MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN . 13
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
đến đề tài Luận án . 13
1.2. Đánh giá tổng quan nghiên cứu có liên quan đến chính sách quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân . 39
1.3. Định hướng nghiên cứu của Luận án . 42
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ
TƯ NHÂN. 43
2.1. Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân . 43
2.2. Lý luận về chính sách quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp khu
vực kinh tế tư nhân . 50
2.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chính sách phát triển doanh
nghiệp khu vực kinh tế tư nhân và bài học cho Việt Nam . 78
Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM
(QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG) . 88
3.1. Khái quát quá trình phát triển hệ thống doanh nghiệp khu vực kinh tế tư
nhân tại Việt Nam . 88
3.2. Thực trạng chính sách quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp khu vực
kinh tế tư nhân tại Việt Nam (minh chứng qua thực tiễn của thành phố Hải Phòng) 109
3.3. Đánh giá chung về thực trạng chính sách quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng
nói riêng . 133iii
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHU
VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM . 154
4.1. Xu hướng kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế tác động đến sự
phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam. 154
4.2. Định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến 2045 . 156
4.3. Phương hướng hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam . 159
4.4. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam . 161
4.5. Một số kiến nghị, đề xuất . 184
KẾT LUẬN . 189
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 191
PHỤ LỤC
226 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam (Qua nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p định thương mại
quốc tế và khu vực, nguồn thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm trong
những năm tới về cả số tuyệt đối và tỷ trọng, các khoản thu ngân sách từ dầu
mỏ, tài nguyên thiên nhiên sẽ giảm dần do các nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế,
vốn ODA sẽ tiếp tục giảm do Việt Nam hiện đã được công nhận là nước có thu
nhập trung bình thấp; rõ ràng, khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp khu vực KTTN trở thành nguồn đóng góp chính cho thu ngân sách nhà
nước trong những thập kỷ tới đây. Sự gia tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước
của các doanh nghiệp khu vực KTTN cũng góp phần nâng cao tính an toàn và
bền vững của tài chính công ở Việt Nam. Năm 2019, các doanh nghiệp KTTN
đóng góp khoảng ~41 tỷ USD vào ngân sách nhà nước, chiếm ~80% tổng thu
ngân sách. Tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp KTTN trong nước trong
tổng thu ngân sách nhà nước đã tăng từ 11,9% năm 2010 lên 15,3% năm 2019,
tức là từ khoảng 3 tỷ USD đến 8,4 tỷ USD mỗi năm [59]. Trong bảng xếp hạng
do Bộ Tài chính công bố về 1.000 doanh nghiệp mức nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước năm 2019, các doanh nghiệp KTTN
trong nước chiếm 45,8% về số doanh nghiệp và 34,1% về số thuế đã nộp [79].
Theo tính toán, nếu đầu tư của khu vực KTTN (chưa tính đến hộ kinh doanh
cá thể) tăng 1%, giúp cho GDP của Việt Nam tăng trưởng thêm khoảng 0,15 điểm
%. Trong số đó, rất nhiều doanh nghiệp khu vực KTTN đã trở thành “những con sếu
đầu đàn”, dẫn dắt trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng KHCN trong phát triển kinh tế
của đất nước. Khảo sát trong 5 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam được thế giới biết
đến qua những tên tuổi các tập đoàn tư nhân như: Vingroup, Sun Group, T&T
Group, Thaco, Vietjet Air, TH True Milk, Masan... Nhiều doanh nghiệp tư nhân đạt
kim ngạch xuất khẩu hàng triệu USD, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, thu
ngân sách và giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh, xã hội. Thống kê cho thấy, hiện
có tới 29 doanh nghiệp khu vực KTTN Việt Nam đã có giá trị vốn hóa trên thị
trường chứng khoán vượt con số 1 tỷ USD [88].
