MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án . 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án . 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án . 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án. 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .7
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.8
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .13
1.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án.17
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG . 24
2.1. Khái niệm chính sách phòng, chống tham nhũng.24
2.2. Đặc điểm và nội dung chính sách phòng, chống tham nhũng.35
2.3. Vị trí, vai trò của chính sách phòng, chống tham nhũng.43
2.4. Các tiêu chí đánh giá chính sách phòng, chống tham nhũng.47
2.5. Các yếu tố tác động đến chính sách phòng, chống tham nhũng.51
Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 58
3.1. Thực trạng vấn đề của chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.58
3.2. Thực trạng chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.66
3.3. Đánh giá thực trạng chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.86
Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM. 124
4.1. Dự báo vấn đề của chính sách phòng, chống tham nhũng thời gian tới.124
4.2. Định hướng hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng.128
4.3. Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng .132
4.4. Các giải pháp, kiến nghị hỗ trợ hoàn hiện chính sách phòng, chống tham nhũng .152
KẾT LUẬN . 158
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ. 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 161
PHỤ LỤC. 168
176 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am
nhũngg; động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham
78
nhũng. Mặt trận Tổ quốc còn phản biện xã hội theo Nghị quyết liên tịch số
403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định chi tiết các hình
thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, qua đó góp phần kiểm
soát quyền lực nhà nước. Chủ thể giám sát, phản biện là tổ chức (Mặt trận các cấp)
mà chưa có quy định giám sát, phản biện của cá nhân.
Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội
trong đấu tranh PCTN; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong
PCTN; lên án, đấu tranh với người có hành vi tham nhũng, biểu dương tinh thần và
những việc làm tích cực trong PCTN; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
PCTN; có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin,
tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng; xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp và
đào tạo liêm chính cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên; khuyến khích cơ quan báo
chí, phóng viên đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và kết quả thực hiện chính
sách PCTN. Khi nhận được yêu cầu của cơ quan báo chí, nhà báo, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan báo chí,
nhà báo, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời.
Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020, Luật PCTN và Nghị định 47 đều
nhấn mạnh và quy định về vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp và hiệp hội ngành
nghề trong PCTN. Phát huy vai trò của các tổ chức này thông qua việc xây dựng và
thực hiện văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng; phối hợp với các CQNN có
thẩm quyền để ngăn chặn và phát hiện kịp thời hành vi nhũng nhiễu, đòi hối lộ của
CBCC, xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa, phát hiện
tham nhũng; thông báo về hành vi tham nhũng và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền trong việc xác minh, kết luận về hành vi tham nhũng; kiến nghị
với Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm PCTN. Từ năm
2010, Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) triển khai dự án “Xây
dựng tính nhất quán và minh bạch trong quan hệ kinh doanh tại Việt Nam”, kêu gọi
cộng đồng doanh nghiệp cùng hành động để cải thiện môi trường kinh doanh và hợp
tác với các cơ quan chính phủ liên quan để hạn chế các nguy cơ tham nhũng, đồng thời
đưa ra các khuyến nghị chính sách cụ thể.
Công dân tự mình, thông qua Ban thanh tra nhân dân hoặc tổ chức mà mình là
thành viên tham gia PCTN. Công dân được tạo điều kiện để tham gia, kiến nghị với
CQNN có thẩm quyền hoàn thiện chính sách về PCTN. Công dân giám sát hoạt động
của CBCC, phản ánh, kiến nghị, tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng. Theo Hiếp pháp,
công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 25) để góp phần kiểm soát quyền
lực nhà nước nhưng hiện vẫn chưa được luật hóa. Đối với nhóm chủ thể là học sinh,
sinh viên, trách nhiệm trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng được thể hiện ở việc
học tập và tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước về PCTN. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg, phê
79
duyệt Đề án đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, Chị
thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ
sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 nhằm tăng cường nhận thức cho học sinh,
sinh viên về tham nhũng và trách nhiệm đấu tranh PCTN.
Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn, trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát
việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN thông qua việc tiếp nhận các ý kiến
phản ánh, phát hiện hành vi tham nhũng, kiến nghị xem xét, giải quyết vụ việc có dấu hiệu
tham nhũng, hành vi tham nhũng và giám sát việc giải quyết đó. Hoạt động của Ban này
được cụ thể hóa trong Luật thanh tra năm 2010 và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn năm 2007. Thành viên trong Ban do người dân địa bàn hoặc cán bộ, công
chức trong cơ quan, tổ chức trực tiếp bầu ra từ địa bàn dân cư hoặc cơ quan, tổ chức.
3.2.3.4. Giải pháp hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng
Nhà nước cam kết thực hiện điều ước quốc tế về PCTN mà Việt Nam là thành viên;
hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động PCTN
trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi.
Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan hữu quan
thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, trao đổi
thông tin, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm trong PCTN. Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trong PCTN.
Từ ngày 09 đến 11/12/2003, đã có 95 nước ký Công ước của Liên hợp quốc về
chống tham nhũng (Công ước), trong đó có Việt Nam. Ngày 30/6/2009, Chủ tịch nước đã
ký Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN phê chuẩn Công ước. Trong Tuyên bố về việc thực
thi Công ước gửi Liên hợp quốc ngày 19/8/2009, Việt Nam khẳng định: “không áp dụng
trực tiếp quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; việc thực hiện
các quy định của Công ước trên sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của
Việt Nam, trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác
và nguyên tắc “có đi có lại”. Như vậy, đối với Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi
trên cơ sở nội luật hóa các quy định của Công ước vào pháp luật Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày
07/4/2010 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước với 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ
2010-2011 với mục tiêu chính là bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật PCTN cho
phù hợp với Công ước; Giai đoạn 2 từ 2011-2016: hoàn thiện, bổ sung các giải pháp
mới, biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động của các cơ quan chuyên trách về PCTN
cho phù hợp với tình hình thực tế; nghiên cứu kinh nghiệm về PCTN các nước, có lựa
chọn từng bước áp dụng cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam; Giai đoạn 3 từ
2006-2020: đánh giá toàn diện việc thực hiện nội dung Công ước, bổ sung cơ chế, kiện
toàn tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác PCTN. Việt Nam cũng ban
80
hành Quyết định số 31/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế
phối hợp thực hiện Công ước trên các nội dung: tuyên truyền, phổ biến, rà soát và
hoàn thiện pháp luật, tương trợ tư pháp trong khuôn khổ Công ước, trao đổi thông tin,
hỗ trợ kỹ thuật, tham gia cơ chế đánh giá thực hiện Công ước, tổ chức và tham gia các
hội nghị, thực hiện các thủ tục đối ngoại liên quan đến Công ước.
3.2.4. Công cụ của chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
3.2.4.1. Công cụ tổ chức
Một trong những quan điểm PCTN được nêu rõ tại Chiến lược quốc gia về PCTN
đến năm 2020 là cần phải “Xây dựng lực lượng chuyên trách đủ mạnh, có phẩm chất chính
trị, bản lĩnh nghề nghiệp làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham
nhũng theo hướng chuyên môn hoá với các phương tin, công cụ, kỹ năng phù hợp, bảo đảm
vừa chuyên sâu, vừa bao quát các lĩnh vực, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.”. Việt
Nam đã xác lập một hệ thống các cơ quan, tổ chức để thực hiện các giải pháp của chính
sách PCTN, đó là các cơ quan có chức năng thanh tra, giải quyết tố cáo về hành vi tham
nhũng, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử về hành vi tham nhũng. Cụ thể như sau:
(i) Cơ quan thanh tra: là cơ quan của Chính phủ, Bộ, Sở, Ủy ban nhân dân các
cấp. Người đứng đầu do Thủ trưởng cơ quan hành chính từng cấp bổ nhiệm theo nhiệm
kỳ. Cơ quan này phòng ngừa (phát hiện, kiến nghị khắc phục những sơ hở trong cơ chế
quản lý, chính sách, pháp luật), phát hiện, ngăn chặn hành vi tham nhũng, kiến nghị xử lý
hành vi tham nhũng, tài sản tham nhũng thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo (kết luận, kiến nghị xử lý kỷ luật hoặc chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm
tham nhũng cho cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ, nếu cơ quan điều tra ra quyết định không
khởi tố vụ án hình sự đồng thời cơ quan kiểm sát không hủy bỏ quyết định đó hoặc trường
hợp cơ quan kiểm sát hủy bỏ quyết định khởi tố hình sự của cơ quan điều tra thì cơ quan
thanh tra vẫn có quyền kiến nghị với cơ quan kiểm sát cấp trên xem xét, xử lý vụ việc đó
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT của Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng).
