MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước. 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước . 10
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án . 20
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINHTRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ. 25
2.1 Cơ sở phương pháp luận của chứng minh trong tố tụng hình sự. 26
2.2. Khái niệm, đặc điểm, mục đích và ý nghĩa chứng minh trong tố tụng hình sự. 30
2.3. Đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh trong tố tụng hình sự . 44
2.4. Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự . 55
2.5. Chứng minh trong các mô hình tố tụng và một số nước trên thế giới. 66
Chương 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG MINH TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI . 76
3.1. Quy định của pháp luật về chứng minh trong tố tụng hình sự. 76
3.2. Thực tiễn chứng minh trong tố tụng hình sự tại tỉnh Đồng Nai . 95
Chương 4: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ. 119
4.1. Yêu cầu và các giải pháp nâng cao chất lượng chứng minh trong tố tụng hình
sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai . 119
4.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về chứng
minh trong tố tụng hình sự . 124
4.3. Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về chứng minh trong tố tụng hình
sự. 139
KẾT LUẬN. 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
214 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chết người hoặc giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng hoặc trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh; lừa đảo và lạm
dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản; cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản;...
Sai sót trong việc thu giữ, bảo quản và xử lý vật chứng như: Lập biên bản thu
giữ vật chứng sơ sài không mô tả chi tiết mẫu vật thu giữ; không tiến hành niêm
phong; không có người chứng kiến,... nên khi gửi mẫu vật đi giám định đã không
được cơ quan chức năng công nhận. Việc bảo quản vật chứng ở nhiều địa phương
chưa đảm bảo, có trường hợp làm hư hỏng vật chứng, thậm chí để mất hoặc đánh
tráo vật chứng. Có trường hợp Cơ quan điều tra đã thu giữ cả những đồ vật không
liên quan gì đến vụ án.
Tóm lại, Những thiếu sót, tồn tại trên trong hoạt động chứng minh trong quát
trình tố tụng của Cơ quan điều tra đã gây khó khăn hoặc kéo dài việc xử lý vụ án ở
các giai đoạn tiếp theo của quá trình TTHS, điều đó được thể hiện ở một số điểm cơ
bản sau đây:Nhiều trường hợp đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra không được
Viện kiểm sát chấp nhận cụ thể về tội danh, điều khoản BLHS sự áp dụng, về tình
tiết định khung tăng nặng, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình
sựMột số vụ án bị đình chỉ vì không có căn cứ khởi tố theo quy định của pháp
luật, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết, người phạm tội chưa đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự, hành vi không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nhiều trường hợp bỏ
lọt tội phạm... Trả hồ sơ để điều tra bổ sung do thu thập chưa đầy đủ chứng cứ, vi
phạm thủ tục tố tụng...
Thực tiễn chứng minh trong giai đoạn truy tố:
Về việc xác định đối tượng chứng minh: Sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra và
Viện kiểm sát đã thực hiện nghiêm túc trong việc xác định đối tượng chứng minh,
thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015, đặc biệt là sự bắt buộc việc hỏi cung (phúc cung) bị can của Kiểm sát viên đối
với tất cả các vụ án sau khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra đề nghị truy tố nhằm
bảo đảm sự thận trọng, tính khách quan, toàn diện trong việc thu thập, đánh giá
chứng cứ đảm bảo cho việc truy tố đúng người, đúng tội. Kiểm sát viên được phân
công giải quyết vụ án phải rà soát, kiểm tra chặt chẽ quá trình tố tụng của vụ án,
102
nhất là biện pháp ngăn chặn đang áp dụng có liên quan đến việc hạn chế quyền con
người, quyền công dân nhằm chống oan, bỏ lọt, hạn chế sai sót dẫn đến việc Tòa án
trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Do đó, tỉ lệ giải quyết án ở giai đoạn truy tố đạt chất
lượng cao, không có trường hợp nào VKS truy tố mà Tòa tuyên không phạm
tội.Trên cơ sở nghiên cứu kỹ nội dung vụ án, đánh giá toàn diện các chứng cứ buộc
tội và gỡ tội, cáo trạng truy tố đảm bảo đầy đủ chứng cứ, đúng tội danh, đúng thời
hạn, Kiểm sát viên chủ động phúc cung bị can trước khi dự thảo cáo trạng, nhất là
các bị can không nhận tội, kêu oan nhưng hồ sơ thể hiện đầy đủ chứng cứ xác định
hành vi phạm tội của bị can.
Tuy nhiên, việc xác định đối tượng chứng minh được kiểm tra lại, chính vì vậy
phát hiện được những sai sót của giai đoạn trước đó nhằm khắc phục, thể hiện qua
việc số lượng các vụ án bị trả hồ sơ điều tra bổ sung do thiếu chứng cứ chiếm tỷ lệ
rất cao do quá trình điều tra, thu thập chứng cứ còn có nhiều thiếu sót, đây cũng là
cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo và cũng là cơ sở và
trách nhiệm chứng minh sự vô tội của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với người
phạm tội (phụ lục số 3). Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can không có căn cứ pháp
luật, không chứng minh được các yếu tố cấu thành tội phạm, có trường hợp hình sự
hóa các quan hệ dân sự, kinh tế. (xem mục 1 phụ lục số 13). Tình trạng các cơ quan
tiến hành tố tụng đã bỏ qua không điều tra xác minh hoặc không đánh giá đầy đủ,
toàn diện đối với các chứng cứ gỡ tội, các chứng cứ chứng minh tình trạng ngoại
phạm của bị cáo dẫn đến trường hợp xử lý oan người vô tội, có trường hợp qua
nhiều cấp xét xử. (xem mục 5 phụ lục số 13)
Ở giai đoạn này việc thu thập chứng cứ còn có những thiếu sót như: Sau khi
nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên được phân công đã đề xuất của phê chuẩn các
quyết định, lệnh tạm giam bị can theo đề nghị của Cơ quan điều tra không đúng quy
định của pháp luật. Có trường hợp Viện kiểm sát đã ra quyết định đình chỉ điều tra
không đúng thẩm quyền hoặc không có căn cứ pháp luật quy định, lý do đình chỉ
điều tra không phù hợp với tính chất hành vi phạm tội. Việc thực hiện các quy định
về bắt, tạm giữ, tạm giam chưa đúng với quy định của BLTTHS. Không ít trường
hợp sau khi một thời gian bị can bị tạm giam, thì vụ án phải đình chỉ điều tra vì
không có hành vi phạm tội xảy ra; hành vi không cấu thành tội phạm hoặc được
miễn trách nhiệm hình sự,...
103
Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát điều tra và thực
hành quyền công tố tại phiên tòa, một số Kiểm sát viên không xem xét đầy đủ, toàn
diện các chứng cứ buộc tội và các chứng cứ gỡ tội. Các chứng cứ mâu thuẫn với
nhau về chứng cứ ngoại phạm của bị can. Về thời gian, địa điểm xảy ra vụ án. Công
cụ, hung khí thực hiện hành vi;... Không phát hiện được các chứng cứ còn thiếu,
hoặc những chứng cứ mâu thuẫn với nhau để yêu cầu Cơ quan điều tra hoặc tự mình
bổ sung chứng cứ, tiến hành xét hỏi, đối chất tại phiên tòa để làm sáng tỏ các tình
tiết của vụ án. Một số Kiểm sát viên còn ỷ lại cho rằng các chứng cứ, tài liệu đã thu
thập được có trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ nên không làm tốt công tác chuẩn bị kế
hoạch xét hỏi, chuẩn bị lời luận tội hoặc dự kiến các tình huống có thể phát sinh
trong đối đáp với Luật sư, bị cáo và các đương sự hoặc chủ quan chuẩn bị qua loa,
chiếu lệ cho việc tham gia phiên tòa nên bị động, lúng túng và không bảo vệ được
cáo trạng, nhất là trong các trường hợp tại phiên tòa các bị cáo, người làm chứng,...
phản cung, chối tội. (xem mục 3 phụ lục số 13)
Việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ còn nhiều sai sót: Nhiều trường hợp Kiểm
sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án, đánh giá chưa đúng về các chứng cứ, tài liệu các
tình tiết về vụ án,... nên không phát hiện kịp thời các trường hợp hành vi vi phạm
không cấu thành tội phạm. Do không xem xét, đánh giá đúng và đầy đủ về các chứng cứ,
tài liệu của vụ án nên xác định không chính xác về ý thức chủ quan của bị can và đề xuất
việc truy tố không đúng đối với hành vi không phải là tội phạm và khi xét xử Toà án đã
tuyên bị cáo không phạm tội. (xem mục 2 phụ lục số 13). Các cơ quan tiến hành tố
tụng cấp sơ thẩm không chứng minh được hành vi phạm tội của bị cáo, nên sau khi
cấp phúc thẩm hủy án đã đình chỉ không đúng với quy định của pháp luật nhằm né
tránh trách nhiệm(xem mục 4 phụ lục số 13).Việc thực hiện chức năng kiểm sát
hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát cấp trên (cấp tỉnh) đối với hoạt động xét xử
của các Tòa án cấp dưới và kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát cấp dưới trong
những năm qua cũng còn nhiều bất cập. Công tác tổng kết, rút kinh nghiệm về các
sai sót, vi phạm ở các Viện kiểm sát cấp huyện chưa được tiến hành thường xuyên,
kịp thời. (xem mục 6 và mục 7 phụ lục số 13).
Tóm lại, số vụ án bị đình chỉ và tạm đình chỉ chiếm tỉ lệ thấp, cụ thể số thụ
lý vụ án và số bị can thì số vụ án bị đình chỉ điều tra và số vụ án bị tạm đình chỉ
điều tra chiếm tỷ lệ thấp, điều này chứng tỏ trách nhiệm chứng minh trong tố tụng
hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình khi
104
thực hiện trong quá trình điều tra, truy tố (phụ lục số 4).Số lượng các vụ án bị Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố
chiếm tỷ lệ thấp, chứng minh được trách nhiệm chứng minh tội phạm của cơ quan điều
tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra (phụ lục số 5).Số vụ án VKSND tỉnh Đồng Nai ra
quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án từ năm 2008 đến năm 2017 thể hiện số
liệu có nhiều năm rất cao, tuy nhiên việc đình chỉ và tạm đình chỉ đều thực hiện
đúng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự (phụ lục số 6).
Thực tiễn chứng minh trong giai đoạn xét xử: Các vi phạm chủ yếu trong
giai đoạn xét xử: Áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ không đúng, áp dụng chưa đúng
khoản của điều luật, hình phạt đối với bị cáo chưa nghiêm, chưa tương xứng với
tính chất, mức độ, hành vi phạm tội do bị cáo gây ra, vi phạm về thời hạn giao bản
án qua Viện kiểm sát, trả hồ sơ điều tra bổ sung không đúng theo Thông tư liên tịch
số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017. Vẫn còn
một số vụ ánbị hủy án có lỗi chủ quan của Kiểm sát viên.
Những sai sót trong việc xác định đối tượng chứng minh: Cơ quan điều tra
và Viện kiểm sát cấp sơ thẩm đã vi phạm trong việc chứng minh về việc miễn trách
nhiệm hình sự dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, qua xét hỏi công khai tại phiên tòa đã
có đủ căn cứ chứng minh hành vi đồng phạm.(xem mục 1 phụ lục số 14). Việc phát
hiện về việc nhập vụ án không đúng của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát (xem
mục 2 phụ lục số 14). Quá trình điều tra Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát chưa
thực hiện việc giám định tốc độ nên chưa chứng minh được tốc độ của xe (xem mục
3 phụ lục số 14).Trong nhiều trường hợp ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán
được phân công chủ tọa phiên tòa khi nghiên cứu hồ sơ đã không phát hiện kịp thời
việc điều tra không đầy đủ, phiến diện, những vi phạm thủ tục tố tụng của Cơ quan
điều tra và Viện kiểm sát trong quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ ở giai
đoạn điều tra, truy tố, không phát hiện ra các căn cứ không được khởi tố vụ án... nên
vẫn ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Các sai sót này dẫn đến khi xét xử vụ án tại
phiên tòa Hội đồng xét xử phải tra hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung, đình chỉ vụ
án hoặc kết tội bị cáo không có căn cứ pháp luật. (xem mục 4 phụ lục số 14).Căn cứ
chứng minh hành vi phạm tội và trách nhiệm chứng minh về các yếu tố cấu thành
tội phạm chưa thống nhất với nhau (xem mục 5 phụ lục số 14).
Sai sót trong việc thu thập chứng cứ: Trong vụ án cố ý gây thương tích, Cơ
quan điều tra và Viện kiểm sát đã có nhiều thiếu sót như chưa điều tra làm rõ hung
105
khí trong vụ án, việc giám định thương tích chưa đầy đủ. Thiếu sót trong việc chứng
minh làm rõ nhân thân, lý lịch của bị cáocủa cơ quan diều tra và Viện kiểm sát. Cơ
quan điều tra và viện kiểm sát cấp sơ thẩm chưa chứng minh vai trò đồng phạm và
vi phạm về việc thu giữ giấy tờ tài liệu. Thiếu sót của cơ quan điều tra và Viện kiểm
sát trong việc chứng minh làm rõ tình tiết tăng nặng. Chưa có căn cứ chứng minh
các yếu tố cấu thành tội phạm, chưa chứng minh được hành vi phạm tội của bị can,
vai trò đồng phạm và bỏ lọt tội phạm, có dấu hiệu ép cung đối với bị cáo. (xem mục
6 đến mục 12 phụ lục số 14).
Việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ không toàn diện, đầy đủ, không khách
quan, bỏ qua các chứng cứ, tình tiết gỡ tội hay buộc tội, các mâu thuẫn giữa lời khai
của bị cáo, đương sự, người làm chứng; kết luận giám định pháp y,... nên đã dẫn
đến xét xử làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Nguyên nhân chủ yếu của
thiếu sót này là sự hạn chế về trình độ chuyên môn.
Qua số liệu thống kê về kết quả số vụ án do Tòa án nhân dân cấp huyện trả hồ
sơ điều tra bổ sung cho thấy còn rất cao với các nguyên nhân chủ yếu là vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng, có căn cứ để chứng minh về đồng phạm là khá phổ
biến, điều này thể hiện quá trình đấu tranh tội phạm và diễn biến công khai tại phiên
tòa thể hiện lời khai của bị cáo tại phiên tòa là cơ sở để tiếp tục điều tra và là cơ sở
để khởi tố và truy tố đối với các đối tượng là đồng phạm trong vụ án, hoặc cần phải
khắc phục những thiếu sót vừa làm cơ sở vững chắc khi chứng minh hành vi phạm
tội của bị cáo, vừa đảm bảo việc giải quyết vụ án được chính xác, đúng pháp luật,
không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội(phụ lục số7).
Số vụ án bị đình chỉ và tạm đình chỉ từ năm 2008 đến năm 2017 đều đúng theo
quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Đối với án tạm đình chỉ với lý do cần giám
định tâm thần đối với bị cáo, còn đối với án đình chỉ chủ yếu với lý do người yêu
cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa. Không có vụ án nào bị khiếu nại.
Đặc biệt năm 2010 có 01 vụ/01 bị cáo Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên không
phạm tội, thể hiện sự độc lập trong việc chứng minh tội phạm giữa Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát và Tòa án (phụ lục số 8).
Qua phụ lục số 9 cho thấy việc Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai khi giải quyết
các vụ án hình sự sơ thẩm, số lượng các vụ án bị trả hồ sơ để điều trả bổ sung còn
nhiều, đặc biệt có năm chiếm đến 30%, điều này thể hiện việc điều tra, truy tố còn
chưa thu thập đầy đủ chứng cứ tài liệu hoặc chưa thực hiện đúng các quy định của
106
BLTTHS về việc thu thập chứng cứ dẫn đến vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Qua đó chất lượng về việc chứng minh trong tố tụng hình sự của các Cơ quan tiến
hành tố tụng, cụ thể là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát còn nhiều thiếu sót.
Với số lượng án nhiều được thể hiện qua các năm nhưng kết quả xét xử giải quyết
đạt được tỷ lệ cao, số vụ án bị đình chỉ và tạm đình chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Các vụ án bị
đình chỉ và tạm đình chỉ đều đúng quy định của pháp luật, không có vụ án nào bị khiếu
nại. Qua đó thể hiện trách nhiệm chứng minh trong tố tụng hình sự của các cơ quan tố
tụng cấp tỉnh đã thực hiện đúng quy định của BLTTHS (phụ lục số 10).
Qua kết quả xét xử phúc thẩm từ năm 2008 đến năm 2017 cấp phúc thẩm đã
giải quyết được số lượng án nhiều, đối với số án bị sửa có năm chiếm đến 31%
chiếm tỷ lệ rất cao, án hủy có năm chiếm 3,7%, qua đó thể hiện trách nhiệm chứng
minh tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện còn nhiều thiếu sót, hạn
chế. Tuy nhiên, năm 2010 cấp phúc thẩm đã giữ nguyên bản án sơ thẩm về việc
tuyên 01 vụ/01 bị cáo không phạm tội, điều này càng chứng tỏ sự độc lập trong
chứng minh tội phạm (phụ lục số 11).
Tóm lại: Nguyên nhân, thiếu sót do trong quá trình điều tra ĐTV, KSV chưa
nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án; KSV không phát hiện được những thiếu sót trong quá trình
điều tra vụ án của ĐTV, đến khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra chuyển hồ sơ sang
Viện kiểm sát thì mới phát hiện thiếu sót mà không thể khắc phục được nên phải trả lại
hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung; hoặc khi hoàn tất hồ sơ chuyển sang
Tòa truy tố thì Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ đã phát hiện những thiếu sót trong quá
trình thu thập chứng cứ, hoặc có đồng phạm khác trong vụ án, hoặc bị can còn có hành
vi phạm tội khác nên đã trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.
Các vi phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng của cấp sơ thẩm: Vi phạm do
áp dụng không đúng các quy định pháp luật dẫn đến sai sót, bỏ lọt tội phạm. Vi
phạm dẫn đến kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
và Tòa án cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm. Nhận thức và áp dụng không đúng các quy
định pháp luật trong quá trình xét xử dẫn đến việc chứng minh có nhiều sai sót.
Đường lối xử lý không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội, nhân thân của bị cáo và các tình tiết khác dẫn đến việc đánh giá chứng cứ khi
quyết định hình phạt của các Tòa án không chính xác. (xem mục 13 và mục 14 phụ
lục số 14).
107
Tổng kết thực tiễn từ ngày 01/12/2017 đến ngày 31/5/2019 về việc thực hiện
hoạt động chứng minh theo quy định BLTTHS năm 2015 tại tỉnh Đồng Nai:
Qua thực tiễn công tác phát hiện ra một số vi phạm cụ thể: vi phạm về
việc để tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố quá hạn luật định; vi
phạm về việc tiếp nhận, điều tra, thu thập chứng cứ; vi phạm về xác minh ban
đầu, hạn chế thụ lý những nguồn tin không phải tố giác, tin báo về tội phạm;
phân công điều tra viên chưa kịp thời; không chuyển các quyết định tố tụng và
hồ sơ giải quyết cho Viện kiểm sát để kiểm sát.
Công tác giám định mất nhiều thời gian.Giám định viên tư pháp còn
thiếu nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng dẫn đến việc ra kết luận giám
định phải mất rất nhiều thời gian, trong khi luật không quy định thời gian
giám định là bao lâu. Số lượng KSV và ĐTV còn thiếu so với nhu cầu công
tác. Vẫn còn án tạm đình chỉ, trường hợp đình chỉ điều tra do không phạm tội
còn xảy ra, hành vi không cấu thành tội phạm, không có sự việc phạm tội, một
số vụ án phải trả cơ quan điều tra để điều tra bổ sung do thiếu chứng cứ, làm
rõ vai trò đồng phạm, có căn cứ khởi tố bị can về tội phạm khác. Còn có
trường hợp hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi không cấu
thành tội phạm, không có sự việc phạm tội, số lượng án bị huỷ để điều tra xét
xử lại nhiều do vi phạm tố tụng,thời hạn truy tố ngắn đặc biệt là đối với những
vụ án kinh tế-tham nhũng, những vụ án có nhiều bị can, nhiều tội danhthể
hiện qua phụ lục số 15 và phụ lục số 16
3.2.2. Đánh giá thực tiễn chứng minh trong tố tụng hình sự tại tỉnh Đồng Nai
Những kết quả đạt được: Đồng Nai là tỉnh có số lượng án đứng thứ 3 của cả
nước chỉ sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, đặc biệt số vụ án hình sự ngày càng gia
tăng, tính chất, mức độ phạm tội ngày càng tinh vi và phức tạp, nhưng các cơ quan
tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đã nổ lực phấn đấu trong việc chứng
minh trách nhiệm hình sự, điều này thể hiện qua số liệu giải quyết án hình sự của
cấp sơ thẩm và phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, số lượng án phải
trả hồ sơ để điều tra bổ sung còn nhiều, phản ánh chất lượng điều tra, truy tố phần
nào còn có nhiều thiếu sót, hạn chế trong quá trình chứng minh trách nhiệm hình sự.
108
Đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và sự độc lập trong
trách nhiệm chứng minh trong tố tụng hình sự, điều này thể hiện qua số liệu trả hồ
sơ để điều tra bổ sung nhằm chứng minh và là cơ sở mang tính pháp lý, đảm bảo
đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự, vừa đảm bảo đúng thủ tục tố tụng, vừa
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, tránh việc oan, sai khi chứng
minh trách nhiệm hình sự. Sự độc lập này còn thể hiện qua việc Tòa án cấp sơ thẩm
và Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử và tuyên 01 vụ/01 bị cáo không phạm tội, thể
hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, thể hiện đầy đủ nguyên tắc tranh tụng và
nguyên tắc suy đoán vô tội.
Những hạn chế, vướng mắc:
Hạn chế, vướng mắc trong việc xác định đối tượng chứng minh: Cơ quan cảnh
sát điều tra tiến hành khởi tố vụ án rất chậm, thậm chí không thực hiện các hoạt
động điều tra hoặc điều tra chưa đầy đủ, dể dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Tình trạng hình
sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
việc dân sự hóa hình sự khá phổ biến, dẫn đến nhiều sai phạm khi khởi tố vụ án,
khởi tố bị can. Sai sót trong việc chứng minh nhân thân người phạm tội: Việc điều
tra xác minh về tiền án, tiền sự, độ tuổi của bị can hoặc của nạn nhân, nguyên nhân,
điều kiện dẫn đến tội phạm của người chưa thành niên;... cũng là những tồn tại
trong hoạt động chứng minh của Cơ quan điều tra.
Giai đoạn truy tố là giai đoạn kế tiếp của giai đoạn điều tra. Hoạt động chứng
minh của Viện kiểm sát mang tính chất kiểm tra, đánh giá hoạt động chứng minh về
vụ án của Điều tra viên và bổ sung chứng cứ, tài liệu về vụ án nếu thấy cần thiết để
ra quyết định xử lý vụ án theo quy định của pháp luật như: trả hồ sơ để điều tra bổ
sung, đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra vụ án; truy tố bị can ra Tòa án để
xét xử. Chính vì vậy, hoạt động chứng minh của Viện kiểm sát có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Nó là điều kiện bảo đảm để xử lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, không bỏ lọt tội phạm đồng thời không làm oan người vô tội. Xuất phát
từ vị trí và vai trò của Viện kiểm sát như đã nêu trên, có thể nói rằng các sai sót, vi
phạm của Cơ quan điều tra trong quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá các chứng cứ,
tài liệu về vụ án cũng chính là sai sót, vi phạm của Viện kiểm sát nếu khi tiến hành
kiểm sát điều tra, truy tố, Viện kiểm sát không phát hiện được và không áp dụng các
biện pháp theo quy định của pháp luật để khắc phục những sai sót của Cơ quan điều
tra. Bên cạnh những kết quả đạt được như đã đề cập ở trên, hoạt động chứng minh
109
của Viện kiểm sát các cấp cũng có nhiều bất cập thể hiện ở một số điểm cụ thể sau
đây cần được khắc phục: Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can không có căn cứ pháp
luật, không chứng minh được các yếu tố cấu thành tội phạm, có trường hợp hình sự
hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; Năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kinh
nghiệm thực tế và trách nhiệm của một số Kiểm sát viên còn nhiều hạn chế: rất
nhiều trường hợp, việc nghiên cứu hồ sơ vụ án không kỹ, không phát hiện ra các
thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụng của Cơ quan điều tra khi tiến hành các hoạt động
thu thập, kiểm tra, xác minh, đánh giá chứng cứ, tài liệu về vụ án như khám nghiệm
hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu giữ vật chứng, trưng cầu giám định, không lấy
lời khai của những người biết về những tình tiết quan trọng về vụ án, chứng cứ
ngoại phạm. Vì vậy, phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần mới đủ chứng cứ
hoặc phải đình chỉ điều tra vì không thu thập đủ chứng cứ chứng minh tội phạm.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên được phân công đã đề xuất phê chuẩn
các quyết định, lệnh tạm giam bị can theo đề nghị của Cơ quan điều tra không đúng
quy định của pháp luật. Có trường hợp Viện kiểm sát đã ra quyết định đình chỉ điều tra
không đúng thẩm quyền hoặc không có căn cứ pháp luật quy định, lý do đình chỉ điều
tra không phù hợp với tính chất hành vi phạm tội. Việc thực hiện các quy định về bắt,
tạm giữ, tạm giam chưa đúng với quy định của BLTTHS. Không ít trường hợp sau khi
một thời gian bị can bị tạm giam, thì vụ án phải đình chỉ điều tra vì không có hành vi
phạm tội xảy ra; hành vi không cấu thành tội phạm hoặc được miễn trách nhiệm hình
sự,... Nhiều trường hợp Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án, đánh giá chưa đúng về
các chứng cứ, tài liệu các tình tiết về vụ án,... nên không phát hiện kịp thời các trường
hợp hành vi vi phạm không cấu thành tội phạm. Do không xem xét, đánh giá đúng và
đầy đủ về các chứng cứ, tài liệu của vụ án nên xác định không chính xác về ý thức chủ
quan của bị can và đề xuất việc truy tố không đúng đối với hành vi không phải là tội
phạm và khi xét xử Toà án đã tuyên bị cáo không phạm tội;
Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm không chứng minh được hành vi
phạm tội của bị cáo, nên sau khi cấp phúc thẩm hủy án đã đình chỉ không đúng với
quy định của pháp luật nhằm né tránh trách nhiệm, tình trạng Viện kiểm sát đã bỏ
qua không điều tra xác minh hoặc không đánh giá đầy đủ, toàn diện đối với các
chứng cứ gỡ tội, các chứng cứ chứng minh tình trạng ngoại phạm của bị cáo dẫn
đến trường hợp xử lý oan người vô tội, có trường hợp qua nhiều cấp xét xử. Việc
thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát cấp trên (cấp
110
tỉnh) đối với hoạt động xét xử của các Tòa án cấp dưới và kiểm tra hoạt động của
Viện kiểm sát cấp dưới trong những năm qua cũng còn nhiều bất cập. Công tác tổng
kết, rút kinh nghiệm về các sai sót, vi phạm ở các Viện kiểm sát cấp huyện chưa
được tiến hành thường xuyên, kịp thời.
Hoạt động xét xử là khâu trung tâm của hoạt động tư pháp và giữ vai trò quyết
định đối với toàn bộ quá trình TTHS. Khác với các giai đoạn tố tụng trước (điều tra,
truy tố), hoạt động chứng minh ở giai đoạn xét xử được tiến hành công khai tại
phiên tòa với sự tham gia đầy đủ nhất của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng.
Quá trình chứng minh bao gồm cả thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ là cuộc
điều tra công khai, toàn diện và chính thức để xác định sự thật khách quan về vụ án.
Hội đồng xét xử ra phán quyết về vụ án trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu đã được
kiểm tra, xác minh, đánh giá công khai, bình đẳng và dân chủ tại phiên tòa. Qua
công tác kiểm tra công tác xét xử của quý III và Quý IV năm 2017 của Tòa án nhân
dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì việc nhận thức trong việc áp dụng
pháp luật về tội phạm đánh bạc theo quy định tại Điều 248 BLHS năm 1999 chưa
đúng do vậy dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng và trách nhiệm chứng
minh tội phạm có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Vì chưa hiểu đúng bản chất số tiền trên
chiếu bạc và số tiền tham gia đánh bạc nên có một số đối tượng đã bị cơ quan điều
tra xử phạt hành chính nhưng khi xét xử Tòa án phải có trách nhiệm chứng minh số
tiền trên chiếu bạc để có hướng xử lý đúng trách nhiệm hình sự của các đối tượng
đã bị cơ quan điều tra xử phạt vi phạm hành chính là không đúng tinh thần theo
Điều 248 BLHS năm 1999.
Ngoài ra, đường lối xử lý không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội, nhân thân của bị cáo và các tình tiết khác. Sai sót này thường xảy
ra trong đánh giá chứng cứ khi quyết định hình phạt của các Tòa án.
Nguyên nhân chủ yếu của thiếu sót này là sự hạn chế về trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chung_minh_trong_to_tung_hinh_su_viet_nam_tu_thuc_ti.pdf