99
Khi so sánh sự đóng góp của doanh nghiệp khu vực KTTN với thành phần
kinh tế khác, có thể thấy vai trò của các doanh nghiệp thuộc khu vực này ngày
càng nổi trội hơn so với doanh nghiệp trong khu vực nhà nước và các doanh
nghiệp FDI. Theo Báo cáo “2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII
về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN”, về đóng góp GDP, trong 3 năm, khu vực KTTN
luôn chiếm hơn 40% GDP. Đến năm 2019, ước tính kinh tế tư nhân đóng góp
42,1% GDP và con số này có dấu hiệu tăng lên. Trong cùng giai đoạn đó, kinh
tế nhà nước ở mức 28%, thậm chí năm 2019 còn giảm xuống 27,6%. Như vậy,
đóng góp vào GDP của khu vực KTTN hiện đang cao gấp 1,5 lần kinh tế nhà
nước. Về tạo việc làm, năm 2019, số lao động đang làm việc trong khu vực
KTTN chiếm 83,3% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của cả
nước, tương đương gần 45,2 triệu người. Mức độ áp đảo của KTTN so với kinh
tế nhà nước và khu vực FDI gần như là tuyệt đối. Về đầu tư phát triển và thương
mại, trong 2 năm 2018 - 2019, vốn đầu tư của KTTN tăng trưởng lần lượt 17,1%
và 18,5% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng vốn đầu tư toàn
xã hội (khoảng 11 - 12%/năm).
3.1.2.2. Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-
19
Thực tiễn những năm qua đã cho thấy, khu vực KTTN là “tấm đệm giảm
sốc” cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang bị tác động bởi các
yếu tố bất định như dịch Covid-19; biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, xâm
nhập mặn, mưa đá... Điều đó được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn đại dịch
Covid-19 vừa qua, nhiều doanh nghiệp khu vực KTTN đã chung tay cùng các
bộ, ngành và Chính phủ góp phần chống dịch hiệu quả, động thái này thể hiện
sự đồng hành hiệu quả 3 bên, giữa Chính phủ - Doanh nghiệp - Người dân.
100
Đồng hành cùng các khu vực kinh tế khác, các doanh nghiệp trong khu
vực KTTN tiếp tục phát huy sức mạnh nội tại và trở thành “lực kéo” quan trọng
của nền kinh tế nước ta.
Thứ nhất, khu vực KTTN duy trì sự đóng góp đáng kể vào nguồn thu
ngân sách nhà nước. Cụ thể, năm 2020, khu vực doanh nghiệp KTTN đã thể
hiện được khả năng chống chịu lớn nhất trong ba khu vực, mức thu ngân sách
giảm 9,5% so với thực hiện năm 2019, trong khi khu vực DNNN và doanh
nghiệp FDI là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giảm lần lượt là 15,7% và
11,3% [Sách trắng Việt Nam, 2020]. Điều này cho thấy, DNNN vẫn chưa thể
hiện vai trò là công cụ điều tiết của Nhà nước khi nền kinh tế gặp khó khăn và
khu vực KTTN tiếp tục thể hiện được vai trò là động lực quan trọng như khẳng
định tại Nghị quyết số 10-NQ/TW.
Thứ hai, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khu vực KTTN tiếp tục là một
nguồn vốn đầu tư quan trọng trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế, khi vốn đầu
tư khu vực KTTN trong năm 2020 tăng mạnh và đạt 7,4% so với cùng kỳ năm
2019. Năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 4,8% bằng 1/2 tốc độ tăng thấp
nhất trong giai đoạn 2016 - 2019. Sự gia tăng vốn đầu tư toàn xã hội so với cùng
kỳ năm trước chủ yếu nhờ lực kéo của vốn đầu tư từ ngân sách, trái phiếu chính
phủ (tăng lần lượt 48,9% và 8,1%) và một phần không nhỏ của đầu tư tư nhân
(tăng 2,8%), trong khi nguồn vốn quan trọng là đầu tư nước ngoài suy giảm (-
2,5%) [77].
Thứ ba, bất chấp những tác động tiêu cực do Covid-19 gây ra, năm 2020,
vẫn có gần 99 nghìn doanh nghiệp KTTN thành lập mới, chỉ giảm 3,2% so với
cùng kỳ năm 2019; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lại đạt tới 34,6 nghìn
doanh nghiệp, tăng 25,5% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp tăng vốn là 29,5
nghìn doanh nghiệp. Nhờ vậy, năm 2020, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền
kinh tế đạt 3.601,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2019 [77].
