MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . v
DANH MỤC BẢNG. vi
DANH MỤC BIỂU.viii
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI. 8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 8
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội ở Việt Nam. 8
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã
hội tỉnh Thanh Hoá và huyện Như Xuân . 15
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề và nhiệm vụ khoa học
của luận án. 20
1.2.1. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 20
1.2.2. Nhiệm vụ khoa học của đề tài. 22
Chương 2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN NHƯ
XUÂN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010. 23
2.1. Những yếu tố tác động đến chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện
Như Xuân giai đoạn 1996-2010. 23
2.1.1. Diên cách, điều kiện tự nhiên. 23
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân trước năm 1996. 29
2.1.3. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng,
Chính phủ, tỉnh Thanh Hoá và huyện Như Xuân . 34
2.2. Chuyển biến kinh tế . 39
2.2.1. Tổng giá trị sản xuất. 39
2.2.2. Sự phát triển của các ngành kinh tế . 41
2.2.3. Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế . 57
2.3. Chuyển biến về xã hội. 59
2.3.1. Dân số, lao động . 59
2.3.2. Công tác xóa đói, giảm nghèo. 61
2.3.3. Giáo dục, y tế . 64
2.3.4. Văn hoá, thể dục thể thao. 71
Tiểu kết chương 2. 73iv
Chương 3. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN NHƯ
XUÂN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2018. 75
3.1. Chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân giai
đoạn 2010 - 2018. 75
3.2. Chuyển biến kinh tế . 79
3.2.1. Tổng giá trị sản xuất. 79
3.2.2. Sự phát triển của các ngành kinh tế . 81
3.2.3. Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế . 96
3.3. Chuyển biến về xã hội. 101
3.3.1. Dân số, lao động. 101
3.3.2. Công tác xoá đói, giảm nghèo. 102
3.3.3. Giáo dục, y tế . 106
3.3.4. Văn hoá, thể dục thể thao. 111
Tiểu kết chương 3. 113
Chương 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ,
XÃ HỘI CỦA HUYỆN NHƯ XUÂN GIAI ĐOẠN 1996 - 2018. 116
4.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi, chủ trương, chính sách đúng đắn
là những yếu tố quan trọng, thúc đẩy những chuyển biến về kinh tế - xã
hội ở Như Xuân. 116
4.2. Chuyển biến kinh tế của huyện Như Xuân theo hướng giảm tỉ
trọng nông lâm thuỷ sản, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, phát huy
tối đa các tiềm năng, thế mạnh của huyện . 120
218 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá từ năm 1996 đến năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4. Điều đó cho thấy đời sống văn hoá - xã
hội tiếp tục chuyển biến tích cực.
Đến năm 2010, tất cả 18 xã, thị trấn đã có sân vận động, 12/18 xã, thị
trấn đầu tư xây dựng Nhà bia tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, 68% số thôn,
xóm, bản trên địa bàn có nhà văn hoá. Sân vận động huyện, Nghĩa trang Liệt
sĩ huyện Như Xuân cũng được đầu tư xây dựng khang trang. Cùng với đó, tất
cả các xã, thị trấn đều thành lập đội bóng đá thanh, thiếu niên, nhi đồng, đội
văn nghệ quần chúng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng được tổ
chức thường xuyên ở các xã. Huyện Như xuân cũng đã tổ chức thành công lễ
hội Đình Thi1 năm 2010, đã góp phần phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
trên địa bàn huyện. Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh, huyện đã
tham gia đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh lần thứ VI.
Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, thành lập quỹ khuyến học, quỹ ủng hộ
nạn nhân chất độc da cam,... được duy trì và phát huy hiệu quả tốt. Phong trào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai thực hiện tốt thu
hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng ổn định chính
trị - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người dân.
Tiểu kết chương 2
Chỉ sau 14 năm kể từ khi chia tách huyện Như Xuân cũ, thành lập
huyện Như Xuân mới (18/11/1996 - 31/12/2010), bức tranh kinh tế, xã hội
trên địa bàn huyện Như Xuân đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn
1 Lễ hội đình Thi (của đồng bào dân tộc Thổ) có ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ công đức danh tướng Lê Phúc
Thành - người có công lớn giúp Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, được tổ chức cấp huyện 5 năm 1
lần; còn hằng năm giao cho xã đứng ra tổ chức để bà con xa, gần có dịp về thăm quê hương và ghi nhớ
truyền thống quê mình. Lễ hội đình Thi được xem là “đặc sản” văn hóa truyền thống của Như Xuân thu hút
được sự quan tâm của đông đảo du khách. Ngoài ra, đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh đồi Pú Pỏm (đồi Tròn),
thuộc thôn Thống Nhất, xã Thanh Quân, huyện Như Xuân, là nơi tổ chức lễ hội dâng trâu tế trời diễn ra hằng
năm sẽ là một địa danh văn hóa thu hút đông đảo khách du lịch thập phương.
74
diện. Diện tích gieo trồng, cơ cấu mùa vụ, cây, con giống vật nuôi cây trồng
đến năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế của ngành trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp đều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng các ngành nông -
lâm - ngư trong tổng giá trị kinh tế của huyện ngày càng giảm trong khi hiệu
quả kinh tế mà các ngành: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây
dựng, vận tải, thương mại tăng nhanh. Nông - lâm nghiệp từ chỗ chiếm tới
trên 80,3% tổng giá trị của nền kinh tế vào năm 2000, đến năm 2005, giá trị từ
nông - lâm nghiệp chỉ còn chiếm 57%. Năm 2010, tỷ trọng nông - lâm nghiệp
giảm xuống còn 43,5% tổng giá trị kinh tế trên địa bàn huyện (giảm 47%). Vị
thế độc tôn của ngành nông nghiệp hoàn toàn bị phá vỡ, thay vào đó là sự
tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ, thương mại. Từ chỗ chỉ chiếm 8% giá trị kinh tế năm 2000 đến năm 2006,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 24%; thương mại,
dịch vụ, vận tải chiếm 21% tổng giá trị kinh tế huyện. Đến năm 2010, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 29%; thương mại, dịch
vụ, vận tải chiếm 27,5%. Tổng giá trị của các ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại đạt 56,5% tổng giá trị của nền
kinh tế địa phương. Hoạt động thu, chi ngân sách từng bước được cải thiện
theo hướng cân đối thu/chi trên địa bàn, v.v Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn
chưa trở thành một ngành kinh tế của Như Xuân.
Nhân dân trên địa bàn huyện là chủ thể tạo nên những bước phát triển
mang tính đột phá của nền kinh tế; hàng vạn người lao động có công ăn việc
làm, thu nhập ổn định, số hộ gia đình nghèo vươn lên trở thành hộ khá, hộ giàu
tăng nhanh. Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ nngười dân được khám
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tăng đều qua các năm. Phong trào xây dựng làng
văn hóa, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa, gia đình thường xuyên luyện tập
thể dục, thể thao phát triển rộng khắp, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia.
Quốc phòng, an ninh được giữ vững, công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã
hội ngày càng đi vào chiều sâu mang lại hiệu quả thiết thực. Bức tranh kinh tế -
văn hóa, xã hội ở huyện miền núi Như Xuân đã hoàn toàn đổi khác ngay trong
thập niên đầu của thế kỷ XXI.
75
Chương 3
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN NHƯ XUÂN TỪ
NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2018
3.1. Chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân giai
đoạn 2010 - 2018
Năm 2010, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã xác định phương hướng
phát triển chung trong giai đoạn 2010-2015 là: “đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân và nhân dân
để xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển nhanh và bền vững.
Trọng tâm là chăn nuôi đại gia súc, mở rộng diện tích trồng các loại cây
công nghiệp, đặc biệt là cây cao su; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, ngành nghề nông thôn, dịch vụ thương mại; nâng cao tính cạnh tranh
sản phẩm trên thị trường. Cùng với phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn
đề xã hội; nâng cao các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm
nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững
ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đổi mới phương thức lãnh
đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp;
phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; xây dựng Đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong sạch, vững
mạnh. Phấn đấu đến năm 2015 đưa huyện thoát khỏi danh sách các huyện
nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ” [97; tr.8-9]
Để thực hiện có hiệu qủa phương hướng, nhiệm vụ chung đó, Đại hội đã
đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về kinh tế - xã hội, quốc phòng an
ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó, về kinh tế, Đảng bộ chủ
76
trương phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp là nhiệm vụ trung tâm trong cơ cấu
kinh tế của huyện, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
để duy trì tốc độ tăng trưởng; từng bước phát triển nền nông nghiệp toàn diện
và bền vững; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, lựa chọn
những giống cây, con có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất.
Quy hoạch phát triển vùng trồng các loại cây công nghiệp như cao su, mía, sắn
theo hướng ổn định thâm canh tăng năng suất; tiếp tục rà soát quy hoạch bổ
sung, giao đất rừng đến hộ dân và chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng rừng
kinh tế với các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp có giá trị, phục vụ cho công
nghiệp chế biến và xuất khẩu; đẩy mạnh phong trào trồng rừng kinh tế với các
loại cây như keo, xoan, lát Mêhicô, luồng, măng tre bát độ,...; tập trung phát
triển chăn nuôi, coi trọng chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) và tiểu gia súc (dê,
lợn); coi trọng và phát triển các vùng kinh tế, đó là các vùng 9 xã trung tâm
huyện, vùng 6 Thanh, vùng Bãi Trành, Xuân Hòa, Xuân Bình.
Về văn hóa, xã hội, Đại hội đề ra các giải pháp: nâng cao chất lượng
hoạt động văn hóa - thông tin, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền. Đẩy
mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, coi
trọng giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là bảo tồn các
giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Thổ trên địa bàn; quan tâm khơi dậy tiềm
năng du lịch của địa phương, từng bước hình thành một số điểm du lịch sinh
thái, gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống ở thôn bản. Đổi mới công tác quản
lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng giáo dục mũi nhọn;
xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục; đẩy mạnh đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học; củng cố hệ thống y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân; đổi mới phương thức hoạt động y tế dự phòng; tăng cường đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, gắn với giáo dục y
đức cho đội ngũ cán bộ y tế; tuyên truyền và thực hiện tốt chủ trương, chính
sách dân số kế hoạch hóa gia đình, chương trình chăm sóc, bảo vệ trẻ em; tập
77
trung triển khai thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhất là các
chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ [97; tr.13-14].
Năm 2015, Đại hội Đảng bộ huyện Như Xuân nhiệm kì 2015-2020 tiếp
tục đề ra đường lối phát triển toàn diện, trong đó nhấn mạnh phát triển nông -
lâm nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với tái cơ
cấu ngành nông nghiệp, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng, cải thiện mạnh mẽ thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đa dạng hóa các
hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, xã hội hóa và nâng
cao chất lượng hiệu quả các hoạt động khoa học - công nghệ, văn hóa - xã
hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân. Đường lối, chủ
trương đó trở thành kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển về kinh tế, xã
hội của Như Xuân trong giai đoạn mới.
Bên cạnh các chủ trương trên, việc thực hiện chương trình xây dựng
Nông thôn mới gắn với việc thực hiện một cách hiệu quả chính sách đối với
đồng bào dân tộc, miền núi đã góp phần quan trọng tạo nên những chuyển
biến mạnh mẽ cả trong đời sống kinh tế và xã hội trên địa bàn huyện Như
Xuân. Chẳng hạn, trong năm 2012, Uỷ ban nhân dân huyện tập trung triển
khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, chương trình 135/CP, đạt
79,8%; chương trình 30a/CP đạt 63,4% kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, các
ngành chức năng của huyện tổ chức tập huấn cho 139 người có uy tín trong
cộng đồng các dân tộc Mường, Thái, Thổ,... góp phần quan trọng trong việc
đẩy nhanh công cuộc xoá đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, ổn
định đời sống chính trị - xã hội, xây dựng củng cố an ninh - chính trị, thế
trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân trên địa bàn huyện nhất là tại
các xã có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Đặc biệt trong năm 2015, huyện
đã phê duyệt và giao kế hoạch vốn chương trình 135 với 19 công trình có
mức vốn đầu tư lên tới 15,8 tỷ đồng, triển khai thực hiện Quyết định số
54/2012/QĐ-TTg cho 134 hộ gia đình các dân tộc có nhu cầu vay vốn để
phát triển sản xuất, xây dựng nhà cửa. Huyện đồng thời phê duyệt danh sách
3.698 hộ nghèo với 15.005 khẩu nghèo được thụ hưởng chính sách theo
78
Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; rà soát, phê
duyệt danh sách 140 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo
Quyết định 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Uỷ ban nhân dân
huyện Như Xuân cũng triển khai thực hiện Quyết định 755/2013/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất sản xuất, mua máy nông cụ và nước
sinh hoạt phân tán cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở các thôn,
bản đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí lên tới 4.955,1 triệu đồng [176; tr.8-
9]. Nhờ đó, các hộ đồng bào dân tộc, nhất là các hộ nghèo và cận nghèo ở
các thôn, bản vùng sâu vùng xa của huyện được thụ hưởng đầy đủ mọi
quyền lợi mà chính sách dân tộc, miền núi của Đảng, Nhà nước ban hành.
Nhiều hộ gia đình được vay vốn đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, mua
sắm các tiện nghi, phương tiện sinh hoạt để thoát nghèo, hay có thẻ Bảo
hiểm y tế để khám chữa bệnh, có điều kiện cho con em được đến trường.
Năm 2017, Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt chủ trương đầu tư cơ
sở hạ tầng từ Chương trình 135 với 33 công trình, trong đó, có 09 công trình ở
các xã đặc biệt khó khăn với tổng số vốn 6,837 tỷ đồng; 24 công trình thôn,
bản đặc biệt khó khăn với tổng số vốn đầu tư 8,225 tỷ đồng. Các ban ngành
chức năng của huyện thẩm định, phê duyệt danh sách hộ nghèo, khẩu nghèo
thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/7/2009
của Thủ tướng Chính phủ cho 17.617 khẩu với tổng số tiền lên tới
1.000.000.000 đồng; triển khai, rà soát nhu cầu hỗ trợ theo Quyết định số
2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xây dựng đề án hỗ trợ với tổng
nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước là 9,5 tỷ đồng vốn vay Ngân hàng Chính
sách xã hội lên tới 53,5 tỷ đồng [182; tr.6]. Qua khảo sát, đánh giá đến ngày
31 tháng 12 năm 2017, toàn huyện Như Xuân còn 8 xã thuộc khu vực III, 27
thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II, giảm 03 xã và 24 thôn đặc biệt
khó khăn so với năm 2011. Trong năm 2018, phê duyệt chủ trương đầu tư cơ
sở hạ tầng từ chương trình 135 lên đến 30 công trình với tổng số vốn đầu tư
14,1 tỷ, hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất cho 246 hộ đồng bào dân tộc trong
diện nghèo và cận nghèo với số vốn 3,4 tỷ đồng, có 3.510 hộ với 14.647 nhân
79
khẩu được thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày
07/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ với số tiền trên 1,3 tỷ đồng [183; tr.8]...
Từ những trình bày trên cho thấy, nhờ tập trung triển khai một cách
hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc và miền
núi, từ năm 2011 đến năm 2018, đại bộ phận đồng bào dân tộc Thái, Mường,
Thổ,... ở Như Xuân được thụ hưởng nhiều sự hỗ trợ để vay vốn phát triển
kinh tế hộ gia đình hay mua sắm các phương tiện phục vụ sản xuất, đời sống.
Ngoài ra, tất cả những hộ nghèo, cận nghèo còn được thụ hưởng nhiều lợi ích
khác từ chính sách Bảo hiểm y tế, văn hoá, giáo dục,... góp phần để họ thoát
nghèo có cuộc sống no đủ về vật chất và đời sống văn hoá tinh thần không
ngừng được nâng lên.
3.2. Chuyển biến kinh tế
3.2.1. Tổng giá trị sản xuất
Xét về tổng giá trị sản xuất của huyện Như Xuân, thống kê tổng giá trị
sản xuất của huyện Như Xuân trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018
được thể hiện qua biểu đồ 3.1 và 3.2.
Biểu đồ 3.1 Tổng giá trị sản xuất của huyện Như Xuân từ năm 2011
đến năm 2015 (tính theo giá cố định năm 1994)
Nguồn: [172-176]
80
Như vậy, giá trị sản xuất của kinh tế Như Xuân tăng liên tục qua các
năm. Từ năm 2011 đến năm 2015, tổng giá trị sản xuất của Như Xuân tăng
562,12 tỷ đồng, gấp 1.89 lần. Cụ thể, năm 2012 so với năm 2011 tăng 100,48
tỷ đồng. Năm 2013 so với năm 2012 tăng 138,94 tỷ đồng. Trong các năm sau,
mức tăng tưởng này tiếp tục được nâng cao. Năm 2015, giá trị sản xuất của
kinh tế Như Xuân cũng tăng so với năm 2014 là 177,16 tỷ đồng.
Từ sau năm 2015, mức độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện Như Xuân như sau:
Biểu đồ 3.2 Tổng giá trị sản xuất của Như Xuân từ năm 2016
đến năm 2018 (tính theo giá cố định năm 2010)
Nguồn: [172-176]
Từ năm 2016 đến năm 2018, tổng giá trị sản xuất của huyện Như Xuân
tăng 1.479,3 tỷ đồng, gấp 1,37 lần. Trong đó, chỉ tính sau một năm, từ năm
2017 so với năm 2016 tăng thêm 684,9 tỷ đồng. Năm 2018 so với năm 2017
tiếp tục tăng 794,4 tỷ đồng.
Như vậy, từ các số liệu trên, có thể thấy giá trị sản xuất của toàn nền
kinh tế huyện Như Xuân có sự tăng trưởng liên tục. Theo đó, tốc độ tăng
trưởng của kinh tế Như Xuân năm 2011 là 17,3%; năm 2012 là 17,55%; năm
2013 đạt 17,72%; năm 2014 là 17,9%; 2015 đạt 17,41% (tính theo giá 1994).
81
Từ năm năm 2016, tính theo giá cố định năm 2010 là 16,7%; năm 2017 tốc độ
tăng trưởng là 17,3% và 2018 là 17,1%. Những con số trên phản ánh tốc độ
tăng trưởng khá cao của kinh tế Như Xuân trong giai đoạn này.
3.2.2. Sự phát triển của các ngành kinh tế
3.2.2.1. Nông, lâm nghiệp
Nông nghiệp, giai đoạn 2011 - 2018, khi Như Xuân bước vào công
cuộc xây dựng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục có
những chuyển biến phù hợp với chủ trương đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện.
Về diện tích trồng trọt, đối với các cây lương thực chính của huyện, bao
gồm cây lúa và ngô, diện tích trồng lúa và ngô được thể hiện bởi các số liệu
trong bảng thống kê sau đây:
Bảng 3.1. Thống kê diện tích trồng lúa, ngô ở huyện Như Xuân (2011 - 2018)
Đơn vị: ha
Năm Diện tích trồng lúa cả năm Diện tích trồng ngô
2011 4.711 1.322
2012 4.940 820
2013 4.952 1.054
2014 4.951 863
2015 4.875 780
2016 4.710 905
2017 4.807 803
2018 4.672 764
Nguồn: [35-37]
Phân tích số liệu bảng thống kê cho thấy, diện tích trồng lúa cả năm ở
Như Xuân từ năm 2011 đến năm 2018 biến động không đáng kể. Diện tích
trồng lúa duy trì tương đối ổn định với 4.875 ha năm 2015 và 4.672 ha năm
2018, giảm 203 ha. Với cây ngô, diện tích trồng ngô có xu hướng giảm: năm
2011 là 1.322 ha, đến năm 2018 chỉ còn 764 ha, giảm 558 ha (giảm 1,73 lần).
Như vậy, các loại cây lương thực chính ở Như Xuân có xu hướng giảm
diện tích, trong khi đó, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày trên địa bàn
82
huyện Như Xuân lại có bước chuyển biến quan trọng, được khẳng định từ
những số liệu dưới đây:
Bảng 3.2. Thống kê diện tích mía, sắn, cao su ở Như Xuân (2011-2018)
Đơn vị: ha
Năm DT trồng mía (ha) DT trồng sắn (ha) DT trồng cao su (ha)
2011 2.430 3.607 4.377
2012 3.992 2.437 5.335
2013 4.668 2.400 6.010
2014 3.860 3.619 6.155
2015 3.827 3.524 6.155
2016 3.465 3.289 6.168
2017 2.952 2.100 6.192
2018 2.701 2.091 6.167
Nguồn: [35-37]
Diện tích trồng mía tăng từ 2.430 ha năm 2011 lên 4.668 ha năm 2013,
đây cũng là năm diện tích trồng mía đạt mức cao nhất ở Như Xuân. Mía trở
thành một trong những loại cây trồng chiếm diện tích lớn ở Như Xuân, phục
vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá. Tuy nhiên, từ năm 2014, diện tích trồng mía giảm do hiệu quả
kinh tế đưa lại không cao nên không còn trở nên hấp dẫn người nông dân.
Năm 2014, diện tích trồng mía chỉ còn 3.860 ha và giảm xuống 3.827 ha năm
2015. Đến năm 2018, diện tích trồng mía chỉ còn 2.701 ha, giảm 1.967 ha so
với năm có diện tích trồng mía cao nhất.
Bên cạnh cây mía, diện tích trồng sắn cũng có những biến động tăng/giảm
qua các thời kì. Cụ thể: năm 2013, diện tích trồng sắn là 2.400 ha, giảm 1.207 ha
so với năm 2011. Trong các năm tiếp theo, diện tích trồng sắn có tăng trở lại, cao
nhất vào năm 2014, đạt 3.619 ha, song đến năm 2018 giảm chỉ còn 2.091 ha.
Số liệu từ bảng thống kê cũng cho thấy, diện tích đất trồng cây cao su từ
năm 2011 đến năm 2018 tiếp tục tăng. Cụ thể, diện tích trồng cao su năm 2011
mới đạt 4.377 ha, nhưng đến năm 2015 đã đạt 6.155 ha, tăng 1.778 ha. Trong
hai năm 2017, 2018, diện tích trồng cao su tăng nhẹ và tương đối ổn định.
Từ việc phân tích các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2018 tổng
diện tích trồng mía, sắn, cao su trên địa bàn huyện Như Xuân đã vượt qua con
số 12.000ha/năm; nếu tính cả diện tích trồng chè và các loại cây ăn quả khác,
83
thì tổng diện tích trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa bàn
huyện Như Xuân đã tăng gấp 3 lần so với diện tích trồng lúa hai vụ. Thế độc
canh cây lúa và các loại cây lương thực khác đã bị phá vỡ. Ngành trồng trọt ở
Như Xuân chuyển dần từ nền nông nghiệp độc canh cây lúa sang nền nông
nghiệp hàng hoá; trong đó, cây công nghiệp và các loại cây ăn quả cho hiệu
quả kinh tế cao từng bước khẳng định vị thế vượt trội. Huyện Như Xuân đã
thực hiện chuyển đổi giống cây trồng sang các loại cây con. Diện tích cây ăn
quả như cam, bưởi, Thanh Long, Dứa gai, Dưa hấu tăng từ 341 ha năm
2011 lên 826 ha năm 2018. Chương trình cải tạo vườn được quan tâm chỉ đạo
và đã trở thành phong trào trên địa bàn toàn huyện; sau hơn 4 năm triển khai
thực hiện, toàn huyện cải tạo được 450 ha vườn tạp (cây ăn quả 350 ha, các loại
cây khác 100 ha) [186; tr.8-9].
Về năng suất, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học, đưa nhiều giống mới
vào sản xuất, đồng thời đảm bảo tưới tiêu nên năng suất các loại cây trồng của
Như Xuân đều tăng so với giai đoạn trước. Có thể thấy qua minh chứng về
năng suất lúa và ngô của Như Xuân trong giai đoạn này như sau:
Biểu đồ 3.3. Năng suất lúa, ngô ở huyện Như Xuân (2011-2018)
Nguồn: [35-37]
Từ năm 2011 đến năm 2018, năng suất lúa của Như Xuân đã tăng 6,9
84
tạ/ha, năng suất ngô tăng 3,0 tạ/ha. Như vậy, năng suất lúa và ngô đều có tăng
trưởng, trong đó, năng suất lúa tăng rõ rệt.
Về sản lượng, nhờ nâng cao năng suất nên dù diện tích không tăng, sản
lượng của một số loại cây ở Như Xuân vẫn tăng qua các năm. Cụ thể như sau:
Bảng 3.3. Thống kê về sản lượng một số loại cây trồng ở Như Xuân (2011-2018)
Năm
Sản lượng lúa
cả năm (tấn)
Sản lượng
ngô (tấn)
Sản lượng
sắn (tấn)
Sản lượng
mía (tấn)
Sản lượng cao su
(tấn mủ quy khô)
2011 21.235 4.125 69.579 123.872 1.454
2012 21.235 2.517 48.739 215.541 1.244
2013 21.798 3.275 50.400 256.740 1.238
2014 25.311 2.464 76.131 208.592 549,67
2015 23.401,92 2.439,01 66.956 195.177 558,8
2016 23.031,88 2.856,00 62.819 181.789 1.416
2017 23.314,90 2.731,70 44.058 162.423 1.028
2018 24.317,59 2.605,86 43.885 147.422 837,29
Nguồn: [35-37]
Như vậy, so với năm 2011, sản lượng lúa của Như Xuân vẫn tăng 3.082,59
tấn. Sau 7 năm, sản lượng lúa đã tăng 1,15 lần. Đối với sản lượng ngô, mặc dù
năng suất có cao hơn song do diện tích giảm nhanh nên sản lượng năm 2018 chỉ
bằng 0,63 lần so với năm 2011. Với cây mía, dù diện tích giảm nhiều nhưng sản
lượng mía năm 2015 vẫn đạt 195.177 tấn, tăng 71.305 tấn so với năm 2011. Với
cây sắn, năm 2014 là năm đạt sản lượng sắn cao nhất với 76.131 tấn. Trong các
năm sau, sản lượng sắn giảm theo sự suy giảm diện tích.
Sản lượng cao su có sự biến động mạnh qua các năm. Đặc biệt, các
năm 2014, 2015, 2018 sản lượng giảm mạnh. Năm 2013, giá trị tấn mủ cao
su khô đạt 1.238 tấn, giảm xuống còn 558,8 tấn mủ quy khô năm 2015 (giảm
679 tấn). Điều này được lí giải vì trong các thời điểm trên có khoảng hơn
2.000 ha cao su trong thời kỳ nghỉ khai thác mủ để chăm sóc. Mủ cao su qua
sơ chế là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng góp phần tăng
nguồn thu ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời
gian từ năm 2014, do giá mủ xuống thấp, người dân không đầu tư phân bón,
85
chăm sóc dẫn đến cây cao su sinh trưởng, phát triển không đều, cây to, cây
nhỏ, sản lượng mủ thấp. Ông Trương Hữu Thế, thôn Vân Bình, xã Cát Vân,
kể, gia đình ông trồng 1ha cao su từ năm 2011. Sau 8 năm, gia đình mới chỉ
thu hoạch được 1 lần năm 2018: “Cây cao su đến kỳ thu hoạch nhưng vì giá
mủ quá thấp, có thu hoạch cũng không đủ ngày công nên tôi bỏ liều ở đó. Vì
không được chăm bón nên chất lượng cây và mủ cũng không cao. Chúng tôi
rất muốn phá để trồng cây khác nhưng không dám vì cao su dự án. Năm 2018,
tôi thu hoạch lần đầu, chỉ được vài chục cân mủ, trong khi giá chỉ có 9000
đồng/kg mủ tươi. Làm thì vất vả mà không lời lãi gì nên thôi” [236]. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy người dân Như Xuân chuyển
sang trồng các loại cây con. Các mô hình trồng cam canh, mô hình trồng bưởi
hồng Quang Tiến, bưởi da xanh, táo Đài Loan, mít Thái, na dai, đào cảnh,
chanh tứ quý, chanh leo, thanh long. Các mô hình nuôi trồng nấm ăn, nấm lim
xanh đã đưa lại năng suất và hiệu quả đáng kể cho người dân Như Xuân.
Trên lĩnh vực chăn nuôi, từ năm 2011 đến năm 2018, tình hình ngành
chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản trên địa bàn huyện Như Xuân được thể
hiện qua bảng sau đây:
Bảng 3.4. Thống kê về tổng đàn trâu bò, lợn, dê, gia cầm trên địa bàn
huyện Như Xuân từ năm 2011 đến năm 2018
Năm
Tổng đàn trâu
(con)
Tổng đàn bò
(con)
Tổng đàn lợn
(con)
Tổng đàn gia
cầm (con)
2011 11.883 1.828 13.026 209.000
2012 9.741 1.406 17.871 210.000
2013 8.358 1.650 19.013 218.000
2014 8.902 2.733 20.140 196.000
2015 9.477 3.674 17.198 218.800
2016 9.698 5.584 18.990 281.200
2017 9.883 6.939 17.244 238.781
2018 8.190 5.432 14.142 284.622
Nguồn: [35-37]
86
Như vậy, nếu như năm 2011, tổng đàn trâu của huyện là 11.883 con thì
đến năm 2018, số lượng trâu còn lại là 8.190 con, giảm 3.693 con. Trong khi
đó, tổng đàn bò năm 2011 chỉ có 1.828 con, năm 2018 tăng lên 5.432 con,
tăng 3.604 con. Tổng đàn lợn tăng 1.116 con. Đặc biệt, tổng đàn gia cầm năm
2011 có 209.000 con, đến năm 2018 đã tăng lên 284.678 con, tăng 75.622
con. Về cơ bản, có thể thấy, tình hình chăn nuôi của huyện Như Xuân vẫn
phát triển, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi bò.
Lâm nghiệp
Giai đoạn 2011 - 2018, ngành lâm nghiệp ở Như Xuân tiếp tục chuyển
biến theo chiều hướng tích cực. Cụ thể:
Thứ nhất, giá trị sản xuất lâm nghiệp liên tục tăng trưởng: Mô hình kết
hợp giữa kinh tế lâm nghiệp và kinh tế trang trại là một trong những mô hình
kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình nhận đất rừng để
khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ và