỤC HÌNH . x

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 7

1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhà ở và chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người

dân vùng DTTS . 7

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhà ở . 7

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân Vùng DTTS . 8

1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định và thực thi

chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS . 13

1.2. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá chính sách hỗ trợ nhà ở nói chung và đối

với người dân vùng DTTS nói riêng . 15

1.2.1. Nghiên cứu về đánh giá tác động của chính sách nhà ở . 15

1.2.2. Nghiên cứu sự hài lòng của dân cư với chất lượng dịch vụ công và dịch vụ

nhà ở . 17

1.2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đánh giá chính sách cho vùng DTTS phía Bắc . 20

1.3. Khoảng trống nghiên cứu . 21

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 23

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI

NGƯỜI DÂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ . 24

2.1. Vùng dân tộc thiểu số và người dân vùng dân tộc thiểu số. 24

2.1.1. Dân tộc thiểu số. 24

2.1.2. Vùng dân tộc thiểu số. 26

2.1.3. Người dân vùng dân tộc thiểu số. 27

2.2. Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS . 29

pdf200 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, 22,52% hộ nghèo không có tài sản phục vụ tiếp cận thông tin, 20,2% số hộ thiếu nước sinh hoạt và 23,46% số hộ thiếu hụt trình độ giáo dục người lớn (Bộ Lao Động, 2017). Bảng 4..11. Mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo khu vực Tây Bắc STT Chỉ tiêu Số hộ Cơ cấu (%) 1 Tiếp cận dịch vụ y tế 7574 3,37 2 Bảo hiểm y tế 9416 4,31 3 Trình độ giáo dục người lớn 51209 23,46 4 Thực trạng đi học của trẻ em 9883 4,53 5 Chất lượng nhà ở 82030 37,59 6 Diện tích nhà ở 92178 42,24 7 Nguồn nước sinh hoạt 44095 20,2 8 Nhà tiêu hợp vệ sinh 164768 75,5 9 Dịch vụ viễn thông 24150 11,07 10 Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 49141 22,52 Tổng số hộ trong vùng 218240 Nguồn: Bộ Lao động, 2017 69 4.2. Thực trạng nhà ở, đất ở của người dân vùng DTTS khu vực Tây bắc 4.2.1. Quy mô nhà ở Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của mỗi người dân trên toàn thế giới, quy mô diện tích nhà ở vừa thể hiện nhu cầu nhà ở vừa phản ánh khả năng xây dựng và đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân ở các khu vực. Diện tích nhà ở bình quân đầu người phản ánh mức độ sở hữu, hưởng thụ dịch vụ nhà ở của người dân. Bảng 4.12. Diện tích nhà ở bình quân đầu người theo vùng kinh tế ĐVT: m2/người Diện tích nhà ở bình quân đầu người 2014 2016 2018 Ðồng bằng sông Hồng 23,2 24,6 26,6 Đông Bắc 20,45 21,3 22,76 Tây Bắc 14,65 15,8 16,93 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 20,6 21,6 23,1 Tây Nguyên 18,5 19,7 21,1 Ðông Nam Bộ 22,7 22,5 23,5 Ðồng bằng sông Cửu Long 21,4 22,2 24,1 Nguồn: Tổng cục thống kê (2019) Kết quả bảng 4.12 cho thấy, đơn vị diện tích mà một người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc sở hữu hiện nay (2018) ở mức 16,93m2/người, mức diện tích thấp nhất so với các vùng khác trong cả nước. Kết quả này cho thấy mức độ sở hữu nhà ở của người dân khu vực Tây Bắc còn thấp, nhiều