Luận án Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng công an nhân dân

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 01

1. Lý do chọn đề tài 10

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 14

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 16

6. Đóng góp mới của luận án 17

7. Ý nghĩa của luận án 18

8. Kết cấu của luận án 18

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 19

1.1. Nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ và chính sách phát triển nguồn nhân

lực nữ

19

1.1.1. Nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ và phát phát triển nguồn nhân lực nữ 19

1.1.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ 23

1.2. Nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ và chính sách phát triển nguồn nhân

lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

27

1.2.1. Nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ và phát triển nguồn nhân lực nữ trong

lực lượng Công an nhân dân

27

1.2.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng

Công an nhân dân

30

1.3. Nhận xét về kết quả nghiên cứu tổng quan và những vấn đề luận án

cần tiếp tục nghiên cứu

32

1.3.1. Nhận xét về kết quả nghiên cứu tổng quan 32

1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 34

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC NỮ TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

37

2.1. Nguồn nhân lực nữ và phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng

Công an nhân dân

37

2.1.1. Nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân 37v

2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân 44

2.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an

nhân dân

49

2.2.1. Khái niệm, chủ thể và đặc điểm chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ

trong lực lượng công an nhân dân

49

2.2.2. Nội dung chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công

an nhân dân

61

2.2.3. Vai trò của chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công

an nhân dân

75

2.3. Yếu tố tác động đến chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong

lực lượng Công an nhân dân

83

2.3.1. Chất lượng chính sách

2.3.2. Năng lực chủ thể hoạch định, thực thi chính sách 83

2.3.3. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất 84

2.3.4. Môi trường của tổ chức 86

2.3.5. Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong hoạch

định, thực thi chính sách

 

