MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 4
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 14
4. Giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu . 16
5. Kết quả đóng góp của luận án . 17
6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án . 18
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 20
1.1. Chuyển soạn (Transcription) và các khái niệm liên quan . 21
1.1.1. Chuyển soạn- Transcription . 21
1.1.2. Biên soạn- Arrangement . 24
1.1.3. Diễn dịch - Paraphrase . 27
1.1.4. Chuyển biên – Cover . 28
1.1.5. Khái niệm chuyển soạn tại Việt Nam . 29
1.2. “Nhạc kinh viện”, “nhạc nhẹ” và quan điểm nhạc nhẹ ở Việt Nam . 33
1.2.1. Nhạc kinh viện . 33
1.2.2. Nhạc nhẹ . 35
1.2.3. Một số đặc điểm của tác phẩm nhạc nhẹ . 40
1.2.4. Quan điểm về “nhạc nhẹ” ở Việt Nam . 43
1.3. Nhạc nhẹ Việt Nam - quá trình hình thành và phát triển . 46
1.3.1. Quá trình du nhập âm nhạc Tây Âu vào âm nhạc Việt Nam . 46
1.3.2. Nhạc nhẹ trong môi trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp . 48
Tiểu kết chương 1 . 50
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TÁC PHẨM CHUYỂN SOẠN
CHO PIANO NHẠC NHẸ . 52
2.1. Một số thể loại âm nhạc thường vận dụng khi chuyển soạn tác phẩm
piano kinh viện cho piano nhạc nhẹ . 53
2.1.1. Thể loại Pop- Ballad . 53
2.1.2.Thể loại Swing, Ragtime . 55
2.2. Tác phẩm piano chuyển soạn pha trộn các thể loại . 59
2.3. Tác phẩm chuyển soạn dưới góc nhìn hình thức âm nhạc . 62
2.3.1. Tác phẩm chuyển soạn giữ nguyên hình thức-cấu trúc nhưng thay đổi
về phương cách trình diễn, thể hiện . 62
2.3.2. Tác phẩm chuyển soạn có sự rút gọn về cấu trúc âm nhạc . .64
2.3.3. Tác phẩm chuyển soạn có sự mở rộng về cấu trúc âm nhạc . 68
2.4. Tác phẩm chuyển soạn dưới góc nhìn về nhịp điệu và tiết tấu . 71
2.4.1. Tác phẩm chuyển soạn có sự thay đổi số chỉ nhịp . 72
2.4.2. Tác phẩm chuyển soạn có sự thay đổi tiết tấu âm hình phần đệm . 73
2.5. Tác phẩm chuyển soạn dưới góc nhìn chủ đề âm nhạc . 76
2.5.1. Tác phẩm chuyển soạn giữ nguyên giai điệu chính. 76
2.5.2. Tác phẩm chuyển soạn có thay đổi giai điệu chính . 77
2.6. Tác phẩm chuyển soạn dưới góc nhìn hòa âm . 79
2.6.1. Tác phẩm chuyển soạn giữ nguyên hòa âm của nguyên bản. 80
2.6.2. Tác phẩm chuyển soạn có thêm màu sắc hòa âm đặc trưng của thể loại
. 81
Tiểu kết chương 2 . 84
236 trang |
Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển soạn tác phẩm Piano kinh viện cho Piano nhạc nhẹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm Piano chuyển
soạn.
2.6.1. Tác phẩm chuyển soạn giữ nguyên hòa âm của nguyên bản
• Träumerei, op. 15, no. 7, R. Schumann
Trong tác phẩm chuyển soạn của nhạc sĩ Olivier Toussaint, hòa âm và
cấu trúc hình thức của tác phẩm Träumerei, op. 15, no. 7, R. Schumann được
giữ nguyên. Các hợp âm sử dụng trong bài mang đậm tính chất của âm nhạc
Lãng Mạn. Hợp âm bảy - chín (VII9) được khai thác; Tác phẩm chuyển soạn
giữ nguyên cấu trúc hình thức như nguyên tác, lược bớt nốt nhưng vẫn giữ
nguyên hòa âm của tác phẩm và không chú trọng đến việc giữ các bè như tác
phẩm nguyên bản.
