MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
Chương 1. Lịch sử hình thành và líluận về chức năng công
tố
trong tố tụng hình sự
38
1.1. Lịch sử hình thành chức năng công tố 38
1.2. Lí luận về chức năng công tố trong tố tụng hình sự 42
Kết luận Chương 1 70
Chương 2. Chức năng công tố trong pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam và Đức
73
2.1. Khái quát chung về tố tụng hình sự Việt Nam và Đức 73
2.2. Những điểm tương đồng về chức năng công tố trong pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam và Đức
77
2.3. Những điểm khác biệt về chức năng công tố trong pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam và Đức
104
2.4. Đánh giá tổng quan về sự tương đồng và khác biệt của chức
năng công tố trong pháp luật tố tụng hình sự Đức và Việt Nam
116
Kết luận Chương 2 130
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng chức năng công tố
trong tố tụng hình sự Việt Nam từ kinh nghiệm của Đức
133
3.1. Yêu cầu của giải pháp nâng cao chất lượng chức năng công
tố trong tố tụng hình sự Việt Nam
133
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chức năng công tố trong tố tụng
hình sự Việt Nam
138
186 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chức năng công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam và Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện kiểm sát nhân dân
trong TTHS để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội,
được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự .”
2.2.2. Những điểm tương đồng về nội dung của chức năng công tố
CNCT, ngoài nội dung là sự buộc tội, còn bao gồm nội dung truy tố người
phạm tội và tội phạm ra trước Tòa án để xét xử và bảo vệ sự truy tố đó. CQCT
thực hiện việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc
quyết định truy tố. Hoạt động này là cơ sở cho việc thực hiện một nội dung quan
trọng của CNCT ở giai đoạn tiếp theo - giai đoạn xét xử. Đó là bảo vệ sự buộc
tội tại phiên tòa trong trường hợp vụ án được đưa ra xét xử. Tóm lại, CNCT gồm
03 nội dung cơ bản: (1) Sự buộc tội; (2) Truy tố người phạm tội và tội phạm; (3)
Bảo vệ sự buộc tội tại phiên tòa (trong trường hợp vụ án được đưa ra xét xử).
118 Xem Gwladys Gillégon, (2013), Public Prosecutors in the United States and the Europe: A comparative with
a special focus on Switzerland, France and Germany, Springer, p. 275;
91
Những nội dung này được quy phạm hóa trong BLTTHS về thẩm quyền của
CQCT trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Do
đó, để nghiên cứu sâu hơn những điểm tương đồng (và khác biệt) về nội dung
của CNCT trong TTHS Việt Nam và Đức, tác giả tiến hành nghiên cứu nội dung
CNCT trên cơ sở phân tích một số nội dung sau: (1) Những điểm tương đồng về
thẩm quyền của CQCT trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; (2)
Những điểm tương đồng về thẩm quyền của CQCT trong giai đoạn truy tố; (3)
Những điểm tương đồng về thẩm quyền của CQCT trong giai đoạn xét xử vụ án
hình sự.
2.2.2.1. Những điểm tương đồng về thẩm quyền của Cơ quan công tố
trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự
CNCT, với bản chất là việc một thiết chế được Nhà nước ủy quyền, thay
mặt Nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với tội phạm và người phạm tội. Ở
giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, thông tin về tội phạm ngày càng rõ
ràng hơn thông qua hoạt động thu thập chứng cứ, được đánh dấu bằng kết luận
điều tra của cơ quan có thẩm quyền. Trong giai đoạn này, nội dung của CNCT
được quy phạm hóa thành những quyền hạn cụ thể, bao gồm: (1) Thẩm quyền
trong việc tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm; (2) Thẩm quyền
quyết định việc khởi tố (Phát động công tố); (3) Thẩm quyền đối với các biện
pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân; (4) Thẩm quyền điều tra và kết
thúc điều tra.
a. Về thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm
Vòng quay tố tụng bắt đầu khi các thông tin về tội phạm đến với cơ quan
có thẩm quyền. Hoạt động xử lý tin báo, tố giác về tội phạm có thể coi là những
hoạt động tố tụng đầu tiên mà Nhà nước trao quyền cho các thiết chế nhà nước
giải quyết. Điểm chung quan trọng giữa BLTTHS Đức và Việt Nam là nhà làm
luật trao vai trò “quyết định” đối với việc tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác
về tội phạm cho hệ thống CQCT.
