MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌN ÌN NG ÊN CỨU. 9
1.1. Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến
đề tài luận án . 9
1.2. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
luận án cần tiếp tục giải quyết. 29
KẾT LUẬN C ưƠNG 1. 33
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH
XUẤT BẢN . 34
2.1. ác khái niệm. 34
2.2. Nội dung, đặc điểm và quy trình của chính sách xuất bản . 44
2.3. Vai trò và các nhân tố tác động đến chính sách xuất bản . 65
2.4. hính sách xuất bản của một số nước và bài học cho Việt Nam . 71
KẾT LUẬN ChưƠNG 2. 77
Chương 3:
3.1. Thực trạng mục tiêu chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay. 78
3.2. Thực trạng giải pháp chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay. 82
3.3. Thực trạng công cụ chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay . 91
3.4. Thực trạng quy trình chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay . 98
3.5. Đánh giá chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay. 101
3.6. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. 123
KẾT LUẬN C ưƠNG 3. 130
Chương 4:
4.2. Giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách xuất bản ở Việt Nam
hiện nay . 139
KẾT LUẬN C ưƠNG 4. 160
KẾT LUẬN . 161
DANH MỤC CÔNG TRÌN Đ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ. 163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 164
PHỤ LỤC. 175
201 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h trị, tư tưởng,
Ban cán sự đảng Bộ TTTT chủ trì, phối hợp với Ban TGT xem xét, đánh giá
mức độ vi phạm và đề xuất hình thức xử lý. Trên cơ sở thống nhất ý kiến với
Ban TGT , Bộ TTTT ra quyết định xử lý.
Quy định về cấp, thu hồi giấy phép thành lập NXB, tạm đình chỉ hoạt
động của NXB được thể hiện tại Điều 8 như sau:
Về cấp giấy phép thành ập NXB: ơ quan đề nghị thành lập NXB làm
công văn, tờ trình, hồ sơ gửi Bộ TTTT và Ban TGT ; Ban cán sự đảng Bộ
TTTT xem xét các tiêu chuẩn cấp phép thành lập NXB theo quy định của
pháp luật và quy hoạch phát triển xuất bản của cả nước, gửi công văn hiệp y
với Ban TGT , chỉ đạo Bộ TTTT căn cứ kết quả hiệp y của Ban TGT ra
quyết định. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau, lãnh đạo Ban và Bộ trực
85
tiếp có buổi làm việc để tiến tới thống nhất trước khi quyết định. Bộ TTTT
chỉ ra quyết định cấp giấy phép thành lập NXB sau khi đã có sự thống nhất ý
kiến của Ban TGT .
Về thu hồi giấy phép thành ập NXB, tạm đình chỉ hoạt động của NXB:
ăn cứ mức độ sai phạm của NXB, Bộ TTTT thống nhất ý kiến với Ban
TGT và tham khảo ý kiến của cơ quan chủ quản NXB để quyết định thu hồi
giấy phép thành lập NXB hoặc tạm đình chỉ hoạt động của NXB.
Quy định này đã làm rõ được trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tạo
hành lang quan trọng để phát huy trách nhiệm của các lực lượng, giúp cho
chính sách quản lý được thông suốt.
Về giám sát, thanh tra, kiểm tra xuất bản: Về các hành vi bị cấm trong
xuất bản, Điều 10 Luật Xuất bản 2012 quy định thành 2 nhóm: Nhóm 1 là
cấm XBIPH các loại XBP có một số nội dung được liệt kê như tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do
pháp luật quy định; xuyên tạc sự thật lịch sử; vu khống, xúc phạm uy tín của
cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Nhóm 2 là các hành vi bị cấm trong xuất bản, như: xuất bản mà không
đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản; in
lậu, in giả, in nối bản trái phép XBP;
Theo quy định của Luật Xuất bản 2012, phân cấp thẩm quyền thanh tra
kiểm soát xuất bản như sau:
Bộ TTTT giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xuất bản trên
phạm vi cả nước có nhiệm vụ, quyền hạn: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành
pháp luật về xuất bản; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
trong xuất bản theo thẩm quyền.
