Luận án Chọn lọc nâng cao năng suất sinh trưởng của gà mía bằng chỉ thị phân tử

MỤC LỤC

 Trang

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn . ii

Mục lục . iii

Danh mục chữ viết tắt . vi

Danh mục bảng . ix

Danh mục hình . xi

Danh mục sơ đồ . xiii

Trích yếu luận án . xiv

Thesis abstract . xvi

Phần 1. Mở đầu . 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

1.2. Mục tiêu . 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài . 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu . 2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu . 2

1.4. Những đóng góp mới của đề tài . 3

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 3

1.5.1. Ý nghĩa khoa học . 3

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn . 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu . 4

2.1. Sự di truyền tính trạng số lượng . 4

2.1.1. Bản chất di truyền của các tính trạng số lượng . 4

2.1.2. Ước tính giá trị giống . 5

2.1.3. Tính trạng số lượng . 6

2.1.4. Hệ số di truyền . 7

2.1.5. Một số thành phần phương sai . 8

2.2. Cơ sở khoa học của việc đánh giá năng suất ở gà . 9

2.2.1. Một số tính trạng sinh trưởng . 9

 iv

2.2.2. Một số tính trạng sinh sản . 11

2.3. Gà bản địa . 14

2.3.1. Cải tiến gà bản địa . 14

2.3.2. Gà bản địa của Việt Nam . 15

2.4. Chọn lọc và nhân giống gà . 19

2.4.1. Lịch sử phát triển của công tác chọn lọc gia cầm . 19

2.4.2. Nhân dòng thuần . 20

2.4.3. Hệ thống công tác giống gà . 22

2.4.4. Nội dung công tác nhân giống gà . 23

2.5. Ứng dụng công nghệ sinh học phân tử trong chọn lọc giống gà . 24

2.5.1. Công nghệ gen . 24

2.5.2. Một số thành tựu trong nghiên cứu SNPs trong công tác giống gà . 25

2.5.3. Phương pháp tiếp cận gen ứng viên (Candidate Gene) . 28

2.5.4. Kiểu gen GH và INS liên quan đến tính trạng sản xuất của gà . 29

2.6. Ứng dụng một số hàm số toán học trong chăn nuôi gà thịt . 33

2.7. Tình hình nghiên cứu đa hình gen trong và ngoài nước. 35

2.7.1. Tình hình nghiên cứu về đa hình gen ở gà trên thế giới . 35

2.7.2. Tình hình nghiên cứu về đa hình gen trên các giống gà bản địa ở Việt Nam . 38

2.7.3. Một số thông tin về gà Mía - đối tượng nghiên cứu . 40

pdf196 trang | Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chọn lọc nâng cao năng suất sinh trưởng của gà mía bằng chỉ thị phân tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cưa trên mào tương đối khác nhau: Hình 4.5. Mào 5 thùy răng cưa đơn Hình 4.6. Mào 5 thùy răng cưa kép 62 Hình 4.7. Mào có 6 thùy răng cưa đơn Hình 4.8. Mào có 7 thùy răng cưa đơn Kiểu mào được tìm thấy ở gà Mía trống và mái bao gồm kiểu mào cờ 5 thùy đơn (Hình 4.5), kiểu mào cờ 5 thùy kép (Hình 4.6), mào cờ 6 thùy đơn (Hình 4.7), mào cờ 6 thùy kép, mào cờ 7 thùy đơn (Hình 4.8). Trong các kiểu mào trên thì mào cờ đơn 6 thùy là chiếm ưu thế ở cả 2 tính biệt với tỷ lệ 33,00% đối với con trống, và 34,85% đối với con mái (Bảng 4.1). Kiểu mào cơ kép 7 thùy có tỷ lệ rất thấp trong tổng đàn (3% đối với gà trống và 1,3% đối với gà mái). Theo các tác giả Nguyễn Huy Đạt & cs. (2004); Hồ Xuân Tùng & cs. (2009a); Ngô Thị Kim Cúc & cs. (2016); Nguyễn Duy Vụ & cs. (2016) cho biết gà Mía có mào cờ rất phát triển, nhưng hầu hết các tác giả trên chỉ mới dừng lại ở việc mô tả kiểu mào, chưa đi sâu vào mô tả chi tiết các thùy của mào gà Mía. Tích gà: tích gà Mía tương đối phát triển và cân đối, phù hợp và tương thích với kiểu mào phía trên, tạo cho gà Mía, nhất là con trống có đầu giống như đầu của một “quan văn” rất đẹp và hài hòa. Gà Mía chuẩn được ưa chuộng nhất là có mào đơn, răng cưa đơn dựng đứng, nhọn, màu đỏ tươi, dày dặn, chắc chắn cùng với bộ tích vừa phải (hình 4.9). 