người dân chưa có nhà ở và cần thiết phải hỗ trợ nhà ở đối với người dân khu vực này đặc biệt là đối tượng người dân tộc thiểu số. 4.2.2. Tình trạng nhà ở Khu vực Tây Bắc là địa bàn có địa hình đồi núi cao và phức tạp của vùng TDMN phía Bắc. Đặc điểm địa hình cùng với mức sống và điều kiện để phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn được thể hiện một phần qua chất lượng nhà ở của người dân nơi đây. 70 Bảng 4.13. Tình trạng nhà ở theo các vùng kinh tế Việt Nam ĐVT: % Khu vực 2016 2018 Kiên cố Bán kiên cố Thiếu kiên cố Đơn sơ Kiên cố Bán kiên cố Thiếu kiên cố Đơn sơ ÐB sông Hồng 92,9 6,9 0,1 0,1 91.6 8.2 0.2 0.1 Đông Bắc 26.23 19.38 16.75 15.19 22.76 27.9 20.84 17.35 Tây Bắc 21.55 14.58 11.3 9.48 22.65 15.1 11.78 12.9 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 67,4 28,1 2,8 1,7 67.4 29.4 2.5 0.8 Tây Nguyên 18,0 76,0 5,3 0,7 14.6 80.2 4.5 0.8 Ðông Nam Bộ 18,0 79,9 1,3 0,8 20.6 77.8 1.1 0.5 ÐB sông Cửu Long 9,2 69,3 14,7 6,8 8.9 74.7 12.2 4.2 Nguồn: Tổng cục thống kê (2019) Theo Tổng cục thống kê (2019), tình trạng nhà ở của người dân khu vực Tây Bắc trong thời gian qua có sự cải thiện, nhà ở kiên cố và bán kiên cố tăng lên 1,1% và 0,52% tương ứng (so sánh 2018 và 2016). Tình trạng nhà thiếu kiên cố và nhà tạm những năm qua có sự gia tăng, trong đó tỷ lệ nhà tạm đã tăng hơn 3,4%, xét về tỷ lệ nhà tạm thì đây vẫn là tỷ lệ thuộc top cao so với các vùng trong cả nước, chỉ đứng sau khu vực Đông Bắc của vùng TDMN phía Bắc. Ngoài ra, theo kết quả mới nhất từ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở (tính đến 01/04/2019, của Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2020), tỷ lệ hộ có nhà ở thiếu kiên cố của khu vực Tây Bắc đã tăng lên 19,8%, đứng vị trí cao nhất trong 7 vùng của cả nước. Vì vậy, cần tiếp tục có các biện pháp để cải thiện mức độ sở hữu nhà ở cũng như nâng cao chất lượng nhà ở cho người dân nơi đây, đảm bảo cho người dân an cư, ổn định đời sống và sản xuất. 4.2.3. Nhu cầu hỗ trợ nhà ở, đất ở 4.2.3.1. Nhu cầu nhà ở, đất ở của vùng đồng bào nghèo DTTS cả nước Nhu cầu nhà ở, đất ởcho vùng đồng bào nghèo DTTS được khảo sát theo các quyết định định 134/2004/QĐ-TTg, 74/2008/QĐ/TTg, 1592/2009/QĐ-TTg, 755/2013/QĐ-TTg, 29/2013/QĐ-TTg, 2085/2016/QĐ-TTg. Kết quả thể hiện trong Bảng 4.14 71 Bảng 4.14. Nhu cầu nhà ở, đất ở của các hộ dân vùng DTTS ĐVT: Hộ Giai đoạn Nhu cầu nhà ở Nhu cầu đất ở Căn cứ 2004-2008 338.078 87.822 134/2004/QĐ-TTg 2009-2010 - 6.988 74/2008/QĐ/TTg, Ước tính 1592/2009/QĐ-TTg 2011-2015 - 40.027 755/2013/QĐ-TTg, QĐ 29/2013/QĐ-TTg 2016-2018 - 58.123 2085/2016/QĐ-TTg Nguồn: UBDT (2019), Bộ KH&ĐT (2019) Kết quả thống kê của UBDT (2019), cho thấy trong vòng 15 năm trở lại đây (2004-2018) nhu cầu nhà ở, đất ở của người dân vùng DTTS luôn hiện hữu và có xu hướng tiếp tục tăng. 4.2.3.2. Nhu cầu nhà ở, đất ở của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Trong những năm qua, một bộ phận không nhỏ người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc thiếu nhà, đất ở (UBDT, 2019). Bảng 4.15. Nhu cầu đất ở, của người dân vùng DTTS khu vực Tây bắc ĐVT: Hộ Giai đoạn Nhu cầu đất ở Căn cứ 2011-2015 8.037 755/2013/QĐ-TTg, 2016-2018 2.660 2085/2016/QĐ-TTg Nguồn: UBDT (2017,2019) Giai đoạn 2011-2015, theo thống kê của UBDT (2019), nhu cầu