Luận án Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN

ÁN .10

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.10

1.2. Đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .26

1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.28

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH

SÁCH VỀ HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGưỜI.30

2.1. Các khái niệm liên quan.30

2.2. Vấn đề chính sách, nội dung chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ

thể người.38

2.3. Thực hiện chính sách hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người.52

2.4. Các yếu tố tác động đến chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể

người .61

2.5. Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Hoa Kỳ và kinh

nghiệm tham khảo cho Việt Nam.66

Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ

PHẬN CƠ THỂ NGưỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.77

3.1. Khái quát sự hình thành chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể

người ở Việt Nam.77

3.2. Thực trạng nội dung chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể

người ở Việt Nam hiện nay.80

3.3. Thực trạng thực hiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể

người ở Việt Nam hiện nay.95

3.4. Nguyên nhân của những hạn chế .118Chương 4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH

SÁCH VỀ HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGưỜI Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY .125

4.1. Các quan điểm hoàn thiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể

người ở Việt Nam hiện nay.125

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ

thể người ở Việt Nam hiện nay.127

KẾT LUẬN .151

TÀI LIỆU THAM KHẢO .153

PHỤ LỤC.166

 

pdf183 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan Nhà nƣớc đã quyết định và cấp kinh phí cho các hoạt động liên quan đến lấy, ghép mô, BPCTN nhƣ: quyết định và cấp kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học về lấy, ghép thận, gan; quyết định thành lập ban chỉ đạo quốc gia về ghép thận, ngày 02-02-1991,; quyết định cử 10 chuyên gia y tế sang Cu Ba học về ghép thận; đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại một số cơ sở y tế để chuẩn bị cho việc lấy, ghép mô, BPCTN. Nhờ đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học về lấy, ghép mô, BPCTN đã đƣợc tiến hành thành công tại nhiều cơ sở y tế, tạo cơ sở khoa học cho việc thực hiện thành công các ca ghép thận, ghép gan từ ngƣời hiến sống. Nhƣ vậy, ở giai đoạn này, tuy chính sách chƣa đƣợc ban hành nhƣng nhiều nội dung của chính sách đã đƣợc triển khai thực hiện và đạt kết quả ngoài mong đợi. Những kết quả đạt đƣợc ở giai đoạn này là cơ sở thực tiễn để Quốc hội ban Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác, tháng 11 năm 2006. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay 78 Đây là giai đoạn chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN chính thức đƣợc ban hành tại Điều 10 của Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác năm 2006 và có hiệu lực từ 01-7-2007. Ở giai đoạn này, để tổ chức thực hiện Luật và chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ban ngành liên quan đã ban hành hoặc phối hợp ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa, hƣớng dẫn việc thực hiện Luật, thực hiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Điều đặc biệt ở giai đoạn này là sau khi có luật quy định về chết não thì các nghiên cứu về lấy, ghép mô, BPCTN từ ngƣời hiến sau khi chết đã đƣợc tiến hành tại nhiều cơ sở y tế. Nhờ đó, kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN từ ngƣời hiến sau khi chết đã đƣợc thực hiện thành công tại nhiều cơ sở y tế trong cả nƣớc, nhƣ ghép thận từ ngƣời hiến chết não tại Bệnh viện Chợ Rẫy (2008), ghép tim tại Học viện Quân y (2010); ghép tim tại Bệnh viện Trung ƣơng Huế (2011). Từ đó cho đến nay, kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN từ ngƣời hiến sống và ngƣời hiến sau khi chết đã trở thành thƣờng quy tại nhiều cơ sở y tế trong cả nƣớc, đã cứu sống và đem lại hạnh phúc cho hàng nghìn ngƣời bệnh suy mô, BPCTN giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc về thực hiện chính sách, pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần đƣợc giải quyết nhƣ: nguồn cung mô, BPCTN thông qua việc hiến còn quá ít, đặc biệt là ngƣời hiến sau khi chết; công tác tổ chức tƣ vấn, vận động, đăng ký hiến mô, BPCTN còn rất yếu và thiếu; công tác điều phối ghép mô, BPCTN còn nhiều bất cập. Mặt khác, môi trƣờng chính sách đã có nhiều thay đổi. Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam cần đƣợc bổ sung, sửa đổi cả nội dung và việc tổ chức thực hiện để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. 3.1.2. Vấn đề chính sách chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam Vấn đề chính sách của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam cũng giống nhƣ các quốc gia trên thế giới chính là nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị, chữa bệnh cho những bệnh nhân suy mô, BPCTN giai đoạn cuối đang ngày càng 79 gia tăng. Tuy nhiên, biểu hiện của vấn đề chính sách có sự khác nhau, do điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam khác với nhiều nƣớc trên thế giới. Vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam đƣợc đề cập ở hai giai đoạn. Trong giai đoạn từ 1992 đến 2006, Việt Nam thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN trong điều kiện là nƣớc đang phát triển ở trình độ thấp; cơ sở vật chất trang thiết bị y tế còn rất thiếu thốn và lạc hậu; khoa học - công nghệ về lấy, ghép mô, BPCTN đang trong giai đoạn nghiên cứu, thực nghiệm là chủ yếu; kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN của Việt Nam đi sau thế giới gần nửa thế kỷ và sau các nƣớc trong khu vực gần 20 năm [52, tr 4]. Từ thực tế đó cho thấy biểu hiện ban đầu của vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam trƣớc hết là kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tƣ thuốc men chƣa đáp ứng đủ yêu cầu cho việc thực hiện hoạt động ghép mô, BPCTN. Để giải quyết các vấn đề đó phải thực hiện các giải pháp liên quan đến nghiên cứu hoa học và hợp tác quốc tế về lấy, ghép mô, BPCTN; đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ nhân lực trực tiếp thực hiện việc lấy, ghép mô, BPCTN; đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đủ điều kiện cho việc thực hiện lấy, ghép mô, BPCTN tại các cơ sở y tế. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ giúp nâng dần số lƣợng các cơ sở y tế thực hiện việc lấy, ghép mô, BPCTN và số lƣợng, chất lƣợng các ca ghép. Đến khi kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN đạt đến trình độ cao, trở thành thƣờng quy thì vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN sẽ xuất hiện thêm những vấn đề mới. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay, vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN đã đƣợc xác định lại, không chỉ còn là vấn đề kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men nữa. Vấn đề này đã đƣợc đề cập tại tờ trình Quốc hội của Chính phủ về dự án luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ngày 18 tháng 1 năm 2006: “chúng ta phải cần nhiều mô, BPCTN hiến mang tính chất tự nguyện, nếu chỉ chờ vào nguồn hiến bộ phận cơ thể người của người thân là không thể đủ. Do đó, việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người hiến tự nguyện ngoài huyết thống và đặc biệt là ở người hiến sau khi chết là vô cùng cấp thiết”. 