Cục XBIPH là cơ quan chức năng của Bộ TTTT có nhiệm vụ, quyền
hạn: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
86
luật trong xuất bản theo thẩm quyền; tạm đình chỉ hoạt động của NXB, cơ sở in,
cơ sở phát hành; cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu hoặc tiêu huỷ XBP vi phạm
pháp luật về xuất bản của NXB, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản, cơ sở kinh
doanh nhập khẩu XBP thuộc địa phương và báo cáo Bộ trưởng Bộ TTTT.
Sở TTTT là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm
vụ, quyền hạn: thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về xuất
bản; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong xuất bản theo
thẩm quyền; tạm đình chỉ hoạt động in xuất bản; tạm đình chỉ việc tổ chức triển
lãm, hội chợ XBP của cơ quan, tổ chức, cá nhân do địa phương cấp phép; tạm
đình chỉ việc phát hành XBP có nội dung vi phạm Luật Xuất bản của cơ sở phát
hành XBP tại địa phương; thực hiện việc tiêu hủy XBP vi phạm pháp luật về
xuất bản khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ TTTT hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh.
Về kiểm soát liên kết xuất bản: Việc liên kết trong xuất bản, Luật Xuất
bản cho phép các NXB được liên kết theo 4 hình thức là khai thác bản thảo,
biên tập sơ bộ bản thảo, in XBP và phát hành XBP. Đối tác liên kết có thể là
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, NXB, cơ sở in XBP, cơ sở phát hành XBP
và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân để xuất bản đối với từng XBP.
Trong lĩnh vực biên tập xuất bản, các đối tác liên kết được tham gia vào khâu
khai thác bản thảo, biên tập sơ bộ bản thảo, song giám đốc NXB phải tổ chức
biên tập hoàn chỉnh và ký duyệt bản thảo đưa in, ký duyệt XBP liên kết trước
khi phát hành. Luật Xuất bản 2004 lần đầu cho phép tư nhân cũng có quyền
nhất định tham gia vào việc hình thành nội dung XBP thông qua việc tổ chức
bản thảo. Luật Xuất bản 2012 tiếp tục cho phép tư nhân tham gia liên kết xuất
bản với các NXB, tuy nhiên có quy định chặt chẽ hơn về quyền và trách
nhiệm của giám đốc, tổng biên tập NXB. Quyền quyết định xuất bản vẫn giao
cho NXB. Luật quy định cả giám đốc NXB và đối tác liên kết cùng chịu trách
nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và XBP liên kết. Đặc
biệt, Luật Xuất bản 2012 quy định đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý
87
luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì NXB không
được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo.
Những quy định cụ thể về liên kết xuất bản giúp cho các đơn vị xuất
bản xác định được phương hướng để ký kết, liên kết, hợp tác trong việc biên
tập, xuất bản các đầu sách, tạo cơ hội cho cả hai phía.
3.2.3. Hợp tác quốc tế về xuất bản
ác chính sách về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trong xuất bản hiện
nay chưa được thể hiện nhiều. hưa có một văn bản nào của Đảng, Nhà nước
đề cập một cách chuyên sâu hay quy định cụ thể về chiến lược, nội dung, giải
pháp hợp tác quốc tế trong hoạt động này. hủ yếu, mới chỉ được nêu lên
mang tính quan điểm chỉ đạo, định hướng mà thôi.
Trong hỉ thị 42- T/TW ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện xuất bản, xác định một nội
dung giải pháp: Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực XBIPH với các nước trong khu
vực và quốc tế, khuyến khích đưa sách của nước ta ra thế giới. Nhà nước có
chính sách tài trợ để xuất bản bằng tiếng nước ngoài một số đầu sách có giá trị
của các tác giả được giải thưởng Hồ hí Minh và giải thưởng Nhà nước.