81
Phần phát triển của Träumerei, op. 15, no. 7, R. Schumann, các bè ở
những quãng rộng được giữ lại tạo sự liền mạch cho giai điệu. Đây là một trong
những đặc trưng trong sáng tác của nhạc sĩ R. Schumann (Ví dụ: 2.68). Trong
tác phẩm chuyển soạn, Oliver Toussaint và Gerard Salesses phần phát triển sử
dụng một số thay đổi trong phần diễn tấu âm nhạc. Ở nhịp 13 và nhịp 18, chuyển
từ loại nhịp 4/4 sang nhịp ¾ tạo hiệu ứng “kéo dãn” về nhịp điệu, các nốt trong
phần đệm cũng được giản lược bớt, sự sắp xếp bè ở cả hai tay đơn giản và rõ
ràng. Hòa âm vẫn được giữ nguyên, chỉ thay đổi cách sắp xếp bè, lược bớt nốt
giúp người diễn tấu có thể dễ dàng thể hiện tác phẩm (Ví dụ 2.69). Coda kết
bài của bản chuyển soạn với phần đệm tay trái, các chồng âm cũng được giản
lược, chỉ làm phần nền nhẹ nhàng cho giai điệu chính (Ví dụ 2.70; 2.71)
Tóm lại, những tác phẩm Piano kinh viện được chuyển soạn cho Piano
nhạc nhẹ thường mang phong cách nhẹ nhàng như Pop, Ballade, có màu sắc
hòa âm thời kỳ lãng mạn, nhịp điệu và tiết tấu được thay đổi hướng đến sự mới
mẻ, tính chất trữ tình, phù hợp với đa số thị hiếu của người nghe nhạc. Khi
chuyển soạn tác phẩm âm nhạc Kinh viện sang tác phẩm nhạc nhẹ, đa phần tác
giả giữ nguyên hòa âm của bản nguyên bản và chỉ thêm vào những hòa âm đặc
trưng của nhạc nhẹ, chuyển tiếp hòa âm bất ngờ một số chỗ trong tác phẩm để
tạo màu sắc mới lạ.
2.6.2. Tác phẩm chuyển soạn có thêm màu sắc hòa âm đặc trưng của thể
loại
Hòa âm là một yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong sáng tác của
các nhạc sĩ nói chung và các nhạc sĩ chuyển soạn nói riêng. Phần lớn các bản
chuyển soạn, tác giả không thay đổi nhiều phần hòa âm mà chỉ dùng các tiến
trình hòa âm, thang âm đặc trưng của Jazz như các thủ pháp sử dụng hòa âm
khối, tiến trình II-V-I, tiến trình V-V, và thêm các nốt 7, 9, 11, 13...được nhận
ra rất rõ trong các tác phẩm như: Jazz in A Minor; Bye Bye Tristesse; Parisian
Jazz, Fantasy Impromptu... Bản chuyển soạn Rondo Alla Turca, W.A. Mozart
82
do nghệ sĩ Fazil Say thực hiện, có tên gọi Jazz Fantasy, có phần kết theo tiến
trình II-V-I thứ (Bm7b5-E7-Am) là tiến trình hòa âm khá đặc trưng trong nhạc
Jazz (Ví dụ 2.72)
• Fantasie Impromptu in C# minor op. Posth.66, F. Chopin
Bản chuyển soạn tác phẩm nổi tiếng này của F. Chopin được nhạc sĩ
Andrew Gregg viết theo tiết tấu Swing 16 nốt kết hợp với thể loại Ragtime. Hòa
âm được chuyển từ hợp âm C#m ở bản nguyên tác sang C#mb6, F#m6 là hợp
âm đại diện cho thang âm Aoelian trong nhạc Jazz. Trong bản chuyển soạn
Fantasie Impromptu, ô nhịp 3 với hợp âm G#m về hợp âm E#dim trong kĩ thuật
Jazz voicing chính là hợp âm C#7 sau đó qua F#dim cũng chính là D#7 rồi về
G tạo nên 1 tiến trình V-V, khá đặc trưng trong hòa âm nhạc Jazz (Ví dụ 2.73;
2.74).
• Bagatelle no. 25 in A minor, L.V. Beethoven (Fur Elise)
Tác phẩm Bagatelle no. 25 in A minor, L.V. Beethoven (Fur Elise) Bản
có hình thức Rondo (A B A C A). Trong bản chuyển soạn do Ethan Uslan viết,
giữ nguyên phần A của tác phẩm nguyên bản làm phần trình bày (Ví dụ 2.75),
phần phát triển mang màu sắc mới với những sáng tạo về tiết tấu, hòa âm,
những đoạn chen ngẫu hứng xen kẽ giai điệu chính tạo nên sự mới lạ. Ethan
Uslan sử dụng hợp âm (Em và D#m) tạo nên một khối hợp âm chromatic trong
phần nhắc lại giai điệu chính (Ví dụ 2.76).
Ngoài ra, tác giả Ethan Uslan còn sử dụng thủ pháp hòa âm rơi âm thứ 2
(drop two)27 để đệm cho phần giai điệu đã được thay đổi nhưng vẫn giữ đường
nét giai điệu của bản nguyên bản (Ví dụ 2.77); sử dụng sử dụng nối tiếp hợp
âm kiểu cromatique qua các thể đảo (ô 1 -2) Am7-Am6-Amb6-Am (Ví dụ
2.78); sử dụng các thể đảo của hợp âm 7 là Am6 rồi về E7 đảo 1 (Ví dụ 2.79);
27 hợp âm ba đảo 2 và âm thứ 2 nằm ở vị trí bè bass
83
hạn chế sử dụng hợp âm thể nguyên vị. Trong bản chuyển soạn, đoạn B phát
triển theo hướng swing, âm nền diễn tấu theo kiểu walking bass. (Ví dụ 2.80)
• Waltz op.64, no.2, F. Chopin.