80 Nhu cầu đƣợc hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là rất lớn và ngày càng gia tăng. Hiện nay, cả nƣớc có khoảng 5.000 - 6.000 ngƣời suy thận mạn cần đƣợc ghép thận. Tại 5 bệnh viện lớn ở Hà Nội đã có gần 1.500 ngƣời đƣợc chỉ định ghép gan nhƣng không có nguồn cho nên số bệnh nhân này đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ, đến nay ở Việt Nam đã có hơn 200 ngƣời phải sang Trung Quốc và một số nƣớc khác để ghép thận, ghép gan (do không có nguồn của ngƣời cho thận, cho gan) [92]. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu mô, BPCTN để ghép cho những bệnh nhân suy mô, BPCTN giai đoạn cuối với nguồn cung mô, BPCTN thông qua việc hiến trong thực tế là một công việc rất khó khăn và lâu dài, nó liên quan trực tiếp đến những yếu tố xã hội văn hóa của ngƣời dân trong các cộng đồng xã hội, liên quan đến nhận thức, thái độ và sự tham gia của ngƣời dân. Để giải quyết vấn đề đó, công tác thông tin, tuyên truyền về pháp luật, chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN; công tác tƣ vấn, vận động, đăng ký hiến mô, BPCTN, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với ngƣời hiến mô, BPCTN là thực sự cần thiết và vô cùng quan trọng. Nhƣ vậy, ở thời gian ban đầu, vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN chính là cần hoàn thiện kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN tại các cơ sở y tế để điều trị, chữa bệnh cho bệnh nhân suy mô, BPCTN giai đoạn cuối của Việt Nam. Ở giai đoạn sau, khi mà kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN đã đạt trình độ phát triển cao, vấn đề chính sách nổi lên hàng đầu cần đƣợc giải quyết lại là nguồn cung mô, BPCTN thông qua việc hiến quá ít, không đáp ứng đƣợc nhu cầu ghép mô, BPCTN để chữa bệnh. 3.2. Thực trạng nội dung chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Nội dung cơ bản của chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay. 81 Nội dung của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN đƣợc thể hiện thông qua hệ thống các văn bản chính sách và đƣợc thể hiện trên 6 nhóm nội dung cụ thể sau: 3.2.1.1. Truyền thông vận động đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người Để nâng cao nhận thức, thái độ và sự tham gia của ngƣời dân trong việc hiến mô, BPCTN khi sống và sau khi chết, Điều 10 Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác đã quy định: “Nhà nƣớc hỗ trợ việc thông tin, tuyên truyền về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN”. Quy định này đƣợc cụ thể hóa thành các nội dung sau: Thứ nhất, quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nói chung trong vấn đề truyền thông, vận động, tƣ vấn hiến, tặng mô, BPCTN: Cơ quan nhà nƣớc, MTTQVN và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng nội dung thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thƣờng xuyên thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, BPCTN tại địa phƣơng. Thứ hai, quy định về chức năng, nhiệm vụ của TTĐPGTQG (Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của TTĐPGTQG), gồm có: Tổ chức tuyên truyền, vận động ngƣời hiến mô, BPCTN trong cả nƣớc; Xây dựng kế hoạch trình Lãnh đạo Bộ Y tế tổ chức chƣơng trình phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc, MTTQVN và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân và UBND các cấp; 82 Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền, vận động ngƣời hiến mô, BPCTN trong cả nƣớc. 3.2.1.2. Đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người Nội dung đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể đƣợc quy định trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác, cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, về điều kiện để đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể: Ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết (Điều 5). Thứ hai, về thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể (Điều 12) - Trực tiếp tƣ vấn cho ngƣời hiến về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, BPCTN. Quy trình, nội dung tƣ vấn cho ngƣời khi đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể đã đƣợc