pdf189 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng công an nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ, chế độ thai sản; nữ cảnh sát ít có cơ hội được xử lý các chuyên án tội phạm xuyên quốc gia, ít được đồng nghiệp nam giới cùng cấp nể trọng [82]. 2.4.2. Bài học kinh nghiệm tham khảo cho chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong Công an nhân dân Việt Nam Từ việc nghiên cứu một số chính sách phát triển NNLN của lực lượng cảnh sát ở một số quốc gia trên thế giới, NCS rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND ở Việt Nam: Thứ nhất, để phát triển đối với NNLN và hoạch định thực thi chính sách phát triển NNLN hiệu quả cần thiết phải luật hóa về quyền của phụ nữ và bình đẳng giới trong hiến pháp, hệ thống pháp luật của quốc gia. Thứ hai, chính sách trong hoạt động tuyển dụng có vai trò rất quan trọng trong phát triển NNLN trong lực lượng CAND. Việc quy định tỷ lệ, tiêu chuẩn 82 khác nhau khi tuyển dụng NNL nam và nữ là cần thiết do đặc điểm giới tính và nhu cầu sử dụng NNLN của lực lượng CAND. Thứ ba, chính sách bố trí, sử dụng cán bộ nữ cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và phù hợp với kế hoạch hóa NNL chung của lực lượng CAND. Cần thiết phải có chính sách đảm bảo bình đẳng giới và biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bổ nhiệm, luân chuyển, quy hoạch NNLN để giúp NNLN tự tin và tiếp cận nhiều hơn các vị trí lãnh đạo, chỉ huy. - Thứ tư, cần phải quan tâm xây dựng và thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng, xác định đây là nội dung quan trong hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng NNLN trong lực lượng CAND. Trong đó phải phân định rõ cấp bậc, nội dung đào tạo gắn với chuyên môn theo vị trí việc làm và phân cấp theo tiêu chí 4 cấp Công an. - Thứ năm, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và phúc lợi là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm đãi ngộ xứng đáng và tạo động lực làm việc đối với NNLN trong lực lượng CAND. Phát triển NNLN trong lực lượng CAND phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng chăm sóc y tế để đảm bảo sức khỏe, thể lực phù hợp và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành. Tăng cường hỗ trợ tài chính và cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, phúc lợi và phương tiện hoạt động cho NNLN trong lực lượng CAND. 83 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong nội dung chương 2 NCS đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ những cơ sở khoa học chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND với những nội dung cụ thể sau: - Nghiên cứu và chỉ ra được nội hàm của hệ thống những khái niệm có liên quan đến luận án như: NNL, chính sách phát triển NNL; NNLN, chính sách phát triển NNLN; NNLN trong lực lượng CAND, chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. - Nghiên cứu và chỉ ra chủ thể, đặc điểm chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; vai trò, nội dung từng chính sách cụ thể, đó là: chính sách tuyển dụng, sử dụng; đào tạo và bồi dưỡng; y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội; tiền lương, phụ cấp và phúc lợi; thi đua, khen thưởng đối với NNLN trong lực lượng CAND. - Nghiên cứu và chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND Việt Nam hiện nay gồm: Chất lượng chính sách, năng lực chủ thể hoạch định và thực thi chính sách, nguồn lực tài chính và vật chất, môi trường hoạt động của tổ chức, mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị trong hoạch định và thực thi chính sách, sự tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng thụ hưởng chính sách trong lực lượng CAND. - Luận án cũng đã nghiên cứu và chỉ ra thực tiễn chính sách phát triển NNLN của lực lượng cảnh sát một số quốc gia và rút ra kinh nghiệm tham khảo cho chính sách phát triển NNLN lực lượng CAND Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu ở chương 2 là khung lý thuyết quan trọng, làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng NNLN trong lực lượng CAND thời gian qua, làm rõ nguyên nhân thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND thời gian tới. CHƯƠNG 3 84 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN 3.1. Thực