101
Có thể thấy, các doanh nghiệp KTTN đã và đang nỗ lực vươn lên trong
khó khăn với những xu hướng chủ yếu là: (i) Cắt giảm chi phí, duy trì quan hệ
hoặc tìm kiếm đối tác và thị trường mới; (ii) Chuyển đổi mô hình kinh doanh
thông qua ứng dụng công nghệ thông tin; (iii) Chuyển đổi sản phẩm trên cơ sở
nghiên cứu nhu cầu thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu và gắn với xu thế
tiêu dùng phù hợp với bối cảnh đại dịch; (iv) Tận dụng các chính sách ưu đãi
của Nhà nước để duy trì hoạt động, đầu tư phát triển hạ tầng SX-KD
3.1.2.3. Tình hình phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn
thành phố Hải Phòng
Khu vực KTTN ở Hải Phòng phát triển từ rất sớm, nổi tiếng những tên
tuổi doanh nhân như Bạch Thái Bưởi - công ty Giang Hải Luân nổi danh với
ngành công nghiệp đóng tầu và vận tải hàng hải; doanh nhân Nguyễn Sơn Hà -
hãng sơn Sơn Hà, đã cạnh tranh được với nhiều hãng sơn lớn trên thế giới từ
những năm cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ XX, đóng góp nhiều cho Chính phủ cách
mạng; doanh nhân Đoàn Đức Ban nổi tiếng với thương hiệu nước mắm Vạn Vân
(tiền thân của nước mắm Cát Hải).
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Hải Phòng là địa phương luôn đi đầu,
tiên phong trong phát triển kinh tế nhiều thành phần, đặc biệt là phát triển KTTN.
Hàng năm, số doanh nghiệp mới thành lập, đăng ký kinh doanh tăng
nhanh. Tính đến tháng 12/2020, số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN xấp xỉ
34.517, chiếm 97% trong cơ cấu thành phần kinh tế của Thành phố hiện nay (so
với các năm: năm 2013, số doanh nghiệp ngoài nhà nước là 8.393 chiếm 95,4%;
năm 2016 là 12.092, năm 2017 là 13.533).
Khu vực KTTN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GRDP của thành phố Hải
Phòng những năm qua và hiện nay so với các loại hình khác (năm 2010 chiếm
38,4%, năm 2014 chiếm 43,1%, năm 2017 là 44,56%). Năm 2017, các doanh
nghiệp khu vực KTTN nộp ngân sách thành phố Hải Phòng lên tới 16 nghìn tỷ
đồng/22 nghìn tỷ đồng, chiếm 73% tổng thu ngân sách của Thành phố. Các doanh
102
nghiệp khu vực KTTN không chỉ tăng về số lượng mà còn đa dạng về ngành nghề.
Đến nay, doanh nghiệp khu vực KTTN đã tham gia hoạt động trong hầu hết các
lĩnh vực ngành nghề SX-KD: từ công nghiệp, thương mại, y tế, giáo dục, môi
trường, KHCN, dịch vụ cảng biển, dịch vụ du lịch, dịch vụ xã hội, lĩnh vực sản
xuất công nghiệp, nông-lâm, thủy sản. KTTN là khu vực thu hút nhiều lao động
nhất so với các khu vực kinh tế khác ở Hải Phòng: chiếm 77,4%, trong khi đó khu
vực nhà nước là 12,2%; khu vực FDI là 10,4% [22]. Hiện nay, có khoảng gần
850.000 lao động đang làm việc ở khu vực này trên tổng số người trong độ tuổi lao
động ở thành phố Hải Phòng có khoảng xấp xỉ 1,2 triệu người. Thành phố Hải
Phòng đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong nước là các tập đoàn tư nhân như
Vingroup, Sungroup, Flamingo, công ty CP Đầu tư và dịch vụ tài chính Hoàng
Huy, công ty TNHH Nhật Hạ...
Trong những năm qua, cấp lãnh đạo của thành phố Hải Phòng đã xây
dựng và ban hành nhiều chính sách thiết thực, hiệu quả, nhiều biện pháp chỉ đạo
sáng tạo, đổi mới, quyết liệt nhằm thúc đẩy mạnh mẽ KTTN ở thành phố Cảng
trở thành điểm sáng của cả nước. Số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN không
ngừng tăng lên. Điều này chứng tỏ môi trường SX-KD của Thành phố đang khởi
sắc, thu hút và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Bảng 3.1: Tình hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng
Năm
Số DN
thành lập mới
Số VĐL đăng ký
(tr.đồng)
Số DN tính
đến 31/12
Số DN
tạm ngừng
Số DN
giải thể
2016 2.564 18.026.539 26.757 801 99
2017 2.997 17.971.715 28.906 871 91
2018 3.116 22.439.063 31.758 1.234 144
2019 2.935 22.386.553 33.545 1.224 231
2020 2.868 22.386.553 34.517 1.778 227
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng
103
Doanh nghiệp khu vực KTTN không chỉ tăng về số lượng mà quy mô,
loại hình và lĩnh vực SX-KD rất phong phú, đa dạng. Doanh nghiệp khu vực
KTTN là các công ty cổ phần chiếm 56%; công ty TNHH chiếm 32%; doanh
nghiệp tư nhân là 12%.