Đối với tài sản có dấu hiệu tham nhũng, theo Luật Thanh tra, cơ quan thanh tra
nhà nước khi ban hành quyết định thanh tra có quyền: Yêu cầu tạm giữ tiền, đồ vật,
giấy phép sử dụng trái pháp luật, phong tỏa tài khoản hoặc yêu cầu xác minh về tài
sản, thu nhập của người có dấu hiệu tham nhũng trong những trường hợp quy định;
quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do
hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra. Đặc biệt, cơ chế về thanh tra đột
xuất được sử dụng khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật là một công cụ mạnh mẽ
để các cơ quan thanh tra phát hiện, ngăn chặn hành vi tham nhũng.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ còn quản lý nhà nước về PCTN như: trình
Chính phủ dự án hoặc ban hành các văn bản pháp luật theo thẩm quyền về PCTN;
Thanh tra việc thực hiện pháp luật về PCTN; Phối hợp với các cơ quan liên quan
thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về PCTN; Xây dựng hệ thống dữ
81
liệu chung về PCTN; Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác PCTN; tổng kết kinh
nghiệm, hợp tác quốc tế về PCTN Thanh tra Chính phủ thành lập Cục chống tham
nhũng năm 2006. Cục trưởng do Tổng Thanh tra Chính phủ bổ nhiệm. Cục này chủ
yếu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCTN và thanh tra việc thực hiện pháp
luật về PCTN chứ không có thẩm quyền đặc biệt nào khác, ví dụ như: xây dựng đề
án, chiến lược, chương trình, kế hoạch về công tác PCTN, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về PCTN, tiếp nhận, thu thập, xử lý đơn
thư tố cáo, thông tin phản ánh về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, thanh tra các
vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thuộc thẩm quyền Năm 2018, Cục được đổi tên
thành Cục Phòng, Chống tham nhũng (Cục IV) và điều chỉnh định hướng hoạt động
nghiệp vụ, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCTN, đồng thời
chú trọng tiến hành các cuộc thanh tra nhằm phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng,
nhất là các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm.
(ii) Kiểm toán Nhà nước: Vai trò của cơ quan này nằm trong phạm vi phòng ngừa
và phát hiện hành vi tham nhũng. Theo quy định của Luật kiểm toán năm 2005, Kiểm
toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc
hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tổng Kiểm toán nhà nước do
Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội với
nhiệm kỳ 5 năm theo nhiệm kỳ Quốc hội. Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý
tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm
toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Kiểm toán Nhà nước có 3 chức năng là
kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ
chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Tài liệu kiểm toán và các phát hiện có thể trở thành một phần quan trọng của
chứng cứ. Kiểm toán Nhà nước cung cấp thông tin và phát hiện các hành vi lãng phí,
kém hiệu quả trong quá trình chấp hành dự toán NSNN đã được Quốc hội phê duyệt.
Bằng kết luận kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý
những hành vi vi phạm chế độ tài chính kế toán, hành vi tham nhũng, lãng phí dựa trên
các kết quả kiểm toán. Nếu có vụ việc bất hợp pháp được xác định - bao gồm cả nghi
vấn về tham nhũng, tài liệu kiểm toán sẽ được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền.
Đây có thể là cơ quan có liên quan hoặc cơ quan cảnh sát để điều tra xử lý. Ngoài ra,
KTNN cung cấp thông tin và phát hiện các hành vi lãng phí, kém hiệu quả trong quá
trình chấp hành dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội phê duyệt, giúp Quốc
hội quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách hiệu quả và tiết kiệm, góp phần sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính.