63 Hình 4.9. Đầu gà Mía đẹp được ưa chuộng nhất c. Mỏ gà Gà Mía phổ biến có mỏ to vừa phải, cân đối, tương đối ngắn với 2 màu chính là màu trắng ngà (Hình 4.10) và màu vàng nâu (Hình 4.11). Tần suất xuất hiện của những màu này là tương tự nhau giữa gà trống và mái. Đối với gà trống, hai màu xuất hiện với tỷ lệ tương đương nhau là 49,28% và 50,72%; trong khi ở gà mái, mỏ có màu vàng nâu chiếm tỷ lệ cao hơn (55,58% so với 44,42%). Hình 4.10. Mỏ gà màu trắng ngà Hình 4.11. Mỏ gà màu vàng nâu d. Chân gà Gà Mía có đôi chân to vừa phải, cân đối so với thân hình gà, chủ yếu có màu vàng nhạt ở cả con trống và con mái). Đặc biệt má ngoài của chân có hai hàng ca rô màu đỏ tươi (hình 4.12); vẩy sừng (hình 4.13); ngón chân dài vừa phải, da ở kẽ giữa các ngón chân có màu hồng nhạt (hình 4.14). Đó là đặc điểm đặc trưng của chân gà Mía. Hình 4.12. Hàng chấm đỏ ca rô trên chân gà Mía 64 Hình 4.13. Vẩy sừng trên chân gà Mía Hình 4.14. Kẽ các ngón chân của gà Mía có màu hồng nhạt Hình 4.15. Đàn gà Mía sinh sản trưởng thành 4.1.1.2. Sự phát triển ngoại hình gà Mía từ mới nở đến trưởng thành a. Ngoại hình gà Mía 1 ngày tuổi Mỗi giống gà đều có màu lông đặc trưng khi mới nở. Ví dụ: gà Ri phổ biến có màu vàng rơm; gà Trọi có màu đen và xám; nhóm gà thân to (gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Chọi, gà Móng, gà lạc Thủy,...) có màu trắng sáng. Gà Mía 1 ngày tuổi có 2 màu lông chủ đạo là màu trắng tinh (Hình 4.16) và màu trắng hơi vàng ở vùng lưng và đầu (Hình 4.17); mỏ và chân màu hồng nhạt. 65 Hình 4.16. Gà Mía 01 ngày tuổi Hình 4.17. Đàn gà Mía 01 ngày tuổi b. Gà Mía 04 tuần tuổi Gà Mía trống thay lông chậm, bộ lông tơ cơ bản vẫn còn, mào non mọc khá rõ, riêng đôi cánh có hàng lông cánh chính thứ cấp và sơ cấp khá phát triển, màu đen sẫm. Chân khá to, màu hồng nhạt (Hình 4.18). Gà Mía mái thay lông nhanh hơn, bộ lông tơ cơ bản đã rụng hết (trừ vùng đầu và cổ) và thay bằng bộ lông non màu nâu sáng (Hình 4.19). Mào phát triển chậm hơn gà trống. Hình 4.18. Gà Mía trống 04 tuần tuổi Hình 4.19. Gà Mía mái 04 tuần tuổi 66 Gà Mía 4 tuần tuổi có thể dễ dàng phân biệt trống và mái (hình 4.20). Hình 4.20. Đàn gà Mía 04 tuần tuổi c. Gà Mía 08 tuần tuổi Ở 8 tuần tuổi gà Mía trống và mái khác hẳn nhau (Hình 4.21, hình 4.22; hình 4.23). Gà trống thay lông chậm, bộ lông tơ cơ bản đã rụng hết, mào non khá to; lông cổ màu nâu, ba vùng lông ở cánh, vai và phần cuối cẳng chân (phần dùi trống) đều có lông màu đen sẫm khá phát triển. Các vùng dưới cổ, thân của cánh, diều, lườn, đuôi và cẳng trên đã rụng hết lông tơ nhưng chưa mọc lông non, lộ rõ phần da màu đỏ đậm. Chân gà khá to, màu hồng nhạt. Gà mái thay lông nhanh hơn, bộ lông non màu nâu sáng đã cơ bản phủ kín toàn thân. Vùng sau cổ có màu nâu nhạt, chót đuôi có màu đen; lông ở vùng bụng dưới và cẳng chân có lông tơi màu trắng sáng. Mào phát triển chậm hơn gà trống. Chân gà khá to, màu hồng nhạt. Hình 4.21. Đàn gà mái Mía 08 tuần tuổi 67 Hình 4.22. Gà Mía trống 08 tuần tuổi Hình 4.23. Gà Mía mái 08 tuần tuổi Các đặc điểm hình thái mô tả và minh họa ở trên cho thấy, gà Mía có sự đa dạng tương đối về màu sắc lông. Tuy nhiên, so với nhiều giống gà bản địa khác của Việt Nam như gà Ri, gà Tàu vàng, gà H Mông, ... màu lông của gà Mía ổn định hơn nhiều và tương tự như màu lông của gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Lạc Thủy và gà Móng Tiên Phong. Kết quả này cũng tương tự như công bố từ nghiên cứu của (Bui Huu Doan & Nguyen Van Luu, 2006). Sự tương đối đa dạng về màu sắc lông của gà Mía cho thấy sự biến đổi di truyền trong quần thể của giống gà này. Trải qua thời kỳ lịch sử lâu đời, gà Mía được nuôi trong điều kiện hộ gia đình của các vùng nông thôn Việt Nam, nơi có nhiều giống gà khác nhau được nuôi trong cùng một địa bàn, chúng có thể tự do đi từ hộ này sang hộ khác mà không có hàng rào ngăn cách, nghĩa là việc lai giống giữa các giống bản địa chưa được kiểm soát. Tuy nhiên, một số mục tiêu nhân giống của người dân đã được định hình và duy trì qua nhiều thế hệ, từ đó mà hình thành nên giống gà rất đặc trưng ngày nay mà người dân luôn theo đuổi. Thực tế, những giống gà bản địa này là sản vật truyền thống của mỗi vùng miền, được thực hành trong các nghi lễ quan trọng gắn liền với đời sống tâm linh của người Việt (Phuong & cs., 2015). Gà trống có màu lông sẫm thường được chọn để cúng tế (Luan, 2014). Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng màu cánh gián ở gà Mía trống chiếm ưu thế tuyệt đối trong quần thể gà Mía. Phát hiện này tương tự với kết quả nghiên cứu trên gà Hồ của Bui Huu Doan & Nguyen Van Luu (2006) và Lê Thị Thúy (2010). Màu lông ở gà Mía mái được chia thành ba nhóm riêng biệt rõ ràng. Nói chung, gà mái có màu lông nhạt hơn, tương tự như gà mái của 4 giống thuộc nhóm gà thân to đã bình luận ở trên là Hồ, gà Đông Tảo, gà Lạc Thủy và gà Móng Tiên Phong. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam, gà mái ít được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống, chúng được nuôi chủ yếu để lấy trứng và sản xuất gà con giống. Người chăn nuôi thường chọn những con gà mái có màu lông nhạt 68 hơn vì họ cho rằng chúng sẽ có năng suất sinh sản cao hơn. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng những con gà có màu lông sáng chiếm ưu thế trong quần thể gà Mía mái. Keambou & cs. (2007) ghi nhận rằng những con gà mái bản địa vùng nhiệt đới có bộ lông sáng hơn cho phép chúng có khả năng thích nghi tốt hơn với điều kiện thời tiết trên lãnh thổ. Màu sắc chân của gà Mía là màu vàng với tỷ lệ là 100% ở cả con trống và con mái. Theo tác giả Nguyen Van Duy & cs. (2015), trong quần thể gà Hồ, tính trạng chân vàng chiếm tỷ lệ thấp (3,70% ở gà trống và gà mái là 5,94%). Theo truyền thống ẩm thực và thị hiếu tiêu dùng của người Việt, đôi chân gà đóng một vai trò quan trọng trong các nghi lễ truyền thống như Tết dân tộc và các sự kiện cưới hỏi (Luan, 2014). Bên cạnh đó, nhiều người Việt Nam thích ăn chân gà như một thú vui. Kết quả quan sát cho thấy, mảng da ở kẽ giữa các ngón chân của gà Mía có màu hồng nhạt. Kết quả này tương tự như công bố của Nguyen Van Duy & cs. (2015). Có thể đây là đăc điểm chung của nhóm 5 giống gà thân to ở vùng Đồng bằng Bắc bộ. Bảng 4.1. Thống kê một số tính trạng hình thái của gà Mía (Đvt:%) Tính trạng Trống (n=1000) Mái (n=6000) Màu lông - Mã mận 100 - - Mã thó - 44,58 - Mã nhãn - 41,60 - Mã sẻ - 13,82 Màu da chân - Vàng 100 100 - Kẽ ngõn chân màu hồng nhạt 100 100 - Hàng vẩy có hình caro đỏ 100 100 Số lượng thùy trên mào - Mào cờ 5 thùy đơn 23,15 23,85 - Mào cờ 5 thùy kép 10,85 9,85 - Mào cờ 6 thùy đơn 33,00 34,85 - Mào cờ 6 thùy kép 11,85 12,72 - Mào cờ 7 thùy đơn 18,15 17,42 - Mào cờ 7 thùy kép 3,00 1,32 Màu mỏ - Trắng ngà 49,28 44,42 - Vàng nâu 50,72 55,58 69 Bảng 4.2. Một số chiều đo cơ thể của gà Mía ở 8 và 38 tuần tuổi (n=600) Chỉ tiêu Đvt 8 tuần tuổi 38 tuần tuổi Gà trống LSM± SE Gà mái LSM± SE Gà trống LSM± SE Gà mái LSM± SE Khối lượng cơ thể g 759,89±14,28 589,56±9,2 1 2689,13±34,7 8 1695,56±23,19 Dài thân cm 28,54±0,23 27,31±0,10 44,25±0,13 39,35±0,18 Vòng ngực cm 19,05±0,17 18,12±0,09 32,85±0,17 26,46±0,11 Tỷ lệ VN/DT - 0,67±0,01 0,66±0,01 0,74±0,01 0,67±0,01 Dài lườn cm 8,55±0,08 8,19±0,06 15,01±0,08 11,49±0,06 Dài sải cánh cm 25,88±0,20 21,16±0,16 49,88±0,30 42,61±0,16 Dài lông cánh cm 13,93±0,09 12,89±0,10 18,59±0,09 16,98±0,10 Cao chân cm 7,37±0,03 6,11±0,03 9,07±0,03 7,91±0,03 Chu vi bàn chân cm 4,13±0,09 3,02±0,07 5,39±0,09 4,52±0,07 Gà Mía là một trong những giống gà địa phương ở Việt Nam có khối lượng lớn. Khi trưởng thành (38 tuần tuổi), khối lượng cơ thể trung bình của gà trống và gà mái lần lượt là 2.689,13g và 1.695,56g. Khối lượng này cũng tương tự như kết quả đã công bố trong một số nghiên cứu trước đây của Nguyễn Huy Đạt & cs. (2004); Hồ Xuân Tùng & cs. (2009a); Ngô Thị Kim Cúc & cs. (2016); Nguyễn Duy Vụ & cs. (2016). Tại thời điểm 38 tuần tuổi, gà Mía trống và mái có chiều dài thân trung bình lần lượt là 44,25cm và 39,35cm. Chiều dài lườn của gà trống là 15,02cm; gà mái là 11,49cm; vòng ngực gà trống là 32,85cm và gà mái là 26,46cm. Gà Mía có đôi chân dài và to vừa phải. Cao chân của gà Mía dao động từ 7,91cm đối với con mái đến 9,09cm đối với con trống; chu vi vòng ống chân của gà trống và gà mái lần lượt là 5,37cm và 4,52cm. Kích thước các chiều đo cơ bản của gà Mía trong nghiên cứu này ở trong khoảng của TCVN 12469-2:2018 đã được công bố. Theo Nguyen Van Duy & cs. (2015) chiều dài thân, dài lườn và vòng ngực của gà Hồ trống lần lượt là 55,25cm, 21,05cm và 36,13cm; và tương ứng là 46,84cm, 17,32cm và 33,30cm đối với gà mái. Lê Thị Thu Hiền & cs. (2015a) cho biết, chiều dài lưng và vòng ngực của gà Đông Tảo trống lần lượt là 23,67cm và 70 34,76cm; gà mái là 22,82cm và 31,18cm. Nguyễn Trọng Tuyển (2017) cho biết, gà Móng Tiên Phong trống có chiều dài thân là 22,20 - 22,70cm; gà mái có chiều dài thân là 19,65 - 19,95 cm; vòng ngực gà trống từ 30,03 - 30,57cm và gà mái từ 26,27 - 26,77cm. Gà Móng Tiên Phong có chiều dài đùi gà trống là 22,48 - 22,77cm; gà mái là 19,40 - 19,81cm, vòng ống chân con trống từ 8,68 - 8,95cm, trong khi con mái từ 6,26 - 6,40cm. Như vậy, các chiều đo cơ bản của gà Mía đều thấp hơn so với gà Hồ, gà Đông tảo và gà Móng Tiên Phong của các tác giả vừa dẫn. Điều đó cho thấy, gà Mía nằm trong nhóm 7 giống gà bản địa thân to là gà Hồ; Đông Tảo; Móng; Chọi, Liên Minh, Lạc Thủy nhưng có thân hình cân đối hơn các giống gà trong nhóm này. So với gà Ri, gà Mía có khối lượng và kích thước một số chiều đo cao hơn hẳn: chiều dài lưng trung bình của Ri chỉ từ 17,85 - 19,18cm (gà trống) và từ 14,66 - 15,26cm (gà mái); chiều dài cơ thể trung bình từ 36,65 - 38,85cm (gà trống) và từ 30,54 - 32,96cm (gà mái) (Moula & cs., 2012). 