Hình 3.6: Phân loại doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng năm 2020.
Về quy mô: Hải Phòng đã thu hút nhiều tập đoàn kinh tế lớn đầu tư, hoạt
động SX-KD và phát triển trên địa bàn Thành phố như: Vingroup, Sungroup,
Flamingo, Him Lam, công ty CP Đầu tư và dịch vụ tài chính Hoàng Huy, công
ty TNHH Nhật Hạ... Tuy nhiên, số doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm 15%;
còn lại chủ yếu là DNNVV.
Hình 3.7: Quy mô của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng
104
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng năm 2020
Lĩnh vực hoạt động SX-KD của doanh nghiệp khu vực KTTN chủ yếu là
dịch vụ - thương mại (du lịch, dịch vụ cảng, dịch vụ xuất - nhập khẩu) 44%;
Công nghiệp cơ khí chế tạo 24%, xây dựng, vận tải, chế biến nông-lâm-thủy, hải
sản, may mặcTrong những năm gần đây, xuất hiện nhiều doanh nghiệp khu
vực KTTN hoạt động trong các lĩnh vực và ngành nghề mới như: logistics, công
nghệ cao, doanh nghiệp khoa học khởi nghiệp sáng tạo..,
Hình 3.8: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ở Hải Phòng
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng năm 2020.
Hình 3.9: Kết quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng
105
Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hải Phòng năm 2020.
Tình hình SX-KD của doanh nghiệp khu vực KTTN của Thành phố trong
những năm qua tương đối ổn định. Số doanh nghiệp làm ăn có lãi chiếm tỷ lệ
lớn. Doanh nghiệp thua lỗ chiếm tỷ lệ thấp. Nhưng trong năm 2020, cùng với
tình hình chung của cả nước, số doanh nghiệp gặp khó khăn tăng lên do dịch
bệnh Covid-19 bùng phát. Như vậy, có thể khẳng định rằng, KTTN ở Hải Phòng
nói chung, các doanh nghiệp khu vực KTTN nói riêng đã phát triển mạnh cả về
số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp khu vực KTTN đã có mặt trên tất cả
các lĩnh vực, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách Thành phố, thức đẩy sự
tăng trưởng, phát triển KT-XH và góp phần làm thay đổi diện mạo của Hải
Phòng trong những năm qua.
3.1.3. Những bất cập còn tồn tại trong quá trình phát triển của các
doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân
3.1.3.1. Những bất cập về năng suất lao động, hiệu quả phân bổ và sử
dụng nguồn lực
Mặc dù đã có những thành tựu và đóng góp như trên, khu vực KTTN vẫn
bộc lộ những hạn chế về gia tăng năng suất. Theo báo cáo Tầm nhìn Việt Nam
2035 [61], đóng góp cho tăng trưởng năng suất của nền kinh tế Việt Nam từ năm
2001 chủ yếu nhờ chuyển dịch cơ cấu hơn là cải thiện năng suất nội ngành.
Trong đó, mức tăng trưởng năng suất của khu vực KTTN (đo bằng doanh thu
trên 1 đơn vị tài sản) cũng trên đà giảm sút.
Tình trạng năng suất thấp và tốc độ tăng năng suất thấp của nền kinh tế có
liên quan tới thực trạng phần lớn các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ.