về đất ở của 4 tỉnh khu vực Tây Bắc là 8.037 hộ,tương ứng 20,08% so với số hộ dân vùng DTTS thiếu đất ở của cả nước. Dựa trên tương quan về quy mô hộ thiếu đất phân bổ theo địa phương so với cả nước, có sự chênh lệch đáng kể, 4 tỉnh (vùng Tây Bắc)/63 tỉnh (cả nước), tương đương với 6,35% số tỉnh, tỷ lệ thiếu đất chiếm trên 20%. Kết quả này cho thấy nhu cầu về đất ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc là bức thiết. Số hộ thiếu đất ở lại tiếp tục phát sinh vào giai đoạn 2016-2018 với 2.660 hộ có nhu cầu đất ở. Từ kết quả này, cho thấy luôn tồn tại một bộ phận không nhỏ người dân đặc biệt là người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc gặp khó khăn với vấn đề nhà ở, đất ở, cần được nhà nước hỗ trợ. 72 4.2.3.3. Nguyên nhân tình trạng thiếu nhà ở, đất ở vùng DTTS khu vực Tây Bắc Diện tích nhà (đất) sở hữu ít, bị tàn phá khi gặp thiên tai. Hầu hết hộ nghèo, đặc biệt là hộ DTTS thường có ít đất và đất ít màu mỡ hơn so với các hộ bình thường. Cuộc sống gặp nhiều khó khăn khi mất mùa, làm ăn không hiệu quả và thiên tai gây mất nhà, mất đất của hộ. Mua bán, chuyển nhượng đất cho người có thu nhập cao hoặc người dân các nơi khác. Tình trạng mua bán chuyển nhượng đất đai ở nhiều nơi mà người mua thường là các hộ dân di cư tự do, dân kinh tế mới và người có tiền từ các tỉnh, thành phố từ đồng bằng, mua đất để đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc đầu cơ, tích trữ đất. Người bán là người DTTS tại chỗ, vì vậy làm phát sinh tình trạng một bộ phận người DTTS tại chỗ lâm vào cảnh thiếu đất ở/ sản xuất hoặc trở thành người làm thuê cho các dân tộc mới đến hoặc phải phá rừng làm rẫy. Tập quán du canh, du cư còn tồn tại. Một bộ phận người DTTS còn tập quán du canh, du cư, phát nương làm rẫy, ít quan tâm đến thâm canh, bảo vệ đất để canh tác ổn định lâu dài, chưa quan tâm đến việc xác định quyền sử dụng đất nên thường bị lấn chiếm, tranh chấp. Biến động về dân cư do quy hoạch, phân bổ lại dân cư hoặc di cư tự do ảnh hưởng đến quỹ đất ở. Quá trình thực hiện quy hoạch, phân bổ lại dân cư, đặc biệt là tình trạng di cư tự do đã gây biến động lớn về cư dân và sản xuất, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu đất ở trong vùng DTTS ở các địa phương có dân di cư tự do đến. Dân số vùng DTTS tăng nhanh. Dân số tại vùng DTTS tăng nhanh (cả về mặt tự nhiên và cơ học) đồng thời quá trình tách hộ cũng tăng nhanh, trong khi các hoạt động thương mại và dịch vụ chưa phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm đã tạo áp lực đối với đất đai. Quỹ đất giảm do bị thu hồi để phục vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Việc đất đai bị thu hồi để thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đã gây xáo trộn lớn về đất đai, giảm nhiều diện tích đất ở của đồng bào, dẫn đến tình trạng thiếu đất ở của đồng bào DTTS. Thiên tai (động đất, lũ lụt). Những năm gần đây, tình trạng thiên tai thường xuyên xảy ra, như sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, động đất kéo theo hàng nghìn hộ dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc rơi vào cảnh mất nhà, mất đất ở, cuộc sống khó khăn càng trở lên khó khăn hơn. 73 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Chương 4, luận án trình bày: (i) Đặc điểm KTXH vùng DTTS khu vực Tây Bắc; (ii) Thực trạng nhà ở vùng DTTS khu vực Tây Bắc; từ đó xác định được các khó khăn khi thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Đồng thời xác định được nhu cầu nhà ở, đất ở và nguyên nhân của tình trạng thiếu nhà ở, đất ở của các hộ dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc là căn cứ quan trọng để thực thi chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS nói chung, vùng DTTS khu vực Tây Bắc nói riêng. 