trạng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân NNLN trong lực lượng CAND bao gồm tổng thể số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nữ sĩ quan, hạ sĩ quan làm việc theo chế độ chuyên nghiệp; nữ hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; nữ công nhân Công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng; hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách Công an đơn vị, địa phương; nữ Công an viên ở các xã; nữ học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường trong lực lượng CAND. Tuy nhiên, trong nghiên cứu thực trạng, NCS chỉ tập trung vào NNLN trong biên chế, đang làm việc trong lực lượng CAND, gồm 02 đối tượng là: nữ sĩ quan, hạ sĩ quan làm việc theo chế độ chuyên nghiệp; nữ công nhân Công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng. Đồng thời, tiêu chí phân tích, so sánh của NNLN sẽ đối chiếu với tương ứng với NNL là nam giới trong lực lượng CAND. 3.1.1. Số lượng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân Thời gian qua, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương ngày càng xác định rõ hơn vai trò quan trọng của việc xây dựng kế hoạch hóa NNL CAND đảm bảo khoa học, bài bản và chiến lược hơn. Theo đó, đã ban hành nhiều đề án, chương trình, kế hoạch về phát triển NNL trong lực lượng CAND, trong đó có NNLN, từ khâu xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tuyển dụng, sử dụng phù hợp, hiệu quả, sát mục tiêu, nhu cầu sử dụng NNL của Ngành. NNLN trong lực lượng CAND đã được tăng cường, điều chỉnh về số lượng, cơ cấu ngày càng hợp lý hơn ở từng lĩnh vực, cấp Công an, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Từ năm 2005 đến nay, NNLN trong lực lượng CAND có biến động theo hướng tăng dần. Tỷ lệ NNLN so với NNL nam trong lực lượng CAND như sau: Năm 2005 là 13,3%; năm 2010 là 14,46%; năm 2015 là 15,04%; năm 2019 là 14,72%, năm 2020 là 14,75%, năm 2021 là 14,81%. Biểu đồ 1: Tỷ lệ nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân 85 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và yêu cầu công tác Công an trong tình hình mới, nhu cầu sử dụng NNLN ngày càng cao, nhiều vị trí công tác và nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu vai trò của NNLN. Theo kết quả khảo sát có 100% ý kiến cho rằng cần có NNLN trong lực lượng CAND; trong đó, rất cần có 84% ý kiến và 68,9% ý kiến trả lời là cần [Bảng số 01, Phụ lục 2]. Do vậy, NCS cho rằng số lượng NNLN trong lực lượng CAND hiện nay mới chỉ đáp ứng bước đầu yêu cầu, nhiệm vụ công tác của lượng lượng CAND. 3.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân Cơ cấu theo độ tuổi: Xuất phát từ quy định độ tuổi tuyển sinh, tuyển quân, tuyển dụng và sử dụng NNL trong lực lượng CAND, NNLN trong hiện nay có độ tuổi khá đa dạng và độ tuổi trẻ chiếm khá lớn. Năm 2021, độ tuổi NNLN trong lực lượng CAND so với tổng số NNLN trong lực lượng CAND chiếm tỷ lệ như sau: Dưới 30 tuổi là 27,006%, từ 31 - 35 tuổi là 28,291%, từ 36 - 40 tuổi là 24,981%, từ 41 - 45 tuổi là 14,381%, từ 46 - 50 tuổi là 3,713%, từ 51 - 55 tuổi là 1,261%, từ 56 - 60 tuổi là 0,007% [19]. Biểu đồ 2: Độ tuổi nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân 86.7 85.54 84.96 85.28 85.25 85.19 13.3 14.46 15.04 14.72 14.75 14.81 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Nam Nữ 86 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021 Nếu so với tổng số NNL thì tỷ lệ độ tuổi của NNLN như sau: dưới 30 tuổi là 4%, từ 31 - 35 tuổi là 4,19%, từ 36 - 40 tuổi là 3,7%, từ 41 - 45 tuổi là 2,13, từ 46 đến 50 tuổi là 0,55%, từ 51 đến 55 tuổi là 0,24%, từ 56 đến 60 tuổi là 0,001% [19]. Cơ cấu theo thành phần dân tộc: NNLN trong lực lượng CAND ngày càng được điều chỉnh, bổ sung, tăng dần, đang dạng về cơ cấu thành phần dân tộc. So với NNLN trong lực lượng CAND, tỷ lệ NNLN là người dân tộc thiểu số như sau: Năm 2005 là 5,77%, năm 2010 là 7,07%, năm 2015 là 8,02%, năm 2016 là 8,29%, năm 2017 là 8,63%, năm 2018 là 8,76%, năm 2019 là 8,97%, năm 2020 là 9,29%, năm 2021 là 9,66% [19]. Biểu đồ 3: Tỷ lệ nguồn nhân lực nữ là người dân tộc thiểu số < 30 tuổi, 27.006 31-35 tuổi, 28.291 36-40 tuổi, 24.981 41-45 tuổi, 14.381 46-50 tuổi, 3.713 51-55 tuổi, 1.261 56-60 tuổi, 0.007 87 