quy định cụ thể, chi tiết tại Quyết định 13/2008/QĐ-BYT, gồm có: Nội dung tƣ vấn: giải thích định tính tự nguyện của bản thân ngƣời đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể; mục đích của việc hiến mô, bộ phận cơ thể ở ngƣời sống; hiến mô, bộ phận cơ thể ở ngƣời sau khi chết: vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh; giải thích sự ảnh hƣởng về sức khỏe, tâm lý có thể xảy ra ở ngƣời sau khi hiến mô, bộ phận cơ thể ở ngƣời sống; khẳng định quyền lợi của ngƣời đã hiến mô, BPCTN. Yêu cầu đối với hoạt động tƣ vấn: Ngƣời tƣ vấn phải trực tiếp gặp ngƣời đăng ký hiến để tƣ vấn; bảo đảm tính bí mật; tƣ vấn tại không gian thuận lợi, tạo sự thoải mái, tin cậy giữa ngƣời tƣ vấn và ngƣời đƣợc tƣ vấn; sử dụng ngôn ngữ phù hợp, đơn giản, dễ hiểu; hạn chế dùng các từ ngữ, thuật ngữ chuyên môn đối với ngƣời đƣợc tƣ vấn không phải là cán bộ y tế; ngƣời tƣ vấn biết lắng nghe, quan tâm và thấu hiểu ý kiến của ngƣời đƣợc tƣ vấn. Quy trình tƣ vấn: đƣợc quy định rõ ràng, chi tiết cho 2 đối tƣợng là ngƣời hiến sống và ngƣời hiến đăng ký hiến sau khi chết não (trong phụ lục 1 của Quyết định 13/2008/QĐ-BYT). - Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho ngƣời hiến Quy định về kiểm tra các thông số sinh học theo mẫu đƣợc quy định chi tiết tại Quyết định 13/2008/QĐ-BYT. Tùy theo mô, BPCTN hiến sống hay hiến sau khi 83 chết, chết não, thủ trƣởng cơ sở y tế quyết định thực hiện các cận lâm sàng cho phù hợp. - Cấp thẻ đăng ký hiến mô, BPCTN sau khi chết cho ngƣời hiến (chỉ dành cho ngƣời hiến sau khi chết, chết não) Có thể nói, cả hai trƣờng hợp ngƣời hiến sống và hiến sau khi chết não về thủ tục đăng ký hiến đều cần đƣợc tƣ vấn trực tiếp và kiểm tra sức khỏe. Những quy định cụ thể việc tƣ vấn, kiểm tra các thông số sinh học của ngƣời hiến mô, bộ phận cơ thể ở ngƣời sống và ngƣời chết đều đƣợc quy định rất cụ thể. Riêng đối với đăng ký cho ngƣời hiến sau khi chết cần thêm thủ tục cấp thẻ đăng ký cho ngƣời hiến. 3.2.1.3. Chế độ chính sách đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể người Điều 10 Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác về đã quy định về chính sách đối với ngƣời hiến mô, BPCNT gồm có: chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời đã tự nguyện hiến mô, BPCTN theo quy định của pháp luật và tôn vinh ngƣời tự nguyện hiến bộ phận cơ thể ngƣời. Cụ thể hóa Điều 10 Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác, nhóm giải pháp về chế độ ngƣời hiến đƣợc quy định cụ thể hơn cho 2 đối tƣợng: Ngƣời hiến sống và hiến sau khi chết. Thứ nhất, đối với người hiến sống: - Ngƣời đã hiến mô đƣợc chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế; - Đƣợc khám sức khỏe định kỳ miễn phí; - Đƣợc cấp thẻ BHYT miễn phí; - Đƣợc ƣu tiên ghép mô, BPCTN khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế; - Đƣợc tặng Kỷ niệm chƣơng vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Y tế. (Điều 17 Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác về Quyền lợi của ngƣời đã hiến mô, BPCTN). Ngày 5/10/2017, 11 năm sau khi Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác ban hành, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 104/2017/TT-BTC để cụ thể hóa những quy định trên. Ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể ngƣời khi còn sống đƣợc hƣởng chế độ khám sức khỏe định kỳ bao gồm các nội dung hỗ trợ sau: 84 Đƣợc miễn chi phí khám sức khỏe định kỳ theo hƣớng dẫn về chuyên môn y tế do Bộ trƣởng Bộ Y tế quy định theo giá dịch vụ khám sức khỏe cho ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành; Đƣợc hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trƣờng hợp ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể ngƣời ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao gồm trƣờng hợp ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể ngƣời phải nhập viện để khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán BHYT): 450.000 đồng/ngày/ngƣời, tối đa không quá 02 ngày; Đƣợc hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày; Đƣợc hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngƣợc lại theo mức giá phƣơng tiện vận tải công cộng. Trƣờng hợp sử dụng phƣơng tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngƣợc lại, với mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phƣơng nơi thực hiện vận chuyển (Điều 2 Thông tư 104/2017/TT-BTC). Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể ngƣời có trách nhiệm chi trả kinh phí để thực hiện đầy đủ chế độ cho ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể ngƣời theo quy định. Thứ hai, đối với người hiến sau khi chết não: Theo quy định của Điều 24, 25 Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác) và Điều 3 Thông tƣ 104/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, ngƣời hiến sau chết não và thân nhân ngƣời hiến đƣợc hƣởng các chế độ sau: - Ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể ở ngƣời sau khi chết đƣợc cơ sở y tế phối hợp với gia đình để tổ chức lễ truy điệu; - Ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể ở ngƣời sau khi chết đƣợc khôi phục về mặt thẩm mỹ thi thể sau khi lấy bộ phận cơ thể ngƣời; - Ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể ở ngƣời sau khi chết đƣợc tổ chức mai táng di hài. Thân nhân của ngƣời hiến bộ phận cơ thể ngƣời sau khi chết, hiến xác có nhu 85 cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho ngƣời hiến bộ phận cơ thể ngƣời sau khi chết, hiến xác đƣợc hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. - Ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể ở ngƣời sau khi chết, hiến xác đƣợc truy tặng Kỷ niệm chƣơng vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Y tế. Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của ngƣời hiến có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí cho thân nhân ngƣời hiến để tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể ngƣời, hiến xác theo quy định. Nguồn kinh phí thực hiện những chế độ này do ngân sách nhà nƣớc bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nƣớc hiện hành; nguồn vận động, đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 3.2.1.4. Điều phối mô, bộ phận cơ thể người Nhóm các giải pháp về điều phối mô, BPCTN đƣợc quy định với các nội dung cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, về nguyên tắc điều phối Trong Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác đã quy định về nguyên tắc điều phối ghép mô, BPCTN (Điều 37) nhƣ sau: Việc điều phối ghép mô, BPCTN phải bảo đảm nguyên tắc hòa hợp giữa ngƣời hiến và ngƣời đƣợc ghép và bảo đảm công bằng giữa những ngƣời đƣợc ghép. Thứ tự ƣu tiên ghép mô, BPCTN đƣợc quy định nhƣ sau: trẻ em; trƣờng hợp cấp cứu; ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể ngƣời khi có chỉ định ghép hoặc ngƣời có tên đầu tiên trong danh sách chờ ghép của TTĐPGTQG hoặc trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế lấy, ghép mô, BPCTN. Trƣờng hợp nhiều ngƣời có cùng thông số sinh học với ngƣời hiến thì ƣu tiên đối với ngƣời có tên trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế đã lấy bộ phận cơ thể của ngƣời hiến đó”. Thứ hai, về chức năng nhiệm vụ của TTĐPGTQG 86 TTĐPGTQG có chức năng, nhiệm vụ: điều phối việc lấy, ghép, bảo quản, lƣu giữ, vận chuyển mô, BPCTN (Điều 36, Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác). Trung tâm có chức năng tổ chức thực hiện việc điều phối về hiến, lấy và ghép mô, BPCTN giữa các ngân hàng mô và các cơ sở y tế trong phạm vi cả nƣớc. (Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của TTĐPGTQG). Các nhiệm vụ cụ thể gồm: - Điều phối việc lấy, ghép, bảo quản, lƣu giữ, vận chuyển mô, BPCTN giữa các ngân hàng mô và các cơ sở y tế; - Đề xuất với Bộ Y tế về việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chuyên