74 CHƯƠNG 5 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC 5.1. Công tác hoạch định chính sách hỗ trợ nhà ở Hoạch định chính sách là bước khởi đầu trong chu trình chính sách, đây là bước đặc biệt quan trọng. Chính sách được hoạch định đúng đắn, khoa học sẽ là tiền đề để chính sách đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, chính sách được hoạch định sai, không thực tế, thiếu tính khả thi sẽ mang lại những hậu quả lâu dài và liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong cuộc sống. Để đánh giá công tác hoạch định chính sách, cần phải đánh giá nhu cầu của đối tượng mục tiêu, tính phù hợp của nội dung chính sách 5.1.1. Sự cần thiết của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Đồng bào nghèo vùng DTTS phía Bắc nói chung và đồng bào người DTTS khu vực Tây Bắc nói riêng là một trong những đối tượng được Đảng và nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm về mọi mặt để đảm bảo cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội. Người dân nghèo vùng DTTS khu vực Tây Bắc hiện nay còn gặp vô vàn những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong đó thiếu nhà ở, đất ở là một trong những khó khăn lớn khiến người dân không an cư lạc nghiệp, luẩn quẩn trong vòng đói nghèo từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tình trạng du canh, du cư gây ra các vấn nạn môi trường như phá rừng làm nương rẫy, gây nguy cơ mất an toàn đối với hệ sinh thái nói chung và tạo ra cuộc sống bấp bênh, kém phát triển nói riêng cho cộng đồng người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Tình trạng du canh du cư gây khó khăn, hoặc mất kiểm soát đối với cán bộ quản lý nhà nước cấp địa phương từ đó tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn về sự mất an toàn an ninh, chính trị quốc gia. Xét về nhu cầu, do tình trạng địa hình khó khăn phức tạp, chủ yếu là núi cao, sườn đồi dốc quỹ đất ở dành cho người DTTS khu vực Tây Bắc nói riêng và người dân vùng DTTS phía Bắc nói chung còn hạn chế. Tình trạng dân số ở vùng DTTS tăng nhanh cả về mặt tự nhiên và cơ học, tạo ra nhu cầu cần thiết phải tách hộ, tách khẩu và nhu cầu về nhà ở đất ở tăng lên. Ngoài ra, vùng DTTS phía Bắc cũng là nơi thường xuyên xảy ra các vấn đề thiên tai, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khiến cho hàng năm số lượng người rơi vào cảnh mất nhà mất đất tăng lên. Theo kết quả báo cáo từ Bộ KH&ĐT (2019), UBDT (2019), giai đoạn từ 2004 đến nay, số hộ có nhu cầu hỗ trợ nhà 75 ở, đất ởlên tới hơn 1,2 triệu hộ, một con số không hề nhỏ khẳng đinh sự cần thiết của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS. Ngoài ra, theo nhiều ý kiến chuyên gia: “Việc hỗ trợ nhà ở, đất ở cho người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc là cần thiết, đóng vai trò trong việc thúc đẩy đời sống văn hóa, KTXH của vùng phên dậu của tổ quốc, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng” (C1, phụ lục 8). “Việc hỗ trợ nhà ở cho đồng bào DTTS nói chung và cụ thể là đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc là hết sức cần thiết, thể hiện sự hòa hợp dân tộc, tình đoàn kết trong 54 dân tộc anh em của Việt Nam, nâng cao đời sống, kinh tế cho người dân khu vực miền Núi phía Bắc. Đặc biệt là đồng bào DTTS thường sống tại các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Do đó việc hỗ trợ nhà ở cho đồng bào DTTS là hết sức cần thiết, có ý nghĩa tổng hợp về kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân” (C4, phụ lục 8). (Xem thêm C2, C3, phụ lục 8). Như vậy, có thể thấy việc hoạch định chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS phía Bắc là phù hợp và đáp ứng nhu cầu nguyện vọng thực tế của người dân nghèo vùng DTTS khu vực Tây Bắc. 5.1.2. Nội dung chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Đứng trước nhu cầu bức thiết của người dân vùng DTTS phía Bắc nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng, nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản để hỗ trợ người dân có đất ở, nhà ở như: QĐ 134/2004, QĐ 74/2008, QĐ 1592/2009, QĐ 755/2013, QĐ 29/2013, QĐ 2085/2016 Bảng 5.1. Các Quyết định hỗ trợ nhà ở, đất ở đối với người dân vùng DTTS Thời gian Tên quyết định Nội dung quyết định 27/04/2004 134/2004/QĐ- TTg Một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bảo DTTS nghèo, đời sống khó khăn. 09/06/2008 74/2008/QĐ- TTg Hỗ trợ chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng báo dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2008-2010. 12/10/2009 1592/QĐ-TTg Tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn đến hết năm 2010. 76 Thời gian Tên quyết định Nội dung quyết định 20/5/2013 755/QĐ-TTg Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-2015. 20/5/2013 29/2003/QĐ- TTg Hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng Bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013-2015. 31/10/2016 2085/QĐ-TTg Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và MN giai đoạn 2015-2020. Nguồn: Tác giả tổng hợp Các quyết định HTNO liên quan trực tiếp đến người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc: QĐ 134/2004, QĐ 1592/2009, QĐ 755/2013, QĐ 2085/2016 Để triển khai thực hiện các quyết định hỗ trợ nhà ở, các văn bản chỉ đạo, thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ởcho vùng DTTS cũng được ban hành. Mục tiêu chính sách Các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ đồng bào vùng DTTS, đời sống khó khăn nhằm mục đích chính là trực tiếp hỗ trợ đồng bào DTTS nghèo giải quyết vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo. Góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng DTTS với các vùng khác trong cả nước. Đối tượng thụ hưởng chính sách Hộ dân tộc thiểu số nghèo, và hộ nghèo ở xã (khu vực III), thôn, bản đặc biệt khó khăn thiếu đất ở theo mức bình quân của địa phương, thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về đất ở. Nội dung quy định hỗ trợ Hỗ trợ đất ở. Căn cứ quỹ đất ở và khả năng ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giao đất ở cho hộ đồng bào (theo 134/QĐ-TTg, mức giao diện tích đất ở tối thiểu 200m2). Hỗ trợ nhà ở. Phương châm hỗ trợ nhà ở: Nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ và cộng đồng giúp đỡ. Ngân sách Trung ương hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/hộ - 15 triệu đồng/hộ để làm nhà ở, căn cứ tình hình và khả năng ngân sách, các địa phương hỗ trợ thêm và huy động sự giúp đỡ của cộng đồng. 77 Nguồn lực dành cho chính sách HTNO Quỹ đất. Quỹ đất dành cho thực hiện chính sách đến từ các nguồn đất như: Đất công nhà nước thu hồi theo kế hoạch; Đất điều chỉnh giao khoán trong các nông, lâm trường; Đất khai hoang (đồi núi trọc, đất chưa sử dụng); Đất thu hồi từ các doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, sử dụng sai mục đích hoặc giải thể, các cá nhân chiếm dụng hoặc cấp đất trái phép; Đất điều chỉnh từ các hộ gia đình tặng, cho hoặc tự nguyện chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Đất mà chủ sở hữu đã mất nhưng không có người thừa kế Nguồn vốn. Nguồn vốn hỗ trợ dành cho chính sách HTNO bao gồm: (i) Ngân sách trung ương; (ii) Ngân sách địa phương; (iii) Ngân hàng chính sách xã hội; (iv) Vốn thu hút từ các nguồn tài trợ, ODA; (v) Vốn lồng ghép từ các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu và chính sách khác. Cơ quan phụ trách xây dựng chính sách Đóng vai trò chính trong hoạt động hoạch định chính sách là Bộ KH&ĐT và UBDT. Trong đó, Bộ KH&ĐT có trách nhiệm: (i) Xây dựng, đề xuất, tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ, ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn vốn đầu tư NSNN (có tính đến các yếu tố về dân tộc, địa bàn đặc biệt khó khăn, để đưa vào các tiêu chí tính điểm bố trị nguồn lực đầu tư); (ii) Rà soát các đề suất chính sách thu hút nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước vào vùng DTTS. UBDT có trách nhiệm: Ban hành các văn bản chỉ đạo, thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở cho đồng bào DTTS. Ngoài ra các Bộ ban ngành khác và các cấp chính quyền địa phương cũng được quy định nhiệm vụ cụ thể trong các văn bản chính sách. Đánh giá chung Từ công tác hoạch định, nội dung các văn bản liên quan đến chính sách, cũng như phản hồi từ thực tiễn triển khai ở các cấp địa phương thời gian vừa qua, công tác hoạch định chính sách bên cạnh những mặt đã đạt được như xây dựng được chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS, đưa ra được các mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ cũng như phân công nhiệm vụ thực hiện cho các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Song, công tác hoạch định chính sách còn tồn tại nhiều điểm hạn chế: (i) Công tác hoạch định chính sách hiện nay mới chỉ dựa trên căn cứ suy xét tình hình thực tế, và trên cơ sở những mong muốn quản lý của cơ quan nhà nước. Chưa dựa trên căn cứ cơ sở khoa học (nghiên cứu, khảo sát), chưa đề cập đến sự tham gia, đề xuất ý tưởng về nội dung hay các biện pháp thực hiện từ các đối tượng trực tiếp tham gia và thụ hưởng của chính sách. Cũng như chưa thấy sự xuất hiện của 78 các chuyên gia, nhà khoa học vào công tác hoạch định chính sách dẫn đến công tác này còn hạn chế trong nội dung cũng như phương thức thực hiện chính sách. (ii) Vấn đề trong nội dung các văn bản chỉnh sách chưa đề cập đến việc dự báo tác động của chính sách trước khi chính sách được ban hành. Việc phản biện chính sách trước khi ban hành