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021 So với tổng số NNL trong lực lượng CAND, NNLN là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ như sau: năm 2005 là 0,85%, năm 2010 là 1,04%, năm 2015 là 1,18%, năm 2016 là 1,22%, năm 2017 là 1,27%, năm 2018 là 1,29%, năm 2019 là 1,32%, năm 2020 là 1,37%, năm 2021 là 1,43% [19]. Cơ cấu theo hệ lực lượng và cấp Công an: Cơ cấu NNLN trong lực lượng CAND theo 05 hệ lực lượng, tính đến năm 2021, so với tổng số NNLN trong lực lượng CAND, tỷ lệ NNLN được bố trí ở các lực lượng như sau: Lực lượng An ninh nhân dân là 51,15%, lực lượng Cảnh sát nhân dân là 50,78% %, Lực lượng Hậu cần - kỹ thuật là 12,08%, Lực lượng Xây dựng lực lượng là 10,47%, Lực lượng Tham mưu - tổng hợp là 11,21%. Biểu đồ 4: Cơ cấu nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân theo các hệ lực lượng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 5.77 7.07 8.02 8.29 8.63 8.76 8.97 9.29 9.66 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 88 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021 So sánh với NNL trong lực lượng CAND, tỷ lệ NNLN công tác ở các lực lượng như sau: Lực lượng An ninh nhân dân chiếm 2,48%, lực lượng Cảnh sát nhân dân chiếm 7,54%, Lực lượng Hậu cần - kỹ thuật chiếm 1,88%, Lực lượng Xây dựng lực lượng chiếm 1,58%, Lực lượng Tham mưu - tổng hợp, chiếm 1,26%. NNLN trong lực lượng CAND cơ cấu theo 04 cấp Công an, so với tổng số NNLN trong lực lượng CAND, tỷ lệ NNLN công tác ở 04 cấp Công an như sau: Ở vụ, cục, viện, trường trực thuộc Bộ Công an (cơ quan Bộ) là 23,57%; ở phòng, ban và tương đương thuộc Công an tỉnh, thành phố (Công an cấp tỉnh) là 36,19%; ở Công an quận, huyện, thị xã (Công an cấp huyện) là 29,7%; ở Công an phường, xã (Công an cấp xã) là 11.07%. So sánh với tổng số NNL trong lực lượng CAND, tỷ lệ NNLN công tác ở 04 cấp Công an năm 2021 như sau: Ở cơ quan Bộ là 3,49%; Công an cấp tỉnh là 5,37%; Công an cấp huyện là 4,33%; Công an xã là 1,62% [19]. Biêu đồ 5: Cơ cấu nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân theo cấp Công an 4.73 7.7 1.08 5.07 4.99 7.63 14.8 4.86 4.46 4.45 3.1 17.21 5.27 0.94 2.64 11.07 0 10 20 30 40 50 60 An ninh Cảnh sát Tham mưu, tổng hợp Xây dựng lực lượng Hậu cần, kỹ thuật Cơ quan Bộ Phòng CAT Quận, huyện Xã 89 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021 3.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - Về thể lực Thể lực là nội dung quan trọng đối với NNL nói chung và NNLN trong lực lượng CAND nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác và chiến đấu của lực lượng CAND. Các tiêu chí thể lực như chiều cao, cân nặng, sức khỏe, hình thể, độ dẻo dai, bền bỉ, khả năng tư duy logic, nhạy bén là điều kiện, tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá bắt buộc, được thực hiện rất nghiêm túc, kỹ lưỡng từ khâu sơ tuyển, tuyển dụng. Đồng thời, trong quá trình sử dụng được huấn luyện, rèn luyện thể lực, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh thường xuyên và được kiểm tra, đánh giá sức khỏe định kỳ, nhất là khi điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy, NNLN luôn đảm bảo yêu cầu về sức khỏe, thể chất, tinh thần, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác và chiến đấu [9]. - Về trí lực: Trình độ NNLN trong lực lượng CAND khá cao so với các ngành nghề trong xã hội và ngày càng được nâng cao. Ngoài trình độ giáo dục, đào tạo, NLLN trong lực lượng CAND còn được trang bị trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật theo ngành nghề Công an. Cơ quan Bộ, 23.57 Phòng CAT, 36.19 Quận, huyện, 29.7 Xã, 11.07 90 - Trình độ giáo dục đào tạo: Nếu so sánh với tổng số NNLN trong lực lượng CAND, trình độ giáo dục đào tạo của NNLN năm 2021 chiếm tỷ lệ như sau: Trung học phổ thông là 0,27%; trung cấp là 16,88%; cao đẳng là 4,12%; đại học là 71,17%; thạc sĩ là 7,02%, tiến sĩ là 0,54% [Biểu số 6]. Biểu đồ 6: Trình độ giáo dục, đào tạo của nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021 So với NNL trong lực lượng CAND, trình độ NNLN chiếm tỷ lệ như sau: Trung học phổ thông là 0,04%; trung cấp là 2,5%; cao đẳng là 0,61%; đại học là 10,54%; thạc sỹ là 1,04%, tiến sỹ là 0,08%. - Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ Công an: Nếu so sánh với tổng