Luận án Chủ nghĩa nhân đạo trong văn xuôi nghệ thuật của Nguyên Hồng trước cách mạng tháng tám

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ. 3

MỤC LỤC . 4

PHẨN MỞ ĐẨU. 5

1. Lý do chọn đề tài:. 5

2. Lịch sử vấn đề: . 5

3. Nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn đề tài:. 8

4. Phương pháp nghiên cứu: . 8

PHẦN NỘI DUNG . 10

Chương 1: Chủ nghĩa nhân đạo và con đường sáng tạo nghệ thuật của Nguyên Hồng . 10

1.1. Từ thế giới của những người khốn khổ: . 10

1.2. Nhà văn hiện thực với chủ nghĩa nhân đạo:. 13

1.3. Sự kế thừa và phát huy truyền thống nhân đạo chủ nghĩa của văn học dân tộc và thếgiới:. 15

1.4. Sự gặp gỡ giữa Nguyên Hồng và lý tưởng cách mạng:. 16

Chương 2: Chủ nghĩa nhân đạo và nhân vật của Nguyên Hồng. 19

2.1. Nhân vật đau thương:. 19

2.2. Nhân vật thánh thiện:. 22

2.2.1. Sự chống trả mãnh liệt trước tình trạng tha hoá: . 22

2.2.2. Người phụ nữ thánh thiện:. 25

2.2.3. Những con người có niềm tin mãnh liệt: . 29

Chương 3: Phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng trong việc thể hiện chủ nghĩa nhânđạo . 33

3.1. Cốt truyện, tình huống: . 33

3.1.1. Cốt truyện, tình huống trữ tình:. 33

3.1.2. Tình huống truyện là một chuỗi bất hạnh tăng cấp: . 41

3.2. Nghệ thuật trần thuật: . 43

3.2.1. Cách trần thuật giàu tình cảm chủ quan và chất trữ tình:. 43

3.2.2. Độc thoại nội tâm được sử dụng như là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng: . 47

3.2.3. Lời trữ tình ngoại đề: . 50

3.2.4. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật: . 52

3.3. Cách thức xây dựng nhân vật:. 59

3.3.1. Nhân vật tích cực: . 59

3.3.2. Nhân vật giàu chất tự truyện: . 61

KẾT LUẬN . 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 66

pdf67 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chủ nghĩa nhân đạo trong văn xuôi nghệ thuật của Nguyên Hồng trước cách mạng tháng tám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nó thấy rằng nó không thể theo mẹ đi chợ như con chị nó. Và nó lại không bé hẳn như cái Tý con để được hưởng sự đặc biệt ăn uống no nê và không phải làm gì". (11,372,373) 30 Để có thể có một chút gì đóng góp vào cho gia đình, Thạo bé nghĩ ra việc trồng mấy luống ngô trên mảnh vườn hoang của bà chủ cho thuê nhà. Ngô lớn dần rồi có bắp. Thạo bé hy vọng có ngày bẻ bắp sẽ đem ra đầu phố bán cho các cô đi làm Sáu Kho, Máy Tơ ... lấy tiền may áo. Nhưng mụ chủ nhà đến đòi tiền thuê nhà của bố mẹ Thạo bé và bẻ hết những trái bắp mồ hôi nước mắt của Thạo bé. Thạo bé ốm nặng phải đi nhà thương tưởng như chẳng còn hy vọng gì nữa. Nhưng không, vào một "buổi sáng tinh sương, theo thường lệ tôi dậy tập thể thao.Tôi bỗng giật mình vì tiếng xào xạc ở bờ giậu và có một cái dáng nhỏ lúi húi. Tôi đã toan kêu lên nhưng nén ngay được. Tôi nhẹ bước đi ra. Cái dáng lúi húi ấy là Thạo bé. Thạo bé làm gì đấy? Ở ven miếng đất những luống ngô hôm nọ bị giằng lên vỡ lát lả tả, không hiểu được xới lại, làm lại và nhặt sạch cỏ lúc nào, Thạo bé đương lom khom với cái dao rựa cùn và một mảnh nứa trong tay. Nghe tôi gọi, Thạo bé choàng ngước lên. nhớn nhác nhìn tôi. Cháu làm gì đấy? Ai bảo cháu làm gì sớm thế? Thạo bé chớp mắt và đứng lên. Cái thân hình bé nhỏ, áo thì sẽ cả hai vai, quần thì cộc đến gối ấy đã run lên ở trước mắt tôi với những tiếng nói run run như không thể vượt ra khỏi cổ họng. Cháu ... cháu đã mua được lẻ ngô giồng ... cháu lại giồng ạ" (11,386 ). Trong những ngày cuối cùng của chế độ thuộc địa Pháp, tức là đêm trước của cuộc Cách mạng tháng Tám do tiếp xúc với ánh sáng lý tưởng và thực sự tham gia cách mạng, Nguyên Hồng đã sáng tác hàng loạt tác phẩm ưong đó niềm tin của nhân vật sáng chói hơn bao giờ hết. Như những nhân vật trong Ngọn Lửa, Địa Ngục Và Lò Lửa ... đó là những con người dù bị rơi xuống đáy cùng của sự nghèo đói, bế tắc nhưng vẫn tin tưởng: "Hiện tại tối tăm bi thảm là lúc này đây. Vượt khỏi là sang tới ngày mai. Mà còn ngày mai là còn tương lai chắc chắn phải vui tươi rực rỡ" (16,53) Trong những tác phẩm ra đời vào thời gian này, đặc sắc nhất là truyện Đi. Một thiên truyện mang chất "Gorki" trong một cảm hứng hết sức cường tráng mãnh liệt. Truyện viết về một đám đông những người dân quê bị nạn đói khủng khiếp năm 1945 xua đuổi ra khỏi quê hương. Họ k éo nhau đi tới các thàn h phố h y vọng k iếm được việc làm và miếng ăn. Dọc đường họ đã đi qua bao cảnh tượng thê thảm, qua bao xác chết và bản thân họ cũng chết dần. Một đoàn người tả tơi rách rưới, gầy gò, đen đủi đi trong cõi chết. Vậy mà niềm tin vẫn dai dẳng, đặc biệt ở một bà mẹ già. Cùng đi với bà có anh con trai, mấy đứa cháu nhỏ, có đứa còn bế ở trên tay. 31 Trong sự tuyệt vọng của một gia đình đói khát, tương lai mù mịt, bà mẹ vẫn nói những lời tin tưởng. Đây là mấy lời đối thoại giữa hai mẹ con : " Kìa! Sao thế hả bố mày? Người mẹ quay lại nhìn con trai ngồi sau cái gánh, gục mặt xuống sụt sịt. Bà cụ chớp chớp mắt: - Bố mày khóc đấy à? Việc gì mà khóc! Hai vai gầy của người con trai càng giật mạnh lên với những tiếng hực hực. Y vắt mũi sùn sụt. Người mẹ già lại năn nỉ : - Làm sao mà khóc ? Việc gì mà khóc ! Mãi người con trai mới nức nở ra nhời: - Đi, giời đất bây giờ thì còn làm ăn được gì nữa mà đi. Đấy ... đi đấy ... đi khốn cực, chết vạ chết vất như thế đấy ... đi. - Thì mình phải cứ như ở mình chứ. Có người chết cũng còn có người sống. Còn người thì phải có ta. (11,407) - Nhưng khó khăn lắm mẹ ạ. Mẹ không xem suốt dọc đường chỉ những người đi và toàn những cảnh vừa rồi đấy. Giờ thì đâu cũng thế thôi, chả đâu còn có công ăn việc làm gì cả, chả ai còn có thể thương xót và cưu mang được ai hết ! ... - Đã có giời! không ai cưu mang được ai nữa thì đã có giời. Chả nhẽ giời lại đoản hết cả mọi người? Bố mày với tao còn nhúc nhắc được thì vẫn có thể trông mong qua khỏi cái đận này. Có việc thì bố mày với tao cùng làm, ít việc quá thì mình bố mà y làm tao ở nhà đi nhặt nhạnh cái rau cái cỏ. Nếu khó khăn khốn cực quá thì cả tao và bố mày cùng ăn xin, xin được ai là người hiền từ nhân đức cho một hột cơm hột cháo nào thì để cả mà nuôi lấy thằng cu và cái gái lớn, gái bé. Giờ đã ngoài đôi mươi tháng giêng mà cuối tháng ba sang tháng tư thì có thóc chiêm. Giời đã cho sống qua mấy tháng nữa là không có việc gì nữa. Phải không lo nữa, có thóc chiêm, hơn hai tháng nữa có thóc chiêm ... có thóc chiêm ...! (11,408, 409) Người mẹ già hổn hển : - Làm người thì không được ngã lòng, còn sống ông lão tao không thấy bao giờ ông ấy hé răng kêu ca nửa lời... - Bố nó này ... mày có thấy đôi chỗ lúa đã tốt rồi không? và ở mấy chỗ bãi dâu đòi được về không phải giồng đay mà được giồng ngô, thì có cây bắp đã nhu nhú. Năm nay như thế chắc chỉ đến tháng tư là cũng nhiều nơi được gặt. Vậy tao tính chỉ cuối tháng ba là về thôi. Nguyên gặt cho đồng làng cũng phải sang tháng năm, rồi hết tháng năm có được cao công thì mẹ con hãy đi làm, không lại nói với ông quản lý xin cái đám ruộng của cụ Tuần ấy mà cấy chia. Xin cái mẫu ruộng hai bố con mày bám năm lụt ấy mà cấy. Ngay vụ chiêm này tao với 32 bố mày có cũng chỉ nên ăn một bữa thôi, rồi để tháng chín, tháng mười phải giồng ngay khoai và phải gieo thêm su hào bắp cải đằng vườn mẹ Trương nữa ... Thôi, chỉ còn phải đói mấy tháng nữa, giời để qua khỏi lại là được no, bố nó ạ" ( 11, 410, 411 ) Những đoạn văn như thế chỉ có thể có dưới ngòi bút Nguyên Hồng. Tuy nhiên, khi diễn tả tâm lý các nhân vật, Nguyên Hồng có một nhược điểm đáng t iếc là không kìm chế được xu hướng cường điệu quá mức những tâm trạng căng thẳng, nghĩa là đẩy nhân vật đến độ tột cùng của tình cảm, cảm xúc. khiến người đọc đôi lúc thấy thiều tự nhiên và có ấn tượng nặng nề. Đặt biệt là ở những tác phẩm đầu tay vì tuổi đời còn ít và vốn sống tích lũy được chưa phải là nhiều, cho nên nhà văn không tránh khỏi một cái nhìn còn ít nhiều lý tưởng đối với cuộc sống nay đây mai đó của mọi hạng lưu manh. ông chưa phân biệt được trong số ấy, đâu là những con người lương thiện, bị cuộc sống xô đẩy đến cùng cực rồi trở thành lưu manh, mà trong thâm tâm vẫn luôn luôn dằn vặt đau khổ, chỉ mong có ngày được trở lại sống cuộc đời lương thiện và đâu là những kẻ tự nguyện chọn nghề "chạy vỏ" để sống. ông chỉ thấy họ đều nghèo khổ và đều đáng thương như nhau, vì vậy ông đã gán cho họ những phẩm chất cao quý như nhau: tính hào phóng và tâm hồn rộng mở, lòng yêu thương và sự đùm bọc nhau khi xảy ra tai nạn hay lúc gặp khó khăn và tinh thần sẵn sàng hy sinh vì bạn. Rõ ràng là cái nhìn thương người một cách chung chung, tư tưởng nhân đạo của các tầng lớp tiểu tư sản. Trên đây là nét cơ bản và độc đáo của nhân vật trong các tác phẩm của Nguyên Hồng. Cảm hứng nhân đạo mãnh liệt và sâu sắc đã giúp Nguyên Hồng đã tạo ra những nhân vật ấy. Đó cũng là một trong những biểu hiện của phong cách văn xuôi Nguyên Hồng: phong cách lãng mạn của một cây bút hiện thực. 33 Chương 3: Phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng trong việc thể hiện chủ nghĩa nhân đạo Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự th ống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn. Phong cách nghệ thuật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Nguyên Hồng là một nhà văn tài năng nên có phong cách riêng hết sức độc đáo. Đó là phong cách hiện thực giàu chất trữ tình. 3.1. Cốt truyện, tình huống: 3.1.1. Cốt truyện, tình huống trữ tình: Một trong những khâu cơ bản của nghệ thuật tiểu thuyết, nghệ thuật truyện ngắn là sáng tạo cốt truyện hay tình huống truyện. Nét đặc sắc của mỗi ngòi bút trước hết thể hiện ở khâu nghệ thuật này. Nói như thế có nghĩa là mỗi nhà văn có một phương thức riêng trong việc xây dựng các tình tiết, tình huống cho tác phẩm của mình. Trong giai đoạn văn học 1930 - 1945, tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể văn đạt được nhiều thành tựu rất phong phú. Hàng loạt tên tuổi đầy tài năng xuất hiện: Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân ... Trong những nhà văn nói trên, người ta thấy có một số cây bút gần gũi nhau về phong cách. Có thể kể đến Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng như là những hiện tượng tiêu biểu. cốt truyện và tình huống trữ tình khơi gợi cảm xúc, kích động sự quan sát hướng nội của nhân vật, tình huống gợi xót thương, bộc lộ những tâm trạng, những tình cảm, ý nghĩ của nhân vật và tạo nên chất thơ cho những trang văn xuôi. Có lẽ Thạch Lam là một trong những nhà văn đầu tiên có ý thức khai thác chất thơ của đời sống hàng ngày tạo nên bởi những tình huống trữ tình. Thạch Lam thường diễn tả rất tinh tế những tình cảm nhớ thương, nuối tiếc, những hoài niệm đầy chất thơ. Vì thế ông thường xây dựng tác phẩm của mình xoay quanh tình huống gọi là trở về với cảnh cũ người xửa. Dưới bóng hoàng lan là một thí dụ tiêu biểu. Nhân vật chính trở về quê thảm bà ngoại. Anh trở về với cảnh cũ người xưa trong một tâm trạng bâng khuâng đầy thi vị. Hiện tại và quá khứ hòa tan làm một trong không khí đầy thương yêu: "Chàng có cảm giác vẫn như ở nhà từ bao giờ, phong cảnh vẫn y nguyên tĩnh mịch và bà chàng tóc bạc phơ và hiền từ." Đi trong khu vườn đã từng in dấu chân mình, Thanh thấy cảnh vật thực yên ả, vẫn giàn hoa thiên lý, vẫn cây hoàng lan và cả cô Nga, người bạn thuở thiếu thời vẫn thân mật như 34 xưa. Và khi Thanh lên tỉnh, Thanh biết rằng "Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như những ngày trước. Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương". Quả là tinh tế khi các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều truyện trong sáng tác của Thạch Lam có tình huống như một bài thơ trữ tình. Và có lẽ đây là một thí dụ, lan tỏa khắp truyện là cái cảm giác ngọt ngào thơm mát của hương hoàng lan, của mối tình e ấp đợi chờ, mối tình của Thanh và cô bạn hàng xóm. Đặt nhân vật vào một tình huống rất nhẹ nhàng và kín đáo, Thạch Lam có thể đi sâu miêu tả những rung động khe khẽ trong lòng người. Cái khoảnh khắc Thanh cảm thấy không gian dịu ngọt và "chăng tơ ở đâu đây" khiến chàng vương phải là cái cảm nhận thật mơ hồ và cũng thật tinh tế. Không gian dịu ngọt như chăng tơ ấy là gì nếu không phải là sợi dây tình cảm là tơ duyên vương vấn lòng người và cũng trong khoảnh khắc ấy mà Thanh cảm thấy "mái tóc Nga thoảng thơm như có giắt hoa hoàng lan nhưng hoàng lan vẫn còn chưa rụng, hãy còn xanh lắm." Tác phẩm của Nam Cao cũng đậm đà chất trữ tình. Mỗi truyện thể hiện nỗi đau đớn của nhà văn trước tình trạng vì miếng cơm manh áo mà con người không sao đứng thẳng lên được, không sao giữ được nhân tính. nhân cách. cốt truyện, tình huống truyện của Nam Cao như được rút thẳng ra từ hiện thực đời sống. Nhân vật của Nam Cao là những người nông dân và trí thức tiểu tư sản nghèo khổ. Họ được đặt trong những hoàn cảnh như rất thường gặp, những quan hệ, những lo toan thường nhật như vốn có ngoài đời. Nhưng dưới nsòi bút Nam Cao, mỗi truyện lại chứa đựng ý nghĩa lớn lao, những tư tưởng có màu sắc triết lý sâu sắc. Truyện ngắn Lão Hạc là một thí dụ. Nhà văn đã khéo dẫn dắt câu chuyện đi từ những sự việc thoạt xem tưởng chẳng có gì đáng quan tâm. Đó là tình huống lão Hạc phải bán một con chó. Vậy mà tính cách lão Hạc và chủ đề thương tâm nỗi bật lên từ đấy. Chúng ta biết mặc dù rất yêu quý con chó vàng lão Hạc vẫn phải bán nó vì không nuôi nổi nó và sợ tiêu lạm vào số tiền lão dành dụm cho con. Nỗi đau đớn của lão Hạc là ở đó. Bán con chó cũng là bán đi niềm vui, niềm an ủi cuối cùng của lão. Ta hiểu vì sao lão cứ đắn đo do dự mãi khi quyết định bán con chó. Và khi buộc lòng phải bán nó, lão vô cùng đau đớn " lão cố làm ra vẻ vui, nhưng trông lão cứ như mếu và đôi mắt ang áng nước". Lão tự nhận mình là kẻ bất nhân, là tên lừa đảo đối với một con chó vốn tin yêu mình. "Mặt lão đột nhiên co dúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc ..." Câu văn diễn tả được nỗi đau đớn, sự khổ tâm, sự ăn năn, niềm xót thương của lão Hạc đến tột độ, không sao kiềm chế nổi nên già mà khóc như con nít. Tuổi già,nước mắt đã vơi cạn, cả bộ mặt phải "co dúm" lại mới có thể ép được chút nước mắt chảy ra. 35 Kết thúc truyện, lão Hạc tự sát bằng bả chó để bảo đảm tài sản nguyên vẹn cho con trai. Chuyện càng ngày càng căng thẳng, hấp dẫn có lúc đột ngột, bất ngờ, không đoán trước được, và bản chất của lão Hạc ngày càng bộc lộ sâu sắc và cảm động. Bề ngoài lão Hạc có vẻ gàn dở, lẩm cẩm, tầm thường thậm chí còn bị nghi là bất lương nữa. Nhưng thực chất lão Hạc là một con người rất lương thiện, giàu tình nghĩa thương con rất mực, có thể hy sinh tất cả vì con. Truyện ngắn Lão Hạc là một thiên truyện trữ tình sâu sắc, qua câu chuyện đó chúng ta nhận được tình cảm, tư tưởng, thái độ của người cầm bút đối với những gì ông miêu tả trong tác phẩm của mình. Khi Nam Cao viết: "Lão Hạc ơi, bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ có một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ng ày cũng n hư đ êm, ch ỉ thui thủi một mìn h th ì ai mà chả p h ải buồn, những lúc buồn có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút" thì rõ ràng mặc dù nhà văn Nam Cao không xuất hiện, đó chỉ l à lời tâm sự của ông giáo, người đọc vân nhận ra thái độ thông cảm xót xa của nhà văn với lão Hạc nói riêng và những người cùng khổ nói chung. Cũng như các tác phẩm của Thạch Lam, Nam Cao, tác phẩm của Nguyên Hồng cũng thuộc phong cách của "...Những trang văn sôi nổi trữ tình thể hiện một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết. Ông thường viết về những kiếp người đau khổ bất hạnh (đặc biệt là đàn bà) bị những tai họa dồn dập dìm xuống bùn đen nhưng vẫn quyết vùng dậy để vươn lên ánh sáng. Đặt trong tình huống ấy, nhân vật của Nguyên Hồng thường có đời sống nội tâm giằng xé, vật vã, căng thẳng" (21 -88). Chủ đề truyện của Nguyên Hồng thì đã rõ. Nhìn một cách thật khái quát toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng người đọc thấy hầu như mọi tác phẩm của ông đều hướng về một chủ đề chung : đó là thể hiện một chủ nghĩa nhân đạo cao cả và thống thiết. Ngay từ khi bắt đầu cầm bút viết văn, Nguyên Hồng đã xác đinh chỗ đứng của người nghệ sĩ chân chính thuộc về phía những người lao động nghèo khổ. Ông tự nguyện làm nhà văn của những người khốn khổ. Nguyên Hồng muốn dùng ngòi bút tát cho cạn hết cái bể khổ cuộc đ ời. Nh à văn th iết tha mu ốn nói to lên nỗi đ au k hổ lầm th an củ a n hân d ân lao động nghèo khổ với nỗi đồng cảm và lòng yêu thương tha thiết. Và ông cũng muốn truyền tới người đọc sự đồng cảm và lòng yêu thương đó. Nhưng lòng nhân đạo của Nguyên Hồng không phải là thứ tình thương tiêu cực. Người ta gọi chủ nghĩa nhân đạo của ông là chủ nghĩa nhân đạo lạc quan. Bởi vì ông rất tin ở sức mạnh tinh thần của nhân vật của mình, dù trong bất cứ tình huống bất hạnh thế nào cũng không bao giờ gục ngã, trái lại vẫn vươn lên với những phẩm chất cao quý. 36 Truyện ngắn Mợ Du của Nguyên Hồng là truyện vô cùng cảm động về tình mẹ con. Mợ Du là người mẹ rất mực thương con nhưng vì sự vô lý của luật lệ phong kiến nên mợ Du buộc lòng phải lìa xa đứa con tội nghiệp. Cho dù tình mẹ con phải chia cắt đến thế nào thì mợ vẫn khao khát được gặp con. Tác giả đã đặt người mẹ tội nghiệp trong tình huống thương tâm: mẹ con phải gặp nhau một cách lén lút , vội vã, hốt hoảng trong một đêm trăng vằng vặc nơi một góc vườn tràn ngập hương hoa cau, hoa lý. Qua những trang miêu tả chan chứa tình cảm của nhà văn ta nhìn thấy tình mẫu tử hiện lên thật da diết, tội nghiệp. Để bộc lộ chủ đề và tính cách đó của nhân vật của mình, cốt truyện của Nguyên Hồng thường được tổ chức, sắp đặt như thế nào đó để khơi sợi lòng xót thương đối với nhân vật đồng thời tạo ra những thử thách quyết liệt để làm bộc lộ sức chịu đựng phi thường và tâm hồn cao cả của nhân vật. Tình huống truyện như thế được diễn đạt bằng hai vế : vế thứ nhất gợi tình xót thương, vế thứ hai làm bộc lộ tính cách, tâm hồn nhân vật ... Tất nhiên hai vế đó chẳng qua là sự diễn tả hai hiệu quả hai mục đích tư tưởng của cùng một tình huống truyện. Tuy nhiên, hai hiệu quả, hai mục đích tư tưởng ấy không phải ở truyện nào cũng đạt được ở mức độ như nhau. Có truyện đạt được hiệu quả thứ nhất là chính, có truyện đạt được hiệu quả thứ hai đậm đà hơn. Và tất nhiên cũng có truyện đạt cả hai hiệu quả, cả hai mục đích tư tưởng đều hết sức nổi trội. Trong thiên truyện Linh Hồn - truyện đầu tay của Nguyên Hồng - nhà văn viết về một người đàn bà nông thôn theo đạo Thiên Chúa bị bắt vì "nhà đoan hai lần khám thấy rượu lậu trong nhà" nên phải "đi chịu tám tháng tù thay chồng giữa lúc bụng mang dạ chửa". Đó chính là điều gợi xót thương sâu sắc đối với độc giả - Chắc hẳn nhà chị nông dân này rất nghèo, gia đình nấu tí rượu lậu để kiếm sống thì đã bị bắt. Lẽ ra người đi tù phải là người đàn ông trụ cột trong nhà chứ đâu đã đến phận chị. Nhưng chồng chị đi tù thì ai sẽ nuôi mẹ già, ai sẽ trông đàn con dại, có lẽ vì lý đó mà chị đang "bụng mang dạ chửa" vẫn là người phải đi tù xem ra hợp lý hơn cả. Chọn cho nhân vật của mình một hoàn cảnh như vậy thì thật đáng thương tâm ... Bởi lẽ người đàn bà có mang ở ngoài còn cảm thấy vất vả nữa là phải vào tù. Trong tù chị phải chịu đựng đủ mọi nhục hình, cái roi tre của tên coi tù làm cái việc khốn nạn là lật áo, lật yếm, lật khăn ... tiếp đến là những giọng cười thỏa mãn, tiếng cười nịnh nọt trong khi chị chết cay, chết đắng trong lòng, cúi đầu rớt nước mắt, tủi thân cho "thân phận yếu hèn" chị phải đi làm cỏ vê như tất cả mọi người khác. Và đau khổ như thế chưa phải đã hết, ch ị còn b ị cai tù hãm hiếp cho đến chết. Có thể nói ở tình huống này sự khêu gợi xót 37 thương đã đạt tới đỉnh điểm "Hai mươi hai (tên tù đặt theo những con số) thoáng thấy bóng cai Năm, mặt mày tái mét không còn một hột máu. Nàng chực la lên, nhưng chưa kịp mở miệng đã bị cai Năm bóp cổ dằn ngửa xuống sàn gỗ (...) càng giãy giụa bao nhiêu nàng thêm đau đớn, đau đớn vô cùng (...). Hai mươi hai mê mệt nằm lên cái thai nguyên rau long ra trên vũng máu tím bầm như sắc mặt nàng". Sự khêu gợi xót thương còn được tác giả đẩy thêm một nấc nữa khi vẽ ra hình ảnh người chồng co ro ngồi cất vó bên bờ ngòi. Anh vẩn vơ trong căn nhà xiêu vẹo, tờ mờ, nôi bóng dưới ánh trăng lạnh lẽo mùa đông, rồi anh mơ màng thấy ngày xuân tươi vui sắp tới đây, trên tay anh thiêm thiếp ngủ đứa con trai đầu lòng mà vợ anh mạnh khỏe hết hạn tù sẽ bế về. Miếng Bánh cũng là một câu chuyện thương tâm. Truyện kể về tình cảnh của Hưng, một thầy giáo nghèo, thất nghiệp đang trên đường đi kiếm việc làm. Nhân vật này bị đặt trong một tình huống tội nghiệp: tình huống bị cái đói khuất phục một cách thảm hại. Tình trạng thất nghiệp của Hưng kéo dài. Vợ chồng anh đã tiêu hết đồng xu cuối cùng. Và họ đã phải nhịn đói. Bỗng có người nhắn tin có thể kiếm được việc làm ở tỉnh. Nhưng lên tỉnh thì phải có tiền xe, tiền ăn đường. Vợ anh phải ra tiệm cầm đồ vay lấy một đồng bạc. Trên đường ra bến xe, cái đói đã dày vò Hưng. Anh nhìn vào cái quán bán bánh đa . ôi bát canh bánh đa mới ngon làm sao (...) bánh đa mỏng như thạch, nước canh loáng màu gạch cua và cà chua. Rau rút xanh non, nhai vào miệng phải biết là sồn sột, nhưng Hưng đành phải bước nhanh, mắt đăm đăm về phía trước" vì trong trí anh chỉ có một đồng bạc là số tiền xe lên Hà Nội mà tí nữa anh còn phải hỏi giá cả. "Nếu vé xe đúng tám hào thì vừa đủ tám hào vé, đồng bạc nọ còn thừa được hai hào. Hai hào ấy để Hưng uống nước và phòng một sự xảy ra bắt buộc tiêu tiền". Cách tính toán của anh thật chi li đến tội nghiệp. Cũng đúng thôi! Bởi vì Hưng không có quyền tiêu cho bản thân một số tiền lớn như vậy. Đó là số tiền vợ anh vay nợ để anh lên tỉnh kiếm việc làm. Đến bến xe chỉ vì có một đồng bạc nên anh hết sức phân vân: đi xe ca hay xe buýt"? "Ca chín hào buýt sáu hào". Hưng nhẩm tính mãi đến lúc đi ra đường anh vẫn thấy "tâm trí bừng bừng" cuối cùng anh quyết định: "Không! tội gì mất ba hào. Mình dậy sớm đi chuyến xe buýt năm giờ, thì dù xe chậm như rùa, chín giờ cũng phải đến Hà Nội kịp với xe ca". Trên đường về nhà, tưởng chừng Hưng đã làm tròn bổn phận của người chồng đối với vợ là tiết kiệm "Ba hào! ... ba hào! ... nếu mình không tiêu mà đưa cho vợ thì còn được bao nhiêu là việ c". Nhưng cuối cùng cái đói đã khuất phục anh. Anh đã lấy hai hào (trong số ba hào) để mua tấm bánh dẻo. Hình ảnh Hưng không về nhà mà vòng ra sau chợ vắng để ăn nhồm nhoàm, nghiến ngấu miếng bánh đúng là hình ảnh của một kẻ ăn vụng. Anh ăn vụng vợ anh, mộ t người đàn bà tần tảo nhịn đói, nh ịn khát v ì chồng v ì con. Những chi tiết này đặt dưới nsòi bút của Nam Cao thì hẳn không tránh khỏi tiếng cười chua chát. Nhưng dưới ngòi 38 bút của Nguyên Hồng thì ta chỉ thấy xót xa. Khuynh hướng của Nguyên Hồng là vậy. ông nhấn mạnh những chi tiết gợi xót thương: " Hưng đưa khía bánh vào miệng nuốt ừng ực. Qua những cái nghẹn cuồn cuộn trong người Hưng, một thứ gì mặn chát và tanh như máu tràn ra. cả cổ họng và ruột gan Hưng bị xoắn lại. Tâm trí Hưng nức nở. Hưng bước dướn lên lảo đảo (...) Miếng bánh nhai nhỏ ra càng như mảnh thủy tinh tẩm mật cá. Hưng cố nuốt, nuốt (11, 271 ) Hai truyện ngắn Linh Hồn và Miếng Bánh không phải không đạt được mục đích tư tưởng thứ hai của tình huống truyện, nghĩa là bộc lộ phía ánh sáng của tâm hồn nhân vật. Hưng tuy bị cái đói khuất phục nhưng sự hối hận đến đau đớn của anh cho thấy anh vẫn là người chồng biết thương vợ thương con. Đặc biệt là người đàn bà có số tù "hai mươi hai" trong Linh Hồn thì thân xác tuy bị làm nhục nhưng tâm hồn thì t rong suốt. Linh hồn người đàn bà ấy vẫn hướng về người chồng nghèo khổ ở quê nhà trước khi bay lên cõi nước Chúa ... Tuy nhiên tình huống của hai truyện này vẫn nghiêng hơn về mục đích tư tưởng thứ nhất: gợi xót thương cho những kiếp người cùng khổ. Tình huống những truyện Bố Con lão Đen, Nhà Sư Nữ Chùa Ẩm Hồn, Trong Cảnh Khốn Cùng ...lại thiên về mục đích tư tưởng thứ hai. Ở những truyện này, những bất hạnh nặng nề lại giáng xuống đầu nhân vật, tuy cũng gợi xót thương, nhưng lại nghiêng về phía thử thách sức chịu đựng kỳ lạ và những đức tính phi thường của nhân vật. Nhân vật mụ Đen trong Bố Con Lão Đen được miêu tả như một con người vô cùng khốn khổ. Đời người đàn bà này thật cơ cực, thuở nhỏ mụ mồ côi cha mẹ, lớn lên phải làm phu lao động rất cực nhọc. Mụ cũng tự nguyện yêu và lấy một anh làm phu có hoàn cảnh gia đình như mình. Nhưng chồng mụ lại là người vũ phu, thường xuyên đánh đập vợ, cờ bạc, rượu chè. Con mụ, trai gái có đủ nhưng là những đứa chưa ngoan, thậm chí thằng con trai là đứa con hư. Với ngần ấy tai họa trút xuống đầu mụ thì tưởng chừng người đàn bà này sẽ gục ngã, chán nản, thậm chí tha hóa. Song hiện lên trong truyện này là một hình ảnh về người đàn bà rất chịu đựng, chịu thương, chịu khó " mụ quại băng băng lên vai cả một tạ gạo (...) Mụ vẫn đội từng sọt khoai, gánh từng bốn thúng ngô đầy ăm ắp (...) tay mụ làm hàm mụ nhai. Sự may mắn sắm sửa cho mụ đều do cả đồng tiền kiếm được bằng mồ hôi trán của mụ từ khi mới lấy lão Đen cho tới ngày nay (...) Trừ những khi sinh nở phải nghỉ dăm bữa nửa tháng, còn quanh năm suốt tháng đều có mặt mụ ở nơi đó. Đun goòng, cầm bò, khuân vác, mưa nắng giời rét chết cò, mụ chẳng từ chối buổi nào hay một việc gì tuy nhiều người đàn ông phải chùn lại." 39 Lấy phải người chồng hay đánh đập chửi bới mình nhiều lần người đàn bà đó "tay bế một đứa, tay dắt một đứa quyết lìa bỏ anh chồng. Nhưng chỉ được mươi hôm, người ta lại thấy mụ trở về với hắn, lại đẻ cho hắn một đứa con nữa và lại bị hắn đánh những trận thừa sống thiếu chết". Người đàn bà này có một lòng độ lượng đặc biệt, một đức hy sinh xả kỷ phi thường, tuy bị lão Đen đánh đập dã man, chửi bới tục tằn, nhưng mụ lúc nào cũng chỉ một lòng thương yêu chồng con. Có những lúc bị chồng đánh đập đến "co quắp, tóc rối bù" , "đau đến khó thở" mụ vẫn cố gượng dậy lo tròn trách nhiệm của người vợ, người mẹ: "mụ Đen đi xin lửa, nhóm bếp, bắc nồi, vo gạo. Tới khi cơm chín, mụ Đen còn phải sắp mâm bát cho chúng nó và dọn cả thức ăn ra (...) Mụ Đen không ăn nhưng vẫn để phần chồng". Rồi đến khi chồng con gây án mạng mụ lại là ngườ i sẵn sàng đi tù thay chồng, thay con, mặc dù trước khi xảy ra vụ giết người, mụ đã khuyên can chồng con hết lời: "Nửa tháng sau, mụ Đen đứng trước một bàn giấy rộng. Dưới mắt mụ, để ở rìa bàn, cái lưỡi dao dài mỏng, mũi nhọn, phớt vài ngấn máu thâm sịt, đầu mụ cúi thấp, tâm trí mụ hoang mang. Có những tiếng hỏi sang sảng bên tai mụ, nhưng mụ không nghe thấy gì cả". Người ta nói, nhân vật của Nguyên Hồng nói chung có một cái gì như là một tinh thầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_chu_nghia_nhan_dao_trong_van_xuoi_nghe_thuat_cua_nguyen_hong_truoc_cach_mang_thang_tam_4171_19215.pdf
Tài liệu liên quan