cũng chưa được đề cập tới trong công tác hoạch định chính sách. (iii) Hầu hết nội dung các văn bản quy định theo chính sách HTNO đều thể hiện sự liệt kê mục tiêu, quan điểm, định hướng, yêu cầu mà thiếu hẳn nội dung kế hoạch hành động cụ thể hay các biện pháp cần có. (iv) Trong hoạch định chính sách HTNO cũng chưa đề cập đến việc xây dựng kênh thông tin tiếp nhận, tiếp thu ý kiến đóng góp từ các đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách hay tham gia triển khai chính sách. Việc xây dựng chính sách cũng chưa dựa trên cơ sở nghiên cứu chính xác để những chủ trương chính sách thực sự phù hợp với nhu cầu địa phương. (v) Mức hỗ trợ và quy định hỗ trợ của chính sách HTNO hiện nay là chưa hợp lý, khi mức hỗ trợ chỉ giao động từ 5-15 triệu đồng/hộ hoặc trên 1ha đất là không phù hợp với tình hình giá đất ở các địa phương, hộ dân nghèo không thể mua được 1ha đất sản xuất hoặc mua được một mảnh đất để ở hoặc xây nhà ở với số tiền hỗ trợ như vậy. Ngoài ra, theo Bộ Xây dựng (2012), quy định của nhà nước “các hộ thuộc diện hỗ trợ không được thụ hưởng cả 2 chính sách, cho dù thời điểm thụ hưởng khác nhau” là chưa phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, trước đây có nhiều hộ đã được hỗ trợ nhà ở, nhưng do mức hỗ trợ thấp nên nhà ở không đảm bảo chất lượng, đa số căn nhà chỉ sau một khoảng thời gian ngắn đã bị hư hỏng, xuống cấp, dột nát hoặc bị thiên tai bão lụt gây ra hư hỏng nặng hoặc thậm chí mất đất, mất nhà do lũ cuốn trôi (sạt lở đất), lại không thuộc diện được hỗ trợ nữa là một bất cập trong hoạch định nội dung chính sách hiện nay. (vi) Nội dung văn bản quy định còn chung chung, và còn phân tán ở nhiều văn bản khác nhau và còn xảy ra tình trạng trùng lặp với nhiều quyết định (văn bản) chính sách khác. Ví dụ: hạng mục nội dung “hỗ trợ xây dựng công trình nước sinh hoạt, xuất hiện ở nhiều chương trình như: chương trình 135, chương trình Quốc gia giảm nghèo, Nghị quyết 30a, Quyết định 134, chương trình Định canh định cư, Quyết định 120 của Thủ tướng chính phủ. Hay nội dung “Dự án về quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết” xuất hiện ở cả Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, và Nghị Quyết 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020. 79 (vii) Sự phân công nhiêm vụ của các Bộ ban ngành còn chồng chéo, gây khó khăn trong việc xác định trách nhiệm của các cơ quan này, cũng như gây khó khăn cho địa phương trong việc báo cáo và chịu sự chỉ đạo từ cấp trên. Ví dụ: cùng nội dung về vấn đề nước sinh hoạt, có nhiều chính sách đề cập và do các ngành quản lý khác nhau như: chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Bộ NN&PTNT quản lý, trong khi quyết định 134/QĐ-Ttg và 1592/QĐ-Ttg do UBDT quản lý. Hay Nghị quyết 12/NQ-CP, trong mục phân công nhiệm vụ, Bộ NN & PTNT phụ trách dự án “Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết”, còn UBDT phụ trách “Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hộ dân tộc thiểu số còn du canh, du cư, dân di cư tự do và những nơi cần thiết”. (viii) Hình thức hỗ trợ quy định “hỗ trợ trực tiếp”, hỗ trợ bằng tiền mặt không thu hồi mang tính chất cho không, điều này thể hiện cơ chế bao cấp của chính sách nhà nước, từ đó làm nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại và làm giảm