Tác phẩm Waltz op.64, no.2, F. Chopin là một bài thơ trữ tình, nhịp điệu
Waltz nhẹ nhàng mang đến cho người nghe sự yên tĩnh, sâu lắng trong tâm hồn,
một khoảnh khắc quay lại bên trong với chính mình, nơi chỉ có những hoài
niệm xa xưa. Trong bản chuyển soạn, tác giả Makoto Ozone sử dụng thủ pháp
thay đổi hoàn toàn trạng thái, cảm xúc mà bản nguyên bản thể hiện, tiết tấu của
giai điệu kết hợp với các nốt tô điểm đem đến màu sắc mới cho tác phẩm. Các
tiến trình hòa âm V-V đặc trưng của nhạc Jazz được sử dụng nhiều trong tác
phẩm (ô 7-8 là 1 tiến trình V-V của nhạc Jazz E7-A7). Các thang âm trung cổ
C# Aoelian, (ô 9-10), A mixolydian (ô 96), sử dụng các nốt chuyển (pasing),
thêm cách nốt màu sắc cho hợp âm, các hợp âm tao màu sắc nhạc Jazz
(B7b9/F#) (Ví dụ 2.81; 2.82)
Cũng trong bản chuyển soạn này, phần B thay đổi tôc độ chuyển sang
nhịp 4/4, giai điệu được phát triển theo kiểu ngẫu hứng, phong cách Latin Jazz
với các tiết tấu chùm kép, trên tiến trình hòa âm đậm chất Latin Jazz, kết thúc
bằng câu chạy ngón trên thang âm A mixolydian với các nốt passing chromatic.
(Ví dụ 2.83).
Trong bản chuyển soạn trên, giai điệu phần A được nhắc lại nhiều lần
với âm hình tiết tấu đa dạng, phong phú, kết hợp thể loại Tango gợi nhớ nhạc
sĩ Piazzola. Chuyển đổi số ghi nhịp, tiết tấu, hợp âm trong tác phẩm được sử
dụng đa dạng thể hiện đặc trưng các phong cách Latin, Tango, Jazz. Ví dụ nhịp
106 chuyển nhịp 7/8 đậm chất latinh, các hợp âm Db6/F, F7#9- Bbm7, Eb-
/Bb-,A-/Eb7,tiết tấu liên ba ..(Ví dụ 2.84)
• Liebestraum no.3 in C minor, F. Liszt (Dream of love)
Nếu phần kết trong tác phẩm Liebestraum no.3 in C minor, F. Liszt
(Dream of love) khá cầu kỳ, bay bổng, nhắc lại hình tượng âm nhạc của tác
84
phẩm, những hợp âm nối tiếp mang màu sắc kịch tính thì phần kết của Olivier
Toussaint thật sự đơn giản mang đến cảm giác bình dị, gần gũi và ít nhiều mất
đi sự mộng tưởng của “giấc mơ tình yêu” (Rêve d’amour) nhưng lại mang đến
một câu chuyện (ballad) tình yêu nhẹ nhàng, duyên dáng và gần hiện thực hơn
(Ví dụ: 2.85; 2.86)
• Bagatelle op. 119, no.9, L.V. Beethoven
Trong bản chuyển soạn, tác giả Martha Mier sử dụng thang âm Am
Blues và các nốt chuyển kết hợp với các chùm 3 để tạo nên đoạn kết, lấy chất
liệu từ chủ đề chính để tạo nên 1 đoạn kết hoành tráng mang phong cách nhạc
Jazz (Ví dụ 2.87)
Tóm lại, phần lớn tác phẩm chuyển soạn cho Piano nhạc nhẹ thường giữ
nguyên tiến trình hòa âm của bản nguyên bản nhưng có sự giản lược, lược bớt
nốt trong hợp âm, hoặc thay đổi cách sắp xếp các bè hoặc chuyển dịch hòa âm
sang các dạng âm hình tiết điệu đệm; Ngoài ra, còn xuất hiện trường hợp thay
đổi hòa âm trong tác phẩm chuyển soạn như: thêm các tiến trình hòa âm đặc
trưng của thể loại (Pop, Jazz) kết hợp với các kĩ thuật chuyển soạn khác (thay
đổi về điệu tính, mở rộng cấu trúc - tạo những phần mở đầu mang hơi hướng
ngẫu hứng với nhiều nét chạy lướt dựa trên hòa âm, dùng các motiv âm nhạc
mang tính ngẫu hứng đan xen với giai điệu chính) khiến tác phẩm kinh viện trở
nên hấp dẫn và mang tính “thời đại” hơn.
Tiểu kết chương 2
Số lượng các tác phẩm Piano kinh viện chuyển soạn cho Piano nhạc nhẹ
ngày càng nhiều và cũng không ngừng gia tăng, bởi mong muốn mang tiếng
đàn Piano đến với đại chúng, trong đó có các nhạc sĩ và nghệ sĩ với niềm đam
mê sáng tạo vô tận. Tuy nhiên, do nhiều tác phẩm được chuyển soạn ngay trong
quá trình biểu diễn, trên sân khấu, từ những khoảnh khắc ngẫu hứng của người
nghệ sĩ, nên những nghiên cứu – phân tích về chuyển soạn trong chương 2 chỉ
có thể thực hiện dựa trên những văn bản âm nhạc đã xuất bản.
85
Để có một cái nhìn tổng quát về kĩ thuật chuyển soạn tác phẩm cho Piano
nhạc nhẹ, chương 2 tập trung so sánh giữa tác phẩm nguyên bản và tác phẩm
chuyển soạn để thấy sự thay đổi trong qu1 trình chuyển soạn. Từ đó, nổi lên 2
khuynh hướng khi tiến hành chuyển soạn cho Piano nhạc nhẹ như sau:
(1) Chuyển soạn tác phẩm bằng cách thay đổi một trong các phương tiện thể
hiện âm nhạc như: giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu âm hình phần đệm, hòa âm, cấu
trúc tác phẩm
(2) Chuyển soạn tác phẩm dựa trên phong cách và thể loại âm nhạc khác nhau
(bao gồm chuyển soạn theo phong cách trữ tình như Pop – Ballad; phong cách
Jazz và pha trộn các phong cách khác nhau trong cùng một tác phẩm).
Một tác phẩm âm nhạc được chuyển soạn dựa trên phong cách và thể
loại âm nhạc thường tác động đến người nghe từ 2 góc tiếp cận: (a) âm nhạc
của tác phẩm nguyên bản và (b) âm nhạc đặc trưng của phong cách-thể loại
nhất định.
Trong các tác phẩm chuyển soạn pha trộn nhiều phong cách, thường
thấy sự kết hợp các thể loại của Jazz như Ragtime, Bebop, Swing qua các kỹ
thuật biến đổi hòa âm, tiết tấu trên nền của đường nét giai điệu, hay chủ đề âm
nhạc chính của tác phẩm nguyên bản. Hoặc trường hợp pha trộn nhiều phong
cách khác nhau như Pop, Blues và một chút Jazz ; hoặc kết hợp nhiều tác phẩm
kinh viện của nhiều tác giả khác nhau tạo thành một tác phẩm mới với âm
hưởng nhẹ nhàng (bằng cách liên kết, sắp xếp các đường nét giai điệu chính
hoặc chủ đề âm nhạc chính và đặc sắc nhất của các bản nhạc nguyên bản để tạo
nên một tác phẩm mới. Tiêu biểu cho trường hợp này là tác phẩm Bach
Gammon do Paul De Senneville sáng tác – lấy ý tưởng, chủ đề âm nhạc từ nhiều
tác phẩm của J. S. Bach, L.W. Beethoven, I. P. Tchaikovsky, J. Brahms và sau
đó Olivier Toussant và Gerard Salesses chuyển soạn lại cho Piano nhạc nhẹ độc
tấu).
86
Chương 2 của luận án đã phân tích, tổng hợp, hệ thống một số đặc điểm
kĩ thuật khi tiến hành chuyển soạn tác phẩm Piano kinh viện cho Piano nhạc
nhẹ; từ đó giúp nhận diện, phân loại những điểm khác biệt của tác phẩm chuyển
soạn so với tác phẩm nguyên bản dưới các góc tiếp cận khác nhau. Từ đó, đưa
ra những định hướng cho nghiên cứu về biểu diễn cũng như giảng dạy các tác
phẩm Piano chuyển soạn ở chương 3.
87
Chương 3: TÁC PHẨM PIANO KINH VIỆN CHUYỂN SOẠN
CHO PIANO NHẠC NHẸ TRONG BIỂU DIỄN VÀ ĐÀO TẠO
CHUYÊN NGHIỆP
3.1. Các tác phẩm Piano kinh viện chuyển soạn theo phong cách nhạc nhẹ
trong biểu diễn
Chuyển soạn có thể tạo một hình ảnh mới cho tác phẩm đã có trước, đồng
thời cũng tạo dấu ấn riêng cho bản thân người nhạc sĩ và đã trở thành một trong
những xu hướng khá phổ biến trong hầu hết các giai đoạn của lịch sử âm nhạc.
Đối với biểu diễn và giảng dạy các tác phẩm piano chuyển soạn từ tác phẩm
kinh viện sang phong cách nhạc nhẹ cũng có những yêu cầu, nội dung riêng.
Nghiên cứu giúp người biểu diễn, người học thể hiện được tinh thần,
hình tượng âm nhạc của tác phẩm cũng như thể hiện, biểu diễn tác phẩm chuyển
soạn với phong cách nhạc nhẹ là mục tiêu mà luận án muốn hướng tới. Bởi,
mỗi dòng nhạc đều có những đặc điểm riêng về ngôn ngữ âm nhạc, thể hiện
qua giai điệu, hòa âm, tiết tấu, tiết điệu, cách thể hiệnTuy vậy, khi chuyển
soạn các tác phẩm Piano kinh việnsang các thể loại nhạc nhẹ có những yêu cầu
riêng biệt đòi hỏi người trình diễn cần phải nắm vững. Do đó, chương 3 tập
trung giới thiệu những kết quả nghiên cứu về các kỹ thuật biểu diễn cũng như
giảng dạy các tác phẩm piano thuộc thể loại này nhằm giúp người biểu diễn,
người học hiểu được tinh thần của tác phẩm cũng như thể hiện được các tác
phẩm chuyển soạn theo phong cách nhạc nhẹ.
3.1.1. Cấu trúc hình thức phổ biến trong các tác phẩm piano chuyển soạn
theo phong cách nhạc nhẹ
Như đã nêu ở chương 1, trong trình diễn theo phong cách nhạc nhẹ, kỹ
thuật diễn tấu và khả năng sáng tạo là những yêu cầu cơ bản đối với người nghệ
sĩ biểu diễn. Khác với nhạc kinh viện, nhạc nhẹ tuy với đặc điểm đơn giản hơn
về hình thức, cấu trúc nhưng lại đòi hỏi tính sáng tạo nhiều hơn trong trình diễn.
Với thể loại này, người trình diễn cần có kiến thức trong việc xây dựng phần
88
mở đầu, ngẫu hứng trên vòng hòa âm của tác phẩm cũng như tạo được phần kết
cũng như các đoạn chuyển tiếp. Đó là những nét đặc trưng của nhạc nhẹ vì vậy
việc sáng tạo và ứng tấu ngay trong quá trình biểu diễn chiếm vai trò quan
trọng. Để đáp ứng cho những yêu cầu ấy, đòi hỏi người nghệ sĩ phải thường
xuyên luyện tập và trau dồi không ngừng các kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu này
một cách bài bản để có thể thể hiện tác phẩm piano chuyển soạn theo phong
cách nhạc nhẹ một cách tốt nhất.
❖ Phần mở đầu (Intro)
Phần mở đầu có thể có cấu trúc ngắn và đơn giản hoặc kéo dài và liên quan
đến tính chất âm nhạc tác phẩm. Phần giới thiệu thường được xây dựng bằng
các thủ pháp như: lấy hoàn toàn chất liệu, hình tượng âm nhạc tác phẩm (ví dụ
3.1), lấy một phần giai điệu chính của tác phẩm kết hợp các motiv mang tính
ngẫu hứng (ví dụ 3.2) hoặc xây dựng phần đầu với chất liệu âm nhạc hoàn toàn
khác sau đó chất liệu chủ đề xuất hiện (ví dụ 3.3)
❖ Đoạn chuyển tiếp (Fills), ngẫu hứng
− Đoạn chuyển tiếp:
Được xây dựng với hình thức một câu nhạc hoặc một đoạn nhạc ngắn để
nối tiếp trước khi chủ đề chính của tác phẩm trình bày trở lại. Sonata No.3 “Les
Jours Heureux” (ví dụ 3.4) và Liebesträume no.3 in C minor, F. Liszt do Olivier
Toussaint chuyển soạn có câu chuyển tiếp được sử dụng như một nét lướt rất
nhẹ nhàng như một hơi thở để bắt đầu nhắc lại chủ đề của tác phẩm. (ví dụ 3.5)
− Đoạn ngẫu hứng
Đây là phần khác biệt của nhạc nhẹ so với nhạc kinh viện, là phần sáng
tạo của người trình diễn trong tác phẩm. Kỹ thuật ngẫu hứng từ đơn giản đến
phức tạp phụ thuộc vào dòng nhạc, tính chất bài cũng như kỹ năng của người
trình diễn. Tính chất ngẫu hứng, nhất là trong diễn tấu tác phẩm chuyển soạn
theo phong cách nhạc nhẹ có những yêu cầu thể hiện các motiv âm nhạc riêng.