số NNLN trong lực lượng CAND, trình độ chuyên môn nghiệp vụ Công an của NNLN năm 2021 chiếm tỷ lệ như sau: Được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Công an là 45,12%; sơ cấp là 0,32%; trung cấp là 8,11%; cao đẳng là 3,49%; đại học là 37,89%; thạc sỹ là 4,75%, tiến sỹ là 0,05%. THPT, 0.27 Trung cấp, 16.88 Cao đẳng, 4.12 Đại học, 71.17 Thạc sĩ, 7.02 Tiến sĩ, 0.54 THPT Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ 91 Biểu đồ 7: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực nữ trong lượng Công an nhân dân Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021 Nếu so với NNL toàn lực lượng, trình độ NNLN trong lực lượng CAND năm 2021 chiếm tỷ lệ như sau: Được cấp chứng chỉ nghiệp vụ Công an chiếm 7,12%; sơ cấp chiếm 0,05%; trung cấp chiếm 1,28%; cao đẳng chiếm 0,55%; đại học chiếm 5,98%; thạc sỹ chiếm 0,75%, tiến sỹ chiếm 0,32%. - Về cấp bậc hàm: Nếu so sánh với tổng số NNLN trong lực lượng CAND, cấp bậc hàm của NNLN năm 2021 chiếm tỷ lệ như sau: Cấp tướng chiếm 0,01%, cấp tá chiếm 33,26%, cấp úy chiếm 65,85%, hạ sĩ quan chiếm 0,47%, công nhân viên, tạm tuyển, chưa phong cấp bậc hàm chiếm tỷ lệ 0,41%. Biểu đồ 8: Cấp bậc hàm của nguồn nhân lực nữ trong lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân Chứng chỉ, 45.12 Sơ cấp, 0.32 Trung cấp, 8.11 Cao đẳng, 3.49 Đại học, 37.89 Thạc sĩ, 4.75 Tiến sĩ, 0.32 Chứng chỉ Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ 92 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021 Nếu so với NNL toàn lực lượng, NNLN có bậc hàm cấp tướng chiếm tỷ lệ 0,002%, cấp tá chiếm 4,92%, cấp úy chiếm 9,74%, hạ sĩ quan chiếm 0,07%, công nhân viên, tạm tuyển, chưa phong cấp bậc hàm chiếm 0,06%. - Về tâm lực (phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống). Cấp ủy, lãnh đạo các cấp trong CAND luôn chú trọng công tác chính trị, tư tưởng, quan tâm giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tình yêu nghề và tác phong làm việc tiến bộ, khoa học cho NNLN trong lực lượng CAND. Hầu hết NNLN trong lực lượng CAND luôn giữ vững lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; có phẩm chất đạo đức của người Công an cách mạng, lối sống trong sáng, lành mạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng của lực lượng CAND và người Phụ nữ Việt Nam; luôn tận tụy trong công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật chặt chẽ; có tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, sẵn sàng chấp nhận gian khổ, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ ANTT. Trong thực thi nhiệm vụ, NNLN luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành và điều lệnh CAND; tôn trọng, xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kiên quyết đấu tranh trấn áp tội phạm và các 0 10 20 30 40 50 60 70 Cấp tướng Cấp tá Cấp úy Hạ sĩ quan Khác 0.01 33.26 65.85 0.47 0.41 93 hành vi vi phạm pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; có thái độ ứng xử văn hoá, chuẩn mực; có tinh thần hiệp đồng, đoàn kết giúp đỡ đồng chí đồng đội.. Trong công tác và chiến đấu, chỉ tính từ 2005 trở lại đây, đã có hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ nữ tận tụy với công việc, vì sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân, chiến đấu dũng cảm, lập công xuất sắc đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và giám đốc Công an đơn vị, địa phương tặng huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, bằng khen, giấy khen [9]. Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận nhỏ cán bộ, chiến sỹ nữ còn thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, có lối sống buông thả, vi phạm những điều đảng viên không được làm, vi phạm kỷ luật của Ngành và Điều lệnh CAND, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của lực lượng, làm giảm sút niềm tin trong nhân dân với lực lượng CAND; thậm chí vẫn còn một số ít cán bộ, chiến sỹ nữ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và cương vị công tác để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân, bị kỷ luật hoặc xuất ngũ (số lượng chiếm 0,04% trong tổng số NNL trong lực lượng CAND) [9]. 3.2. Phân tích thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân 3.2.1. Chính sách tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân Một là, thực trạng chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực nữ lực lượng Công an nhân dân Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, kế hoạch quan trọng nhằm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chính sách phát triển NNL, trong đó có NNLN trong lực lượng CAND, chẳn hạn như: Kế hoạch số 42-KH/ĐUCA (X11) ngày 29/10/2009 của Đảng ủy Công an Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cán bộ của lực lượng CAND đến năm 2020; Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công an giai đoạn 2011 - 2020; Đề án tăng cường NNL cho lực lượng CAND đảm bảo ANTT trong tình hình mới (2012 - 2020); Thông tư số 15/2016/TT-BCA, ngày 18/3/2016 quy định về tuyển sinh vào các trường CAND; Thông tư số 50/2021/TT-BCA, ngày 15/11/2016 quy 94 định về tuyển sinh trong CAND; Thông tư số 38/2016/TT-BCA, ngày 28/9/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Nghị định của Chính phủ về thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND, Thông tư số 55/2019/TT- BCA ngày 11/11/2919 quy định về tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân. Nhiều nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch về công tác cán bộ nữ, vì sự tiến bộ phụ nữ, bình đẳng giới cũng được của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương ban hành nhằm đề ra chủ trương, chính sách phát triển NNLN, trong đó có nhiều mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp tuyển dụng, sử dụng NNLN vào lực lượng CAND. Chương trình hành động số 12/CTHĐ-ĐU(X16), ngày 16/11/2007 của Đảng ủy Công an Trung ương về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã đề ra mục tiêu chính sách tuyển dụng đối với cán bộ nữ CAND: "Thực hiện nghiêm túc các quy định về tuyển sinh, tuyển dụng, hợp đồng lao động nữ vào lực lượng Công an; từng đơn vị cần có kế hoạch cụ thể về công tác cán bộ nữ; đảm bảo tỷ lệ nữ phù hợp đáp ứng yêu cầu công tác chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong tình hình mới (duy trì tỷ lệ nữ 14,5% trở lên trong tổng số biên chế toàn lực lượng” [68]; Chương trình Bình đẳng giới trong CAND giai đoạn 2021 - 2030 của Bộ Công an đề ra chỉ tiêu đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ trong CAND đạt 15% trong tổng số cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng CAND và bố trí hợp lý ở các lĩnh vực công tác Công an [12]. Theo đó, việc tuyển dụng NNL nói chung và NNLN nói riêng trong lực lượng CAND được thực hiện theo kế hoạch hàng năm, trên cơ sở bám sát các nghị quyết, chương trình hành động của Đảng ủy Công an Trung ương; đề án, thông tư, quy định của lãnh đạo Bộ Công an. Hình thức tuyển dụng thông qua tuyển sinh, tuyển chọn công dân và xét chuyển sang chế độ chuyên nghiệp đối với hạn sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ trong CAND; có cơ cấu tỷ lệ giới tính, độ tuổi, tiêu chuẩn, thành phần dân tộc và cơ cấu bố trí cán bộ ở các lực lượng, cấp Công an. Tuyển dụng thông qua hoạt động tuyển sinh vào các trường CAND đảm bảo nguyên tắc căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước về giáo dục, đào tạo, kết hợp với yêu cầu xây dựng lực lượng CAND đạt trình độ, tiêu chuẩn theo chức danh nghiệp vụ của từng cán bộ đang hoặc sẽ đảm nhận sau khi tốt nghiệp 95 gắn với quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, phục vụ yêu cầu công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng CAND. Có 10 đối tượng áp dụng gắn với 10 hình thức dự tuyển khác nhau và quy định điều kiện độ tuổi nam và nữ như nhau: đối tượng dự tuyển đào tạo tiến sỹ không quá 50 tuổi; đối tượng dự tuyển đào tạo thạc sỹ không quá 45 tuổi; đại học chính quy không quá 22 tuổi; riêng đối tượng dự tuyển đại học chính quy là học sinh trường văn hóa hoặc công dân thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, Bộ Công an có quy định điều kiện riêng về hình thể đối với nam và nữ: chiều cao của nữ là 1m58 đến 1m80, nữ là người dân tộc thiểu số 1m56 đến 1m80, chỉ số cơ thể (BMI) được tính bằng trọng lượng chia cho bình phương chiều cao đạt từ 18,5 đến 30 [47]. Tỷ lệ tuyển sinh đối với nữ cơ bản giao động từ 10% - 15%; không quy định cụ thể tỷ lệ tuyển sinh NNLN cho từng hệ lực lượng và cấp Công an; không hạn chế tỷ lệ nữ sơ tuyển và đăng ký dự tuyển vào các trường CAND [22]. Tuyển dụng thông qua hình thức tuyển chọn căn cứ nhiệm vụ và biên chế của CAND, đúng chức danh, vị trí công việc, đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đảm bảo tính cạnh tranh. Đối tượng tuyển chọn là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác ở các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Hầu hết điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển giữa nam và nữ như nhau, riêng chiều cao nam trên 1m64, nữ trên 1m58 [33]. Việc tuyển công dân tham gia phục vụ có thời hạn trong lực lượng CAND, năm 2016, Bộ Công an đã mở rộng đối tượng tuyển nữ giới vào thay vì trước chỉ tuyển nam giới [41]; khi xét chuyển sang chế độ chuyên nghiệp đối với hạn sỹ quan, chiến sỹ nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ trong CAND cũng có xét cả NNLN [30]. Tính từ năm 2005 đến nay, Bộ Công an đều duy trì tuyển dụng nữ vào CAND, tỷ lệ khá ổn định, giao động từ 13,3% đến 15,4% và đến năm 2021 đạt 14,81%, cơ bản tiến sát mục tiêu đề ra trong Đề án tăng cường NNL cho lực lượng CAND đảm bảo ANTT trong tình hình mới và Chương trình bình đẳng giới trong lực lượng CAND giai đoạn 2021 - 2030 [Biểu đồ 1]. Tuy nhiên, quy định của Bộ Công an về tuyển sinh vào các trường CAND và tuyển chọn chưa đạt tỷ lệ NNLN theo mục tiêu đề ra; một số điều kiện, tiêu chuẩn, nhất là độ tuổi tuyển sinh, tuyển 96 chọn còn chưa tính đến yếu tố giới, bình đẳng giới; qua phiếu khảo sát trắc nghiệm cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu phát triển, tăng cường NNLN trong lực lượng CAND phù hợp với thực tiễn và có cơ cấu phù hợp giữa các hệ lực lượng và cấp công an. Có tới 72,4% phiếu khảo sát đánh giá rất cần phát triển NNLN trong lực lượng CAND, nhiều nhất là lực lượng An ninh và Cảnh sát có tới 81,8% trả lời cần; khối Xây dựng lực lượng có 65,5% trả lời cần, nhiều nhất là lực lượng An ninh 71,4%, sau đó là lực lượng Tham mưu, tổng hợp. Không có phiếu nào ở các mẫu trả lời không cần [Phiếu khảo sát 01, Phụ lục 2]. Hai là, Thực trạng chính sách sử dụng nguồn nhân lực nữ lực lượng Công an nhân dân - Bố trí nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân Trong những năm qua, việc bố trí NNL, trong đó có NNLN trong lực lượng CAND được cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp đặc biệt quan tâm và xác định đây là khâu trọng yếu quyết định hiệu lực, hiệu quả công tác sử dụng NNLN trong lực lượng CAND. Quy định bố trí NNLN trong lực lượng CAND có nhiều nét đặc thù khác với các cơ quan hành chính nhà nước, bố trí là căn cứ để triển khai hoạt động tuyển dụng, tuyển sinh là một hình thức để tuyển dụng, tuyển dụng phải gắn với việc bố trí sử dụng. Nghĩa là đầu ra của việc tuyển sinh, tuyển dụng nhằm phục vụ các phương án bố trí NNLN cho từng hệ lực lượng và cấp Công an. Do vậy, việc bố trí sử dụng NNL phải căn cứ vào quy định về quản lý biên chế và khung tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở bốn cấp Công an. Việc quản lý biên chế thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ các quy định của Đảng và Bộ Công an về quản lý, sử dụng, tinh giảm biên chế; kết hợp giữa quản lý biên chế với tiêu chuẩn chức danh, vị trí công tác của cán bộ ở từng lĩnh vực công tác, chiến đấu; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tính chất yêu cầu nhiệm vụ và khối lượng công tác, chiến đấu của từng đơn vị, lực lượng và Công an các cấp. Tỷ lệ bố trí NNL, trong đó có NNLN được thực hiện trên cơ sở cấu biên chế giữa các lực lượng, các cấp Công an và quy định tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở bốn cấp Công an, trong đó tỷ lệ bố trí cơ cấu theo hệ lực lượng: An ninh nhân dân là 10 % - 15%, Cảnh sát nhân dân là 74% - 75%, Tham mưu là 97 3% - 4%, Hậu cần là 4% - 6%; bố trí cơ cấu theo cấp Công an, NNL trong CAND chủ yếu bố trí công an đơn vị địa phương, cơ quan Bộ chỉ chiếm 15% - 17% [42]. Tuy nhiên, Bộ Công an không quy định tỷ lệ NNLN đối với từng hệ lực lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_phat_trien_nguon_nhan_luc_nu_trong_luc_lu.pdf
  • pdfQD cap HV-NCS Ng Phuoc Nga (3).pdf
  • pdfTóm tắt TA.pdf
  • pdfTóm tắt TV.pdf
  • pdfTrang Thông tin mới.pdf
  • pdfTrích yếu.pdf
Tài liệu liên quan