tính tự lực vươn lên của cá nhân, cộng đồng và một bộ phận các địa phương. (ix) Việc xác định quỹ đất cho việc thực hiện chính sách đất ở còn bất cập, chưa có chính sách đặc thù về đất đai đối với vùng DTTS khu vực Tây Bắc. (Xem thêm C18, C26, phụ lục 8). (x) Một mẫu nhà chung cho các DTTS là không khả thi do phong tục tập quán, văn hóa khác nhau. (C18, phụ lục 8). (xi) Chính sách khó khả thi, chủ yếu là do nguồn vốn để cho vay và cấp bù lãi suất còn eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu. (C27, phụ lục 8). (ix) Ý kiến người dân về nội dung chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Bảng 5.2. Ý kiến người dân về chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Nội dung Hộ Không được hỗ trợ Hộ được hỗ trợ Khác biệt Mean Xi (Hỗ trợ=1) - Mean Xi (Hỗ trợ =0) Chính sách HTNO hiện nay là phù hợp 3,5 3,97 0,47*** Nội dung chính sách HTNO hiện nay là đầy đủ 3,28 3,60 0,32*** Chính sách HTNO là cần thiết 3,72 4,25 0,53*** Chính sách HTNO đáp ứng nhu cầu người dân 3,37 3,71 0,34*** Chính sách HTNO là có hiệu quả 3,39 3,90 0,51*** Nội dung chính sách là cụ thể, rõ ràng 3,36 3,86 0,49*** Nguồn: Khảo sát của tác giả 80 Ý kiến của người dân về chính sách HTNO, của nhóm các hộ được khảo sát cho thấy: Nhóm hộ nhận được hỗ trợ, đánh giá ở các ý kiến khảo sát đều cao hơn và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Mức đánh giá về nội dung chính sách dao động từ 3,71 đến 4,25. Nhờ có chính sách mà hộ có điều kiện có nhà ở, đất ở, từ đó giảm thiểu việc phải di cư hoặc cuộc sống tạm bợ trong rừng. Tuy nhiên, mức điểm này vẫn còn khoảng trống để tiếp tục cải thiện hơn nữa. Mức đánh giá trung bình dao động từ 3,28 cho đến 3,72 đối với nhóm hộ không nhận được hỗ trợ. Trong đó cao nhất là ý kiến về sự cần thiết của chính sách HTNO, chứng tỏ nhu cầu cần thiết được hỗ trợ nhà ở, đất ở đối với người dân nơi đây. Mức đánh giá thấp nhất thuộc về ý kiến nội dung chính sách HTNO hiện nay là đầy đủ. Nhiều hộ cho rằng, mức hỗ trợ rất thấp và quy định về số lượng hộ được hỗ trợ hạn chế cũng như điều kiện xét duyệt khó, vì vậy hộ không tiếp cận được nguồn hỗ trợ này. Ngoài ra, theo ý kiến của các CBCQ các cấp, cho thấy đa số ý kiến cho rằng ức độ đáp ứng của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc còn thấp, chưa đầy đủ hoặc còn thiếu so với nhu cầu của nhiều hộ dân (xem thêm C43-48, phụ lục 8). Như vậy, từ ý kiến từ cấp Bộ, và khảo sát ý kiến người dân, và thông qua đánh giá các văn bản liên quan đến chính sách, cho thấy công tác hoạch định chính sách còn nhiều bất cập và cần thiết phải có biện pháp để khắc phục và hoàn thiện hơn nữa công tác này trong quy trình chính sách HTNO. 5.2. Công tác thực thi chính sách Thực thi chính sách là khâu chuyển hóa nội dung chính sách từ văn bản vào cuộc sống thực tế. Đây là một khâu quan trọng của chu trình chính sách. Chính sách có hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình thực hiện, cách thức triển khai chính sách. 5.2.1. Tổ chức phân công nhiệm vụ thực thi chính sách Để tổ chức thực hiện chính sách HTNO, cong tác tổ chức phân công nhiệm vụ từ trung ương đến địa phương đã được quy định cụ thể tại các Quyết định,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_ho_tro_nha_o_doi_voi_nguoi_dan_vung_dan_t.pdf
Tài liệu liên quan