Những nét giai điệu đòi hỏi tốc độ nhanh và luyến láy dựa trên thang âm hay
89
những câu chạy chromatic, rải hợp âm nhẹ nhàng là những thủ pháp để tạo sự
mở rộng - biến hóa chủ đề âm nhạc, với phần diễn tấu nối tiếp các hợp âm đầy
màu sắc. Trong một số tác phẩm, phần ngẫu hứng sẽ được các nghệ sĩ ghi ra
trên văn bản, tuy nhiên cũng có những phần ngẫu hứng được người nghệ sĩ sáng
tạo trong lúc biểu diễn, do đó người học cần nắm vững các quy tắc về ngẫu
hứng cũng như nền tảng hòa âm để có thể thực hiện được. Kỹ thuật ngẫu hứng
được chia làm ba hình thức:
− Ngẫu hứng đường nét giai điệu tay phải và tay trái giữ phần hòa âm đệm
Tác phẩm Waltz op.64 no.2 của F. Chopin được chuyển soạn lại theo phong
cách Jazz do nghệ sĩ Makoto Ozone trình diễn. Tay phải trình diễn giai điệu
phần ngẫu hứng, tay trái đảm nhiệm phần đệm hòa âm và phần bass (Ví dụ 3.6).
− Ngẫu hứng đường nét giai điệu và hòa âm đều do tay phải đảm nhiệm
Cũng trong tác phẩm Waltz op.64 no.2 của F. Chopin do nghệ sĩ Makoto Ozone
trình diễn và chuyển soạn, ông kết hợp diễn tấu cả phần giai điệu, phần ngẫu
hứng và hòa âm của tác phẩm nên đòi hỏi người trình diễn phải có kỹ thuật
piano nâng cao, tạo được sự liền mạch và thống nhất về ý tưởng âm nhạc khi
pha trộn các yêu cầu kỹ thuật này (ví dụ 3.7).
− Ngẫu hứng đường nét giai điệu tay phải và kết hợp hai tay giữ hòa âm
đệm
Ví dụ điển hình từ tác phẩm Etude op.25 no.9, F. Chopin do nghệ sĩ Bernd
Lhotzky trình diễn. Hình thức này phức tạp hơn khi giai điệu tác phẩm, giai
điệu phần ngẫu hứng cũng như hòa âm được cả hai tay thể hiện (ví dụ 3.8).
❖ Phần kết (Ending):
Đóng vai trò quan trọng trong các tác phẩm nhạc nhẹ với các hình
thức như: phần kết nhắc lại một phần chủ đề âm nhạc; kết không rõ ràng,
kết mờ giai điệu (fade-out) và kết nhắc lại (Coda). Tác phẩm Rhapsody on
a theme of Paganini của S. Rachmaninoff, Bye bye Tristesse và Reveries
của R. Schumann là những ví dụ điển hình (ví dụ 3.9; 3.10; 3.11)
90
Có thể thấy, những kỹ thuật thể hiện tác phẩm piano chuyển soạn theo
phong cách nhạc nhẹ rất phong phú, nhất là ở những tác phẩm ngẫu hứng theo
phong cách nhạc Jazz. Tuy nhiên, trong chừng mực của luận án, những gợi ý
khi thể hiện ứng tấu dựa trên cấu trúc âm nhạc trong tác phẩm Piano chuyển
soạn theo phong cách nhạc nhẹ trên đây chỉ là những nội dung cơ bản. Do vậy,
người diễn tấu có thể nhận thấy ở đây những yêu cầu chính, những kỹ thuật
thường xuyên được sử dụng cũng như những phương cách để thể hiện nội dung
tác phẩm âm nhạc. Những yêu cầu khác trong bản thân mỗi tác phẩm, theo mỗi
phong cách, trường phái sẽ đòi hỏi người diễn tấu nghiên cứu thêm ở nhiều
phương diện khác.
3.1.2. Kỹ thuật diễn tấu trong tác phẩm chuyển soạn theo phong cách nhạc
nhẹ
Kỹ năng biểu diễn theo phong cách nhạc nhẹ là một trong những yếu tố
quan trọng tạo nên sự khác biệt khi trình diễn. Với nhiều thể loại khác nhau,
mỗi thể loại cần có một phong cách thể hiện riêng, và kỹ thuật diễn tấu chính
là nấc thang giúp người nghệ sĩ từng bước hoàn thiện kĩ năng biểu diễn của
mình. Đặc điểm của các tác phẩm piano chuyển soạn theo phong cách nhạc
nhẹ, đã được phân tích, giới thiệu ở chương 2, cho thấy giai điệu, nhịp điệu là
một trong những yếu tố góp phần vào việc hình thành phong cách đặc trưng
của tác phẩm.
3.1.2.1. Kỹ thuật diễn tấu giai điệu trong tác phẩm piano chuyển soạn theo
phong cách nhạc nhẹ
Giai điệu luôn đóng vai trò quan trọng, ưu tiên thể hiện để người nghe
dễ cảm nhận. Để làm nổi giai điệu những tác phẩm piano kinh viện thì việc tập
trung các kỹ thuật chạy ngón là điều cần phải chú trọng, do yêu cầu thể hiện
tinh tế những nét nhạc, những đoạn nhạc ngẫu hứng v.v Để hỗ trợ cho việc
nâng cao kỹ thuật ngón, các bài tập kỹ thuật quãng để dãn rộng ngón, bài tập
cho kỹ thuật trill, lướt ngón, bài tập cho cổ tay, kỹ thuật rung tiếng đàn (tremolo)
91
v.v... là những nền tảng quan trọng đối với người học piano nói chung và người
trình diễn nhạc nhẹ nói riêng. Nắm vững kỹ thuật cũng như nền tảng kiến thức
trong diễn tấu nhạc nhẹ như xây dựng các thang âm, tiết tấu nhịp điệu của từng
phong cách , thể loại âm nhạc, cấu trúc hình thức tác phẩm nhạc nhẹ... là những
điều kiện tiên quyết để có thể tiếp cận và trình diễn thể loại này.
❖ Kỹ thuật diễn tấu thang âm
Kỹ thuật chạy thang âm là một trong những kỹ thuật cần thiết đối với
người chơi nhạc cụ, nhất là đối với những nghệ sĩ chuyên nghiệp và việc luyện
tập thang âm (scale) là vô cùng quan trọng cần được rèn luyên thường xuyên.
Trong nhạc nhẹ, kỹ thuật chạy thang âm có thể nói là kỹ thuật chính, ngoài việc
tạo nên những đoạn chuyển hòa âm, chuyển hình tượng âm nhạc, còn là cách
phô diễn kỹ thuật điêu luyện của người nghệ sĩ khi trình diễn.
− Thang âm Diatonic
Xuất phát từ âm nhạc phương Tây thời Trung cổ, thang âm Diatonic và
các mối quan hệ giữa các bậc được xây dựng từ hệ thống bảy nốt nhạc cơ bản.
Trong các tác phẩm nhạc nhẹ, phần lớn thường sử dụng các thang âm trưởng,
thứ hòa âm, tự nhiên do thể loại này vẫn sử dụng nhiều hòa âm cổ điển, có thể
thấy rõ nhất trong phần bè tay trái của các tác phẩm chuyển soạn theo phong
cách nhạc nhẹ. Bài tập kỹ thuật cho 24 thang âm trưởng thứ rất đa dạng và
phong phú, luyện tập các thang âm kết hợp với các quãng, thang âm đồng
chuyển (chromatic) thường xuyên đem lại hiệu quả cao trong biểu diễn tác
phẩm.
Sử dụng thang âm trong nhạc nhẹ rất đa dạng, ngoài việc luyện tập các
thang âm trưởng thứ, không chỉ các thang âm thường sử dụng nhạc cổ điển, các
thang âm trung cổ, thang âm Blues, thang âm ngũ cung cũng được sử dụng phổ
biến, rộng rãi, là những thủ pháp trong việc sáng tạo giai điệu hay tạo âm nền
trong các vòng hòa âm trong tác phẩm cũng như phần ngẫu hứng của người
trình diễn. Kỹ thuật chạy thang âm được diễn tấu ở nhiều điệu thức khác nhau,
92
với những nét chạy lướt thang âm và hợp âm rải; thể hiện các âm hình tiết tấu
trên nền tảng của những hòa âm đặc trưng nhạc nhẹ.
− Thang âm Blues
Có nguồn gốc từ những điệu hát từ miền Tây châu Phi sau được phát
triển thêm cho nhạc cụ và trở nên phổ biến trong các cộng đồng người Mỹ gốc
Phi khi được các nô lệ da đen mang sang Bắc Mỹ, đặc biệt là vùng châu thổ
sông Mississippi tại miền nam Hoa Kỳ. Dần dần nhạc Blues cũng được ưa
chuộng bởi giới trẻ da trắng Hoa Kỳ. (Ví dụ 3.12).
Các thang âm Blues được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm như:
Lullaby in Blues, Rusian Blues, Bluesy Bài tập kỹ thuật... là những tác phẩm
kinh điển được chuyển soạn lại. Trong tác phẩm Bagatelle Swing được chuyển
soạn lại từ Bagatelle Op.119, No 9 , L.V. Beethoven hay tác phẩm Jazz in A
minor chuyển soạn trên chủ đề Concerto in A minor, op.16, E. Grieg, thang âm
Blues được sử dụng như cầu nối (ví dụ 3.2) hay làm phần nền cho giai điệu (ví
dụ 3.3). Trong các tác phẩm theo phong cách Jazz thì việc sử dụng thang âm
Blues rất phổ biến như hơi thở xuyên suốt tác phẩm. Kết hợp với giai điệu hay
với nhịp điệu swing, tác phẩm với màu sắc của Blues trở nên say đắm và trữ
tình hơn (ví dụ 3.13; 3.14)
− Thang âm Trung cổ
Thang âm Trung cổ là những thang âm được sử dụng trong nhạc nhẹ khá
phổ biến. Tác phẩm của Olivier Toussaint thường bắt đầu các đoạn nhắc lại
hoặc chuẩn bị cho đoạn cao trào mới việc sử dụng các kỹ thuật chạy thang âm
như một nét đặc trưng trong sáng tác của ông. Với màu sắc đa dạng, việc sử
dụng các thang âm Trung cổ là một trong những thủ pháp sáng tác không thể
thiếu của các nhạc sĩ, những nhà soạn nhạc và nhất là đối với những người chơi
nhạc Jazz thì việc sử dụng thang âm Trung cổ trong diễn tấu rất quan trọng.
Với Wiegenlied, L.V. Brahms do Martha Mier chuyển soạn, thang âm Aeolien
93
cũng được sử dụng làm chức năng cầu nối các đoạn để trở về chủ đề tác phẩm.
(ví dụ 3.15).
Qua các ví dụ đã phân tích ở chương 2, đa phần các tác phẩm chuyển
soạn theo phong cách Pop - Ballad thường sử dụng các thang âm trưởng, thứ
hòa âm, tự nhiên do thể loại này vẫn sử dụng nhiều hòa âm Kinh viện (giữ
nguyên hoặc ít thay đổi hòa âm của bản gốc). Tuy nhiên, trong một số tác phẩm
chuyển soạn, sự chắc lọc chủ đề âm nhạc của một tác phẩm hoặc kết hợp nhiều
tác phẩm sẽ khiến tác giả khi xây dựng giai điệu sẽ rất cần chăm chút đến
những đoạn cầu nối. Từ đó, tác giả chuyển soạn sẽ yêu cầu thể hiện nét nhạc ở
tay phải là chuỗi nốt từ thang âm. Có thể thấy rõ nhất trong phần nối các đoạn
trong các chuyển soạn của Oliver Toussanse, cách thể hiện thật rõ ràng, mềm
mại bằng nét chạy lướt. Điển hình của nét chạy lướt trữ tình của các tác phẩm
Pop – Ballad trong các tác phẩm do Olivier Toussaint, Paul de Senneville và
Gerard Salesses chuyển soạn như: Bagatelle Op.119, No 9 , L.V. Beethoven,
Ständchen, D 889, R. Schubert, Nocturne op.9, no.2, F. Chopin; Träumerei,
Op. 15, No. 7, R. Schumann, Liebesträume no.3 in C minor, F. Liszt v.v...
3.1.2.2. Kỹ thuật diễn tấu phần đệm trong các tác phẩm piano chuyển soạn
theo phong cách nhạc nhẹ
❖ Kỹ thuật diễn tấu hợp âm
Kỹ thuật đàn hợp âm rải theo các motif liền mạch; kỹ thuật đàn các chùm
hợp âm có nhảy quãng xa; kỹ thuật nối tiếp các quãng hòa âm xếp rộng; kỹ
thuật nối tiếp các âm bass (nhảy bè Bass theo tiết tấu), v.v là những kỹ thuật
đàn hợp âm thường gặp của tay trái trong các tác phẩm chuyển soạn cho piano
nhạc nhẹ. Thông thường, với mục đích đơn giản hóa hoà âm so với bản gốc và
thể hiện một số đặc trưng âm nhạc trong nhạc nhẹ, người chuyển soạn sẽ thể
hiện hợp âm trong tác phẩm chuyển soạn với những kỹ thuật đàn hợp âm nêu
trên, mang tính tiết điệu, có tiết tấu lặp lại.
94
Trong nhạc nhẹ, kỹ thuật đàn hợp âm rải được sử dụng rất đa dạng và
phong phú, không những được sử dụng như làm phần đệm cho tay trái mà còn
tạo nét giai điệu cho tay phải. Các hợp âm rải được thực hiện theo từng tay hay
ở cả hai tay, cả hai tay đàn cùng một hợp âm rải hay khác hợp âm là một trong
nhứng sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm phát triển kỹ năng trình diễn. Hợp âm
rải đặc biệt là hợp âm 7 được sử dụng nhiều ở tất cả các điệu thức (trưởng, thứ,
tăng, giảm...) tạo nên một đường nét giai điệu riêng, đơn cử như trong tác phẩm
Nocturne op.2 no.9, F. Chopin, Olivier Toussaint chuyển soạn lại cho Piano
nhạc nhẹ theo phong cách Pop - Ballad là một ví dụ điển hình. (ví dụ 2.51).
Bên= cạnh đó, trong những tác phẩm mang tính chất tươi vui, sôi động của
phong cách Jazz, Ragtime, Swing....như Nocturne op.2 no.9, F. Chopin,
Liebesträume no.3 in C minor, F. Liszt, nhiệm vụ của tay trái đã được soạn lại
bằng các hợp âm rải làm đơn giản hóa phần đệm, tạo phong cách nhẹ nhàng
hơn so với bản gốc (ví dụ 2.52). Để nhấn mạnh kỹ thuật của ngư