Trong Quyết định 115/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Thủ
tướng hính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển XBIPH xuất bản đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có xác định rõ hơn về giải pháp hợp tác
với các nước và quảng bá XBP Việt Nam ra nước ngoài bao gồm:
(a) Tăng cường hợp tác, trao đổi về bản quyền, chuyên môn, nghiệp vụ
và chuyển giao công nghệ với các nước có nền XBIPH phát triển trong khu
vực và thế giới, chú trọng đến các quốc gia, khu vực trọng điểm;
(b) Đẩy mạnh quảng bá XBP ra nước ngoài thông qua các hoạt động
phát hành, triển lãm, hội chợ và các hoạt động hợp tác, giao lưu khác;
(c) Nâng cao chất lượng hoạt động, vị thế thành viên trong hiệp hội
xuất bản khu vực và thế giới.
Luật Xuất bản 2012 không có nhiều điểm mới về chính sách hợp tác
quốc tế trong xuất bản. Đối với xuất khẩu XBP, Luật chỉ quy định: “XBP đã
88
được xuất bản và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam được phép xuất khẩu ra
nước ngoài”. Luật tập trung quy định xung quanh nhập khẩu XBP như: ấp
giấy phép, đăng ký, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở nhập khẩu XBP.
Về chính sách thuế xuất, nhập khẩu đối với XBP: Hiện nay, việc xuất,
nhập khẩu XBP với mục đích kinh doanh thì chịu sự quy định của Luật Thuế
xuất, nhập khẩu do Quốc hội ban hành ngày 06 tháng 4 năm 2016. òn đối với
việc xuất, nhập khẩu XBP không nhằm mục đích kinh doanh thì thực hiện theo
Nghị định số 32/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 4 năm 2012 về
quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.
Việc Việt Nam tham gia ký kết ông ước Berne ngày 7 tháng 6 năm
2004, theo Quyết định số 332/2004/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam cũng đã là một chính sách nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực xuất bản. Khiến cho các NXB có cơ sở pháp lý trong việc mua
bán, trao đổi bản quyền các XBP. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chưa có nhiều
chính sách nhằm đa dạng hóa, đa phương hóa, mở rộng các hình thức, các hoạt
động hợp tác xuất bản. Nhìn chung, chính sách về hợp tác quốc tế trong xuất
bản mới chỉ dừng lại ở những chính sách liên quan đến xuất, nhập khẩu văn
hóa phẩm.
3.2.4. Bảo hộ quyền tác giả
Hiện nay, các chính sách về bảo hộ quyền tác giả, luật về sở hữu trí tuệ
trong đó có quy định về quyền tác giả của Việt Nam khá tương thích so với
các quy định trên thế giới. Cụ thể: Trong phần thứ sáu của Bộ Luật Dân sự,
quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, trong đó, chương
1 của phần này quy định về quyền tác giả. Luật Sở hữu trí tuệ quy định về sở
hữu trí tuệ, trong đó phần thứ hai quy định về quyền tác giả và liên quan trực
tiếp chế định trong lĩnh vực xuất bản. Điều 13 luật này quy định tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Ngoài ra, Luật
cũng quy định rõ: Quyền tác giả bao gồm quyền thân nhân và quyền tài sản,
xác định 16 nhóm hành vi vi phạm quyền tác giả.
89
Cụ thể hóa những chính sách về bảo hộ quyền tác giả, Chính phủ có
Nghị định số 22/2012/NĐ- P ngày 23 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả,
quyền liên quan. Thủ tướng Chính phủ cũng có Quyết định số 88/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 01 năm 2017 về việc phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản
lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến
năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, tại Nghị định 22/2012/NĐ-CP,
xác định rõ 5 nhóm chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên
quan, bao gồm:
(1). Hỗ trợ tài chính để mua bản quyền cho các cơ quan, tổ chức Nhà
nước có nhiệm vụ phổ biến tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng có giá trị tư tưởng, khoa học, giáo dục và nghệ thuật
phục vụ lợi ích công cộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
(2). u tiên đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm
công tác quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan từ trung
ương đến địa phương.
(3). u tiên đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo hộ
quyền tác giả, quyền liên quan.
(4). Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp
luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Tăng cường giáo dục kiến thức về
quyền tác giả, quyền liên quan trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác
phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo.
(5). Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư nâng cao năng lực hệ
thống bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Nhằm bảo đảm chính sách bảo hộ quyền tác giả được thực hiện trên
thực tế, với những chế tài cụ thể, Chính phủ còn xây dựng Nghị định số
131/2013/NĐ- P ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành
chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định đã quy định rõ về các
90
trường hợp bị coi là vi phạm, quy định khung tiền phạt, thẩm quyền phạt và
biện pháp khắc phục hậu quả đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Theo đó,
mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá
nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
Đối với các hành vi vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình
sự, ngoài việc phải áp dụng các chế tài tại Bộ Luật Hình sự, còn phải được
thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29 tháng 02 năm 2008 giữa Tòa án nhân dân tối
cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
3.2.5. Phát triển văn hóa đọc trong xã hội
Nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, trong hiến lược phát triển văn
hóa đến năm 2020 (ban hành theo Quyết định số 581/QĐ-TTg, ngày
06/5/2009 của Thủ tướng hính phủ) đã đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ của ngành
văn hóa là phải: Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây
dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai. Tiếp đó là Quyết định số 692/QĐ-TTg
ngày 04/5/2013 của Thủ tướng hính phủ phê duyệt đề án Xóa mù chữ đến
năm 2020, và gần đây hính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc
trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định
số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng hính phủ), trong đó nhấn
mạnh đến mục tiêu quan trọng của văn hóa đọc là: Xây dựng và phát triển
thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bấn phẩm in và điện tử)
trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh,
sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện
kinh tê - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân
trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng
cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con
người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
Ngày 24 tháng 02 năm 2014, Thủ tướng hính phủ đã ký Quyết định
số 284/QĐ-TTg về Ngày Sách Việt Nam. Ngày sách được thực hiện với mục
91
đích khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng
cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc
sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục
và rèn luyện nhân cách con người. Tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai
trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc
và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, XBIPH, lưu giữ, quảng bá
sách. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và
các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.
Theo Quyết định này, Thủ tướng quyết định lấy ngày 21 tháng 4 hàng năm là
Ngày Sách Việt Nam. Bộ TTTT đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 892/KH-
BTTTT, ngày 26 tháng 3 năm 2014, theo đó, tổ chức các hoạt động Ngày
Sách tại tất cả các cấp từ Trung ương tới địa phương, hệ thống các trường
học, thư viện; với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. ó thể nói, đây là một
chính sách khá sáng tạo, nhằm góp phần thực hiện đầy đủ chức năng, vai trò
của xuất bản đối với toàn xã hội.
3.3. Thực trạng công cụ chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay
3.3.1. Công cụ tổ chức
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong
phạm vi cả nước.
- Ở Trung ương: Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm giúp
Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, có
nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Nghị định 17/2017/NĐ-CP có hiệu
lực từ ngày 17/02/2017, như sau:
(1) Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới xuất
bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(2) Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại
giấy phép trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành theo quy định của pháp luật.
(3) Xác nhận và quản lý đăng ký xuất bản của nhà xuất bản, đăng ký
hoạt động cơ sở in, đăng ký hoạt động in đối với sản phẩm không phải cấp
92
phép, đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm, đăng ký hoạt động xuất
bản điện tử, phát hành xuất bản phẩm điện tử theo quy định của pháp luật.
(4) Tổ chức thẩm định xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật; tổ
chức kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quản lý việc lưu chiểu xuất bản
phẩm; tổ chức việc đặt hàng và đưa xuất bản phẩm tới vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
tổ chức hội chợ xuất bản phẩm cấp quốc gia và quản lý việc phát hành xuất
bản phẩm ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
(5) Quyết định đình chỉ, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành và tiêu hủy
xuất bản phẩm vi phạm pháp luật.
(6) Cấp, gia hạn, thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập theo quy định
của pháp luật.
(7) Quản lý các hoạt động hỗ trợ xuất bản theo quy định của pháp luật.
(8) Có ý kiến về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc
(giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản.
Cục Xuất bản, In và Phát hành là tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà
nước và tổ chức thực thi pháp luật về xuất bản, in và phát hành xuất bản
phẩm; Chức năng, nhiệm vụ của Cục Xuất bản, In và Phát hành được quy
định tại Quyết định số 1278/QĐ-BTTTT ngày 9/9/2014 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Cục Xuất bản, In và Phát hành. Cục Xuất bản, In và Phát
hành có trách nhiệm thanh tra, kiểm soát xuất bản:
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về xuất bản; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản theo
thẩm quyền. Cục Xuất bản, In và Phát hành là cơ quan chức năng của Bộ
Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật trong hoạt động xuất bản theo thẩm quyền;
93
+ Tạm đình chỉ hoạt động của NXB, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản
phẩm của Trung ương tại địa phương; đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật về
xuất bản của chi nhánh, văn phòng đại diện NXB, cơ sở in, cơ sở phát hành
xuất bản phẩm của Trung ương và tổ chức, cá nhân khác tại địa phương; tạm
đình chỉ việc kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm của cơ sở kinh doanh nhập
khẩu xuất bản phẩm và báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
đình chỉ việc phát hành xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Luật Xuất bản
của cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại địa phương;
+ Cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu hoặc tiêu huỷ xuất bản phẩm vi phạm
pháp luật về xuất bản của NXB, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản, cơ sở
kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm thuộc địa phương và báo cáo Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Ở địa phương: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước
về hoạt động xuất bản tại địa phương có nhiệm vụ quyền hạn:
+ Xây dựng quy hoạch, quyết định kế hoạch phát triển các lĩnh vực
xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm thuộc địa phương; xây dựng và ban
hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản;
+ Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất
bản tại địa phương;
- Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ Quản
lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại địa phương.
+ Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thu hồi
giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh, giấy phép triển lãm, hội chợ
xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc địa phương, chi nhánh,
văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức của Trung ương tại địa
phương; giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và giấy phép in gia công xuất
bản phẩm cho nước ngoài đối với cơ sở in xuất bản phẩm thuộc địa phương
quy định tại các Điều 22, 31, 34 và 42 Luật Xuất bản;
94
+ Quản lý việc lưu chiểu xuất bản phẩm và tổ chức đọc xuất bản phẩm
lưu chiểu do địa phương cấp phép;
+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về xuất bản;
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất
bản theo thẩm quyền;
+ Tạm đình chỉ hoạt động in xuất bản phẩm hoặc đình chỉ việc in xuất
bản phẩm đang in nếu phát hiện nội dung xuất bản phẩm vi phạm Điều 10
Luật Xuất bản và báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch
ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tạm đình chỉ việc tổ chức triển lãm, hội chợ xuất
bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân do địa phương cấp phép; tạm đình
chỉ việc phát hành xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Luật Xuất bản của cơ
sở phát hành xuất bản phẩm tại địa phương.
+ Thực hiện việc tiêu hủy xuất bản phẩm vi phạm pháp luật về xuất bản
khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông
thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
Như vậy, bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản được
chia
thành hai cấp: Trung ương và địa phương:
- Ở Trung ương: là Bộ Thông tin và Truyền thông, với cơ quan chức
năng giúp việc Bộ là Cục Xuất bản, In và Phát hành. Ở địa phương là Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh với cơ quan giúp việc là Sở Thông tin và truyền thông.
Điều đáng lưu ý ở đây là chính quyền nước ta tổ chức theo mô hình bốn
cấp: Trung ương, tỉnh (thành phố trực thuộc TW), quận (huyện), xã (phường)
thì Luật Xuất bản chỉ phân cấp đến cấp tỉnh, khác với nhiều luật như: Luật
Đất đai phân cấp đến quận, huyện; Luật Xử phạt vi phạm hành chính phân
cấp đến công an phường. Bộ Thông tin và Truyền thông giúp Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trên phạm vi cả nước.
95
Sơ đồ 3.1: Mô hình quan hệ các cơ quan là công cụ tổ chức của CSXB
3.3.2. Công cụ tài chính - kinh tế
Trong các Luật Xuất bản từ trước đến nay, đều xác định các nội dung
mà Nhà nước hỗ trợ tài chính, kinh tế cho xuất bản. Trong Luật Xuất bản
2012, quy định rõ: “Nhà nước có chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới
NXB, cơ sở in, cơ sở phát hành XBP; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; ưu đãi
về thuế theo quy định của pháp luật cho xuất bản; có chính sách thu hút các
nguồn lực xã hội tham gia vào xuất bản”. Đồng thời, Luật cũng quy định cụ
thể các chính sách hỗ trợ đối với từng lĩnh vực
Quyết định số: 115/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Thủ
tướng hính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển XBIPH XBP đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng xác định giải pháp về đầu tư, hỗ trợ của
Nhà nước:
(a) Tăng cường nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất đối với: ác
NXB; các cơ sở in XBP phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng,
CHÍNH PHỦ
UBND tỉnh
Sở TTTT Các nhà xuất
bản
Bộ TTTT
Các hoạt động
xuất bản khác
Bộ, ban, ngành
chủ quản
96
thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên
giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị;
(b) Khôi phục, duy trì và phát triển cơ sở phát hành XBP tại các địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi,
biên giới, hải đảo;
(c) Hỗ trợ, bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách của Nhà nước
theo quy định của Luật xuất bản và các quy định của pháp luật có liên quan;
bảo đảm kinh phí hoạt động đối với các NXB và kinh phí thực hiện một số dự
án nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động XBIPH XBP.
Theo đó, có một số công cụ cụ thể như:
Sử dụng kinh phí để tài trợ, đặt hàng XBP: Ngay từ những năm sau khi
đổi mới, Nhà nước đã có chính sách về tài trợ, đặt hàng XBP với Thông tư
liên tịch số 11/TTLB ngày 20/2/1993 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa thông
tin về “Hướng dẫn thực hiện chính sách tài trợ đối với xuất bản, báo chí”.
Theo đó, Thông tư đã quy định rõ: Sách là sản phẩm văn hóa - tư tưởng, Đảng
và Nhà nước thực hiện chính sách tài trợ đối với một số NXB nhằm mở rộng
việc tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao dân trí và đời sống
văn hóa tinh thần của nhân dân. Nhà nước dành một phần ngân sách để tài trợ
cho sự nghiệp xuất bản nhằm đảm bảo cho cơ quan xuất bản hoạt động đúng
định hướng, phục vụ đúng đối tượng.
Sử dụng kinh phí để trợ cước vận chuyển: Trong Thông tư số 753/UB-
TT ngày 3/12/1996 của Ủy ban dân tộc và miền núi về chính sách trợ cước
vận chuyển XBP lên miền núi đã quy định rõ: danh mục sách, số lượng bản,
trọng lượng, cự ly được tính trợ cước vận chuyển và phân công trách nhiệm,
sự phối hợp tổ chức, thực hiện giữa các bộ ngành, địa phương.
97
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo Luật Xuất bản số
19/2012/QH13 quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với xuất
bản trong phạm vi cả nước và Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều
kiện xây dựng ngành xuất bản trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật phát triển
toàn diện. Chính sách khuyến khích và ưu đãi thuế đối với xuất bản tương tự
các lĩnh vực nhà nước khuyến khích xã hội hóa như giáo dục - đào tạo, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường. Điều này thể hiện bằng việc
Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27-12-2011 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ- P quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12. Cụ thể, khoản 11, điều 1, Nghị định 122 quy định thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần
thu nhập của doanh nghiệp xuất bản. Khoản 3b, điều 19, Thông tư số
123/2012/TT-BTC ngày 27-7-2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn thi hành Nghị
định 124, Nghị định 122 cũng hướng dẫn cụ thể: phần thu nhập của doanh
nghiệp có được từ xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản