Luận án Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Thái Lan và Malaysia sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt Nam

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN.7

1.1. Tổng quan tài liệu về mô hình tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi mô hình

tăng trưởng kinh tế .7

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .7

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .8

1.2. Tổng quan tài liệu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới

sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia Đông Nam Á là Thái

Lan, Malaysia và Việt Nam.9

1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước.9

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước .12

1.3. Những điểm đã thống nhất, khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án17

1.3.1. Những điểm đã thống nhất.18

1.3.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án .18

1.4. Câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích của luận án .19

1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu .19

1.4.2. Khung phân tích của luận án.19

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ VÀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.21

2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình tăng trưởng kinh tế.21

2.1.1. Một số khái niệm.21

2.1.2. Phân loại mô hình tăng trưởng kinh tế.24

2.1.3. Tốc độ và chất lượng tăng trưởng trong mô hình tăng trưởng kinh tế .26

2.1.4. Các thành tố của mô hình tăng trưởng kinh tế.38

2.1.5. Một số lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế.40

2.2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh

tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 .45

2.2.1. Nguyên nhân chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.45

2.2.2. Mục đích chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.51

pdf179 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Thái Lan và Malaysia sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Âu khác. Theo Peter Warr (2007), trong giai đoạn 1980-2002, đóng góp cho tăng trưởng của nền kinh tế Thái Lan có tới gần 71% là yếu tố vốn, trong khi yếu tố đầu vào lao động chỉ đóng góp 14,7%, TFP đóng góp 10% cho tăng trưởng. Theo các nhà kinh tế, một MHTT chủ yếu nhờ thâm dụng vốn, trong khi coi nhẹ đầu tư vào vốn con người và đổi mới công nghệ sẽ không bền vững, vì như đã đề cập ở trên, đóng góp của TFP vào TTKT của Thái Lan những năm qua là khá thấp. Và trên thực tế, đầu tư cho khoa học công nghệ của nước này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Tổng chi tiêu cho R&D của Thái Lan chỉ chiếm trung bình khoảng 0,2-0,25% GDP trong giai đoạn 1996-2008, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Cụ thể, con số này thường từ 2% đến 3% ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Singapore, và khoảng 1% ở Trung Quốc. Thứ hai, tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp là một trong những nguyên nhân giải thích cho năng suất lao động không cao ở Thái Lan. Theo báo cáo của ILO (2010), trong giai đoạn 2001-2010, mặc dù trình độ giáo dục của người dân Thái đã được nâng cao, song nhìn chung trình độ của người lao động vẫn còn khá thấp. Phần lớn người lao động chỉ tốt nghiệp bậc trung học. Con số này 77 tuy đã giảm từ 80% năm 2001 xuống còn 70% năm 2010 song vẫn tương đối cao. Tỷ lệ người lao động tốt nghiệp phổ thông và qua đào tạo nghề cũng như những người lao động có trình độ giáo dục đại học và các bậc cao hơn chỉ ở mức trên 10% và không thay đổi nhiều trong thời gian được xem xét. Như vậy, xét về vốn nhân lực, Thái Lan vẫn đang đứng trước những thách thức về nâng cao số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực để thúc đẩy TTKT cao trong dài hạn [Hình 3.3]. Mặc dù Thái Lan ưu tiên phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động, song nguồn cung cấp lao động có kỹ năng, đã qua đào tạo lẫn lao động thông thường, từ nhiều năm nay, không những thiếu mà còn không phù hợp với nhu cầu lao động ngày càng đa dạng và phức tạp ở nước này. Và theo nhiều đánh giá, tình trạng này còn trầm trọng hơn do những thay đổi về nhân khẩu trong tương lai khiến tuổi trung bình của công nhân ngày càng cao. Mặc dù Thái Lan cũng đã tính đến chuyện dựa vào lao động nước ngoài, song hiện nay đó không phải là một giải pháp thay thế thực tế, vì chỉ kéo dài thêm MHTT dựa vào lao động giá rẻ, đang không bền vững. Hơn nữa, sự thịnh vượng và do đó, lương ngày càng tăng tới mức không kém gì Thái Lan ở các nước láng giềng cũng khiến cho ngày càng ít công nhân nước ngoài muốn bỏ nước sang Thái Lan làm việc. Ghi chú: - No education: Không được đào tạo - Lower secondary: Trung học cơ sở - Upper secondary: Trung học phổ thông - Higher level: Trình độ trên phổ thông Nguồn: ILO (2010) Hình 3.3: Tỷ lệ lao động phân theo trình độ giáo dục của Thái Lan, giai đoạn 2001-2010 78 Một trong những nguyên nhân căn bản và cố hữu của tình trạng đáng buồn đó của nguồn nhân lực là do những khiếm khuyết và bất cập của các hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và an sinh xã hội. Trên thực tế, so với các nước ASEAN khác, Thái Lan đã đạt được những tiến bộ rất ấn tượng trong việc cung cấp giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho hầu hết người dân, cũng như có những cải thiện nhất định về hệ thống an sinh xã hội. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại những khiếm khuyết rất lớn chưa dễ khắc phục trong các lĩnh vực này. Một là, hệ thống giáo dục vẫn còn lạc hậu, sản phẩm đào tạo ra vẫn chưa theo kịp được với đòi hỏi của thị trường lao động (Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã xếp hạng Thái Lan đứng thứ tám về giáo dục đào tạo trong số 10 quốc gia ASEAN. Hệ thống giáo dục của Thái Lan đang bị cho là ngày càng tụt hậu so với các nước láng giềng. Học viện quốc tế phát triển quản lý giáo dục (IMD) đã xếp giáo dục Thái Lan đứng hàng thứ 51 trong số 60 quốc gia trên toàn thế giới. Thái Lan cũng chỉ đứng hàng thứ 50 trong số 65 quốc gia tham gia cuộc thi PISA (Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế)). Hai là, sự bất bình đẳng rất lớn cần được giải quyết trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục, nhất là đối với các hộ nghèo và giữa các khu vực thành thị và nông thôn. Và ba là, chất lượng của các dịch vụ này cũng cần được cải thiện để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân về giáo dục, y tế và của thị trường lao động về nguồn nhân lực phù hợp [Lounkaew, Kiatanantha (2011)]. Thứ ba, tăng trưởng nhanh tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Thái Lan. Có thể thấy, phân phối thu nhập của Thái Lan đã bộc lộ sự bất bình đẳng ngay trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, tuy chưa lớn lắm. Tuy nhiên, phân phối thu nhập càng trở nên bất bình đẳng và khoảng cách giàu nghèo càng lớn dần khi nền kinh tế càng tăng trưởng nhanh. Giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh nhất của Thái Lan là giai đoạn từ năm 1987 đến trước năm 1997 khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á. Theo Ngân hàng Thế giới, ở Thái Lan, năm 1990, có khoảng 18% dân cư sống dưới mức nghèo khổ. Đến năm 1992, con số đó trong toàn quốc là 13,1%, trong đó nông thôn là 15,5% và thành thị là 10,2%. Đến năm 1998, số dân Thái Lan có mức sống dưới 1 USD/ngày chỉ còn chiếm khoảng 2%, nhưng số dân sống dưới mức 2 USD/ngày vẫn còn chiếm tới 28,2%, chủ yếu ở khu vực nông thôn [Trương Duy Hòa (2009)]. Năm 1976, hệ số GINI của Thái Lan là 0,436, cao hơn nhiều so với các nước Đông Á khác, hệ số này đặc biệt tăng nhanh cùng với quá trình CNH của Thái Lan và đạt đỉnh vào năm 1992, sau đó đã có xu hướng giảm từ năm 1994 và năm 2012 ở mức 0,393 [The World Bank (2015, 2016)]. Xét theo khu vực địa lý, thu nhập của cư dân ở thủ đô Băng Cốc và những vùng phụ cận cao hơn nhiều so với các khu vực khác ở Thái Lan, nhất là so với khu vực Đông Bắc. Nguyên nhân 79 của sự chênh lệch là do chính sách phát triển công nghiệp của Thái Lan chỉ tập trung tại Băng Cốc và một số vùng phụ cận, khiến cho các nguồn vốn dồn về một số khu vực, trong khi những khu vực khác cần vốn hơn lại không có. Điều này đã làm gia tăng sự phân bổ mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng trong cả nước và càng làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng [Hình 3.4]. TTKT nhanh là cần thiết, song Thái Lan chỉ chú trọng đến vấn đề đảm bảo TTKT nhanh mà chưa chú ý đến sự lan tỏa của thành quả tăng trưởng từ Băng Cốc sang nhiều vùng khác, bởi vậy những vùng lạc hậu càng lạc hậu hơn và khả năng đóng góp vào TTKT ngày càng bị thu hẹp tương đối so với Băng Cốc. Nguồn: The World Bank (2016) Hình 3.4. Hệ số GINI của Thái Lan, giai đoạn 1981-2012 Thứ tư, bất bình đẳng về thu nhập là một trong những nguyên nhân hạn chế người nghèo tiếp cận cơ hội giáo dục và y tế. Người nghèo không có nhiều cơ hội nhận được các thành quả của tăng trưởng nhanh mang lại. Phân tích tỷ lệ tiếp cận giáo dục của Thái Lan cho thấy, người nghèo không được bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội giáo dục, đặc biệt số người nghèo sinh sống ở khu vực nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh và con cái của các lao động di cư. Tỷ lệ học đại học giữa nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đã rộng ra rất nhiều. Mặc dù chính phủ đã có những chính sách tích cực để thúc đẩy cho sinh viên nghèo vay tiền, song với những khoản tài chính hạn chế trong ngắn hạn không đủ để loại trừ sự mất cân bằng trong giáo dục ở quốc gia này [Bảng 3.2]. Bảng 3.2: Tổng quan hệ thống giáo dục của Thái Lan Tuổi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cấp học Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT Tiếp cận Tự nguyện Bắt buộc Tự nguyện Chi phí Miễn phí Nguồn: UNESCO Bangkok (2013) 80 Ngoài việc tiếp cận các cơ hội giáo dục bị hạn chế, người nghèo cũng chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, do dịch vụ này được phân bổ không đồng đều giữa các vùng. Người dân sinh sống ở khu vực thủ đô Băng Cốc có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, trong khi người dân ở các vùng khác có ít cơ hội hơn. Hay người nghèo ở các khu vực đô thị cũng ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế hơn so với người dân khá giả ở khu vực đô thị. Thứ năm, cơ cấu tài chính của Thái Lan cũng là một trở ngại cho tăng trưởng lâu dài. So với tiêu chuẩn quốc tế, thu nhập từ thuế ở Thái Lan luôn ở mức thấp, nên chính phủ Thái thường không đủ nguồn lực để đầu tư hoặc vào phát triển cơ sở hạ tầng cần cho tăng trưởng bền vững hoặc vào các chương trình phúc lợi xã hội và bảo hiểm xã hội cần thiết cho việc tích luỹ nguồn nhân lực cho phát triển lâu dài. Thứ sáu, sức mạnh độc quyền vẫn tồn tại trong các doanh nghiệp Nhà nước, và có những quy định cấm cạnh tranh đầy đủ ở một số lĩnh vực vực kinh tế sống còn, nhất là ở các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như tài chính và viễn thông. Hậu quả là sự năng động sáng tạo của khu vực kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa, không được phát huy tốt. Khu vực tư nhân luôn ở tuyến đầu trong tăng trưởng kinh tế suốt nhiều thập kỷ trước đây đã bị chia thành hai phần khác nhau: Chỉ có một ít công ty lớn đã trở nên có sức cạnh tranh toàn cầu, còn tuyệt đại đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không thể có năng lực đổi mới và sáng tạo. Không thể leo lên được bậc thang cao hơn trong chuỗi sản phẩm toàn cầu là lý do vì sao đầu tư tư nhân cùng với đầu tư công cộng lại giảm mạnh so với những năm 1990. Thứ bảy, những yếu kém về thể chế cộng với những bất ổn triền miên về chính trị là trở ngại quan trọng nhất đối với tăng trưởng lâu dài của Thái Lan. Hậu quả là các chính phủ và các đảng cầm quyền ở Thái Lan liên tục và phải chi quá nhiều tâm sức để đối phó với những bất ổn chính trị, rất khó có điều kiện để có thể đưa ra được những lựa chọn chính sách quan trọng, nhất quán, lâu dài và có tính khả thi. Và điều đó cũng tác động tiêu cực và khiến Thái Lan rất khó duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô. Ví dụ, cho đến nay, hoàn toàn không có một chính phủ nào có được những chính sách R&D và đổi mới tích cực cả. Hoàn toàn không hề có quyết tâm chính trị đưa đất nước này trở lên sáng tạo [Lê Đăng Minh, 2018.] Thứ tám, mặc dù Thái Lan đã rất thành công trong việc đạt được mục tiêu TTKT nhanh, tăng GDP/đầu người, tuy nhiên những thành công đó đã khiến nước này phải trả những cái giá quá đắt về các vấn đề môi trường, như ô nhiễm, khai thác 81 cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và tàn phá rừng. Với mức tiêu thụ năng lượng không ngừng tăng để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và đạt mục tiêu tăng trưởng kinh nhanh, Thái Lan đã phải trả giá đắt do ô nhiễm môi trường. Thủ đô Băng cốc Thái Lan là nơi chịu ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất vì ở đây tập trung 20% dân số cả nước và trên một nửa các nhà máy sản xuất tập trung ở khu vực thủ đô này. Phát thải khí CO2 của Thái Lan thậm chí còn cao hơn so với lượng phát thải khí của một số nước ĐNÁ khác có trình độ phát triển tương đương như Indonexia và Philippines [ILO (2013), OECD (2013)]. Công nghiệp hóa nhanh cũng khiến cho người dân Thái Lan phải chứng kiến cảnh ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và suy thoái nghiêm trọng nguồn tài nguyên rừng. 3.2.2. Định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thái Lan là một trong những nước điển hình trong việc đưa ra các kế hoạch phát triển kinh tế rất cụ thể cho tổng thể nền kinh tế, cho từng thời kỳ phát triển, và các kế hoạch đó mang tính công khai rõ nét. Việc Chính phủ Thái Lan triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho thấy các giai đoạn phát triển của nền kinh tế được chia thành 3 giai đoạn chính như sau: - Giai đoạn thứ nhất: Thái Lan tập trung vào tăng trưởng kinh tế nhanh. Giai đoạn này kéo dài từ Kế hoạch thứ nhất cho đến hết Kế hoạch thứ 7 (từ năm 1961- 1996) với chiến lược chủ yếu là khai thác các nguồn lực tài nguyên và lao động. Trong giai đoạn này có hai bước ngoặt lớn là: Từ Kế hoạch thứ 1 cho đến Kế hoạch thứ 4, chính phủ Thái Lan chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng, tuy nhiên từ Kế hoạch thứ 5 cho đến Kế hoạch thứ 7 thì ngoài vấn đề tăng trưởng kinh tế, vấn đề phát triển về mặt xã hội đã bắt đầu được nước này quan tâm. - Giai đoạn thứ hai: Hướng tới một nền kinh tế đầy đủ. Giai đoạn này kéo dài từ Kế hoạch lần thứ 8 cho đến Kế hoạch thứ 10 (từ 1997 - 2011). Giai đoạn này đặc biệt tập trung đến vấn đề phát triển xã hội thông qua phát triển nguồn vốn con người, song song với ổn định kinh tế. - Giai đoạn thứ ba: Hướng tới nền kinh tế đầy đủ và phát triển bền vững. Giai đoạn này bắt đầu từ Kế hoạch thứ 11 (từ 2012 - 2016), dựa trên sự kết hợp nhịp nhàng giữa phát triển nguồn vốn con người, công nghệ và sự đổi mới [Tham khảo thêm phụ lục 01]. Những định hướng trong chuyển đổi MHTTKT ở Thái Lan sau KHKTTC được lồng ghép vào các kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế và xã hội quốc gia của Thái Lan, tập trung trong các Kế hoạch lần thứ 10 và 11. Các Kế hoạch tuân theo 82 Triết lý của Nhà vua về “một nền kinh tế vừa đủ”, nhằm tăng cường “sức chống chịu” của nền kinh tế bên cạnh mô hình tăng trưởng thông thường. Kế hoạch phát triển lần thứ 10 (2007 - 2011) bao gồm 5 chiến lược phát triển thuộc các lĩnh vực khác nhau, đó là: (1) Phát triển nguồn nhân lực và xã hội; (2) Thiết lập các cộng đồng kinh tế lớn mạnh, tạo nền tảng vững chắc cho toàn quốc gia và phát triển một nền kinh tế cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau, hài hòa, cân đối với môi trường tự nhiên và xã hội; (3) Cải tiến các biện pháp sản xuất để có thể cạnh tranh trên toàn cầu, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng mang phong cách riêng và khác biệt với các sản phẩm cạnh tranh khác, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; (4) Bảo vệ môi trường; (5) Xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, không quan liêu tham nhũng. Và cũng từ thời điểm này, chiến lược phát triển kinh tế tri thức được Thái Lan triển khai rất tích cực. Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội quốc gia lần thứ 11 (2012 - 2016) tiếp tục thực hiện đường lối của “Triết lý về nền kinh tế vừa đủ”, đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển nguồn nhân lực quốc gia và an ninh con người, coi đây là vấn đề trung tâm của Kế hoạch 11 và đường hướng phát triển đất nước trong tương lai. Lấy con người là trung tâm phát triển, tăng cường sự tham gia rộng rãi của các thành phần nhằm đạt mục tiêu phát triển cân bằng, toàn diện và thống nhất trong tầm nhìn chung về “một xã hội hạnh phúc, công bằng, bình đẳng và bền bỉ”. Kế hoạch cũng bổ sung thêm các định hướng về nền kinh tế xanh, xã hội xanh, hướng tới mục tiêu cơ bản là phát triển bền vững. Trong Kế hoạch 11, Thái Lan xây dựng 6 chiến lược phát triển ưu tiên bao gồm: - Chiến lược 1: xây dựng xã hội công bằng. Các mục tiêu của chiến lược bao gồm tạo cơ hội để tất cả mọi người được tiếp cận nguồn vốn, nguồn lực và thu nhập; nâng cao thu nhập và tăng cường an sinh xã hội; trợ giúp người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, lao động nước ngoài, người lao động không chính thức và các nhóm dân tộc để họ được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội; hỗ trợ các đối tác phát triển để chung sức xóa bỏ bất công , giải quyết xung đột một cách hiệu quả và xây dựng một xã hội chất lượng. - Chiến lược 2: Phát triển nguồn nhân lực để xây dựng một xã hội không ngừng học hỏi. Mục tiêu của chiến lược là phát huy tiềm năng của nhân dân Thái Lan thông qua việc giáo dụccon ngườicó đầu óc có kỷ luật, tư duy tổng hợp, sáng tạo, tôn trọng và có đạo đức; xây dựng gia đình, cộng đồng và môi trường xã hội phục vụ việcphát triển con người và thích ứng được với những thay đổi kinh tế và xã hội. 83 - Chiến lược 3: Cân bằng an ninh lương thực và năng lượng. Mục tiêu của chiến lược là phát triển khu vực nông nghiệp để sản xuất lương thực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và bảo đảm thu nhập của nông dân, bảo tồn các giống cây thảo mộc và cân bằng sản xuất lương thực và năng lượng thay thế. - Chiến lược 4: Xây dựng nền kinh tế tri thức và cải thiện môi trường kinh tế. Mục tiêu của chiến lược là biến Thái Lan là trung tâm của các sản phẩm sáng tạo và đổi mới trong khu vực. Công nghệ tri thức và sáng tạo là các yếu tố quan trọng đưa nền kinh tế hướng tới tăng trưởng bền vững, cân bằng và toàn diện. Việc phát triển các sản phẩm giá trị và có giá trị gia tăng sẽ được lồng ghép trong mỗi chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Môi trường kinh doanh cần được cải thiện, cụ thể là phát triển cơ chế thị trường tự do và bình đẳng hơn, xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới logistic chất lượng và tăng cường quản lý rủi ro kinh tế. - Chiến lược 5: Tăng cường hợp tác an ninh và kinh tế khu vực. Mục tiêu của chiến lược là chuẩn bị và thích ứng trước các thách thức của khu vực và toàn cầu, cụ thể là khi tham gia Cộng đồng ASEAN; tăng cường các lợi thế cạnh tranh về kinh tế và nâng cao vai trò của quốc gia trên trường quốc tế, đồng thời loại bỏ những tác động tiêu cực và các vấn đề quốc tế. - Chiến lược 6: Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chiến lược tập trung vào công tác bảo tồn và khôi phục tài nguyên thiên nhiên, sản xuất và tiêu thụ theo hướng thân thiện với môi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu. Chiến lược về Mô hình Tăng trưởng mới của Thái Lan Hiện tại, Thái Lan coi trọng việc đề ra các nguyên tắc cơ bản về phát triển quốc gia với mục tiêu thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” và trở thành quốc gia tiên tiến trong tương lai. Chính phủ hoàng gia Thái Lan mới đây công bố “Các chiến lược Phát triển đất nước”. Đây chính là MHTT mới của Thái Lan dựa trên việc nâng cao tính cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện, tăng trưởng xanh và quản trị trong nước tốt hơn. Thứ nhất: Tăng trưởng và cạnh tranh. Mục tiêu là duy trì TTKT và tăng cường sức cạnh tranh giúp đất nước thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” và bước vào nhóm các nước thu nhập cao trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn đạt 5-6%. Các biện pháp chính bao gồm: - Củng cố các ngành công nghiệp hiện tại, phát triển các ngành công nghiệp tương lai để đem lại nguồn thu nhập mới. 84 - Tăng giá trị gia tăng trong khu vực dịch vụ và nông nghiệp, bảo đảm các nguồn thu chính của đất nước và doanh nghiệp. - Cải thiện môi trường thông qua ổn định kinh tế vĩ mô, đầu tư vào khoa học công nghệ và đổi mới nhằm tạo ra các giá trị gia tăng, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm tăng cường sức cạnh tranh quốc gia và cung cấp lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng, mạng lưới logistic và công nghệ thông tin chất lượng quốc tế. - Tăng cường sức cạnh tranh thông qua tận dụng lợi ích của quá trình hội nhập ASEAN. Thứ hai: Tăng trưởng toàn diện. Mục tiêu là giảm bất bình đẳng và phân phối lợi ích của tăng trưởng toàn diện. Các biện pháp chính bao gồm: - Tạo cơ hội tiếp cận nguồn lực và cơ sở hạ tầng, từ đó tạo ra việc làm và bảo đảm thu nhập. - Tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội chất lượng. - Bình đẳng trước pháp luật - Bảo vệ quyền lợi của công nhân Thái Lan để chuẩn bị cho việc tham gia cộng đồng ASEAN - Thiết lập tiêu chuẩn lao động quốc tế để hỗ trợ di cư lao động trong tương lai. - Hợp tác hiệu quả để ngăn chặn khủng bố, tội phạm, ma túy, thảm họa và dịch bệnh. Thứ ba: Chiến lược tăng trưởng xanh tập trung vào phát triển thân thiện với môi trường. Các biện pháp chính bao gồm: - Giảm tiêu thụ năng lượng trong khu vực công nghiệp, vận tải và hộ gia đình. - Tăng cường sử dụng năng lượng sạch - Chuyển dần sang nền sản xuất ít các-bon. - Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tăng diện tích trồng rừng, giảm thiểu khí nhà kính. - Thích nghi và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. - Hợp tác tích cực trong khu vực để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững không gây hại tới môi trường. Thứ tư: Quản trị trong nước. Mục tiêu là cải cách hệ thống hành chính công. Các biện pháp bao gồm: - Thống nhất các chiến lược tại mọi cấp nhằm thống nhất quản lý vì mục tiêu chung. 85 - Kết nối chương trình nghị sự với các chiến lược theo khu vực, phù hợp với nhu cầu địa phương để nhân dân được hưởng phúc lợi xã hội trọn đời. - Tăng cường năng lực chính phủ, củng cố luật lệ và quy định tiên tiến, tăng cường hệ thống luật pháp hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập ASEAN. Như vậy, trước sự thay đổi của bối cảnh quốc tế và những vấn đề của bản thân MHTT cũ cùng những đòi hỏi mới ở trong nước, để có thể thoát được bẫy thu nhập trung bình, tạo ra sự ổn định và đưa Thái Lan thành nước có thu nhập cao, công bằng và phát triển, các chính phủ nước này gần đây cũng đã cố gắng có những chính sách và định hướng chuyển hướng chiến lược quan trọng. Sau đây là những lĩnh vực chính sách mà Thái Lan xác định là quan trọng và then chốt để đảm bảo đạt được sự TTKT cao và bền vững trong tương lai: - Đa dạng hóa thị trường, giảm dần sự phụ thuộc vào các thị trường Mỹ và EU để quay sang các thị trường khu vực, tiếp tục duy trì tính cạnh tranh tại châu Á và tập trung nhiều hơn vào nền kinh tế nội địa; - Tái cơ cấu ngành kinh tế theo hướng: i) Tái cơ cấu sản xuất nhằm nâng cao NSLĐ và tăng thêm giá trị cho các hàng hóa và dịch vụ, trên cơ sở tri thức bản địa và văn hóa Thái Lan; ii) xây dựng các hệ thống miễn nhiễm và quản lý rủi ro cho các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ, thị trường tài chính, tài nguyên thiên nhiên, cũng như hệ thống tài khóa; iii) phát triển nông nghiệp thành cơ sở cung cấp lương thực an toàn và đầy đủ cho thế giới; iv) nâng cao chuỗi giá trị trong công nghiệp, thông qua việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, hợp nhất các khu vực khác nhau như phát triển các cụm công nghiệp và ứng dụng các công nghệ giảm tiêu thụ năng lượng và tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ môi trường. - Khuyến khích tiết kiệm trong nước để tăng cường năng lực đầu tư của quốc gia và thực hiện an sinh xã hội, và giảm bớt mức độ phụ thuộc vào vốn nước ngoài, nhất là vốn vay và vốn cổ phần ngắn hạn. - Quản lý hợp lý tài chính để tạo ra cân đối ngân sách trong tầm trung hạn và tạo điều kiện cho sản xuất trong nước bằng cách huy động vốn theo hướng hình thành các khu vực hiệu quả. - Tái cơ cấu hình thức phân phối theo hướng cạnh tranh và phân phối của cải bình đẳng và thúc đẩy phân phối công bằng các lợi ích kinh tế do tăng trưởng mang lại. 86 - Nâng cao hiệu quả tiêu thụ năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng thay thế nhằm giảm mức độ nhạy cảm về năng lượng và mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu. 3.2.3. Những chính sách đã thực hiện - Thái Lan đã theo đuổi chính sách tự do hóa dựa trên việc thực thi một loạt các chiến lược tiếp cận thị trường thích hợp, nhưng chỉ tập trung vào một số ngành và một số sản phẩm trong mỗi ngành mà nước này có thế mạnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để từ đó gia tăng xuất khẩu. Thái Lan chọn lựa 5 ngành công nghiệp có thế mạnh là du lịch, sản xuất ô tô, thực phẩm, thời trang, và phần mềm. Với ngành ô tô, để biến Thái Lan trở thành “Detroit của châu Á”, chính phủ Thái Lan chủ trương nâng cao giá trị gia tăng thông qua việc chuyên môn hóa sản xuất xe bán tải. Với ngành du lịch, Thái Lan hướng đến phát triển loại hình du lịch MICE – du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, sự kiện,... sử dụng các lợi thế về văn hóa, con người, tài nguyên du lịch, để trở thành điểm đến du lịch MICE hấp dẫn nhất khu vực. Với ngành thời trang, Thái Lan áp dụng chiến lược nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thông qua cải thiện tay nghề cho công nhân và xây dựng các thương hiệu thể hiện truyền thống của dân tộc Thái Lan. Rõ ràng tăng cường tính cạnh tranh chính là bước đầu tiên trong hành trình hướng tới phát triển bền vững của Thái Lan và các quốc gia láng giềng. Thái Lan là 1 trong 10 thành viên của ASEAN. Ba trụ cột trong Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN sẽ góp phần tạo ra một thị trường và mạng lưới sản xuất chung, qua đó giúp hình thành chuỗi cung ứng khu vực và tăng cường tính cạnh tranh của các nền kinh tế ASEAN. Mặc dù mỗi nước có thế mạnh cạnh tranh riêng, ASEAN chỉ có thể đạt được mức độ cạnh tranh cao hơn và phát huy hết tiềm năng thông qua tăng cường kết nối. Trong chính sách kinh tế vĩ mô, Thái Lan xác định xuất khẩu là động lực phát triển nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP. Xuất khẩu của Thái Lan năm 2015 đạt 214 tỉ USD, năm 2016 đạt 214 tỉ USD, năm 2017 đạt 235 tỉ USD. Nhập khẩu năm 2015 đạt 187 tỉ USD, năm 2016 đạt 178 tỉ USD, năm 2017 đạt 203 tỉ USD. Trong đó, 10 mặt hàng xuất khẩu chính của Thái Lan bao gồm lúa gạo; hải sản; ôtô và phụ tùng ôtô; đá quý và trang sức; sản phẩm từ cao su; hóa phẩm; nhiên liệu; phụ tùng máy móc; điều hòa nhiệt độ và linh kiện; sắt và thép. Các đối tác thương mại chính của Thái Lan (dựa trên số liệu thống kê về xuất nhập khẩu) là: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông, Việt Nam, Australia, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippine. 87 Hiện nay, Thái Lan đang tập trung triển khai nền kinh tế 4.0 với mục tiêu tăng cường đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chuyen_doi_mo_hinh_tang_truong_kinh_te_cua_thai_lan.pdf
Tài liệu liên quan