Quy mô nhỏ và tính không chính thức làm hạn chế khả năng của các doanh
nghiệp trong nước tận dụng các lợi thế có được nhờ kinh tế quy mô, chuyên môn
hóa, cải thiện trình độ tinh vi trong hoạt động, tăng đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển, vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo - tất cả các yếu tố có tính chất
quyết định đối với việc nâng cao năng suất. Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ
chiếm số lượng áp đảo trong khu vực doanh nghiệp trong nước. Cho dù các
106
doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong tạo sinh kế và việc
làm cho hàng triệu người trên cả nước, tuy nhiên nếu các chủ thể này không phát
triển hơn nữa về quy mô, cải thiện phương thức SX-KD, và tham gia khu vực
doanh nghiệp cỡ vừa trở lên, Việt Nam sẽ khó có thể hiện thực hóa được các
tiềm năng để nâng cao năng suất của mình.
Hình 3.10: Cấu trúc doanh nghiệp kinh tế tư nhân theo quy mô năm 2020
Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2020
3.1.3.2. Số lượng doanh nghiệp cỡ vừa và tỷ trọng trong tổng số doanh
nghiệp đăng ký chính thức hiện đang hoạt động
Thiếu doanh nghiệp cỡ vừa là tình trạng các doanh nghiệp có quy mô
trung bình có số lượng rất ít ỏi, là một điều đáng quan ngại. Vào năm 2020,
97,3% các doanh nghiệp khu vực KTTN trong nước có quy mô siêu nhỏ và nhỏ.
Các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 1,3% tổng số. Đáng chú ý, các doanh nghiệp
quy mô vừa chỉ chiếm 1,4% (7.422 doanh nghiệp), tạo ra cơ cấu doanh nghiệp
“bất thường” khi so sánh với cơ cấu của khu vực doanh nghiệp khác như tại
Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. “Thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” cũng là một
biểu hiện cho thấy có rất ít doanh nghiệp nhỏ đã lớn lên để trở thành doanh
nghiệp quy mô vừa do hạn chế về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ
và do những khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài. Chẳng hạn, trên
địa bàn thành phố Hải Phòng - địa phương hiện đứng thứ 6 cả nước về số lượng
các doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp của tư nhân có quy mô nhỏ (trên
107
90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng), thiết bị, công nghệ lạc hậu
nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh yếu, trình độ quản
lý nhìn chung còn yếu kém, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế yếu.
Các doanh nghiệp nhỏ thiếu năng lực cũng như động cơ và tham vọng
phát triển về quy mô. Hiện tượng “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” cũng cho thấy sẽ
không có nhiều doanh nghiệp quy mô vừa sẽ phát triển thành doanh nghiệp quy
mô lớn trong trung hạn. Vấn đề “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” là một vấn đề nan
giải đối với khu vực KTTN do nguyên tắc thường thấy là các công ty lớn hơn có
khả năng tốt hơn để tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô để hoạt động hiệu quả
hơn và mang lại năng suất cao hơn cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp lớn không
chỉ sẽ có cơ hội tốt hơn để đạt được năng suất cao hơn. Doanh nghiệp lớn cũng
có thể trở thành doanh nghiệp dẫn đầu, đóng vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của
toàn bộ một ngành, một chuỗi giá trị hoặc một cụm doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp lớn sẽ là hạt nhân để liên kết nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn và trở thành
động lực hoặc đầu tàu cho sự phát triển của cả một ngành hoặc một cụm doanh
nghiệp. Số lượng doanh nghiêp lớn của Việt Nam tương đối ít ỏi với 7.143
doanh nghiệp được xếp hạng là quy mô lớn tính đến cuối năm 2020. Mặc dù
được xếp hạng là doanh nghiệp lớn, nhưng quy mô trung bình của các doanh
nghiệp lớn trong khu vực KTTN của Việt Nam cũng nhỏ bé hơn rất nhiều so với
mức trung bình tại các quốc gia trong khu vực.