(iii) Cơ quan điều tra: Bộ Công an là cơ quan trực thuộc Chính phủ, Bộ trưởng
do Thủ tướng chọn, đề nghị Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm. Cơ quan
điều tra trong Công an nhân dân gồm Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng,
kinh tế, buôn lậu (gọi tắt là Cục Cảnh sát kinh tế) thuộc Bộ Công an, Phòng Cảnh sát
82
kinh tế thuộc Công an cấp tỉnh, Đội Cảnh sát kinh tế thuộc Công an cấp huyện chịu
trách nhiệm tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ phạm tội, chuẩn bị cho việc truy tố
các vụ án về tham nhũng. Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế do Bộ trưởng Bộ Công an
bổ nhiệm. Các vụ việc được phát hiện, điều tra là từ các đơn tố giác hành vi tham
nhũng và nguồn tin của cơ sở hoặc do các cơ quan khác chuyển đến. Cục Cảnh sát
điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) được thành lập theo quyết định số
01/2007/QĐ-BCA (X13) của Bộ trưởng Bộ Công an, có trách nhiệm chỉ đạo, hướng
dẫn lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng trong cả nước tiến hành các
biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các loại tội phạm về tham nhũng; trực
tiếp điều tra các vụ án tham nhũng thuộc thẩm quyền, tiếp nhận, tham gia điều tra tố
tụng những vụ án tham nhũng theo thẩm quyền, được sử dụng các biện pháp nghiệp vụ
đặc biệt nhằm làm tốt công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm tham nhũng; tổ chức
truy tìm, truy nã, truy bắt người phạm tội tham nhũng và kiểm tra, đôn đốc, theo dõi
kết quả thực hiện việc truy nã, truy tìm theo quy định...
Đơn vị này cũng được trao thẩm quyền kiểm tra hành chính việc công khai,
minh bạch trong hoạt động tài chính của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; kiểm tra việc
kê khai tài sản khi có dấu hiệu bất minh; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân báo
cáo, giải trình những vấn đề liên quan theo quy định của Luật PCTN; kiểm tra việc
chấp hành chính sách, pháp luật về công tác điều tra tội phạm tham nhũng theo quy
định; yêu cầu các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và công dân cung cấp tài liệu, phối
hợp làm rõ các hành vi tham nhũng; yêu cầu đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, các
đơn vị Công an nhân dân chuyển giao các vụ án tham nhũng đang điều tra nhưng có
khó khăn, vướng mắc hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Ngày 24/4/2015, C48 được sáp nhập với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật
tự quản lý kinh tế và chức vụ thành Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham
nhũng (C46). Các nhiệm vụ, quyền hạn trước đây của C48 được nhập vào C46 theo
Quyết định số 1736/QĐ-BCA ngày 07/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an. Cục này
hướng dẫn lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng trong cả
nước tiến hành các biện pháp phát hiện, điều tra, xử lý các loại tội phạm về kinh tế và
tham nhũng. Hiện nay, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về buôn lậu (C74) sáp
nhập với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thành Cục
Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) theo Nghị định số
01/NĐ-CP, ngày 06/8/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Ngoài ra, hệ thống cơ quan điều tra trong Quân đội
nhân dân và của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng được giao nhiệm vụ tiến hành
điều tra các vụ án hình sự về tội phạm, trong đó có tội phạm tham nhũng theo thẩm
quyền, chủ yếu là trong phạm vi hoạt động của ngành đó.
(iv) Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC): Chức năng của VKS là đảm bảo luật pháp
83
được áp dụng đúng đắn trong toàn bộ các giai đoạn của quá trình xét xử. Các cảnh sát
điều tra phải phối hợp chặt chẽ với VKS trong suốt quá trình điều tra và kiểm sát viên
tham gia kiểm sát điều tra vụ án có quyền thẩm vấn. Duy nhất VKS có quyền truy tố
vụ án ra trước tòa. “VKSNDTC có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động
truy tố các tội phạm về tham nhũng; kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án đối
với các tội phạm về tham nhũng” (Điều 79 Luật PCTN). Mọi hoạt động điều tra, xét xử
các tội phạm tham nhũng phải được Vụ chức năng chuyên trách về tội phạm tham nhũng
của VKSNDTC giám sát. VKSNDTC đã thành lập đơn vị chuyên trách là Vụ Thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng (Vụ 1B) (Quyết định số 121/QĐ-
VKSTC-V9, ngày 26/9/2006). Cơ quan, đơn vị này là độc lập hoàn toàn, không bị chi
phối bởi các cơ quan hành pháp, tư pháp. Theo Nghị quyết số 951/NQ-UBTVQH13 ngày
28/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Vụ này đã được đổi tên thành Vụ Thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (viết tắt là V5).