4.2. ĐA HÌNH CỦA GEN INSULIN (INS), GROWTH HORMONE (GH) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG Ở GÀ MÍA. 4.2.1. Xác định đa hình gen, kiểu gen, tần số kiểu gen, alen của gen INS và GH trên đàn gà Mía Sử dụng phương pháp PCR-RFLP để xác định đa hình của các gen INS và gen GH trong đàn gà Mía cho thấy, đối với đa hình A3971G của gen INS, đã xác định được 2 alen với kích thước đặc trưng là 281bp đối với alen A, còn đối với alen G có kích thước đặc trưng là 233bp và 49bp. Ở đa hình này, alen A không bị cắt nên giữ nguyên kích thước với 281bp; trong khi alen G bị cắt thành 2 đoạn với kích thước lần lượt là 233bp và 48bp. Với đa hình này xuất hiện 3 kiểu gen với các kích thước đặc trưng: kiểu gen AA (1 băng 281bp); AG (3 băng có kích thước 281bp, 233bp và 48bp) và GG (2 băng có kích thước 233bp và 48bp) với tần số xuất hiện của các kiểu gen tương ứng là 29%; 55% và 16%; và tần số xuất hiện alen A và G tương ứng là 57% và 43%. Kết quả một số nghiên cứu gần đây cho biết, tần số kiểu gen GG của đa hình A3971G/INS trên gà Liên Minh chỉ là 7% (Trần Thị Bình Nguyên & cs., 2019), gà Tàu vàng, gà Nòi và gà Cobb 500 lần lượt là 20%, 15% và 18% (Do Vo Anh Khoa & cs., 2013). Một số tác giả khác cho thấy, alen G có ảnh hưởng đến việc cải thiện khối lượng cơ thể ở gà nhưng xuất hiện với tần số thấp từ 5 đến 8% (Lei 71 & cs., 2005; Qiu & cs., 2006). Đối với đa hình T3737C của gen INS đã tìm thấy có 2 alen với kích thước đặc trưng là 372bp đối với alen T, đối với alen C có kích thước đặc trưng là 234bp và 138bp và đã xác định được 2 kiểu gen với các kích thước đặc trưng CT (3 băng có kích thước 372bp, 234bp và 138bp), TT (1 băng 372bp) với tần số xuất hiện tương ứng là 67% và 33%; tần số các alen T và C lần lượt là 89% và 11%; không tìm thấy kiểu gen CC. Trong các nghiên cứu trước đây, kiểu gen CC được quan sát với tần suất khá thấp: 1% ở giống Cob và 3% ở giống gà Nòi (Do Vo Anh Khoa & cs., 2013). Heba & cs. (2017) cũng không tìm thấy kiểu gen CC ở trên gà bản địa Dokki-4 và El- Salam của Ai Cập. Arini & cs. (2022) cho biết trên quần thể gà Pelung bản địa của Indonesia cũng chỉ xuất hiện 2 kiểu gen CT (44,44%) và TT (56,56%) đối với đa hình C1549T. Như vậy, Alen T là chủ yếu trong quần thể gà Mía ở nghiên cứu này, M AA GG AA GG AA GG GA AA AA GA Hình 4.24. Sản phẩm cắt đoạn gen INS tại điểm A3971G bằng enzyme MspI 281 bp 233bp Hình 4.25. Sản phẩm cắt đoạn gen INS tại điểm T3737C bằng enzyme MspI 372bp 234bp 138bp Hình 4.27. Sản phẩm cắt đoạn gen GH tại điểm C423T bằng enzyme PaI Hình 4.26. Sản phẩm cắt đoạn gen GH tại điểm G662A bằng enzyme MspI 240bp 226bp 125bp 115bp M AA AA AA AG AA GG AG AA GG M CT TT CT TT TT TT CT TT 72 phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Bảng 4.3. Tần số xuất hiện một số kiểu gen của gen INS và GH trên gà Mía Gen Kiểu gen/ Alen Chung trống mái n Tần số phân tích (%) Tần số lý thuyết (%) Cân bằng Hardy-Weinberg χ² P value INS (A3971G) AA 267 29 32 10,84 0,0044 AG 501 54 49 GG 153 17 19 A 56 G 44 INS (T3737C) CC 0 0 79 11,25 0,0036 CT 203 22 20 TT 718 78 01 C 11 T 89 GH (G662A) AA 470 51 51 1,13 0,56 AG 369 40 41 GG 82 09 08 A 71 G 29 GH (C423T) CC 312 34 32 5,99 0,05 CT 415 45 49 TT 194 21 19 C 56 T 44 Kết quả nghiên cứu trên gen GH cho thấy, đa hình G662A đã tìm thấy có 3 kiểu gen: AA (2 băng có kích thước là 240bp và 226bp); AG (4 băng có kích thước là 240bp, 226bp, 125bp, và 115bp) và GG (3 băng có kích thước là 226bp, 125bp, 115bp) với tần số xuất hiện tương ứng là 51%; 40% và 9%. Từ đó, có thể tính được tần số xuất hiện các alen A và G tương ứng là 74% và 26%. Kiểu gen AA xuất hiện với tần số rất cao (51%) trong khi kiểu gen GG chỉ có 9%. Kết quả này tương đương với công bố của một số tác giả khác khi nghiên cứu trên gà Tàu Vàng là 11% (Do Vo Anh Khoa & cs., 2013) và gà Qingyuan Partridge của Trung Quốc (Shu & cs., 2011). Đối với đa hình C423T, kết quả sản phẩm PCR cắt bằng enzyme giới hạn PagI với alen T không bị cắt nên sản phẩm giữ nguyên kích thước là 518bp; trong khi alen C cho 2 đoạn có kích thước là 308bp và 210bp, tương ứng với các kiểu gen TT (518bp), TC (518bp, 308bp, 210bp) và CC (308bp, 210bp) với tần số xuất hiện tương ứng là 21%, 45% và 34%; tần số các alen T và C lần lượt là 56% và 73 44%. Kiểu gen CC có tần số cao hơn TT. Thakur & cs. (2009) cho biết tần số kiểu gen AA, AB và BB của đa hình GH/MspI trên gà bản địa Kadaknath lần lượt là 32,08%, 50,94% và 16,98%. Tác giả Jafari & cs. (2015) chỉ ra rằng, trên intron 1 của đa hình gen GH/MspI ở giống gà bản địa Isfahan của Iran cũng tìm thấy ba alen A1 (414, 217, 125 bp), A2 (125, 147, 137, 267bp) và alen A3 (237, 539bp) với tần số tương ứng là 60%, 21% và 19%. Khi nghiên cứu trên quần thể gà bản địa của Việt Nam, nhóm tác giả Lưu Quang Minh & cs. (2016a) cho biết tần số alen G tại điểm đa hình G1705A trên cGH-int3 ở gà Mía (95,5%), gà Ri (92,7%), gà Chọi lai (93,0%) và gà Móng (92,0%) (Nguyễn Trọng Tuyển & cs., 2017). Hầu hết các tác giả này cũng cho biết, đa hình G3037T trên cGH-int4 có tính đa dạng cao, cụ thể tần số alen T và alen G ở gà Mía (31,0% và 69,0%), gà Móng (53,2% và 46,8%), gà Chọi lai (49,5% và 50,5%) và gà Ri (29,3% và 70,7%). Ở gà Liên Minh, kiểu gen AA/GHi3 xuất hiện với tần số rất cao (94,0%), kiểu gen AG rất thấp (6,0%) tương ứng tần số alen A là 97%, còn alen G chỉ có 3%(Trần Thị Bình Nguyên & cs., 2019). Kết quả kiểm định cho thấy, tần số các kiểu gen của đa hình G662A gen GH tuân theo định luật Hardy-Weinberg và không có sai khác thống kê so với kiểm định lý thuyết (P>0,05). Kết quả xác định tần số các đa hình gen của gà Mía được thể hiện qua 4 sơ đồ dưới đây. Hình 4.28. Tần số đa hình gen của gen INS và GH của gà Mía 74 Với gen GH, tác giả Nguyen Thi Lan Anh & cs. (2015) khi nghiên cứu về gà bản địa Thái Lan cho thấy đa hình G1705A trên cGH-int3 có tương quan dương đến khối lượng cơ thể và sự phát triển của hệ xương ở gà: ở 10 tuần tuổi, cá thể mang kiểu gen GG có khối lượng là 2,472g trong khi cá thể mang kiểu gen AA chỉ là 2,162g. Tác giả Mehdi & Reza (2012) cũng cho nhận xét tương tự. Đối với đa hình C423T, cho đến nay chưa thấy công bố nào về mối tương quan đến sinh trưởng ở gà. Một số nghiên cứu gần đây trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng, trong 6 kiểu gen AA, AG, GG; TT, CT và CC ở gà, chỉ có kiểu gen GG là có mối tương quan chặt với tốc độ sinh trưởng mà thôi. Điều đó có thể cũng sẽ đúng với gà Mía vì tần số xuất hiện kiểu gen này rất thấp, chỉ từ 10-20% đối với gen INS và 6-10 % đối với gen GH. Nghĩa là, trong quần thể gà Mía, chỉ có từ 6% - 20% cá thể có tiềm năng sinh trưởng nhanh , điều đó cần được kiểm định trong các nghiên cứu tiếp theo. Nhận xét, với gen INS; đa hình A3971G có 3 kiểu gen AA, GA và GG; trong khi đa hình T3737C chỉ có 2 kiểu gen TT và CT; không tìm thấy kiểu gen CC. Với gen GH, đa hình C423T có 3 kiểu gen là TT, CT và CC. Đa hình G662A xuất hiện 3 kiểu gen: AA, AG và GG; tần số xuất hiện kiểu gen GG - gen có tiềm năng sinh trưởng nhanh ở gà Mía tương đối thấp, chỉ từ 6 - 20% tùy tính biệt. Tần số xuất hiện các kiểu gen AA, AG, GG và các alen A, G trong quần thể gà Mía tuân theo định luật Hardy-Weinberg và không có sự sai khác đáng kể so với kiểm định lý thuyết của định luật này (P > 0,05). 4.2.2. Ảnh hưởng của các kiểu gen của gen INS và GH đến khối lượng của gà Mía 4.2.2.1. Ảnh hưởng của các kiểu gen của gen INS đến khối lượng gà Mía a. Ảnh hưởng của các kiểu gen thuộc đa hình A3971G gen INS đến khối lượng gà Mía Ảnh hưởng của các kiểu gen thuộc đa hình A3971G gen INS đến khối lượng gà Mía được thể hiện ở bảng 4.4. Số liệu ở bảng 4.4 cho thấy, đàn gà Mía có khối lượng cơ thể tăng dần theo tuổi, theo đúng quy luật sinh trưởng. Lúc 20 tuần tuổi, khối lượng gà mang các kiểu gen AA, AG và GG lần lượt là 1.717,72g; 1.729,07g và 1.744,91g. So sánh thống kê cho thấy, gà Mía mang 3 kiểu gen AA, AG và GG của đa hình A3971G INS không có sự khác nhau đáng kể về khối lượng (P>0,05); nghĩa là đa hình 75 A3971G thuộc gen INS trong nghiên cứu này không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh trưởng ở gà Mía. Ảnh hưởng di truyền cộng gộp (a) và di truyền trội (d) của đa hình A3971G của gen INS trên gà Mía tại 20 tuần tuổi lần lượt là 13,59g và -2,24g. Kết quả cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng di truyền cộng gộp (a) và di truyền trội (d) của các kiểu gen thuộc đa hình A3971G đối với tính trạng tăng khối lượng cơ thể ở gà Mía là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Như vậy, việc chọn lọc và sử dụng gà Mía mang các kiểu gen khác nhau của đa hình này không làm ảnh hưởng tới tính trạng tăng khối lượng cơ thể. Bảng 4.4. Khối lượng cơ thể gà Mía từ mới nở đến 20 tuần tuổi mang kiểu gen của đa hình A3971G của gen INS (LSM±SE) (Đvt: g) Tuần tuổi AA (n=267) AG (n= 501) GG (n=153) a±SE d±SE 01 NT 29,28±0,26 29,25±0,18 29,30±0,34 0,01±0,21 -0,04±0,28 1 53,15±0,66 53,09±0,47 54,34±0,88 0,59±0,53 -0,66±0,72 2 105,46±1,44 107,72±1,03 109,34±1,91 1,93±1,16 0,32±1,57 3 161,68±2,36 164,15±1,68 167,88±3,12 3,10±1,89 -0,62±2,56 4 241,80±3,22 243,48±2,30 250,74±4,26 4,47±2,59 -2,79±3,50 5 318,35±3,99 322,36±2,85 327,08±5,27 4,36±3,20 -0,34±4,33 6 404,54±4,67 408,46±3,33 413,62±6,17 4,54±3,75 -0,62±5,07 7 494,92±5,39 499,74±3,85 507,44±7,12 6,25±4,32 -1,43±5,85 8 601,92±6,13 607,85±4,38 612,62±8,10 5,34±4,92 0,57±6,65 9 701,58±6,94 709,69±4,96 716,17±9,18 7,29±5,58 0,81±7,54 10 798,15±7,95 805,26±5,68 811,65±10,50 6,75±6,38 0,36±8,62 11 905,47±8,52 915,87±6,09 920,95±11,26 7,73±6,84 2,65±9,25 12 1000,42±9,47 1010,85±6,76 1015,77±12,52 7,67±7,60 2,76±10,28 13 1103,24±10,09 1108,26±7,20 1119,89±13,33 8,32±8,10 -3,31±10,95 14 1193,67±10,70 1197,56±7,64 1207,28±14,14 6,80±8,59 -2,91±11,61 15 1285,76±11,32 1291,96±8,09 1297,16±14,97 5,70±9,09 0,49±12,29 16 1376,81±11,86 1384,65±8,47 1393,64±15,68 8,41±9,52 -0,57±12,87 17 1465,28±12,23 1472,12±8,74 1485,28±16,17 9,99±9,82 -3,15±13,28 18 1551,30±12,66 1558,83±9,04 1571,88±16,73 10,28±10,17 -2,76±13,74 19 1633,07±13,14 1644,41±9,39 1654,43±17,38 10,68±10,56 0,66±14,27 20 1717,72±13,51 1729,07±9,65 1744,91±17,86 13,59±10,85 -2,24±14,67 Chú thích: a- ảnh hưởng cộng gộp (additive effect); d-ảnh hưởng trội (dominance effect) đối với tính trạng khối lượng. 76 Khi nghiên cứu trên gà bản địa Xinghua của Trung Quốc, tác giả Lei & cs. (2007) cho thấy, đa hình A3971G của gen INS có mối quan hệ mật thiết với khối lượng khi gà mới nở, 28, 56 ngày tuổi; thành phần thân thịt và mật độ sợi cơ. Trong đó, alen G của đa hình A3971G có ảnh hưởng đến khối lượng rõ rệt: gà mang kiểu gen GG ở 56 ngày tuổi có khối lượng là 928,97g trong khi đó cá thể mang kiểu gen AA chỉ là 795,2g (cao hơn 133,77g). Trần Trần Thị Bình Nguyên & cs. (2021) cũng tìm thấy sự ảnh hưởng của kiểu gen GG của đa hình A3971G/INS với khối lượng cơ thể của gà Liên Minh mái tại 14 và 16 tuần tuổi và ở gà Liên Minh trống lúc 18 tuần tuổi. Tuy nhiên, theo Qiu & cs. (2006), trên gà lai Xinghua x White Recessive Rock, thì đa hình A3971G chỉ có ảnh hưởng đến tính trạng khối lượng cơ thể của gà ở giai đoạn 4 và 8 tuần tuổi. Từ kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy, đa hình A3971G chỉ ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể của gà tại một số thời điểm nhất định. Nhưng nhìn chung, đa hình A3971G không có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tăng khối lượng của gà Mía trong cả giai đoạn. b. Ảnh hưởng của các kiểu gen thuộc của đa hình T3737C gen INS đến khối lượng gà Mía Ảnh hưởng của các kiểu gen thuộc đa hình T3737C gen INS đến khối lượng của gà Mía được thể hiện ở bảng 4.5. Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, tại 20 tuần tuổi, khối lượng trung bình của gà Mía mang kiểu gen CT và TT lần lượt là 1.714,38 g/con và 1.1731,98 g/con. So sánh thống kê cho thấy, không tìm thấy sự sai khác đáng kể về khối lượng của gà Mía mang kiểu gen CT và TT (P>0,05); nghĩa là đa hình T3737C thuộc gen INS trong nghiên cứu này không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh trưởng ở gà Mía. Lei & cs. (2007) cho biết đa hình T3737C không ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể nhưng có ảnh hưởng đến khối lượng mỡ bụng của gà Xinghua Trung Quốc: gà có kiểu gen CC thì khối lượng mỡ bụng là 70,62g; gà có kiểu gen TT thì có khối lượng mỡ bụng chỉ là 45,15g. Một số tác giả cũng xác định được các kiểu gen này có ảnh hưởng đến khối lượng thân thịt: gà có kiểu gen CC có khối lượng thân thịt là 1.513g trong khi gà có kiểu gen TT có khối lượng thân thịt chỉ là 1.419g (Lei & cs., 2007; Qiu & cs., 2006). 77 Bảng 4.5. Khối lượng cơ thể gà Mía từ mới nở đến 20 tuần tuổi mang kiểu gen thuộc đa hình T3737C của gen INS (LSM ± SE) (Đvt: g) Tuần tuổi CT (n=203) TT (n=718) 01NT 29,28±0,29 29,26±0,16 1 52,40±0,76 53,53±0,40 2 105,88±1,65 107,72±0,88 3 163,22±2,69 164,24±1,44 4 243,23±3,68 244,33±1,97 5 406,50±5,32 408,58±2,85 6 406,50±5,32 408,58±2,85 7 498,00±6,15 499,97±3,30 8 602,51±6,98 608,09±3,75 9 697,47±7,91 711,31±4,24 10 791,45±9,05 807,63±4,85 11 904,21±9,71 916,27±5,21 12 996,54±10,79 1011,91±5,79 13 1101,40±11,50 1110,51±6,17 14 1191,16±12,19 1199,73±6,54 15 1286,35±12,91 1292,25±6,92 16 1380,62±13,52 1384,67±7,25 17 1467,69±13,95 1473,39±7,48 18 1549,63±14,43 1561,10±7,74 19 1632,86±14,99 1645,39±8,04 20 1714,38±15,40 1731,98±8,26 Như vậy, số liệu từ các bảng 4.4 và 4.5 cho thấy, về cơ bản 5 kiểu gen: GG, AG, AA, TT, CT của 2 đa hình A3971G và T3737C gen Insulin không ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà Mía. Trong điều kiện cụ thể (môi trường gà Mía trong thí nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chon_loc_nang_cao_nang_suat_sinh_truong_cua_ga_mia_b.pdf
  • pdfCN_TTLA_Hoang Anh Tuan.pdf
  • pdfHD cap Hoc vien_Hoang Anh Tuan.pdf
  • docTTT_Hoang Anh Tuan.doc
  • pdfTTT_Hoang Anh Tuan.pdf
Tài liệu liên quan