3.1.3.3. Đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu giảm và mối liên hệ lỏng
lẻo với các khu vực kinh tế khác
Các doanh nghiệp KTTN trong nước hiện trong một vị thế khiêm tốn
trong hoạt động thương mại quốc tế, do vậy không thể hưởng lợi được một cách
tốt nhất từ các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp trong nước trong tổng kim ngạch xuất
khẩu đã giảm nhanh từ 45,8% năm 2011 xuống còn 27,4% năm 2020. Trong khi
đó, tỷ trọng của khu vực FDI trong xuất khẩu hiện lên tới 72,6%. Điều đáng nói
là mối liên kết giữa các doanh nghiệp khu vực KTTN trong nước và doanh
108
nghiệp FDI rất hạn chế và lỏng lẻo. Theo “Khảo sát về Điều kiện Kinh doanh
của các Công ty Nhật Bản tại Châu Á và Châu Đại Dương” của JETRO (2019),
các công ty Nhật Bản, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt
Nam, mua sắm khoảng 32,4% các dịch vụ và sản phẩm đầu vào từ các nhà cung
cấp địa phương trong năm 2019; thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI
của Nhật tại các nước láng giềng ví dụ như Trung Quốc (67,8%), Thái Lan
(57,1%) và Indonesia (40,5%). Cần nhấn mạnh rằng trong số các doanh nghiệp
cung cấp cho các công ty FDI của Nhật Bản tại Việt Nam, 58,9% các doanh
nghiệp đó là các công ty FDI có trụ sở tại Việt Nam. Chỉ có 13% nguồn dịch vụ,
sản phẩm đầu vào mua tại địa phương được cung cấp bởi các doanh nghiệp Việt
Nam. Tương tự, mối liên kết giữa các doanh nghiệp KTTN trong nước và
DNNN, giữa các doanh nghiệp nhỏ và các công ty lớn là không đáng kể. Điều
này cho thấy các công ty tư nhân Việt Nam đang hoạt động độc lập, đơn lẻ, phần
lớn các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ
không phức tạp, chưa có vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hệ quả ở đây không
chỉ là vấn đề quy mô thị trường bị hạn chế, mà còn hạn chế khả năng học hỏi,
chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp khu vực KTTN trong nước.
3.1.3.4. Các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong nước chậm
đổi mới công nghệ
Các lợi thế chi phí lao động thấp do dân số trẻ, thời kỳ dân số vàng đang
ngày càng suy giảm, tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở lên khan hiếm, các
doanh nghiệp khu vực KTTN vẫn loay hoay và chưa xác định được tầm nhìn và
chiến lược rõ ràng để ít phụ thuộc vào mô hình sản xuất dựa nhiều vào nguồn
lực để chuyển sang mô hình dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có mức độ
thâm dụng vốn cao hơn. Theo một khảo sát của Tổng Cục Thống kê đối với
7.450 doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 - 2019, tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng
công nghệ cao hầu như không thay đổi ở mức 18%; chỉ có 7,23% doanh nghiệp
cho biết họ có thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và chỉ có
6,15% có đầu tư cải tiến và nâng cấp công nghệ, máy móc và thiết bị trong năm
109
2019; 83% doanh nghiệp không có kế hoạch thực hiện các hoạt động R&D hoặc
nâng cấp công nghệ, máy móc và thiết bị.
Khảo sát ở Hải Phòng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
năng lực công nghệ thấp là bởi vì phần lớn các doanh nghiệp khu vực KTTN
thiếu vốn để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, uy tín thấp, thiếu khả năng tài
chính và năng lực quản lý. Nhiều doanh nghiệp không có tài sản để thế chấp vay
vốn tín dụng, hạn chế khả năng phát triển mở rộng chiếm lĩnh thị trường, nên
SX-KD cầm chừng, nhiều doanh nghiệp nhỏ ở Hải Phòng đăng ký kinh doanh
nhưng không hoạt động.
Tóm lại, mặc dù khu vực KTTN đã có những thành tựu to lớn về sự phát
triển vượt bậc trong thời gian qua, nhưng những kết quả đó chủ yếu ở khía cạnh
phát triển về số lượng doanh nghiệp được thành lập mới và đóng góp cho nền
KT-XH. Những đóng góp đó cho thấy vai trò tiềm năng của khu vực KTTN
trong việc trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế định hướng
XHCN. Mặc dù vậy, thực trạng khu vực KTTN cũng bộc lộ những điểm bất cập
như năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn lực còn thấp, quy mô các
doanh nghiệp còn hạn chế, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu giảm, liên kết với
các khu vực doanh nghiệp khác còn lỏng lẻo, chậm đổi mới công nghệ và các hộ
kinh doanh hoạt động dưới hình thức không chính thức. Rõ ràng, để khắc phục
những bất cập và hạn chế đó, cần phải tiếp tục có những đổi mới về chính sách
QLNN đối với doanh nghiệp khu vực KTTN.
3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM
(MINH CHỨNG QUA THỰC TIỄN CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG)
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù khu vực KTTN được thừa nhận có vai trò
rất quan trọng, đóng góp khoảng 40% GDP của cả nước, thu hút hơn 51% lực
lượng lao động, tuy vậy, đa số các chính sách không dành riêng cho từng loại
hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu. Theo quy định của Luật Doanh
nghiệp, doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền bình
110
đẳng như nhau. Do đó, DNNN, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp thuộc khu
vực KTTN trong nước đều thụ hưởng những chính sách như nhau về tài chính -
tín dụng, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách xúc tiến
thương mại, hỗ trợ tiếp cận thị trường Riêng đối với các doanh nghiệp có quy
mô nhỏ và vừa (trong đó có đến 98% thuộc thành phần KTTN) đã có luật và
chính sách hỗ trợ riêng. Chính vì vậy, Luận án tiếp cận đến các chính sách dành
cho DNNVV như là một bộ phận chủ yếu trong chính sách quốc gia đối với khu
vực KTTN, đồng thời lấy kết quả thực thi chính sách ở thành phố Hải Phòng
làm minh chứng cho việc triển khai chính sách ở một địa phương, từ đó chỉ ra
các chính sách này đã thực sự phù hợp với thực tiễn, kết quả thực thi chính sách
đã thực sự tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp khu
vực KTTN.
Với tư cách là công cụ quản lý, chính sách QLNN đối với khu vực KTTN
nói chung, doanh nghiệp khu vực KTTN nói riêng trải qua hơn 35 năm đổi mới,
đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền địa phương ban hành, thực
thi với một hệ thống khá toàn diện, phong phú, đã góp phần thúc đẩy khu vực
này có những bước phát triển vượt bậc. Trên cơ sở chủ trương, đường lối phát
triển khu vực KTTN của Đảng, Nhà nước đã cụ thể hóa thành chính sách, pháp
luật và các biện pháp quản lý nhằm tạo môi trường, điều kiện cho KTTN phát
huy tiềm năng, thế mạnh, thực hiện vai trò của mình đối với nền kinh tế. Cùng
với sự phát triển về đường lối chủ trương của Đảng về KTTN, hệ thống pháp
luật, chính sách QLNN cũng được củng cố, phát triển và ngày càng hoàn thiện
tạo nên sự lớn mạnh, phát triển ổn định, bền vững của khu vực KTTN nói
chung, doanh nghiệp khu vực KTTN nói riêng.
Nhà nước đã ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo hành lang
pháp lý cho khu vực KTTN tồn tại, phát triển. Từ 1986 đến nay, hệ thống luật
pháp liên quan đến KTTN ở nước ta đã không ngừng được hoàn chỉnh, Nhà
nước ban hành các Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Môi
111
trường, Luật Bảo vệ Tài nguyên, Luật lao động, Luật Bảo hiểm. Luật Thuế, Luật
Tài chính - tín dụng, Luật Ngân hàng, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Các Luật này đều được Quốc hội thông qua trên cơ sở các dự án luật được
nghiên cứu công phu, đảm bảo các quy trình và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Vì thế, đây là môi trường pháp lý rất quan trọng bảo đảm cho doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp khu vực KTTN lựa chọn, xác định ngành nghề, lĩnh vực
SX-KD cũng như quyền, nghĩa vụ đối với Nhà nước và cộng đồng.
3.2.1. Thực trạng chính sách tài chính - tín dụng
3.2.1.1. Chính sách vốn - tín dụng
Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tài
chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong đó ưu tiên các giải pháp tài chính hỗ
trợ DNNVV - bộ phận chủ đạo của KTTN và đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Luật Hỗ trợ DNNVV (năm 2017) và Nghị định số 39/2018/NĐ-
CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV (thay thế Nghị định
số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009) đề cập tới các hình thức hỗ trợ tài chính chủ
yếu, như: thuế, phí, lệ phí, tín dụng, chi ngân sách hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp,
trợ giá, bù giá, quỹ bảo lãnh tín dụng, Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 81/2020/NĐ-CP ngày 9/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 163/2018/NĐ-CP, được đánh giá là tạo bước đột phá trong việc huy
động vốn cho DNNVV thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp khu vực KTTN có quy mô nhỏ và vừa tiếp
cận vốn tín dụng chủ yếu thông qua 3 nguồn chính, đó là: (i) Quỹ Bảo lãnh tín
dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (ii) Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa; (iii) Tín dụng ngân hàng.
a) Về Quỹ bảo lãnh tín