Theo Quyết định số 05/QĐ-VKSTC-V5 ngày 20/11/2015, V5 có nhiệm vụ,
quyền hạn chính là giúp Viện trưởng VKSNDTC thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền
công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết các tố giác,
tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong điều tra, truy tố các vụ án về tham nhũng,
chức vụ; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tội phạm tham nhũng, chức vụ và kiến
nghị về chính sách, giải pháp phòng, chống tội phạm tham nhũng, chức vụ; phối hợp
với các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp
trong PCTN. Như vậy, Vụ này vừa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động điều tra các vụ án tội phạm về tham nhũng do Cơ quan điều
tra tội phạm về tham nhũng của Bộ Công an trực tiếp điều tra; vừa thực hiện nhiệm vụ
theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với các Viện kiểm sát nhân dân
các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương về nghiệp vụ.
Tại các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đều thành lập riêng phòng chức năng
hoặc lồng ghép chức năng này vào phòng chức năng nhất định. Ở cấp huyện, công tác
này được giao cho một số Kiểm sát viên. Bên cạnh Vụ 5, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao còn thành lập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt
động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp (Vụ 6) theo Quyết
định số 442/QĐ-VKSTC-V15 ngày 01/7/2015. Vụ có chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng xảy ra riêng trong hoạt động tư pháp.
(v) Tòa Hình sự Tòa án nhân dân cấp cao, các Tòa án tỉnh, thành phố và
các tòa án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương tiến hành xét xử
các tội phạm về tham nhũng. Chánh án Tòa án nhân dân các cấp này đều do Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN ban đầu trực thuộc Chính phủ cũng
là một công cụ để triển khai thực hiện chính sách PCTN, với kỳ vọng thúc đẩy sự phối
hợp và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong thực hiện chính sách. Tuy nhiên,
84
sau một thời gian hoạt động không mấy hiệu quả và thiếu khách quan, năm 2013,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp quản vai trò của Ban chỉ đạo TW về PCTN từ Chính
phủ để giảm bớt sự can thiệp từ phía chính phủ vào công tác này.
Như vậy, ở Việt Nam không tồn tại một cơ quan chống tham nhũng độc lập, tích
hợp những thẩm quyền đặc biệt về phát hiện, điều tra, truy tố hành vi tham nhũng mà
cùng lúc tồn tại nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có những chức năng riêng
trong PCTN. Ngoài cơ quan xét xử, kiểm sát, các cơ quan có chức năng thanh tra, điều
tra đều nằm trong Chính phủ. Có thể thấy sự tồn tại cùng lúc nhiều cơ quan có chức
năng chuyên trách trong PCTN đòi hỏi sự phối hợp rất chặt chẽ với nhau. Các vụ việc
có dấu hiệu tội phạm tham nhũng được cơ quan thanh tra và Kiểm toán nhà nước phát
hiện được xem xét chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra xem xét, tiếp tục điều tra,
khởi tố vụ án. Viện kiểm sát truy tố vụ án tham nhũng ra trước tòa. Quá trình điều tra
của cơ quan cảnh sát và xét xử của Tòa án đều đặt dưới sự giám sát của Viện Kiểm sát
nhân dân. Quá trình này các cơ quan đều có trách nhiệm thông báo, phối hợp với nhau
để cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu, giải quyết vụ việc, vụ án tham nhũng. Việc
phối hợp được thực hiện theo nhiều văn bản như: Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-
VKSTC-TTCP-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa cơ quan thanh tra, cơ quan điều
tra và VKSND trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do
Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố; Thông tư liên tịch số 12/2011/TTLT-TTCP-
VKSNDTC-TANDTC-KTNN-BQP-BCA quy định việc trao đổi, quản lý và sử dụng
thông tin dữ liệu về PCTN.
3.2.4.2. Công cụ kinh tế khuyến khích tố cáo hành vi tham nhũng
Chính sách PCTN ở Việt Nam cũng sử dụng đến các công cụ kinh tế để phục vụ
cho mục tiêu của chính sách đó là khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong
việc tố cáo hành vi tham nhũng. Năm 2011, Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ ban
hành Thông tư liên tịch số 03/2011/TTLT-BNV-TTCP quy định khen thưởng cá nhân
có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng. Sau đó được thay
thế bằng Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-TTCP-BNV về khen thưởng cá nhân có
thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng. Theo đó:
Đối tượng được khen thưởng gồm: Cá nhân lập thành tích xuất sắc trong việc tố
cáo hành vi tham nhũng; Cá nhân lập thành tích xuất sắc trong việc cộng tác với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xử lý hành vi tham nhũng bị tố cáo, thu hồi
tài sản tham nhũng. Hình thức khen thưởng gồm: Huân chương Dũng cảm; Bằng khen
của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng
Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, người đứng đầu cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bằng khen
85
của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương).
Ngoài mức thưởng theo các danh hiệu thông thường theo quy định của Luật thi
đua khen thưởng, cá nhân được khen thưởng còn được thưởng từ Quỹ Khen thưởng về
PCTN do Thanh tra Chính phủ quản lý với mức thưởng như sau: Huân chương Dũng
cảm: 60 lần mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi
tắt là mức lương cơ sở); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 40 lần mức lương cơ sở;
Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương: 20 lần mức lương cơ sở. Trong
trường hợp giúp thu hồi được cho Nhà nước số tiền, tài sản có giá trị trên 600 lần mức
lương cơ sở thì được xét thưởng vượt mức quy định nhưng không vượt quá 10% số tiền,
giá trị tài sản đã thu hồi được và không vượt quá 3.000 lần mức lương cơ sở.
3.2.4.3. Công cụ kỹ thuật hỗ trợ
Để thực thi chính sách PCTN cần đến công cụ kỹ thuật nhất định, trong đó có
cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác này. Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ chủ trì, phối
hợp với cơ quan chức năng xây dựng, quản lý và sử dụng Hệ thống dữ liệu chung về
PCTN phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá, dự báo về tình hình tham nhũng, áp
dụng các biện pháp nghiệp vụ - kỹ thuật cần thiết để bảo mật, bảo đảm sự chia sẻ
thông tin, dữ liệu chính xác, kịp thời, hiệu quả, cung cấp cho các cơ quan mã số truy
cập và mật khẩu để khai thác thông tin từ Hệ thống thông qua mạng điện tử, đồng thời
chia sẻ thông tin cho các cơ quan, người có thẩm quyền khác.
Thanh tra Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện KSNDTC, Tòa án
nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm cung cấp các loại thông tin theo
quy định cho Hệ thống định kỳ bằng văn bản hành chính hoặc thông điệp dữ liệu (theo
Thông tư liên tịch số 2462/2007/TTLT-TTCP-VKSNDTC-TANDTC-KTNN-BQP-
BCA quy định việc trao đổi, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu về PCTN). Trong
đó, mỗi bộ ngành sẽ cung cấp các báo cáo, thông tin, số liệu liên quan đến kết quả
công tác phòng, chống tham nhũng, số vụ án, số bị can bị khởi tố, điều tra, bị đề nghị
truy tố về các tội phạm về tham nhũng, số tiền, tài sản tham nhũng được đề nghị tịch
thu sung quỹ Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ
sung Việc cung cấp, trao đổi thông tin, dữ liệu được thực hiện định kỳ bằng văn bản
hành chính hoặc thông điệp dữ liệu (hai hình thức này có giá trị pháp lý như nhau).
Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổng hợp, xử lý những thông tin, dữ liệu do các
bộ, ngành cung cấp và công bố trên Hệ thống dữ liệu chung.
Ngoài ra, việc xây dựng, h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chinh_sach_phong_chong_tham_nhung_o_viet_nam_hien_na.pdf