môn, quy trình, thủ tục, tổ chức ghép mô, BPCTN: Chuẩn bị ngƣời cho; chuẩn bị ngƣời nhận; chuẩn bị về nhân lực và kỹ thuật; theo dõi và chăm sóc sau ghép; - Lập danh sách thông báo cho các cơ sở y tế đã lấy bộ phận cơ thể của ngƣời hiến để tổ chức khám sức khỏe định kỳ miễn phí cho ngƣời đã hiến khi còn sống hoặc cơ sở y tế khác theo đăng ký của ngƣời đã hiến; - Đƣa vào danh sách ƣu tiên ghép mô, BPCTN khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế và điều phối việc ghép theo thứ tự ƣu tiên sau. 3.2.1.5. Đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác đã có những quy định về việc đầu tƣ, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại các cơ sở nghiên cứu lấy, ghép mô, BPCTN. Cụ thể: Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc hỗ trợ đầu tƣ cho cơ sở y tế thực hiện việc nghiên cứu lấy, ghép, bảo quản, lƣu giữ mô, BPCTN. (Điều 10) Nhà nƣớc khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nƣớc, nƣớc ngoài đầu tƣ, hợp tác đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật tại các cơ sở nghiên cứu lấy, ghép, bảo quản, lƣu giữ mô, BPCTN. (Điều 10) Để có căn cứ cụ thể cho việc xây dựng các giải pháp, Bộ Y tế đã ban hành các quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, quy trình cấp phép đối với các cơ sở y tế lấy, ghép mô, BPCTN và ngân hàng mô (Quyết định 08/2008/QĐ- 87 BYT ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Quyết định số 03/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Các tiêu chuẩn đã đƣợc ban hành rất đầy đủ và chi tiết nhƣ: Thứ nhất, về các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, BPCTN và ngân hàng mô: - Có ít nhất ba phòng liên hoàn khép kín, bố trí một chiều, bảo đảm vô trùng, bao gồm phòng lấy, xử lý và bảo quản bộ phận cơ thể ngƣời, phòng ghép và phòng hồi sức sau ghép; - Có phòng kỹ thuật dành riêng cho việc theo dõi, chăm sóc liên tục ngƣời hiến hoặc ngƣời đƣợc ghép; - Có đơn vị ghép thực nghiệm; - Có phòng xét nghiệm; - Có đơn vị lọc máu, chạy thận nhân tạo đối với trƣờng hợp ghép thận; - Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế về thăm dò chức năng, huyết học, hóa sinh, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, định lƣợng nồng độ thuốc chống thải ghép để bảo đảm việc chẩn đoán và theo dõi ngƣời hiến, ngƣời đƣợc ghép trƣớc, trong và sau khi ghép; - Có đủ cơ số thuốc cần thiết đáp ứng yêu cầu thực hiện quá trình lấy, ghép và phục hồi sau khi ghép. Thứ hai, về trình tự thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở y tế và ngân hàng mô hoạt động: Trình tự thủ tục cấp phép đƣợc quy định cũng rất chi tiết. Cơ sở y tế chỉ đƣợc tiến hành lấy, ghép mô, BPCTN sau khi có Quyết định của Bộ trƣởng Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện lấy, ghép mô, BPCTN. Bƣớc 1: Cơ sở y tế đủ các điều kiện quy định gửi hồ sơ đăng ký hoạt động lấy, ghép mô, BPCTN về Bộ Y tế. Bƣớc 2: Bộ trƣởng Bộ Y tế ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, Hội đồng có trách nhiệm thẩm định các điều kiện của cơ sở y tế về lấy, ghép mô, BPCTN. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm thành viên là các chuyên gia 88 trong các lĩnh vực ngoại khoa, hồi sức, huyết học - miễn dịch, vi sinh và các chuyên khoa khác có liên quan đến lĩnh vực lấy, ghép BPCTN. Bƣớc 3: Cơ sở y tế sau khi đƣợc thẩm định phải hoàn thiện các nội dung của Đề án theo kết luận của Hội đồng thẩm định (nếu có) báo cáo kết quả về Bộ Y tế để xem xét. Bƣớc 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ trƣởng Bộ Y tế ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định; trong thời hạn 15 ngày Hội đồng tiến hành thẩm định tại chỗ và báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ Y tế. Bộ trƣởng Bộ Y tế căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng, xem xét ra Quyết định công nhận cơ sở y tế đủ điều kiện tiến hành lấy, ghép