LỜI CAM KẾT . i
MỤC LỤC . ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii
DANH MỤC HÌNH . ix
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 14
1.1. Nghiên cứu ngoài nước . 14
1.1.1. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững . 14
1.1.2. Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương theo
hướng phát triển bền vững . 19
1.2. Nghiên cứu trong nước . 25
1.2.1. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững. . 25
1.2.2. Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương theo
hướng phát triển bền vững . 29
1.2.3. Nghiên cứu về khu vực ven biển Nam đồng bằng sông Hồng . 35
1.3. Đánh giá tổng quan các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu . 36
Tiểu kết chương 1 . 37
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG . 38
2.1. Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững . 38
2.1.1. Nông nghiệp . 38
2.1.2. Phát triển nông nghiệp bền vững . 40
2.2. Cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp . 42
2.2.1. Cơ cấu ngành nông nghiệp . 42
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp . 43
2.3. Khung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương
theo hướng phát triển bền vững . 44
2.3.1. Khái niệm . 44
2.3.2. Yêu cầu của chuyển dịch . 45iii
2.3.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý . 46
2.3.4. Tiêu chí đánh giá chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững . 51
2.3.5. Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa
phương theo hướng phát triển bền vững . 58
2.4. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương theo
hướng phát triển bền vững . 62
2.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc . 62
2.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan . 64
2.4.3. Kinh nghiệm của Israel . 67
2.4.4. Bài học rút ra đối với các địa phương trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng phát triển bền vững . 70
Tiểu kết chương 2 . 71
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG
NGHIỆP CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG . 72
3.1. Tổng quan về các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng . 72
3.1.1. Giới thiệu về các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng . 72
3.1.2. Ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng . 72
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam
đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững. 77
3.2.1. Thực trạng kết quả của chuyển dịch . 77
3.2.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam
đồng bằng sông Hồng đến phát triển bền vững . 90
3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững . 99
3.3.1. Ứng dụng mô hình EFA trong phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát
triển bền vững . 99
3.3.2. Thực trạng các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững . 104
3.4. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam
đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững. 121
3.4.1. Những mặt được của quá trình chuyển dịch . 121iv
3.4.2. Những hạn chế của quá trình chuyển dịch .123
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế. 124
Tiểu kết chương 3 . 128
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG . 129
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát
triển bền vững . 129
4.1.1. Bối cảnh quốc tế. 129
4.1.2. Bối cảnh trong nước . 131
4.2. Cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền
vững trong thời gian tới . 134
4.2.1. Cơ hội . 134
4.2.2. Thách thức . 136
4.3. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững . 138
4.3.1. Quan điểm . 138
4.3.2. Phương hướng . 140
4.4. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven
biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững . 142
4.4.1. Hoàn thiện định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
phát triển bền vững . 142
4.4.2. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông
nghiệp xanh . 144
4.4.3. Tổ chức lại mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại . 147
4.4.4. Tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp . 149
4.4.5. Nâng cao trình độ lao động nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch
cơ cấu ngành theo hướng phát triển bền vững . 151
4.4.6. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp . 152
4.4.7. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm . 154
4.5. Kiến nghị. 155v
4.5.1. Kiến nghị với Chính phủ . 155
4.5.2. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . 156
4.5.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước . 157
Tiểu kết chương 4 . 158
KẾT LUẬN . 159
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN . 161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 162
240 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững - Bùi Thị Thanh Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,87 13,90 13,96 14,32 15,60 16,65 17,65 18,14
Ninh Bình 16,33 20,55 20,17 20,51 16,73 17,68 20,65 23,65
Năng suất lao động do tác động của CDCCN
Thái Bình - 19,45 26,52 24,99 25,27 28,51 32,86 36,20
Nam Định - 10,94 13,94 14,12 14,44 15,65 16,61 17,81
Ninh Bình - 15,96 20,69 20,19 20,69 16,92 17,85 20,74
Nguồn: Tính toán của NCS
95
b. Tác động đến VA/GO
Hiệu quả SXNN được thể hiện qua tỷ lệ VA/GO. Tỷ lệ này tăng lên thì hiệu quả
SXNN tăng. Trong giai đoạn 2010-2017, chỉ có tỷ lệ VA/GO của Nam Định tăng từ
48,25% năm 2010 (mức thấp nhất trong 3 tỉnh) lên 75,11% năm 2017 (cao nhất trong
3 tỉnh). Hai tình Thái Bình và Ninh Bình thì tỷ lệ này giảm tương ứng là 60,66%
xuống 57,64% và 56,28% xuống 44,12%. Như vậy có thể thấy, mặc dù GTSX ngành
nông nghiệp của 3 tỉnh đều tăng lên nhưng thực tế hiệu quả tăng trưởng xét dưới góc
độ VA/GO của các địa phương khác nhau, và việc CDCCN nông nghiệp của Thái
Bình và Ninh Bình không hiệu quả như của Nam Định.
Hình 3.4: Tỷ lệ VA/GO của các tỉnh giai đoạn 2010-2017
Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê năm 2017
3.2.2.2. Tác động đến khoảng cách thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp
Thực tế trong giai đoạn 2010-2016 thì khoảng cách thu nhập từ nông nghiệp và
phi nông nghiệp của các tỉnh chưa rõ xu thế: Khoảng cách thu nhập của nông nghiệp so
với thu nhập từ phi nông nghiệp đang có dấu hiệu tăng lên khi thu nhập nông nghiệp
năm 2012 bằng 1,09 lần thu nhập từ phi nông nghiệp; tuy nhiên lại có xu hướng giảm
dần đều cho giai đoạn 2012-2016. Tính đến năm 2016 thu nhập từ nông nghiệp chỉ
chiếm 68% thu nhập từ phi nông nghiệp. Nhưng xét cụ thể cho từng tỉnh thì thấy Nam
Định có khoảng cách nông nghiệp so với phi nông nghiệp ngày càng tăng và Ninh Bình
có khoảng cách thu nhập giảm (số liệu minh họa tại bảng 3.23)
Như vậy, tốc độ tăng thu nhập của khu vực nông nghiệp vẫn còn chậm hơn tốc độ
tăng thu nhập của khu vực phi nông nghiệp, do đó khoảng cách thu nhập giữa hai khu vực
này ngày càng lớn. Qua đó cũng cho thấy tác động của CDCCN nông nghiệp đến sự thay
đổi cơ cấu thu nhập chưa cao và tính bền vững về mặt xã hội còn thấp.
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Thái Bình Nam Định Ninh Bình
96
Bảng 3.23: Tỷ trọng thu nhập nông nghiệp so với phi nông nghiệp theo tháng của hộ
nông dân giai đoạn 2010-2016
Năm 2010 2012 2014 2016
Nam Định 0,89 0,90 0,62 0,57
Ninh Bình 0,94 1,23 1,13 0,77
Thái Bình 1,16 1,23 0,81 0,69
Trung bình 3 tỉnh 0,98 1,09 0,80 0,67
Nguồn: Tính toán từ Khảo sát mức sống dân cư và hộ gia đình 2010-2016
3.2.2.3. Tác động đến bảo vệ môi trường
a. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa
Tính đến năm 2015 điện tích đất bị thoái hóa của 3 tỉnh đạt 247.280 ha chiếm
75,37% tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp và chiếm 21,14 % tổng diện tích đất
thoái hóa của ĐBSH. Trong 3 tỉnh thì Thái Bình có diện tích đất thoái hóa lớn nhất là
103.364 ha (chiếm 41,79% tổng diện tích thoái hóa của 3 địa phương), tiếp đến là
Ninh Bình (37,04 %) và Nam Định (20,81%). Trong cơ cấu đất thoái hóa theo mức độ
thì thoái hóa nhẹ chiếm 35,83%, thoái hóa trung bình chiếm 21,13% và thoái hóa nặng
chiếm 9,3%.
Bảng 3.24: Diện tích đất bị thoái hóa của các tỉnh đến năm 2015
Mức độ thoái hóa (ha)
Diện tích
điều tra
(ha)
Đất
không bị
thoái hóa
Thoái
hóa nhẹ
Thoái
hóa
trung
bình
Thoái
hóa
nặng
Tổng diện
tích đất bị
thoái hóa
ĐBSH 348.104 551.594 471.334 147.062 1.169.990 1.518.094
Nam Định 64.824 32.440 16.494 2.526 51.460 116.284
Thái Bình 5.995 34.448 51.705 17.193 103.346 109.341
Ninh Bình 10.010 50.902 38.290 3.282 92.474 102.484
Vùng 71.820 88.594 72.028 23.001 247.280 328.109
% diện tích thoái
hóa của vùng
20,63% 21,35% 15,28% 15,64% 21,14% 21,61%
Nguồn: Tổng cục đất đai (2016)
97
Xét theo cơ cấu thoái hóa đất tại các tỉnh thì thấy Thái Bình có tỷ trọng đất
thoái hóa ở mức độ trung bình (50,03%) và mức độ cao (16,64%) lớn hơn mức trung
bình của 3 địa phương (43,06% và 9,3%). Trong khi đó Nam Định có mức độ thoái
hóa đất ít nhất và chủ yếu là thoái hóa nhẹ (63,04%).
Hình 3.5: Cơ cấu đất theo mức độ thoái hóa của các tỉnh năm 2015
Nguồn: Tổng cục đất đai (2016)
Đất thoái hóa tại các tỉnh chủ yếu là do nguyên nhân suy giảm độ phì và đất bị
mặn hóa do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước biển gây nên mặn hóa chất. Cụ thể số diện
tích đất bị suy giảm độ phì đạt 205.556 ha (chiếm 65,69% tổng diện tích đất bị thoái
hóa). Diện tích đất bị mặn hóa là 33.332 ha (chiếm 10,75%), các vùng đất mặn tập trung
chủ yếu tại Thái Thụy, Tiền Hải (tỉnh Thái Bình); Kim Sơn, Yên Mô (tỉnh Ninh Bình);
Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường (tỉnh Nam Định). Bên cạnh đất thoái
hóa còn do suy giảm độ phì và mặn hóa còn có suy giảm do kết von, suy giảm do xói
mòn, khô hạn nhưng tỷ lệ các loại suy giảm này rất nhỏ trong khu vực vùng.
b. Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới
Trong 3 tỉnh thì chỉ có Ninh Bình có rừng đặc dụng và rừng sản xuất, còn
Thái Bình và Nam Định chỉ là rừng phòng hộ ven biển. Do vậy, tỷ lệ diện tích rừng
trồng mới của các tỉnh có sự khác biệt nếu tính cả rừng đặc dụng của Ninh Bình.
Cụ thể, tỷ lệ diện tích đất rừng trồng mới của Ninh Bình hiện nay là thấp nhất
(1,06%) còn cao nhất là Nam Định (6,5%) và tiếp đến Thái Bình (3,51%). Tuy
.000%
10.000%
20.000%
30.000%
40.000%
50.000%
60.000%
70.000%
80.000%
90.000%
100.000%
Vùng Nam Định Thái Bình Ninh Bình
47.634%
63.039%
33.333%
55.045%
43.064%
32.052%
50.031%
41.406%
9.302% 4.909%
16.636%
3.549%
Thoái hóa nhẹ Thoái hóa trung bình Thoái hóa nặng
98
nhiên việc gia tăng diện tích rừng trồng mới cũng thể hiện việc tăng bảo vệ môi
trường và hạn chế BĐKH. Qua đó, để giảm bớt sự khác biệt luận án so sánh lượng
diện tích rừng trồng mới giữa các tỉnh. Như vậy Thái Bình là tỉnh có diện tích rừng
trồng mới bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2017 cao nhất (237 ha/năm) sau đó
đến Ninh Bình (190 ha/năm) và Nam Định (147 ha/năm).
Bảng 3.25: Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tại các tỉnh giai đoạn 2010- 2017
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Thái
Bình
Tổng diện tích
rừng (1000 ha) 7,3 7,3 5,7 5,68 5,71 3,71 3,71 4,02
DT rừng trồng
mới (1000 ha) 0,19 0,07 0,13 0,1 0,17 0,13 0,33 0,14
Tỷ lệ DT rừng
trồng mới (%) 2,2 1,0 2,3 1,8 3,01 3,45 8,56 3,51
Nam
Định
Tổng diện tích
rừng (1000 ha) 3,6 3,5 3,5 3,6 3,6 3,1 3,1 3,0
DT rừng trồng
mới (1000 ha) 0,32 0,17 0,13 0,06 0,04 0,12 0,14 0,2
Tỷ lệ DT rừng
trồng mới (%) 8,9 4,9 3,7 1,7 1,1 3,9 4,5 6,7
Ninh
Bình
Tổng diện tích
rừng (1000 ha) 26,9 26,9 27,4 26,6 27,4 26,2 27,5 28,35
DT rừng trồng
mới (1000 ha) 0,2 0,1 0,1 0,013 0,15 0,28 0,38 0,3
Tỷ lệ DT rừng
trồng mới (%) 0,71 0,37 0,36 0,05 0,55 1,07 1,38 1,06
Nguồn: Niên giám thống kê 2017, Cục Thống kê 3 địa phương
3.2.2.4. Chỉ số tổng hợp nông nghiệp bền vững SAI
Dựa vào khung tiêu chí phản ánh NNBV và cách tính chỉ số NNBV (SAI) trong
mục 2.3.4 của chương 2 và số liệu thực tế của 3 tỉnh giai đoạn 2010-2017, kết quả tính
toán chỉ số SAI cụ thể ở các tỉnh ven biển Nam ĐBSH, (chi tiết tính toán tại phụ lục 5)
cho thấy:
Thứ nhất, Giai đoạn 2011-2017, chỉ số SAI đều có xu hướng tăng lên, tuy nhiên
tốc độ tăng của các tỉnh khác nhau, trong đó Thái Bình có tốc độ tăng bình quân cao
nhất (9,9%), tiếp đến là Ninh Bình (9,48%) và Nam Định (5,5%). Do vậy, tính đến năm
99
2017, hệ số SAI của Nam Định đạt 0,3921, cao nhất trong 3 tỉnh, tiếp đến Thái Bình
(0,372) và Ninh Bình (0,339). Như vậy, chỉ số phát triển NNBV ở các tỉnh ở mức độ
PTBV thấp.
Thứ hai, khi cố định các chỉ tiêu về thu nhập từ nông nghiệp và tỷ lệ diện tích
rừng trồng mới, thay đổi NSLĐ chung của ngành bằng chỉ số NSLĐ do CDCCN tạo ra
thì luận án tính được chỉ số phát triển NNBV do quá trình CDCCN đóng góp. Trên cơ
tính toán này thấy quá trình CDCCN nông nghiệp ngày càng đóng góp lớn vào chỉ số
phát triển NNBV. Cụ thể giai đoạn 2011-2017, tỷ lệ SAI do CDCCN nông nghiệp với
SAI chung của Thái Bình tăng từ 83,1% lên 90,7%, còn đối với Nam Định và Ninh
Bình tỷ lệ này tương tương ứng từ 91,8% lên 99,4% và 87,6% lên 95,7% (chi tiết tại
bảng 3.26)
Bảng 3.26: Chỉ số nông nghiệp bền vững SAI giai đoạn 2011-2017
Năm 2011 Năm 2013 Năm 2017
Thái
Bình
Nam
Định
Ninh
Bình
Thái
Bình
Nam
Định
Ninh
Bình
Thái
Bình
Nam
Định
Ninh
Bình
Chỉ số phát triển
nông nghiệp bền
vững (SAI)
0,211 0,284 0,197 0,261 0,279 0,241 0,372 0,392 0,339
Chỉ số phát triển
nông nghiệp bền
vững (SAI) Do
CDCCN
0,177 0,270 0,175 0,261 0,278 0,240 0,338 0,390 0,326
% SAI do CDCCN
với SAI chung
83,9 95,1 89,0 100 99,7 99,4 90,8 99,6 95,9
Nguồn: Tính toán của NCS
3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển
bền vững
3.3.1. Ứng dụng mô hình EFA trong phân tích nhân tố ảnh hưởng đến
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng
theo hướng phát triển bền vững
Luận án căn cứ vào khung lý thuyết ở Chương 2 kết hợp với phỏng vấn sâu cán
bộ quản lý, chuyên gia và nông dân để xây dựng lên các nhân tố ảnh hưởng đến
CDCCN nông nghiệp của 3 địa phương theo hướng PTBV. Các yếu tố ảnh hưởng
100
được hình thành từ 35 câu hỏi, và sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đánh giá như sau:
(1) Không quan trọng; (2) Ít quan trọng; (3) Bình thường; (4) Quan trọng; (5) Rất quan
trọng. Các nhân tố được mô tả tại bảng dưới
Bảng 3.27: Các nhân tố ảnh hưởng đến CDCCN nông nghiệp các tỉnh ven biểnNam
ĐBSH theo hướng PTBV
Nhân tố ảnh hưởng Mã hóa
Mức độ quan trọng
Không
quan
trọng
Ít
quan
trọng
Bình
thường
Quan
trọng
Rất
quan
trọng
(1) (2) (3) (4) (5)
1. Nhóm chính sách của Nhà nước CS
1.1. Ưu đãi vay vốn để SXNN
tăng
CS1
1.2. Hình thức vay vốn đa dạng CS2
1.3. Tăng cường mở lớp đào tạo
nghề SXNN theo hướng bền
vững
CS3
1.4. Tăng cường hỗ trợ mua máy
móc thiết bị phục vụ SXNN
CS4
1.5. Chuyển đổi mục đích sử
dụng đất linh hoạt
CS5
1.6. Hỗ trợ giải phóng mặt bằng CS6
1.7. Giá thuê đất hợp lý CS7
2. Cơ sở hạ tầng CSHT
2.1. Giao thông thuận lợi CSHT1
2.2. Hệ thống cấp thoát nước đầy
đủ
CSHT2
2.3. Hệ thống điện đáp ứng yêu cầu CSHT3
2.4. Thông tin liên lạc thuận tiện CSHT4
3. Trình độ người nông dân TĐLĐ
3.1. Hiểu biết về kiến thức SXNN
bền vững
TĐLĐ1
3.2 Hiểu biết về chủ trương,
chính sách của Nhà nước
TĐLĐ2
3.3. Hiểu biết về đối tượng sản xuất TĐLĐ3
101
Nhân tố ảnh hưởng Mã hóa
Mức độ quan trọng
Không
quan
trọng
Ít
quan
trọng
Bình
thường
Quan
trọng
Rất
quan
trọng
(1) (2) (3) (4) (5)
3.4. Hiểu biết về thông tin thị
trường
TĐLĐ4
4. Liên kết sản xuất LKSX
4.1. HTX hoặc DN hỗ trợ tìm kiếm
thị trường
LKSX1
4.2. HTX hoặc DN hỗ trợ tiêu thụ
sản phẩm
LKSX2
4.3. HTX hoặc DN cung ứng vật tư
sản xuất
LKSX3
4.4. HTX hoặc DN hỗ trợ quy trình
sản xuất
LKSX4
5. Nguồn lực tự nhiên NLTN
5.1. Độ màu mỡ của đất đai thay đổi NLTN1
5.2. Diện tích đất SXNN giảm NLTN2
5.3. Số và chất lượng nguồn nước
tưới SXNN thay đổi
NLTN3
6. Thị trường TT
6.1. Nhu cầu sử dụng sản phẩm
nông nghiệp thay đổi
TT1
6.2. Gần thị trường tiệu thụ lớn TT2
7. Khoa học công nghệ KHCN
7.1. Ứng dụng trong bảo quản
tăng
KHCN1
7.2. Ứng dụng trong chăm sóc tăng KHCN2
7.3. Ứng dụng trong thu hoạch tăng KHCN3
7.4. Ứng dụng chọn giống chất
lượng cao tăng
KHCN4
7. Biến đổi khí hậu BĐKH
7.1. Nước biển dâng BĐKH1
102
Nhân tố ảnh hưởng Mã hóa
Mức độ quan trọng
Không
quan
trọng
Ít
quan
trọng
Bình
thường
Quan
trọng
Rất
quan
trọng
(1) (2) (3) (4) (5)
7.2. Bão lớn BĐKH2
7.3. Rét đậm, rét hại BĐKH3
7.4. Nắng nóng kéo dài BĐKH4
7.5. Lũ quyét BĐKH5
7.6. Ngập lụt BĐKH6
7.7. Mưa lớn BĐKH7
Nguồn: Xây dựng của NCS
Sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA, luận án phân tích số liệu từ
bảng điều tra 225 hộ nông dân tại 3 địa phương: Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.
Kết quả phân tích như sau:
a. Kiểm định thang đo
Kiểm định chất lượng thang đo trong phân tích EFA thông qua hệ số
Cronbach’s α, nếu hệ số này lớn hơn 0,6 và Corrected Item - Total Correlation của
từng thang đo >0,3 thì thang đo có chất lượng và không cần loại biến. Sau khi kiểm
định các thang đo thấy hệ số Cronbach’s α của 8 nhóm nhân tố đều lớn hơn 0,6. Tuy
nhiên có các thang đo Corrected Item - Total Correlation nhỏ hơn 0,3 nên không phù
hợp là: CS6, CS7, KDKH5, BĐKH6 và BĐKH7. Do vậy loại những biến này ra khỏi
phần phân tích các nhân tố khám phá (chi tiết tại phụ lục 6).
b. Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Kết quả phân tích khám phá được cho là phù hợp với dữ liệu khi 0,5< KMO<1;
kiểm định Barlett có Sig < 0,05 và phương sai trích lớn hơn 50%. Từ số liệu điều tra,
thông qua các bước phân tích có: KMO = 0,723 > 0,5; Sig=0,000 nhỏ, Phương sai
trích = 72,72 > 50%. Do vậy các nhân tố đều cùng tải về 1 nhóm và hệ số tải đều > 0,4
(chi tiết tại phụ lục 7).
Thông qua ma trận nhân tố xoay (chi tiết tại phụ lục 7) cho phép luận án nhóm
các nhân tố lại để hình nhóm thành nhân tố mới. Cụ thể:
103
- Nhóm 1 gồm 4 gồm các biến: NLTN1, NLTN2, BĐKH1 và BĐKH2 được đặt
lại tên là nhóm điều kiện tự nhiên (ĐKTN).
- Nhóm 2 gồm 4 biến LKSX1, LKSX2, LKSX3 và LKSX4 vẫn được gọi tên là
liên kết sản xuất (LKSX).
- Nhóm 3 gồm CSHT1, CSHT2, CSHT3 và CSHT4 vẫn được gọi là nhóm cơ
sở hạ tầng (CSHT).
- Nhóm 4 gồm CS3 và CS4 được đặt tên là nhóm chính sách hỗ trợ (HT).
- Nhóm 5 gồm các biến TĐLĐ1, TĐLĐ2, TĐLĐ3 vẫn gọi là nhóm trình độ lao
động (TĐLĐ).
- Nhóm 6 gồm các biến: KHCN2, KHCN3, KHCN4 gọi là nhóm khoa học công
nghệ (KHCN).
- Nhóm 7 gồm 2 biến: TT1 và TT3 vẫn gọi là nhóm thị trường (TT)
- Nhóm 8 gồm các biến CS1 và CS2 được đặt lại tên là chính sách tín dụng (CSTD).
Bảng 3.28: Nhóm các nhân tố mới tác động đến CDCCN nông nghiệp
theo hướng PTBV
Nhóm Nhân tố tác động
Tên nhóm Kí hiệu Tên nhân tố Tên biến
Nhóm 1- Điều
kiện tự nhiên
ĐKTN - Độ màu mỡ của đất đai thay đổi
- Diện tích đất SXNN giảm
- Nước biển dâng
- Bão lớn
ĐKTN1
ĐKTN2
ĐKTN1
ĐKTN2
Nhóm 2 - Liên
kết sản xuất
LKSX - HTX hoặc DN hỗ trợ tìm kiếm thị trường
- HTX hoặc DN hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
- HTX hoặc DN cung ứng vật tư sản xuất
- HTX hoặc DN hỗ trợ quy trình sản xuất
LKSX1
LKSX 2
LKSX 3
LKSX 4
Nhóm 3 - Cơ sở
hạ tầng
CSHT - Giao thông thuận lợi
- Hệ thống cấp thoát nước đầy đủ
- Hệ thống điện đáp ứng yêu cầu
- Thông tin liên lạc thuận tiện
CSHT1
CSHT2
CSHT3
CSHT4
Nhóm 4- Chính
sách hỗ trợ
HT - Tăng cường mở lớp đào tạo nghề
SXNN theo hướng bền vững
- Tăng cường hỗ trợ mua máy móc thiết
HT1
HT2
104
Nhóm Nhân tố tác động
bị phục vụ SXNN
Nhóm 5 - Trình
độ lao động
TĐLĐ - Hiểu biết về kiến thức SXNN bền vững
- Hiểu biết về chủ trương, chính sách của
Nhà nước
- Hiểu biết về đối tượng sản xuất
TĐLĐ1
TĐLĐ2
TĐLĐ3
Nhóm 6- Khoa
học công nghệ
KHCN - Ứng dụng chọn giống chất lượng cao tăng
- Ứng dụng trong chăm sóc tăng
- Ứng dụng trong thu hoạch tăng
KHCN2
KHCN3
KHCN4
Nhóm 7 - Thị
trường
TT - Nhu cầu sử dụng sản phẩm nông
nghiệp thay đổi
- Gần thị trường tiêu thụ
TT1
TT2
Nhóm 8- Chính
sách tín dụng
CSTD - Ưu đãi vay vốn để SXNN tăng
- Hình thức vay vốn đa dạng
CSTD1
CSTD2
Nguồn: NCS
3.3.2. Thực trạng các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển
bền vững
Dựa trên phân tích nhân tố khám phá phần 3.2.1, luận án phân tích thực trạng
những nhân tố này tại các tỉnh ven biển Nam ĐBSH thời gian qua. Cụ thể:
3.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Sự thay đổi của đất SXNN
Do quá trình đô thị hóa và CNH ở các tỉnh ven biển Nam ĐBSH đã làm cho
quỹ đất SXNN có xu hướng giảm: Thái Bình có tỷ lệ đất SXNN giảm từ 68,46% năm
2015 xuống còn 68,13% năm 2017. Số liệu của Nam Định và Ninh Bình giảm tương
ứng từ 67,74% xuống còn 67,54% và 70,1% xuống 69,7% (chi tiết tại bảng 3.29)
Bảng 3.29: Cơ cấu đất SXNN giai đoạn 2015-2017 tại các tỉnh
Thái Bình Nam Định Ninh Bình
2015 2017 2015 2017 2015 2017
Tổng 100 100 100 100 100 100
Tỷ lệ đất SXNN 68,46 68,13 67,74 67,54 70,1 69,7
Nguồn: Niên giám thống kê 2017, Cục Thống kê 3 địa phương
105
Chính vì diện tích đất SXNN ngày càng giảm đã tạo sức ép để các tỉnh chuyển
đổi cơ cấu sản xuất và phương thức sản xuất theo hướng tăng hiệu quả để gia tăng
sản lượng. Cụ thể đối với lĩnh vực trồng trọt chuyển từ canh tác lúa kém hiệu quả
sang trồng rau màu, hoa cây cảnh hoặc cây dược liệu đối với diện tích lúa vùng
cao. Đối với diện tích lúa vùng thấp chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp
lúa- thủy sản. Giai đoạn 2015-2017, diện tích đất chuyển đổi từ cây lúa sang cây
trồng khác là rau màu và thủy sản đạt 13.098,91 ha trong đó Thái Bình chiếm
(43,69%) Nam Định chiếm 29,79% và Ninh Bình chiếm 26,51%. Cơ cấu chuyển đổi
diện tích lúa sang chủ yếu là nuôi trồng thủy sản toàn thời gian hoặc kết hợp 1 vụ lúa
và nuôi thủy sản (74,01%), còn 25,99% chuyển đổi sang canh tác rau màu và cây
ngắn ngày. Kết quả là cơ cấu SXNN của các tỉnh đã bước đầu có sự chuyển dịch theo
hướng hiệu quả hơn.
Bảng 3.30: Diện tích đất chuyển đổi trong SXNN giai đoạn 2011-2017
Tổng diện tích chuyển
đổi giai đoạn 2015-2017
Diện tích chuyển đổi
từ lúa sang thủy sản
Diện tích chuyển đổi
từ lúa sang rau màu
Thái Bình 5.723,2 3.927,5 1,795,7
Nam Định 3.902,78 2.738,94 1.163,84
Ninh Bình 3.472,93 3.027,79 445,14
Nguồn: Sở NN và PTNT các địa phương (2017)
b. Biến đổi khí hậu
Thời gian qua BĐKH diễn ra rất phức tạp. Các hiện tượng như rét đậm rét hại
năm 2012, 2016; bão Sơn Tinh (10/2012), bão Hai Yan (10/2012) và bão số 1 vào cuối
tháng 7/2016; mưa lũ tháng 10/2017 đã ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu SXNN của các
tỉnh ven biển Nam ĐBSH.
Bên cạnh đó trong giai đoạn này, lượng mưa cũng giảm và khu vực ĐBSH có
có mức giảm lượng mưa lớn nhất (12,5%/57 năm) dẫn đến tình trạng khô cằn xảy ra
ngày càng nhiều (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Cùng với lượng mưa ít thì tình
trạng xâm nhập mặn đã lấn sâu vào các cửa sông tại các tỉnh làm cho chiều dài sông có
nồng độ mặn trong nước chiếm 1% ngày càng lớn như: sông Đáy (Ninh Bình) 20-25
km; sông Vạc (Ninh Bình) 15-20 km; sông Trà Lý (Thái Bình).
106
Bảng 3.31: Thống kê các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp giai đoạn 2010-2017
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Bão và ATNĐ ảnh
hưởng gián tiếp
2 1 2 2 2 1 1 1
Bão và ATNĐ chịu
ảnh hưởng trực tiếp
1 2 1 3 - - 1 -
Tổng cộng 3 3 3 5 2 1 2 1
Nguồn: Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2020
Các hiện tượng BĐKH này đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình CDCCN nông
nghiệp theo hướng PTBV: (i) Làm ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng và hiệu quả sản
xuất cây lúa giảm (bão số 1 năm 2016 đã khiến Thái Bình bị thiệt hại hơn 5.000 ha lúa
màu, 70% diện tích rau màu bị ngập úng, gần 90 ha nuôi thủy sản bị mất trắng). (ii)
Làm chậm quá trình triển khai các dự án đầu tư SXNN theo quy mô lớn (năm 2016 do
thiệt hại của bão nên dự án đầu tư sản xuất rau sạch của Vingroup tại Nam Định đã
chậm trễ triển khai theo quy mô lớn).
Theo điều tra của luận án về cảm nhận của người dân về tần xuất xuất hiện của
các hiện tượng BĐKH so với trước thời điểm năm 2013 thì một số hiện tượng xuất
hiện nhiều hơn như: mưa lớn (3,81), bão (3,54), ngập (3,45), nắng nóng (3,36). Còn
các hiện tượng khác xuất hiện ít hơn có điểm trung bình giao động từ 1,78 đến 3,07.
Cũng theo điều tra thì ảnh hưởng của các hiện tượng BĐKH đã làm sản lượng giảm
sản lượng (80,6% lượt trả lời); tăng chi phí sản xuất (68,4%) và đã thay đổi cơ cấu cây
trồng và vật nuôi (10,2%) (chi tiết tại phụ lục 8)
3.3.2.2. Liên kết sản xuất
Mô hình TCSX ở các tỉnh vẫn chủ yếu là hộ gia đình. Mô hình HTX
mới bước đầu chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã mới năm 2012. Tính đến năm
2017, 3 tỉnh có 898 HTX kiểu mới, trong đó Thái Bình có 316 HTX chiếm 35,19%,
Nam Định chiếm 34,85% và Ninh Bình chiếm 29,98%. Tuy nhiên, mô hình HTX
mới chủ yếu là HTX trồng trọt cung ứng dịch vụ nông nghiệp (chiếm 94,6% tổng số
HTX của 3 tỉnh), số HTX chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản rất ít (chi tiết tại bảng
3.32). Bên cạnh mô hình HTX thì các doanh nghiệp nông nghiệp và tổ hợp tác cũng
đã xuất hiện, tuy nhiên số lượng còn ít và chưa phát triển.
107
Bảng 3.32: Số lượng HTX tại các tỉnh tính đến năm 2017
HTX
nông nghiệp
Trồng
trọt
Chăn
nuôi
Thủy
sản
Tổng
hợp
Diêm
nghiệp
Thái Bình 316 310 2 3 - 1
Nam Định 313 297 4 3 8 1
Ninh Bình 269 243 12 9 5 -
Tổng 898 850 18 15 13 2
Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, Sở NN&PTNT các địa phương.
Theo số liệu điều tra của luận án thì có 142/225 (chiếm 63,1%) hộ gia đình
tham gia HTX. Với câu hỏi HTX hỗ trợ những những dịch vụ nào trong quá trình sản
xuất, và được lựa chọn nhiều phương án trả lời trong 4 phương án thì thấy kết quả như
sau: HTX chủ yếu là cung ứng vật tư sản xuất (99,3%) và 81,7% cung ứng kĩ thuật
trong quy trình sản xuất. HTX bao tiêu sản phẩm đầu ra chỉ chiếm 12% (chi tiết tại
phụ lục 8).
Như vậy, việc tham gia HTX của nông dân chưa nhiều và vai trò của HTX mới
chỉ dừng lại cung ứng các dịch vụ đầu vào của quá trình sản xuất, còn các dịch vụ tiêu thụ
sản phẩm, dịch vụ bảo quản và hỗ trợ kĩ thuật sản xuất chưa phát triển. Chính vì vậy chưa
thúc đẩy nhanh quá trình CDCCN nông nghiệp theo quy mô lớn và theo hướng NNCNC.
Liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp còn lỏng lẻo, mới chỉ bắt đầu
thực hiện trong lĩnh vực trồng trọt. Đến năm 2016 ở 3 tỉnh có 370 cánh đồng lớn với
tổng diện tích 18.194 ha thì chỉ khoảng 53,46% diện tích được kí hợp đồng bao tiêu
trước sản xuất, chỉ có khoảng 2,9% số hộ sản xuất lúa và 5% số hộ sản xuất rau có
LKSX (chi tiết bảng 3.33). Các doanh nghiệp cũng chưa có sự hợp tác, liên kết với nhau
trong phát triển thị trường, kênh phân phối tiêu thụ và chia sẻ các mối hàng xuất khẩu.
Bảng 3.33: Thông tin về cánh đồng lớn phân theo địa phương năm 2016
Tổng số
cánh đồng
Số hộ
tham gia
Diện tích gieo trồng
trong 12 tháng (ha)
Diện tích kí hợp đồng bao
tiêu trước sản xuất (ha)
Thái Bình 142 42.657 11.134 8.207
Nam Định 188 58.337 15.060 369
Ninh Bình 40 15.948 5.554 1152
Vùng 370 116.942 18.194 9.728
Nguồn: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016
108
Mặc dù đã có một số liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp dưới dạng hợp
đồng, nhưng khi giá cả thị trường biến động thì vẫn có tình trạng các bên tự ý phá vỡ
hợp đồng như: Khi giá sản phẩm trên thị trường cao hơn thì nông dân đã tự bán lúa ra
ngoài thị trường, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Ngược lại, đến mùa vụ cũng có doanh
nghiệp dù đã ký hợp đồng với nông dân nhưng lại không mua sản phẩm của nông dân.
Ngoài ra, liên kết giữa nông dân với nhà khoa học còn yếu, chủ yếu mới là các
cán bộ khuyến nông, khuyến ngư kiêm nhiệm hướng dẫn canh tác sản xuất. Do vậy việc
ứng thành tựu khoa học vào sản xuất còn chậm, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC
chỉ dừng lại sản xuất dưới dạng mô hình, chưa phát triển đại trà trong sản xuất.
Bảng 3.34: Mô hình LKSX điển hình tại các địa phương thời gian qua
Mô hình liên kết Công ty/địa phương
Thái Bình - Sản xuất lúa giống Công ty Cổ phần Tổng công ty
giống cây trồng Thái Bình
- Sản xuất lúa chất lượng cao với loại gạo chủ
lực gắn với thương hiệu giống T10
Công ty TNHH Hưng Cúc
- Sản xuất sản phẩm cây màu như: ớt, ngô ngọt,
dưa gang, dưa bao tử...
Cổ phần thực phẩm xuất khẩu
Hải Dương
Nam
Định
- Sản xuất giống lúa lai F1 Công ty TNHH Cường Tân
- Sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo chất
lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu gạo
Nam Định
Công ty TNHH Toản Xuân
-Sản xuất, tiêu thụ cây dược liệu Công ty CP Nam Dược
Ninh
Bình
- Chăn nuôi lợn hữu cơ Gia Hòa- Gia Viễn
- Chăn nuôi hươu, dê, ngựa Đông Sơn – Tam Điệp
- Nuôi lợn nái- Lợn thịt sử dụng cám thảo dược-
Lò giết mổ chế biến sâu, đến hệ thống tiêu thụ sản
phẩm
Ninh Sơn
Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Sở NN&PTNT các địa phương
Liên kết SXNN giữa các địa phương trong vùng chủ yếu là do các công ty
trong tỉnh LKSX và bao tiêu đầu ra, việc các công ty ở ngoài địa phương tham gia
LKSX và bao tiêu sản phẩm rất ít. Ví dụ tại Thái Bình chỉ có công ty ở 3 Hải Dương
và 1 công ty ở Ninh Bình có tham gia LKSX (chi tiết tại bảng 3.35).
109
Bảng 3.35: Một số mô hình LKSX điển hình giữa các địa phương
Địa phương Côn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chuyen_dich_co_cau_nganh_nong_nghiep_cac_tinh_ven_bi.pdf