92
Trong BLTTHS Đức, nhà làm luật quy định rõ: “Thông tin về tội phạm
hoặc kiến nghị về việc cáo buộc hình sự đối với tội phạm hình sự được gửi dưới
hình thức lời nói hoặc văn bản đến cho CQCT, cơ quan và sĩ quan cảnh sát điều
tra hoặc cho Tòa án”119. Trách nhiệm tiếp nhận thông tin về tội phạm hoặc kiến
nghị về việc khởi tố (có nội hàm tương tự như tin báo, tố giác về tội phạm, kiến
nghị khởi tố trong BLTTHS năm 2015) được quy định cho 03 cơ quan: CQCT,
hệ thống CQĐT và Tòa án. Xét từ góc độ tư duy lập pháp, các nhà làm luật đã
cho thấy rõ tinh thần của quốc gia Châu âu này, trách nhiệm tiếp nhận thông tin
về tội phạm trước hết được trao cho CQCT, sau đó là vai trò của các cơ quan và
sĩ quan cảnh sát điều tra, sau cùng mới đến vai trò của Tòa án. Rõ ràng hơn, khi
quy định về việc giải quyết các thông tin, kiến nghị về tội phạm này, thẩm quyền
giải quyết được các nhà lập pháp quy định trực tiếp cho CQCT. Khoản 1 Điều
161 BLTTHS ghi nhận: “Khi thực hiện các hoạt động điều tra, xác minh làm rõ
tội phạm theo quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 160, CQCT có quyền yêu
cầu tất cả các cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, đồng thời, được phép tiến
hành tất cả các hoạt động điều tra luật định”. Sau sự thừa nhận rõ ràng này, nhà
làm luật mới ghi nhận thêm việc CQCT có thể trực tiếp tiến hành điều tra hoặc
thông qua các cơ quan và sĩ quan cảnh sát điều tra. Các cơ quan và sĩ quan cảnh
sát điều tra phải chấp hành mệnh lệnh của CQCT120, khi thực thi yêu cầu của
CQCT, CQĐT sẽ có các thẩm quyền như CQCT.
Ở Việt Nam, mặc dù kĩ thuật lập pháp quy định thẩm quyền này có sự
khác biệt, tuy nhiên, vai trò quyết định đối với việc tiếp nhận và giải quyết tin
báo, tố giác về tội phạm cũng được trao cho hệ thống CQCT. Tội phạm là hiện
tượng xã hội tiêu cực, phải được phát hiện chính xác, xử lý công minh, kịp thời,
do đó, nhà làm luật ở Việt Nam ghi nhận trách nhiệm này thuộc về Viện kiểm
119 Khoản 1 Điều 158 BLTTHS Đức;
120 Khoản 1 Điều 152 Luật Tổ chức Tòa án Đức;
93
sát, CQĐT và cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra121. Nhìn từ
giác độ lập pháp TTHS, Viện kiểm sát có thẩm quyền sau cùng và quyết định
đối với việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm. Trường hợp CQĐT, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình
chỉ giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, thì thẩm quyền quyết định sau cùng
vẫn thuộc về Viện kiểm sát. Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định tạm đình
chỉ của CQĐT và tiếp tục giải quyết. Đây chính là một trong những biểu hiện cụ
thể của nội dung chế ước của Viện kiểm sát đối với hoạt động điều tra của
CQĐT: “Viện kiểm sát chế ước hoạt động điều tra ngay từ khi CQĐT bắt đầu
thực hiện các hoạt động tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm và được
thực hiện trong suốt quá trình điều tra vụ án”.122
b. Về thẩm quyền quyết định việc khởi tố (phát động công tố)
Vai trò “quyết định” đối với việc khởi tố (phát động công tố) được các
nhà lập pháp của hai quốc gia trao cho hệ thống CQCT.
TTHS Đức không quy định riêng biệt về giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
mà nhiệm vụ của giai đoạn này được lồng ghép trong điều tra vụ án hình sự. Sau
khi thông tin, kiến nghị về tội phạm đến với cơ quan có thẩm quyền - CQCT, cơ
quan này sẽ tiến hành điều tra đối với các tội phạm đó. Do nguyên tắc truy tố bắt
buộc chi phối, nên CQCT phải tiến hành điều tra đối với mọi tội phạm. Và, về lý
thuyết, hệ thống cơ quan này phải ra cáo buộc hình sự (Public Charges/
Anklage) nếu chứng cứ cho thấy có căn cứ về việc hành vi phạm tội đã được
thực hiện. Cáo buộc hình sự, xét từ khía cạnh nội dung, sẽ xác định rõ hành vi
phạm tội và người [bị nghi ngờ] thực hiện hành vi phạm tội với các tình tiết và
chứng cứ buộc tội. Hay nói cách khác, cáo buộc hình sự trong TTHS Đức có nội
dung bao hàm nội dung quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định khởi tố
121 Theo quy định tại Điều 35 BLTTHS 2015, các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra bao gồm các Cơ quan của: Bộ đội Biên phòng, Hải Quan, Kiểm Lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và
các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
122 Xem thêm, Nguyễn Hải Phong (Chủ biên), (2014), Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong
hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, tlđd, NXB Chính trị Quốc
gia, tr.22;
94
bị can trong TTHS Việt Nam. Quyết định TTHS này có ý nghĩa tuyên bố chính
thức việc một (hoặc nhiều) hành vi cụ thể và một người chính thức được đưa
vào vòng quay TTHS khi có các căn cứ luật định.
Thẩm quyền ra cáo buộc hình sự được nhà làm luật quy định trực tiếp và
độc quyền cho CQCT123. Thực tế cho thấy, thông thường, phần lớn thông tin về
tội phạm sẽ được trình báo qua hệ thống CQĐT. Các cơ quan này sẽ tiến hành
điều tra đối với các thông tin đó. Hoạt động điều tra của CQĐT ở Đức được tiến
hành nhằm thu thập các chứng cứ làm căn cứ cho việc ra cáo buộc hình sự.
Thẩm quyền này của CQĐT rộng hay hẹp phụ thuộc vào tính chất của tội phạm.
Đối với tội phạm nhỏ (ít nghiêm trọng) thì thẩm quyền này rộng và thu hẹp dần
cùng với sự tăng lên của tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Tuy nhiên, dù thuộc trường hợp nào, CQĐT không được quyền ra cáo buộc hình
sự. Nếu thấy đủ điều kiện để ra quyết định đó, CQĐT sẽ chuyển hồ sơ cho
CQCT. Thẩm quyền quyết định việc ra cáo buộc hình sự chỉ thuộc về CQCT.124
Tương tự như ở Đức, thẩm quyền quyết định việc khởi tố ở Việt Nam
(bao gồm cả khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can) được trao cho Viện kiểm
sát. Viện kiểm sát có quyền trực tiếp ra quyết định khởi tố, không khởi tố, thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.125 Ngoài ra, trong
trường hợp việc khởi tố vụ án hình sự do CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra ban hành, nhà làm luật trao cho Viện kiểm
sát quyền “hủy bỏ” quyết định về việc khởi tố của CQĐT và cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trường hợp quyết định khởi tố vụ
án hình sự do Hội đồng xét xử ban hành, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị lên
Tòa án cấp trên. Tương tự như vậy, Viện kiểm sát có quyền phê chuẩn hoặc
hủy bỏ quyết định khởi tố bị can do CQĐT ban hành. Nếu phát hiện có người
123 Khoản 2 Điều 152 BLTTHS Đức;
124 Xem Jehle, Jörg-Martin, (2000) "Prosecution in Europe: Varying structures, convergent trends." European
Journal on Criminal Policy and Research, Vol8/1, p.210; Open Society Institute Sofia, (2008) Promoting
prosecutorial accountability, independence and effectiveness, comparative research, p. 227-228; Eberhard
Eberhard Siegismund, The Public Prosecution Service in Germany: Legal Status, Functions and Organisation,
tài liệu hội thảo 120th International Senior Seminar, p.62-63;
125 Xem khoản 3 Điều 153, khoản 3 Điều 159, điểm c khoản 1 Điều 161, Điều 179, Điều 180 BLTTHS 2015;
95
đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm nhưng chưa bị
khởi tố thì Viện kiểm sát có quyền yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố hoặc
trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can (nếu đã yêu cầu nhưng CQĐT không
thực hiện).
Như vậy, xét từ góc độ lập pháp TTHS, nhà làm luật trao quyền phát động
công tố (khởi tố vụ án, khởi tố bị can) cho khá nhiều chủ thể. Các cơ quan này
có quyền ra quyết định về việc khởi tố. Tuy nhiên, quyền quyết định sau cùng
vẫn được nhà làm luật đặt lên vai của hệ thống CQCT - Viện kiểm sát.126 Về vấn
đề này, tác giả Nguyễn Hải Phong khẳng định: “Trách nhiệm của Viện kiểm sát
trong thủ tục khởi tố vụ án hình sự không chỉ ở việc tự mình ra quyết định khởi
tố mà chủ yếu là việc Viện kiểm sát phải kiểm tra, thẩm định tính có căn cứ và
hợp pháp của các quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án của CQĐT và chịu
trách nhiệm cuối cùng về việc này, bảo đảm mọi tội phạm phải được phát hiện,
khởi tố, điều tra có căn cứ và hợp pháp”.127
c. Về thẩm quyền đối với các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền
công dân
TTHS là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng của Nhà nước.
So với các lĩnh vực hoạt động nhà nước khác thì TTHS là lĩnh vực trong đó việc
áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cần thiết khách quan và xâm phạm nhiều
nhất vào cuộc sống tư của công dân, hạn chế quyền và tự do hiến định của họ.
Điều này xuất phát từ nhiệm vụ TTHS là phát hiện tội phạm và người phạm tội,
ngăn chặn tiếp tục phạm tội và truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
Đây là yếu tố quyết định sự cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế can thiệp
vào tự do cá nhân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể và các quyền hiến định
khác của công dân. Vì mục đích bảo vệ trật tự trong xã hội, bảo đảm các quyền,
tự do cơ bản của các thành viên trong xã hội, Nhà nước nhận về mình nghĩa
126 Xem khoản 6 Điều 159, điểm b, c khoản 1 Điều 161 BLTTHS 2015
127 Nguyễn Hải Phong (chủ biên), (2014), Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động
điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, tlđd, tr. 44;
96
vụ thực hiện hoạt động bảo vệ pháp luật trong đó có hoạt động TTHS. Do vậy,
nhu cầu áp dụng các biện pháp cưỡng chế từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng
hạn chế quyền, tự do của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ trong trường hợp nhất
định là hoàn toàn khách quan và có tính xã hội.128
Ở Việt Nam, các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân
được chia làm 03 nhóm, bao gồm: (1) Các biện pháp ngăn chặn; (2) Các biện
pháp cưỡng chế khác và (3) Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. 129 Theo
BLTTHS năm 2015, các biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng đối với bị
can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong
trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang), bao gồm: Giữ người trong trường
hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lãnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi
nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Các biện pháp cưỡng chế khác được quy định rải
rác trong BLTTHS năm 2015 bao gồm: khám xét, khám nghiệm hiện trường,
xem xét dấu vết trên thân thể, các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là chế định
mới, quy định tại Chương XVI trong BLTTHS năm 2015....130 Hệ thống pháp
luật của bất kì quốc gia nào cũng luôn ghi nhận các tình huống trong TTHS khi
các quyền, tự do hiến định của công dân có thể bị hạn chế trước yêu cầu bảo vệ
lợi ích chung của xã hội. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 quy định, việc hạn chế
quyền con người, quyền công dân chỉ được thực hiện trên cơ sở quy định của
luật.131
Ở Đức, nhóm các biện pháp này cũng được quy định rải rác trong
BLTTHS, cụ thể gồm: Chương VIII. Thu giữ, nghe lén các phương tiện viễn
thông, tìm kiếm bằng máy tính, sử dụng các thiết bị kỹ thuật, sử dụng trinh sát
128 PGS.TS. Nguyễn Thái Phúc, (2015), “Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế”, in trong Sách chuyên
khảo Những nội dung mới trong BLTTHS năm 2015, do PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình chủ biên, NXB Chính trị
Quốc gia, tr. 238;
129Các biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự (khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử).Tuy nhiên, hầu hết các biện pháp ngăn chặn được áp dụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình
sự.Thêm vào đó, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn ở giai đoạn này thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa CQCT
và CQĐT (mối quan hệ giữa CNCT và chức năng điều tra) ở hai quốc gia. Do đó, tác giả quyết định đặt sự
nghiên cứu, so sánh về các biện pháp này trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
130 Trường Đại học Luật Hà Nội, (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, tr.229; Xem
các điều: 110 -124, 127-129, 194-198, 201, 203 BLTTHS năm 2015;
131 Điều 14 Hiến pháp 2013;
97
và khám xét, giám sát bị can, kiểm tra thân thể, khám nghiệm hiện trường...,
Chương IX. Bắt và tạm giam, Chương IXa. Những biện pháp khác nhằm bảo
đảm truy tố và thi hành bản án hình sự132.
Nhà làm luật ở cả hai quốc gia đều ghi nhận thẩm quyền của CQCT đối
với nhóm biện pháp này. Tuy nhiên, khác với các nội dung so sánh về đối tượng,
chủ thể, phạm vi của CNCT ở trên, khi mà sự tương đồng thể hiện trong
BLTTHS là rất rõ nét, với nội dung này, sự tương đồng giữa hai hệ thống chỉ ở
mức độ nhất định.
Các thẩm quyền cụ thể của CQCT ở Việt Nam đối với các biện pháp hạn
chế quyền con người, quyền công dân được thể hiện bởi các quyền năng như
thẩm quyền “phê chuẩn”, thẩm quyền “áp dụng, thay đổi, hủy bỏ” hoặc thẩm
quyền “gia hạn” đối với các biện pháp này. Nhà làm luật khi quy định về thẩm
quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát đã xác định rõ ràng: “b) Quyết định áp
dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp
điều tra tố tụng đặc biệt; quyết định việc gia hạn kiểm tra và xác minh nguồn tin
về tội phạm, gia hạn tạm giữ, gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam, gia hạn truy
tố;; g) Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định, lệnh của Cơ quan điều
tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; h) Quyết
định hủy bỏ các quyết định, lệnh không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;”133
Thầm quyền “quyết định” của Viện kiểm sát đối với các biện pháp hạn
chế quyền con người, quyền công dân có xu hướng giảm dần đối với các trường
hợp khẩn cấp. Hay nói cách khác, đối với một số trường hợp như Giữ người
trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, khám xét trong trường hợp khẩn cấp, nhà
làm luật mở rộng sự độc lập trong việc ra quyết định và thi hành một số biện
pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân nêu trên cho CQĐT và Cơ quan
có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra. Các cơ quan này có quyền ra
132 Xem các điều: 81, 81a-81g; 87, 88 Chương VIII, Chương IX và Chương IXa BLTTHS Đức;
133 Khoản 2 Điều 41 BLTTHS năm 2015;
98
lệnh và thực hiện các biện pháp hạn chế quyền con người mà không cần sự phê
chuẩn trước của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, ngay sau khi thực hiện các biện pháp
hạn chế quyền con người nêu trên, các cơ quan này phải gửi ngay hồ sơ cho
Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để phê chuẩn134 hoặc
hủy bỏ.135
Ở Đức, nhà làm luật cũng ghi nhận thẩm quyền của CQCT đối với các
biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân. CQCT có thẩm quyền ra
quyết định đối với các biện pháp này như thu giữ, nghe lén các phương tiện viễn
thông, bắt, khám xét136 Tuy nhiên, trong BLTTHS Đức, nhà làm luật trao
quyền “quyết định” đối với các biện pháp này cho hệ thống cơ quan nắm giữ
quyền tư pháp - hệ thống Tòa án. Sự khác biệt về vai trò quyết định đối với các
biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân này sẽ được luận bàn sâu
hơn trong nội dung phân tích sự khác biệt ở bên dưới.
Riêng đối với việc sử dụng điều tra trinh sát, trong BLTTHS Đức, nhà
làm luật trao quyền năng quyết định cho CQCT, theo đó “Việc sử dụng điều tra
trinh sát chỉ được phép sau khi đã có sự đồng ý của CQCT. Trong trường hợp
khẩn cấp và nếu không thể có được ý kiến đồng ý của CQCT ngay lúc đó, thì
phải xin ý kiến đó ngay lập tức; biện pháp sẽ chấm dứt nếu CQCT không có ý
kiến đồng ý trong thời hạn 3 ngày. Ý kiến phải được thể hiện bằng văn bản và
thực hiện trong một thời hạn cụ thể. Việc gia hạn sẽ được thực hiện nếu các điều
kiện cho việc sử dụng điều tra trinh sát vẫn được thoả mãn.”137
d. Thẩm quyền điều tra và kết thúc điều tra
134 Khoản 4 Điều 110, Khoản 2 Điều 193 BLTTHS năm 2015;
135 Khoản 4 Điều 117 BLTTHS năm 2015;
136 Xem Chương VIII (thu giữ, nghe lén các phương tiện viễn thông, tìm kiếm bằng máy tính, sử dụng các thiết
bị kỹ thuật, sử dụng trinh sát và Khám xét), Điều 114 (Lệnh bắt); Điều 125 (Thẩm quyền ra lệnh bắt); Điều 127
(Tạm giữ); Điều 132 (có quy định về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm);
137 Xem Điều 110b BLTTHS Đức; Trường hợp áp dụng việc điều tra trinh sát: 1. Liên quan đến một bị can cụ
thể, hoặc 2. Liên quan đến việc trinh sát thâm nhập vào nhà riêng, nơi mà thường không được phép vào thì thẩm
quyền quyết định thuộc về Tòa án, trong trường hợp khẩn cấp thì phải có sự đồng ý của CQCT (Khoản 2 Điều
110b).
99
Như nội dung lí luận đã khẳng định, chức năng điều tra và CNCT là hai
chức năng độc lập, trong đó, chức năng điều tra là chức năng hỗ trợ cho CNCT.
Do truyền thống chính trị, pháp luật, văn hóa khác nhau, hai chức năng này có
thể do một cơ quan thực hiện chính, hoặc do hai cơ quan độc lập thực hiện. Mối
quan hệ giữa hai hệ thống cơ quan thực hiện hai chức năng này ở mỗi quốc gia
khác nhau cũng rất đa dạng, nhưng suy cho cùng, đều có cơ sở lí luận là mối
quan hệ giữa CNCT và chức năng điều tra.
Ở cả hai quốc gia, mặc dù chức năng điều tra và CNCT là hai chức năng
độc lập, tuy nhiên, quy định của BLTTHS đều thể hiện tính quyết định của
CQCT đối với thẩm quyền kết thúc điều tra.
Chức năng điều tra và CNCT ở Việt Nam do hai cơ quan độc lập thực
hiện. Đó là hệ thống CQĐT và Viện kiểm sát. Theo tác giả Nguyễn Hải Phong,
việc tách điều tra ra khỏi công tố là một thành tựu của nền tư pháp hiện đại, tuy
chúng có sự độc lập tương đối nhưng luôn bên cạnh nhau, công tố muốn buộc
tội chính xác thì phải trực tiếp và sâu sát với điều tra138. Hoạt động điều tra và ra
bản kết luận điều tra ở Việt Nam mang tính độc lập khá cao. Khi tiến hành một
số hoạt động điều tra nhất định, CQĐT cần phải thông báo trước cho Viện kiểm
sát như Hỏi cung bị can (Điều 183), Đối chất (189), Nhận dạng (Điều 190),
Khám nghiệm hiện trường (Điều 201), Khám nghiệm tử thi (Điều 202), Thực
nghiệm điều tra (Điều 204) hoặc gửi quyết định tố tụng cho Viện kiểm sát như
Trưng cầu giám định (Điều 205), Giám định bổ sung (Điều 210). Tương tự như
thẩm quyền điều tra, CQĐT cũng được trao quyền năng độc lập đối với việc kết
thúc điều tra (đình chỉ điều tra hoặc đề nghị truy tố).139 Tuy nhiên, giống như
thẩm quyền đối với các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân nêu
trên, trách nhiệm quyết định sau cùng được nhà làm luật trao cho Viện kiểm sát.
Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định điều tra và yêu cầu
138 Xem TS. Nguyễn Hải Phong (chủ biên), (2014), Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt
động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, tlđd, tr. 31;
139 Xem Điều 232, Điều 233, Điều 234 BLTTHS năm 2015;
100
CQĐT phục hồi điều tra hoặc hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết
định truy tố (khoản 3 Điều 230). Trường hợp CQĐT ra bản Kết luận điều tra đề
nghị truy tố, Viện kiểm sát có quyền trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung (Điều
240, Điều 245). Vai trò quyết định của Viện kiểm sát đối với hoạt động điều tra
của CQĐT cũng được tác giả Lê Thị Thúy Nga khẳng định trong Luận án tiến sĩ
của mình: “CQĐT (Điều tra viên) chủ động trong việc lựa chọn các biện pháp
điều tra trên cơ sở quy định pháp luật, yêu cầu nghiệp vụ song quyền quyết định
việc buộc tội, chỉ đạo, định hướng điều tra thuộc về Viện kiểm sát.”140
BLTTHS Đức khẳng định hoạt động điều tra tội phạm, trước tiên, thuộc
trách nhiệm của CQCT: “Ngay sau khi CQCT nhận được thông tin về tội phạm,
cơ quan này phải tiến hành các hoạt động điều tra để làm cơ sở cho việc quyết
định ra cáo buộc hình sự”. (Khoản 1 Điều 160). Phạm vi điều tra của CQCT
được xác định ngay sau đó: “Phạm vi thẩm quyền thu thập chứng cứ trong điều
tra của CQCT được mở rộng đối với các tình huống/trường hợp quan trọng
trong việc xác định các hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội”. (Khoản 3 Điều
160). Nếu chỉ phân tích các quy định trong BLTTHS, có vẻ như chức năng điều
tra và CNCT trong TTHS Đức do một cơ quan duy nhất thực hiện - Viện Công
tố. CQĐT chỉ là cơ quan giúp việc cho CQCT. CQĐT chỉ được tiến hành một số
hoạt động điều tra trong các trường hợp khẩn cấp, nhằm mục đích ngăn ngừa
việc che dấu tội phạm “CQĐT có thẩm quyền phải tiến hành điều tra tội phạm
và thực hiện tất cả các biện pháp khi tình hình không nên để chậm trễ, để ngăn
chặn việc che dấu tội phạm” và “ngay lập tức chuyển giao hồ sơ tới cho CQCT”
(khoản 1, khoản 3 Điều 163). Trên thực tế, CQĐT tiến hành điều tra đa số các
vụ án hình sự và chỉ gửi hồ sơ vụ án đến CQCT khi vụ án cần ra cáo buộc hình
sự, trừ một số vấn đề rất phức tạp thì việc báo cáo này mới được thực hiện từ
140 Xem Lê Thị Thúy Nga, (2019), Chủ thể buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, tr. 64;
101
sớm để xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo. Vai trò tham gia của CQCT trong hoạt
động điều tra tăng dần cùng với sự phức tạp của vụ án.141
Ở Đức, CQCT được gọi là “Ông chủ” [the Master] trong hoạt động điều
tra vụ án hình sự, có trách nhiệm điều tra mọi vụ án hình sự ngay sau khi có
thông tin về sự việc phạm tội. Khi tiến hành điều tra, CQCT được tiến hành điều
tra dưới mọi hình thức. CQCT có thể trực tiếp tiến hành điều tra hoặc thông qua
hệ thống CQĐT. Sỹ quan cảnh sát, nếu được bổ nhiệm là sỹ quan điều tra
[investigative officers] của Văn phòng Công tố thì có nhiều thẩm quyền hơn142.
Ở Đức, các sĩ quan cảnh sát nói chung đều có quyền bắt và kiểm tra căn cước.
Trong khi đó, chỉ các sĩ quan điều tra mới có thẩm quyền tiến hành các hoạt
động điều tra khác.143
2.2.2.2. Những điểm tương đồng về thẩm quyền của Cơ quan công tố
trong giai đoạn truy tố
Trong TTHS Việt Nam, truy tố là một giai đoạn tố tụng độc lập. Trước
đây, BLTTHS năm 2003 chỉ quy định 01 Chương về quyết định việc truy tố với
04 điều luật144 và đặt ở cuối của Phần thứ hai cùng với khởi tố, điều tra vụ án
hình sự. Trong BLTTHS năm 2015, nhà làm luật đã tách Chương truy tố thành
01 Phần độc lập, bao gồm 02 Chương với 14 điều luật.145 Đây là điểm mới rất cơ
bản của BLTTHS năm 2015, không chỉ có ý nghĩa là sự hoàn thiện về kĩ thuật
141
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chuc_nang_cong_to_trong_to_tung_hinh_su_viet_nam_va.pdf