mô, BPCTN; trƣờng hợp cơ sở y tế không đủ điều kiện thì Bộ Y tế có văn bản trả lời và nêu rõ lý do trong thời hạn 5 ngày. Dựa trên quy định cụ thể trên, các cơ sở y tế lấy, ghép mô, BPCTN và ngân hàng mô sẽ xây dựng đề án thành lập đơn vị ghép mô, BPCTN trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét phê duyệt và đầu tƣ. Ngoài ra, tùy từng cơ sở y tế cụ thể mà có thể áp dụng giải pháp xã hội hóa trong hoạt động đầu tƣ xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động lấy, ghép mô, BPCTN. Thứ ba, về điều kiện đối với nguồn nhân lực thực hiện hoạt động lấy, ghép mô, BPCTN. - Có đủ đội ngũ cán bộ y tế có năng lực, trình độ chuyên môn về lấy, ghép bộ phận cơ thể ngƣời, gây mê, hồi sức sau ghép đƣợc cơ sở y tế hoặc cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng chuyên khoa; (Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác; Quyết định 08/2008/QĐ- BYT ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế). - Có trƣởng kíp ghép bộ phận cơ thể ngƣời là ngƣời đã trực tiếp thực hiện ca ghép trên ngƣời; (Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác; Quyết định 08/2008/QĐ- BYT ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế). - Có bộ phận điều trị sau ghép và theo dõi lâu dài sau ghép mô. (Quyết định 08/2008/QĐ- BYT ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 89 - Có nhóm chuyên gia xác định chết não theo luật định. (Quyết định 08/2008/QĐ- BYT ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Dựa trên các điều kiện đối với nguồn nhân lực thực hiện hoạt động lấy, ghép mô, BPCTN, các cơ sở y tế xây dựng đề án đào tạo chuyên môn với các giải pháp cụ thể nhƣ: cử ngƣời đi đào tạo, học tập chuyên môn ở các đơn vị lấy, ghép mô, BPCTN trong hoặc ngoài nƣớc; mời chuyên gia từ các đơn vị lấy ghép tạp chuyển giao công nghệ lấy, ghép; ký hợp đồng chuyển giao quy trình kỹ thuật chuyên môn và đào tạo đội ngũ ghép 3.2.1.6. Hỗ trợ tài chính cho người được ghép mô, bộ phận cơ thể người Kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN rất phức tạp nên chi phí thực hiện ca lấy, ghép rất cao. Vì thế, ít bệnh nhân có cơ hội đƣợc ghép. Chính sách hiến, lấy, ghép ở Việt Nam hiện nay chỉ mới có quy định về sự hỗ trợ của BHYT. Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác đã khẳng định về quyền đƣợc hƣởng chế độ BHYT và viện phí đối với ngƣời đƣợc ghép mô, BPCTN nhƣ sau: - Ngƣời đƣợc ghép mô, BPCTN có thẻ BHYT đƣợc cơ quan BHYT thanh toán viện phí về việc ghép theo quy định của pháp luật về BHYT (Điều 33). - Ngƣời đƣợc ghép mô, BPCTN không có thẻ BHYT phải thanh toán viện phí (Điều 33). Sau khi Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác ra đời, chƣa có quy định cụ thể nào cho việc thực hiện chế độ BHYT đối với ngƣời đƣợc ghép mô, BPCTN. Hiện nay, việc chế độ bảo hiểm đối với ngƣời đƣợc ghép mô, BPCTN đƣợc áp dụng theo các trƣờng hợp khám bệnh, chữa bệnh sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao. Luật BHYT 2008 đã quy định: “Chính phủ quy định mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các trƣờng hợp khám bệnh, chữa bệnh sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn”. Quyết định 36/2005/QĐ-BYT về việc ban hành danh mục dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn đƣợc BHXH thanh toán trong đó có phẫu thuật ghép gan, phẫu thuật ghép thận. 90 3.2.2. Đánh giá nội dung chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay 3.2.2.1. Ưu điểm Qua nghiên cứu, có thể thấy hệ thống văn bản thể hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay có những ƣu điểm sau đây: Một là, vấn đề chính sách hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_ve_hien_lay_ghep_mo_bo_phan_co_the_nguoi.pdf
  • pdfQD_NguyenHoangPhuc.pdf
  • jpgScan0007.JPG
  • jpgScan0008.JPG
  • pdfTrichyeu_NguyenHoangPhuc.pdf
  • pdfTT Eng NguyenHoangPhuc.pdf
  • pdfTT NguyenHoangPhuc.pdf
Tài liệu liên quan